1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THAM KHẢO | Tin tức, Lý luận, Phê bình Văn học nghệ thuật (NEW !!!mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi kienn79, 16/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Nhận lời mời của South East Asia Center thuộc University of Washington tại Seattle, ngày 7.5.2003 nhà thơ Hoàng Hưng đã có một buổi giới thiệu tác phẩm của mình và trò chuyện về những kinh nghiệm của một nhà báo Việt Nam. Bài nói chuyện trong nguyên gốc tiếng Anh sau đó được biên tập lại và đăng trong tạp chí văn học Mỹ New American Writing (Viết Mới), số 22 năm 2004, số chuyên đề về thơ châu Á, với tựa đề ?oThe Modernization of Vietnamese Poetry: A History from a Vietnamese Poet?Ts Perspective?. Chúng tôi xin giới thiệu bản dịch tiếng Việt của bài viết này, với một số chi tiết bổ sung của tác giả so với bản gốc tiếng Anh.
    talawas
    Hoàng Hưng
    LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI HOÁ THƠ VIỆT TRONG MẮT MỘT NHÀ THƠ
    Võ Sư Phạm dịch
    Xã hội Việt - Thơ Việt
    Ở thủ đô nước Việt Nam có một đền thờ gọi tên Văn Miếu, theo nghĩa đen là ?oNơi thờ Văn Thơ?. Nơi đây thờ các nhà trí thức kiêm nhà thơ của Việt Nam. Kể cũng đáng cho ta tìm hiểu vì sao có sự trọng vọng này.

    Trong thời phong kiến (trước thế kỷ thứ 20) ở Việt Nam các văn bản đều viết bằng chữ Nho (chữ Hán) hoặc chữ Nôm (một biến thể của chữ Nho nhưng còn khó viết hơn), vì thế các nhà thơ phải là những trí thức có kiến thức cao về văn hoá và ngôn ngữ. Họ là những nhà nho đồng thời cũng là quan lại triều đình.

    Dưới thời kỳ thực dân Pháp thống trị (1884-1945), các nhà thơ cũng chủ yếu sinh ra từ lớp tinh hoa, chỉ khác là giờ đây họ là những người Tây học và viết bằng chữ quốc ngữ theo mẫu chữ latin. Việc phát tán các bài thơ giờ đây tiến hành qua sách báo, cũng vì thế thơ ca phổ biến mạnh mẽ hơn ở thành thị, đó chính là con lộ thênh ********* việc đòi quyền sống cá nhân của lớp thanh niên tân thời. Trong khi ấy, các nhà hoạt động cách mạng lại có ý thức dùng thơ ca để vận động quần chúng. Cung cách này đã được nhà lãnh đạo Cộng sản trước 1945 bút danh Sóng Hồng nói rõ trong bài thơ Là Thi Sĩ: ?odùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ?.

    Trong thời gian hai cuộc chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945 - 1975), nhờ tỷ lệ dân chúng biết chữ khá cao, thơ đã trở thành một hoạt động mang tính quần chúng và Việt Nam đã từng được coi như ?oĐất nước Thơ Ca?. Nhận rõ tác động xã hội to lớn của Thơ, nhà cầm quyền Bắc Việt Nam đã khai thác các đặc điểm của Thơ - chủ yếu là tốc độ phổ biến nhanh và khả năng nói lên những chân lý cao xa một cách đơn giản ?" biến Thơ thành ?ovũ khí? huy động quần chúng tham gia kháng chiến.
    ?oNay ở trong Thơ nên có thép, nhà thơ cũng phải biết xung phong?, ***** Chí Minh đã viết như thế trong tập Nhật ký trong tù nổi tiếng (1941-1942). Kể từ khi có công cuộc ?ođổi mới? cuối những năm 1980, thơ ca bắt đầu tách dần khỏi chính trị và các nhà thơ tập chú hơn vào các giá trị thẩm mỹ của thơ. Thực ra thì ngày càng ít người đọc thơ do có sự suy thoái chung của văn hoá đọc, thế nhưng cái tình yêu muôn thở đối với Thơ của nguời Việt Nam vẫn còn đó, thậm chí còn mạnh hơn nữa. Các nhà thơ thì vẫn như xưa, có mặt khắp nơi, và việc giao lưu ý tưởng và tình cảm qua thơ vẫn là niềm vui thích của mọi người. Ta bắt gặp Thơ trên báo chí, trên làn sóng phát thanh, trên màn ảnh nhỏ truyền hình, và qua hàng trăm cuốn sách thơ in ra mỗi năm (nhà thơ có thể còn nghèo song vẫn bỏ tiền túi ra in thơ). Rất gần đây thôi, một ?oNgày Thơ Việt Nam? đã ra đời, tổ chức vào ngày Nguyên Tiêu, giúp cho mọi người có cơ hội tôn vinh Thơ vào một Ngày riêng hẳn cho Thơ.
    Vậy là Thơ vẫn có tầm quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam, và nhà nước tuy có cởi mở hơn với Thơ nhưng vẫn rất cảnh giác với các thứ Thơ ?o*********, đồi trụy? về nội dung và khó hiểu về hình thức. Bài tiểu luận này sẽ xem xét Thơ Việt Nam trong quan hệ với công cuộc đổi mới về mọi mặt đồng thời chỉ ra những thăng trầm của nhà thơ Việt Nam trong cuộc hiện đại hoá nền thi ca nước mình.
    Lịch sử hiện đại hoá Thơ ở Việt Nam

    Kể từ những năm 1930, khởi đầu bằng một cuộc ?ocách mạng thơ?, những nỗ lực hiện đại hoá thơ, sáng kiến và đi đầu luôn luôn là từ các nhà trí thức trẻ thành thị, những người muốn tự do thoát khỏi các ràng buộc của thơ ca truyền thống, sự đúc khuôn về nội dung cũng như hình thức, yêu cầu thơ phải có nhiệm vụ giáo huấn, phải là công cụ của ý thức hệ.

    Những nỗ lực hiện đại hoá Thơ Việt Nam gần đây được phát động bởi yêu cầu tự do cá nhân còn mạnh mẽ hơn những năm 1930, và nằm chung trong dòng chảy đổi mới xã hội chứ không chỉ riêng Thơ. Đó là những khát vọng thoát ra khỏi quan niệm phong kiến ?oVăn dĩ tải đạo? mà sau đó thời xã hội chủ nghĩa được biến cải thành ?oNghệ thuật phục vụ chính trị và phục vụ nhân dân?. Dưới chiêu bài đó, những người bảo thủ lắm khi có quyền lên án Thơ ca đổi mới là suy đồi, chứa đựng tư tưởng tư sản, có thể phá hoại sự nghiệp văn hoá xã hội chủ nghĩa.

    Phong trào ?oThơ Mới? những năm 1930
    Chịu ảnh hưởng của thơ lãng mạn và tượng trưng Pháp thế kỷ 19, các nhà thơ Việt Nam những năm 1930, những người từng thấm nhuần ngôn ngữ Pháp từ ghế nhà trường phổ thông, đã tiến hành cuộc cách mạng thơ dưới tên gọi ?oThơ Mới? như một sự thoát ra khỏi ảnh hưởng ngàn năm của nền văn hoá Trung Hoa. ?oThơ Mới? diễn tả tình yêu dịu ngọt, nỗi buồn và nỗi cô đơn của con người riêng tư, mang theo xu hướng thoát ly thực tại, trốn vào thiên nhiên và lãng mạn hoá quá khứ. Phần nhiều loại thơ này theo hướng nghệ thuật vị nghệ thuật. Luồng thơ mới này tự cắt đứt khỏi các niêm luật Đường Thi và sử dụng một số thể thơ Pháp thế kỷ 19. Làn sóng mới mẻ Thơ Mới của Việt Nam những năm 1930 là tham vọng đầu tiên hiện đại hoá thơ Việt Nam ?" nó đã thành công nhờ vào sự tàn lụi rồi chết hẳn của nền văn hoá Nho học và sự nảy sinh của nền văn hoá tiểu tư sản thành thị dưới thời Pháp thống trị. Làn sóng mới này đi đến chỗ bị khai tử - hoặc chí ít là lui vào chỗ nấp kín đáo ?" khi có cuộc Cách mạng năm 1945, cho đến tận những năm 1960. Trong những năm 1960, nhất là trong những năm Chiến tranh chống Mỹ, lại nổi lên những nỗ lực hiện đại hoá thơ ca ở Sài Gòn.
    Đổi mới Thơ ca ở Sài Gòn những năm 1960

    Chất men văn hoá Mỹ và Pháp trong những năm 1960 - các phong trào chống đối chính trị, những thể nghiệm biểu đạt mới, và sự tiếp nhận những ảnh hưởng văn hoá xuyên biên giới quốc gia ?" đã có tác động tới những nhà thơ trẻ Sài Gòn những năm đó. Các nhà thơ làn sóng mới Sài Gòn những năm 60 chủ yếu nằm trong nhóm ?oSáng Tạo?. Nhóm này khai thác và nói to lên thân phận cô đơn của con người sống trong cuộc chiến tranh không lối thoát. Các nhà thơ này tìm cách có tự do hơn trong những cách biểu đạt mới mẻ, trong những câu thơ tự do, những nhịp điệu bất thường, giống như các ?othanh khí? của họ ở phương Tây đi theo tiết tấu nhạc jazz.
    Những nỗ lực hiện đại hoá Thơ ở miền Bắc từ năm 1954
    Tôi muốn tập chú vào những nỗ lực dũng cảm hiện đại hoá Thơ của một số nhà thơ Việt ở Bắc Việt Nam ?" nơi đây hệ tư tưởng chính thống yêu cầu Thơ phải là công cụ cách mạng, cũng có nghĩa là phải có tính quần chúng và phải trung thành với những lệ luật có tự lâu đời. Ban đầu có thể kể đến Nguyễn Đình Thi, Trần Mai Ninh hồi mới bắt đầu kháng chiến chống Pháp. Trần Mai Ninh qua đời quá sớm, còn Nguyễn Đình Thi thì bị phê phán nên cũng phải chữa lại nhiều bài thơ cho bớt ?otiên phong?. Trong giai đọan 1954-1975, có thể kể đến một số cách tân của Chế Lan Viên và Thanh Thảo, những cách tân này được chính thống chấp nhận do có nội dung chính trị tốt.
    Trên miền Bắc Việt Nam sau năm 1954, mà khẩu hiệu chính trị là ?oxây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng Nam Việt Nam?, có thể thấy mối quan hệ giữa việc hiện đại hoá thơ và các vấn đề xã hội chính trị thể hiện trong phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm hồi năm 1956. Tinh thần phong trào Nhân văn?"Giai phẩm được khởi xướng bởi nhà thơ Trần Dần, người nổi tiếng với tiểu thuyết Người người lớp lớp ngợi ca các chiến sĩ Điện Biên Phủ. Vốn đã có sẵn tinh thần cách tân Thơ và Nghệ thuật nói chung, lại được gợi ý và thức tỉnh qua phong trào đòi tự do sáng tác ở Đông Âu và Trung Hoa, Trần Dần đã viết lá thư định gửi cho lãnh đạo Đảng Lao Động Việt Nam. Trong lá thư này có những đường nét lớn của một dự án đòi tự do hơn nữa cho văn nghệ sĩ Việt Nam. Trong lúc bị buộc phải tự kiểm thảo vì quan điểm của lá thư, ông đã viết bài thơ dài Nhất định thắng. Cũng khoảng thời gian ấy, vào năm 1956, nhà thơ Hoàng Cầm và các đồng chí cho ra tập san mang tên Giai phẩm. Số đầu tiên của Giai phẩm đã gây ra náo loạn dư luận với việc đăng Nhất định thắng của Trần Dần. Bài thơ nói đến sự khốn khổ của con người hồi đó, với điệp khúc:
    Tôi bước đi
    không thấy phố
    không thấy nhà
    Chỉ thấy mưa sa
    trên màu cờ đỏ.
    Và dĩ nhiên bài thơ cũng ngầm chứa cái ý đòi tự do cho người nghệ sĩ để họ thoát khỏi cảnh khốn cùng về trí tuệ và vật chất của mình.
    Trần Dần bị bắt giam ngay sau đó, nhưng rồi được thả nhờ những sự kiện ở Liên Xô (chống sùng bái Stalin) và Trung Quốc (phong trào ?oTrăm hoa đua nở?). Trong hoàn cảnh ấy, một tờ báo tư nhân ra đời, tờ Nhân Văn. Tờ báo có những bài đòi ?oTrả văn nghệ cho văn nghệ sĩ?, lên tiếng phê phán hệ thống quan liêu đương thời và cuối cùng hàm ý kêu gọi một cuộc biểu dương lực lượng của quần chúng đòi những thay đổi về chính trị. Nhận rõ nguy cơ một phong trào đòi dân chủ, nhà cầm quyền đóng cửa các tờ báo và tập san đó, và cuối năm ấy bắt đầu chiến dịch ?oĐấu tranh chống bè lũ Nhân văn?"Giai phẩm?. Cuối chiến dịch là vụ án xét xử và bỏ tù những người chịu trách nhiệm về tư tưởng chống đối chính trị của phong trào. Đồng thời, qua các lớp chỉnh huấn dùng hình thức phê và tự phê, qua các lần cải tạo lao động, người ta đề ra những tiêu chuẩn chính trị mà trí thức và văn nghệ sĩ phải theo.
    Sau vụ án, các nhà thơ chủ chốt của phong trào Nhân văn?"Giai phẩm như Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt bị tước quyền xuất bản các sáng tác của họ. Lặng câm trong thân phận ngoài lề, họ tập trung tìm con đường đổi mới Thơ. Tránh va chạm với các vấn đề xã hội-chính trị bằng cách chui vào tháp ngà ngôn từ, họ đề cao cái phi lý và đời sống tiềm thức, vô thức.
    Trên thực tế, Trần Dần đã đưa ra một quan điểm ?ohiện đại chủ nghĩa? về Thơ trong bản Tuyên ngôn tượng trưng ngay từ tháng Giêng năm 1946 (đúng vài ba tháng sau cuộc Cách mạng 1945):

