1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THAM KHẢO | Tin tức, Lý luận, Phê bình Văn học nghệ thuật (NEW !!!mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi kienn79, 16/02/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Tác phẩm thơ: Thừa và thiếu
    ( Lý Đợi )
    Hình như, theo thống kê năm 2001, mỗi năm nước ta xuất bản hơn 700 tập thơ, nghĩa là bình quân mỗi ngày khoảng 2 tập; mỗi ngày tốn khoảng 10 triệu đồng để in thơ. Mới nhìn thì cũng khá nhiều, nhưng chia theo đầu người thì không đáng là bao, nhất là so với các nhu cầu nhỏ khác như hút thuốc, ăn trầu chẳng hạn. Cho nên, vấn đề của việc xuất bản thơ không nằm ở chỗ số lượng tập thơ/số tiền in thơ như nhiều người tưởng, mà theo tôi, nằm ở chỗ: dù có in 1 triệu cuốn hay in 10 cuốn trong 1 năm thì với bạn đọc - công chúng, và với chính tác giả, thơ vẫn thừa và thiếu; vẫn khá là phung phí, đúng hơn là, vẫn chi phí không hoặc chưa hợp lý.

    Tại sao thế? Có hai lý do: Một, bởi số tiền in một tập thơ bao nhiêu (4 triệu, 5 triệu hay vô số triệu...!), không cần nói thì người làm thơ nào cũng biết. Biết, vì đối với đa số, đó là một chi phí khá cao, một chi phí thường phải so đo nhiều lần trước khi chi. Hai, dù với chi phí xuất bản khá cao so với thu nhập của người làm thơ, nhưng thường thì ai cũng cố in ra một tập (nhất là những tập đầu tay) để ?oxướng danh?, và nếu được, ?ođịnh danh?. Nhưng định danh không phải và không bằng cách tạo ra một dư luận lành mạnh và để người đọc tìm mua. Cũng không để bán theo lối thuần kinh doanh, mà là để tặng. Nhiều người nói, tặng là cách kiểm soát được số lượng và chất lượng độc giả. Nhưng công bằng mà xét, chưa hẳn tặng là kiểm soát được chất lượng độc giả, vì một phần lớn trong số thơ đó là tặng xã giao. Những người nhận được tập thơ, cũng trong tư thế xã giao, nhận cho có và rất ít đọc tập thơ đó. Một khi thơ đã ít được đọc, thì không thể bàn đến đời sống của thơ và chất lượng của thơ. Và càng không thể nói về công chúng thơ. Công chúng thơ ở Tp.HCM, theo tôi, chưa hẳn là những người làm thơ - những người trong cuộc và có liên quan đến thơ-văn học cũng như nghệ thuật. Bởi theo ý kiến của chính những người trong cuộc, những đối tượng này rất ít đọc, mà có đọc thì chỉ đọc chính mình, đọc vài tờ báo, hay tác phẩm của vài người bạn thân (hay gặp gỡ, tán gẫu, nhậu nhẹt). Càng không phải nằm ở những người ít hoặc không liên quan, vì nếu có, thì thơ đã không đến nỗi ở trong tình trạng chở củi về rừng - nghĩa là thơ thường chỉ đến nhà những nhà thơ - như hiện nay. Thế bạn đọc, công chúng thơ ở đâu? Đó là câu hỏi mà hiện nay rất khó tìm câu trả lời (có người cho là câu hỏi mơ hồ!). Tôi nghĩ, có lẽ họ không ở đâu cả, bởi họ không có thật như chúng ta tưởng. Tôi nghĩ, cũng sắp đến lúc để chúng ta can đảm mà nhìn nhận và nói lên điều đó.

    ***

    Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, công chúng thơ là những đối tượng không ổn định. Có nhiều người đọc rất nhiều, nhưng đọc như một thú vui. Có những người đọc vài cuốn, nhưng đọc mà nghiền ngẫm. Có người đọc chỉ để làm sang, cho có, cho được việc. . . Thơ hiện nay, so với âm nhạc, hội hoạ hay phim ảnh - nếu tính về số lượng công chúng -thì chẳng thấm vào đâu. Thơ đã đi qua thời hoàng kim của mình, thời mà người người đọc thơ, thời mà thơ được đồng nghĩa với giải trí. Dù thơ rất khó để giải trí. Thơ đang đối mặt với thời giải trí thật sự, giải trí bằng công nghệ (thế kỷ XXI); và có nguy cơ bị nuốt chửng. Cái nào thuộc về công nghệ, cái đó sẽ thắng thế trong giải trí. Thơ rất khó thuộc về công nghệ, dù chỉ ở mức xuất bản-quảng cáo hay tiếp thị. . . Cho nên, việc bỏ tiền ra in thơ, dù của tác giả nào, thì cũng rất dễ được xem là phiêu lưu, phung phí. Thơ đang cần cách tồn tại khác.

