1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THAM KHẢO | Tin tức, Lý luận, Phê bình Văn học nghệ thuật (NEW !!!mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi kienn79, 16/02/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nhà thơ Vũ Duy Thông: "Cô đơn là bản chất của nghệ sỹ"


    Luôn bận rộn với các công việc quản lý, lúc nào cũng nhìn thấy ông tất bật cho việc giao ban, họp hành, báo chí... vậy mà khi đến với thơ thấy ông say sưa như thể những vần chữ đang cuốn ông đi. Với gần 30 tác phẩm gồm đủ các thể loại: thơ, truyện thiếu nhi, kịch, kịch bản phim, tuỳ bút, ký, nghiên cứu văn học, nhà thơ Vũ Duy Thông đã khẳng định được tên tuổi của mình trên văn đàn Việt Nam. Ông vẫn tâm niệm "Thơ là cuộc điều trần với chính mình và lời hoà giải với đồng loại".
    - Là Vụ trưởng Vụ Báo chí, Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung Ương, một trọng trách nặng nề, có phần cứng nhắc, vậy mà ông vẫn có thơ hay đều đặn trên các báo. Ông phân bổ thời gian cho thơ như thế nào?
    - Thực ra, khi mới vào nghề thơ bị tranh chấp bởi rất nhiều niêm đam mê khác, nên lúc đó bị báo chí phân thân, bị truyện ngắn phân thân... hay một số nhu cầu nào đó lấn át, nhưng càng ngày mình sẽ bị kết tủa, có thể làm rất nhiều việc, nhưng thơ là máu thịt thì sẽ không bao giờ bị gạt ra khỏi đầu mình được. Trong một con người tiềm ẩn rất nhiều con người khác nhau, có thể là một nhạc sỹ, một nhà thơ, một kịch sỹ, một nhà chính trị, thậm chí là một nhà buôn nó vẫn cùng tồn tại được và không loại trừ nhau. Chỉ một nhà thơ nghiệp dư thì mới nói rằng anh ta lấy đâu ra thời gian để làm thơ. Không nên hỏi một nhà thơ chuyên nghiệp là anh làm thơ vào lúc nào mà nên hỏi rằng tại sao anh lại viết giỏi như thế!
    - Một ý tưởng thơ của ông thường bắt đầu như thế nào?
    - Tôi rất nghi ngờ những người làm thơ theo dự định, dự định về thời gian, dự định về nội dung, dự định về loại thể... kiểu làm thơ này sẽ cho ra một sản phẩm rất ngô nghê! Có thể trong một cuộc họp, trong một lúc đi đường, một lúc bất chợt nào đó, hay lúc nghoệch ngoạc vài chữ vào bao thuốc lá... nẩy ra một câu thơ, và nếu câu thơ ấy cứ bám riết lấy mình, cứ đeo đuổi lấy mình mà không dứt ra được thì một lúc nào đó nó sẽ thành một bài thơ.
    - Có lần ông nói nhà thơ thường có nhu cầu được cô đơn, vậy ông có hay cô đơn không và những lúc cô đơn ông thường làm gì?
    - Phải nói nỗi cô đơn chính là bản chất của người nghệ sỹ, bởi vì bao giờ nghệ thuật cũng đòi hỏi đưa ra một sản phẩm phải mới, chưa từng xuất hiện. Phải là một sản phẩm duy nhất, với mọi người và với ca chính mình. Điều đó có thử thách. Nếu một sản phẩm mình đưa ra lạ hoắc mà mọi người không hiểu gì cả, đó là một sự đối thoại trong cô đơn tuyệt đối. Nhà thơ, nhà văn như một cái mỏ có nhiều tầng vỉa, trong giao tiếp xã hội đó là tầng mặt của mình, và muốn tìm đến những vỉa quặng đầu tiên thi phải bóc từng lớp vỏ mặt ấy đi đã và càng bóc sâu hơn càng quý giá. Nhà thơ cần phải sống một lúc bằng tầng mặt và bằng tầng vỉa sâu phía dưới. Có một thực tế là không phải lúc nào những người thân của mình cũng hiểu mình, nhưng nhiều khi mình lại thích sự không hiểu đó, đấy là một thân phận của người nghệ sỹ. Có tất cả mọi người nhưng lại không có ai cả. Có cuộc thám hiểm nào mà lại đông người, hành trình đi đến nghệ thuật là những cuộc thám hiểm vô tận vào thế giới tâm hồn của con người và đã là thám hiểm thì phải ít người, những người có tài năng nhất phải đi đầu, và những người đi đầu thường không biết đến ai cả ngay cả người bên cạnh. Lúc cô đơn, tôi hoà mình vào sáng tạo.
    - Thường thì các nhà thơ vẫn đi tìm sự mới lạ trong cảm xúc, gần đây thơ của ông có thấp thoáng một bóng hồng? Phải chăng đấy là nhân vật trữ tình tạo nên cảm xúc mới trong thơ ông?
    - Có những nhà thơ viết thơ để tặng riêng một người, nhưng bài thơ ấy ra đời chỉ có giá trị với một người thì nó chẳng của ai cả. Tại sao cứ phải nghĩ rằng phải có một người yêu cụ thể thì mới có thể làm được thơ, tôi nghĩ rằng chính người yêu cụ thể ấy lại không bao giờ đẻ ra thơ ca.
    - Có nghĩa là thơ chỉ đi "lừa" người ngoài chứ không đi lừa người nhà?
    - Cái "lừa" ấy chính là bản chất của nghệ thuật đấy. Nếu không có sự lừa ấy để viết ra một bài thơ mà ai cũng cảm thấy có bóng dáng mình trong đó có vô số những buổi hẹn hò, vô số những lần nhớ nhung nhưng ai cũng nghĩ rằng đó là một lần cụ thể nào đó mình đang viết về họ, nhưng thực tế lại không có họ, chính điều đó làm cho bài thơ có giá, cái lừa ấy là cái lừa của nghệ thuật.
    - Thơ là gì theo cách định nghĩa của ông?
    - Xưa nay đã có những định nghĩa kinh điển, rằng thơ là sự trình diễn những con chữ trên một mặt phẳng rỗng, hay thơ là một loại hình văn học mà ở đó tiết kiệm từ ngữ được đạt đến mức tối đa... Tuy nhiên, tôi nghĩ không nên đi tìm một định nghĩa chính xác về thơ. Một thực thể sống động không bao giờ định nghĩa cả. Chúng ta cứ viết, nếu đó là thơ thì sẽ được độc giả gọi là thơ, và ngược lại người ta bảo đây mà là thơ sao, thì có nghĩa đó không phải là thơ.
    - Công tác tại Ban tư tưởng, có bao giờ ông nghĩ đến tính tư tưởng trong một bài thơ không?
    - Tư tưởng là gì? Nếu nó là những điều tôi nghĩ thì thơ không thể thiếu tính tư tưởng được. Nói một cách triết học thì ý thức về mình là tư tưởng. Còn nếu hiểu rằng tư tưởng là một khuôn thước, một chuẩn mực nào đó để ràng buộc một ý nghĩ con người phải tuân theo để hoà nhập vào một khối cộng đồng, thì thơ không cần những điều đó.
    - Thời gian gần đây ông viết nhiều cho thiếu nhi: truyện ngắn, thơ, phim hoạt hình...phải chăng ông đang muốn sống lại thời thơ ấu của mình?
    - Không hẳn thế, lý do đơn giản chỉ vì nhà xuất bản Kim Đồng đang cần bản thảo, nhà thơ Định Hải,nhà thơ Tô Hà lại khuyến khích một cách đắc lực, sau đó tôi cảm thấy hứng thú và chăm chút để viết cho trẻ con, tôi đang hoàn thành nốt ba tập phim hoạt hình "Cuộc phiêu lưu của ong vàng". Tuy nhiên để hoà được vào thế giới trẻ thơ thì hồi ức về thời thơ ấu là một điều không thể thiếu trong sáng tác của mình.
    - Quan điểm sáng tác của ông? Ông thuộc "tuýp" người nào?
    - Tôi thuộc hàng những nhà thơ "ăn ngay", nhà thơ của đám đông, được số đông tung hê (có thể sau đó người ta sẽ lãng quên), nhưng tôi không có một diễn giả đông đúc như một số nhà thơ khác. Tuy nhiên, nhiều khi tôi thích lặng lẽ, trong một bài thơ tôi viết như một lời tự bạch: "Ở góc trời kia tôi tự sáng cho mình/ Đơn độc ngôi sao, ngọn lửa/ Để may ra trong giấc mơ dang dở/ Con chuồn kim đỏ thắm lại bay về". Tôi có một ý nghĩ về tham vọng của con người thế này: chân trời ở đâu? chân trời ở ngay dưới chân mình, đừng nhìn nơi mình sẽ đến, hãy nhìn nơi mình xuất phát để từ đó bay lên.
    - Ông có quan tâm đến thơ trẻ không, ông nhận xét gì về họ?
    - Nói cho cùng họ không có gì mới cho dù có nhiều cách diễn đạt khác lối thơ truyền thống. Hãy tưởng tượng một búp măng, bóc hết các lớp vỏ, trơ ra cái lõi hoặc không có gì cả hoặc có những điều rất cũ. Tôi dọc hàng nghìn bài thơ của các cây bút trẻ, thấy đôi khi thơ họ giống như một thứ kem bông, to nhưng xốp. Cái lõi để định hình tên tuổi trong các bạn trẻ chưa có, nói như thế này không biết có được không : chợ rất đông nhưng tan phiên chợ rồi thì cũng không còn gì nữa cả. Bên trong khuôn cửa có đã bắt đầu có một thế giới khác, song là gì thì chưa định hình được
    - Lời khuyên ông dành cho bạn trẻ là gì, với tư cách một nhà thơ đi trước?
    - Đừng đi tìm nhiều thứ quá, đừng đại ngôn, trước hết hãy tìm về chính mình. Đôi khi tôi thấy các bạn làm thơ như một phong trào và có sự ghanh đua nhau. Họ khẳng định mình trước mọi người chứ không phải mình trước mình. Cái còn lại là trong lòng người chứ không phải trên đầu sách.
    VNN

  2. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Bùi Chí Vinh : Tôi sẽ không ngừng thí nghiệm mình cho đến khi chết
    ( Lê Hồng Lâm thực hiện - Talawas )


    Nổi tiếng trong giới văn đàn Sài Gòn sau 1975 với giọng thơ đặc trưng Nam Bộ vừa hào sảng, ngông ngạo vừa lãng mạn, ngộ nghĩnh ?" Bùi Chí Vinh là một cá nhân riêng biệt không chịu sự trộn lẫn trong đám đông thích cầu an và hưởng lợi. Thơ với anh còn là trò chơi chữ nghĩa với biệt tài ?oxuất khẩu thành thơ" dựa trên nền tảng kỹ thuật của vần điệu. Tuy nhiên, nhiều bài thơ mới công bố gần đây của anh có vẻ mang nhiều hơi hướng thời cuộc hơn. Những đồng cảm với bi kịch lịch sử và chia sẻ với nỗi đau của tiền nhân. Những ưu tư về thế thái nhân tình...Dường như đang có một sự thay đổi mạnh mẽ trong con người thi sĩ bụi này. Sinh Viên Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với anh về thơ, cuộc đời và những cảm nhận về thơ trẻ hiện nay.
    Hãy bắt đầu từ xuất phát điểm của anh. Ở đâu ra một anh chàng thi sĩ Bùi Chí Vinh vừa ngông nghênh bụi bặm vừa lãng mạn và tài hoa như vậy?

    Tôi sinh ra ở một xóm lao động nghèo, tên là xóm Lách trên sông nước đen dưới chân cầu Công Lý. Trong xóm tôi có nhiều người đi theo cách mạng nhưng cũng lắm kẻ trở thành du côn du đãng, nhiều thiếu nữ làm nghề bán phấn buôn hương để kiếm sống. Tôi lớn lên trong môi trường đó nên từ nhỏ đã máu mê làm anh chị. Hồi đó trong xóm người ta gọi tôi là Vinh khùng. Nếu mà không có phong trào thanh niên sinh viên tranh đấu, có lẽ tôi đã trở thành một đại ca và...chết mất xác từ lâu rồi.
    Xuất phát điểm đó giúp tôi quen với ngôn ngữ chợ búa và lề đường. Và cũng chỉ có thứ ngôn ngữ đó mới chinh phục được đám người bình dân bên cạnh mình. 15 tuổi, tôi rời bỏ cuộc sống tự do phóng túng để tham gia vào phong trào SVHS tranh đấu ở Sài Gòn và bắt đầu làm thơ, viết truyện. Cũng nhờ lăn lộn với cuộc sống, kích động phong trào, xuống đường biểu tình càng giúp tôi hiểu thêm về cuộc sống của những người dân nghèo khổ sống bên cạnh mình. Tôi đã bắt đầu sáng tác từ đó và nối tiếp cho đến bây giờ. Thơ của tôi có thể thay đổi về phương pháp nhưng vẫn trung thành tuyệt đối với xuất xứ từ đầu: gắn liền với cuộc sống và số phận của nhân dân mình. Và vì thế thơ tôi luôn khước từ và rất xa lạ với giáo điều, sách vở hay kinh viện.

    Nghe cũng có vẻ... tròn trịa quá nhỉ, đâu có giống với một Bùi Chí Vinh rất đau đời ?oCon người nhún vai kiếp này rồi xuôi vai kiếp khác/ Rồi vẫn mọc hai vai để gánh kiếp con người"?
    Từ một cán bộ Thành Ðoàn phụ trách trang thơ của báo Tuổi Trẻ, tôi tình nguyện đăng ký đi bộ đội. Nhưng ở trong quân đội một thời gian đã xảy ra một trận xô xát giữa tôi và cấp chỉ huy. Tôi bị kỷ luật và loại ngũ. Trở về lại thành phố, không có hộ khẩu, không có công ăn việc làm, tôi phải làm đủ nghề để kiếm sống, từ đạp xích lô, bán ve chai, công nhân cơ khí, bốc xếp. Sống lang bạt nay đây mai đó. Trong 5 năm liền, tôi lao động chân tay để kiếm sống, có thời gian bị lao phổi vì làm việc quá nặng nhọc. Nhưng cũng chính trong thời gian đó, tôi làm rất nhiều bài thơ, chủ yếu là thơ giang hồ, thơ Ðời. Thực ra những bài thơ tôi vừa công bố gần đây chủ yếu là sáng tác trong thời kỳ đó mà thời ấy không thể in được.
    Nhưng cũng trong thời kỳ đó, tập Thơ Tình của anh ra mắt và tạo được nhiều luồng dư luận khác nhau, một số nhà phê bình còn gọi anh là ?omột ngôi sao lạ từ phương Nam"?
    Hồi đó là bắt đầu thời kỳ Ðổi mới, lần đầu tiên Nhà nước... phân phối tự do cho nhân dân. Giới văn nghệ cũng rất vui mừng và hứng khởi. Lúc đó tôi có trong tay hai tập thơ chờ xuất bản, một tập thơ Ðời và một tập thơ Tình. NXB Trẻ không dám in tập thơ Ðời và... phải thăm dò trước bằng tập thơ Tình. Tập thơ này đã được đón nhận khá nồng nhiệt và tái bản liên tục trong hai năm liền, tạo ra nhiều tranh luận khác nhau. Nhưng sau đó vài năm, không khí cởi mở trong văn chương đã bị...thu hồi trở lại và vì thế những bài thơ giang hồ, thơ Ðời không có cơ hội xuất hiện. Mãi gần đây tôi mới có dịp để công bố trở lại...

    Và ngay từ lúc đó, anh cũng đâu có chịu... nằm yên. Nhiều cuốn tiểu thuyết, truyện dài của anh tung ra trong giai đoạn đó dường như là những tự truyện của một gã giang hồ rất ngầu đời mà cũng quá lãng mạn. Như những Yểu điệu thục nữ, Tóc tiên, Cỏ ven đường...
    Ðúng vậy, những ẩn ức, cơ cực của cuộc đời lẫn những ước mơ lãng mạn đầy hoài bão của tuổi trẻ không trút được trong thơ tôi bèn đem trút hết vào nhân vật tiểu thuyết. Yểu điệu thục nữ là cuốn tự truyện được tiểu thuyết hóa của tôi. Nó chứa đựng những bi tráng lẫn sự đương đầu, dám chấp nhận của những người trẻ tuổi. Và qua đó, tôi muốn mở ra một con đường sinh lộ cho tuổi trẻ bằng kinh nghiệm của chính cá nhân mình.
    Ngày đó, tôi còn rất mê những thế giới đã mất mà thời niên thiếu đã từng hình dung ra. Thời cái đẹp lãng mạn còn ngự trị trong Hoàng tử bé và Con chim trốn tuyết. Ðó là thời mà những thiếu nữ được sống trong mơ ước và hy vọng. Thời những chàng trai mới lớn được sống trong hoài bão và sẵn sàng hy sinh vì hoài bão...
    Trong Yểu điệu thục nữ, chất giang hồ, sự lãng mạn của các nhân vật chính giống như một sự dấn thân, một thông điệp của những người trẻ tuổi khi người lớn đang dùng quyền lực để độc quyền cướp lấy và định đoạt cuộc sống của họ. Tác phẩm ra đời và tạo được rất nhiều sự đồng cảm từ bạn đọc, đặc biệt là những người trẻ tuổi vì tôi tin rằng mình đã an ủi và khai thông cho họ được phần nào ...

    Hãy quay lại chuyện thơ nhé. Nghe nói gia tài thơ ca của anh có cả ngàn bài chưa công bố?
    Hơn 1000 bài thơ Tình, 500 bài thơ Ðời, 100 bài thơ Ðạo và rất nhiều thơ Quậy đã ít nhiều lưu truyền trong giới giang hồ. Tôi mới chỉ công bố được rất ít.
    Tại sao lại phải chia ra thành từng thể loại như thế? Thơ Tình khác gì thơ Ðời, thơ Ðạo hay thơ Quậy? Có khi nào có cả bốn loại thơ này trong cùng một bài thơ? Phức tạp quá nhỉ, anh nói đơn giản đi ?" Thơ với anh là gì?
    Với tôi, thơ như một thông điệp của người thi sĩ và người gởi gắm thông điệp ấy bắt buộc phải đảm nhiệm vai trò sứ giả hoặc tiên tri để hướng dẫn đám đông...
    Trong tình trạng bế tắc về sáng tác như hiện nay thì thơ Tình là một phương tiện duy nhất được Nhà nước công nhận và khuyến khích truyền bá. Nó giúp người ta quên hết những uất ức về thân phận để trút vào đó sự thăng hoa của tình cảm lứa đôi. Cái gì không địch không ta/ Xét ra thì nó chính là tình yêu.
    Còn thơ Ðời và thơ Ðạo là nơi để mình chia sẻ trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ, chia sẻ sự đồng cảm với những thân phận của con người trước những bất công của xã hội. Hay là những bài học của tiền nhân, những nỗi đau của các thế hệ cha ông ta được soi xét lại dưới cái nhìn của chúng ta hôm nay. Tôi luôn quan niệm trong Ðời có Ðạo và trong Ðạo có Ðời...
    Trong Ðời có Ðạo và trong Ðạo có Ðời, tôi cũng nghe nhiều thi sĩ nói vậy. Nhưng sao vẫn có nhiều kẻ núp bóng thi sĩ, nhiều kẻ mượn văn chương, mượn Ðạo mượn Ðời để để làm những điều ngoài Ðời ngoài Ðạo, những kẻ trở cờ gây ra cảnh ?onồi da xáo thịt", ?onhững kẻ đâm sau lưng chiến sĩ" khiến bao người oan ức...
    Ðấy là bọn ngụy quân tử, những tên cơ hội nhan nhản trong đời sống và trong nghệ thuật. Tôi đã từng đối đầu và tiếp xúc với rất nhiều bọn ?otheo đóm ăn tàn" trong văn chương, những con kền kền rĩa xác chết của những người nổi tiếng để ?oquá giang" danh vọng của mình. Những tay ngụy quân tử lập ngôn bằng ?onghị quyết" của người khác và cuối cùng đáng tởm lợm nhất là những nhà văn nhà thơ tự đánh mất thiên chức của mình để biến thành bồi bút vì động cơ trục lợi... Những thành phần đó rất đông, chúng xỉa xói những mầm non văn học, những con người chiến đấu cho công lý, những nhà văn dám dấn thân và bị khống chế bởi quyền lực của đám đông đáng ghét này...

