1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THAM KHẢO | Tin tức, Lý luận, Phê bình Văn học nghệ thuật (NEW !!!mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi kienn79, 16/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nhà thơ Hoàng Cầm va? nhưfng "chiếc lá diêu bông"
    Nhà thơ Hoàng Cầm
    Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn phải thừa nhận, ông là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của kháng chiến chống Pháp.... Đến giơ?, ông cufng không đếm được đaf có bao nhiêu "chiếc lá diêu bông" đaf "bay" qua đơ?i mi?nh" nhưng ông nhấn mạnh: "Tôi la? ngươ?i rất quý trọng ti?nh yêu"...
    Tám mươi ba tuổi, một quãng đời dài sống và viết song hành cùng những thăng trầm số phận, hoàn cảnh; Bây giờ, trên chiếc giường nhỏ, vật lộn với thời gian và đôi chân bất lực, nhà thơ Hoàng Cầm vẫn cho tôi cảm giác về một tâm hồn anh minh và sâu lắng, một hoàng hôn Kinh Bắc buổi trời lạnh giá nhưng trữ tình, se sắt và quyến rũ không lẫn vào đâu được.
    ?oCúi lạy Mẹ con trở về Kinh Bắc, Chiều xưa giẻ quạt voi ***g, Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc, Chuồn chuồn khiêng nắng sang sông??, những ?oĐêm Thổ?, ?oĐêm Kim?, Đêm Mộc??, những chiếc ?oLá diêu bông?, cỗ xe hồng và ?oCây tam cúc?? dường như đã nâng sức nhà thơ Hoàng Cầm qua những bước đi số phận, và mới đây, lại dẫn dụ ông trở về với quê hương, với những mối tình của cậu bé trai thưở mười hai tuổi?
    Hoàng Cầm - vị thuốc đắng
    Thuở ấy, vào ngày đầu xuân 22 tháng 2 năm 1922, lúc miền Kinh Bắc còn xe giá và tưng bừng những lễ hội năm mới, cậu bé Bùi Tằng Việt đã chào đời. Tên của cậu được đặt theo những chữ có trong tên làng quê: xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
    Mẹ của cậu, một cô ?ohàng xén răng đen, cười như mùa thu toả nắng?, và bố, một ông thầy lang vườn bốc thuốc hay có tiếng có lẽ đã không bao giờ nghĩ rằng, sau này, đứa con trai được đặt tên một cách dân dã ấy, lại có duyên với làng quê, có nợ với thi ca, đã đưa làng quê của cậu lên một tầng cấp mới, với hơi thở đằm sâu về văn hoá, tâm hồn Kinh Bắc mà chỉ những ai thật sự gắn bó với nơi ấy mới có thể viết nên. Bút danh của thi nhân hiện đại cũng được bắt đầu với một cách không giống ai: lấy tên một vị thuốc đắng trong tủ thuốc chữa bệnh của bố - tên vị thuốc ấy là Hoàng Cầm.
    Học tiểu học ở quê nhà, năm 1938, cậu bé Bùi Tằng Việt ra Hà Nội học trung học. Từ đây, cậu đã bắt đầu cuộc đời văn chương với những tác phẩm dịch phóng tác cho Nhà xuất bản Tân Dân do ông Vũ Đình Long, người đã viết những vở kịch đầu tiên của nước ta, làm chủ bút với số tiền lương 25 đồng/tháng. 25 đồng lúc ấy to lắm, một bát phở chín ngon nhất Hà Nội bấy giờ cũng mới chỉ có 3 xu. Cậu còn được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt cứ 6 tháng lại tăng lương thêm 5 đồng.
    Tuy nhiên, cái ?omáu? mê làm thơ từ những ngày viết lục bát gửi tặng Chị - nhân vật trữ tình xuyên suốt trong hồn thơ Hoàng Cầm đã khuyến khích ông gửi thơ đăng ở báo Bắc Hà, nơi nhà thơ Thanh Tâm phụ trách. Bên cạnh đó là viết văn, viết kịch, khi tham gia cách mạng thì ?okiêm? luôn cả việc thành lập một ban kịch, rồi lại trở thành Đoàn trưởng Đoàn văn công Tổng cục Chính trị, Trưởng đoàn kịch nói quân đội?
    Những cái mốc trong cuộc đời nghệ thuật của Hoàng Cầm tưởng có lẽ rất suôn sẻ và đầy may mắn như thế. Nhưng nghệ thuật bao giờ cũng là con đường gập ghềnh nhiều chông gai, không chỉ tóm gọn trong mấy dòng, nhất là ?osự kiện? 1958, khi Hoàng Cầm ?ouống? phải ?ovị thuốc đắng? của đời thơ mình: vừa được cử vào Ban giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn một năm, sau đợt học tập đấu tranh chống Nhân văn giai phẩm, ông phải rút khỏi Hội Nhà văn.
    Từ đấy, cuộc đời văn chương của ông đã mở sang một hướng khác, lặng lẽ hơn, trầm tĩnh hơn, không quan tâm đến chính trị, xã hội nhiều nữa. Và cũng chính lúc cô đơn cùng cực ấy, miền Kinh Bắc đã thực sự mở cánh cửa đón ông vào lòng như đón một đứa con tha nhân nhiều nặng nợ.

    Si tình như thuở mới mười hai!
    Nói về đời thơ Hoàng Cầm, không thể không nhắc đến những mối tình lạ lùng nhất trong thơ ông. Tuy không còn sức khoẻ thế, mà ông vẫn hóm hỉnh và háo hứng lắm khi nghe tôi hỏi về cái thuở ban đầu lưu luyến, lúc ông mới bước chân vào văn chương, trường tình, trường đời, và những ?ocố sự? đã xảy ra trong đời mình đầy run rủi. Ông mơ màng như một cậu bé mười hai tuổi năm nào, lũn cũn theo bước chân của cô gái Kinh Bắc, ?omê? cô như điếu đổ. Có lẽ, đấy là mối tình đầu đời của Hoàng Cầm, là giấc mơ ngọt ngào nhưng cũng là vị thuốc đắng khác trong đời khi ông choàng tỉnh giấc, mà dư âm của nó là những vần thơ kỳ lạ.
    ?o?Chị ấy tên là Vinh, bố mất sớm, nhà rất nghèo, chị ở cùng mẹ và một đứa em lên 5 tuổi. Họ cất một gian nhà ở phố để bán hàng kiếm ăn. Suốt từ năm 8 đến 12, 13 tuổi, lúc nào đi theo chị được là tôi đi ngay, không rời nửa bước. Cũng nhờ đi theo chị, tôi mới có những kỷ niệm để sau này trở thành ?oLá diêu bông?.
    Trong một buổi tối thanh niên, trai gái ở làng tụ họp nhau hát đối, chị vịn lấy vai tôi mà hát. Rồi chị bảo bọn trẻ chúng tôi: ?oĐứa nào tìm được lá diêu bông, ta sẽ gọi là chồng?. Nghe thấy thế, mặt tôi đỏ lên. Rồi một hôm nắng vàng giời lạnh, buổi chiều tha thẩn ra sân, tôi thấy chị đi ra phía cánh đồng liền cũng đi theo. Giữa đồng, chị một mình mê mải vạch từng cái lá, cành cây như đang tìm cái gì đó. Tôi liền hỏi: Chị Vinh ơi chị tìm cái gì đấy? Chị nhìn tôi đáp lời: ờ chị đi tìm cái lá... (chị nói tên một cái lá gì như là lá thuốc).
    Hai mươi lăm năm sau, năm 1954, sau khi trở về Hà Nội mấy năm, một đêm, trong chính căn nhà này (43 phố Lý Quốc Sư), tôi trằn trọc không sao ngủ được. Độ 2, 3 giờ sáng, giữa thinh lặng như thế, chợt tôi nghe cất lên một giọng đọc rất thong thả, rõ ràng: ?oVáy Đình Bảng buông chùng cửa võng...?. Bài thơ ?oLá diêu bông? ra đời như thế. Nó là những kỷ niệm ăn sâu trong mình rồi bật ra thành thơ, khiến những lúc say sưa viết lại kỷ niệm đó, tôi cứ tưởng có ai đang đọc cho mình chép
    ??
    Cùng với ?oLá diêu bông?, ?oCây tam cúc?, ?oQua vườn ổi?? tập thơ ?oVề Kinh Bắc? được viết trong những năm 1959 -1960 tại ngồi nhà lặng lẽ không giao du với ai đã trở thành tác phẩm cốt tuỷ xương sống trong đời thơ Hoàng Cầm.
    Sau này, những mối tình Chị - Em vẫn bãng lãng bay lên trong những câu thơ của Hoàng Cầm như một tâm sự thầm kín mà ông hằng níu giữ. Ngay chính những bài thơ thuộc một ?odòng? thơ khác, dòng thơ trữ tình Anh - Em, thì cái âm hưởng của những ?omối tình diêu bông?, ?omối tình tam cúc? vẫn còn phảng phất. Bài thơ mới nhất của ông, được viết vẫn còn chưa ráo mực trong những ngày cuối năm này là bài ?oNamô Xuân? cũng trở lại hiển hiện một Hoàng Cầm si tình như thế. Si tình ngay cả lúc? namô: ?oĐịa cầu bằng quả táo gầy, Cắn bao giờ chạm ngón tay em cầm??
    Tuy nhiên, nói như vậy, không có nghĩa là phủ nhận phần đời trước của một Hoàng Cầm sôi nổi hăng say tham gia hoạt động cách mạng. Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn phải thừa nhận, ông là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của kháng chiến chống Pháp.
    Cái huyền thoại về Sông Đuống ?onằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ? có thể là không có thật với bất kỳ ai, nhưng với Hoàng Cầm, người mà mỗi bài thơ đều như được phát tích từ một huyền tưởng cổ tích, thì tôi tin lắm lắm là ông đã từng thấy sông Đuống nằm nghiêng thật, trong tâm khảm của ông. ?oBên kia sông Đuống?, ?oĐêm liên hoan?, kịch thơ ?oKiều Loan?? chính là một trong những thành công vang dội nhất của Hoàng Cầm thời chống Pháp.
    Những bóng hồng trong mộng của thi sĩ bây giờ cũng đã chẳng còn như xưa. Chị Vinh - mối tình đầu đẹp nhất của cậu bé trai mười hai tuổi bây giờ chỉ có thể nói về chị bằng một lời ngắn ngủi buồn: ?ohồng nhan bạc mệnh?. Một người Chị khác, với mối tình ?oCây tam cúc? nghe đâu hiện đang ở Thủ Đức, nhưng bà không dám nhận mình đã từng ?ogọi đôi cây trầu cay má đỏ, kết xe hồng đưa Chị đến quê Em?.
    Người vợ thứ hai của ông, bà Tuyết Khanh, người vào vai ?oKiều Loan?, đã hạ sanh cho ông một nàng tố nữ đặt tên nhân vật vở kịch để kỷ niệm, cũng là một mối tình lớn mà những thi sĩ cùng thời thường hay trầm trồ bàn tán, nhất là khi thuở trẻ bà còn là ?omối tình si? của nhà thơ Vũ Hoàng Chương. Do trắc trở số phận, bây giờ, bà đang sống ở Mỹ.
    Còn bà Lê Hoàng Yến, người sau cùng sống với nhà thơ, chính là người đã sống với ông lâu nhất. Nhưng bà mất cũng đã 20 năm nay?