    ?oChúng ta muốn những cảm giác thâm u mà chúng ta mới chỉ có những thi sĩ của lòng. Đã đến lúc chúng ta đợi những thi sĩ của linh hồn, những thi sĩ của cái tôi thầm kín?? ?oKhông được dùng lý trí, không được dùng cảm tình, nghĩa là không được chỉ dùng có một quan năng tách bạch của chúng ta. Hãy đem tất cả linh hồn, hãy mở tất cả các cửa ngách của tâm tư mà lý hội?, ?onói đến âm nhạc trong thơ là phải nói đến sức gợi khêu của chữ? (in trên số 1 của tập san Dạ Đài do chính ông sáng lập).
    Sau vụ án Nhân văn?"Giai phẩm, Trần Dần bắt tay vào một loạt thử nghiệm Thơ kéo dài suốt đời mình. Tinh thần cách tân không ngừng nghỉ của ông có thể thấy rất rõ ở những dòng này trong Bài Thơ Việc Bắc năm 1956:
    Hãy thù ghét
    mọi ao tù
    nơi thân ta
    rữa mốc
    mọi thói quen
    /nếp nghĩ- mù loà
    Bắt đầu bằng những bài thơ theo lối leo thang kiểu Maiakovski xưng tụng chủ nghĩa anh hùng, nhà thơ tiếp tục với những ?obài thơ mini? sâu đậm màu thiền-triết và cuối cùng là đi tới những bài ?othơ không lời?. Trần Dần nổi tiếng với tuyên ngôn ?olàm thơ là làm tiếng Việt?. Ông xứng đáng được coi là người đi đầu dòng thơ vẫn được gọi tên là ?oDòng chữ? tồn tại bên cạnh dàn hợp xướng tạp âm ?ocó tính quần chúng? được chính thức thừa nhận.
    Quan điểm của Trần Dần về Thơ cũng gần với những nhà hậu hiện đại Mỹ (thường gọi là các nhà làm ?othơ ngôn ngữ? - language poetry), ưng dùng những ?ochữ rỗng? (empty words) thay vì những ?ochữ thụ nghĩa? (signified words), dùng những ám chỉ nhờ vào sức mạnh của ngữ âm thay vì nghĩa thông dụng của các chữ. Cho tới khi ông qua đời vào năm 1997, Trần Dần chỉ được thấy một chút xíu thơ tiên phong của mình được xuất bản, thế nhưng với thời gian, người tự gọi mình là ?oTư Mã Gẫy? ngày càng được đông đảo bạn đọc để ý vì nhân cách Thơ của ông thể hiện trong sự ?ochính trực? thi ca, cuộc chiến đấu kiên quyết chống lại con đường ?othơ nô?. Ông xứng đáng với danh hiệu mà những người mến mộ đặt cho: ?othủ lãnh trong bóng tối? (PTH).
  2. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Lê Đạt, bạn của Trần Dần, người chia sẻ các giá trị và mục đích Thơ với ông, từng xuất hiện trong phong trào Nhân văn?"Giai phẩm theo những nguyên tắc viết như sau:

    ?o(Chúng ta phải có) hơi thơ xốc vác, gần gụi với những ưu tâm xã hội, những lo toan, những đòi hỏi của đời sống hàng ngày, thông qua một cách diễn đạt trực tiếp, táo bạo của một ngôn ngữ sống? (Dẫn theo bản thảo chưa công bố).
    Sau vụ án, ông lại chia sẻ với Trần Dần quan niệm ?oThơ con chữ? trong các thể nghiệm riêng. Nhà thơ từng tự gọi mình là ?oPhu chữ? nói về các thể nghiệm đó:

    ?oVề mặt thi pháp, ?othơ mới? năm 1930 chủ yếu mang tính đơn tuyến, đơn nghĩa và một tính mục đích quá rõ ràng nhằm diễn đạt một ý đồ có sẵn. Nhà thơ chú ý nhiều đến nghĩa thông thường của chữ, nặng về câu hơn về chữ, chưa bận tâm đến việc tổng phát nghĩa trên toàn tuyến, thiết lập những tương quan mới của chữ, huy động tổng lực mọi khả năng của chữ (âm lượng, tính đồng âm dị nghĩa, diện mạo quá khứ), xây dùng những trường ngữ nghĩa riêng bên ngoài văn phạm từ vị và ngôn ngữ thông thường. Một câu thơ hay thường mang sâu sắc tính dân tộc, đồng thời ít nhiều ngoại ngữ, vì đã tạo ra một cách nói mới, một cách phát nghĩa mới. Có phải thơ tích cực góp phần xây dựng con người thế kỷ 21, con người tạo nghĩa (homo significans)??; ?oTôi đã lần mò tìm vô thức trong mê cung của chữ, tự nguyện thành một người rồ chữ có kiểm soát?
    (trích bản thảo chưa in).

    Vào thời đó, có những ?ongười thể nghiệm? khác nữa (nói theo Đặng Đình Hưng) đã đóng góp vào công cuộc hiện đại hoá Thơ. Nằm ?ocô đơn toàn phần? trong ổ, Đặng Đình Hưng đã viết bài thơ dài Bến lạ có thể coi như thành tựu của Thơ hiện đại Việt Nam. Trong khi Văn Cao ?" một nhà soạn nhạc nổi tiếng ?" là người dõng dạc tuyên ngôn thơ tự do, Dương Tường - một dịch giả văn học Anh và Pháp nổi tiếng - lại đề xướng một thứ "Thơ âm bồi". Dương Tường viết:

    ?oVật liệu chính của thơ tôi không phải con chữ mà là con âm? Họ (các nhà thơ khác) làm việc ngôn ngữ trên chiều biểu nghĩa (signifié), còn tôi làm việc ngôn ngữ trên chiều năng nghĩa (signifiant). Những gì ở thơ họ là đã thì tôi là đang. Nói cách khác, ở thơ các bạn đã là mặt chữ nhìn thẳng, còn tôi là ở mặt chữ nhìn nghiêng. Tôi nghĩ sức gợi của thơ mình nằm ở mặt chênh đó, nó nảy lên một cái gì giống như âm bồi (son harmonique) trong âm nhạc vậy. Tôi muốn đi theo một thi pháp âm bồi, nếu có thể gọi thế. Và nếu như những câu thơ tôi có một nghĩa nào đó thì đó là do các âm chữ hắt ánh lên thành một thứ cầu vồng trên mặt chữ mà thôi.? (Tạp chí Sông Hương tháng 6/1990).
    Chẳng may là những thể nghiệm đó chỉ được cất trong ngăn kéo hoặc lưu hành kín trong đám nhỏ bạn bè. Mọi ý đồ tiếp cận tác phẩm hay con người của những nhân vật cựu Nhân văn?"Giai phẩm đều bị nhà cầm quyền coi là ?otiêu cực?. Vụ việc đau lòng hơn cả xảy ra với bản thảo tập thơ Về Kinh Bắc của Hoàng Cầm, viết năm 1959 theo tinh thần tân-tượng trưng, bị các quan chức văn hoá-tư tưởng coi là ?obiểu tượng hai mặt?, coi là có ngầm chứa tư tưởng chống đối chính trị. Vào năm 1982, khi có vài bài thơ trong đó của Hoàng Cầm được in ở nước ngoài kèm theo vài lời bình chống đối, thì Hoàng Cầm bị bắt giữ và giam trong 18 tháng.
    Những nhân vật Nhân văn-Giai phẩm chỉ được trả lại quyền xuất bản thơ của mình từ khi có chính sách ?oĐổi Mới? vào cuối những năm 1980. Những công trình ?otiên phong? của họ thế là phải chờ 20 năm, thậm chí 30 năm để có thể tạo ảnh hưởng đến cộng đồng Thơ. Khi ra mắt, chúng gây sốc không chỉ cho số ít nhà thơ Việt và buộc họ suy nghĩ rằng họ chẳng còn thể nào đi theo lối làm thơ như xưa. Cũng đáng nói ở đây là câu chuyện buồn về Hoàng Cầm đã có ?ohồi kết hậu? khi tập thơ Về Kinh Bắc của ông trở thành cuốn sách bán chạy trong những năm 1990 và tác giả đã trở thành gương mặt hấp dẫn trong hệ thống truyền thông.
    Ta có thể thấy ảnh hưởng của các nhà thơ đó trong lớp tiên tiến của thế hệ nhà thơ trẻ ngày nay. Được kích động vì sự im lặng dũng cảm của các nhà thơ đi trước, lại được trang bị tiếng Anh cơ bản cùng với những chiếc máy tính cá nhân và những mối liên hệ với các bạn đồng nghiệp Việt Nam hải ngoại, nhiều nhà thơ trẻ bắt đầu tạo ra làn sóng hiện đại hoá Thơ lần thứ ba ở Việt Nam, và công cuộc này đang còn tiếp tục hoàn thiện.
  3. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Lê Đạt, bạn của Trần Dần, người chia sẻ các giá trị và mục đích Thơ với ông, từng xuất hiện trong phong trào Nhân văn?"Giai phẩm theo những nguyên tắc viết như sau:

    ?o(Chúng ta phải có) hơi thơ xốc vác, gần gụi với những ưu tâm xã hội, những lo toan, những đòi hỏi của đời sống hàng ngày, thông qua một cách diễn đạt trực tiếp, táo bạo của một ngôn ngữ sống? (Dẫn theo bản thảo chưa công bố).
    Sau vụ án, ông lại chia sẻ với Trần Dần quan niệm ?oThơ con chữ? trong các thể nghiệm riêng. Nhà thơ từng tự gọi mình là ?oPhu chữ? nói về các thể nghiệm đó:

    ?oVề mặt thi pháp, ?othơ mới? năm 1930 chủ yếu mang tính đơn tuyến, đơn nghĩa và một tính mục đích quá rõ ràng nhằm diễn đạt một ý đồ có sẵn. Nhà thơ chú ý nhiều đến nghĩa thông thường của chữ, nặng về câu hơn về chữ, chưa bận tâm đến việc tổng phát nghĩa trên toàn tuyến, thiết lập những tương quan mới của chữ, huy động tổng lực mọi khả năng của chữ (âm lượng, tính đồng âm dị nghĩa, diện mạo quá khứ), xây dùng những trường ngữ nghĩa riêng bên ngoài văn phạm từ vị và ngôn ngữ thông thường. Một câu thơ hay thường mang sâu sắc tính dân tộc, đồng thời ít nhiều ngoại ngữ, vì đã tạo ra một cách nói mới, một cách phát nghĩa mới. Có phải thơ tích cực góp phần xây dựng con người thế kỷ 21, con người tạo nghĩa (homo significans)??; ?oTôi đã lần mò tìm vô thức trong mê cung của chữ, tự nguyện thành một người rồ chữ có kiểm soát?
    (trích bản thảo chưa in).