    Và anh đứng đâu để không bị hòa vào trong đám đông ấy?
    20 năm nay tôi sống bằng nghề viết tự do, chủ yếu là viết sách cho thiếu nhi và cũng đủ nuôi sống cả gia đình tôi. Cuộc đời như thế nào thì tôi trải nghiệm mình như thế ấy. Trải nghiệm để được sống với lương tâm của mình, để không thoả hiệp. Tôi có thể tự hào nói rằng mình hoàn toàn trung thực và sẵn sàng hứng chịu lấy mọi trách nhiệm về con người công dân và con người thi sĩ của mình. Cuộc đời tôi là một chuỗi những thí nghiệm và tôi vẫn thí nghiệm không ngừng cho đến khi chết.

    Hình thức và các trào lưu thơ có ảnh hưởng nhiều đến thơ anh?
    Người ta đã nói nhiều đến những trường phái thơ mới như Tân hình thức, đến Post Modern (Hậu hiện đại), nhưng đọc thơ anh thấy có vẻ như anh không quan tâm lắm đến điều này vì dường như anh vẫn quen với những thể loại truyền thống?
    Thơ bắt buộc phải gây sự truyền cảm đối với người đọc. Vì thế dù xuất hiện bất cứ trường phái nào thì thơ Việt cũng không thể thoát khỏi những giai điệu, dân ca, hát ru, hò vè... của truyền thống dân tộc. Nhưng để tránh nhàm chán, các nhà thơ phải hiện đại hóa trong cách viết, trong cách thể hiện của mình chứ không thể đổ lỗi cho truyền thống...
    Còn các trường phái Tân hình thức hay Hậu hiện đại này nọ chỉ làm thỏa mãn tức thì cảm giác bản năng và sau đó người ta quên đi rất nhanh. Tôi luôn cho rằng hình thức không quan trọng mà là tài năng của tác giả. Sự bất tài luôn tạo ra nghị luận và tranh biện.

    Anh có quan tâm đến những giọng thơ trẻ gần đây? Những tìm kiếm vùng vẫy của các nhà thơ trẻ trong Nam ngoài Bắc, những cuộc tranh cãi xôm trò về học thuật thơ ca liệu có là một tín hiệu tích cực cho sự xuất hiện của một thế hệ, một dòng, một trào lưu thơ mới?
    Tôi có cảm giác những nhà thơ trẻ hiện nay đều đang vùng vẫy trong tuyệt vọng bởi không đủ can đảm để tháo những chiếc vòng kim cô trên đầu mình và đi đến đích. Họ có đủ khôn ngoan để rút kinh nghiệm thê thảm của những người đi trước. Chính vì sự khôn ngoan, ngoan ngoãn và có tính toán đó nên hầu như chưa có nhà thơ trẻ nào gây được sóng gió lâu dài. Nếu họ dám có khí phách nhìn lại mình và mỗi người đủ dũng khí dấn thân như một đốm lửa nhỏ thì chắc chắn nền văn học Việt Nam sẽ có một Hỏa diệm sơn trong thời gian không xa.
    ( Nguồn: Phần chính của bài phỏng vấn này đã đăng trên Sinh Viên Việt Nam ngày 07.7.2004 )
    --------------------------------------------------------------------------------
    Bùi Chí Vinh: Sinh ngày 23.10.1954 tại Sài Gòn
    Các giải thưởng:
    Năm 15 tuổi đoạt giải truyện ngắn ?oViết trên quê hương điêu tàn" của nhật báo Tin Sáng.
    Giải thưởng văn học TPHCM năm 1976-1977 với tập thơ ?oHạnh phúc có thật"
    Giải đặc biệt của lực lượng TNXP-TP với kịch thơ Thành Taberd
    Giải thưởng Thơ Hay báo Văn Nghệ TPHCM với bài thơ Blao
    Truyện dài TÓC TIÊN được độc giả báo Mực Tím bầu chọn là truyện hay nhất năm 1991.
    Bộ truyện phiêu lưu mạo hiểm thiếu niên 5 SÀI GÒN gồm 40 cuốn được tặng thưởng đặc biệt của NXB Kim Ðồng.
    Các tác phẩm đã và chờ xuất bản:
    Tiểu thuyết: Yểu điệu thục nũ, Cỏ ven đường, Tóc tiên, Anh hùng tứ xứ, Ba trong một
    Truyện nhiều tập: Bộ truyện ?o5 Sài Gòn"gồm 40 tập.
    Truyện tranh: Hải đại bàng (15 tập)
    Phóng tác: Tứ quái TKKG (70 tập)
    Thơ: Thơ Tình, Thơ Ðời, Thơ Ðạo, Thơ Quậy
    Kịch thơ: Thành Taberd

  3. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Bùi Chí Vinh : Tôi sẽ không ngừng thí nghiệm mình cho đến khi chết
    ( Lê Hồng Lâm thực hiện - Talawas )


    Nổi tiếng trong giới văn đàn Sài Gòn sau 1975 với giọng thơ đặc trưng Nam Bộ vừa hào sảng, ngông ngạo vừa lãng mạn, ngộ nghĩnh ?" Bùi Chí Vinh là một cá nhân riêng biệt không chịu sự trộn lẫn trong đám đông thích cầu an và hưởng lợi. Thơ với anh còn là trò chơi chữ nghĩa với biệt tài ?oxuất khẩu thành thơ" dựa trên nền tảng kỹ thuật của vần điệu. Tuy nhiên, nhiều bài thơ mới công bố gần đây của anh có vẻ mang nhiều hơi hướng thời cuộc hơn. Những đồng cảm với bi kịch lịch sử và chia sẻ với nỗi đau của tiền nhân. Những ưu tư về thế thái nhân tình...Dường như đang có một sự thay đổi mạnh mẽ trong con người thi sĩ bụi này. Sinh Viên Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với anh về thơ, cuộc đời và những cảm nhận về thơ trẻ hiện nay.
    Hãy bắt đầu từ xuất phát điểm của anh. Ở đâu ra một anh chàng thi sĩ Bùi Chí Vinh vừa ngông nghênh bụi bặm vừa lãng mạn và tài hoa như vậy?

    Tôi sinh ra ở một xóm lao động nghèo, tên là xóm Lách trên sông nước đen dưới chân cầu Công Lý. Trong xóm tôi có nhiều người đi theo cách mạng nhưng cũng lắm kẻ trở thành du côn du đãng, nhiều thiếu nữ làm nghề bán phấn buôn hương để kiếm sống. Tôi lớn lên trong môi trường đó nên từ nhỏ đã máu mê làm anh chị. Hồi đó trong xóm người ta gọi tôi là Vinh khùng. Nếu mà không có phong trào thanh niên sinh viên tranh đấu, có lẽ tôi đã trở thành một đại ca và...chết mất xác từ lâu rồi.
    Xuất phát điểm đó giúp tôi quen với ngôn ngữ chợ búa và lề đường. Và cũng chỉ có thứ ngôn ngữ đó mới chinh phục được đám người bình dân bên cạnh mình. 15 tuổi, tôi rời bỏ cuộc sống tự do phóng túng để tham gia vào phong trào SVHS tranh đấu ở Sài Gòn và bắt đầu làm thơ, viết truyện. Cũng nhờ lăn lộn với cuộc sống, kích động phong trào, xuống đường biểu tình càng giúp tôi hiểu thêm về cuộc sống của những người dân nghèo khổ sống bên cạnh mình. Tôi đã bắt đầu sáng tác từ đó và nối tiếp cho đến bây giờ. Thơ của tôi có thể thay đổi về phương pháp nhưng vẫn trung thành tuyệt đối với xuất xứ từ đầu: gắn liền với cuộc sống và số phận của nhân dân mình. Và vì thế thơ tôi luôn khước từ và rất xa lạ với giáo điều, sách vở hay kinh viện.

    Nghe cũng có vẻ... tròn trịa quá nhỉ, đâu có giống với một Bùi Chí Vinh rất đau đời ?oCon người nhún vai kiếp này rồi xuôi vai kiếp khác/ Rồi vẫn mọc hai vai để gánh kiếp con người"?
    Từ một cán bộ Thành Ðoàn phụ trách trang thơ của báo Tuổi Trẻ, tôi tình nguyện đăng ký đi bộ đội. Nhưng ở trong quân đội một thời gian đã xảy ra một trận xô xát giữa tôi và cấp chỉ huy. Tôi bị kỷ luật và loại ngũ. Trở về lại thành phố, không có hộ khẩu, không có công ăn việc làm, tôi phải làm đủ nghề để kiếm sống, từ đạp xích lô, bán ve chai, công nhân cơ khí, bốc xếp. Sống lang bạt nay đây mai đó. Trong 5 năm liền, tôi lao động chân tay để kiếm sống, có thời gian bị lao phổi vì làm việc quá nặng nhọc. Nhưng cũng chính trong thời gian đó, tôi làm rất nhiều bài thơ, chủ yếu là thơ giang hồ, thơ Ðời. Thực ra những bài thơ tôi vừa công bố gần đây chủ yếu là sáng tác trong thời kỳ đó mà thời ấy không thể in được.
    Nhưng cũng trong thời kỳ đó, tập Thơ Tình của anh ra mắt và tạo được nhiều luồng dư luận khác nhau, một số nhà phê bình còn gọi anh là ?omột ngôi sao lạ từ phương Nam"?
    Hồi đó là bắt đầu thời kỳ Ðổi mới, lần đầu tiên Nhà nước... phân phối tự do cho nhân dân. Giới văn nghệ cũng rất vui mừng và hứng khởi. Lúc đó tôi có trong tay hai tập thơ chờ xuất bản, một tập thơ Ðời và một tập thơ Tình. NXB Trẻ không dám in tập thơ Ðời và... phải thăm dò trước bằng tập thơ Tình. Tập thơ này đã được đón nhận khá nồng nhiệt và tái bản liên tục trong hai năm liền, tạo ra nhiều tranh luận khác nhau. Nhưng sau đó vài năm, không khí cởi mở trong văn chương đã bị...thu hồi trở lại và vì thế những bài thơ giang hồ, thơ Ðời không có cơ hội xuất hiện. Mãi gần đây tôi mới có dịp để công bố trở lại...

    Và ngay từ lúc đó, anh cũng đâu có chịu... nằm yên. Nhiều cuốn tiểu thuyết, truyện dài của anh tung ra trong giai đoạn đó dường như là những tự truyện của một gã giang hồ rất ngầu đời mà cũng quá lãng mạn. Như những Yểu điệu thục nữ, Tóc tiên, Cỏ ven đường...
    Ðúng vậy, những ẩn ức, cơ cực của cuộc đời lẫn những ước mơ lãng mạn đầy hoài bão của tuổi trẻ không trút được trong thơ tôi bèn đem trút hết vào nhân vật tiểu thuyết. Yểu điệu thục nữ là cuốn tự truyện được tiểu thuyết hóa của tôi. Nó chứa đựng những bi tráng lẫn sự đương đầu, dám chấp nhận của những người trẻ tuổi. Và qua đó, tôi muốn mở ra một con đường sinh lộ cho tuổi trẻ bằng kinh nghiệm của chính cá nhân mình.
    Ngày đó, tôi còn rất mê những thế giới đã mất mà thời niên thiếu đã từng hình dung ra. Thời cái đẹp lãng mạn còn ngự trị trong Hoàng tử bé và Con chim trốn tuyết. Ðó là thời mà những thiếu nữ được sống trong mơ ước và hy vọng. Thời những chàng trai mới lớn được sống trong hoài bão và sẵn sàng hy sinh vì hoài bão...
    Trong Yểu điệu thục nữ, chất giang hồ, sự lãng mạn của các nhân vật chính giống như một sự dấn thân, một thông điệp của những người trẻ tuổi khi người lớn đang dùng quyền lực để độc quyền cướp lấy và định đoạt cuộc sống của họ. Tác phẩm ra đời và tạo được rất nhiều sự đồng cảm từ bạn đọc, đặc biệt là những người trẻ tuổi vì tôi tin rằng mình đã an ủi và khai thông cho họ được phần nào ...

    Hãy quay lại chuyện thơ nhé. Nghe nói gia tài thơ ca của anh có cả ngàn bài chưa công bố?
    Hơn 1000 bài thơ Tình, 500 bài thơ Ðời, 100 bài thơ Ðạo và rất nhiều thơ Quậy đã ít nhiều lưu truyền trong giới giang hồ. Tôi mới chỉ công bố được rất ít.
    Tại sao lại phải chia ra thành từng thể loại như thế? Thơ Tình khác gì thơ Ðời, thơ Ðạo hay thơ Quậy? Có khi nào có cả bốn loại thơ này trong cùng một bài thơ? Phức tạp quá nhỉ, anh nói đơn giản đi ?" Thơ với anh là gì?
    Với tôi, thơ như một thông điệp của người thi sĩ và người gởi gắm thông điệp ấy bắt buộc phải đảm nhiệm vai trò sứ giả hoặc tiên tri để hướng dẫn đám đông...
    Trong tình trạng bế tắc về sáng tác như hiện nay thì thơ Tình là một phương tiện duy nhất được Nhà nước công nhận và khuyến khích truyền bá. Nó giúp người ta quên hết những uất ức về thân phận để trút vào đó sự thăng hoa của tình cảm lứa đôi. Cái gì không địch không ta/ Xét ra thì nó chính là tình yêu.
    Còn thơ Ðời và thơ Ðạo là nơi để mình chia sẻ trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ, chia sẻ sự đồng cảm với những thân phận của con người trước những bất công của xã hội. Hay là những bài học của tiền nhân, những nỗi đau của các thế hệ cha ông ta được soi xét lại dưới cái nhìn của chúng ta hôm nay. Tôi luôn quan niệm trong Ðời có Ðạo và trong Ðạo có Ðời...
    Trong Ðời có Ðạo và trong Ðạo có Ðời, tôi cũng nghe nhiều thi sĩ nói vậy. Nhưng sao vẫn có nhiều kẻ núp bóng thi sĩ, nhiều kẻ mượn văn chương, mượn Ðạo mượn Ðời để để làm những điều ngoài Ðời ngoài Ðạo, những kẻ trở cờ gây ra cảnh ?onồi da xáo thịt", ?onhững kẻ đâm sau lưng chiến sĩ" khiến bao người oan ức...
    Ðấy là bọn ngụy quân tử, những tên cơ hội nhan nhản trong đời sống và trong nghệ thuật. Tôi đã từng đối đầu và tiếp xúc với rất nhiều bọn ?otheo đóm ăn tàn" trong văn chương, những con kền kền rĩa xác chết của những người nổi tiếng để ?oquá giang" danh vọng của mình. Những tay ngụy quân tử lập ngôn bằng ?onghị quyết" của người khác và cuối cùng đáng tởm lợm nhất là những nhà văn nhà thơ tự đánh mất thiên chức của mình để biến thành bồi bút vì động cơ trục lợi... Những thành phần đó rất đông, chúng xỉa xói những mầm non văn học, những con người chiến đấu cho công lý, những nhà văn dám dấn thân và bị khống chế bởi quyền lực của đám đông đáng ghét này...

    Và anh đứng đâu để không bị hòa vào trong đám đông ấy?
    20 năm nay tôi sống bằng nghề viết tự do, chủ yếu là viết sách cho thiếu nhi và cũng đủ nuôi sống cả gia đình tôi. Cuộc đời như thế nào thì tôi trải nghiệm mình như thế ấy. Trải nghiệm để được sống với lương tâm của mình, để không thoả hiệp. Tôi có thể tự hào nói rằng mình hoàn toàn trung thực và sẵn sàng hứng chịu lấy mọi trách nhiệm về con người công dân và con người thi sĩ của mình. Cuộc đời tôi là một chuỗi những thí nghiệm và tôi vẫn thí nghiệm không ngừng cho đến khi chết.

    Hình thức và các trào lưu thơ có ảnh hưởng nhiều đến thơ anh?
    Người ta đã nói nhiều đến những trường phái thơ mới như Tân hình thức, đến Post Modern (Hậu hiện đại), nhưng đọc thơ anh thấy có vẻ như anh không quan tâm lắm đến điều này vì dường như anh vẫn quen với những thể loại truyền thống?
    Thơ bắt buộc phải gây sự truyền cảm đối với người đọc. Vì thế dù xuất hiện bất cứ trường phái nào thì thơ Việt cũng không thể thoát khỏi những giai điệu, dân ca, hát ru, hò vè... của truyền thống dân tộc. Nhưng để tránh nhàm chán, các nhà thơ phải hiện đại hóa trong cách viết, trong cách thể hiện của mình chứ không thể đổ lỗi cho truyền thống...
    Còn các trường phái Tân hình thức hay Hậu hiện đại này nọ chỉ làm thỏa mãn tức thì cảm giác bản năng và sau đó người ta quên đi rất nhanh. Tôi luôn cho rằng hình thức không quan trọng mà là tài năng của tác giả. Sự bất tài luôn tạo ra nghị luận và tranh biện.