    Cánh phượng hoàng Kinh Bắc
    Ba mươi năm lặng lẽ ngồi nhà như một vị thiền sư, kỳ thực, hồn thơ Hoàng Cầm đã lặng lẽ hướng về Kinh Bắc, đi tìm một mối giao cảm mà chính ông mới là người hiểu rõ. Những bài thơ hay nhất trong đời thơ của ông ra đời, tuy không được phát hành nhưng vẫn được chuyền tay.
    Sau cao trào đổi mới, được khôi phục quyền công bố, đăng tải tác phẩm, liên tiếp những tập thơ ?oVề Kinh Bắc?, ?oLá diêu bông?, ?oMưa Thuận Thành?, ?o99 tình khúc? của Hoàng Cầm ra mắt đã khiến độc giả sửng sốt. Một giọng thơ đầy sức quyến rũ bởi cái nội tâm sâu thẳm và chiều sâu văn hoá của một địa danh rờ rỡ hiện lên.
    Thơ Hoàng Cầm mượt mà như một điệu dân ca, lại có sự tha thiết, quyến rũ, bồng bềnh và cũng lắm lúc hồn nhiên, dân dã của hát xoan, hát ghẹo, lại có cả sự khó cắt nghĩa rõ ràng của một tâm thức luôn hướng về những gì tưởng như là mộng ảo. Nên đọc thơ ông, thường, người ta thấy cảm nhiều hơn là dễ phân tích. ?oNghé cây bài tìm hơi tóc ấm, Em đừng lớn nữa Chị đừng đi, Tướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửa, ổ rơm thơm đọng tuổi đương thì??(Cây tam cúc), ?oNgày cưới chị, em tìm thấy lá, Chị cười xe chỉ ấm trôn kim, Chị ba con em nhìn thấy lá, Xoè tay phủ mặt chị không nhìn? ( Lá diêu bông)?
    Những câu thơ này, với tôi, luôn chất chứa một nỗi buồn kiêu sa, trong vắt, nỗi buồn của một người từ thuở bước chân sẻ đồng nhảy chim chim trên bờ nghiêng sông Đuống, ngây thơ lắm, hồn nhiên lắm, nhưng đã biết những gì mộng ảo của mình sẽ chẳng bao giờ thành sự thật, mà vẫn tin và yêu tất cả những gì mộng ảo, để một ngày nào đó, con sẻ đồng kia sẽ hoá thành phượng hoàng bay đi tìm những câu truyện do mình từng mong ước dệt nên. Con chim sẻ ấy, cánh phượng hoàng ấy, đều là một Người Thơ cả, đều là câu thơ do chính ông viết ra ?o Đợi sau khi Em qua đời, sẻ đồng thành phượng núi? (Đếm giờ), và cũng đều là vị thuốc đắng -giấc mơ ngọt cho Hoàng Cầm vượt lên những thử thách nhân gian.
    - Giả dụ thế này, không có cái thời lặng lẽ 30 năm ấy, chắc đâu đã có một Hoàng Cầm của chiều sâu tâm hồn Kinh Bắc?
    - Cũng chưa biết thế nào. Chuyện gì đến thì biết là nó đã đến, chứ lúc đó làm sao mà biết trước được.
    - Ơ? tuổi ?oxưa nay hiếm, ông có thể tự hào mà ?otổng kết? bao nhiêu ?olá diêu bông? đã bay qua đời mình?
    - Không đếm được. Nếu đếm và kể ra thì liên quan đến đời tư của rất nhiều người. Trong đời tư, tôi yêu nhiều người và cũng có nhiều người yêu tôi. Nhưng không phải mối tình nào cũng suôn sẻ, trọn vẹn. Có rất nhiều thất vọng và thất bại. Tôi là một người rất quý trọng tình yêu, không yêu đương bừa bãi đê? thoa? mãn nhu cầu. Đã gọi là tình yêu thì người đàn bà mình yêu phải hướng thiện với những gì đẹp đẽ nhất. Khi thực tế ngược lại với mơ ước, tôi thất vọng và thành ra tan vỡ. Mà càng như thế, càng yêu nhiều, tình yêu càng được nhân lên.
    - Sau ?oVề Kinh Bắc?, hình như ?otinh hoa phát tiết ra ngoài ? ở ông không còn nữa?
    - Tôi vẫn viết đấy. Cũng có thêm ?o99 Tình khúc?, ?oThơ tình Hoàng Cầm?...Nhưng độ vài năm gần đây thì sức khoẻ sút kém hẳn, chỉ viết được mấy bài chứ không nhiều.
    Tuy nói thế, nhưng trên chiếc bàn con đặt cạnh giường ông, tôi vẫn thấy ngổn ngang giấy trắng. Giấy trắng đắp hờ qua chiếc chăn con những vần thơ mới trầm tư, hướng về một cõi không nào đó. Những vần thơ ấy, năm nào, gần đến Tết, nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán lại tạt qua, làm một túi bản thảo, mang đi gửi cho các toà báo, rồi sau Tết, lại đi một vòng, lấy nhuận bút về đặt bên bàn cho nhà thơ xe điếu.
    Chỉ bấy nhiêu thôi, cũng đủ biết Hoàng Cầm vẫn còn say sưa với mộng thơ nhiều lắm. Sau này, nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán cười đầy vẻ? bí mật, tôi sẽ có một số lượng bản thảo viết tay của nhà thơ rất độc đáo mà không ai có? Âu đấy cũng là cái tình của một người trót yêu nghệ thuật, trót yêu bạn bè văn.
    Bây giờ, sau chuyến trở về quê hương, chuyến đi không ai mong sẽ là cuộc tuần du cuối cùng của nhà thơ qua những trang sử đời, Hoàng Cầm dường như đã thanh thản hơn. Ông cười vui hơn khi thấy chúng tôi đến. Mắt cũng mơ màng rưng rưng hơn khi thấy nhà điêu khắc Lê Liên khệ nệ mang một? cái hộp gỗ, trên đó, có mấy trăm chiếc phong bì và dòng chữ ?oanh em, con cháu bè bạn góp một giọt đồng, dựng tượng thi nhân Hoàng Cầm?.
    Ước mong làm một pho tượng đồng chân dung Hoàng Cầm, như đã từng dựng tượng Văn Cao của nhà điêu khắc khiến chúng tôi ai nấy đều xúc động. Riêng tôi, (bắt chước nhà thơ một chút), đã nghe trong mình một tiếng nói văng vẳng bên tai: Hoàng Cầm, cánh chim sẻ đồng đang trên hành trình nâng bước phượng hoàng đi vào cổ tích ấy, đã được dựng một bức tượng vĩnh hằng - bức tượng Thơ trong lòng độc giả rồi.
    Và ngoài một đời thơ đáng nâng niu ấy ra, có lẽ, nếu ai cũng như tôi, lúc nào cũng thấy ông như cậu bé trai thưở mười hai tuổi, đang thẫn thờ ?ođồng chiều cuống rạ?, ?oEm đứng nhìn theo Em gọi đôi?, hẳn, ông sẽ thấy mình hạnh phúc lắm!
    Hà Nội, một ngày cuối năm
    Lê Mỹ Ý thực hiện - VNN