    Và chính cách thức và đi tìm cách thức tồn tại khác, mới là cái thiếu thực sự của thơ hiện nay. Nó cũng sẽ trả lời được câu hỏi là tại sao hiện nay, tại các nhà sách, rất ít tác phẩm thơ được bày bán, nhất là thơ của các tác giả trẻ. Dù người mua rải rác vẫn có. Như trong chương trình gặp mặt này, đại biểu chính thức có 46 người (gồm cả thơ văn), nhưng đâu dễ gì tìm được tác phẩm của tất cả họ ở các nhà sách; thậm chí ở hội nhà văn. Tác phẩm của họ, nói theo ngôn ngữ kinh doanh, không được tiếp thị và quảng bá chuyên nghiệp-uy tín nên rất khó chen chân lên kệ sách, vốn nhỏ hẹp và chỉ dành cho những ?ođại gia? trong văn học. Nhưng hỏi ngược lại, nếu được quảng bá, tiếp thị tốt thì có chắc thơ sẽ chen vào được danh sách thanh toán hóa đơn của người tiêu dùng hay không? Tôi cho là không. Bởi, thơ không giống những hàng hóa khác, nó chưa bao giờ là nhu yếu phẩm cần mua sắm thường xuyên, nó rất ít khi là một phương tiện hữu hiệu để giúp người sử dụng đạt mục đích. Và trong bối cảnh hiện nay, nó đang có xu hướng bị vô hình-bị hư vô hóa, đúng hơn là bị trực tuyến hóa. Nghĩa là, thơ đang thay đổi cách tồn tại, từ nhà xuất bản ra dịch vụ photocopy, từ trang giấy lên màn hình máy tính-Internet. Không phải ngẫu nhiên mà trong thời gian gần đây, vài tác giả trẻ ở Tp.HCM thích in vi tính và photo; thích in và đọc thơ trên các trang web; bởi ở đó rẻ hơn, linh hoạt và tiện ích hơn. Rẻ, linh hoạt và tiện ích là xu thế chung của xã hội hiện đại. Những người trẻ sống trong đó rất ngại bỏ ra một thời gian quá dài (như chờ xin giấy phép), một chi phí quá cao (vài triệu cho việc in 1 tập thơ) để chỉ làm một việc mà lẽ ra khá đơn giản và nhanh chóng. Hơn nữa, việc đó lại ít đem lại hiệu quả, thành tựu như họ mong muốn. Rồi những người có liên quan hoặc có quan tâm đến thơ, hay đến một tác giả nào đó, họ cũng có rất ít thời gian để tìm đọc hay rời bỏ cái máy tính nơi họ làm việc để đi mua hoặc đọc. Họ làm việc, giải trí trên máy tính, và vì thế, họ cũng sẽ (có thể) đọc thơ trên máy tính. Như bản thân tôi, khi có vài người muốn đọc thơ, tôi nói để in vi tính rồi gởi thì đa phần họ bảo gởi qua email đi, hay họ hỏi có website nào để đọc được không. Cần phải công nhận, đọc qua màn hình không thú và không bền như đọc qua bản in, nhưng với thơ, điều đó thường khắc phục được. Vì thơ thường ngắn và thường chiếm ít diện tích. Diện tích và không gian (theo nghĩa rộng của hai từ này) đang là vấn đề cần suy nghĩ hiện nay.

    ***

    Nhìn từ khía cạnh nào đó, in thơ cũng là việc chiếm khá nhiều diện tích. Hội nhà văn thường than (và trên thực tế) không đủ tiền (hay diện tích-tiền) để tài trợ hay tổ chức in ấn tác phẩm; các câu lạc bộ, các nhóm, các tác giả đơn lẻ cũng thế. Trong khi đó, giải pháp, triển vọng và dự phóng đang bày ra trước mắt. Tại sao không thực hiện một trang web thơ, trang web văn học, thậm chí văn hoá-nghệ thuật của hội? Làm được điều này, ít nhất cũng tạo ra được ba ưu thế. Một, công chúng sẽ tăng lên vì công nghệ mạng phát triển - nó đang là mốt, đang là nhu cầu thực tế. Hai, sẽ hạ thấp được mức chi phí xuất bản; nhiều người nói, với một phần tư chi phí xuất bản thơ của hội hiện nay lẽ ra có thể làm được một trang web với lượng tác phẩm lớn hơn gấp bội, hiệu quả tức thì và đại chúng hơn. Cuối cùng, tiện ích, sự kết nối, sự giao lưu của một trang web là rộng lớn và rất ít bị giới hạn. Tất nhiên để làm được điều này, cũng cần một ban biên tập có tâm huyết, cởi mở, chấp nhận cái mới, chấp nhận thay đổi và có hiểu biết rộng. Trang web phải là nơi chung sống thật sự của nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau; chấp nhận những so đo-tranh luận; để cuối cùng, hướng tới được sự phát triển thơ theo chiều hướng nghệ thuật chuyên nghiệp và khoa học.Còn nếu không, trang web đó cũng sẽ giống như một thư viện giữ toàn tác phẩm cũ-không đầy đủ, hơn là nơi để bạn đọc lui tới. Và tác phẩm thơ ngày càng bị đẩy ra khỏi không gian tồn tại của chính nó, nghĩa là bị cắt đứt sự sống; và công chúng sẽ càng ngày càng trở nên xa lạ với thơ. Thế là, tất cả thiện chí và nỗ lực để thơ được xuất bản rốt cuộc vẫn hoài công vô ích. Và, với thơ, vẫn còn tình trạng thừa và thiếu; thừa mà thiếu.