    Vào thời đó, có những ?ongười thể nghiệm? khác nữa (nói theo Đặng Đình Hưng) đã đóng góp vào công cuộc hiện đại hoá Thơ. Nằm ?ocô đơn toàn phần? trong ổ, Đặng Đình Hưng đã viết bài thơ dài Bến lạ có thể coi như thành tựu của Thơ hiện đại Việt Nam. Trong khi Văn Cao ?" một nhà soạn nhạc nổi tiếng ?" là người dõng dạc tuyên ngôn thơ tự do, Dương Tường - một dịch giả văn học Anh và Pháp nổi tiếng - lại đề xướng một thứ "Thơ âm bồi". Dương Tường viết:

    ?oVật liệu chính của thơ tôi không phải con chữ mà là con âm? Họ (các nhà thơ khác) làm việc ngôn ngữ trên chiều biểu nghĩa (signifié), còn tôi làm việc ngôn ngữ trên chiều năng nghĩa (signifiant). Những gì ở thơ họ là đã thì tôi là đang. Nói cách khác, ở thơ các bạn đã là mặt chữ nhìn thẳng, còn tôi là ở mặt chữ nhìn nghiêng. Tôi nghĩ sức gợi của thơ mình nằm ở mặt chênh đó, nó nảy lên một cái gì giống như âm bồi (son harmonique) trong âm nhạc vậy. Tôi muốn đi theo một thi pháp âm bồi, nếu có thể gọi thế. Và nếu như những câu thơ tôi có một nghĩa nào đó thì đó là do các âm chữ hắt ánh lên thành một thứ cầu vồng trên mặt chữ mà thôi.? (Tạp chí Sông Hương tháng 6/1990).
    Chẳng may là những thể nghiệm đó chỉ được cất trong ngăn kéo hoặc lưu hành kín trong đám nhỏ bạn bè. Mọi ý đồ tiếp cận tác phẩm hay con người của những nhân vật cựu Nhân văn?"Giai phẩm đều bị nhà cầm quyền coi là ?otiêu cực?. Vụ việc đau lòng hơn cả xảy ra với bản thảo tập thơ Về Kinh Bắc của Hoàng Cầm, viết năm 1959 theo tinh thần tân-tượng trưng, bị các quan chức văn hoá-tư tưởng coi là ?obiểu tượng hai mặt?, coi là có ngầm chứa tư tưởng chống đối chính trị. Vào năm 1982, khi có vài bài thơ trong đó của Hoàng Cầm được in ở nước ngoài kèm theo vài lời bình chống đối, thì Hoàng Cầm bị bắt giữ và giam trong 18 tháng.
    Những nhân vật Nhân văn-Giai phẩm chỉ được trả lại quyền xuất bản thơ của mình từ khi có chính sách ?oĐổi Mới? vào cuối những năm 1980. Những công trình ?otiên phong? của họ thế là phải chờ 20 năm, thậm chí 30 năm để có thể tạo ảnh hưởng đến cộng đồng Thơ. Khi ra mắt, chúng gây sốc không chỉ cho số ít nhà thơ Việt và buộc họ suy nghĩ rằng họ chẳng còn thể nào đi theo lối làm thơ như xưa. Cũng đáng nói ở đây là câu chuyện buồn về Hoàng Cầm đã có ?ohồi kết hậu? khi tập thơ Về Kinh Bắc của ông trở thành cuốn sách bán chạy trong những năm 1990 và tác giả đã trở thành gương mặt hấp dẫn trong hệ thống truyền thông.
    Ta có thể thấy ảnh hưởng của các nhà thơ đó trong lớp tiên tiến của thế hệ nhà thơ trẻ ngày nay. Được kích động vì sự im lặng dũng cảm của các nhà thơ đi trước, lại được trang bị tiếng Anh cơ bản cùng với những chiếc máy tính cá nhân và những mối liên hệ với các bạn đồng nghiệp Việt Nam hải ngoại, nhiều nhà thơ trẻ bắt đầu tạo ra làn sóng hiện đại hoá Thơ lần thứ ba ở Việt Nam, và công cuộc này đang còn tiếp tục hoàn thiện.
  4. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Đường Thơ của riêng tôi
    Đường Thơ của tôi đôi lúc cắt ngang lịch sử hiện đại hoá Thơ Việt và đôi lúc đi song song với nó. Trong các sáng tác của mình tôi chia sẻ khuynh hướng của những nhà thơ cưỡng lại chính sách văn hoá (chính thống), tôi nằm trong cái lịch sử hiện đại hoá Thơ ấy đồng thời lại có thể nói rằng nó chẳng ăn nhằm gì với mình cả. Tôi thường khi bị/được coi là một trong số ít nhà thơ ?otiên phong? ở Việt Nam thời nay - người luôn luôn đi tìm tòi cái mới, tìm những cách biểu hiện lạ đời cho Thơ. Thế nhưng câu chuyện thì phức tạp hơn thế nhiều.

    Từ lập trường nhà thơ-công chức đến kẻ bên lề

    Mười chín tuổi tôi xuất hiện trên sân khấu thơ chính thống, trong dàn đồng ca xưng tụng chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa lãng mạn cách mạng, và sau đó may mắn trở thành một người trong nhóm nhà thơ thế hệ chống Mỹ những năm 1960 được công chúng chú ý. Thế nhưng tới cuối những năm 1960 tôi dần dần tách khỏi dàn đồng ca. Vào năm 1973 thì tôi hoàn toàn tách khỏi, và cho dù các bạn tôi cứ cho rằng tôi cố tình tạo cho mình vị thế ngoài lề, tôi vẫn âm thầm đi con đường riêng. Lo âu sâu xa và hoài nghi về số phận dân tộc mình (sau này thì thấy không sai khi Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa tan vỡ), tôi thấy không yên tâm khi cất tiếng ca những giai điệu quen thuộc như ?ođường ra trận mùa này đẹp lắm?o.
    Tôi đã viết thế này vào hồi đó:
    Các anh bảo chúng tôi
    Đi chiến đấu cho ngày mai tươi đẹp
    Chúng tôi đi
    Vì không sợ chết
    Chúng tôi chết
    Vì sợ sống hèn
    Nhưng sẽ ra sao cái ngày mai ấy?

    Những đoạn thơ như trên mà công an tìm thấy trong nhà tôi về sau trở thành bằng chứng cho điều các nhà cầm quyền gọi là ?osuy đồi về tư tưởng?, và đưa tôi đến trại giam năm 1982.

    Có một nguyên nhân nữa của việc tôi tự tách mình ra, đó là ảnh hưởng của những quan điểm nghệ thuật và văn học hiện đại của châu Âu (trong số nhà thơ cùng thế hệ, tôi may mắn được học tiếng Pháp đủ để đọc sách lý luận văn nghệ viết bằng thứ tiếng này), từ ?ochủ nghĩa hiện thực vô bờ bến? - cuộc trốn chạy đầu tiên khỏi chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa do nhà mỹ học Pháp Roger Garaudy xướng xuất ?"- đến việc phát hiện chủ nghĩa siêu thực trong hội hoạ và thơ ca (Apollinaire, Lorca, Eluard) và cuối cùng là sự khám phá cái phi lý trong những tiểu thuyết của Kafka và kịch của Samuel Beckett. Bài viết của tôi báo hiệu sự ly khai với nền thi ca chính thống (tức là thơ ca tuyên truyền) được in trên báo Văn nghệ vào năm 1970, và đây là vài ý chính:

    1. Thơ không nên là những tụng ca thời thượng, mà phải đi sâu vào tâm trạng con người.
    2. Thơ cần phải liên tục đổi mới để đuổi kịp sự phát triển của đời sống (dẫn lời bài thơ của nhà thơ Philippe Jaccottet: ?oTôi đã già đi từ tiếng đầu đến tiếng cuối của bài thơ?).
    Dĩ nhiên là các quan điểm đó đã bị các ?oquan thơ? cáu tiết phê phán!
    Bên cạnh những quan điểm lạc điệu của tôi, các quan thơ cũng nhận thấy rằng tôi đang tìm cách phổ biến một thứ thơ ?osuy đồi? (như các bài thơ hiện đại của Apollinaire và Lorca). Rồi cái gì phải đến đã đến. Năm 1973, sau khi công khai tranh cãi với Chế Lan Viên, một viên ?oquan thơ to đầu? ở Hội Nhà Văn Việt Nam, về cái lý tưởng và cái hiện thực trong thơ ca cách mạng, tôi quyết định không tiếp tục viết những gì mà Hội Nhà Văn muốn xuất bản ?" không phải là ngừng sáng tác, mà chỉ viết những gì không xuất bản, cho riêng mình.

    Những bài thơ đi tìm mặt mình (1969?"1979)
    Những bài thơ không xuất bản của tôi, được lưu chuyển trong đám bạn bè, tìm cách đi sâu vào cuộc sống nội tâm chính mình, để khám phá những ảo tưởng tan nát, sự bất an trong lòng, và sự xông pha đi tìm bộ mặt thật của cuộc đời chính cá nhân mình, chống lại sự ngoan ngoãn như các quan thơ yêu cầu.
    Vào năm 1969, tôi đã viết những bài thơ như:
    Tỉnh giấc ở Hòn Gai
    Thốt tỉnh. Bây giờ là mấy giờ đêm?
    Oi ả quá. Sóng không buồn vỗ.
    Sà sà mảng núi ngang đầu
    Trắng bệch màu mây mệt mỏi.
    Vụt đứng dậy. Bồn chồn kinh hãi.
    Sáng mau đi! Đá sập đến nơi rồi!

    Tôi viết bài thơ này vào cái đêm tôi nghỉ dưới chân núi Bài Thơ ở Hòn Gai sau trận báo động máy bay Mỹ. Một nhà văn đương thời nhận xét về bài thơ này, chia sẻ với tôi ?onỗi âu lo bất an của thời mình đang sống?.
    Hình thức phổ biến của thơ tôi trong giai đọan này là thơ tự do không vần.
    Những bài thơ vụt hiện (1980?"1982)
    Tiếp đó là giai đoạn ?othơ vụt hiện?, những bài thơ viết ra một cách bột phát, ghi lại mọi con âm chợt hiện trong đầu như ánh chớp loé lên trong bóng đêm, trong đó có cả những ?otừ? chỉ là những âm vô nghĩa.
    Những bài thơ này có gốc gác từ bối cảnh thời đó ?"- sau năm 1975 (theo thói quen chúng tôi nói ở Việt Nam, mọi sự chia ra trước 1975 và sau 1975). Sau khi Việt Nam thống nhất, tôi chuyển vào Sài Gòn làm phóng viên thường trú cho một tờ báo hàng tuần của Hà Nội. Công việc cho tôi nhiều thời giờ tự do, tôi có cơ hội thể nghiệm một cuộc sống hai mặt: một của người ?obộ đội? (người miền Nam gọi tất cả những cán bộ từ miền Bắc vào như vậy), một gần gụi với những cựu viên chức chế độ Sài Gòn và nền văn hoá hậu chiến tranh ở Sài Gòn. Sài Gòn sau chiến tranh khiến ta hoang mang bối rối: toàn thành phố là một cái chợ giời lớn, hàng trăm nghìn người không sợ gian nguy xuống tầu thuyền vượt biên, và những người ?othắng trận? mất phương hướng giữa thế giới tiêu dùng nhập của Mỹ (vẫn thường bị người cộng sản gọi khinh miệt là ?ophồn vinh giả tạo?). Thời đó mọi chuyện chả có mấy ý nghiã.

    Bản thân tôi thời đó sống nhờ lăn lộn buôn chợ giời cùng với các bạn hàng là những người thuộc chế độ cũ, họ buôn bán trong khi chờ đợi chuyến tàu đón họ vượt biên sang miền đất hứa. Vào thời đó, tôi có dịp đọc vô số sách triết học bán giá rẻ trên hè phố Sài Gòn ?"- fire sale books (nghĩa đen là ?~sách bán tống bán tháo vì bị hư hại do cháy nhà?T) như người ta gọi ở bên Hoa Kỳ. Tôi bị ảnh hưởng văn xuôi Mỹ (đặc biệt là sách của Henry Miller và William Faulkner) và những sách kinh Phật. Kết quả là trong tôi có sự trộn lẫn giữa ham muốn, điên rồ và thất vọng chứa đựng trong một lối văn chương ?odòng ý thức? và một thứ có thể gọi là ?odòng siêu thực Phật giáo?. Sau này, khi đã làm quen với nền thơ ca hiện đại Mỹ, tôi nghĩ rằng nhận thức Thi pháp thời đó của mình có những nét tương tự các nhà thơ thế hệ Beat. Và quả thực về sau tôi đã dịch một số bài của Allen Ginsberg sang tiếng Việt.
    Đây là một bài thơ tôi viết thể nghiệm vào thời đó:
    Đường phố 1
    Bão loạn. Lốc dù. Xanh mí. Cốc ré. Váy hè. Tiện nghi lạc-xon. Chất chồng trô trố. Môi ngang. Vô hồn. Khoảnh khoắc. Mi-ni mông lông. Cởi quần, chửi thề. Con gà quay con gà quay
    Bão loạn. Múa vàng. Te tua. Nhừ giấc
    Bão loạn. Rùng rùng. Sặc nước. Giạt tóc. Liên lục địa sầm. Tìm, chết, đi
    Bão loạn. Dứt tung tay. Oc lói. Lơ láo tù về lạc thế kỷ. Sương đầm đẫm vóc miên mai

    Nhiều năm về sau, tôi thử nói rõ những quan điểm Thơ của mình hồi đó trong bài tiểu luận có tên "Vài cuộc phiêu lưu thơ gần đây? (1994):
    ?o? tôi thấy được sự bất lực của lối thơ quen thuộc trong việc biểu đạt đời sống bề sâu, những rung cảm chưa rõ rệt, những tâm trạng đang sinh thành, những vật lộn sáng-tối trong lòng người. Thơ không thể trung thực nếu nó chỉ túm lấy cái kết quả đã hoàn tất của quá trình vận động ý thức - những tình cảm, tư tưởng minh thị, có định hướng, có mục đích, sau khi đã bị
    lý trí sàng lọc.
    Mở tung không gian hai chiều, mở ra chiều thứ ba của thị giác, chiều thứ tư - mộng giác, chiều thứ năm - ảo giác, chiều thứ sáu - linh giác, hội hoạ đã làm được với lập thể, siêu thực, trừu tượng, action - painting, vì sao thơ lại không làm đựợc??