  2. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Hoàng Nhuận Cầm: ''Không ai cho mình hạnh phúc''

    Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm.
    "Thơ ca cũng như tình yêu, không ép buộc được đâu, khi gọi nó không đến nhưng khi đuổi thì nó không chịu đi. Bằng kinh nghiệm làm thơ riêng của mình, tôi thấy những bài thơ hay lại ra đời trong hoàn cảnh chẳng thơ chút nào", Hoàng Nhuận Cầm tâm sự.
    - Suốt ngày thấy anh bận túi bụi với trường quay, kịch bản. Anh dành cho thơ khoảng nào trong quỹ thời gian eo hẹp của mình?
    - Đúng là nhiều người hỏi tôi, công việc bộn bề còn thời gian đâu mà dành cho thơ. Nhưng thơ đối với tôi là... thở. Càng bận bịu, tôi lại càng quý thời gian dành cho thơ. Cứ có nhiều thời giờ mà làm thơ hay được đâu, nếu mà thế thật thì các bà buôn dưa lê ngoài chợ đã thành thi sĩ hết. Những bài thơ được giải năm 1972, tôi viết khi còn ở chiến trường. Giữa cái chết cận kề, bận đánh nhau làm gì có bút mà viết. Ý thơ nào đến chỉ nhớ, ghi lại trong đầu rồi khi tan khói bom, lại sấp sấp ngửa ngửa lấy cây bút chì ghi lại rồi gửi ra cho báo Văn Nghệ.
    - Giữa nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm trước đây và ngày nay, anh thấy có điểm gì khác nhau?
    - Không khác không được. Cùng với thời gian, tôi tự nhận thấy mình trầm tĩnh hơn, sâu sắc và thận trọng hơn khi công bố trước công chúng, dù chỉ là một bài thơ của mình. Nhưng dù trước đây hay sau này, tôi không muốn phụ lòng bạn đọc. Nếu không làm được hay hơn và mới hơn trước thì thà đừng in còn hơn.
    - Cũng nhiều nhà thơ nói như anh, nhưng thực tế thì thơ in ra chỉ để tặng, anh nghĩ sao khi người ta nói độc giả quay lưng với thơ?
    - Chưa bao giờ độc giả từ bỏ thơ, bằng chứng là đã có hàng nghìn người trong đêm thơ người lính. Nói cho chính xác và công bằng: Chỉ có các nhà thơ từ bỏ thơ mà thôi, nhà thơ làm không ra thơ, làm sao mà gọi bạn đọc đến.
    - Và để chứng minh điều ngược lại ấy, sắp tới anh sẽ cho ra mắt cuốn thơ nào?
    - Một cuốn sách dày 300 trang có tên Tôi đọc thơ bạn, bạn đọc thơ tôi. Lượng in rất lớn và tôi không phải bỏ tiền ra in.
    - Bấy lâu, dồn tâm huyết cho những kịch bản, khi nào công chúng sẽ được thấy sự đột phá của anh?
    - Tôi ao ước đưa kịch bản Đoạn trường chiêm bao lên màn ảnh. Đây là kịch bản tôi thai nghén suốt 10 năm trời mới hoàn thành. Trong đó chỉ có hai nhân vật chính là thi hào Nguyễn Du và cô gái có tên là Hồng nhan. Ý tưởng đến với tôi khi đọc Truyện Kiều, tôi thấy có sự trở đi trở lại của rất nhiều giấc mơ, và trong giấc chiêm bao ấy luôn có nhiều bóng hồng xuất hiện, nhưng cuối cùng các hình ảnh cũng chỉ mang chung một cái tên là Hồng nhan.
    - Người ta thường nói, nghệ sĩ đa đoan, nhưng anh có người vợ trẻ, gia đình yên ấm, anh có nghĩ mình là người may mắn?
    - Chắc là không ai cho mình hạnh phúc. Những gì tôi có hiện nay là do tôi tự tạo ra. Cứ hướng theo những điều tốt đẹp, tôi tin rằng sẽ không ai bị bất hạnh.
    Thu Hà thực hiện - VNN
  3. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Hoàng Nhuận Cầm: ''Không ai cho mình hạnh phúc''

    Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm.
    "Thơ ca cũng như tình yêu, không ép buộc được đâu, khi gọi nó không đến nhưng khi đuổi thì nó không chịu đi. Bằng kinh nghiệm làm thơ riêng của mình, tôi thấy những bài thơ hay lại ra đời trong hoàn cảnh chẳng thơ chút nào", Hoàng Nhuận Cầm tâm sự.
    - Suốt ngày thấy anh bận túi bụi với trường quay, kịch bản. Anh dành cho thơ khoảng nào trong quỹ thời gian eo hẹp của mình?
    - Đúng là nhiều người hỏi tôi, công việc bộn bề còn thời gian đâu mà dành cho thơ. Nhưng thơ đối với tôi là... thở. Càng bận bịu, tôi lại càng quý thời gian dành cho thơ. Cứ có nhiều thời giờ mà làm thơ hay được đâu, nếu mà thế thật thì các bà buôn dưa lê ngoài chợ đã thành thi sĩ hết. Những bài thơ được giải năm 1972, tôi viết khi còn ở chiến trường. Giữa cái chết cận kề, bận đánh nhau làm gì có bút mà viết. Ý thơ nào đến chỉ nhớ, ghi lại trong đầu rồi khi tan khói bom, lại sấp sấp ngửa ngửa lấy cây bút chì ghi lại rồi gửi ra cho báo Văn Nghệ.
    - Giữa nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm trước đây và ngày nay, anh thấy có điểm gì khác nhau?
    - Không khác không được. Cùng với thời gian, tôi tự nhận thấy mình trầm tĩnh hơn, sâu sắc và thận trọng hơn khi công bố trước công chúng, dù chỉ là một bài thơ của mình. Nhưng dù trước đây hay sau này, tôi không muốn phụ lòng bạn đọc. Nếu không làm được hay hơn và mới hơn trước thì thà đừng in còn hơn.
    - Cũng nhiều nhà thơ nói như anh, nhưng thực tế thì thơ in ra chỉ để tặng, anh nghĩ sao khi người ta nói độc giả quay lưng với thơ?
    - Chưa bao giờ độc giả từ bỏ thơ, bằng chứng là đã có hàng nghìn người trong đêm thơ người lính. Nói cho chính xác và công bằng: Chỉ có các nhà thơ từ bỏ thơ mà thôi, nhà thơ làm không ra thơ, làm sao mà gọi bạn đọc đến.
    - Và để chứng minh điều ngược lại ấy, sắp tới anh sẽ cho ra mắt cuốn thơ nào?
    - Một cuốn sách dày 300 trang có tên Tôi đọc thơ bạn, bạn đọc thơ tôi. Lượng in rất lớn và tôi không phải bỏ tiền ra in.
    - Bấy lâu, dồn tâm huyết cho những kịch bản, khi nào công chúng sẽ được thấy sự đột phá của anh?
    - Tôi ao ước đưa kịch bản Đoạn trường chiêm bao lên màn ảnh. Đây là kịch bản tôi thai nghén suốt 10 năm trời mới hoàn thành. Trong đó chỉ có hai nhân vật chính là thi hào Nguyễn Du và cô gái có tên là Hồng nhan. Ý tưởng đến với tôi khi đọc Truyện Kiều, tôi thấy có sự trở đi trở lại của rất nhiều giấc mơ, và trong giấc chiêm bao ấy luôn có nhiều bóng hồng xuất hiện, nhưng cuối cùng các hình ảnh cũng chỉ mang chung một cái tên là Hồng nhan.
    - Người ta thường nói, nghệ sĩ đa đoan, nhưng anh có người vợ trẻ, gia đình yên ấm, anh có nghĩ mình là người may mắn?
    - Chắc là không ai cho mình hạnh phúc. Những gì tôi có hiện nay là do tôi tự tạo ra. Cứ hướng theo những điều tốt đẹp, tôi tin rằng sẽ không ai bị bất hạnh.
    Thu Hà thực hiện - VNN
  4. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nguyễn Hữu Hồng Minh giới thiệu: Đồng Chuông Tử sinh năm 1980 tại Bình Thuận; là người dân tộc Chăm; hiện sống bằng nghề chạy xe ôm ở TP HCM. Đồng Chuông Tử kể rằng, anh rất mê trang thơ của eVăn, đến nỗi mỗi khi có tác giả nào được giới thiệu, anh đều in ra và đọc đi đọc lại trong những lần chờ bắt khách ở những bến xe miền Đông, lăng Ông Cha Cả hay Chợ Lớn. Trong nhiều lần chờ như thế, anh đã làm thơ. Và anh thường băn khoăn với câu hỏi: Liệu thơ của một người chạy xe ôm thì eVăn có thể đăng được không?
    Tôi đọc thơ Đồng Chuông Tử và bất ngờ khi thấy nó không ?otàng tàng? chút nào. ?oXe thơ? của anh bươn bả rất ngon trớn nữa là khác. Trên cái Honda cà tàng phăng vào đời sống đó, với tâm hồn hoạt náo, nhanh nhạy, nắm bắt mọi ngón "tả pín lù" của vỉa hè, của bụi bặm, thứ ngôn ngữ bật ra từ sinh hoạt của những đời sống "dưới đáy", thơ Tử tuôn chảy một cách khoái hoạt, dễ dàng (nhưng không dễ dãi). Đó là ?onhững mảnh ghép tràn đầy? từ ?ocuộc đời là một đống tranh cãi? để bật lên ?okhúc đơn ca trắng?. Hay ?oTôi như Sài Gòn khoác chiếc áo cao tầng sang trọng mà con đường thì rách nát tả tơi?... Tử đến với thơ như định mệnh sau những cuộc chiến với mưu sinh, cơm áo. Thật nao lòng khi nghe anh tâm sự: ?oThơ ư? Tôi còn một mẹ già ở quê. Cha mất sớm. Thơ đến ngột ngạt bởi cơn chấn động mạnh của cảm xúc từ cái chết bất ngờ của cha tôi. Rời bỏ chiếc xe ôm, thơ ?oôm? cho tôi giấc mơ hy vọng lạc quan để bước qua một ngày mới?. Đó là một nét đáng yêu nữa của thơ Trẻ Sài Gòn hiện đại.