    ( Nguồn : VN - Express )






    Votrungh@  
  2. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Điểm tâm tính danh - hay là thơ Việt những năm đầu thế kỷ XXI

    Nói-viết về thơ. Dù dưới góc độ nào cũng là một cuộc phiêu lưu; bởi hai lý do: Một, đó là chuyện không cùng, vì lịch sử thơ dài và đan xen phức tạp. Hai, đó là một sự xúc phạm dân chủ, nói đúng hơn là chấp nhận đụng chạm, vì điểm nhìn luôn xuất phát từ chủ quan và đề cao tính chủ quan.
    Vì thế, viết về thơ - dù tác giả đơn hay nền thơ chung, cũng là cách chọn lựa một điểm nhìn và chấp nhận sự cọ xát trong điểm nhìn đó. Khi nói thơ Việt, nghĩa là chúng ta đang nói tới lịch sử của một hành trình không đơn giản và không dễ kiểm soát. Như một cách điểm danh. Thì nó cũng phải bao hàm cả những tác giả, tác phẩm khuyết danh, hữu danh, đã chết và còn sống. Cho nên, theo cách của tôi, trong bài này, nói về thơ Việt nghĩa là nói đến chuyện của những người (hoặc xung quanh những người): làm thơ trẻ. Khi nói về họ, thực sự cũng chỉ với vài ý nhỏ - về một bộ phận nhỏ; những điều mà văn học chính mạch (phần đa số) ít nhìn thấy.

    1. Những nhà thơ trẻ định danh tại nước ngoài

    Năm 2000, có lẽ nên bắt đầu bằng sự kiện nhà thơ Mỹ gốc Việt, Mộng Lan (sinh 1970) đoạt giải thưởng Juniper, trao cho tác phẩm của tác giả trẻ được dự đoán sẽ tạo ra những ảnh hưởng rộng lớn. Đây cũng là lần đầu tiên một nhà thơ gốc châu Á nhận được giải thưởng này. Năm 2001, tập thơ đó: Song of the Cicadas (Khúc ca của ve sầu) được Đại học Massachusetts xuất bản; năm sau, Mộng Lan có thơ in trong tập Best American Poetry of 2002 do nhà thơ Robert Creeley tuyển chọn; và trong năm 2003 này, vừa kết thúc một solo đọc thơ tại 11 trường đại học, do Hiệp hội các trường đại học vùng Ngũ Đại Hồ (Great Lakes Colleges Association) tổ chức. Hiện nay chị là giảng viên luân phiên (chuyên dạy làm thơ) của các trường đại học như Arizona, Stanford, Maryland... Mộng Lan cùng với Đinh Linh, Nguyễn Hoa, Barbara Trần, Linda Lê... là thế hệ thứ hai sống tại nước ngoài - với những cách tân và nhận thức mới, họ đã thực sự đem lại một diện mạo mới cho thơ-văn Việt.
    Nhắc đến thơ Việt tại nước ngoài, của những người có ý hướng mới, có thể kể thêm Phan Nhiên Hạo, Nguyễn Hoàng Tranh, Thận Nhiên, Đinh Trường Chinh, Miên Đáng... Và cụ thể trong từng người, đều có những thông tin khá thú vị, đủ để làm những chân dung riêng lẻ như trường hợp của Mộng Lan.

    2. Những nhà thơ trẻ trong nước - cùng với mạch ngầm văn bản photocopy

    Nổi lên như một hiện tượng, Vi Thùy Linh, người luôn khao khát sự nổi tiếng và đang lẫn lộn trong sự nổi tiếng của mình; bởi thơ (mà cụ thể là 2 tập thơ Khát và Linh của tác giả này) nhiều khi không phải chuyện của số đông - số đông khó mà chia sẻ được -; vậy nên việc vận động để có thêm nhiều người biết, có khi cũng chẳng để làm gì. Sự định danh của một nhà thơ rất khác sự nổi tiếng của một ca sĩ thời thượng.