  5. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Đường Thơ của riêng tôi
    Đường Thơ của tôi đôi lúc cắt ngang lịch sử hiện đại hoá Thơ Việt và đôi lúc đi song song với nó. Trong các sáng tác của mình tôi chia sẻ khuynh hướng của những nhà thơ cưỡng lại chính sách văn hoá (chính thống), tôi nằm trong cái lịch sử hiện đại hoá Thơ ấy đồng thời lại có thể nói rằng nó chẳng ăn nhằm gì với mình cả. Tôi thường khi bị/được coi là một trong số ít nhà thơ ?otiên phong? ở Việt Nam thời nay - người luôn luôn đi tìm tòi cái mới, tìm những cách biểu hiện lạ đời cho Thơ. Thế nhưng câu chuyện thì phức tạp hơn thế nhiều.

    Từ lập trường nhà thơ-công chức đến kẻ bên lề

    Mười chín tuổi tôi xuất hiện trên sân khấu thơ chính thống, trong dàn đồng ca xưng tụng chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa lãng mạn cách mạng, và sau đó may mắn trở thành một người trong nhóm nhà thơ thế hệ chống Mỹ những năm 1960 được công chúng chú ý. Thế nhưng tới cuối những năm 1960 tôi dần dần tách khỏi dàn đồng ca. Vào năm 1973 thì tôi hoàn toàn tách khỏi, và cho dù các bạn tôi cứ cho rằng tôi cố tình tạo cho mình vị thế ngoài lề, tôi vẫn âm thầm đi con đường riêng. Lo âu sâu xa và hoài nghi về số phận dân tộc mình (sau này thì thấy không sai khi Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa tan vỡ), tôi thấy không yên tâm khi cất tiếng ca những giai điệu quen thuộc như ?ođường ra trận mùa này đẹp lắm?o.
    Tôi đã viết thế này vào hồi đó:
    Các anh bảo chúng tôi
    Đi chiến đấu cho ngày mai tươi đẹp
    Chúng tôi đi
    Vì không sợ chết
    Chúng tôi chết
    Vì sợ sống hèn
    Nhưng sẽ ra sao cái ngày mai ấy?

    Những đoạn thơ như trên mà công an tìm thấy trong nhà tôi về sau trở thành bằng chứng cho điều các nhà cầm quyền gọi là ?osuy đồi về tư tưởng?, và đưa tôi đến trại giam năm 1982.

    Có một nguyên nhân nữa của việc tôi tự tách mình ra, đó là ảnh hưởng của những quan điểm nghệ thuật và văn học hiện đại của châu Âu (trong số nhà thơ cùng thế hệ, tôi may mắn được học tiếng Pháp đủ để đọc sách lý luận văn nghệ viết bằng thứ tiếng này), từ ?ochủ nghĩa hiện thực vô bờ bến? - cuộc trốn chạy đầu tiên khỏi chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa do nhà mỹ học Pháp Roger Garaudy xướng xuất ?"- đến việc phát hiện chủ nghĩa siêu thực trong hội hoạ và thơ ca (Apollinaire, Lorca, Eluard) và cuối cùng là sự khám phá cái phi lý trong những tiểu thuyết của Kafka và kịch của Samuel Beckett. Bài viết của tôi báo hiệu sự ly khai với nền thi ca chính thống (tức là thơ ca tuyên truyền) được in trên báo Văn nghệ vào năm 1970, và đây là vài ý chính:

    1. Thơ không nên là những tụng ca thời thượng, mà phải đi sâu vào tâm trạng con người.
    2. Thơ cần phải liên tục đổi mới để đuổi kịp sự phát triển của đời sống (dẫn lời bài thơ của nhà thơ Philippe Jaccottet: ?oTôi đã già đi từ tiếng đầu đến tiếng cuối của bài thơ?).
    Dĩ nhiên là các quan điểm đó đã bị các ?oquan thơ? cáu tiết phê phán!
    Bên cạnh những quan điểm lạc điệu của tôi, các quan thơ cũng nhận thấy rằng tôi đang tìm cách phổ biến một thứ thơ ?osuy đồi? (như các bài thơ hiện đại của Apollinaire và Lorca). Rồi cái gì phải đến đã đến. Năm 1973, sau khi công khai tranh cãi với Chế Lan Viên, một viên ?oquan thơ to đầu? ở Hội Nhà Văn Việt Nam, về cái lý tưởng và cái hiện thực trong thơ ca cách mạng, tôi quyết định không tiếp tục viết những gì mà Hội Nhà Văn muốn xuất bản ?" không phải là ngừng sáng tác, mà chỉ viết những gì không xuất bản, cho riêng mình.

    Những bài thơ đi tìm mặt mình (1969?"1979)
    Những bài thơ không xuất bản của tôi, được lưu chuyển trong đám bạn bè, tìm cách đi sâu vào cuộc sống nội tâm chính mình, để khám phá những ảo tưởng tan nát, sự bất an trong lòng, và sự xông pha đi tìm bộ mặt thật của cuộc đời chính cá nhân mình, chống lại sự ngoan ngoãn như các quan thơ yêu cầu.
    Vào năm 1969, tôi đã viết những bài thơ như:
    Tỉnh giấc ở Hòn Gai
    Thốt tỉnh. Bây giờ là mấy giờ đêm?
    Oi ả quá. Sóng không buồn vỗ.
    Sà sà mảng núi ngang đầu
    Trắng bệch màu mây mệt mỏi.
    Vụt đứng dậy. Bồn chồn kinh hãi.
    Sáng mau đi! Đá sập đến nơi rồi!

    Tôi viết bài thơ này vào cái đêm tôi nghỉ dưới chân núi Bài Thơ ở Hòn Gai sau trận báo động máy bay Mỹ. Một nhà văn đương thời nhận xét về bài thơ này, chia sẻ với tôi ?onỗi âu lo bất an của thời mình đang sống?.
    Hình thức phổ biến của thơ tôi trong giai đọan này là thơ tự do không vần.
    Những bài thơ vụt hiện (1980?"1982)
    Tiếp đó là giai đoạn ?othơ vụt hiện?, những bài thơ viết ra một cách bột phát, ghi lại mọi con âm chợt hiện trong đầu như ánh chớp loé lên trong bóng đêm, trong đó có cả những ?otừ? chỉ là những âm vô nghĩa.
    Những bài thơ này có gốc gác từ bối cảnh thời đó ?"- sau năm 1975 (theo thói quen chúng tôi nói ở Việt Nam, mọi sự chia ra trước 1975 và sau 1975). Sau khi Việt Nam thống nhất, tôi chuyển vào Sài Gòn làm phóng viên thường trú cho một tờ báo hàng tuần của Hà Nội. Công việc cho tôi nhiều thời giờ tự do, tôi có cơ hội thể nghiệm một cuộc sống hai mặt: một của người ?obộ đội? (người miền Nam gọi tất cả những cán bộ từ miền Bắc vào như vậy), một gần gụi với những cựu viên chức chế độ Sài Gòn và nền văn hoá hậu chiến tranh ở Sài Gòn. Sài Gòn sau chiến tranh khiến ta hoang mang bối rối: toàn thành phố là một cái chợ giời lớn, hàng trăm nghìn người không sợ gian nguy xuống tầu thuyền vượt biên, và những người ?othắng trận? mất phương hướng giữa thế giới tiêu dùng nhập của Mỹ (vẫn thường bị người cộng sản gọi khinh miệt là ?ophồn vinh giả tạo?). Thời đó mọi chuyện chả có mấy ý nghiã.

    Bản thân tôi thời đó sống nhờ lăn lộn buôn chợ giời cùng với các bạn hàng là những người thuộc chế độ cũ, họ buôn bán trong khi chờ đợi chuyến tàu đón họ vượt biên sang miền đất hứa. Vào thời đó, tôi có dịp đọc vô số sách triết học bán giá rẻ trên hè phố Sài Gòn ?"- fire sale books (nghĩa đen là ?~sách bán tống bán tháo vì bị hư hại do cháy nhà?T) như người ta gọi ở bên Hoa Kỳ. Tôi bị ảnh hưởng văn xuôi Mỹ (đặc biệt là sách của Henry Miller và William Faulkner) và những sách kinh Phật. Kết quả là trong tôi có sự trộn lẫn giữa ham muốn, điên rồ và thất vọng chứa đựng trong một lối văn chương ?odòng ý thức? và một thứ có thể gọi là ?odòng siêu thực Phật giáo?. Sau này, khi đã làm quen với nền thơ ca hiện đại Mỹ, tôi nghĩ rằng nhận thức Thi pháp thời đó của mình có những nét tương tự các nhà thơ thế hệ Beat. Và quả thực về sau tôi đã dịch một số bài của Allen Ginsberg sang tiếng Việt.
    Đây là một bài thơ tôi viết thể nghiệm vào thời đó:
    Đường phố 1
    Bão loạn. Lốc dù. Xanh mí. Cốc ré. Váy hè. Tiện nghi lạc-xon. Chất chồng trô trố. Môi ngang. Vô hồn. Khoảnh khoắc. Mi-ni mông lông. Cởi quần, chửi thề. Con gà quay con gà quay
    Bão loạn. Múa vàng. Te tua. Nhừ giấc
    Bão loạn. Rùng rùng. Sặc nước. Giạt tóc. Liên lục địa sầm. Tìm, chết, đi
    Bão loạn. Dứt tung tay. Oc lói. Lơ láo tù về lạc thế kỷ. Sương đầm đẫm vóc miên mai

    Nhiều năm về sau, tôi thử nói rõ những quan điểm Thơ của mình hồi đó trong bài tiểu luận có tên "Vài cuộc phiêu lưu thơ gần đây? (1994):
    ?o? tôi thấy được sự bất lực của lối thơ quen thuộc trong việc biểu đạt đời sống bề sâu, những rung cảm chưa rõ rệt, những tâm trạng đang sinh thành, những vật lộn sáng-tối trong lòng người. Thơ không thể trung thực nếu nó chỉ túm lấy cái kết quả đã hoàn tất của quá trình vận động ý thức - những tình cảm, tư tưởng minh thị, có định hướng, có mục đích, sau khi đã bị
    lý trí sàng lọc.
    Mở tung không gian hai chiều, mở ra chiều thứ ba của thị giác, chiều thứ tư - mộng giác, chiều thứ năm - ảo giác, chiều thứ sáu - linh giác, hội hoạ đã làm được với lập thể, siêu thực, trừu tượng, action - painting, vì sao thơ lại không làm đựợc??