    Anh có quan tâm đến những giọng thơ trẻ gần đây? Những tìm kiếm vùng vẫy của các nhà thơ trẻ trong Nam ngoài Bắc, những cuộc tranh cãi xôm trò về học thuật thơ ca liệu có là một tín hiệu tích cực cho sự xuất hiện của một thế hệ, một dòng, một trào lưu thơ mới?
    Tôi có cảm giác những nhà thơ trẻ hiện nay đều đang vùng vẫy trong tuyệt vọng bởi không đủ can đảm để tháo những chiếc vòng kim cô trên đầu mình và đi đến đích. Họ có đủ khôn ngoan để rút kinh nghiệm thê thảm của những người đi trước. Chính vì sự khôn ngoan, ngoan ngoãn và có tính toán đó nên hầu như chưa có nhà thơ trẻ nào gây được sóng gió lâu dài. Nếu họ dám có khí phách nhìn lại mình và mỗi người đủ dũng khí dấn thân như một đốm lửa nhỏ thì chắc chắn nền văn học Việt Nam sẽ có một Hỏa diệm sơn trong thời gian không xa.
    ( Nguồn: Phần chính của bài phỏng vấn này đã đăng trên Sinh Viên Việt Nam ngày 07.7.2004 )
    --------------------------------------------------------------------------------
    Bùi Chí Vinh: Sinh ngày 23.10.1954 tại Sài Gòn
    Các giải thưởng:
    Năm 15 tuổi đoạt giải truyện ngắn ?oViết trên quê hương điêu tàn" của nhật báo Tin Sáng.
    Giải thưởng văn học TPHCM năm 1976-1977 với tập thơ ?oHạnh phúc có thật"
    Giải đặc biệt của lực lượng TNXP-TP với kịch thơ Thành Taberd
    Giải thưởng Thơ Hay báo Văn Nghệ TPHCM với bài thơ Blao
    Truyện dài TÓC TIÊN được độc giả báo Mực Tím bầu chọn là truyện hay nhất năm 1991.
    Bộ truyện phiêu lưu mạo hiểm thiếu niên 5 SÀI GÒN gồm 40 cuốn được tặng thưởng đặc biệt của NXB Kim Ðồng.
    Các tác phẩm đã và chờ xuất bản:
    Tiểu thuyết: Yểu điệu thục nũ, Cỏ ven đường, Tóc tiên, Anh hùng tứ xứ, Ba trong một
    Truyện nhiều tập: Bộ truyện ?o5 Sài Gòn"gồm 40 tập.
    Truyện tranh: Hải đại bàng (15 tập)
    Phóng tác: Tứ quái TKKG (70 tập)
    Thơ: Thơ Tình, Thơ Ðời, Thơ Ðạo, Thơ Quậy
    Kịch thơ: Thành Taberd

  4. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Phan Nhiên Hạo : "Thơ chỉ thật sự mới khi có một cảm nhận văn hóa mới ... "

    Xu hướng cách tân thơ Việt không chỉ đang diễn ra với những nhà thơ trẻ trong nước mà còn có thể thấy rõ ở một số nhà thơ hải ngoại. Phan Nhiên Hạo là một gương mặt ấn tượng với những thể nghiệm có chiều sâu nội tại, với nguồn năng lượng bí ẩn và quyến rũ. Sau đây là cuộc trao đổi ngắn với Phan Nhiên Hạo xung quanh vài vấn đề của thơ hiện nay.
    Nguyễn Hữu Hồng Minh: Anh có nghĩ là anh đã tìm được cho mình một hướng viết mới để giải quyết những vấn đề tồn đọng về thi pháp?
    Phan Nhiên Hạo: Có lẽ tôi tìm được cho tôi một giọng điệu. Tôi không nghĩ thi pháp như một cỗ máy để có thể sửa chữa, hay ?ogiải quyết những vấn đề tồn đọng?, rồi mọi việc sẽ êm đẹp. Ðối với tôi, thi pháp chỉ là phương tiện của sự diễn đạt. Ngay cả khi có kỹ thuật diễn đạt tốt, nhưng không có cảm xúc, không có cảm quan văn hóa mới, thi pháp cũng chỉ là một mớ đồ nghề vô dụng. Nhiều người mày mò với đủ loại thi pháp nhưng sản phẩm cuối cùng mà họ tạo ra chỉ là những bài thơ rất chán. Thi pháp chỉ thuyết phục và có ảnh hưởng khi được thể nghiệm thành công qua những bài thơ hay. Tôi tìm kiếm những thi pháp mà tôi có hứng thú trong những khoảng thời gian nhất định. Cách viết của tôi hôm nay có vẻ khác trước đây một chút, và vài năm sau có thể khác bây giờ.
    NHHM: Khi viết, anh quan tâm đến điều gì trước tiên? Phương diện nào của thơ quyến rũ và cứu rỗi anh?
    PNH: Tôi quan tâm đến tính giao tiếp (communication) của thơ, và văn chương nói chung. Ngôn ngữ, thi pháp, chỉ là phương tiện để đạt đến một sản phẩm nghệ thuật có khả năng giao tiếp hiệu quả với người đọc. Ðiều này không đồng nghĩa với việc chạy theo thị hiếu, là việc luôn tìm cách thỏa hiệp với sự dễ dãi của đám đông. Giao tiếp mang một ý nghĩa trung tính hơn. Tôi có thể không đồng tình với anh, nhưng tôi vẫn muốn thông tin của tôi đến được với anh một cách rõ ràng, thuyết phục. Trong nghệ thuật, tôi cũng muốn thông tin đó tạo được những phản ứng nhân bản và cảm xúc thẩm mỹ nơi người đọc. Thơ quyến rũ tôi ở chỗ nó cho phép tôi giao tiếp với thế giới bên ngoài trong một cung cách rất riêng tư. Tôi nghĩ ở những xã hội phát triển, nghệ thuật ngày càng trở nên trực tiếp và chú trọng đến tính giao tiếp. Vì trong một nền văn hóa phát triển, người ta phải có khả năng giao tiếp được với nhau một cách dân chủ.
    NHHM: Suy nghĩ của tôi về thơ Phan Nhiên Hạo là anh đã viết rất độc đáo về những điều mà đối với kẻ khác chưa nhìn thấy và không thể nói ra. Mà những vấn đề ấy nhan nhản quanh cuộc sống ta như những chi tiết không đáng kể, xe điện mạ đồng, ẩm thực ở một làng quê... Anh đã biến cái bình thường tẻ nhạt thành vấn đề của thơ, của văn hóa. Anh đã làm điều này như thế nào?
    PNH: Nhiều người cũng viết về những sự vật gần gũi xung quanh. Nếu tôi có thể viết khác họ một chút, có lẽ vì tôi có một cảm nhận văn hóa riêng. Môi trường sống, những ảnh hưởng của một nền văn hóa khác đã đem đến cho tôi những cảm nhận mới về thế giới xung quanh. Tôi có thể viết về ?oẩm thực ở một làng quê? chẳng hạn, nhưng cái nhìn của tôi không giống cái nhìn ngợi ca của một người luôn gắn bó với nông thôn, cũng không giống cái nhìn tò mò của một người ngoại quốc. Ðối với tôi, thơ chỉ thật sự mới khi có một cảm nhận văn hóa mới.
    NHHM: Nhà phê bình Nguyễn Thị Từ Huy có nhận xét: ?oCó thể thấy Phan Nhiên Hạo đã thành thực như một người làm thơ hiểu rõ công việc mình đang làm. Sự tiếp thu chủ nghĩa Siêu Thực của PNH là một sự tiếp thu có ý thức. Thoải mái thừa nhận những ảnh hưởng ngoại lai trong tác phẩm mình như vậy phải chăng vì PNH đã tự xóa bỏ ảo tưởng về một tài năng thiên phú?. Trong sáng tạo, để thành công, tôi nghĩ thiên phú là một yếu tố quan trọng. Loại bỏ nó, thơ sẽ còn gì?
    PNH: Trong sáng tạo nghệ thuật, tài năng thiên phú rất quan trọng. Tôi hoàn toàn đồng ý với anh. Và tôi nghĩ Nguyễn Thị Từ Huy cũng đồng ý như vậy. Tôi nghĩ chị ấy chỉ có ý nói làm thơ mà hoàn toàn trông cậy vào thiên phú là một ảo tưởng. Cần có sự học hỏi, tiếp nhận. Ðiều quan trọng ở đây là ?ohiểu rõ việc mình đang làm?. Có những người liên tục chạy theo phong trào, xoay xở giữa các ảnh hưởng, đến nỗi không thật sự biết mình đang làm gì, ở đâu. Và điều này làm cho thơ của họ ngay cả khi có vẻ lớn tiếng (mà thường là như vậy) vẫn thiếu một giọng điệu riêng biệt, tự tin. Tính thời thượng thường là hậu quả của sự thiếu thông tin về một toàn cảnh văn chương rộng lớn. Một người làm thơ nhận rõ mình đang làm gì và ở đâu sẽ tự thay đổi mình dễ dàng hơn để tiến về phía trước. Một người làm thơ không biết rõ mình đang làm gì và ở đâu sẽ là một con gà mắc dây thun.
    NHHM: Trần Wũ Khang có nhận xét về tập thơ đầu của anh: ?oPhan Nhiên Hạo với Thiên đường chuông giấy (1988) có thể ví như Lửa thiêng của Huy Cận thời thơ Mới: có ngay một chỗ đứng biệt lập trên thi đàn khi vừa xuất hiện. Khác điều, PNH không dừng lại, ôm mãi bó hoa cũ tàn héo, anh biết cách vượt lên chính mình để có sáng tạo mới hơn bắng ý thức nghệ thuật không quá khích nhưng lành mạnh và đủ đầy?. Liệu Chế tạo thơ ca 99-04 đã vượt qua Thiên đường chuông giấy?
    PNH: Tôi nghĩ tập Chế tạo thơ ca 99-04 có những khác biệt so với tập Thiên đường chuông giấy in cách đây sáu năm. Nó trực tiếp hơn, hướng ngoại nhiều hơn, ít trữ tình hơn. Một số thủ pháp kỹ thuật có tính thể nghiệm cũng đã được sử dụng. Chẳng hạn thủ pháp cắt dán, sự thay đổi cách ngắt nhịp cuối câu của thơ tự do. Tôi vui vì tập thơ mới phần nào khác tập thơ trước. Nhưng tôi không nhìn nó ở khía cạnh vượt trội. Tôi thích nhìn nó như một sự đa dạng của bút pháp cá nhân. Tôi vẫn thích Thiên đường chuông giấy. Tôi nghĩ nó là một tập thơ đã giao tiếp thành công với người đọc. Tôi chỉ muốn nói rằng tôi viết với ý thức về một sự vận động. Và những gì đã qua không phải là trọng tâm chú ý của tôi.
    NHHM: Cảm xúc khá nhất quán của tôi sau khi đọc hai tập thơ của anh là: ngôn ngữ hiện đại, chất liệu mới, và cảm xúc nhuần nhị. Băn khoăn của tôi là những vấn đề triết học hay thuần lý hình như đã bị anh loại bỏ hoàn toàn. Ngay như bài ?oPhở, sự thiết yếu?, khi nhắc đến Derrida và các đệ tử của ông, cũng không hẳn để giải quyết một vấn đề đến nơi đến chốn. Tại sao vậy?
    PNH: Anh nhận xét đúng. Nói thẳng ra là thế này: tôi không thích cái gọi là tính ?otriết học? trong thơ. Tôi nghĩ thơ nên có những khái quát, để có một chiều sâu nhất định. Nhưng đừng cố gắng làm một loại thơ triết học. Tôi nghĩ văn chương chúng ta, mắc kẹt trong ảnh hưởng của tinh thần Hiện Ðại Châu Âu, vẫn bị ám ảnh ghê gớm bởi triết học, và lại thể hiện điều đó ra một cách rất bình dân. Hình như các nhà văn sợ bị coi là dốt nếu không nhét triết học vào tác phẩm. Triết học là môn học hay, nếu được nghiên cứu đến nơi đến chốn. Ở Việt Nam, trường học không dạy triết. Nhưng ngược lại, triết gia bình dân ngoài đời rất đông. Chính tôi khi mới đến Mỹ cũng đã viết những bài luận văn trong lớp học theo kiểu triết học bình dân này, và tôi rất biết ơn các giáo sư của tôi đã không để lộ sự thương hại của họ đối với một trò lố bịch như vậy. Tôi đã tưởng nếu nêm gia vị triết học vào những bài luận văn (không liên quan gì đến triết học), tôi sẽ tạo được ấn tượng về một con người có tầm văn hóa quốc tế. Thật ra, điều này là một ảo tưởng rất sai lầm. Người ngoại quốc không ấn tượng với những kẻ học lóm kém cỏi như vậy. Thời của loại văn chương-triết lý, theo tôi cũng đã qua. Người đọc hôm nay cần những câu chuyện mạch lạc và hấp dẫn, những bài thơ có chiều sâu nhưng trực tiếp. Họ không chịu được những món nặng bụng nữa.
    Tôi đề nghị văn chương chúng ta nên thay tính triết lý bình dân bằng tính khôi hài. Tính khôi hài là điều văn chương Việt Nam đang thiếu rất trầm trọng (dĩ nhiên khôi hài thông minh, văn hóa, không phải loại bông phèng tục tĩu). Suốt mấy mươi năm, hình như chỉ có Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là có tính khôi hài. Và đó là một tuyệt tác.
    NHHM: Gần đây trong một số bài viết về thơ của anh, tôi phát hiện chúng có chiều hướng chống đối nhau. Ví dụ anh ca ngợi tự do để sáng tác nhưng lại không chiụ nổi một số hành động quá khích của một hai cây viết chủ trương thơ Dơ và thơ Rác. Anh viết về văn học Hậu Hiện Ðại mà lại không chấp nhận sự phá vỡ các khuôn thức nội tại của nó. Tại sao? Tôi tự lí giải là, dù đã đổi ?oquốc tịch?, anh vẫn chỉ là một người Việt ở nước ngoài yêu chuộng vẻ đẹp thuần khiết, giản dị và thanh lọc của văn học?
    PNH: Khi nói đến ?otự do sáng tạo?, tôi muốn đề cập đến môi trường xã hội trong đó nhà văn được tự do diễn tả tư tưởng mà không phải chịu sự kiểm duyệt hoặc trừng phạt của chính quyền. Nhưng trong môi trường ?otự do sáng tạo?, người ta có quyền có những quan niệm nghệ thuật chống đối nhau. Chuyện này không có gì là mâu thuẫn. Tôi hiểu nguồn cơn của những hiện tượng cực đoan như ?othơ rác?, ?othơ tục? ở cả trong và ngoài nước hiện nay. Nhưng tôi nghĩ nó sẽ không đi đến đâu. Trong khía cạnh nghệ thuật, những phá phách cực đoan kiểu Dada này đã quá lỗi thời, và vì vậy, nó có vẻ rất ngây ngô vào thời điểm này. Trong khía cạnh chính trị-xã hội, nó đánh lạc hướng sự chú ý của giới trẻ ra khỏi những vấn đề quan trọng. Rốt cuộc, văn chương chỉ còn là một trò đùa tục tĩu, tầm phào. Thật là ảo tưởng để tin rằng có thể tấn công thành trì bảo thủ văn nghệ bằng một thái độ như vậy. Ðiều này thật ra chỉ khiến những kẻ bảo thủ có lý do để bảo thủ hơn, và khiến nhân dáng của nhà văn trở nên rất thảm hại, nhất là trong con mắt của chính trị. Tôi tin rằng nhà văn hoàn toàn có khả năng ?ocách tân? cũng như ?ophản ứng? trong văn chương bằng một thái độ trí thức kiêu hãnh. Và chỉ bằng cách này, họ mới thuyết phục được người đọc.
    Hậu Hiện Ðại có nhiều điểm hay, nhưng tôi nghĩ nếu hiểu đúng Hậu Hiện Ðại, người ta sẽ không cực đoan. Hậu Hiện Ðại có tính dung hòa và tổng hợp nhiều hơn là tính lật đổ và loại trừ. Những lý thuyết văn chương khi du nhập vào Việt Nam vẫn thường biến thành mốt với sự hiểu lầm như vậy.
    Cách đặt vấn đề của anh rằng mặc dù tôi đã ?ođổi quốc tịch? nhưng tôi vẫn ?ochuộng vẻ đẹp thuần khiết?, có thể xuất phát từ ngộ nhận của anh về thế giới bên ngoài chăng. Theo cái logic này, một người ?ođã đổi quốc tịch? lẽ ra phải thích sự thô ráp, dữ dội. Tôi có vài người bạn, lúc mới sang Mỹ, đã vô cùng thất vọng. Sống ở Sài Gòn, họ cứ tưởng sang Mỹ sẽ có những màn ăn chơi dữ dội gấp nhiều lần. Họ đã rất ngỡ ngàng khi thấy ở Mỹ, phần lớn phố xá đều vắng hoe sau chín giờ tối. Ðã quen với những trận nhậu ?otới bến?, họ rất chán với những bữa tiệc chỉ uống một hai chai bia rồi phải lo lái xe về, không massage cũng chẳng bia ôm gì ráo. Ðối với họ, dĩ nhiên những kiểu chơi này là ?oquá chừng mực?, ?okhông đã?.
    Phải sống hòa nhập đến mức nào đó vào một xã hội phát triển, người ta mới cảm thấy thoải mái với những sự ?ođơn giản?, ?othanh khiết?. Dĩ nhiên, có những người Việt dù sống ở đây cả ba chục năm cũng chẳng học được điều gì hay ho.
    NHHM: Anh vẫn là một gã da vàng lang thang cô độc quanh các đại lộ lớn. Ý nghĩ này xâm chiếm tôi đến mức tôi không tin rằng sẽ có một nền văn học hải ngoại ở bên ngoài Tổ Quốc lớn mạnh mà không cần phải quy chiếu lại ở văn chương Việt Nam, như một bộ phận của văn học Việt?
    PNH: Tôi không rõ lắm anh dùng từ ?oquy chiếu? theo nghĩa nào. Theo tôi, văn học hải ngoại hiện vẫn tồn tại, đơn giản vì còn người viết và đọc tiếng Việt. Khoảng ba bốn mươi năm nữa, nếu không có những đợt di dân lớn, người viết và đọc tiếng Việt ở hải ngoại sẽ hết. Ðến lúc đó, văn học hải ngoại sẽ thôi tồn tại. Hiện nay, văn chương hải ngoại vẫn đang sung sức và có nhiều cái mới để đóng góp vào văn chương Việt Nam. Nó nên được nhìn nhận một cách công bằng.
    Hoa Kỳ là một xã hội đa văn hóa, đa chủng tộc, và nhập cư. Làm một người thiểu số trong xã hội Hoa Kỳ là làm một cuộc hành trình không ngừng nghỉ tìm kiếm cái căn cước bản thể (identity) của mình. Tất cả người thiểu số Hoa Kỳ, dù mới nhập cư hay sinh đẻ ở đây, đều đối mặt với vấn đề này. Ở khía cạnh văn chương, đây chính là một đặc thù mà các nhà văn hải ngoại có thể khai thác, đóng góp. Làm một người lang thang trên các đại lộ bên ngoài đất nước mình không phải là chuyện vui vẻ gì, nhưng nó cũng là một cơ hội tuyệt diệu để nhìn thấy thế giới, và quan trọng hơn, để nhìn thấy khuôn mặt của chính mình phản chiếu từ cửa kính các ngôi nhà cao tầng.
    NHHM: Cảm ơn Phan Nhiên Hạo.
    Sài Gòn, 10.2004 - Nguyễn Hữu Hồng Minh
  5. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Phan Nhiên Hạo : "Thơ chỉ thật sự mới khi có một cảm nhận văn hóa mới ... "