    Thơ của một thi sĩ chạy xe ôm - Đồng Chuông Tử

    Đồng Chuông Tử trên đường xe ôm Sài Gòn - Chợ Lớn.
    Tắm
    Không phải dòng sông quê hương / không hiện thực như dòng Seine nước Pháp
    Nhưng tôi vẫn đằm mình tắm táp?trôi đi trôi đi cũ mòn
    Không có con đường đi vào hành tinh / không có câu thơ neo trái tim người
    Những ngôi sao già rụng vào bóng tối / không ai tình nguyện thì tôi cầm chổi. Quét sạch quét sạch cũ mòn
    Tôi đặt tôi trần trụi trước thơ mình / những tàn dư hôm qua co giò chạy trốn
    Lớp lá vàng ngoài đường bay chộn rộn / chỉ còn bụi lòng đánh thức vòm mai.
    Những mảnh ghép đầy tràn
    I.
    Thon thả đi?
    Mỗi ban mai hãy vác cuốc vào rừng
    Khai hoang những vùng đất mới
    Nghiêng một cung đường
    Thơm một khu vườn
    Say một vương quốc
    Gã đi thơ thẩn trong tư duy mình
    II.
    Gã xối nước ban đêm lên thân thể ban ngày
    Mặt trời ngủ gã trôi vào trăng sáng
    Mặt trăng gã tháp đồi phiêu lãng
    III.
    Ai đằm mình trong chiếc gương vinh quang
    Mở mắt nhìn chỉ thấy tràn bóng tối
    IV.
    Gã ngã lưng lên đêm đánh giấc
    Một ngày vụn vặt những ngón tay.
    Ý niệm thơ
    Sáng đỉnh đồi sứ dại
    Mái vòm thơ tôi
    Ai cựa quậy / lớn dậy / lạ lẫm suy nghĩ tôi
    Không phải tôi hôm qua
    Cha mẹ sinh hôm xưa
    Hôm nay tôi nẩy ra tôi mới
    Không chấp nhận cũ mòn
    Tôi nẩy hạt giống cây cối
    Đi thì phải tới
    Chẳng quản nhọc nhằn.
    Vẽ chân dung trên mây
    Hạt lúa mùa khô chắc mẫm
    Mùa mưa bị bứt theo dòng
    Bị đùn ra suối / bị cuốn trôi sông / bị quăng vào biển cả
    Thoi thóp ngụp lặn?
    Gởi lại,
    Dấu chân tuổi thơ lưu lãng cho đồng
    Mộ cha cho đất
    Dáng mẹ lưng còng cho plây
    Câu nguyện ước cho Chiêm nữ
    Ta xốc hành trang đựng đầy nắng gió
    Lên đôi vai gầy gã trai Chàm mơ mộng
    Cô độc
    Đi ?.
    Vẽ chân dung mình trên đám mây kia.
    Đối thoại cái nhìn
    Anh không phải nhà thơ / không là nghệ sĩ
    Những vần thơ viết ra chẳng để làm gì
    Anh gỗ đá với luyến nhìn em / bờm trước bạo dạn lời em
    Vô cảm nụ hôn liều lĩnh em / sẹo bên đời em lành lặn
    Những câu thơ anh viết ra thành núi cao biển rộng
    Mái nhà anh vẫn dột nát trận mưa về
    Dòng sông mong sớm đổ biển Đông
    Thuyền trôi mơ ngày đậu bến
    Cây cối chờ mùa đơm bông
    Đời em hướng về anh: Đích đến.
    Cuộc sống là một đống tranh cãi
    Mỗi cuộc đời là một con thuyền nan mang tên những sự kiện,
    Đôi khi cuộc đời là con chim đang cố bay qua vùng bão đen cuộc sống
    Nó được khai sinh từ dư luận và chết đi cũng bởi dư luận
    Vậy dư luận là gì?
    Là con dao hai lưỡi mà con người miệt mài mài giũa nên
    Nó như thuốc bổ sức khoẻ, nếu lạm dụng sẽ chuyển thành thuốc độc
    Tôi thích người ta gọi tôi là thi sĩ, và thoáng buồn khi bạn bè trịnh trọng ?ohắn là nhà thơ?. Dẫu thi sĩ và nhà thơ là một.
    Tôi là gã cỏ hoang chuyên nghiệp dú mình dưới những mũi giày của bọn thợ săn tạp chủng.
    Đời tôi như chiếc áo rách được mẹ tôi may vá rất cẩn thận. Đừng nghĩ tôi rủng rỉnh tiền khi thỉnh thoảng áo quần tôi láng bóng.
    Tôi như Sài Gòn khoác chiếc áo cao tầng sang trọng mà con đường thì rách nát tả tơi.
    Buổi sáng rất sớm tôi thức dậy làm gã xe ôm sắm sửa đời mình / thơ mình bằng vài bạc lẻ.
    Rất vui vẻ tôi mở cửa sổ trái tim mình đón khách lên ghế ngồi và nói lời cảm tạ mọi người.
    Tôi không buồn số phận đã vùi tôi rất thấp.
    Tôi sống bám lấy / hửi / hít những làn sóng bụi đường và bất tử cũng từ những hạt bụi bám.
    Bất luận người ta thêm bớt thứ gì tôi chẳng quan tâm.
    © eVăn 2004

  5. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nguyễn Hữu Hồng Minh giới thiệu: Đồng Chuông Tử sinh năm 1980 tại Bình Thuận; là người dân tộc Chăm; hiện sống bằng nghề chạy xe ôm ở TP HCM. Đồng Chuông Tử kể rằng, anh rất mê trang thơ của eVăn, đến nỗi mỗi khi có tác giả nào được giới thiệu, anh đều in ra và đọc đi đọc lại trong những lần chờ bắt khách ở những bến xe miền Đông, lăng Ông Cha Cả hay Chợ Lớn. Trong nhiều lần chờ như thế, anh đã làm thơ. Và anh thường băn khoăn với câu hỏi: Liệu thơ của một người chạy xe ôm thì eVăn có thể đăng được không?
    Tôi đọc thơ Đồng Chuông Tử và bất ngờ khi thấy nó không ?otàng tàng? chút nào. ?oXe thơ? của anh bươn bả rất ngon trớn nữa là khác. Trên cái Honda cà tàng phăng vào đời sống đó, với tâm hồn hoạt náo, nhanh nhạy, nắm bắt mọi ngón "tả pín lù" của vỉa hè, của bụi bặm, thứ ngôn ngữ bật ra từ sinh hoạt của những đời sống "dưới đáy", thơ Tử tuôn chảy một cách khoái hoạt, dễ dàng (nhưng không dễ dãi). Đó là ?onhững mảnh ghép tràn đầy? từ ?ocuộc đời là một đống tranh cãi? để bật lên ?okhúc đơn ca trắng?. Hay ?oTôi như Sài Gòn khoác chiếc áo cao tầng sang trọng mà con đường thì rách nát tả tơi?... Tử đến với thơ như định mệnh sau những cuộc chiến với mưu sinh, cơm áo. Thật nao lòng khi nghe anh tâm sự: ?oThơ ư? Tôi còn một mẹ già ở quê. Cha mất sớm. Thơ đến ngột ngạt bởi cơn chấn động mạnh của cảm xúc từ cái chết bất ngờ của cha tôi. Rời bỏ chiếc xe ôm, thơ ?oôm? cho tôi giấc mơ hy vọng lạc quan để bước qua một ngày mới?. Đó là một nét đáng yêu nữa của thơ Trẻ Sài Gòn hiện đại.