  6. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Thơ trong tù và sau khi ra tù
    Năm 1982, do dính líu vào vụ Về Kinh Bắc, tôi bị bắt, bị giam không xét xử và đưa đi trại cải tạo trong 39 tháng cả thảy. Nguồn gốc của vụ này là tập bản thảo nhà thơ Hoàng Cầm cho tôi, dẫn đến việc tôi bị nghi ngờ là tìm cách chuyển nó ra nước ngoài. Điều không may là, từ bản thảo của Hoàng Cầm công an lại tìm thấy những bản thảo khác của chính tôi mà họ cho là còn ?o********* gấp trăm lần của Hoàng Cầm?.
    Trong thời kỳ này và thời gian dài sau đó, những bài thơ tôi làm đều phản ánh nỗi ám ảnh của những thân phận sống trong một thời đầy bất an ghê gớm. Cái linh cảm trong thơ tôi nói lên từ 15 năm trước trong bài thơ Tỉnh giấc ở Hòn Gai đã trở thành kinh nghiệm sinh tồn của chính mình. Về hình thức, các bài thơ đầu tiên thời kỳ này (thơ viết trong óc ở trong tù) là sự tiếp nối thơ vụt hiện, rồi sau đó được tiếp tục với thơ tự do có vần và không vần, diễn đạt cô đúc những biến động của tâm hồn tôi đau đớn dằn vặt.
    Đây là một bài trong số đó:
    Người về
    Người về từ cõi ấy
    Vợ khóc một đêm con lạ một ngày
    Người về từ cõi ấy
    Bước vào cửa người quen tái mặt
    Người về từ cõi ấy
    Giữa phố đông nhồn nhột sau gáy
    Một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui
    Hai năm còn mộng toát mồ hôi
    Ba năm còn nhớ một con thạch thùng
    Mười năm còn quen ngồi một mình trong tối
    Một hôm có kẻ nhìn trân trối
    Một đêm có tiếng bâng quơ hỏi
    Giật mình
    Một cái vỗ vai

    Tôi viết bài này năm 1992, tức là 7 năm sau khi ra tù. Lúc đó tôi cũng đã quen với vị thế nhà báo của mình đã được phục hồi. Nhưng trong một buổi tiệc ở Hội Mỹ thuật Tp. HCM, có một người lạ mặt đến gần tôi, nhìn tôi trừng trừng và hỏi: ?oAnh từ nơi ấy trở về chứ gì?? Rồi bỏ đi. Tôi đứng sững như trời trồng, và lặng lẽ ra về. Sự việc ám ảnh tôi suốt đêm hôm ấy. Nó làm tôi nhận thức được một thân phận khác của mình trong xã hội. Vài ngày sau thì bài thơ ra đời.
    Mùi mưa hay Bài thơ của M.
    Tất cả nước mắt loài người bao vây nhà ta
    Nằm bên anh em kể câu chuyện buồn
    Chôn sâu trong lòng giờ mới nói ra
    Gợi ý của trận mưa chưa từng thấy
    - Đã một nghìn đêm mưa trắng đêm
    Điên cuồng nhớ mùi anh như con bò cái nhớ mùi phân rác
    Anh đánh mất mùi anh trên những sàn đá lạ
    Chỉ còn mưa mùi nước mắt đêm
    - Em còn yêu anh không yêu đến đâu giận ghét đến đâu
    Mười lăm năm lòng mình chưa hiểu hết
    Mưa mưa ngập tầng trệt
    Đưa nhau lên gác xép nằm nghe mưa xập mái tôn
    ước nằm nghe mưa rồi chết

    Bài thơ được viết trên căn gác xép nhà tôi, khi những ký ức về nhà tù được trận mưa rào mùa hè năm 1992 khuyếch đại lên trung thực cao độ. Trận mưa nhắc nhớ những đau thương của vợ tôi (người tên M.) trong thời kỳ tôi bị tù đày, và cả những tâm tư đau khổ của em trong đời sống vợ chồng.
    Chính sách Đổi Mới cho tôi có dịp đưa ra ánh sáng những bài thơ của tôi bị cất kín trong ngăn kéo. Tìm ra con đường tự xuất bản, tôi cho in thơ thành hai tập: Ngựa biển (1988) và Người đi tìm mặt (1994). Vấn đề là, đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, thơ của một nhà thơ ?ongoài luồng? có khả năng đến với công chúng. Sự kiện này châm ngòi cho các phương tiện truyền thông. Phe phê phán cho là ?osuy đồi? về nội dung (chẳng hạn tinh thần bi quan cùng cực và việc hay nói đến dục tình) cùng với lối biểu đạt ?ohũ nút?. Nhưng thật là nghịch lý, sự phê phán lại khiến nhiều độc giả tìm đọc thơ tôi và mở ra cơ hội thị trường sách in những bài thơ ?ongoài luồng?, kể cả thơ của những người Nhân văn?"Giai phẩm cũ (Lê Đạt, Dương Tường, Hoàng Cầm, Trần Dần, Văn Cao, Đặng Đình Hưng, Phùng Quán, Phùng Cung). Luôn tiện cũng nói thêm, việc tự xuất bản với giấy phép do nhà xuất bản của nhà nước cấp sau này đã phát triển thành một cao trào. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình giải phóng văn hoá nghệ thuật, và có thể là một trong số những thành tựu quan trọng nhất của thời ?oĐổi mới?. Cũng cần nói là một số bài thơ có đề tài tù đầy của tôi từng gây rắc rối cho bản thân cũng như cho người xuất bản vào năm 1994, về sau đã tái xuất hiện trong nhiều tuyển tập thơ chính thống vào cuối thế kỷ. Tuy nhiên còn mấy chục bài thơ cùng đề tài đã không thể đến với công chúng vì tinh thần cảnh giác cao của các quan chức ngành xuất bản.
    Lời kết
    Công cuộc hiện đại hoá thơ Việt Nam trong thế kỷ XX là một tiến trình có những thăng trầm, gián đọan. Nó liên quan đến tình trạng mỏng manh của một tầng lớp trí thức mới hình thành mang sứ mệnh lịch sử thức tỉnh nhân dân khỏi sự trì trệ. Việt Nam là một đất nước tích lũy được nhiều kinh nghiệm đấu tranh chống giặc ngoài, nhưng lại chưa mấy thành công trong việc chế ngự các ?oâm binh? bên trong. Nhân dân Việt Nam đã chứng tỏ là giỏi giang trong kháng chiến hơn là trong đổi mới. Ngay tận bây giờ, Việt Nam vẫn còn là một xã hội thiếu thông tin trong một thế giới tràn ngập thông tin và cái mà người phương Tây gọi là ?otuyên truyền? vẫn luôn luôn là quan trọng ở đất nước này.
    Thơ luôn luôn quan trọng ở Việt Nam, nhưng một thứ thơ hiện đại nhấn mạnh tự do bên trong và sự thể nghiệm, thu hút các ảnh hưởng từ bên ngoài, còn tiếp tục bị chống đối và không phải lúc nào cũng được chấp nhận. Cho dù Việt Nam tíêp tục mở cửa ra thế giới, chúng tôi không thể trông đợi một sự thành công sớm sủa của các nhà cách tân về văn hoá xã hội ở nước mình. Các nhà thơ và các trí thức bảo lưu một không gian nội tâm cho tự do sáng tạo, những người nỗ lực đạt được sự độc lập trí tuệ và đối thoại với những giá trị ưu tú của thơ ca nghệ thuật ở khắp mọi nơi, đang tham dự vào công cuộc xây dựng một xã hội công dân hiện đại trên đất nước Việt Nam.
    Hà Nội?"Seatle?"Chicago, Xuân 2003
    (Tác giả tỏ lòng biết ơn nhà văn Phạm Toàn (Châu Diên) và Giáo sư Mart Stewart trường đại học Western Washington, nhà thơ Paul Hoover chủ biên tạp chí New American Writing đã giúp đỡ rất nhiều cho bài tiểu luận tiếng Anh này)
    Nguyên bản tiếng Anh: ?oThe Modernization of Vietnamese Poetry: A History from a Vietnamese Poet?Ts Perspective? (New American Writing, No. 22, 2004) có tham khảo bản thảo gốc (bài nói chuyện tại South-East Asia Center, University of Washington ngày 7/5/2003) do nhà thơ Hoàng Hưng cung cấp.
    © 2004 talawas
    Được 2910 sửa chữa / chuyển vào 10:38 ngày 09/12/2004
  7. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Thơ trong tù và sau khi ra tù
    Năm 1982, do dính líu vào vụ Về Kinh Bắc, tôi bị bắt, bị giam không xét xử và đưa đi trại cải tạo trong 39 tháng cả thảy. Nguồn gốc của vụ này là tập bản thảo nhà thơ Hoàng Cầm cho tôi, dẫn đến việc tôi bị nghi ngờ là tìm cách chuyển nó ra nước ngoài. Điều không may là, từ bản thảo của Hoàng Cầm công an lại tìm thấy những bản thảo khác của chính tôi mà họ cho là còn ?o********* gấp trăm lần của Hoàng Cầm?.
    Trong thời kỳ này và thời gian dài sau đó, những bài thơ tôi làm đều phản ánh nỗi ám ảnh của những thân phận sống trong một thời đầy bất an ghê gớm. Cái linh cảm trong thơ tôi nói lên từ 15 năm trước trong bài thơ Tỉnh giấc ở Hòn Gai đã trở thành kinh nghiệm sinh tồn của chính mình. Về hình thức, các bài thơ đầu tiên thời kỳ này (thơ viết trong óc ở trong tù) là sự tiếp nối thơ vụt hiện, rồi sau đó được tiếp tục với thơ tự do có vần và không vần, diễn đạt cô đúc những biến động của tâm hồn tôi đau đớn dằn vặt.
    Đây là một bài trong số đó:
    Người về
    Người về từ cõi ấy
    Vợ khóc một đêm con lạ một ngày
    Người về từ cõi ấy
    Bước vào cửa người quen tái mặt
    Người về từ cõi ấy
    Giữa phố đông nhồn nhột sau gáy
    Một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui
    Hai năm còn mộng toát mồ hôi
    Ba năm còn nhớ một con thạch thùng
    Mười năm còn quen ngồi một mình trong tối
    Một hôm có kẻ nhìn trân trối
    Một đêm có tiếng bâng quơ hỏi
    Giật mình
    Một cái vỗ vai

    Tôi viết bài này năm 1992, tức là 7 năm sau khi ra tù. Lúc đó tôi cũng đã quen với vị thế nhà báo của mình đã được phục hồi. Nhưng trong một buổi tiệc ở Hội Mỹ thuật Tp. HCM, có một người lạ mặt đến gần tôi, nhìn tôi trừng trừng và hỏi: ?oAnh từ nơi ấy trở về chứ gì?? Rồi bỏ đi. Tôi đứng sững như trời trồng, và lặng lẽ ra về. Sự việc ám ảnh tôi suốt đêm hôm ấy. Nó làm tôi nhận thức được một thân phận khác của mình trong xã hội. Vài ngày sau thì bài thơ ra đời.
    Mùi mưa hay Bài thơ của M.
    Tất cả nước mắt loài người bao vây nhà ta
    Nằm bên anh em kể câu chuyện buồn
    Chôn sâu trong lòng giờ mới nói ra
    Gợi ý của trận mưa chưa từng thấy
    - Đã một nghìn đêm mưa trắng đêm
    Điên cuồng nhớ mùi anh như con bò cái nhớ mùi phân rác
    Anh đánh mất mùi anh trên những sàn đá lạ
    Chỉ còn mưa mùi nước mắt đêm
    - Em còn yêu anh không yêu đến đâu giận ghét đến đâu
    Mười lăm năm lòng mình chưa hiểu hết
    Mưa mưa ngập tầng trệt
    Đưa nhau lên gác xép nằm nghe mưa xập mái tôn
    ước nằm nghe mưa rồi chết