    Xu hướng cách tân thơ Việt không chỉ đang diễn ra với những nhà thơ trẻ trong nước mà còn có thể thấy rõ ở một số nhà thơ hải ngoại. Phan Nhiên Hạo là một gương mặt ấn tượng với những thể nghiệm có chiều sâu nội tại, với nguồn năng lượng bí ẩn và quyến rũ. Sau đây là cuộc trao đổi ngắn với Phan Nhiên Hạo xung quanh vài vấn đề của thơ hiện nay.
    Nguyễn Hữu Hồng Minh: Anh có nghĩ là anh đã tìm được cho mình một hướng viết mới để giải quyết những vấn đề tồn đọng về thi pháp?
    Phan Nhiên Hạo: Có lẽ tôi tìm được cho tôi một giọng điệu. Tôi không nghĩ thi pháp như một cỗ máy để có thể sửa chữa, hay ?ogiải quyết những vấn đề tồn đọng?, rồi mọi việc sẽ êm đẹp. Ðối với tôi, thi pháp chỉ là phương tiện của sự diễn đạt. Ngay cả khi có kỹ thuật diễn đạt tốt, nhưng không có cảm xúc, không có cảm quan văn hóa mới, thi pháp cũng chỉ là một mớ đồ nghề vô dụng. Nhiều người mày mò với đủ loại thi pháp nhưng sản phẩm cuối cùng mà họ tạo ra chỉ là những bài thơ rất chán. Thi pháp chỉ thuyết phục và có ảnh hưởng khi được thể nghiệm thành công qua những bài thơ hay. Tôi tìm kiếm những thi pháp mà tôi có hứng thú trong những khoảng thời gian nhất định. Cách viết của tôi hôm nay có vẻ khác trước đây một chút, và vài năm sau có thể khác bây giờ.
    NHHM: Khi viết, anh quan tâm đến điều gì trước tiên? Phương diện nào của thơ quyến rũ và cứu rỗi anh?
    PNH: Tôi quan tâm đến tính giao tiếp (communication) của thơ, và văn chương nói chung. Ngôn ngữ, thi pháp, chỉ là phương tiện để đạt đến một sản phẩm nghệ thuật có khả năng giao tiếp hiệu quả với người đọc. Ðiều này không đồng nghĩa với việc chạy theo thị hiếu, là việc luôn tìm cách thỏa hiệp với sự dễ dãi của đám đông. Giao tiếp mang một ý nghĩa trung tính hơn. Tôi có thể không đồng tình với anh, nhưng tôi vẫn muốn thông tin của tôi đến được với anh một cách rõ ràng, thuyết phục. Trong nghệ thuật, tôi cũng muốn thông tin đó tạo được những phản ứng nhân bản và cảm xúc thẩm mỹ nơi người đọc. Thơ quyến rũ tôi ở chỗ nó cho phép tôi giao tiếp với thế giới bên ngoài trong một cung cách rất riêng tư. Tôi nghĩ ở những xã hội phát triển, nghệ thuật ngày càng trở nên trực tiếp và chú trọng đến tính giao tiếp. Vì trong một nền văn hóa phát triển, người ta phải có khả năng giao tiếp được với nhau một cách dân chủ.
    NHHM: Suy nghĩ của tôi về thơ Phan Nhiên Hạo là anh đã viết rất độc đáo về những điều mà đối với kẻ khác chưa nhìn thấy và không thể nói ra. Mà những vấn đề ấy nhan nhản quanh cuộc sống ta như những chi tiết không đáng kể, xe điện mạ đồng, ẩm thực ở một làng quê... Anh đã biến cái bình thường tẻ nhạt thành vấn đề của thơ, của văn hóa. Anh đã làm điều này như thế nào?
    PNH: Nhiều người cũng viết về những sự vật gần gũi xung quanh. Nếu tôi có thể viết khác họ một chút, có lẽ vì tôi có một cảm nhận văn hóa riêng. Môi trường sống, những ảnh hưởng của một nền văn hóa khác đã đem đến cho tôi những cảm nhận mới về thế giới xung quanh. Tôi có thể viết về ?oẩm thực ở một làng quê? chẳng hạn, nhưng cái nhìn của tôi không giống cái nhìn ngợi ca của một người luôn gắn bó với nông thôn, cũng không giống cái nhìn tò mò của một người ngoại quốc. Ðối với tôi, thơ chỉ thật sự mới khi có một cảm nhận văn hóa mới.
    NHHM: Nhà phê bình Nguyễn Thị Từ Huy có nhận xét: ?oCó thể thấy Phan Nhiên Hạo đã thành thực như một người làm thơ hiểu rõ công việc mình đang làm. Sự tiếp thu chủ nghĩa Siêu Thực của PNH là một sự tiếp thu có ý thức. Thoải mái thừa nhận những ảnh hưởng ngoại lai trong tác phẩm mình như vậy phải chăng vì PNH đã tự xóa bỏ ảo tưởng về một tài năng thiên phú?. Trong sáng tạo, để thành công, tôi nghĩ thiên phú là một yếu tố quan trọng. Loại bỏ nó, thơ sẽ còn gì?
    PNH: Trong sáng tạo nghệ thuật, tài năng thiên phú rất quan trọng. Tôi hoàn toàn đồng ý với anh. Và tôi nghĩ Nguyễn Thị Từ Huy cũng đồng ý như vậy. Tôi nghĩ chị ấy chỉ có ý nói làm thơ mà hoàn toàn trông cậy vào thiên phú là một ảo tưởng. Cần có sự học hỏi, tiếp nhận. Ðiều quan trọng ở đây là ?ohiểu rõ việc mình đang làm?. Có những người liên tục chạy theo phong trào, xoay xở giữa các ảnh hưởng, đến nỗi không thật sự biết mình đang làm gì, ở đâu. Và điều này làm cho thơ của họ ngay cả khi có vẻ lớn tiếng (mà thường là như vậy) vẫn thiếu một giọng điệu riêng biệt, tự tin. Tính thời thượng thường là hậu quả của sự thiếu thông tin về một toàn cảnh văn chương rộng lớn. Một người làm thơ nhận rõ mình đang làm gì và ở đâu sẽ tự thay đổi mình dễ dàng hơn để tiến về phía trước. Một người làm thơ không biết rõ mình đang làm gì và ở đâu sẽ là một con gà mắc dây thun.
    NHHM: Trần Wũ Khang có nhận xét về tập thơ đầu của anh: ?oPhan Nhiên Hạo với Thiên đường chuông giấy (1988) có thể ví như Lửa thiêng của Huy Cận thời thơ Mới: có ngay một chỗ đứng biệt lập trên thi đàn khi vừa xuất hiện. Khác điều, PNH không dừng lại, ôm mãi bó hoa cũ tàn héo, anh biết cách vượt lên chính mình để có sáng tạo mới hơn bắng ý thức nghệ thuật không quá khích nhưng lành mạnh và đủ đầy?. Liệu Chế tạo thơ ca 99-04 đã vượt qua Thiên đường chuông giấy?
    PNH: Tôi nghĩ tập Chế tạo thơ ca 99-04 có những khác biệt so với tập Thiên đường chuông giấy in cách đây sáu năm. Nó trực tiếp hơn, hướng ngoại nhiều hơn, ít trữ tình hơn. Một số thủ pháp kỹ thuật có tính thể nghiệm cũng đã được sử dụng. Chẳng hạn thủ pháp cắt dán, sự thay đổi cách ngắt nhịp cuối câu của thơ tự do. Tôi vui vì tập thơ mới phần nào khác tập thơ trước. Nhưng tôi không nhìn nó ở khía cạnh vượt trội. Tôi thích nhìn nó như một sự đa dạng của bút pháp cá nhân. Tôi vẫn thích Thiên đường chuông giấy. Tôi nghĩ nó là một tập thơ đã giao tiếp thành công với người đọc. Tôi chỉ muốn nói rằng tôi viết với ý thức về một sự vận động. Và những gì đã qua không phải là trọng tâm chú ý của tôi.
    NHHM: Cảm xúc khá nhất quán của tôi sau khi đọc hai tập thơ của anh là: ngôn ngữ hiện đại, chất liệu mới, và cảm xúc nhuần nhị. Băn khoăn của tôi là những vấn đề triết học hay thuần lý hình như đã bị anh loại bỏ hoàn toàn. Ngay như bài ?oPhở, sự thiết yếu?, khi nhắc đến Derrida và các đệ tử của ông, cũng không hẳn để giải quyết một vấn đề đến nơi đến chốn. Tại sao vậy?
    PNH: Anh nhận xét đúng. Nói thẳng ra là thế này: tôi không thích cái gọi là tính ?otriết học? trong thơ. Tôi nghĩ thơ nên có những khái quát, để có một chiều sâu nhất định. Nhưng đừng cố gắng làm một loại thơ triết học. Tôi nghĩ văn chương chúng ta, mắc kẹt trong ảnh hưởng của tinh thần Hiện Ðại Châu Âu, vẫn bị ám ảnh ghê gớm bởi triết học, và lại thể hiện điều đó ra một cách rất bình dân. Hình như các nhà văn sợ bị coi là dốt nếu không nhét triết học vào tác phẩm. Triết học là môn học hay, nếu được nghiên cứu đến nơi đến chốn. Ở Việt Nam, trường học không dạy triết. Nhưng ngược lại, triết gia bình dân ngoài đời rất đông. Chính tôi khi mới đến Mỹ cũng đã viết những bài luận văn trong lớp học theo kiểu triết học bình dân này, và tôi rất biết ơn các giáo sư của tôi đã không để lộ sự thương hại của họ đối với một trò lố bịch như vậy. Tôi đã tưởng nếu nêm gia vị triết học vào những bài luận văn (không liên quan gì đến triết học), tôi sẽ tạo được ấn tượng về một con người có tầm văn hóa quốc tế. Thật ra, điều này là một ảo tưởng rất sai lầm. Người ngoại quốc không ấn tượng với những kẻ học lóm kém cỏi như vậy. Thời của loại văn chương-triết lý, theo tôi cũng đã qua. Người đọc hôm nay cần những câu chuyện mạch lạc và hấp dẫn, những bài thơ có chiều sâu nhưng trực tiếp. Họ không chịu được những món nặng bụng nữa.
    Tôi đề nghị văn chương chúng ta nên thay tính triết lý bình dân bằng tính khôi hài. Tính khôi hài là điều văn chương Việt Nam đang thiếu rất trầm trọng (dĩ nhiên khôi hài thông minh, văn hóa, không phải loại bông phèng tục tĩu). Suốt mấy mươi năm, hình như chỉ có Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là có tính khôi hài. Và đó là một tuyệt tác.
    NHHM: Gần đây trong một số bài viết về thơ của anh, tôi phát hiện chúng có chiều hướng chống đối nhau. Ví dụ anh ca ngợi tự do để sáng tác nhưng lại không chiụ nổi một số hành động quá khích của một hai cây viết chủ trương thơ Dơ và thơ Rác. Anh viết về văn học Hậu Hiện Ðại mà lại không chấp nhận sự phá vỡ các khuôn thức nội tại của nó. Tại sao? Tôi tự lí giải là, dù đã đổi ?oquốc tịch?, anh vẫn chỉ là một người Việt ở nước ngoài yêu chuộng vẻ đẹp thuần khiết, giản dị và thanh lọc của văn học?
    PNH: Khi nói đến ?otự do sáng tạo?, tôi muốn đề cập đến môi trường xã hội trong đó nhà văn được tự do diễn tả tư tưởng mà không phải chịu sự kiểm duyệt hoặc trừng phạt của chính quyền. Nhưng trong môi trường ?otự do sáng tạo?, người ta có quyền có những quan niệm nghệ thuật chống đối nhau. Chuyện này không có gì là mâu thuẫn. Tôi hiểu nguồn cơn của những hiện tượng cực đoan như ?othơ rác?, ?othơ tục? ở cả trong và ngoài nước hiện nay. Nhưng tôi nghĩ nó sẽ không đi đến đâu. Trong khía cạnh nghệ thuật, những phá phách cực đoan kiểu Dada này đã quá lỗi thời, và vì vậy, nó có vẻ rất ngây ngô vào thời điểm này. Trong khía cạnh chính trị-xã hội, nó đánh lạc hướng sự chú ý của giới trẻ ra khỏi những vấn đề quan trọng. Rốt cuộc, văn chương chỉ còn là một trò đùa tục tĩu, tầm phào. Thật là ảo tưởng để tin rằng có thể tấn công thành trì bảo thủ văn nghệ bằng một thái độ như vậy. Ðiều này thật ra chỉ khiến những kẻ bảo thủ có lý do để bảo thủ hơn, và khiến nhân dáng của nhà văn trở nên rất thảm hại, nhất là trong con mắt của chính trị. Tôi tin rằng nhà văn hoàn toàn có khả năng ?ocách tân? cũng như ?ophản ứng? trong văn chương bằng một thái độ trí thức kiêu hãnh. Và chỉ bằng cách này, họ mới thuyết phục được người đọc.
    Hậu Hiện Ðại có nhiều điểm hay, nhưng tôi nghĩ nếu hiểu đúng Hậu Hiện Ðại, người ta sẽ không cực đoan. Hậu Hiện Ðại có tính dung hòa và tổng hợp nhiều hơn là tính lật đổ và loại trừ. Những lý thuyết văn chương khi du nhập vào Việt Nam vẫn thường biến thành mốt với sự hiểu lầm như vậy.
    Cách đặt vấn đề của anh rằng mặc dù tôi đã ?ođổi quốc tịch? nhưng tôi vẫn ?ochuộng vẻ đẹp thuần khiết?, có thể xuất phát từ ngộ nhận của anh về thế giới bên ngoài chăng. Theo cái logic này, một người ?ođã đổi quốc tịch? lẽ ra phải thích sự thô ráp, dữ dội. Tôi có vài người bạn, lúc mới sang Mỹ, đã vô cùng thất vọng. Sống ở Sài Gòn, họ cứ tưởng sang Mỹ sẽ có những màn ăn chơi dữ dội gấp nhiều lần. Họ đã rất ngỡ ngàng khi thấy ở Mỹ, phần lớn phố xá đều vắng hoe sau chín giờ tối. Ðã quen với những trận nhậu ?otới bến?, họ rất chán với những bữa tiệc chỉ uống một hai chai bia rồi phải lo lái xe về, không massage cũng chẳng bia ôm gì ráo. Ðối với họ, dĩ nhiên những kiểu chơi này là ?oquá chừng mực?, ?okhông đã?.
    Phải sống hòa nhập đến mức nào đó vào một xã hội phát triển, người ta mới cảm thấy thoải mái với những sự ?ođơn giản?, ?othanh khiết?. Dĩ nhiên, có những người Việt dù sống ở đây cả ba chục năm cũng chẳng học được điều gì hay ho.
    NHHM: Anh vẫn là một gã da vàng lang thang cô độc quanh các đại lộ lớn. Ý nghĩ này xâm chiếm tôi đến mức tôi không tin rằng sẽ có một nền văn học hải ngoại ở bên ngoài Tổ Quốc lớn mạnh mà không cần phải quy chiếu lại ở văn chương Việt Nam, như một bộ phận của văn học Việt?
    PNH: Tôi không rõ lắm anh dùng từ ?oquy chiếu? theo nghĩa nào. Theo tôi, văn học hải ngoại hiện vẫn tồn tại, đơn giản vì còn người viết và đọc tiếng Việt. Khoảng ba bốn mươi năm nữa, nếu không có những đợt di dân lớn, người viết và đọc tiếng Việt ở hải ngoại sẽ hết. Ðến lúc đó, văn học hải ngoại sẽ thôi tồn tại. Hiện nay, văn chương hải ngoại vẫn đang sung sức và có nhiều cái mới để đóng góp vào văn chương Việt Nam. Nó nên được nhìn nhận một cách công bằng.
    Hoa Kỳ là một xã hội đa văn hóa, đa chủng tộc, và nhập cư. Làm một người thiểu số trong xã hội Hoa Kỳ là làm một cuộc hành trình không ngừng nghỉ tìm kiếm cái căn cước bản thể (identity) của mình. Tất cả người thiểu số Hoa Kỳ, dù mới nhập cư hay sinh đẻ ở đây, đều đối mặt với vấn đề này. Ở khía cạnh văn chương, đây chính là một đặc thù mà các nhà văn hải ngoại có thể khai thác, đóng góp. Làm một người lang thang trên các đại lộ bên ngoài đất nước mình không phải là chuyện vui vẻ gì, nhưng nó cũng là một cơ hội tuyệt diệu để nhìn thấy thế giới, và quan trọng hơn, để nhìn thấy khuôn mặt của chính mình phản chiếu từ cửa kính các ngôi nhà cao tầng.
    NHHM: Cảm ơn Phan Nhiên Hạo.
    Sài Gòn, 10.2004 - Nguyễn Hữu Hồng Minh
  6. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1