    Dù không được nhiều sự ủng hộ trong giới (nhất là những thế hệ đi trước) nhưng tác giả này cùng với Nguyễn Hữu Hồng Minh, Ngô Tự Lập, Lê Thu Thủy, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải, Nguyễn Quyến, Nguyễn Vĩnh Tiến, Ly Hoàng Ly, Dạ Thảo Phương, Nguyễn Danh Lam... vẫn tạo được cho mình tiếng nói và vẫn được xem như những người trong cuộc. Trong cuộc vì có tác phẩm được xuất bản chính quy, được dự trại viết, hay Đại hội Những người viết văn trẻ - nghĩa là, ít nhiều họ cũng có được diễn đàn để lập ngôn và phát ngôn.
    Đi chệch ra khỏi quỹ đạo một chút thì có Phan Bá Thọ, Vương Huy, Huỳnh Lê Nhật Tấn... thơ họ ít xuất hiện chính quy, nếu có xuất hiện thì cũng chưa thật với cái chất của họ... Dù ít và không thật, nhưng qua những lần xuất hiện đó, họ vẫn tạo được ấn tượng nơi người đọc. Nhưng họ không phải là những tác giả nằm trong mạch ngầm của văn bản photo. Dù Phan Bá Thọ có Chuyển động thẳng đứng, Huỳnh Lê Nhật Tấn có Tự tôi vào lá, cũng in photo. Những người thực sự nằm trong, có nhóm Mở Miệng (gồm Lý Đợi, Khúc Duy, Bùi Chát, Nguyễn Quán) và khoảng chục tác giả khác. Hoặc do không có kinh phí xuất bản, hoặc do không lấy được giấy phép xuất bản, hoặc do quan niệm về đời sống tác phẩm thay đổi... Thường thì họ in vi tính và photo ra vài chục bản tặng những người mà theo họ là có thể đọc và chia sẻ được. In roneo hay photo là một cách thức không có gì mới, nhưng in và quan niệm nó như văn bản chính thức của tác phẩm thì ít người làm như thế. Sau Của căn cước ẩn dụ của Nguyễn Quốc Chánh là tập thơ Vòng tròn sáu mặt, Mở miệng của nhóm Mở Miệng, Bầu trời lông gà lông vịt của Trần Tiến Dũng, Xáo trộn trong ngày của Bùi Chát, Nhiệt đới cát của Phạm Mạnh Hiên... và hàng loạt những tập khác thật sự đã tạo ra một cách nhìn mới về việc công bố tác phẩm. Cái phong trào này, tạm gọi như thế, trước mắt đã giảm thiểu sự phung phí không cần thiết trong việc xuất bản một tác phẩm - mà lâu nay nhiều người lâm vào; tiếp theo, đã khu biệt và định vị được số người đọc; tiếp theo nữa, đã bắt đầu mở ra những thể nghiệm thiên về nghệ thuật, viết không còn (hoặc ít) quan tâm tới chuyện người biên tập ở nhà xuất bản nghĩ gì. Điều này có thể chưa phù hợp với những nơi khác nhưng lại rất phù hợp với Thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà nhiều nhà thơ không có việc gì ổn định để làm, đa số có thu nhập rất thấp; sự giao lưu quốc tế rộng và tập thơ không còn được xem là thứ để cầu danh, là cái gì quá danh dự.
    Ban đầu, việc in photo này được xem là một kiểu làm dáng về hình thức; nhưng càng về sau, nó càng tỏ ra hữu dụng và tác động được đến cách nghĩ của người sáng tác, nhất là trong giới trẻ. Nhóm Mở Miệng, sau Vòng tròn sáu mặt, họ in Mở miệng - một tập có tính cách ?otuyên ngôn?; nhiều tác giả khác cũng thế; và cái kiểu này, trong mối quan hệ có tính lễ hội, họ cũng đang thu hút sự chú ý và tham gia của nhiều tác giả. Tập thơ 13 (do nhóm Mở Miệng tổ chức), là cuộc gặp gỡ 13 gương mặt trẻ của thơ Việt, trong đó có những người rất mới như Nguyễn Quán, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Thúy Hằng... và một vài vệ tinh (thích cách làm mới) không ở trong tập như Lê Vĩnh Tài, Trần Kiến Quốc, Đoàn Minh Châu... Có thể nói, trong tâm thế mới, với những thể nghiệm mới, nếu có hy vọng gì đó vào việc làm cho thơ Việt khác đi thì chỉ còn cách trông mong vào đội ngũ này, khi thời gian còn đủ dài với họ. Họ là tương lai, là diện mạo mới của thơ Việt; chứ không phải là những gương mặt đang gây ảnh hưởng nhất hiện nay. Nói đến sự ảnh hưởng hiện tại, người ta vẫn nghĩ đến Nguyễn Quốc Chánh, Trần Tiến Dũng, Nguyễn Quang Thiều, Inrasara, Mai Văn Phấn, Đinh Linh... và một người rất quan trọng (với những người trẻ mới cầm bút): Cù An Hưng.

    3. Tác phẩm, sân chơi và một vài quan tâm khác

    Dù theo dạng nào đi nữa, thì tất cả những tác giả được kể tên ở trên đều có tác phẩm của mình; 70% trong số đó có tập cá nhân và được xuất bản chính quy; 30%hoặc in chung, hoặc in photo, hoặc qua mạng Internet... Sung nhất trong nhóm trẻ, có lẽ phải kể đến Nguyễn Hữu Hồng Minh, Vi Thùy Linh, Ngô Tự Lập... mỗi người vài tập và rất nhiều bài viết đây đó. Ít xuất hiện nhất có lẽ là Nguyễn Quán, chỉ vài bài ở nước ngoài, nhưng gây nhiều ngạc nhiên. Tập thơ xứng đáng được mang tên nhất, lại phải nhắc đến tập Song of the Cicadas của Mộng Lan, tập Bầu trời lông gà lông vịt của Trần Tiến Dũng. Và trong những tập chung: Viết thơ, Three Vietnamese poets và 26 nhà thơ đương đại... là đáng quan tâm nhất, bởi nó thu hút được những người cùng ý hướng, hay ít ra là như thế.