    Bài thơ được viết trên căn gác xép nhà tôi, khi những ký ức về nhà tù được trận mưa rào mùa hè năm 1992 khuyếch đại lên trung thực cao độ. Trận mưa nhắc nhớ những đau thương của vợ tôi (người tên M.) trong thời kỳ tôi bị tù đày, và cả những tâm tư đau khổ của em trong đời sống vợ chồng.
    Chính sách Đổi Mới cho tôi có dịp đưa ra ánh sáng những bài thơ của tôi bị cất kín trong ngăn kéo. Tìm ra con đường tự xuất bản, tôi cho in thơ thành hai tập: Ngựa biển (1988) và Người đi tìm mặt (1994). Vấn đề là, đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, thơ của một nhà thơ ?ongoài luồng? có khả năng đến với công chúng. Sự kiện này châm ngòi cho các phương tiện truyền thông. Phe phê phán cho là ?osuy đồi? về nội dung (chẳng hạn tinh thần bi quan cùng cực và việc hay nói đến dục tình) cùng với lối biểu đạt ?ohũ nút?. Nhưng thật là nghịch lý, sự phê phán lại khiến nhiều độc giả tìm đọc thơ tôi và mở ra cơ hội thị trường sách in những bài thơ ?ongoài luồng?, kể cả thơ của những người Nhân văn?"Giai phẩm cũ (Lê Đạt, Dương Tường, Hoàng Cầm, Trần Dần, Văn Cao, Đặng Đình Hưng, Phùng Quán, Phùng Cung). Luôn tiện cũng nói thêm, việc tự xuất bản với giấy phép do nhà xuất bản của nhà nước cấp sau này đã phát triển thành một cao trào. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình giải phóng văn hoá nghệ thuật, và có thể là một trong số những thành tựu quan trọng nhất của thời ?oĐổi mới?. Cũng cần nói là một số bài thơ có đề tài tù đầy của tôi từng gây rắc rối cho bản thân cũng như cho người xuất bản vào năm 1994, về sau đã tái xuất hiện trong nhiều tuyển tập thơ chính thống vào cuối thế kỷ. Tuy nhiên còn mấy chục bài thơ cùng đề tài đã không thể đến với công chúng vì tinh thần cảnh giác cao của các quan chức ngành xuất bản.
    Lời kết
    Công cuộc hiện đại hoá thơ Việt Nam trong thế kỷ XX là một tiến trình có những thăng trầm, gián đọan. Nó liên quan đến tình trạng mỏng manh của một tầng lớp trí thức mới hình thành mang sứ mệnh lịch sử thức tỉnh nhân dân khỏi sự trì trệ. Việt Nam là một đất nước tích lũy được nhiều kinh nghiệm đấu tranh chống giặc ngoài, nhưng lại chưa mấy thành công trong việc chế ngự các ?oâm binh? bên trong. Nhân dân Việt Nam đã chứng tỏ là giỏi giang trong kháng chiến hơn là trong đổi mới. Ngay tận bây giờ, Việt Nam vẫn còn là một xã hội thiếu thông tin trong một thế giới tràn ngập thông tin và cái mà người phương Tây gọi là ?otuyên truyền? vẫn luôn luôn là quan trọng ở đất nước này.
    Thơ luôn luôn quan trọng ở Việt Nam, nhưng một thứ thơ hiện đại nhấn mạnh tự do bên trong và sự thể nghiệm, thu hút các ảnh hưởng từ bên ngoài, còn tiếp tục bị chống đối và không phải lúc nào cũng được chấp nhận. Cho dù Việt Nam tíêp tục mở cửa ra thế giới, chúng tôi không thể trông đợi một sự thành công sớm sủa của các nhà cách tân về văn hoá xã hội ở nước mình. Các nhà thơ và các trí thức bảo lưu một không gian nội tâm cho tự do sáng tạo, những người nỗ lực đạt được sự độc lập trí tuệ và đối thoại với những giá trị ưu tú của thơ ca nghệ thuật ở khắp mọi nơi, đang tham dự vào công cuộc xây dựng một xã hội công dân hiện đại trên đất nước Việt Nam.
    Hà Nội?"Seatle?"Chicago, Xuân 2003
    (Tác giả tỏ lòng biết ơn nhà văn Phạm Toàn (Châu Diên) và Giáo sư Mart Stewart trường đại học Western Washington, nhà thơ Paul Hoover chủ biên tạp chí New American Writing đã giúp đỡ rất nhiều cho bài tiểu luận tiếng Anh này)
    Nguyên bản tiếng Anh: ?oThe Modernization of Vietnamese Poetry: A History from a Vietnamese Poet?Ts Perspective? (New American Writing, No. 22, 2004) có tham khảo bản thảo gốc (bài nói chuyện tại South-East Asia Center, University of Washington ngày 7/5/2003) do nhà thơ Hoàng Hưng cung cấp.
    © 2004 talawas
    Được 2910 sửa chữa / chuyển vào 10:38 ngày 09/12/2004
  8. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Bùi Chí Vinh : Nhân sự kiện bài thơ MÀU TÍM HOA SIM được mua bản quyền
    Trần Nhuệ Tâm thực hiện

    Thưa thi sĩ, ông có kỷ niệm riêng nào với bài thơ MÀU TÍM HOA SIM không? Từ lúc biết bài thơ đó, ông thích ngâm nguyên văn hay hát theo giai điệu bài hát ÁO ANH SỨT CHỈ ÐƯỜNG TÀ?
    Hồi nhỏ tôi bị ám ảnh bởi câu ca dao ?oÐói lòng ăn nửa trái sim ?" Uống lưng bát nước đi tìm người thương?. Tôi lớn lên trong chiến tranh, đi tìm nửa trái sim đó mà suýt mất mạng ở núi đồi Gia Vực thuộc vùng sơn lam chướng khí Quãng Ngãi. Người Thượng nói với tôi rằng ?oTrái sim chín màu đen, hoa sim chín màu tím?. Tôi thay mặt người Kinh hát đáp lễ họ bài hát ?oÁo anh sứt chỉ đường tà? của một nhạc sĩ có biệt danh ?ophù thuỷ âm nhạc?. Thời đó, nhạc sĩ không có máu ăn cắp tác quyền (như khá nhiều nhạc sĩ bây giờ) nên tôi biết được tác giả ca từ là nhà thơ Hữu Loan. Chính bản nhạc tài hoa kia đã nâng cao phẩm chất bài thơ và đưa thẳng nó vào giác quan người thưởng ngoạn.
    Từ sự kiện bài thơ MÀU TÍM HOA SIM được mua bản quyền, có phải thơ đã thoát kiếp ?ocủa chùa?? Ông nghĩ sao trước viễn cảnh các ông chủ mua thơ, lôi những kẻ ăn cắp bản quyền nói chuyện phải quấy về tiền bạc trước toà án?
    Trên tư thế một thi sĩ, tôi xin khẳng định điều này: Giống như một bài hát, một bài thơ hay cần phải đăng đi đăng lại, đọc lại hàng ngày hàng tháng hàng năm để thoả mãn nhu cầu thức ăn tinh thần của quần chúng hâm mộ hết thế hệ này đến thế hệ khác. Bởi vậy tôi rất ngạc nhiên và kinh dị khi thấy ai đó lạc hậu hỏi rằng ?oÔng có sáng tác mới nào không??. Trời ạ, xin thưa với quý vị nào còn coi thơ như hàng hoá thời trang. Rằng thơ chính là máu. Rằng thi sĩ không đổ máu hàng ngày để làm trò giải trí. Rằng trường hợp bài thơ MÀU TÍM HOA SIM chính là câu trả lời cụ thể nhất. Bài thơ MÀU TÍM HOA SIM đã được ?odội bom? vô màng nhĩ mọi người Việt Nam từ thời thiếu niên đến lúc già chát mà chưa ai cảm thấy phải ráy lỗ tai vì phát chán. Sự tồn tại của nó cũng tương tự như sự tồn tại bài thơ ÐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY của Quang Dũng. Nó bất tử nhờ được phổ nhạc truyền cảm bởi những nhạc sĩ lớn và nói lên tiếng lòng thổn thức của mọi người. Nó vượt qua quyền sở hữu cá nhân để biến thành niềm tự hào dân tộc. Vì thế nếu có vị Mạnh Thường Quân nào đó bỏ ra một trăm triệu để mua tài-sản-dân-tộc của một nhà thơ thì giá đó e rằng quá rẻ.
    Là thi sĩ thế hệ sau, xin ông cho biết ít cảm xúc tản mạn về bài MÀU TÍM HOA SIM, về thi sĩ Hữu Loan và nhất là mức giá gọi là kỷ lục 100 triệu đồng mà công ty Vitek đã bỏ ra mua tác quyền bài thơ này?
    Mỗi bài thơ hay có giá trị trong một giai đoạn nhất định. Bài thơ MÀU TÍM HOA SIM đáng lẽ đã kết thúc nhiệm vụ của nó sau giai đoạn Vệ Quốc Ðoàn. Nhưng sở dĩ nó tồn tại đến hôm nay và có tuổi thọ lâu hơn là nhờ sự thăng hoa của âm nhạc. Thú thật tôi luôn luôn bị ?oáp phê? mỗi lần nghe lại giọng hát vượt thời gian Thái Thanh hát bài này. Và như đã nói công ty Vitek quả tình rất khôn ngoan khi mua tác quyền bài thơ với giá hời như thế. Với giá này, một nhà thơ nghèo và sống lương thiện cứ tưởng mình ?otrúng mánh? lớn, ai dè giá đó chỉ tương đương vài trang quảng cáo thương hiệu trên mặt báo hàng ngày.
    Nếu ông là nhà kinh doanh, ông có chọn mua bài MÀU TÍM HOA SIM? Với cái nhìn thi sĩ, khi kết hợp tính nghệ thuật, giá trị tinh thần, sự sinh lợi... ông sẽ chọn bài thơ nào? Tác giả nào? Trong di sản thơ hiện đại Việt Nam?
    Dân Nam Bộ có một câu nói rất siêu ?oXấu đẹp tuỳ người đối diện?. Sau đó có một câu nói khác còn siêu hơn ?oTưởng vậy mà không phải vậy?. Ðúng thế. Công ty Vitek có thể rung động trước bài thơ MÀU TÍM HOA SIM bởi như họ quan niệm ?oÐầu tư cho người mẫu nổi tiếng, ca sĩ hát hay, siêu sao bóng đá không phải là những giá trị lâu dài. Trong khi thơ là sự lắng đọng, khêu gợi sự rung cảm, là giá trị vô hình tạo lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp?. Người ta có cảm giác Vitek không chỉ ?ocứu bồ? nhà thơ Hữu Loan mà còn mở ra một khả năng mới trong hoạt động kinh doanh độc quyền sản phẩm trí tuệ. Tuy nhiên tôi nghĩ khác, công lớn nhất của Vitek là công khai xác nhận bản nhạc ÁO ANH SỨT CHỈ ÐƯỜNG TÀ bất tử trong lòng người nghe. Nếu tôi là một tỉ phú như ông chủ Vitek ư? Tôi sẽ mua ngay tức thì 2 bài thơ ÐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY, ÐÔI BỜ của thi sĩ Quang Dũng. Tôi mua vì hai lý do đơn giản: Thứ nhất, Quang Dũng là nhà thơ giang hồ, hào sảng, kiêu bạc, nam tính và lãng mạn nhất thời tiền chiến. Thứ hai, đó cũng là nhà thơ dám đương đầu, chịu đựng, đề kháng với mọi bất công xã hội suốt cả đời mình cho đến lúc chết bất chấp mọi nghi kỵ, dè bỉu, dèm pha của đám đông đồng nghiệp bất tài chung quanh.
    Thi sĩ thường có khả năng tiên tri. Xin ông một danh sách dự đoán những bài thơ, những tác giả sắp tới đây sẽ ?otrúng số tác quyền?. Theo ông thì mức giá kỷ lục trả cho tác quyền bài MÀU TÍM HOA SIM sẽ đứng vững trong bao lâu? Khả năng phá kỷ lục dự kiến sẽ là bài thơ nào, của ai?
    Khi Việt Nam gia nhập xong WTO thì kỷ lục tạm thời kia bị phá là cái chắc. Bởi khi đã chấp nhận cuộc chơi sòng phẳng với nền văn minh quốc tế thì chỉ có tài năng và sản phẩm của tài năng tồn tại chứ không có chuyện ?osống chung với lũ? như tình trạng văn nghệ ?oba rọi? hiện nay. Tôi có cảm giác rằng người ta sẽ mua bài thơ QUÁN BÊN ÐƯỜNG của Minh Phẩm (tức Trang Thế Hy) do Phạm Duy phổ nhạc. Mua vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có vấn đề ?onợ nước mắt? của tác giả. Tiếp theo có thể là Quang Dũng, Nguyễn Nhược Pháp, Hàn Mặc Tử, Ðinh Hùng.
    Và tại sao lại không có những tỉ phú có tầm nhìn kinh doanh, có tấm lòng chiến lược đầu tư cho thế hệ chúng tôi: Những người trẻ đầy năng lực sáng tạo nhưng sắp già nua và đói bụng vì dám ăn dám nói. Thơ không phải món hàng rao bán nhưng chuyện ban ngày cầm đèn đi soi đi tìm tri kỷ vẫn rất cần thiết. Bởi: ?oMặt người nửa lạ nửa quen ?" Ban ngày ta vẫn thắp đèn đi soi?
    © 2004 talawas
    Được votrungh sửa chữa / chuyển vào 12:12 ngày 18/12/2004
  9. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Bùi Chí Vinh : Nhân sự kiện bài thơ MÀU TÍM HOA SIM được mua bản quyền
    Trần Nhuệ Tâm thực hiện