    Nghĩ về thơ khi đọc Phan Nhiên Hạo
    Nguyễn Đức Tùng

    Tháng Tám năm 2004, tôi nhận được tập thơ của một người bạn, tập Chế tạo thơ ca 99-04. Phan Nhiên Hạo là người không xa lạ với những người yêu thơ. Tập thơ gồm những bài viết rải rác từ 1999 đến 2004, gồm một số bài đã xuất hiện trên các tạp chí văn học. Tôi chú ý cái hình bìa của anh với những chiếc dép được sắp xếp theo kiểu chúng được để trong một quầy bán hàng ở một tiệm tạp hóa nào đó ở Mỹ. Trông chúng có vẻ giống nhau, hoặc có vẻ lãnh đạm lạnh lùng, hoặc là cả hai vốn là một trong những đặc trưng của các nhà thơ thời đại ngày nay. Nhưng đó là cái mà tôi không thích. Tôi vốn ghét các phong trào, các trường phái, các khuynh hướng. Tôi không thích sự a dua, ngay ở các tài năng. May mắn thay, tập thơ của Hạo, xét về nội dung, không phản ánh điều này.
    Bốn mươi ba bài thơ được chia làm hai phần. Phần một gồm mười lăm bài và phần hai gồm những bài còn lại. Tôi không thích những bài thơ trong phần một. Nhưng phần hai cuốn hút tôi. Tôi không kịp hiểu tại sao tác giả chia làm hai phần như vậy, nhưng rõ ràng ở đây có một sự khác biệt nào đó. Như thói quen thường lệ, tôi mở cuốn sách và chọn ngẫu nhiên một đoạn. May cho tôi, vì tôi đã chọn trang tám mươi, bài Đà Lạt: 1989-2002. Bài thơ này rõ ràng đã hấp dẫn tôi. Nếu không có sức hấp dẫn này, tôi đã gập sách lại và có khi cả nửa năm sau mới mở ra đọc tiếp, mặc dù tôi có hứa với Hạo là sẽ đọc nhẩn nha và đọc kỹ. Bài Đà Lạt không phải là bài xuất sắc nhất trong tập thơ nhưng là một bài tiêu biểu của một trong hai khuynh hướng của thơ Phan Nhiên Hạo gần đây. Người đọc thích thơ anh vì cảm nhận văn hóa đã được vận động, nâng cao lên, kết tinh thành các hình tượng của đời sống bình thường, được chiếu qua bằng một thứ ánh sáng rất ban ngày nhưng cũng có một chút huyền ảo. Tôi có cảm giác Phan Nhiên Hạo là một nhà văn hóa.
    Khuynh hướng thứ hai của anh được thể hiện rõ nhất trong một bài thơ thành công, là bài Tấm ảnh những năm sáu mươi. Anh làm cho tôi nhớ lại các nhà thơ Mỹ thuộc trường phái ?~Hình Ảnh?T (Imagism). Nhưng cũng không hoàn toàn như vậy, vì anh để lộ cái triết lý của mình ra giữa các câu thơ, với một nghệ thuật ngôn ngữ chắt lọc và chừng mực.
    Những bài thơ khác của anh, như Gặp một người lái taxi ở NewYork, Hà Nội 2... hoàn toàn thành công. Ở Gặp một người... tôi hình dung ra rõ rệt, tôi đã gặp nhân vật này ở đâu đó. Chắc chắn là tôi đã gặp rồi ở Toronto, hoặc ở California. Tôi cũng đã có thể làm được một bài thơ như của Hạo. Nhưng dĩ nhiên tôi đã không làm điều đó. Đây là điểm mấu chốt của các tài năng thơ ca. Anh nói cho người khác nghe về những điều không xa lạ gì với họ, thế mà khi xuất hiện trong thơ anh, chúng lại hết sức bất ngờ. Đây là sự thành công của chủ nghĩa hiện thực ở Phan Nhiên Hạo. Trên trang sách kế bên là một bài thơ khác, bài Thư Nguyễn Quốc Chánh. Bài này cũng có một giọng điệu tự nhiên như vậy, nhưng không thành công. Câu thơ của Hạo: càng ngày càng thấy sợ con người, họ nói mùa này là mùa ruồi, đọc lên ai cũng có thể tin rằng đó là những câu nguyên văn trong thư một nguời bạn, nhưng vì tính triết lý của câu nói, cái kiểu tổng quát hóa như thế đã giết bài thơ. Người đọc cảm nhận sự hồn nhiên của sự vật, hơn là bản thân hệ thống triết lý của tác giả, to show not to tell. Hãy đọc một bài, theo tôi biết là, khá nổi tiếng của tác giả, bài Xe điện mạ đồng. Tôi đọc đi đọc lại bài này, nhưng không thấy thú vị. Bài thơ có ít nhất một nhân vật, và có rất nhiều cảnh vật, có đủ tất cả những điều mà ta tìm thấy dễ dàng trong các nhà thơ gọi là trẻ hiện nay. Bài thơ được viết bằng một bút pháp, hay là tôi gọi là tay nghề, vững vàng. Những chữ như: xe điện, nắng, biển, tra tấn, kênh Tivi, Nelson Madela (hay là Mandela?), thủ dâm, ứng dụng sau cùng của điện học, mùi hôi nách, chán chường... làm cho bài thơ có cái không khí của thời đại mà anh đang sống, nhưng ngay cả những điều đó cũng không giúp ích gì trong việc làm ra (making) các giá trị thẩm mỹ mới. Anh không đem lại cho tôi một cái đẹp nào, không làm cho tôi gần với anh hơn, và anh cũng không dạy tôi một điều gì, nếu ta so sánh nó với bài thơ Gặp một người lái taxi, hoặc bài Tấm ảnh những năm sáu mươi.... Tôi lấy làm ngạc nhiên ở những bài thơ thất bại khác của anh, như Tiệc nửa đêm với các đại gia và Venus, Giống như những lần đầu..., tôi tìm được dấu vết của sự thất bại của nhiều nhà thơ trẻ Việt Nam hiện nay, trong nước hay ngoài nước. Tuy nhiên Phan Nhiên Hạo có lối kết thúc một bài thơ khá thú vị, bất ngờ và đôi lúc rất thông minh. Trong bài thơ gần cuối, Ở nhà mùa hè với chiếc Remote Control. Tôi đọc bài thơ với một chút hồi hộp, lo cho tác giả, không biết anh có thể dẫn tôi đi đến đâu. Cho đến khi tôi bắt gặp câu thơ ở cuối bài của anh: Cho tôi đến ngày chính tôi trở thành nhân vật..., thì tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Nhưng tác giả lại kết thúc bài thơ bằng một ý tưởng tổng quát: không có gì hoàn toàn miễn nhiễm / trước chiếc remote control thì tôi lấy làm ngập ngừng: anh có nên kết thúc như thế không?
    Đã lâu tôi không làm thơ, vì không biết phải làm thơ như thế nào. Tôi cứ tưởng rằng thơ là một hệ thống ngôn ngữ khác. Làm thơ cũng như bạn đến dự một bữa tiệc âm nhạc, bạn đến đúng giờ, nhìn vào tấm vé và ngồi xuống đúng chỗ của mình. Bạn ăn mặc đẹp, tâm hồn thư thái, nhẹ nhõm, sau những ngày làm việc mệt nhọc trong tuần. Đi bên cạnh là một người phụ nữ duyên dáng, có kiến thức âm nhạc và không có tật nói nhiều. Thậm chí bạn không phải làm gì cả: bạn không cần phải suy nghĩ.
    Các nhà thơ sử dụng một thứ ngôn ngữ riêng, thứ ngôn ngữ mà họ học lấy ở một nơi nào đó, ít ai biết được chính xác là ở đâu. Nhà thơ bị dẫn đi bởi tiềm thức thơ ca của mình, trên những con đường hoang vu không được hoạch định trước. Âm thanh của các chữ tạo nên các hợp âm chủ đạo cho một bài thơ. Các thủ pháp nghệ thuật như ngắt dòng, chấm phẩy, sắp xếp vị trí các chữ trong câu, sự lặp đi lặp lại, các chữ lấp láy, phép so sánh, phép ẩn dụ và các phương pháp tu từ khác làm cho bài thơ trở thành sự trình bày nghệ thuật của những ý tưởng thơ xoay quanh cái cốt lõi âm nhạc của nó. Tôi gọi đó là giọng điệu của thơ. Giọng điệu của thơ tạo ra tính cách của nhà thơ, và trong từng bài thơ một, thúc đẩy các hồi tưởng quá khứ, các xúc cảm, những hình ảnh và chiều kích không gian. Ngôn ngữ thơ thật ra là một nhánh khác biệt của ngôn ngữ hàng ngày đã hoàn toàn phân liệt, như những bông hoa mọc lên từ thảm thực vật, cũng là cây nhưng không còn là cây nữa.
    Thơ có những qui luật của nó. Những người nào tưởng là có thể vượt được điều này sẽ chế tạo ra một thứ gì đó, nhưng chắc chắn không phải là thơ như họ tuyên bố. Tôi xin lấy một ví dụ, một câu thơ được viết là: Tôi cầm mặt trời trên tay. Ai cũng biết rằng điều đó không có ý nghĩa về mặt vật lý, nhưng trong văn chương vẫn là điều có thể chấp nhận được, thậm chí đảo câu thơ lại là: Mặt trời cầm tôi trên tay vẫn có tính thuyết phục trong những ngữ cảnh nào đó. Tuy nhiên bạn thử sắp xếp lại một lần nữa, ví dụ: Cầm tôi mặt trời tay trên, thì câu thơ trở nên khó chấp nhận. Tôi hình dung rằng, mặc dù thơ thường bất chấp các qui luật văn phạm của ngôn ngữ thông thường, vẫn phải nằm trong vùng chịu các hiệu ứng của một số qui luật văn phạm khác.
    Việc sử dụng các ẩn dụ trong thơ không có gì mới lạ, nhưng về lý thuyết, hình như chúng không được quan tâm nhiều ở Việt Nam. Cũng như mọi hình thức nghệ thuật khác, chức năng chính của thơ là tìm kiếm mối giao cảm giữa người viết và người đọc. Ở nơi mà mối giao cảm đó không tồn tại, nghệ thuật không tồn tại. Lỗi có thể ở tác giả, nhưng cũng có thể ở độc giả. Tôi biết rằng có nhiều nhà thơ không quan tâm lắm đến việc người đọc của họ có hiểu hay không hiểu thơ mình. Các nhà thơ ngày càng nói nhiều về mình, như những cuộc độc thoại, những bài thơ của họ là nỗi dằn vặt của họ đêm này qua đêm khác của một gã lang thang buồn bã, thậm chí cay đắng hận đời, coi khinh các giá trị, sắp xếp lại những trật tự mà nhà thơ cho là đã quá cũ. Độc giả nếu hiểu được họ, họa hoằn một đôi người, là vì tình cờ may mắn đi ngang qua chỗ mà các nhà thơ của chúng ta đang độc thoại lảm nhảm kia. Tôi không hề có ý định mỉa mai, trái lại tôi tin rằng đó là một khởi đầu cần thiết. Nhưng một bài thơ như là một sản phẩm sau cùng của sáng tạo, thế nào cũng đối diện với người đọc, xét như từng cá nhân và toàn thể. Theo tôi, một bài thơ thành công hay một sự nghiệp thơ ca thành công, là ở chỗ những bài thơ của anh có phải là những biểu hiện của những xúc cảm và ý tưởng mãnh liệt; sự biểu hiện này thành công đến mức tạo ra được mối liên hệ thân thiết giữa người đọc và nhà thơ; chính mối liên hệ này là nguồn cảm hứng cho người đọc tham gia vào quá trình sáng tạo mà nhà thơ chỉ mới là người khởi đầu.
    Thơ Phan Nhiên Hạo, ở những bài thành công nhất của anh, đã làm tôi bối rối: chúng gần như xóa mất ranh giới giữa ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ thơ, và nhất là giữa khái niệm nhà thơ độc thoại lảm nhảm trên đây và mối quan hệ giao cảm giữa người đọc và người viết. Mặt khác, nhất là ở những bài thơ thất bại của anh, Hạo càng làm cho tôi tin rằng thơ không phải là cái có thể chế tạo như chúng được làm bằng máy. Ấn tượng đẹp nhất mà thơ anh để lại trong lòng tôi là một ấn tượng văn hóa. Trong nhiều trường hợp, là một ấn tượng đôi: thẩm mỹ-văn hóa. Khác với nhiều nhà thơ trẻ bây giờ, anh chống lại sự dung tục trong thơ, vốn là thứ đang lan tràn khắp nơi mà nhiều người không dám cưỡng lại, hay không thể cưỡng lại.
    © 2004 talawas
  7. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1

    Nghĩ về thơ khi đọc Phan Nhiên Hạo
    Nguyễn Đức Tùng

    Tháng Tám năm 2004, tôi nhận được tập thơ của một người bạn, tập Chế tạo thơ ca 99-04. Phan Nhiên Hạo là người không xa lạ với những người yêu thơ. Tập thơ gồm những bài viết rải rác từ 1999 đến 2004, gồm một số bài đã xuất hiện trên các tạp chí văn học. Tôi chú ý cái hình bìa của anh với những chiếc dép được sắp xếp theo kiểu chúng được để trong một quầy bán hàng ở một tiệm tạp hóa nào đó ở Mỹ. Trông chúng có vẻ giống nhau, hoặc có vẻ lãnh đạm lạnh lùng, hoặc là cả hai vốn là một trong những đặc trưng của các nhà thơ thời đại ngày nay. Nhưng đó là cái mà tôi không thích. Tôi vốn ghét các phong trào, các trường phái, các khuynh hướng. Tôi không thích sự a dua, ngay ở các tài năng. May mắn thay, tập thơ của Hạo, xét về nội dung, không phản ánh điều này.
    Bốn mươi ba bài thơ được chia làm hai phần. Phần một gồm mười lăm bài và phần hai gồm những bài còn lại. Tôi không thích những bài thơ trong phần một. Nhưng phần hai cuốn hút tôi. Tôi không kịp hiểu tại sao tác giả chia làm hai phần như vậy, nhưng rõ ràng ở đây có một sự khác biệt nào đó. Như thói quen thường lệ, tôi mở cuốn sách và chọn ngẫu nhiên một đoạn. May cho tôi, vì tôi đã chọn trang tám mươi, bài Đà Lạt: 1989-2002. Bài thơ này rõ ràng đã hấp dẫn tôi. Nếu không có sức hấp dẫn này, tôi đã gập sách lại và có khi cả nửa năm sau mới mở ra đọc tiếp, mặc dù tôi có hứa với Hạo là sẽ đọc nhẩn nha và đọc kỹ. Bài Đà Lạt không phải là bài xuất sắc nhất trong tập thơ nhưng là một bài tiêu biểu của một trong hai khuynh hướng của thơ Phan Nhiên Hạo gần đây. Người đọc thích thơ anh vì cảm nhận văn hóa đã được vận động, nâng cao lên, kết tinh thành các hình tượng của đời sống bình thường, được chiếu qua bằng một thứ ánh sáng rất ban ngày nhưng cũng có một chút huyền ảo. Tôi có cảm giác Phan Nhiên Hạo là một nhà văn hóa.
    Khuynh hướng thứ hai của anh được thể hiện rõ nhất trong một bài thơ thành công, là bài Tấm ảnh những năm sáu mươi. Anh làm cho tôi nhớ lại các nhà thơ Mỹ thuộc trường phái ?~Hình Ảnh?T (Imagism). Nhưng cũng không hoàn toàn như vậy, vì anh để lộ cái triết lý của mình ra giữa các câu thơ, với một nghệ thuật ngôn ngữ chắt lọc và chừng mực.
    Những bài thơ khác của anh, như Gặp một người lái taxi ở NewYork, Hà Nội 2... hoàn toàn thành công. Ở Gặp một người... tôi hình dung ra rõ rệt, tôi đã gặp nhân vật này ở đâu đó. Chắc chắn là tôi đã gặp rồi ở Toronto, hoặc ở California. Tôi cũng đã có thể làm được một bài thơ như của Hạo. Nhưng dĩ nhiên tôi đã không làm điều đó. Đây là điểm mấu chốt của các tài năng thơ ca. Anh nói cho người khác nghe về những điều không xa lạ gì với họ, thế mà khi xuất hiện trong thơ anh, chúng lại hết sức bất ngờ. Đây là sự thành công của chủ nghĩa hiện thực ở Phan Nhiên Hạo. Trên trang sách kế bên là một bài thơ khác, bài Thư Nguyễn Quốc Chánh. Bài này cũng có một giọng điệu tự nhiên như vậy, nhưng không thành công. Câu thơ của Hạo: càng ngày càng thấy sợ con người, họ nói mùa này là mùa ruồi, đọc lên ai cũng có thể tin rằng đó là những câu nguyên văn trong thư một nguời bạn, nhưng vì tính triết lý của câu nói, cái kiểu tổng quát hóa như thế đã giết bài thơ. Người đọc cảm nhận sự hồn nhiên của sự vật, hơn là bản thân hệ thống triết lý của tác giả, to show not to tell. Hãy đọc một bài, theo tôi biết là, khá nổi tiếng của tác giả, bài Xe điện mạ đồng. Tôi đọc đi đọc lại bài này, nhưng không thấy thú vị. Bài thơ có ít nhất một nhân vật, và có rất nhiều cảnh vật, có đủ tất cả những điều mà ta tìm thấy dễ dàng trong các nhà thơ gọi là trẻ hiện nay. Bài thơ được viết bằng một bút pháp, hay là tôi gọi là tay nghề, vững vàng. Những chữ như: xe điện, nắng, biển, tra tấn, kênh Tivi, Nelson Madela (hay là Mandela?), thủ dâm, ứng dụng sau cùng của điện học, mùi hôi nách, chán chường... làm cho bài thơ có cái không khí của thời đại mà anh đang sống, nhưng ngay cả những điều đó cũng không giúp ích gì trong việc làm ra (making) các giá trị thẩm mỹ mới. Anh không đem lại cho tôi một cái đẹp nào, không làm cho tôi gần với anh hơn, và anh cũng không dạy tôi một điều gì, nếu ta so sánh nó với bài thơ Gặp một người lái taxi, hoặc bài Tấm ảnh những năm sáu mươi.... Tôi lấy làm ngạc nhiên ở những bài thơ thất bại khác của anh, như Tiệc nửa đêm với các đại gia và Venus, Giống như những lần đầu..., tôi tìm được dấu vết của sự thất bại của nhiều nhà thơ trẻ Việt Nam hiện nay, trong nước hay ngoài nước. Tuy nhiên Phan Nhiên Hạo có lối kết thúc một bài thơ khá thú vị, bất ngờ và đôi lúc rất thông minh. Trong bài thơ gần cuối, Ở nhà mùa hè với chiếc Remote Control. Tôi đọc bài thơ với một chút hồi hộp, lo cho tác giả, không biết anh có thể dẫn tôi đi đến đâu. Cho đến khi tôi bắt gặp câu thơ ở cuối bài của anh: Cho tôi đến ngày chính tôi trở thành nhân vật..., thì tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Nhưng tác giả lại kết thúc bài thơ bằng một ý tưởng tổng quát: không có gì hoàn toàn miễn nhiễm / trước chiếc remote control thì tôi lấy làm ngập ngừng: anh có nên kết thúc như thế không?
    Đã lâu tôi không làm thơ, vì không biết phải làm thơ như thế nào. Tôi cứ tưởng rằng thơ là một hệ thống ngôn ngữ khác. Làm thơ cũng như bạn đến dự một bữa tiệc âm nhạc, bạn đến đúng giờ, nhìn vào tấm vé và ngồi xuống đúng chỗ của mình. Bạn ăn mặc đẹp, tâm hồn thư thái, nhẹ nhõm, sau những ngày làm việc mệt nhọc trong tuần. Đi bên cạnh là một người phụ nữ duyên dáng, có kiến thức âm nhạc và không có tật nói nhiều. Thậm chí bạn không phải làm gì cả: bạn không cần phải suy nghĩ.
    Các nhà thơ sử dụng một thứ ngôn ngữ riêng, thứ ngôn ngữ mà họ học lấy ở một nơi nào đó, ít ai biết được chính xác là ở đâu. Nhà thơ bị dẫn đi bởi tiềm thức thơ ca của mình, trên những con đường hoang vu không được hoạch định trước. Âm thanh của các chữ tạo nên các hợp âm chủ đạo cho một bài thơ. Các thủ pháp nghệ thuật như ngắt dòng, chấm phẩy, sắp xếp vị trí các chữ trong câu, sự lặp đi lặp lại, các chữ lấp láy, phép so sánh, phép ẩn dụ và các phương pháp tu từ khác làm cho bài thơ trở thành sự trình bày nghệ thuật của những ý tưởng thơ xoay quanh cái cốt lõi âm nhạc của nó. Tôi gọi đó là giọng điệu của thơ. Giọng điệu của thơ tạo ra tính cách của nhà thơ, và trong từng bài thơ một, thúc đẩy các hồi tưởng quá khứ, các xúc cảm, những hình ảnh và chiều kích không gian. Ngôn ngữ thơ thật ra là một nhánh khác biệt của ngôn ngữ hàng ngày đã hoàn toàn phân liệt, như những bông hoa mọc lên từ thảm thực vật, cũng là cây nhưng không còn là cây nữa.
    Thơ có những qui luật của nó. Những người nào tưởng là có thể vượt được điều này sẽ chế tạo ra một thứ gì đó, nhưng chắc chắn không phải là thơ như họ tuyên bố. Tôi xin lấy một ví dụ, một câu thơ được viết là: Tôi cầm mặt trời trên tay. Ai cũng biết rằng điều đó không có ý nghĩa về mặt vật lý, nhưng trong văn chương vẫn là điều có thể chấp nhận được, thậm chí đảo câu thơ lại là: Mặt trời cầm tôi trên tay vẫn có tính thuyết phục trong những ngữ cảnh nào đó. Tuy nhiên bạn thử sắp xếp lại một lần nữa, ví dụ: Cầm tôi mặt trời tay trên, thì câu thơ trở nên khó chấp nhận. Tôi hình dung rằng, mặc dù thơ thường bất chấp các qui luật văn phạm của ngôn ngữ thông thường, vẫn phải nằm trong vùng chịu các hiệu ứng của một số qui luật văn phạm khác.
    Việc sử dụng các ẩn dụ trong thơ không có gì mới lạ, nhưng về lý thuyết, hình như chúng không được quan tâm nhiều ở Việt Nam. Cũng như mọi hình thức nghệ thuật khác, chức năng chính của thơ là tìm kiếm mối giao cảm giữa người viết và người đọc. Ở nơi mà mối giao cảm đó không tồn tại, nghệ thuật không tồn tại. Lỗi có thể ở tác giả, nhưng cũng có thể ở độc giả. Tôi biết rằng có nhiều nhà thơ không quan tâm lắm đến việc người đọc của họ có hiểu hay không hiểu thơ mình. Các nhà thơ ngày càng nói nhiều về mình, như những cuộc độc thoại, những bài thơ của họ là nỗi dằn vặt của họ đêm này qua đêm khác của một gã lang thang buồn bã, thậm chí cay đắng hận đời, coi khinh các giá trị, sắp xếp lại những trật tự mà nhà thơ cho là đã quá cũ. Độc giả nếu hiểu được họ, họa hoằn một đôi người, là vì tình cờ may mắn đi ngang qua chỗ mà các nhà thơ của chúng ta đang độc thoại lảm nhảm kia. Tôi không hề có ý định mỉa mai, trái lại tôi tin rằng đó là một khởi đầu cần thiết. Nhưng một bài thơ như là một sản phẩm sau cùng của sáng tạo, thế nào cũng đối diện với người đọc, xét như từng cá nhân và toàn thể. Theo tôi, một bài thơ thành công hay một sự nghiệp thơ ca thành công, là ở chỗ những bài thơ của anh có phải là những biểu hiện của những xúc cảm và ý tưởng mãnh liệt; sự biểu hiện này thành công đến mức tạo ra được mối liên hệ thân thiết giữa người đọc và nhà thơ; chính mối liên hệ này là nguồn cảm hứng cho người đọc tham gia vào quá trình sáng tạo mà nhà thơ chỉ mới là người khởi đầu.
    Thơ Phan Nhiên Hạo, ở những bài thành công nhất của anh, đã làm tôi bối rối: chúng gần như xóa mất ranh giới giữa ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ thơ, và nhất là giữa khái niệm nhà thơ độc thoại lảm nhảm trên đây và mối quan hệ giao cảm giữa người đọc và người viết. Mặt khác, nhất là ở những bài thơ thất bại của anh, Hạo càng làm cho tôi tin rằng thơ không phải là cái có thể chế tạo như chúng được làm bằng máy. Ấn tượng đẹp nhất mà thơ anh để lại trong lòng tôi là một ấn tượng văn hóa. Trong nhiều trường hợp, là một ấn tượng đôi: thẩm mỹ-văn hóa. Khác với nhiều nhà thơ trẻ bây giờ, anh chống lại sự dung tục trong thơ, vốn là thứ đang lan tràn khắp nơi mà nhiều người không dám cưỡng lại, hay không thể cưỡng lại.
    © 2004 talawas
  8. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Trò chuyện với hai nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Thụy Kha : " Không thể đo chiều cao cách tân bằng cái thước mét cũ "
    Lê Mỹ Ý

    Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo (NTT): Trong cuộc gặp gỡ với các nhà văn Mỹ hôm qua, Paul Hoover đã động đến những vấn đề cách tân mà các nhà thơ ở ta đang quan tâm, chẳng hạn "thơ ngôn ngữ", một kiểu thơ tạo chữ nhằm đem tới ấn tượng hay cảm giác chứ không chú trọng tạo nghĩa. Thơ ngôn ngữ làm nhiều người rất khó chịu và phản ứng mạnh thời nó mới xuất hiện. Nhưng theo P. Hoover thì hiện nay thơ ngôn ngữ đã khá phổ biến, cùng tồn tại với thơ trình diễn, được xem như loại thơ quí tộc và còn được mang dạy ở trường đại học. Ðiều đó chứng tỏ sự dân chủ tìm tòi những hình thức mới ở người ta rất cao.
    Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha (NTK): Thực ra thì ở ta từ lâu đã hướng tới thơ ngôn ngữ. Ðấy là thơ bí hiểm của nhóm Xuân Thu Nhã Tập, nhóm Dạ Ðài của Trần Dần với Tuyên ngôn tượng trưng và sau này là Lê Ðạt tìm Bóng chữ, Ðặng Ðình Hưng tìm Bến lạ...
    NTT: Dương Tường cũng là trường hợp như vậy, ông làm thơ cách tân theo kiểu Tây, nhưng kiểu Tây ở đây cũng đã hơi cũ, cũ đối với Tây. Bến lạ của Ðặng Ðình Hưng thì Thanh Thảo, Hoàng Hưng và Kha đánh giá cao ở tính cách tân, nhưng theo tôi thì nó vẫn cũ, chưa thực sự vượt lên để làm một cuộc cách tân mang tính thời đại. Nhưng đến sự xuất hiện Văn Cầm Hải thì tinh thần cách tân đã hướng tới kiểu thơ ngôn ngữ của ngày hôm nay. Thơ anh khó đọc, khó hiểu và khó in. Vì vậy mà người ta khó chịu và phản ứng rất rõ. Tập thơ đầu tiên của Văn Cầm Hải, Người đi chăn sóng biển, bị mấy nhà xuất bản nhận xét: ?oThơ gì mà chẳng giống thơ, cũng chẳng giống văn xuôi!?. May mà gặp nhà văn Nguyễn Quang Sáng, ông đưa vào Sài Gòn mới xin được giấy phép xuất bản. Còn tập sau này 64 bài, lấy tên Những giấc mơ của lưỡi, rồi đổi thành Người dương cầm cho "dễ chịu" hơn, vậy mà qua mấy nhà xuất bản vẫn chưa xin được giấy phép. Ðến NXB Hội Nhà Văn, giám đốc Nguyễn Phan Hách đưa cho 3 người đọc giám định. Ông Ngô Văn Phú không thể chịu nổi đã đành, nhưng chính ông Hách đọc cũng nói: "Tôi đọc như mấy người kia, cũng chẳng hiểu gì". Ở ta không hiểu là không in.
    Lê Mỹ Ý (LMY): Ông Nguyễn Trọng Tạo cho rằng thơ kiểu Đặng Đình Hưng, Dương Tường ?zđã hơi cũ?o. Ông Nguyễn Thụy Kha nghĩ sao?
    NTK: Chỗ này tôi muốn trở lại quan niệm về thơ ngôn ngữ một chút. Thực ra Việt Nam từ xưa đã có bà Hồ Xuân Hương viết ?zmõm mòm mom? hay ?ohõm hòm hom?, mới đây thì ông Dương Tường viết ?onhà thờ luênh loang luênh loang luềnh loàng...?, bản chất vẫn là thơ ngôn ngữ, thơ ngôn ngữ phương Ðông. Phương Ðông có hai lợi thế là tượng hình và giàu chất tượng thanh. Vậy tại sao người ta nhấn mạnh kiểu thơ ngôn ngữ? Ấy là muốn khu biệt thực sự giữa thơ và văn xuôi mà thôi. Vì bây giờ nhiều người lẫn lộn, chỉ cần đưa ra một câu văn xuôi cắt gọn cũng được coi là thơ. Như thế, ngôn ngữ sẽ khu biệt phần bị lẫn đi. Ðiểm này rất hay, nhưng cũng phải ở một trình độ văn hoá nào đó mới có thể hiểu và làm được. Ở nước ta thơ Mỹ đã tràn sang, cũng giống như âm nhạc... và nếu không có chiến tranh thì bây giờ thơ đã khác. Chiến tranh đã tạo ra cho chúng ta một thực tế mới, như đã từng tạo ra tranh lập thể Picasso, thơ ấn tượng...
    LMY: Vậy nếu cần có một nhận xét chung về thơ Nhân văn-Giai phẩm, các ông sẽ nói gì?
    NTT: Các nhà thơ Nhân văn-Giai phẩm đã muốn tìm kiếm, muốn cách tân thơ thực sự, nhưng cuối cùng động lực vẫn là muốn bày tỏ ý thức về xã hội. Họ muốn đưa ra một ý thức mới về thơ, một hình thức khác, nhưng cũng chưa có cái gì ghê gớm để gọi là cách tân cả. Nhưng ý thức muốn bắt đầu tìm kiếm cách tân đó, thực ra là sự tìm kiếm tự do trong sáng tạo. Khúc mắc giữa họ và thể chế là tự do hay không tự do trong sáng tạo. Mà chủ yếu hướng thơ của các ông là hướng thơ theo tư tưởng mới mẻ, thậm chí là hơi ngược, ngược ở đây có thể không phải là ngược về chính trị mà là ngược về quan niệm nghệ thuật, quan niệm xã hội. Tức là một bên nói về nghệ thuật đại chúng, bên kia nói nghệ thuật phải cao hơn đại chúng.
    LMY: Ông Nguyễn Thuỵ Kha nói rằng trong thơ chống Mỹ có sự so le giữa nội dung và hình thức, nghĩa là ở đây thơ đã bắt đầu có sự chuyển đổi?
    NTT: Trở lại xa hơn một chút là thơ chống Pháp. Thơ chống Pháp cũng là thơ hướng về đại chúng, đặc biệt là các nhà thơ Liên khu 4 đã đưa cả tiếng địa phương vào thơ, bỗng nhiên thơ có một tinh thần mới mẻ vì trước đó chưa ai làm như thế. Hồng Nguyên viết: ?ođộc lập nhớ viền chơi với chắc?, hay Trần Hữu Thung trong bài Thăm lúa có "Chiếc xắc mây anh mang, em nách mo cơm nếp, lúa níu anh trật dép"..., tức là có một "văn phái Liên khu 4" trong thơ chống Pháp, nay đọc lại vẫn thú vị. Ngay trong thời kỳ đó đã có sự thay đổi về chữ, ví dụ: ?oCó nắng chiều đột kích mấy hàng cau, có khai hội yêu cầu chất vấn?. Tất cả những thay đổi về chữ nghĩa ấy chẳng qua là đưa một tinh thần mới của xã hội vào, và những từ đó là có thật: ?ođột kích?, ?oxung kích?, ?ođánh đồn?,"chất vấn"..., trước đây ít dùng tới, nhưng khi chiến tranh thì chúng xuất hiện một cách phổ cập, rồi người ta dùng luôn trong thơ. Sau chống Mỹ, lại có chủ trương thơ đời thường, tất cả những gì đời thường có quyền vào thơ, bình đẳng với những gì gọi là cao siêu nhất. Từ cọng rau, con cá, rá gạo, cái phanh xe, vòi nước máy..., chúng tự nhiên gây những ấn tượng cho nhà thơ, gợi lại những ấn tượng khổ nhất, đời sống nhất của con người. Chủ trương như thế nghĩa là kéo những gì của đời sống về gần với thơ ca, chống lại những gì lý tưởng hoá quá, khiến thành viển vông. Thơ đời thường đã kéo chúng ta xích lại gần với con người, gần với sự thật hơn. Thơ chống Mỹ như anh Kha nói có một sự gan ruột, nhưng thực chất hệ thơ chống Mỹ lại quá xô bồ hiện thực, thành ra gần với văn xuôi. Nếu Thơ Mới thành công ở chỗ hiện thực như giấc mơ thì thơ chống Mỹ lại mở mắt, không có giấc mơ, không có con mắt thứ ba.
    NTK: Ðó là hiện thực mở mắt.
    NTT: Hạn chế của thơ chống Mỹ là nó quá rõ ràng. Hiện thực ấy cũng quá rõ ràng. Mà một trong những phẩm chất nghệ thuật của thơ là sự mờ nhoè ngôn ngữ. Thơ, từ xưa vốn đã có sự mờ. Thơ Ðường đối nhau chan chát, nhưng những bài của Ðỗ Phủ, Lý Bạch hay Bạch Cư Dị vẫn có sự mờ, làm cho thơ trở nên lung linh ảo diệu. Thơ điên của Hàn Mạc Tử rất rõ sự nhoè mờ. Cái bệnh hoạn cộng với tài năng tạo ra những xung động kỳ lạ trong thơ ông, những bài như Trăng tự tử, Ave Maria... rất dâng, rất diệu, tưởng như ánh sáng dâng lên từ trong con người ông chứ không phải từ trên trời xuống. Về thơ thời chống Mỹ, tôi lại lấy Phạm Tiến Duật làm ví dụ, vì ông Duật mở ra một cái mới lạ trong thơ chống Mỹ.
    NTK: Mở ra bằng cái tính chứ không phải bằng cái tài. Phạm Tiến Duật không tài nhưng có cái tính lông ba, lông bông. Lúc ấy người ta rất cần một thứ để làm đệm cho kiểu thơ hô hào khẩu hiệu như thơ Tố Hữu.
    NTT: Phải có một ông không cấu trúc câu, không cấu trúc chữ, mà cấu trúc tứ. Thời ấy chính ông Duật là người đưa ra những cái tứ bất ngờ. Ông đưa ra những cái giản đơn mà kết thúc như một nhà ảo thuật, làm cái tứ lật lên, hoá ra tứ lộn ngược. Thủ pháp lộn ngược ấy người ta đã dùng rất nhiều, ví dụ trong chiến tranh thế giới thứ hai, Bertolt Brecht viết: ?onhững chiếc xe tăng càn hết làng mạc, những khẩu súng giết chết con người, những chiếc máy bay xoá sạch thành phố...? cuối cùng ông nói: ?onhưng trong những chiếc xe tăng, những chiếc máy bay, những khẩu súng, lại có một con người?. Ðấy chính là cách cấu tứ lộn ngược điều anh đã đặt ra, gọi là một cấu trúc có chân đế. Cũng có khi người ta đi từ ngọn rồi lần xuống gốc, đó là do sự lựa chọn của mỗi người. Phạm Tiến Duật là người rất giỏi dùng thơ cấu tứ chân đế, mà phải thông minh mới làm được như vậy. Thơ Phạm Tiến Duật trong thời chống Mỹ như một sự thông minh nổi bật và chính sự thông minh ấy làm người đọc choáng, gây được ấn tượng ngay.
    NTK: Nhưng Nguyễn Mỹ mới là nhà thơ làm cho phần thơ chống Mỹ có sự nhoè của nó. Bài ?zcon đường nhỏ đi giữa hai hàng cây, ở trong nắng có một ngàn cái chuông? có vẻ đẹp và những khát khao rất lạ. Nguyễn Mỹ hay chơi ngũ sắc và ông là nhà thơ mạnh về cảm giác hơn là cảm nhận.
    NTT: Sau Cuộc chia ly màu đỏ, chính Lưu Quang Vũ cũng có sự ảnh hưởng kiểu này: ?ocây bàng lên búp nhỏ, xanh như là thương nhau?. Thương mà lại có màu... Rồi chính Xuân Quỳnh cũng viết: "Cỏ bờ đê rất lạ, xanh như là chiêm bao"...
    LMY: Trong số các nhà thơ thời chống Mỹ, Thanh Thảo có phải là một người cách tân?
    NTT: Thanh Thảo là người cách tân khá quyết liệt, nhưng cách tân theo kiểu thơ Tây. Thời chống Mỹ, những anh nào có xu hướng cách tân thì hay đọc thơ Tây. Cách lắp ghép thi ảnh, tạo tứ thì phương Tây mạnh và rõ hơn phương Ðông. Thơ phương Ðông mờ hơn. Thanh Thảo sau 1975 khi viết Những người đi tới biển hướng thơ rất mở, không hướng về phương Ðông. Ðối với thơ ta lúc ấy, như vậy rất là đúng. Còn bây giờ thì đi ngược lại mới đúng.
    NTK: Chính vì vậy, hôm qua trong cuộc nói chuyện với nhà thơ Hoover, tôi nói mỗi bài thơ ở mỗi thời đại như một bát quái trận đồ. Thơ hiện đại diễn đạt bằng một cửa khác và đi ra bằng một cửa khác, còn thơ hậu hiện đại lại đi vào cửa khác nữa. Thơ hiện đại có thể đi ra thì khép cửa lại, còn thơ hậu hiện đại đi ra không đóng cửa... những chuyện ấy mình cũng có thể hoàn toàn làm được.
    LMY: Và nếu được, hai ông sẽ làm một phép so sánh như thế nào về thơ Hoàng Hưng và thơ Thanh Thảo?
    NTK: Hoàng Hưng bắt đầu nổi lên cùng nhóm làm thơ khi ở Hải Phòng, với Ðào Trọng Khánh ký là Ðào Nguyên (?othành phố ăn nằm với biển, đẻ ra một lũ cần lao") ảnh hưởng Văn Cao, cũng như Nguyễn Bắc Sơn thú nhận ảnh hưởng tinh thần hiệp sĩ ở Quang Dũng... Thơ Hoàng Hưng cũng như thơ Thanh Thảo, hướng đến một sự cách tân hình thức mới và có học hỏi, giống với thơ phương Tây. Về mặt thành công họ cũng như nhau và về không thành công cũng vậy. Nếu cho rằng họ đã thành công trong vấn đề cách tân cũng được, nhưng không phải là một thành công toàn bích. Bao giờ khi sắp hoàn thiện cũng vẫn thiếu một cái gì đó, cho nên với các nhà thơ sự hoàn thiện rất khó, cùng lắm họ đạt đến một chút trong cái đích của mình thôi.
    NTT: Thời chống Mỹ, Hoàng Hưng nổi tiếng với bài Gửi anh và Nghe đàn bầu trong xe xích, những bài thơ rất chống Mỹ, nằm trong xu hướng thơ chính thống với giọng điệu tự sự tình cảm và có hậu, dễ được chấp nhận. Còn những tìm tòi của Hoàng Hưng lệch kênh với những xu hướng ấy chưa thấy xuất hiện. Thanh Thảo thời ấy cũng chưa tách khỏi giọng thơ chung, nhưng thực tế ác liệt của chiến trường đã khiến thơ anh đau hơn, mạnh hơn. Về sau, cả hai anh đều hướng tới cách tân theo hơi hướng Tây, nhưng thơ Thanh Thảo có đời sống chiến tranh dễ được chấp nhận, còn thơ Hoàng Hưng khai thác sự vụt hiện vô thức, có vẻ Tây quá, "tối nghĩa" quá nên dễ bị phản ứng. Nhưng thơ Hoàng Hưng gần với thơ ngôn ngữ hơn là thơ Thanh Thảo. Nói chung, cả hai người đều có những đóng góp cách tân thi pháp rất đáng ghi nhận.
    NTK: Hoàng Hưng có bài thơ đại ý là: ?oở trên bầu trời này tất cả đều có thể được bay qua, nhưng chỉ có máy bay giặc Mỹ là không bay qua được...?o cũng "rất chống Mỹ". Trong ý thức của câu thơ, Hoàng Hưng cũng đã tỉnh giấc tìm câu và tư duy câu, đó là một tư duy mới. Về sau, đến Ngựa biển thì phải nói Hoàng Hưng cũng tìm tòi theo kiểu hướng phương Tây, nhưng không vượt qua được hiện đại của phương Tây mà lùi về hiện đại của thời trước đó. Ðiều ấy có thể hiện sự tài không? Hoàng Hưng là một người cách tân, Thanh Thảo cũng là một người cách tân. Cách tân của Thanh Thảo gần với đời sống hơn vì anh có một đời sống ở chiến trường, người Việt Nam hễ đọc cái gì về chiến trường thì dễ vào. Cho nên cách tân của Thanh Thảo dễ vào hơn khi có một đời sống ngồn ngộn trong thơ; còn Hoàng Hưng thì tôi nghĩ, ông chỉ có thể khai thác một khoảng thời gian ở trong tù mà ông đã từng làm trong Người đi tìm mặt, khai thác thật mạnh và nhân bản, chỉ bằng cảm giác đó thì ông sẽ thành công.
    LMY: Còn thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, ?ongười bạn đồng hành văn hoá? như cách gọi của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo?
    NTK: Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, tôi không thích thơ. Thơ ông chỉ có mấy câu, mà nếu ông đi theo hướng bài ấy, ông sẽ là nhà thơ chứ không phải người viết bút ký, đó là bài Trên con đường rừng cũ: ?oAi hành quân qua đây, rừng Trường Sơn mưa bay, đồng chí nào chia tay nơi đây, ngã ba rừng hoang lá đầy...? Phải nói rằng tôi thích ở lại Trường Sơn và ở lại làm chiến sĩ được chính là nhờ hai câu thơ này. Có một chất gì đó rất thi sĩ: ?oMẹ Trường Sơn tóc mây bạc phơ, lòng vẫn đau mưa nguồn chớp bể, 20 năm dài hằn trên trán mẹ, nên con đường đã ưu tư?... Về sau thơ ông Tường bị kẹt giữa định đề, luận ngữ quá nhiều, những cái mờ không còn nữa. Ngay cả khi ông nói trong thơ tìm Ðạm Tiên tôi cũng thấy ông không nhập thân. Thơ ấy không bằng nhập thân của ông trong văn xuôi, khi ông có những ý tưởng hay hơn hiện thực. Ông Tường vào văn xuôi rất hay. Ðọc Tuyệt tình cốc hay Ngọn núi ảo ảnh... thấy ở đây ông lại có một tinh thần rất thi sĩ. Nhưng khi ông Tường làm thơ, ông văn xuôi lại kiểm soát ông thi sĩ.
    NTT: Nếu nói về ký thì đất nước này nhất ông Tường, ông có thể chơi được với thế giới, đặc biệt là Ngọn núi ảo ảnh, viết giỏi lắm, vô chiêu; nhưng con người này có một cái lạ, ông là con người của thơ chứ không phải của văn xuôi. Văn xuôi của ông bị tư duy thơ khống chế, nên không thể viết tiểu thuyết mà chỉ viết tuỳ bút hay bút ký. Bất cứ cái gì ông viết, kể cả văn xuôi hay thơ đều mang theo một văn hoá, một văn hoá cao, nhưng đọc kỹ thì thấy thơ ông có một triết học về cái chết rất mạnh, rất thương. Có một cõi âm cực mạnh trong thơ ông Tường. Ông viết ?otôi còn ngồi chi đây một mình?, thơ ấy kinh hoàng quá, nó cũng mang lại ý nghĩa của cảm giác mông lung và yếm thế như câu thơ hay nhất, nhiều cảm giác nhất của Nguyễn Du ?omai sau dù có bao giờ?T. Ông Tường hay có nhược điểm là dùng chữ cũ, cải lương, có thể nói đùa là so với Minh Vương thì cũng chẳng thua gì. Nhưng khi ông viết ?ocây sầu đông, cây sầu đau - thương tôi cây cũng nở màu hoa râm? thì mới quá. Vẫn những chữ cũ nhưng khi ghép lại, nó lại ra một cách thơ mới, lạ, chứ không còn cũ nữa. Thơ ông Tường không theo hướng cách tân kiểu phương Tây, nhưng vẫn hiện đại... Đó là thơ phiêu bồng trong cõi âm, miền Bắc không có ai như thế, miền Nam thì có Bùi Giáng phiêu bồng đầy cá tính, nhưng vẫn chỉ phiêu bồng trên dương thế. Ðọc ông Tường, cảm giác ngôn ngữ thơ ông sạch, hay nói cách khác là một cõi âm sạch.
    NTK: Phải nói ông Tường hoàn toàn không có một đổi mới gì về ngôn ngữ thơ, nhưng đâu có phải cứ đổi mới người ta mới thích. Chữ của Trịnh Công Sơn rất cũ nhưng thi ảnh vẫn đẹp.
    Nguồn: Trích bài ?oĐối thoại ngẫu nhiên? của Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Thụy Kha, thực hiện tại Hà Nội, 29.3.2003, Lê Mỹ Ý ghi
  9. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Trò chuyện với hai nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Thụy Kha : " Không thể đo chiều cao cách tân bằng cái thước mét cũ "
    Lê Mỹ Ý

    Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo (NTT): Trong cuộc gặp gỡ với các nhà văn Mỹ hôm qua, Paul Hoover đã động đến những vấn đề cách tân mà các nhà thơ ở ta đang quan tâm, chẳng hạn "thơ ngôn ngữ", một kiểu thơ tạo chữ nhằm đem tới ấn tượng hay cảm giác chứ không chú trọng tạo nghĩa. Thơ ngôn ngữ làm nhiều người rất khó chịu và phản ứng mạnh thời nó mới xuất hiện. Nhưng theo P. Hoover thì hiện nay thơ ngôn ngữ đã khá phổ biến, cùng tồn tại với thơ trình diễn, được xem như loại thơ quí tộc và còn được mang dạy ở trường đại học. Ðiều đó chứng tỏ sự dân chủ tìm tòi những hình thức mới ở người ta rất cao.
    Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha (NTK): Thực ra thì ở ta từ lâu đã hướng tới thơ ngôn ngữ. Ðấy là thơ bí hiểm của nhóm Xuân Thu Nhã Tập, nhóm Dạ Ðài của Trần Dần với Tuyên ngôn tượng trưng và sau này là Lê Ðạt tìm Bóng chữ, Ðặng Ðình Hưng tìm Bến lạ...
    NTT: Dương Tường cũng là trường hợp như vậy, ông làm thơ cách tân theo kiểu Tây, nhưng kiểu Tây ở đây cũng đã hơi cũ, cũ đối với Tây. Bến lạ của Ðặng Ðình Hưng thì Thanh Thảo, Hoàng Hưng và Kha đánh giá cao ở tính cách tân, nhưng theo tôi thì nó vẫn cũ, chưa thực sự vượt lên để làm một cuộc cách tân mang tính thời đại. Nhưng đến sự xuất hiện Văn Cầm Hải thì tinh thần cách tân đã hướng tới kiểu thơ ngôn ngữ của ngày hôm nay. Thơ anh khó đọc, khó hiểu và khó in. Vì vậy mà người ta khó chịu và phản ứng rất rõ. Tập thơ đầu tiên của Văn Cầm Hải, Người đi chăn sóng biển, bị mấy nhà xuất bản nhận xét: ?oThơ gì mà chẳng giống thơ, cũng chẳng giống văn xuôi!?. May mà gặp nhà văn Nguyễn Quang Sáng, ông đưa vào Sài Gòn mới xin được giấy phép xuất bản. Còn tập sau này 64 bài, lấy tên Những giấc mơ của lưỡi, rồi đổi thành Người dương cầm cho "dễ chịu" hơn, vậy mà qua mấy nhà xuất bản vẫn chưa xin được giấy phép. Ðến NXB Hội Nhà Văn, giám đốc Nguyễn Phan Hách đưa cho 3 người đọc giám định. Ông Ngô Văn Phú không thể chịu nổi đã đành, nhưng chính ông Hách đọc cũng nói: "Tôi đọc như mấy người kia, cũng chẳng hiểu gì". Ở ta không hiểu là không in.
    Lê Mỹ Ý (LMY): Ông Nguyễn Trọng Tạo cho rằng thơ kiểu Đặng Đình Hưng, Dương Tường ?zđã hơi cũ?o. Ông Nguyễn Thụy Kha nghĩ sao?
    NTK: Chỗ này tôi muốn trở lại quan niệm về thơ ngôn ngữ một chút. Thực ra Việt Nam từ xưa đã có bà Hồ Xuân Hương viết ?zmõm mòm mom? hay ?ohõm hòm hom?, mới đây thì ông Dương Tường viết ?onhà thờ luênh loang luênh loang luềnh loàng...?, bản chất vẫn là thơ ngôn ngữ, thơ ngôn ngữ phương Ðông. Phương Ðông có hai lợi thế là tượng hình và giàu chất tượng thanh. Vậy tại sao người ta nhấn mạnh kiểu thơ ngôn ngữ? Ấy là muốn khu biệt thực sự giữa thơ và văn xuôi mà thôi. Vì bây giờ nhiều người lẫn lộn, chỉ cần đưa ra một câu văn xuôi cắt gọn cũng được coi là thơ. Như thế, ngôn ngữ sẽ khu biệt phần bị lẫn đi. Ðiểm này rất hay, nhưng cũng phải ở một trình độ văn hoá nào đó mới có thể hiểu và làm được. Ở nước ta thơ Mỹ đã tràn sang, cũng giống như âm nhạc... và nếu không có chiến tranh thì bây giờ thơ đã khác. Chiến tranh đã tạo ra cho chúng ta một thực tế mới, như đã từng tạo ra tranh lập thể Picasso, thơ ấn tượng...
    LMY: Vậy nếu cần có một nhận xét chung về thơ Nhân văn-Giai phẩm, các ông sẽ nói gì?
    NTT: Các nhà thơ Nhân văn-Giai phẩm đã muốn tìm kiếm, muốn cách tân thơ thực sự, nhưng cuối cùng động lực vẫn là muốn bày tỏ ý thức về xã hội. Họ muốn đưa ra một ý thức mới về thơ, một hình thức khác, nhưng cũng chưa có cái gì ghê gớm để gọi là cách tân cả. Nhưng ý thức muốn bắt đầu tìm kiếm cách tân đó, thực ra là sự tìm kiếm tự do trong sáng tạo. Khúc mắc giữa họ và thể chế là tự do hay không tự do trong sáng tạo. Mà chủ yếu hướng thơ của các ông là hướng thơ theo tư tưởng mới mẻ, thậm chí là hơi ngược, ngược ở đây có thể không phải là ngược về chính trị mà là ngược về quan niệm nghệ thuật, quan niệm xã hội. Tức là một bên nói về nghệ thuật đại chúng, bên kia nói nghệ thuật phải cao hơn đại chúng.
    LMY: Ông Nguyễn Thuỵ Kha nói rằng trong thơ chống Mỹ có sự so le giữa nội dung và hình thức, nghĩa là ở đây thơ đã bắt đầu có sự chuyển đổi?
    NTT: Trở lại xa hơn một chút là thơ chống Pháp. Thơ chống Pháp cũng là thơ hướng về đại chúng, đặc biệt là các nhà thơ Liên khu 4 đã đưa cả tiếng địa phương vào thơ, bỗng nhiên thơ có một tinh thần mới mẻ vì trước đó chưa ai làm như thế. Hồng Nguyên viết: ?ođộc lập nhớ viền chơi với chắc?, hay Trần Hữu Thung trong bài Thăm lúa có "Chiếc xắc mây anh mang, em nách mo cơm nếp, lúa níu anh trật dép"..., tức là có một "văn phái Liên khu 4" trong thơ chống Pháp, nay đọc lại vẫn thú vị. Ngay trong thời kỳ đó đã có sự thay đổi về chữ, ví dụ: ?oCó nắng chiều đột kích mấy hàng cau, có khai hội yêu cầu chất vấn?. Tất cả những thay đổi về chữ nghĩa ấy chẳng qua là đưa một tinh thần mới của xã hội vào, và những từ đó là có thật: ?ođột kích?, ?oxung kích?, ?ođánh đồn?,"chất vấn"..., trước đây ít dùng tới, nhưng khi chiến tranh thì chúng xuất hiện một cách phổ cập, rồi người ta dùng luôn trong thơ. Sau chống Mỹ, lại có chủ trương thơ đời thường, tất cả những gì đời thường có quyền vào thơ, bình đẳng với những gì gọi là cao siêu nhất. Từ cọng rau, con cá, rá gạo, cái phanh xe, vòi nước máy..., chúng tự nhiên gây những ấn tượng cho nhà thơ, gợi lại những ấn tượng khổ nhất, đời sống nhất của con người. Chủ trương như thế nghĩa là kéo những gì của đời sống về gần với thơ ca, chống lại những gì lý tưởng hoá quá, khiến thành viển vông. Thơ đời thường đã kéo chúng ta xích lại gần với con người, gần với sự thật hơn. Thơ chống Mỹ như anh Kha nói có một sự gan ruột, nhưng thực chất hệ thơ chống Mỹ lại quá xô bồ hiện thực, thành ra gần với văn xuôi. Nếu Thơ Mới thành công ở chỗ hiện thực như giấc mơ thì thơ chống Mỹ lại mở mắt, không có giấc mơ, không có con mắt thứ ba.
    NTK: Ðó là hiện thực mở mắt.
    NTT: Hạn chế của thơ chống Mỹ là nó quá rõ ràng. Hiện thực ấy cũng quá rõ ràng. Mà một trong những phẩm chất nghệ thuật của thơ là sự mờ nhoè ngôn ngữ. Thơ, từ xưa vốn đã có sự mờ. Thơ Ðường đối nhau chan chát, nhưng những bài của Ðỗ Phủ, Lý Bạch hay Bạch Cư Dị vẫn có sự mờ, làm cho thơ trở nên lung linh ảo diệu. Thơ điên của Hàn Mạc Tử rất rõ sự nhoè mờ. Cái bệnh hoạn cộng với tài năng tạo ra những xung động kỳ lạ trong thơ ông, những bài như Trăng tự tử, Ave Maria... rất dâng, rất diệu, tưởng như ánh sáng dâng lên từ trong con người ông chứ không phải từ trên trời xuống. Về thơ thời chống Mỹ, tôi lại lấy Phạm Tiến Duật làm ví dụ, vì ông Duật mở ra một cái mới lạ trong thơ chống Mỹ.
    NTK: Mở ra bằng cái tính chứ không phải bằng cái tài. Phạm Tiến Duật không tài nhưng có cái tính lông ba, lông bông. Lúc ấy người ta rất cần một thứ để làm đệm cho kiểu thơ hô hào khẩu hiệu như thơ Tố Hữu.
    NTT: Phải có một ông không cấu trúc câu, không cấu trúc chữ, mà cấu trúc tứ. Thời ấy chính ông Duật là người đưa ra những cái tứ bất ngờ. Ông đưa ra những cái giản đơn mà kết thúc như một nhà ảo thuật, làm cái tứ lật lên, hoá ra tứ lộn ngược. Thủ pháp lộn ngược ấy người ta đã dùng rất nhiều, ví dụ trong chiến tranh thế giới thứ hai, Bertolt Brecht viết: ?onhững chiếc xe tăng càn hết làng mạc, những khẩu súng giết chết con người, những chiếc máy bay xoá sạch thành phố...? cuối cùng ông nói: ?onhưng trong những chiếc xe tăng, những chiếc máy bay, những khẩu súng, lại có một con người?. Ðấy chính là cách cấu tứ lộn ngược điều anh đã đặt ra, gọi là một cấu trúc có chân đế. Cũng có khi người ta đi từ ngọn rồi lần xuống gốc, đó là do sự lựa chọn của mỗi người. Phạm Tiến Duật là người rất giỏi dùng thơ cấu tứ chân đế, mà phải thông minh mới làm được như vậy. Thơ Phạm Tiến Duật trong thời chống Mỹ như một sự thông minh nổi bật và chính sự thông minh ấy làm người đọc choáng, gây được ấn tượng ngay.
    NTK: Nhưng Nguyễn Mỹ mới là nhà thơ làm cho phần thơ chống Mỹ có sự nhoè của nó. Bài ?zcon đường nhỏ đi giữa hai hàng cây, ở trong nắng có một ngàn cái chuông? có vẻ đẹp và những khát khao rất lạ. Nguyễn Mỹ hay chơi ngũ sắc và ông là nhà thơ mạnh về cảm giác hơn là cảm nhận.
    NTT: Sau Cuộc chia ly màu đỏ, chính Lưu Quang Vũ cũng có sự ảnh hưởng kiểu này: ?ocây bàng lên búp nhỏ, xanh như là thương nhau?. Thương mà lại có màu... Rồi chính Xuân Quỳnh cũng viết: "Cỏ bờ đê rất lạ, xanh như là chiêm bao"...
    LMY: Trong số các nhà thơ thời chống Mỹ, Thanh Thảo có phải là một người cách tân?
    NTT: Thanh Thảo là người cách tân khá quyết liệt, nhưng cách tân theo kiểu thơ Tây. Thời chống Mỹ, những anh nào có xu hướng cách tân thì hay đọc thơ Tây. Cách lắp ghép thi ảnh, tạo tứ thì phương Tây mạnh và rõ hơn phương Ðông. Thơ phương Ðông mờ hơn. Thanh Thảo sau 1975 khi viết Những người đi tới biển hướng thơ rất mở, không hướng về phương Ðông. Ðối với thơ ta lúc ấy, như vậy rất là đúng. Còn bây giờ thì đi ngược lại mới đúng.
    NTK: Chính vì vậy, hôm qua trong cuộc nói chuyện với nhà thơ Hoover, tôi nói mỗi bài thơ ở mỗi thời đại như một bát quái trận đồ. Thơ hiện đại diễn đạt bằng một cửa khác và đi ra bằng một cửa khác, còn thơ hậu hiện đại lại đi vào cửa khác nữa. Thơ hiện đại có thể đi ra thì khép cửa lại, còn thơ hậu hiện đại đi ra không đóng cửa... những chuyện ấy mình cũng có thể hoàn toàn làm được.
    LMY: Và nếu được, hai ông sẽ làm một phép so sánh như thế nào về thơ Hoàng Hưng và thơ Thanh Thảo?
    NTK: Hoàng Hưng bắt đầu nổi lên cùng nhóm làm thơ khi ở Hải Phòng, với Ðào Trọng Khánh ký là Ðào Nguyên (?othành phố ăn nằm với biển, đẻ ra một lũ cần lao") ảnh hưởng Văn Cao, cũng như Nguyễn Bắc Sơn thú nhận ảnh hưởng tinh thần hiệp sĩ ở Quang Dũng... Thơ Hoàng Hưng cũng như thơ Thanh Thảo, hướng đến một sự cách tân hình thức mới và có học hỏi, giống với thơ phương Tây. Về mặt thành công họ cũng như nhau và về không thành công cũng vậy. Nếu cho rằng họ đã thành công trong vấn đề cách tân cũng được, nhưng không phải là một thành công toàn bích. Bao giờ khi sắp hoàn thiện cũng vẫn thiếu một cái gì đó, cho nên với các nhà thơ sự hoàn thiện rất khó, cùng lắm họ đạt đến một chút trong cái đích của mình thôi.
    NTT: Thời chống Mỹ, Hoàng Hưng nổi tiếng với bài Gửi anh và Nghe đàn bầu trong xe xích, những bài thơ rất chống Mỹ, nằm trong xu hướng thơ chính thống với giọng điệu tự sự tình cảm và có hậu, dễ được chấp nhận. Còn những tìm tòi của Hoàng Hưng lệch kênh với những xu hướng ấy chưa thấy xuất hiện. Thanh Thảo thời ấy cũng chưa tách khỏi giọng thơ chung, nhưng thực tế ác liệt của chiến trường đã khiến thơ anh đau hơn, mạnh hơn. Về sau, cả hai anh đều hướng tới cách tân theo hơi hướng Tây, nhưng thơ Thanh Thảo có đời sống chiến tranh dễ được chấp nhận, còn thơ Hoàng Hưng khai thác sự vụt hiện vô thức, có vẻ Tây quá, "tối nghĩa" quá nên dễ bị phản ứng. Nhưng thơ Hoàng Hưng gần với thơ ngôn ngữ hơn là thơ Thanh Thảo. Nói chung, cả hai người đều có những đóng góp cách tân thi pháp rất đáng ghi nhận.
    NTK: Hoàng Hưng có bài thơ đại ý là: ?oở trên bầu trời này tất cả đều có thể được bay qua, nhưng chỉ có máy bay giặc Mỹ là không bay qua được...?o cũng "rất chống Mỹ". Trong ý thức của câu thơ, Hoàng Hưng cũng đã tỉnh giấc tìm câu và tư duy câu, đó là một tư duy mới. Về sau, đến Ngựa biển thì phải nói Hoàng Hưng cũng tìm tòi theo kiểu hướng phương Tây, nhưng không vượt qua được hiện đại của phương Tây mà lùi về hiện đại của thời trước đó. Ðiều ấy có thể hiện sự tài không? Hoàng Hưng là một người cách tân, Thanh Thảo cũng là một người cách tân. Cách tân của Thanh Thảo gần với đời sống hơn vì anh có một đời sống ở chiến trường, người Việt Nam hễ đọc cái gì về chiến trường thì dễ vào. Cho nên cách tân của Thanh Thảo dễ vào hơn khi có một đời sống ngồn ngộn trong thơ; còn Hoàng Hưng thì tôi nghĩ, ông chỉ có thể khai thác một khoảng thời gian ở trong tù mà ông đã từng làm trong Người đi tìm mặt, khai thác thật mạnh và nhân bản, chỉ bằng cảm giác đó thì ông sẽ thành công.
    LMY: Còn thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, ?ongười bạn đồng hành văn hoá? như cách gọi của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo?
    NTK: Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, tôi không thích thơ. Thơ ông chỉ có mấy câu, mà nếu ông đi theo hướng bài ấy, ông sẽ là nhà thơ chứ không phải người viết bút ký, đó là bài Trên con đường rừng cũ: ?oAi hành quân qua đây, rừng Trường Sơn mưa bay, đồng chí nào chia tay nơi đây, ngã ba rừng hoang lá đầy...? Phải nói rằng tôi thích ở lại Trường Sơn và ở lại làm chiến sĩ được chính là nhờ hai câu thơ này. Có một chất gì đó rất thi sĩ: ?oMẹ Trường Sơn tóc mây bạc phơ, lòng vẫn đau mưa nguồn chớp bể, 20 năm dài hằn trên trán mẹ, nên con đường đã ưu tư?... Về sau thơ ông Tường bị kẹt giữa định đề, luận ngữ quá nhiều, những cái mờ không còn nữa. Ngay cả khi ông nói trong thơ tìm Ðạm Tiên tôi cũng thấy ông không nhập thân. Thơ ấy không bằng nhập thân của ông trong văn xuôi, khi ông có những ý tưởng hay hơn hiện thực. Ông Tường vào văn xuôi rất hay. Ðọc Tuyệt tình cốc hay Ngọn núi ảo ảnh... thấy ở đây ông lại có một tinh thần rất thi sĩ. Nhưng khi ông Tường làm thơ, ông văn xuôi lại kiểm soát ông thi sĩ.
    NTT: Nếu nói về ký thì đất nước này nhất ông Tường, ông có thể chơi được với thế giới, đặc biệt là Ngọn núi ảo ảnh, viết giỏi lắm, vô chiêu; nhưng con người này có một cái lạ, ông là con người của thơ chứ không phải của văn xuôi. Văn xuôi của ông bị tư duy thơ khống chế, nên không thể viết tiểu thuyết mà chỉ viết tuỳ bút hay bút ký. Bất cứ cái gì ông viết, kể cả văn xuôi hay thơ đều mang theo một văn hoá, một văn hoá cao, nhưng đọc kỹ thì thấy thơ ông có một triết học về cái chết rất mạnh, rất thương. Có một cõi âm cực mạnh trong thơ ông Tường. Ông viết ?otôi còn ngồi chi đây một mình?, thơ ấy kinh hoàng quá, nó cũng mang lại ý nghĩa của cảm giác mông lung và yếm thế như câu thơ hay nhất, nhiều cảm giác nhất của Nguyễn Du ?omai sau dù có bao giờ?T. Ông Tường hay có nhược điểm là dùng chữ cũ, cải lương, có thể nói đùa là so với Minh Vương thì cũng chẳng thua gì. Nhưng khi ông viết ?ocây sầu đông, cây sầu đau - thương tôi cây cũng nở màu hoa râm? thì mới quá. Vẫn những chữ cũ nhưng khi ghép lại, nó lại ra một cách thơ mới, lạ, chứ không còn cũ nữa. Thơ ông Tường không theo hướng cách tân kiểu phương Tây, nhưng vẫn hiện đại... Đó là thơ phiêu bồng trong cõi âm, miền Bắc không có ai như thế, miền Nam thì có Bùi Giáng phiêu bồng đầy cá tính, nhưng vẫn chỉ phiêu bồng trên dương thế. Ðọc ông Tường, cảm giác ngôn ngữ thơ ông sạch, hay nói cách khác là một cõi âm sạch.
    NTK: Phải nói ông Tường hoàn toàn không có một đổi mới gì về ngôn ngữ thơ, nhưng đâu có phải cứ đổi mới người ta mới thích. Chữ của Trịnh Công Sơn rất cũ nhưng thi ảnh vẫn đẹp.
    Nguồn: Trích bài ?oĐối thoại ngẫu nhiên? của Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Thụy Kha, thực hiện tại Hà Nội, 29.3.2003, Lê Mỹ Ý ghi
  10. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Nhận lời mời của South East Asia Center thuộc University of Washington tại Seattle, ngày 7.5.2003 nhà thơ Hoàng Hưng đã có một buổi giới thiệu tác phẩm của mình và trò chuyện về những kinh nghiệm của một nhà báo Việt Nam. Bài nói chuyện trong nguyên gốc tiếng Anh sau đó được biên tập lại và đăng trong tạp chí văn học Mỹ New American Writing (Viết Mới), số 22 năm 2004, số chuyên đề về thơ châu Á, với tựa đề ?oThe Modernization of Vietnamese Poetry: A History from a Vietnamese Poet?Ts Perspective?. Chúng tôi xin giới thiệu bản dịch tiếng Việt của bài viết này, với một số chi tiết bổ sung của tác giả so với bản gốc tiếng Anh.
    talawas
    Hoàng Hưng
    LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI HOÁ THƠ VIỆT TRONG MẮT MỘT NHÀ THƠ
    Võ Sư Phạm dịch
    Xã hội Việt - Thơ Việt
    Ở thủ đô nước Việt Nam có một đền thờ gọi tên Văn Miếu, theo nghĩa đen là ?oNơi thờ Văn Thơ?. Nơi đây thờ các nhà trí thức kiêm nhà thơ của Việt Nam. Kể cũng đáng cho ta tìm hiểu vì sao có sự trọng vọng này.