    Về sân chơi, ở một mức độ nào đó, từ trung ương đến địa phương, đa số các báo vẫn còn đăng tải, tổ chức thi thơ, nghĩa là thơ vẫn còn đất sống; rồi ngày thơ Việt Nam, chuyên đề thơ của báo Văn Nghệ v.v... Qua các tạp chí tại hải ngoại như Việt, Thơ, Hợp lưu, Văn, Thế kỷ 21, Quê mẹ, Khởi hành... và qua các diễn đàn trên mạng như www.tienve.org, www.talawas.org, www.tapchitho.org, hopluu.org..., nhiều vấn đề về thơ - văn hoá thơ đã được nhìn lại; cái ranh giới và cả sự e ngại giữa những tác giả trong - ngoài nước dần dần được xoá bỏ. Qua những sân chơi này, công bằng mà nói, là sự nổi lên những giọng điệu tươi và mới của thế hệ thơ sinh sau năm 1975, nơi đời sống nội tâm được đề cao, kỹ thuật thể hiện đa dạng và ý hướng chính trị bị mờ nhạt.

    Cuối cùng, có lẽ là các hướng chuyển động. Một bộ phận lớn trong thơ Việt vẫn chuyển động theo hướng của thơ truyền thống, của thơ Mới nối dài về hướng này, không cần nói ra, nhưng bất cứ ai cũng có thể thấy. Một bộ phận khác, nhỏ hơn, hưởng ứng đề xướng của nhà thơ Khế Iêm, chủ bút tạp chí Thơ, triển khai chủ nghĩa Tân hình thức (New Formalism) Mỹ vào thơ Việt, gọi là thơ tân hình thức. Các tác giả của hướng chuyển động này, có Khế Iêm, Nguyễn Đạt, Đỗ Kh., Nguyễn Đăng Thường, Đoàn Minh Hải, Inrasara, Lưu Hy Lạc, Nguyễn Thị Khánh Minh, Lê Thánh Thư, Nguyễn Lương Ba, Trần Tiến Dũng, Khúc Duy, Bùi Chát, Nguyễn Quán... Về tác phẩm lý thuyết, có: Tân hình thức: Tứ khúc và những tiểu luận khác (Văn mới, 2002) của Khế Iêm; về tác phẩm có 26 bài thơ tân hình thức của Lưu Hy Lạc, Đại nguyện của đá của Đoàn Minh Hải, Thơ Tân hình thức của nhiều tác giả; và rất nhiều các bài lẻ in trên tạp chí Thơ. Một bộ phận khác, cũng nhỏ hơn hướng đầu tiên, chủ yếu là những người trẻ, từ cái không khí tiền phong của thơ tự do, họ tiếp cận với chủ nghĩa hậu hiện đại (post modernism) và chuyển động trong đó, thơ họ là một cái gì đó chưa thể lường trước được, nhưng sinh động. Ý hướng này bắt đầu từ những nỗ lực phi thường của nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc và nhóm nghiên cứu tại Úc, sau đó trải rộng ra các diễn đàn khác, rõ nhất là tại địa chỉ www.tienve.org. Ngoài rất nhiều bài viết, bản dịch in rải rác, về lý thuyết Hậu hiện đại có Văn học Việt Nam, từ điểm nhìn h(ậu h)iện đại (NXB Văn Nghệ, 2000) của Nguyễn Hưng Quốc; Văn học hiện đại và hậu hiện đại qua thực tiễn sáng tác và góc nhìn lý thuyết (NXB Văn Nghệ, 2002) của Hoàng Ngọc Tuấn.

    ***

    Tóm lại, thơ Việt những năm đầu thế kỷ XXI đang có dấu hiệu của sự chuyển động và đang tạo ra được diện mạo (dù còn mờ nhạt) cho riêng mình. Như một bữa điểm tâm tính danh, không thể nói nhiều và rộng - nhất là việc đi sâu vào nội tại của từng vấn đề và của từng tác giả. Dưới góc độ người quan sát, chắc chắn ai cũng muốn (và hy vọng thế) trong một tương lai gần, sẽ tìm ra được căn nguyên của sự trì trệ nhiều thập kỷ của một xứ sở được xem là "yêu thơ và người người làm thơ". Và cũng với hy vọng, trong nhận thức, cách nghĩ và cách làm khác đi - thơ Việt sẽ nói được tiếng của mình; để nếu được ?ochúng ta hãy đi xa hơn, không phải chỉ với cái mới; mà là cái không thể dự kiến được? (Henri Bergson).

    ( Lý Đợi )
  3. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Điểm tâm tính danh - hay là thơ Việt những năm đầu thế kỷ XXI

    Nói-viết về thơ. Dù dưới góc độ nào cũng là một cuộc phiêu lưu; bởi hai lý do: Một, đó là chuyện không cùng, vì lịch sử thơ dài và đan xen phức tạp. Hai, đó là một sự xúc phạm dân chủ, nói đúng hơn là chấp nhận đụng chạm, vì điểm nhìn luôn xuất phát từ chủ quan và đề cao tính chủ quan.
    Vì thế, viết về thơ - dù tác giả đơn hay nền thơ chung, cũng là cách chọn lựa một điểm nhìn và chấp nhận sự cọ xát trong điểm nhìn đó. Khi nói thơ Việt, nghĩa là chúng ta đang nói tới lịch sử của một hành trình không đơn giản và không dễ kiểm soát. Như một cách điểm danh. Thì nó cũng phải bao hàm cả những tác giả, tác phẩm khuyết danh, hữu danh, đã chết và còn sống. Cho nên, theo cách của tôi, trong bài này, nói về thơ Việt nghĩa là nói đến chuyện của những người (hoặc xung quanh những người): làm thơ trẻ. Khi nói về họ, thực sự cũng chỉ với vài ý nhỏ - về một bộ phận nhỏ; những điều mà văn học chính mạch (phần đa số) ít nhìn thấy.