    Thơ của một thi sĩ chạy xe ôm - Đồng Chuông Tử

    Đồng Chuông Tử trên đường xe ôm Sài Gòn - Chợ Lớn.
    Tắm
    Không phải dòng sông quê hương / không hiện thực như dòng Seine nước Pháp
    Nhưng tôi vẫn đằm mình tắm táp?trôi đi trôi đi cũ mòn
    Không có con đường đi vào hành tinh / không có câu thơ neo trái tim người
    Những ngôi sao già rụng vào bóng tối / không ai tình nguyện thì tôi cầm chổi. Quét sạch quét sạch cũ mòn
    Tôi đặt tôi trần trụi trước thơ mình / những tàn dư hôm qua co giò chạy trốn
    Lớp lá vàng ngoài đường bay chộn rộn / chỉ còn bụi lòng đánh thức vòm mai.
    Những mảnh ghép đầy tràn
    I.
    Thon thả đi?
    Mỗi ban mai hãy vác cuốc vào rừng
    Khai hoang những vùng đất mới
    Nghiêng một cung đường
    Thơm một khu vườn
    Say một vương quốc
    Gã đi thơ thẩn trong tư duy mình
    II.
    Gã xối nước ban đêm lên thân thể ban ngày
    Mặt trời ngủ gã trôi vào trăng sáng
    Mặt trăng gã tháp đồi phiêu lãng
    III.
    Ai đằm mình trong chiếc gương vinh quang
    Mở mắt nhìn chỉ thấy tràn bóng tối
    IV.
    Gã ngã lưng lên đêm đánh giấc
    Một ngày vụn vặt những ngón tay.
    Ý niệm thơ
    Sáng đỉnh đồi sứ dại
    Mái vòm thơ tôi
    Ai cựa quậy / lớn dậy / lạ lẫm suy nghĩ tôi
    Không phải tôi hôm qua
    Cha mẹ sinh hôm xưa
    Hôm nay tôi nẩy ra tôi mới
    Không chấp nhận cũ mòn
    Tôi nẩy hạt giống cây cối
    Đi thì phải tới
    Chẳng quản nhọc nhằn.
    Vẽ chân dung trên mây
    Hạt lúa mùa khô chắc mẫm
    Mùa mưa bị bứt theo dòng
    Bị đùn ra suối / bị cuốn trôi sông / bị quăng vào biển cả
    Thoi thóp ngụp lặn?
    Gởi lại,
    Dấu chân tuổi thơ lưu lãng cho đồng
    Mộ cha cho đất
    Dáng mẹ lưng còng cho plây
    Câu nguyện ước cho Chiêm nữ
    Ta xốc hành trang đựng đầy nắng gió
    Lên đôi vai gầy gã trai Chàm mơ mộng
    Cô độc
    Đi ?.
    Vẽ chân dung mình trên đám mây kia.
    Đối thoại cái nhìn
    Anh không phải nhà thơ / không là nghệ sĩ
    Những vần thơ viết ra chẳng để làm gì
    Anh gỗ đá với luyến nhìn em / bờm trước bạo dạn lời em
    Vô cảm nụ hôn liều lĩnh em / sẹo bên đời em lành lặn
    Những câu thơ anh viết ra thành núi cao biển rộng
    Mái nhà anh vẫn dột nát trận mưa về
    Dòng sông mong sớm đổ biển Đông
    Thuyền trôi mơ ngày đậu bến
    Cây cối chờ mùa đơm bông
    Đời em hướng về anh: Đích đến.
    Cuộc sống là một đống tranh cãi
    Mỗi cuộc đời là một con thuyền nan mang tên những sự kiện,
    Đôi khi cuộc đời là con chim đang cố bay qua vùng bão đen cuộc sống
    Nó được khai sinh từ dư luận và chết đi cũng bởi dư luận
    Vậy dư luận là gì?
    Là con dao hai lưỡi mà con người miệt mài mài giũa nên
    Nó như thuốc bổ sức khoẻ, nếu lạm dụng sẽ chuyển thành thuốc độc
    Tôi thích người ta gọi tôi là thi sĩ, và thoáng buồn khi bạn bè trịnh trọng ?ohắn là nhà thơ?. Dẫu thi sĩ và nhà thơ là một.
    Tôi là gã cỏ hoang chuyên nghiệp dú mình dưới những mũi giày của bọn thợ săn tạp chủng.
    Đời tôi như chiếc áo rách được mẹ tôi may vá rất cẩn thận. Đừng nghĩ tôi rủng rỉnh tiền khi thỉnh thoảng áo quần tôi láng bóng.
    Tôi như Sài Gòn khoác chiếc áo cao tầng sang trọng mà con đường thì rách nát tả tơi.
    Buổi sáng rất sớm tôi thức dậy làm gã xe ôm sắm sửa đời mình / thơ mình bằng vài bạc lẻ.
    Rất vui vẻ tôi mở cửa sổ trái tim mình đón khách lên ghế ngồi và nói lời cảm tạ mọi người.
    Tôi không buồn số phận đã vùi tôi rất thấp.
    Tôi sống bám lấy / hửi / hít những làn sóng bụi đường và bất tử cũng từ những hạt bụi bám.
    Bất luận người ta thêm bớt thứ gì tôi chẳng quan tâm.
    © eVăn 2004

  6. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Kiều nữ trong bài thơ ''Đây thôn Vĩ Dạ''