    Thưa thi sĩ, ông có kỷ niệm riêng nào với bài thơ MÀU TÍM HOA SIM không? Từ lúc biết bài thơ đó, ông thích ngâm nguyên văn hay hát theo giai điệu bài hát ÁO ANH SỨT CHỈ ÐƯỜNG TÀ?
    Hồi nhỏ tôi bị ám ảnh bởi câu ca dao ?oÐói lòng ăn nửa trái sim ?" Uống lưng bát nước đi tìm người thương?. Tôi lớn lên trong chiến tranh, đi tìm nửa trái sim đó mà suýt mất mạng ở núi đồi Gia Vực thuộc vùng sơn lam chướng khí Quãng Ngãi. Người Thượng nói với tôi rằng ?oTrái sim chín màu đen, hoa sim chín màu tím?. Tôi thay mặt người Kinh hát đáp lễ họ bài hát ?oÁo anh sứt chỉ đường tà? của một nhạc sĩ có biệt danh ?ophù thuỷ âm nhạc?. Thời đó, nhạc sĩ không có máu ăn cắp tác quyền (như khá nhiều nhạc sĩ bây giờ) nên tôi biết được tác giả ca từ là nhà thơ Hữu Loan. Chính bản nhạc tài hoa kia đã nâng cao phẩm chất bài thơ và đưa thẳng nó vào giác quan người thưởng ngoạn.
    Từ sự kiện bài thơ MÀU TÍM HOA SIM được mua bản quyền, có phải thơ đã thoát kiếp ?ocủa chùa?? Ông nghĩ sao trước viễn cảnh các ông chủ mua thơ, lôi những kẻ ăn cắp bản quyền nói chuyện phải quấy về tiền bạc trước toà án?
    Trên tư thế một thi sĩ, tôi xin khẳng định điều này: Giống như một bài hát, một bài thơ hay cần phải đăng đi đăng lại, đọc lại hàng ngày hàng tháng hàng năm để thoả mãn nhu cầu thức ăn tinh thần của quần chúng hâm mộ hết thế hệ này đến thế hệ khác. Bởi vậy tôi rất ngạc nhiên và kinh dị khi thấy ai đó lạc hậu hỏi rằng ?oÔng có sáng tác mới nào không??. Trời ạ, xin thưa với quý vị nào còn coi thơ như hàng hoá thời trang. Rằng thơ chính là máu. Rằng thi sĩ không đổ máu hàng ngày để làm trò giải trí. Rằng trường hợp bài thơ MÀU TÍM HOA SIM chính là câu trả lời cụ thể nhất. Bài thơ MÀU TÍM HOA SIM đã được ?odội bom? vô màng nhĩ mọi người Việt Nam từ thời thiếu niên đến lúc già chát mà chưa ai cảm thấy phải ráy lỗ tai vì phát chán. Sự tồn tại của nó cũng tương tự như sự tồn tại bài thơ ÐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY của Quang Dũng. Nó bất tử nhờ được phổ nhạc truyền cảm bởi những nhạc sĩ lớn và nói lên tiếng lòng thổn thức của mọi người. Nó vượt qua quyền sở hữu cá nhân để biến thành niềm tự hào dân tộc. Vì thế nếu có vị Mạnh Thường Quân nào đó bỏ ra một trăm triệu để mua tài-sản-dân-tộc của một nhà thơ thì giá đó e rằng quá rẻ.
    Là thi sĩ thế hệ sau, xin ông cho biết ít cảm xúc tản mạn về bài MÀU TÍM HOA SIM, về thi sĩ Hữu Loan và nhất là mức giá gọi là kỷ lục 100 triệu đồng mà công ty Vitek đã bỏ ra mua tác quyền bài thơ này?
    Mỗi bài thơ hay có giá trị trong một giai đoạn nhất định. Bài thơ MÀU TÍM HOA SIM đáng lẽ đã kết thúc nhiệm vụ của nó sau giai đoạn Vệ Quốc Ðoàn. Nhưng sở dĩ nó tồn tại đến hôm nay và có tuổi thọ lâu hơn là nhờ sự thăng hoa của âm nhạc. Thú thật tôi luôn luôn bị ?oáp phê? mỗi lần nghe lại giọng hát vượt thời gian Thái Thanh hát bài này. Và như đã nói công ty Vitek quả tình rất khôn ngoan khi mua tác quyền bài thơ với giá hời như thế. Với giá này, một nhà thơ nghèo và sống lương thiện cứ tưởng mình ?otrúng mánh? lớn, ai dè giá đó chỉ tương đương vài trang quảng cáo thương hiệu trên mặt báo hàng ngày.
    Nếu ông là nhà kinh doanh, ông có chọn mua bài MÀU TÍM HOA SIM? Với cái nhìn thi sĩ, khi kết hợp tính nghệ thuật, giá trị tinh thần, sự sinh lợi... ông sẽ chọn bài thơ nào? Tác giả nào? Trong di sản thơ hiện đại Việt Nam?
    Dân Nam Bộ có một câu nói rất siêu ?oXấu đẹp tuỳ người đối diện?. Sau đó có một câu nói khác còn siêu hơn ?oTưởng vậy mà không phải vậy?. Ðúng thế. Công ty Vitek có thể rung động trước bài thơ MÀU TÍM HOA SIM bởi như họ quan niệm ?oÐầu tư cho người mẫu nổi tiếng, ca sĩ hát hay, siêu sao bóng đá không phải là những giá trị lâu dài. Trong khi thơ là sự lắng đọng, khêu gợi sự rung cảm, là giá trị vô hình tạo lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp?. Người ta có cảm giác Vitek không chỉ ?ocứu bồ? nhà thơ Hữu Loan mà còn mở ra một khả năng mới trong hoạt động kinh doanh độc quyền sản phẩm trí tuệ. Tuy nhiên tôi nghĩ khác, công lớn nhất của Vitek là công khai xác nhận bản nhạc ÁO ANH SỨT CHỈ ÐƯỜNG TÀ bất tử trong lòng người nghe. Nếu tôi là một tỉ phú như ông chủ Vitek ư? Tôi sẽ mua ngay tức thì 2 bài thơ ÐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY, ÐÔI BỜ của thi sĩ Quang Dũng. Tôi mua vì hai lý do đơn giản: Thứ nhất, Quang Dũng là nhà thơ giang hồ, hào sảng, kiêu bạc, nam tính và lãng mạn nhất thời tiền chiến. Thứ hai, đó cũng là nhà thơ dám đương đầu, chịu đựng, đề kháng với mọi bất công xã hội suốt cả đời mình cho đến lúc chết bất chấp mọi nghi kỵ, dè bỉu, dèm pha của đám đông đồng nghiệp bất tài chung quanh.
    Thi sĩ thường có khả năng tiên tri. Xin ông một danh sách dự đoán những bài thơ, những tác giả sắp tới đây sẽ ?otrúng số tác quyền?. Theo ông thì mức giá kỷ lục trả cho tác quyền bài MÀU TÍM HOA SIM sẽ đứng vững trong bao lâu? Khả năng phá kỷ lục dự kiến sẽ là bài thơ nào, của ai?
    Khi Việt Nam gia nhập xong WTO thì kỷ lục tạm thời kia bị phá là cái chắc. Bởi khi đã chấp nhận cuộc chơi sòng phẳng với nền văn minh quốc tế thì chỉ có tài năng và sản phẩm của tài năng tồn tại chứ không có chuyện ?osống chung với lũ? như tình trạng văn nghệ ?oba rọi? hiện nay. Tôi có cảm giác rằng người ta sẽ mua bài thơ QUÁN BÊN ÐƯỜNG của Minh Phẩm (tức Trang Thế Hy) do Phạm Duy phổ nhạc. Mua vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có vấn đề ?onợ nước mắt? của tác giả. Tiếp theo có thể là Quang Dũng, Nguyễn Nhược Pháp, Hàn Mặc Tử, Ðinh Hùng.
    Và tại sao lại không có những tỉ phú có tầm nhìn kinh doanh, có tấm lòng chiến lược đầu tư cho thế hệ chúng tôi: Những người trẻ đầy năng lực sáng tạo nhưng sắp già nua và đói bụng vì dám ăn dám nói. Thơ không phải món hàng rao bán nhưng chuyện ban ngày cầm đèn đi soi đi tìm tri kỷ vẫn rất cần thiết. Bởi: ?oMặt người nửa lạ nửa quen ?" Ban ngày ta vẫn thắp đèn đi soi?
    © 2004 talawas
    Được votrungh sửa chữa / chuyển vào 12:12 ngày 18/12/2004
  10. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nhà thơ Hoàng Cầm va? nhưfng "chiếc lá diêu bông"
    Nhà thơ Hoàng Cầm
    Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn phải thừa nhận, ông là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của kháng chiến chống Pháp.... Đến giơ?, ông cufng không đếm được đaf có bao nhiêu "chiếc lá diêu bông" đaf "bay" qua đơ?i mi?nh" nhưng ông nhấn mạnh: "Tôi la? ngươ?i rất quý trọng ti?nh yêu"...
    Tám mươi ba tuổi, một quãng đời dài sống và viết song hành cùng những thăng trầm số phận, hoàn cảnh; Bây giờ, trên chiếc giường nhỏ, vật lộn với thời gian và đôi chân bất lực, nhà thơ Hoàng Cầm vẫn cho tôi cảm giác về một tâm hồn anh minh và sâu lắng, một hoàng hôn Kinh Bắc buổi trời lạnh giá nhưng trữ tình, se sắt và quyến rũ không lẫn vào đâu được.
    ?oCúi lạy Mẹ con trở về Kinh Bắc, Chiều xưa giẻ quạt voi ***g, Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc, Chuồn chuồn khiêng nắng sang sông??, những ?oĐêm Thổ?, ?oĐêm Kim?, Đêm Mộc??, những chiếc ?oLá diêu bông?, cỗ xe hồng và ?oCây tam cúc?? dường như đã nâng sức nhà thơ Hoàng Cầm qua những bước đi số phận, và mới đây, lại dẫn dụ ông trở về với quê hương, với những mối tình của cậu bé trai thưở mười hai tuổi?
    Hoàng Cầm - vị thuốc đắng
    Thuở ấy, vào ngày đầu xuân 22 tháng 2 năm 1922, lúc miền Kinh Bắc còn xe giá và tưng bừng những lễ hội năm mới, cậu bé Bùi Tằng Việt đã chào đời. Tên của cậu được đặt theo những chữ có trong tên làng quê: xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
    Mẹ của cậu, một cô ?ohàng xén răng đen, cười như mùa thu toả nắng?, và bố, một ông thầy lang vườn bốc thuốc hay có tiếng có lẽ đã không bao giờ nghĩ rằng, sau này, đứa con trai được đặt tên một cách dân dã ấy, lại có duyên với làng quê, có nợ với thi ca, đã đưa làng quê của cậu lên một tầng cấp mới, với hơi thở đằm sâu về văn hoá, tâm hồn Kinh Bắc mà chỉ những ai thật sự gắn bó với nơi ấy mới có thể viết nên. Bút danh của thi nhân hiện đại cũng được bắt đầu với một cách không giống ai: lấy tên một vị thuốc đắng trong tủ thuốc chữa bệnh của bố - tên vị thuốc ấy là Hoàng Cầm.
    Học tiểu học ở quê nhà, năm 1938, cậu bé Bùi Tằng Việt ra Hà Nội học trung học. Từ đây, cậu đã bắt đầu cuộc đời văn chương với những tác phẩm dịch phóng tác cho Nhà xuất bản Tân Dân do ông Vũ Đình Long, người đã viết những vở kịch đầu tiên của nước ta, làm chủ bút với số tiền lương 25 đồng/tháng. 25 đồng lúc ấy to lắm, một bát phở chín ngon nhất Hà Nội bấy giờ cũng mới chỉ có 3 xu. Cậu còn được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt cứ 6 tháng lại tăng lương thêm 5 đồng.
    Tuy nhiên, cái ?omáu? mê làm thơ từ những ngày viết lục bát gửi tặng Chị - nhân vật trữ tình xuyên suốt trong hồn thơ Hoàng Cầm đã khuyến khích ông gửi thơ đăng ở báo Bắc Hà, nơi nhà thơ Thanh Tâm phụ trách. Bên cạnh đó là viết văn, viết kịch, khi tham gia cách mạng thì ?okiêm? luôn cả việc thành lập một ban kịch, rồi lại trở thành Đoàn trưởng Đoàn văn công Tổng cục Chính trị, Trưởng đoàn kịch nói quân đội?
    Những cái mốc trong cuộc đời nghệ thuật của Hoàng Cầm tưởng có lẽ rất suôn sẻ và đầy may mắn như thế. Nhưng nghệ thuật bao giờ cũng là con đường gập ghềnh nhiều chông gai, không chỉ tóm gọn trong mấy dòng, nhất là ?osự kiện? 1958, khi Hoàng Cầm ?ouống? phải ?ovị thuốc đắng? của đời thơ mình: vừa được cử vào Ban giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn một năm, sau đợt học tập đấu tranh chống Nhân văn giai phẩm, ông phải rút khỏi Hội Nhà văn.
    Từ đấy, cuộc đời văn chương của ông đã mở sang một hướng khác, lặng lẽ hơn, trầm tĩnh hơn, không quan tâm đến chính trị, xã hội nhiều nữa. Và cũng chính lúc cô đơn cùng cực ấy, miền Kinh Bắc đã thực sự mở cánh cửa đón ông vào lòng như đón một đứa con tha nhân nhiều nặng nợ.