    1. Những nhà thơ trẻ định danh tại nước ngoài

    Năm 2000, có lẽ nên bắt đầu bằng sự kiện nhà thơ Mỹ gốc Việt, Mộng Lan (sinh 1970) đoạt giải thưởng Juniper, trao cho tác phẩm của tác giả trẻ được dự đoán sẽ tạo ra những ảnh hưởng rộng lớn. Đây cũng là lần đầu tiên một nhà thơ gốc châu Á nhận được giải thưởng này. Năm 2001, tập thơ đó: Song of the Cicadas (Khúc ca của ve sầu) được Đại học Massachusetts xuất bản; năm sau, Mộng Lan có thơ in trong tập Best American Poetry of 2002 do nhà thơ Robert Creeley tuyển chọn; và trong năm 2003 này, vừa kết thúc một solo đọc thơ tại 11 trường đại học, do Hiệp hội các trường đại học vùng Ngũ Đại Hồ (Great Lakes Colleges Association) tổ chức. Hiện nay chị là giảng viên luân phiên (chuyên dạy làm thơ) của các trường đại học như Arizona, Stanford, Maryland... Mộng Lan cùng với Đinh Linh, Nguyễn Hoa, Barbara Trần, Linda Lê... là thế hệ thứ hai sống tại nước ngoài - với những cách tân và nhận thức mới, họ đã thực sự đem lại một diện mạo mới cho thơ-văn Việt.
    Nhắc đến thơ Việt tại nước ngoài, của những người có ý hướng mới, có thể kể thêm Phan Nhiên Hạo, Nguyễn Hoàng Tranh, Thận Nhiên, Đinh Trường Chinh, Miên Đáng... Và cụ thể trong từng người, đều có những thông tin khá thú vị, đủ để làm những chân dung riêng lẻ như trường hợp của Mộng Lan.

    2. Những nhà thơ trẻ trong nước - cùng với mạch ngầm văn bản photocopy

    Nổi lên như một hiện tượng, Vi Thùy Linh, người luôn khao khát sự nổi tiếng và đang lẫn lộn trong sự nổi tiếng của mình; bởi thơ (mà cụ thể là 2 tập thơ Khát và Linh của tác giả này) nhiều khi không phải chuyện của số đông - số đông khó mà chia sẻ được -; vậy nên việc vận động để có thêm nhiều người biết, có khi cũng chẳng để làm gì. Sự định danh của một nhà thơ rất khác sự nổi tiếng của một ca sĩ thời thượng.