    Hoàng Cúc năm 30 tuổi trong trang phục y tá tình nguyện.
    Bóng hình kiều nữ trong bài thơ tình được coi là thành công của nhà thơ Hàn Mặc Tử là hình ảnh của cô thôn nữ Hoàng Cúc. Nàng tên thật là Hoàng Thị Kim Cúc, sinh ngày 5/12/1913, kém Hàn Mặc Tử 1 tuổi.
    Cũng như Hàn Mặc Tử, Kim Cúc phải theo gia đình vào Quy Nhơn sinh sống vì cha nàng là công chức làm việc tại đây. Năm 1933, Hàn Mặc Tử vào làm cho Sở Đạc điền Quy Nhơn và quen Hoàng Tùng Ngâm - em thúc bá của Hoàng Cúc. Hoàng Tùng Ngâm sống trong ngôi nhà nhỏ cạnh nhà Hoàng Cúc, anh em bè bạn thường tụ tập chơi đùa, bình phẩm văn thơ. Hoàng Cúc khi đó đang tập tành viết báo với bút hiệu Hoàng Hoa nữ sĩ, nên cũng thường qua lại với Hàn Mặc Tử.
    Với bản tính đa tình, Hàn Mặc Tử đem lòng si mê Hoàng Cúc. Những bài thơ Mặc Tử viết tặng Hoàng Cúc đã đến tay nàng qua Hoàng Tùng Ngâm. Hoàng Cúc biết rất rõ tình cảm của Mặc Tử.
    Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo. Sau một thời gian, chàng về lại Quy Nhơn. Lúc này gia đình chàng đã dời đến cách nhà Hoàng Cúc chỉ vài căn. Tình xưa dậy sóng trở lại. Giờ đây, thi sĩ họ Hàn ít nhiều đã bạo dạn hơn trước. Bài thơ Hồn cúc đã chứng minh tình cảm của chàng: "Bấy lâu sát ngõ, chẳng ngăn tường/ Không dám sờ tay sợ lấm hương/ Xiêm áo đêm nay tề chỉnh quá/ Muốn ôm hồn cúc ở trong sương".
    Năm 1936, Hoàng Cúc theo gia đình về Huế sinh sống. Sau đó, nàng bắt đầu ăn chay trường, trở thành cư sĩ, sống cuộc đời lặng lẽ bí ẩn. Cũng trong năm đó, Hàn Mặc Tử in tập Gái quê, là tập thơ mới đầu tiên kể từ khi chàng bỏ làm thơ Đường luật. Mặc Tử mang theo một số tập ra Huế, và gặp lại Hoàng Cúc trong dịp hội chợ nhưng không dám tặng. Mặc Tử cũng tìm đến Vỹ Dạ - nơi ở của Hoàng Cúc - nhưng chỉ đứng ngoài cổng một lúc rồi bỏ đi.
    Nhiều năm sau đó, hai người không còn liên lạc gì với nhau. Một hôm, Hoàng Cúc nghe tin Mặc Tử bị bệnh phong, liền gửi thư thăm hỏi. Quá cảm động, Mặc Tử đã sáng tác bài Đây thôn Vỹ Dạ gửi tặng nàng.
    Chuyện tình Hoàng Cúc - Hàn Mặc Tử cũng có những điều gây tranh cãi như trường hợp Mộng Cầm. Hoàng Cúc đã có lần công khai phủ nhận chuyện nàng có tình cảm với Hàn Mặc Tử. Năm 1969, nhà thơ Quách Tấn, người bạn thân thiết của Hàn Mặc Tử, viết một hồi ký lấy tên Đôi nét về Hàn Mặc Tử đăng trên tạp chí Văn, trong đó có phần nói đến mối quan hệ giữa Hoàng Cúc và nhà thơ tài hoa bạc mệnh. Quách Tấn cho rằng hai người không thành duyên nợ là do thân sinh của Hoàng Cúc chê Hàn Mặc Tử không xứng. Hoàng Cúc đọc được hồi ký này, và ngày 15/3/1971, nàng gửi thư cho Quách Tấn để "nói lại cho rõ". Hoàng Cúc phản bác một số chi tiết nhỏ mà Quách Tấn nêu ra: "Hồi ấy tuy Tử ở gần nhà tôi, song Tử và tôi cách xa nhau như hai ngọn núi. Tử thì kín đáo và bẽn lẽn như con gái, còn tôi thì bí mật và xa lạ như cung trăng! Tuy thế Tử cũng đã tìm cách để gặp, nhưng vẫn chưa toại nguyện...".
    Thế nhưng Quách Tấn kiên quyết bảo vệ lập trường của mình trong các chi tiết thể hiện việc Hàn Mặc Tử và Hoàng Cúc có yêu nhau: "Những chi tiết trong cuộc tình duyên của Tử - Cúc, thì nhất định ký ức tôi không phản tôi, vì không có gì phức tạp khó nhớ. Việc Tử nhờ người đến dạm là có thật. Người ấy là nhà thầu khoán Bùi Xuân Lang ở Quy Nhơn, vừa thân với Tử, vừa quen với cụ Hoàng Phùng".
    Hoàng Cúc ngày ấy là một thiếu nữ trẻ trung yêu đời, lại ít nhiều có tâm hồn văn chương, việc đáp lại những tình cảm của một người như Hàn Mặc Tử là có thể xảy ra. Nhưng sau này cũng như Mộng Cầm, nàng đã cố gắng chôn chặt những điều thầm kín riêng tư vào cõi lòng. Là một người xa lánh cuộc đời để tìm đến cõi thiền, những chuyện tình cảm dù có cũng không thể phơi bày ra công chúng. Vì thế việc Hoàng Cúc phủ nhận chuyện tình cảm với Hàn Mặc Tử có thể hiểu được.
    (Theo Thanh Niên )
  7. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Kiều nữ trong bài thơ ''Đây thôn Vĩ Dạ''

    Hoàng Cúc năm 30 tuổi trong trang phục y tá tình nguyện.
    Bóng hình kiều nữ trong bài thơ tình được coi là thành công của nhà thơ Hàn Mặc Tử là hình ảnh của cô thôn nữ Hoàng Cúc. Nàng tên thật là Hoàng Thị Kim Cúc, sinh ngày 5/12/1913, kém Hàn Mặc Tử 1 tuổi.
    Cũng như Hàn Mặc Tử, Kim Cúc phải theo gia đình vào Quy Nhơn sinh sống vì cha nàng là công chức làm việc tại đây. Năm 1933, Hàn Mặc Tử vào làm cho Sở Đạc điền Quy Nhơn và quen Hoàng Tùng Ngâm - em thúc bá của Hoàng Cúc. Hoàng Tùng Ngâm sống trong ngôi nhà nhỏ cạnh nhà Hoàng Cúc, anh em bè bạn thường tụ tập chơi đùa, bình phẩm văn thơ. Hoàng Cúc khi đó đang tập tành viết báo với bút hiệu Hoàng Hoa nữ sĩ, nên cũng thường qua lại với Hàn Mặc Tử.
    Với bản tính đa tình, Hàn Mặc Tử đem lòng si mê Hoàng Cúc. Những bài thơ Mặc Tử viết tặng Hoàng Cúc đã đến tay nàng qua Hoàng Tùng Ngâm. Hoàng Cúc biết rất rõ tình cảm của Mặc Tử.
    Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo. Sau một thời gian, chàng về lại Quy Nhơn. Lúc này gia đình chàng đã dời đến cách nhà Hoàng Cúc chỉ vài căn. Tình xưa dậy sóng trở lại. Giờ đây, thi sĩ họ Hàn ít nhiều đã bạo dạn hơn trước. Bài thơ Hồn cúc đã chứng minh tình cảm của chàng: "Bấy lâu sát ngõ, chẳng ngăn tường/ Không dám sờ tay sợ lấm hương/ Xiêm áo đêm nay tề chỉnh quá/ Muốn ôm hồn cúc ở trong sương".
    Năm 1936, Hoàng Cúc theo gia đình về Huế sinh sống. Sau đó, nàng bắt đầu ăn chay trường, trở thành cư sĩ, sống cuộc đời lặng lẽ bí ẩn. Cũng trong năm đó, Hàn Mặc Tử in tập Gái quê, là tập thơ mới đầu tiên kể từ khi chàng bỏ làm thơ Đường luật. Mặc Tử mang theo một số tập ra Huế, và gặp lại Hoàng Cúc trong dịp hội chợ nhưng không dám tặng. Mặc Tử cũng tìm đến Vỹ Dạ - nơi ở của Hoàng Cúc - nhưng chỉ đứng ngoài cổng một lúc rồi bỏ đi.
    Nhiều năm sau đó, hai người không còn liên lạc gì với nhau. Một hôm, Hoàng Cúc nghe tin Mặc Tử bị bệnh phong, liền gửi thư thăm hỏi. Quá cảm động, Mặc Tử đã sáng tác bài Đây thôn Vỹ Dạ gửi tặng nàng.
    Chuyện tình Hoàng Cúc - Hàn Mặc Tử cũng có những điều gây tranh cãi như trường hợp Mộng Cầm. Hoàng Cúc đã có lần công khai phủ nhận chuyện nàng có tình cảm với Hàn Mặc Tử. Năm 1969, nhà thơ Quách Tấn, người bạn thân thiết của Hàn Mặc Tử, viết một hồi ký lấy tên Đôi nét về Hàn Mặc Tử đăng trên tạp chí Văn, trong đó có phần nói đến mối quan hệ giữa Hoàng Cúc và nhà thơ tài hoa bạc mệnh. Quách Tấn cho rằng hai người không thành duyên nợ là do thân sinh của Hoàng Cúc chê Hàn Mặc Tử không xứng. Hoàng Cúc đọc được hồi ký này, và ngày 15/3/1971, nàng gửi thư cho Quách Tấn để "nói lại cho rõ". Hoàng Cúc phản bác một số chi tiết nhỏ mà Quách Tấn nêu ra: "Hồi ấy tuy Tử ở gần nhà tôi, song Tử và tôi cách xa nhau như hai ngọn núi. Tử thì kín đáo và bẽn lẽn như con gái, còn tôi thì bí mật và xa lạ như cung trăng! Tuy thế Tử cũng đã tìm cách để gặp, nhưng vẫn chưa toại nguyện...".
    Thế nhưng Quách Tấn kiên quyết bảo vệ lập trường của mình trong các chi tiết thể hiện việc Hàn Mặc Tử và Hoàng Cúc có yêu nhau: "Những chi tiết trong cuộc tình duyên của Tử - Cúc, thì nhất định ký ức tôi không phản tôi, vì không có gì phức tạp khó nhớ. Việc Tử nhờ người đến dạm là có thật. Người ấy là nhà thầu khoán Bùi Xuân Lang ở Quy Nhơn, vừa thân với Tử, vừa quen với cụ Hoàng Phùng".
    Hoàng Cúc ngày ấy là một thiếu nữ trẻ trung yêu đời, lại ít nhiều có tâm hồn văn chương, việc đáp lại những tình cảm của một người như Hàn Mặc Tử là có thể xảy ra. Nhưng sau này cũng như Mộng Cầm, nàng đã cố gắng chôn chặt những điều thầm kín riêng tư vào cõi lòng. Là một người xa lánh cuộc đời để tìm đến cõi thiền, những chuyện tình cảm dù có cũng không thể phơi bày ra công chúng. Vì thế việc Hoàng Cúc phủ nhận chuyện tình cảm với Hàn Mặc Tử có thể hiểu được.
    (Theo Thanh Niên )
  8. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Dạ Thảo Phương - không ngừng vượt qua ảo tưởng