    Si tình như thuở mới mười hai!
    Nói về đời thơ Hoàng Cầm, không thể không nhắc đến những mối tình lạ lùng nhất trong thơ ông. Tuy không còn sức khoẻ thế, mà ông vẫn hóm hỉnh và háo hứng lắm khi nghe tôi hỏi về cái thuở ban đầu lưu luyến, lúc ông mới bước chân vào văn chương, trường tình, trường đời, và những ?ocố sự? đã xảy ra trong đời mình đầy run rủi. Ông mơ màng như một cậu bé mười hai tuổi năm nào, lũn cũn theo bước chân của cô gái Kinh Bắc, ?omê? cô như điếu đổ. Có lẽ, đấy là mối tình đầu đời của Hoàng Cầm, là giấc mơ ngọt ngào nhưng cũng là vị thuốc đắng khác trong đời khi ông choàng tỉnh giấc, mà dư âm của nó là những vần thơ kỳ lạ.
    ?o?Chị ấy tên là Vinh, bố mất sớm, nhà rất nghèo, chị ở cùng mẹ và một đứa em lên 5 tuổi. Họ cất một gian nhà ở phố để bán hàng kiếm ăn. Suốt từ năm 8 đến 12, 13 tuổi, lúc nào đi theo chị được là tôi đi ngay, không rời nửa bước. Cũng nhờ đi theo chị, tôi mới có những kỷ niệm để sau này trở thành ?oLá diêu bông?.
    Trong một buổi tối thanh niên, trai gái ở làng tụ họp nhau hát đối, chị vịn lấy vai tôi mà hát. Rồi chị bảo bọn trẻ chúng tôi: ?oĐứa nào tìm được lá diêu bông, ta sẽ gọi là chồng?. Nghe thấy thế, mặt tôi đỏ lên. Rồi một hôm nắng vàng giời lạnh, buổi chiều tha thẩn ra sân, tôi thấy chị đi ra phía cánh đồng liền cũng đi theo. Giữa đồng, chị một mình mê mải vạch từng cái lá, cành cây như đang tìm cái gì đó. Tôi liền hỏi: Chị Vinh ơi chị tìm cái gì đấy? Chị nhìn tôi đáp lời: ờ chị đi tìm cái lá... (chị nói tên một cái lá gì như là lá thuốc).
    Hai mươi lăm năm sau, năm 1954, sau khi trở về Hà Nội mấy năm, một đêm, trong chính căn nhà này (43 phố Lý Quốc Sư), tôi trằn trọc không sao ngủ được. Độ 2, 3 giờ sáng, giữa thinh lặng như thế, chợt tôi nghe cất lên một giọng đọc rất thong thả, rõ ràng: ?oVáy Đình Bảng buông chùng cửa võng...?. Bài thơ ?oLá diêu bông? ra đời như thế. Nó là những kỷ niệm ăn sâu trong mình rồi bật ra thành thơ, khiến những lúc say sưa viết lại kỷ niệm đó, tôi cứ tưởng có ai đang đọc cho mình chép
    ??
    Cùng với ?oLá diêu bông?, ?oCây tam cúc?, ?oQua vườn ổi?? tập thơ ?oVề Kinh Bắc? được viết trong những năm 1959 -1960 tại ngồi nhà lặng lẽ không giao du với ai đã trở thành tác phẩm cốt tuỷ xương sống trong đời thơ Hoàng Cầm.
    Sau này, những mối tình Chị - Em vẫn bãng lãng bay lên trong những câu thơ của Hoàng Cầm như một tâm sự thầm kín mà ông hằng níu giữ. Ngay chính những bài thơ thuộc một ?odòng? thơ khác, dòng thơ trữ tình Anh - Em, thì cái âm hưởng của những ?omối tình diêu bông?, ?omối tình tam cúc? vẫn còn phảng phất. Bài thơ mới nhất của ông, được viết vẫn còn chưa ráo mực trong những ngày cuối năm này là bài ?oNamô Xuân? cũng trở lại hiển hiện một Hoàng Cầm si tình như thế. Si tình ngay cả lúc? namô: ?oĐịa cầu bằng quả táo gầy, Cắn bao giờ chạm ngón tay em cầm??
    Tuy nhiên, nói như vậy, không có nghĩa là phủ nhận phần đời trước của một Hoàng Cầm sôi nổi hăng say tham gia hoạt động cách mạng. Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn phải thừa nhận, ông là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của kháng chiến chống Pháp.
    Cái huyền thoại về Sông Đuống ?onằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ? có thể là không có thật với bất kỳ ai, nhưng với Hoàng Cầm, người mà mỗi bài thơ đều như được phát tích từ một huyền tưởng cổ tích, thì tôi tin lắm lắm là ông đã từng thấy sông Đuống nằm nghiêng thật, trong tâm khảm của ông. ?oBên kia sông Đuống?, ?oĐêm liên hoan?, kịch thơ ?oKiều Loan?? chính là một trong những thành công vang dội nhất của Hoàng Cầm thời chống Pháp.
    Những bóng hồng trong mộng của thi sĩ bây giờ cũng đã chẳng còn như xưa. Chị Vinh - mối tình đầu đẹp nhất của cậu bé trai mười hai tuổi bây giờ chỉ có thể nói về chị bằng một lời ngắn ngủi buồn: ?ohồng nhan bạc mệnh?. Một người Chị khác, với mối tình ?oCây tam cúc? nghe đâu hiện đang ở Thủ Đức, nhưng bà không dám nhận mình đã từng ?ogọi đôi cây trầu cay má đỏ, kết xe hồng đưa Chị đến quê Em?.
    Người vợ thứ hai của ông, bà Tuyết Khanh, người vào vai ?oKiều Loan?, đã hạ sanh cho ông một nàng tố nữ đặt tên nhân vật vở kịch để kỷ niệm, cũng là một mối tình lớn mà những thi sĩ cùng thời thường hay trầm trồ bàn tán, nhất là khi thuở trẻ bà còn là ?omối tình si? của nhà thơ Vũ Hoàng Chương. Do trắc trở số phận, bây giờ, bà đang sống ở Mỹ.
    Còn bà Lê Hoàng Yến, người sau cùng sống với nhà thơ, chính là người đã sống với ông lâu nhất. Nhưng bà mất cũng đã 20 năm nay?

    Cánh phượng hoàng Kinh Bắc
    Ba mươi năm lặng lẽ ngồi nhà như một vị thiền sư, kỳ thực, hồn thơ Hoàng Cầm đã lặng lẽ hướng về Kinh Bắc, đi tìm một mối giao cảm mà chính ông mới là người hiểu rõ. Những bài thơ hay nhất trong đời thơ của ông ra đời, tuy không được phát hành nhưng vẫn được chuyền tay.
    Sau cao trào đổi mới, được khôi phục quyền công bố, đăng tải tác phẩm, liên tiếp những tập thơ ?oVề Kinh Bắc?, ?oLá diêu bông?, ?oMưa Thuận Thành?, ?o99 tình khúc? của Hoàng Cầm ra mắt đã khiến độc giả sửng sốt. Một giọng thơ đầy sức quyến rũ bởi cái nội tâm sâu thẳm và chiều sâu văn hoá của một địa danh rờ rỡ hiện lên.
    Thơ Hoàng Cầm mượt mà như một điệu dân ca, lại có sự tha thiết, quyến rũ, bồng bềnh và cũng lắm lúc hồn nhiên, dân dã của hát xoan, hát ghẹo, lại có cả sự khó cắt nghĩa rõ ràng của một tâm thức luôn hướng về những gì tưởng như là mộng ảo. Nên đọc thơ ông, thường, người ta thấy cảm nhiều hơn là dễ phân tích. ?oNghé cây bài tìm hơi tóc ấm, Em đừng lớn nữa Chị đừng đi, Tướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửa, ổ rơm thơm đọng tuổi đương thì??(Cây tam cúc), ?oNgày cưới chị, em tìm thấy lá, Chị cười xe chỉ ấm trôn kim, Chị ba con em nhìn thấy lá, Xoè tay phủ mặt chị không nhìn? ( Lá diêu bông)?
    Những câu thơ này, với tôi, luôn chất chứa một nỗi buồn kiêu sa, trong vắt, nỗi buồn của một người từ thuở bước chân sẻ đồng nhảy chim chim trên bờ nghiêng sông Đuống, ngây thơ lắm, hồn nhiên lắm, nhưng đã biết những gì mộng ảo của mình sẽ chẳng bao giờ thành sự thật, mà vẫn tin và yêu tất cả những gì mộng ảo, để một ngày nào đó, con sẻ đồng kia sẽ hoá thành phượng hoàng bay đi tìm những câu truyện do mình từng mong ước dệt nên. Con chim sẻ ấy, cánh phượng hoàng ấy, đều là một Người Thơ cả, đều là câu thơ do chính ông viết ra ?o Đợi sau khi Em qua đời, sẻ đồng thành phượng núi? (Đếm giờ), và cũng đều là vị thuốc đắng -giấc mơ ngọt cho Hoàng Cầm vượt lên những thử thách nhân gian.
    - Giả dụ thế này, không có cái thời lặng lẽ 30 năm ấy, chắc đâu đã có một Hoàng Cầm của chiều sâu tâm hồn Kinh Bắc?
    - Cũng chưa biết thế nào. Chuyện gì đến thì biết là nó đã đến, chứ lúc đó làm sao mà biết trước được.
    - Ơ? tuổi ?oxưa nay hiếm, ông có thể tự hào mà ?otổng kết? bao nhiêu ?olá diêu bông? đã bay qua đời mình?
    - Không đếm được. Nếu đếm và kể ra thì liên quan đến đời tư của rất nhiều người. Trong đời tư, tôi yêu nhiều người và cũng có nhiều người yêu tôi. Nhưng không phải mối tình nào cũng suôn sẻ, trọn vẹn. Có rất nhiều thất vọng và thất bại. Tôi là một người rất quý trọng tình yêu, không yêu đương bừa bãi đê? thoa? mãn nhu cầu. Đã gọi là tình yêu thì người đàn bà mình yêu phải hướng thiện với những gì đẹp đẽ nhất. Khi thực tế ngược lại với mơ ước, tôi thất vọng và thành ra tan vỡ. Mà càng như thế, càng yêu nhiều, tình yêu càng được nhân lên.
    - Sau ?oVề Kinh Bắc?, hình như ?otinh hoa phát tiết ra ngoài ? ở ông không còn nữa?
    - Tôi vẫn viết đấy. Cũng có thêm ?o99 Tình khúc?, ?oThơ tình Hoàng Cầm?...Nhưng độ vài năm gần đây thì sức khoẻ sút kém hẳn, chỉ viết được mấy bài chứ không nhiều.
    Tuy nói thế, nhưng trên chiếc bàn con đặt cạnh giường ông, tôi vẫn thấy ngổn ngang giấy trắng. Giấy trắng đắp hờ qua chiếc chăn con những vần thơ mới trầm tư, hướng về một cõi không nào đó. Những vần thơ ấy, năm nào, gần đến Tết, nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán lại tạt qua, làm một túi bản thảo, mang đi gửi cho các toà báo, rồi sau Tết, lại đi một vòng, lấy nhuận bút về đặt bên bàn cho nhà thơ xe điếu.
    Chỉ bấy nhiêu thôi, cũng đủ biết Hoàng Cầm vẫn còn say sưa với mộng thơ nhiều lắm. Sau này, nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán cười đầy vẻ? bí mật, tôi sẽ có một số lượng bản thảo viết tay của nhà thơ rất độc đáo mà không ai có? Âu đấy cũng là cái tình của một người trót yêu nghệ thuật, trót yêu bạn bè văn.
    Bây giờ, sau chuyến trở về quê hương, chuyến đi không ai mong sẽ là cuộc tuần du cuối cùng của nhà thơ qua những trang sử đời, Hoàng Cầm dường như đã thanh thản hơn. Ông cười vui hơn khi thấy chúng tôi đến. Mắt cũng mơ màng rưng rưng hơn khi thấy nhà điêu khắc Lê Liên khệ nệ mang một? cái hộp gỗ, trên đó, có mấy trăm chiếc phong bì và dòng chữ ?oanh em, con cháu bè bạn góp một giọt đồng, dựng tượng thi nhân Hoàng Cầm?.
    Ước mong làm một pho tượng đồng chân dung Hoàng Cầm, như đã từng dựng tượng Văn Cao của nhà điêu khắc khiến chúng tôi ai nấy đều xúc động. Riêng tôi, (bắt chước nhà thơ một chút), đã nghe trong mình một tiếng nói văng vẳng bên tai: Hoàng Cầm, cánh chim sẻ đồng đang trên hành trình nâng bước phượng hoàng đi vào cổ tích ấy, đã được dựng một bức tượng vĩnh hằng - bức tượng Thơ trong lòng độc giả rồi.
    Và ngoài một đời thơ đáng nâng niu ấy ra, có lẽ, nếu ai cũng như tôi, lúc nào cũng thấy ông như cậu bé trai thưở mười hai tuổi, đang thẫn thờ ?ođồng chiều cuống rạ?, ?oEm đứng nhìn theo Em gọi đôi?, hẳn, ông sẽ thấy mình hạnh phúc lắm!
    Hà Nội, một ngày cuối năm
    Lê Mỹ Ý thực hiện - VNN

Chia sẻ trang này