    Dù không được nhiều sự ủng hộ trong giới (nhất là những thế hệ đi trước) nhưng tác giả này cùng với Nguyễn Hữu Hồng Minh, Ngô Tự Lập, Lê Thu Thủy, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải, Nguyễn Quyến, Nguyễn Vĩnh Tiến, Ly Hoàng Ly, Dạ Thảo Phương, Nguyễn Danh Lam... vẫn tạo được cho mình tiếng nói và vẫn được xem như những người trong cuộc. Trong cuộc vì có tác phẩm được xuất bản chính quy, được dự trại viết, hay Đại hội Những người viết văn trẻ - nghĩa là, ít nhiều họ cũng có được diễn đàn để lập ngôn và phát ngôn.
    Đi chệch ra khỏi quỹ đạo một chút thì có Phan Bá Thọ, Vương Huy, Huỳnh Lê Nhật Tấn... thơ họ ít xuất hiện chính quy, nếu có xuất hiện thì cũng chưa thật với cái chất của họ... Dù ít và không thật, nhưng qua những lần xuất hiện đó, họ vẫn tạo được ấn tượng nơi người đọc. Nhưng họ không phải là những tác giả nằm trong mạch ngầm của văn bản photo. Dù Phan Bá Thọ có Chuyển động thẳng đứng, Huỳnh Lê Nhật Tấn có Tự tôi vào lá, cũng in photo. Những người thực sự nằm trong, có nhóm Mở Miệng (gồm Lý Đợi, Khúc Duy, Bùi Chát, Nguyễn Quán) và khoảng chục tác giả khác. Hoặc do không có kinh phí xuất bản, hoặc do không lấy được giấy phép xuất bản, hoặc do quan niệm về đời sống tác phẩm thay đổi... Thường thì họ in vi tính và photo ra vài chục bản tặng những người mà theo họ là có thể đọc và chia sẻ được. In roneo hay photo là một cách thức không có gì mới, nhưng in và quan niệm nó như văn bản chính thức của tác phẩm thì ít người làm như thế. Sau Của căn cước ẩn dụ của Nguyễn Quốc Chánh là tập thơ Vòng tròn sáu mặt, Mở miệng của nhóm Mở Miệng, Bầu trời lông gà lông vịt của Trần Tiến Dũng, Xáo trộn trong ngày của Bùi Chát, Nhiệt đới cát của Phạm Mạnh Hiên... và hàng loạt những tập khác thật sự đã tạo ra một cách nhìn mới về việc công bố tác phẩm. Cái phong trào này, tạm gọi như thế, trước mắt đã giảm thiểu sự phung phí không cần thiết trong việc xuất bản một tác phẩm - mà lâu nay nhiều người lâm vào; tiếp theo, đã khu biệt và định vị được số người đọc; tiếp theo nữa, đã bắt đầu mở ra những thể nghiệm thiên về nghệ thuật, viết không còn (hoặc ít) quan tâm tới chuyện người biên tập ở nhà xuất bản nghĩ gì. Điều này có thể chưa phù hợp với những nơi khác nhưng lại rất phù hợp với Thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà nhiều nhà thơ không có việc gì ổn định để làm, đa số có thu nhập rất thấp; sự giao lưu quốc tế rộng và tập thơ không còn được xem là thứ để cầu danh, là cái gì quá danh dự.
    Ban đầu, việc in photo này được xem là một kiểu làm dáng về hình thức; nhưng càng về sau, nó càng tỏ ra hữu dụng và tác động được đến cách nghĩ của người sáng tác, nhất là trong giới trẻ. Nhóm Mở Miệng, sau Vòng tròn sáu mặt, họ in Mở miệng - một tập có tính cách ?otuyên ngôn?; nhiều tác giả khác cũng thế; và cái kiểu này, trong mối quan hệ có tính lễ hội, họ cũng đang thu hút sự chú ý và tham gia của nhiều tác giả. Tập thơ 13 (do nhóm Mở Miệng tổ chức), là cuộc gặp gỡ 13 gương mặt trẻ của thơ Việt, trong đó có những người rất mới như Nguyễn Quán, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Thúy Hằng... và một vài vệ tinh (thích cách làm mới) không ở trong tập như Lê Vĩnh Tài, Trần Kiến Quốc, Đoàn Minh Châu... Có thể nói, trong tâm thế mới, với những thể nghiệm mới, nếu có hy vọng gì đó vào việc làm cho thơ Việt khác đi thì chỉ còn cách trông mong vào đội ngũ này, khi thời gian còn đủ dài với họ. Họ là tương lai, là diện mạo mới của thơ Việt; chứ không phải là những gương mặt đang gây ảnh hưởng nhất hiện nay. Nói đến sự ảnh hưởng hiện tại, người ta vẫn nghĩ đến Nguyễn Quốc Chánh, Trần Tiến Dũng, Nguyễn Quang Thiều, Inrasara, Mai Văn Phấn, Đinh Linh... và một người rất quan trọng (với những người trẻ mới cầm bút): Cù An Hưng.

    3. Tác phẩm, sân chơi và một vài quan tâm khác

    Dù theo dạng nào đi nữa, thì tất cả những tác giả được kể tên ở trên đều có tác phẩm của mình; 70% trong số đó có tập cá nhân và được xuất bản chính quy; 30%hoặc in chung, hoặc in photo, hoặc qua mạng Internet... Sung nhất trong nhóm trẻ, có lẽ phải kể đến Nguyễn Hữu Hồng Minh, Vi Thùy Linh, Ngô Tự Lập... mỗi người vài tập và rất nhiều bài viết đây đó. Ít xuất hiện nhất có lẽ là Nguyễn Quán, chỉ vài bài ở nước ngoài, nhưng gây nhiều ngạc nhiên. Tập thơ xứng đáng được mang tên nhất, lại phải nhắc đến tập Song of the Cicadas của Mộng Lan, tập Bầu trời lông gà lông vịt của Trần Tiến Dũng. Và trong những tập chung: Viết thơ, Three Vietnamese poets và 26 nhà thơ đương đại... là đáng quan tâm nhất, bởi nó thu hút được những người cùng ý hướng, hay ít ra là như thế.

    Về sân chơi, ở một mức độ nào đó, từ trung ương đến địa phương, đa số các báo vẫn còn đăng tải, tổ chức thi thơ, nghĩa là thơ vẫn còn đất sống; rồi ngày thơ Việt Nam, chuyên đề thơ của báo Văn Nghệ v.v... Qua các tạp chí tại hải ngoại như Việt, Thơ, Hợp lưu, Văn, Thế kỷ 21, Quê mẹ, Khởi hành... và qua các diễn đàn trên mạng như www.tienve.org, www.talawas.org, www.tapchitho.org, hopluu.org..., nhiều vấn đề về thơ - văn hoá thơ đã được nhìn lại; cái ranh giới và cả sự e ngại giữa những tác giả trong - ngoài nước dần dần được xoá bỏ. Qua những sân chơi này, công bằng mà nói, là sự nổi lên những giọng điệu tươi và mới của thế hệ thơ sinh sau năm 1975, nơi đời sống nội tâm được đề cao, kỹ thuật thể hiện đa dạng và ý hướng chính trị bị mờ nhạt.