    Nhà thơ Dạ Thảo Phương.
    "Tôi viết "Bài hát về năm chiếc lá" năm 17 tuổi, khi nghĩ mình đã biết tỏng thế nào là tình yêu, chỉ thiếu một thứ rất muỗi là kinh nghiệm thực tế mà thôi. Giờ đây, tôi tiến hóa đủ để nhận thức được mình vẫn chả biết gì về nó, nên sợ không dám viết thơ tình nữa", nhà thơ tâm sự.
    - "Bài hát về năm chiếc lá" của chị rất nổi tiếng, nó như một bài hát về tình yêu, chị nghĩ sao?
    - Biết nói gì về một bài thơ đã được công bố. Nó đã vuột khỏi vòng tay của người viết, nó chỉ thuộc về người đọc.
    - Tại sao chị và nhiều cây bút khác khi đã có một chút thành công thường viết dè dặt hơn trước, thậm chí có người không viết nữa?
    - Tôi nghĩ, qua mỗi chặng thời gian, sự nhìn nhận các giá trị của mỗi người lại có sự thay đổi. Khi còn học phổ thông, tôi từng tuyên bố: "Làm thơ dễ ợt" và đố mọi người đưa ra đề tài gì tôi cũng làm được, giờ nghĩ lại thấy mình rất đáng tức cười. Lúc ấy, tôi cứ ngỡ thơ có vần, có tứ, có hình ảnh, nhạc điệu là được. Giờ đây, sự gắn bó của tôi với thơ ca điềm tĩnh hơn, có ý thức hơn. Tôi đọc thơ, tôi làm thơ với sự sợ hãi và lòng tự trọng.
    - Chị nghĩ thế nào về quan niệm những người làm thơ phải "điên"?
    - Đó là quan niệm méo mó hạ thấp thơ ca, hạ thấp nhà thơ và làm hại nhiều người muốn làm thơ. Có lẽ thẳm sâu trong mỗi con người, nghệ sĩ luôn thường trực một nỗi khôn nguôi nào đó, nỗi thao thức ấy ******** làm tội họ, làm người viết không thể không viết, làm người họa sĩ bạc phếch khi phải rời xa cây cọ, bảng màu và đôi khi cuốn họ vào dòng chảy của cái sức mạnh kỳ bí, đưa họ tới cảm xúc sáng tạo. Chính nỗi thao thức ấy làm họ, dù không hề cố tình, có nhiều lúc bộc lộ một thái độ sống khác thường. Song không phải hễ khác thường là đồng nghĩa với khả năng nghệ thuật.
    - Con người trong thơ và trong đời thực của chị khác nhau như thế nào?
    - Tôi luôn là con người thực của chính mình, chỉ có điều là theo những cách khác nhau. Khi giao tiếp, bạn buộc phải có trang phục. Tôi thích trang phục giản dị, vừa thể hiện đúng con người mình vừa phù hợp với những người xung quanh. Đó là phép lịch sự tối thiểu, không phải là giả dối. Nhưng khi đối diện với trang viết mà bạn còn vỏ bọc, dù chỉ là tấm lụa mỏng có thể làm bạn đẹp hơn chính mình thì bạn sẽ không thể chạm vào sự thực - thơ. Khi soi mình trong trang giấy, tôi từng thấy: "Trần trụi/ một vết thương bỏng rẫy/ không khí chạm vào cũng đau/ ánh mắt chạm vào cũng đau". Nhưng nếu sống giữa cuộc sống thường nhật mà lúc nào cũng như sáng tác thì chết mất. Nếu chưa kịp chết vì quá mỏi mệt thì cũng vì quá tổn thương. Nếu bạn bị tổn thương, mẹ bạn - những người yêu thương bạn sẽ đau đớn hơn vạn lần.
    - Chị có bao giờ tự hỏi mình tại sao làm thơ?
    - Tôi chưa từng tìm thấy câu trả lời cuối cùng cho bất cứ câu hỏi nào của mình. Câu trả lời nào thoạt cũng như câu trả lời cuối cùng, rồi hóa ra lại chỉ là một ảo tưởng. Sống, với tôi là không ngừng vượt qua lớp ảo tưởng của chính mình.
    ( VNExpress )
  9. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Dạ Thảo Phương - không ngừng vượt qua ảo tưởng