    Trong thời phong kiến (trước thế kỷ thứ 20) ở Việt Nam các văn bản đều viết bằng chữ Nho (chữ Hán) hoặc chữ Nôm (một biến thể của chữ Nho nhưng còn khó viết hơn), vì thế các nhà thơ phải là những trí thức có kiến thức cao về văn hoá và ngôn ngữ. Họ là những nhà nho đồng thời cũng là quan lại triều đình.

    Dưới thời kỳ thực dân Pháp thống trị (1884-1945), các nhà thơ cũng chủ yếu sinh ra từ lớp tinh hoa, chỉ khác là giờ đây họ là những người Tây học và viết bằng chữ quốc ngữ theo mẫu chữ latin. Việc phát tán các bài thơ giờ đây tiến hành qua sách báo, cũng vì thế thơ ca phổ biến mạnh mẽ hơn ở thành thị, đó chính là con lộ thênh ********* việc đòi quyền sống cá nhân của lớp thanh niên tân thời. Trong khi ấy, các nhà hoạt động cách mạng lại có ý thức dùng thơ ca để vận động quần chúng. Cung cách này đã được nhà lãnh đạo Cộng sản trước 1945 bút danh Sóng Hồng nói rõ trong bài thơ Là Thi Sĩ: ?odùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ?.

    Trong thời gian hai cuộc chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945 - 1975), nhờ tỷ lệ dân chúng biết chữ khá cao, thơ đã trở thành một hoạt động mang tính quần chúng và Việt Nam đã từng được coi như ?oĐất nước Thơ Ca?. Nhận rõ tác động xã hội to lớn của Thơ, nhà cầm quyền Bắc Việt Nam đã khai thác các đặc điểm của Thơ - chủ yếu là tốc độ phổ biến nhanh và khả năng nói lên những chân lý cao xa một cách đơn giản ?" biến Thơ thành ?ovũ khí? huy động quần chúng tham gia kháng chiến.
    ?oNay ở trong Thơ nên có thép, nhà thơ cũng phải biết xung phong?, ***** Chí Minh đã viết như thế trong tập Nhật ký trong tù nổi tiếng (1941-1942). Kể từ khi có công cuộc ?ođổi mới? cuối những năm 1980, thơ ca bắt đầu tách dần khỏi chính trị và các nhà thơ tập chú hơn vào các giá trị thẩm mỹ của thơ. Thực ra thì ngày càng ít người đọc thơ do có sự suy thoái chung của văn hoá đọc, thế nhưng cái tình yêu muôn thở đối với Thơ của nguời Việt Nam vẫn còn đó, thậm chí còn mạnh hơn nữa. Các nhà thơ thì vẫn như xưa, có mặt khắp nơi, và việc giao lưu ý tưởng và tình cảm qua thơ vẫn là niềm vui thích của mọi người. Ta bắt gặp Thơ trên báo chí, trên làn sóng phát thanh, trên màn ảnh nhỏ truyền hình, và qua hàng trăm cuốn sách thơ in ra mỗi năm (nhà thơ có thể còn nghèo song vẫn bỏ tiền túi ra in thơ). Rất gần đây thôi, một ?oNgày Thơ Việt Nam? đã ra đời, tổ chức vào ngày Nguyên Tiêu, giúp cho mọi người có cơ hội tôn vinh Thơ vào một Ngày riêng hẳn cho Thơ.
    Vậy là Thơ vẫn có tầm quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam, và nhà nước tuy có cởi mở hơn với Thơ nhưng vẫn rất cảnh giác với các thứ Thơ ?o*********, đồi trụy? về nội dung và khó hiểu về hình thức. Bài tiểu luận này sẽ xem xét Thơ Việt Nam trong quan hệ với công cuộc đổi mới về mọi mặt đồng thời chỉ ra những thăng trầm của nhà thơ Việt Nam trong cuộc hiện đại hoá nền thi ca nước mình.
    Lịch sử hiện đại hoá Thơ ở Việt Nam

    Kể từ những năm 1930, khởi đầu bằng một cuộc ?ocách mạng thơ?, những nỗ lực hiện đại hoá thơ, sáng kiến và đi đầu luôn luôn là từ các nhà trí thức trẻ thành thị, những người muốn tự do thoát khỏi các ràng buộc của thơ ca truyền thống, sự đúc khuôn về nội dung cũng như hình thức, yêu cầu thơ phải có nhiệm vụ giáo huấn, phải là công cụ của ý thức hệ.

    Những nỗ lực hiện đại hoá Thơ Việt Nam gần đây được phát động bởi yêu cầu tự do cá nhân còn mạnh mẽ hơn những năm 1930, và nằm chung trong dòng chảy đổi mới xã hội chứ không chỉ riêng Thơ. Đó là những khát vọng thoát ra khỏi quan niệm phong kiến ?oVăn dĩ tải đạo? mà sau đó thời xã hội chủ nghĩa được biến cải thành ?oNghệ thuật phục vụ chính trị và phục vụ nhân dân?. Dưới chiêu bài đó, những người bảo thủ lắm khi có quyền lên án Thơ ca đổi mới là suy đồi, chứa đựng tư tưởng tư sản, có thể phá hoại sự nghiệp văn hoá xã hội chủ nghĩa.

    Phong trào ?oThơ Mới? những năm 1930
    Chịu ảnh hưởng của thơ lãng mạn và tượng trưng Pháp thế kỷ 19, các nhà thơ Việt Nam những năm 1930, những người từng thấm nhuần ngôn ngữ Pháp từ ghế nhà trường phổ thông, đã tiến hành cuộc cách mạng thơ dưới tên gọi ?oThơ Mới? như một sự thoát ra khỏi ảnh hưởng ngàn năm của nền văn hoá Trung Hoa. ?oThơ Mới? diễn tả tình yêu dịu ngọt, nỗi buồn và nỗi cô đơn của con người riêng tư, mang theo xu hướng thoát ly thực tại, trốn vào thiên nhiên và lãng mạn hoá quá khứ. Phần nhiều loại thơ này theo hướng nghệ thuật vị nghệ thuật. Luồng thơ mới này tự cắt đứt khỏi các niêm luật Đường Thi và sử dụng một số thể thơ Pháp thế kỷ 19. Làn sóng mới mẻ Thơ Mới của Việt Nam những năm 1930 là tham vọng đầu tiên hiện đại hoá thơ Việt Nam ?" nó đã thành công nhờ vào sự tàn lụi rồi chết hẳn của nền văn hoá Nho học và sự nảy sinh của nền văn hoá tiểu tư sản thành thị dưới thời Pháp thống trị. Làn sóng mới này đi đến chỗ bị khai tử - hoặc chí ít là lui vào chỗ nấp kín đáo ?" khi có cuộc Cách mạng năm 1945, cho đến tận những năm 1960. Trong những năm 1960, nhất là trong những năm Chiến tranh chống Mỹ, lại nổi lên những nỗ lực hiện đại hoá thơ ca ở Sài Gòn.
    Đổi mới Thơ ca ở Sài Gòn những năm 1960

    Chất men văn hoá Mỹ và Pháp trong những năm 1960 - các phong trào chống đối chính trị, những thể nghiệm biểu đạt mới, và sự tiếp nhận những ảnh hưởng văn hoá xuyên biên giới quốc gia ?" đã có tác động tới những nhà thơ trẻ Sài Gòn những năm đó. Các nhà thơ làn sóng mới Sài Gòn những năm 60 chủ yếu nằm trong nhóm ?oSáng Tạo?. Nhóm này khai thác và nói to lên thân phận cô đơn của con người sống trong cuộc chiến tranh không lối thoát. Các nhà thơ này tìm cách có tự do hơn trong những cách biểu đạt mới mẻ, trong những câu thơ tự do, những nhịp điệu bất thường, giống như các ?othanh khí? của họ ở phương Tây đi theo tiết tấu nhạc jazz.
    Những nỗ lực hiện đại hoá Thơ ở miền Bắc từ năm 1954
    Tôi muốn tập chú vào những nỗ lực dũng cảm hiện đại hoá Thơ của một số nhà thơ Việt ở Bắc Việt Nam ?" nơi đây hệ tư tưởng chính thống yêu cầu Thơ phải là công cụ cách mạng, cũng có nghĩa là phải có tính quần chúng và phải trung thành với những lệ luật có tự lâu đời. Ban đầu có thể kể đến Nguyễn Đình Thi, Trần Mai Ninh hồi mới bắt đầu kháng chiến chống Pháp. Trần Mai Ninh qua đời quá sớm, còn Nguyễn Đình Thi thì bị phê phán nên cũng phải chữa lại nhiều bài thơ cho bớt ?otiên phong?. Trong giai đọan 1954-1975, có thể kể đến một số cách tân của Chế Lan Viên và Thanh Thảo, những cách tân này được chính thống chấp nhận do có nội dung chính trị tốt.
    Trên miền Bắc Việt Nam sau năm 1954, mà khẩu hiệu chính trị là ?oxây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng Nam Việt Nam?, có thể thấy mối quan hệ giữa việc hiện đại hoá thơ và các vấn đề xã hội chính trị thể hiện trong phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm hồi năm 1956. Tinh thần phong trào Nhân văn?"Giai phẩm được khởi xướng bởi nhà thơ Trần Dần, người nổi tiếng với tiểu thuyết Người người lớp lớp ngợi ca các chiến sĩ Điện Biên Phủ. Vốn đã có sẵn tinh thần cách tân Thơ và Nghệ thuật nói chung, lại được gợi ý và thức tỉnh qua phong trào đòi tự do sáng tác ở Đông Âu và Trung Hoa, Trần Dần đã viết lá thư định gửi cho lãnh đạo Đảng Lao Động Việt Nam. Trong lá thư này có những đường nét lớn của một dự án đòi tự do hơn nữa cho văn nghệ sĩ Việt Nam. Trong lúc bị buộc phải tự kiểm thảo vì quan điểm của lá thư, ông đã viết bài thơ dài Nhất định thắng. Cũng khoảng thời gian ấy, vào năm 1956, nhà thơ Hoàng Cầm và các đồng chí cho ra tập san mang tên Giai phẩm. Số đầu tiên của Giai phẩm đã gây ra náo loạn dư luận với việc đăng Nhất định thắng của Trần Dần. Bài thơ nói đến sự khốn khổ của con người hồi đó, với điệp khúc:
    Tôi bước đi
    không thấy phố
    không thấy nhà
    Chỉ thấy mưa sa
    trên màu cờ đỏ.
    Và dĩ nhiên bài thơ cũng ngầm chứa cái ý đòi tự do cho người nghệ sĩ để họ thoát khỏi cảnh khốn cùng về trí tuệ và vật chất của mình.
    Trần Dần bị bắt giam ngay sau đó, nhưng rồi được thả nhờ những sự kiện ở Liên Xô (chống sùng bái Stalin) và Trung Quốc (phong trào ?oTrăm hoa đua nở?). Trong hoàn cảnh ấy, một tờ báo tư nhân ra đời, tờ Nhân Văn. Tờ báo có những bài đòi ?oTrả văn nghệ cho văn nghệ sĩ?, lên tiếng phê phán hệ thống quan liêu đương thời và cuối cùng hàm ý kêu gọi một cuộc biểu dương lực lượng của quần chúng đòi những thay đổi về chính trị. Nhận rõ nguy cơ một phong trào đòi dân chủ, nhà cầm quyền đóng cửa các tờ báo và tập san đó, và cuối năm ấy bắt đầu chiến dịch ?oĐấu tranh chống bè lũ Nhân văn?"Giai phẩm?. Cuối chiến dịch là vụ án xét xử và bỏ tù những người chịu trách nhiệm về tư tưởng chống đối chính trị của phong trào. Đồng thời, qua các lớp chỉnh huấn dùng hình thức phê và tự phê, qua các lần cải tạo lao động, người ta đề ra những tiêu chuẩn chính trị mà trí thức và văn nghệ sĩ phải theo.
    Sau vụ án, các nhà thơ chủ chốt của phong trào Nhân văn?"Giai phẩm như Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt bị tước quyền xuất bản các sáng tác của họ. Lặng câm trong thân phận ngoài lề, họ tập trung tìm con đường đổi mới Thơ. Tránh va chạm với các vấn đề xã hội-chính trị bằng cách chui vào tháp ngà ngôn từ, họ đề cao cái phi lý và đời sống tiềm thức, vô thức.
    Trên thực tế, Trần Dần đã đưa ra một quan điểm ?ohiện đại chủ nghĩa? về Thơ trong bản Tuyên ngôn tượng trưng ngay từ tháng Giêng năm 1946 (đúng vài ba tháng sau cuộc Cách mạng 1945):

    ?oChúng ta muốn những cảm giác thâm u mà chúng ta mới chỉ có những thi sĩ của lòng. Đã đến lúc chúng ta đợi những thi sĩ của linh hồn, những thi sĩ của cái tôi thầm kín?? ?oKhông được dùng lý trí, không được dùng cảm tình, nghĩa là không được chỉ dùng có một quan năng tách bạch của chúng ta. Hãy đem tất cả linh hồn, hãy mở tất cả các cửa ngách của tâm tư mà lý hội?, ?onói đến âm nhạc trong thơ là phải nói đến sức gợi khêu của chữ? (in trên số 1 của tập san Dạ Đài do chính ông sáng lập).
    Sau vụ án Nhân văn?"Giai phẩm, Trần Dần bắt tay vào một loạt thử nghiệm Thơ kéo dài suốt đời mình. Tinh thần cách tân không ngừng nghỉ của ông có thể thấy rất rõ ở những dòng này trong Bài Thơ Việc Bắc năm 1956:
    Hãy thù ghét
    mọi ao tù
    nơi thân ta
    rữa mốc
    mọi thói quen
    /nếp nghĩ- mù loà
    Bắt đầu bằng những bài thơ theo lối leo thang kiểu Maiakovski xưng tụng chủ nghĩa anh hùng, nhà thơ tiếp tục với những ?obài thơ mini? sâu đậm màu thiền-triết và cuối cùng là đi tới những bài ?othơ không lời?. Trần Dần nổi tiếng với tuyên ngôn ?olàm thơ là làm tiếng Việt?. Ông xứng đáng được coi là người đi đầu dòng thơ vẫn được gọi tên là ?oDòng chữ? tồn tại bên cạnh dàn hợp xướng tạp âm ?ocó tính quần chúng? được chính thức thừa nhận.
    Quan điểm của Trần Dần về Thơ cũng gần với những nhà hậu hiện đại Mỹ (thường gọi là các nhà làm ?othơ ngôn ngữ? - language poetry), ưng dùng những ?ochữ rỗng? (empty words) thay vì những ?ochữ thụ nghĩa? (signified words), dùng những ám chỉ nhờ vào sức mạnh của ngữ âm thay vì nghĩa thông dụng của các chữ. Cho tới khi ông qua đời vào năm 1997, Trần Dần chỉ được thấy một chút xíu thơ tiên phong của mình được xuất bản, thế nhưng với thời gian, người tự gọi mình là ?oTư Mã Gẫy? ngày càng được đông đảo bạn đọc để ý vì nhân cách Thơ của ông thể hiện trong sự ?ochính trực? thi ca, cuộc chiến đấu kiên quyết chống lại con đường ?othơ nô?. Ông xứng đáng với danh hiệu mà những người mến mộ đặt cho: ?othủ lãnh trong bóng tối? (PTH).

Chia sẻ trang này