    Nhà thơ Dạ Thảo Phương.
    "Tôi viết "Bài hát về năm chiếc lá" năm 17 tuổi, khi nghĩ mình đã biết tỏng thế nào là tình yêu, chỉ thiếu một thứ rất muỗi là kinh nghiệm thực tế mà thôi. Giờ đây, tôi tiến hóa đủ để nhận thức được mình vẫn chả biết gì về nó, nên sợ không dám viết thơ tình nữa", nhà thơ tâm sự.
    - "Bài hát về năm chiếc lá" của chị rất nổi tiếng, nó như một bài hát về tình yêu, chị nghĩ sao?
    - Biết nói gì về một bài thơ đã được công bố. Nó đã vuột khỏi vòng tay của người viết, nó chỉ thuộc về người đọc.
    - Tại sao chị và nhiều cây bút khác khi đã có một chút thành công thường viết dè dặt hơn trước, thậm chí có người không viết nữa?
    - Tôi nghĩ, qua mỗi chặng thời gian, sự nhìn nhận các giá trị của mỗi người lại có sự thay đổi. Khi còn học phổ thông, tôi từng tuyên bố: "Làm thơ dễ ợt" và đố mọi người đưa ra đề tài gì tôi cũng làm được, giờ nghĩ lại thấy mình rất đáng tức cười. Lúc ấy, tôi cứ ngỡ thơ có vần, có tứ, có hình ảnh, nhạc điệu là được. Giờ đây, sự gắn bó của tôi với thơ ca điềm tĩnh hơn, có ý thức hơn. Tôi đọc thơ, tôi làm thơ với sự sợ hãi và lòng tự trọng.
    - Chị nghĩ thế nào về quan niệm những người làm thơ phải "điên"?
    - Đó là quan niệm méo mó hạ thấp thơ ca, hạ thấp nhà thơ và làm hại nhiều người muốn làm thơ. Có lẽ thẳm sâu trong mỗi con người, nghệ sĩ luôn thường trực một nỗi khôn nguôi nào đó, nỗi thao thức ấy ******** làm tội họ, làm người viết không thể không viết, làm người họa sĩ bạc phếch khi phải rời xa cây cọ, bảng màu và đôi khi cuốn họ vào dòng chảy của cái sức mạnh kỳ bí, đưa họ tới cảm xúc sáng tạo. Chính nỗi thao thức ấy làm họ, dù không hề cố tình, có nhiều lúc bộc lộ một thái độ sống khác thường. Song không phải hễ khác thường là đồng nghĩa với khả năng nghệ thuật.
    - Con người trong thơ và trong đời thực của chị khác nhau như thế nào?
    - Tôi luôn là con người thực của chính mình, chỉ có điều là theo những cách khác nhau. Khi giao tiếp, bạn buộc phải có trang phục. Tôi thích trang phục giản dị, vừa thể hiện đúng con người mình vừa phù hợp với những người xung quanh. Đó là phép lịch sự tối thiểu, không phải là giả dối. Nhưng khi đối diện với trang viết mà bạn còn vỏ bọc, dù chỉ là tấm lụa mỏng có thể làm bạn đẹp hơn chính mình thì bạn sẽ không thể chạm vào sự thực - thơ. Khi soi mình trong trang giấy, tôi từng thấy: "Trần trụi/ một vết thương bỏng rẫy/ không khí chạm vào cũng đau/ ánh mắt chạm vào cũng đau". Nhưng nếu sống giữa cuộc sống thường nhật mà lúc nào cũng như sáng tác thì chết mất. Nếu chưa kịp chết vì quá mỏi mệt thì cũng vì quá tổn thương. Nếu bạn bị tổn thương, mẹ bạn - những người yêu thương bạn sẽ đau đớn hơn vạn lần.
    - Chị có bao giờ tự hỏi mình tại sao làm thơ?
    - Tôi chưa từng tìm thấy câu trả lời cuối cùng cho bất cứ câu hỏi nào của mình. Câu trả lời nào thoạt cũng như câu trả lời cuối cùng, rồi hóa ra lại chỉ là một ảo tưởng. Sống, với tôi là không ngừng vượt qua lớp ảo tưởng của chính mình.
    ( VNExpress )
  10. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Trần Ngọc Hiếu
    TI?M HIÊ?U MỘT QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VÊ? NGÔN TƯ? THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI
    Có lẽ cũng không khó khăn lắm để nhận ra nhiều cây bút thơ hiện nay đã không còn thoả mãn với lối viết, với hệ thi pháp đã định hình và dường như đang biến thành lối mòn. Khao khát bứt phá, đổi mới đã khiến nhiều nhà thơ hoài nghi, muốn xem xét lại những định nghĩa tưởng chừng đã xong xuôi, ổn định về thơ. Đâu là những yếu tính của thơ? Câu hỏi mang tính bản thể đó không dẫn đến những câu trả lời thống nhất và thực tế đó cho thấy những tìm tòi thể nghiệm cách tân thơ hiện nay đang đi theo nhiều ngả đường khác nhau. Bài viết này tập trung khảo sát quan niệm nghệ thuật của nhóm nhà thơ Trần Dần, Lê Đạt, Dương Tường, Hoàng Hưng ?" nhóm tác giả này đã xác lập một dòng mạch gây nhiều tranh luận trong thơ Việt đương đại. Theo cách gọi của Hoàng Hưng, đó là những nhà thơ theo ?odòng Chữ?.
    Nhóm tác giả này đã hình thành quan niệm nghệ thuật của mình từ khá sớm - bắt đầu từ những năm 60?"70. Song phải đợi đến thời kỳ đổi mới, những quan niệm nghệ thuật đó mới có cơ hội được phát biểu rộng rãi, gây những phản ứng tiếp nhận nhiều chiều và tạo được từ trường ảnh hưởng. Bởi lẽ đó, cần xem đây là một hiện tượng của thơ Việt đương đại. Luận điểm có tính chất nền tảng trong hệ thống quan niệm nghệ thuật của nhóm tác giả này là đưa thơ trở về với bản thể thuần khiết của nó như Trần Dần đã viết: ?oThơ vì thơ tuyệt đối? hễ vì bất cứ cái gì khác, dù cao quý mấy, thơ sẽ chẳng còn là thơ?? Xuất phát từ tinh thần vị nghệ thuật như vậy, theo những tác giả trong nhóm, đặc trưng cốt tủy của thơ không phải nằm ở những tính năng xã hội của nó mà ở trong chất liệu ngôn từ. Vì vậy, họ định nghĩa ?olàm thơ tức là làm chữ?, hay cụ thể hơn, ?olàm thơ tức là làm tiếng Việt? (Trần Dần), nhà thơ chính là ?okẻ phu chữ? (Lê Đạt). ?oThơ cổ lai đặt ở tứ lạ, lời hay, hình ảnh đẹp, âm điệu ru hồn. Tôi giản dị đồng nhất thơ vào chữ?. (Trần Dần).
    Vậy, trong ý thức nghệ thuật của các tác giả trên, ngôn ngữ thơ - Chữ đã được quan niệm như thế nào? Lê Đạt, trong tiểu luận ?oVân chữ? đăng trên phụ san Thơ báo Văn Nghệ [1] , đã trình bày những kiến giải và xác tín nghệ thuật mà ông và những người bạn cùng chí hướng đã tâm niệm từ lâu. Chữ, theo ông giới thuyết, bao gồm hai phần: âm thanh (son) và ý nghĩa (sens); người làm thơ không thể loại bỏ hoàn toàn một trong hai bộ phận cấu thành đó của chữ. Chữ phải đảm nhận hai nhiệm vụ dường như ?odị ứng? với nhau: biểu thị (signifier) và hình dung (représenter). Để thực hiện chức năng ?obiểu thị?, chữ hoạt động với tư cách của một ký hiệu, khi đó, chữ phải trở lên đơn giản, rõ ràng, minh bạch, ý nghĩa của chữ phải là cái đã quen, đã ít nhiều cố định. Trong khi đó, ở địa hạt hình dung, chữ không bị vắt kiệt thành ký hiệu mà tự bản thân nó là một sự vật có diện mạo, âm lượng, sức gợi cảm, ký ức lịch sử của mình và luôn ở trong trạng thái vận động. Nói như Lê Đạt, ?omỗi chữ có một chân dung? [2] .
    Trong thơ, ngôn từ không đơn giản là công cụ để diễn nghĩa, tải ý tưởng. Sức hấp dẫn muôn thuở của thi ca là ở khả năng khêu gợi, đem đến cho chúng ta cảm giác về sự vật trong toàn thể tính sống động của nó thay vì chỉ biết về sự vật đó như là một ý niệm. Nghĩa là, địa hạt hoạt động chính của ngôn từ thi ca phải là địa hạt hình dung. Ngôn từ thi ca, do đó, phải cưỡng lại quá trình bị biến thành ký hiệu - một qúa trình diễn ra không ngừng đối với ngôn từ trong đời sống giao tiếp hàng ngày. Theo đó, hình thức cảm tính của chữ - bình diện vốn bị xem là thứ yếu, thường xuyên bị tước bỏ vì không mang tính thực dụng phục vụ cho hoạt động giao tiếp thông thường - cần phải được phục nguyên, trả về vị trí tương xứng của nó. Từ nhận thức như vậy, các nhà thơ trong nhóm đã chủ trương xem những yếu tố hình thức cảm tính của ngôn từ như âm vang, đường nét? là vật liệu của thơ. Quan điểm này sẽ dẫn đến những phá cách trong việc cấu trúc bài thơ, câu thơ mà phần sau của bài viết sẽ bàn đến.
    Có vẻ như khi đề cao những yếu tố hình thức cảm tính của chữ, các nhà thơ lại tỏ ra coi nhẹ bình diện nghĩa. Khi nhấn mạnh hành động viết thơ như một hành động cưỡng lại quá trình ngôn từ bị ký hiệu hoá, trong hoạt động giao tiếp, phải chăng họ đã đi đến chỗ xem thơ như một hành vi phi tác giao tiếp? Thực ra không phải vậy. Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của nhóm tác giả này, chúng tôi nhận thấy chưa bao giờ họ chủ trương thơ không cần nghĩa, thơ là một hành vi phi giao tiếp. Có điều, ?onghĩa? của bài thơ ở đây cần phải được nhận thức lại.
    Khi Lê Đạt nói ?oNhà thơ làm chữ chủ yếu không phải bằng nghĩa tiêu dùng?, ?onghĩa tự vị? của nó mà là ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan với câu thơ, bài thơ? [3] và khi ông cả quyết: ?oĐọc thơ tôi, đừng cố tìm cách hiểu nghĩa, hãy cùng biểu nghĩa thì hơn? [4] thì ?onghĩa? trong quan niệm nghệ thuật của ông không phải là cái đã có sẵn, cái ý nghĩa đã được cố định hoá của ký hiệu. Nó cũng không phải là cái tư tưởng có trước bài thơ, đã hoàn tất trong ý thức tác giả và con chữ chỉ còn nhiệm vụ minh hoạ, tường giải nó mà thôi. Cái nghĩa ấy được tạo nên bởi sự năng sản của chữ, sự cộng hưởng của những thành tố của chữ và giữa các con chữ cũng như mối tương tác giữa nhà thơ ?" bài thơ - người đọc. Dương Tường diễn giải quan niệm về ?onghĩa? của bài thơ, câu thơ: ?oCó lẽ điều phân biệt giữa các bạn thơ khác và tôi là họ làm việc ngôn ngữ trên chiếu ?~biểu nghĩa?T, còn tôi làm việc ngôn ngữ trên chiều ?~năng nghĩa?T?. Chiều ?~năng nghĩa?T có thể được hiểu như việc nó chưa định hình và vẫn đang trong quá trình tự hình thành nghĩa...? [5] . Nghĩa của câu thơ, bài thơ như vậy là nghĩa tạo sinh, không hoàn tất, ở trạng thái mở, đang vận động, không mang tính chủ định. Trần Dần tuyên ngôn: ?oTôi viết - tức là tôi để con chữ tự mình làm nghĩa?. Chữ trong bài thơ không nhận nghĩa một cách thụ động, không cam phận làm phương tiện biểu đạt tư tưởng mà còn có thể kiến tạo tư tưởng. Cải cách ?ođể con chữ tự mình làm Nghĩa? theo quan điểm của Trần Dần rất đáng suy ngẫm: ?oChữ như ám sát sự vật, từ đó đẻ ra Nghĩa mới?. Ý niệm đó cho phép ta liên hệ đến nhận định của Milan Kundera về nghệ thuật hiện đại. Theo Milan Kundera, nghệ thuật hiện đại là cuộc nổi loạn chống lại nguyên tắc bắt chước hiện thực nhân danh những quy luật tự trị của nghệ thuật. Hành vi ?oám sát sự vật? ở đây có thể hiểu là sự nổi loạn của chữ để khẳng định giá trị tự thân của mình, không nhất thiết phải quy chiếu về hiện thực, sự vật. Tự nó đủ tư cách làm một hiện thực, một sự vật và ?onghĩa? thoát thai từ sự tự do đó. Quan niệm này chi phối sâu sắc thi pháp thơ Trần Dần. Nhiều thi phẩm của ông không nhằm kể hay tả điều gì. Nó buộc người ta phải chăm chú vào chữ, không bận tâm đến những gì ngoài chữ, từ đó chữ làm nảy sinh những khoái cảm, liên tưởng mà cho nó mới đem đến được. Mùa sạch là một ví dụ điển hình.
    (cont)
    Được 2910 sửa chữa / chuyển vào 19:13 ngày 16/05/2005

Chia sẻ trang này