    Cuối cùng, có lẽ là các hướng chuyển động. Một bộ phận lớn trong thơ Việt vẫn chuyển động theo hướng của thơ truyền thống, của thơ Mới nối dài về hướng này, không cần nói ra, nhưng bất cứ ai cũng có thể thấy. Một bộ phận khác, nhỏ hơn, hưởng ứng đề xướng của nhà thơ Khế Iêm, chủ bút tạp chí Thơ, triển khai chủ nghĩa Tân hình thức (New Formalism) Mỹ vào thơ Việt, gọi là thơ tân hình thức. Các tác giả của hướng chuyển động này, có Khế Iêm, Nguyễn Đạt, Đỗ Kh., Nguyễn Đăng Thường, Đoàn Minh Hải, Inrasara, Lưu Hy Lạc, Nguyễn Thị Khánh Minh, Lê Thánh Thư, Nguyễn Lương Ba, Trần Tiến Dũng, Khúc Duy, Bùi Chát, Nguyễn Quán... Về tác phẩm lý thuyết, có: Tân hình thức: Tứ khúc và những tiểu luận khác (Văn mới, 2002) của Khế Iêm; về tác phẩm có 26 bài thơ tân hình thức của Lưu Hy Lạc, Đại nguyện của đá của Đoàn Minh Hải, Thơ Tân hình thức của nhiều tác giả; và rất nhiều các bài lẻ in trên tạp chí Thơ. Một bộ phận khác, cũng nhỏ hơn hướng đầu tiên, chủ yếu là những người trẻ, từ cái không khí tiền phong của thơ tự do, họ tiếp cận với chủ nghĩa hậu hiện đại (post modernism) và chuyển động trong đó, thơ họ là một cái gì đó chưa thể lường trước được, nhưng sinh động. Ý hướng này bắt đầu từ những nỗ lực phi thường của nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc và nhóm nghiên cứu tại Úc, sau đó trải rộng ra các diễn đàn khác, rõ nhất là tại địa chỉ www.tienve.org. Ngoài rất nhiều bài viết, bản dịch in rải rác, về lý thuyết Hậu hiện đại có Văn học Việt Nam, từ điểm nhìn h(ậu h)iện đại (NXB Văn Nghệ, 2000) của Nguyễn Hưng Quốc; Văn học hiện đại và hậu hiện đại qua thực tiễn sáng tác và góc nhìn lý thuyết (NXB Văn Nghệ, 2002) của Hoàng Ngọc Tuấn.

    ***

    Tóm lại, thơ Việt những năm đầu thế kỷ XXI đang có dấu hiệu của sự chuyển động và đang tạo ra được diện mạo (dù còn mờ nhạt) cho riêng mình. Như một bữa điểm tâm tính danh, không thể nói nhiều và rộng - nhất là việc đi sâu vào nội tại của từng vấn đề và của từng tác giả. Dưới góc độ người quan sát, chắc chắn ai cũng muốn (và hy vọng thế) trong một tương lai gần, sẽ tìm ra được căn nguyên của sự trì trệ nhiều thập kỷ của một xứ sở được xem là "yêu thơ và người người làm thơ". Và cũng với hy vọng, trong nhận thức, cách nghĩ và cách làm khác đi - thơ Việt sẽ nói được tiếng của mình; để nếu được ?ochúng ta hãy đi xa hơn, không phải chỉ với cái mới; mà là cái không thể dự kiến được? (Henri Bergson).

    ( Lý Đợi )
  4. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Thơ VN làm cảm hứng sáng tác nhạc giao hưởng tại Mỹ

    Với tài năng biểu diễn của dàn nhạc giao hưởng hàng đầu nước Mỹ Orpheus, ''Chiều Hương Giang'' đã dành được sự tán thưởng nhiệt liệt của thính giả trong chương trình công diễn tối 7/2, tại nhà hát Carnegie Hall, New York.
    Chiều Hương Giang là tác phẩm mới dàn dựng của nhà soạn nhạc nổi tiếng người Mỹ Paul Chichara. Ông viết cho dàn nhạc giao hưởng Orpheus với cảm hứng sáng tác lấy từ bài thơ cùng tựa đề của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, đăng trong tuyển tập 6 nhà thơ Việt Nam do Nhà xuất bản Curbstone Press, Mỹ ấn hành năm 2002. Nhà soạn nhạc cho biết, Chiều Hương Giang đã đem đến cho ông nguồn cảm hứng sáng tạo đặc biệt vì mặc dù được sáng tác trong bối cảnh cuộc chiến tranh khốc liệt nhưng bài thơ không hề có bóng dáng của sự chết chóc, giận giữ hay đắng cay nào. Trái lại, bài thơ đã mô tả tuyệt đẹp về một khoảng khắc thanh bình bên bờ Hương Giang giữa những khoảnh khắc ác liệt của chiến tranh.
    Trước khi bắt đầu buổi biểu diễn, nhà hát Carnegie Hall và nhà soạn nhạc Paul Chihara đã mời chị Nguyễn Bội Cơ, nghiên cứu sinh tại Viện âm nhạc Juilliard (Mỹ) giới thiệu bài thơ Chiều Hương Giang bằng tiếng Việt để các thính giả Mỹ thưởng thức âm hưởng bài thơ trong ngôn ngữ mẹ đẻ.
    Bản nhạc giao hưởng Chiều Hương Giang nằm trong chương trình lưu diễn của dàn nhạc giao hưởng Orpheus tại các bang Florida và Pennsylvania của Mỹ trong tháng 2/2004. Đây cũng là dàn nhạc giao hưởng đã đến biểu diễn tại Việt Nam năm 1998.
    Chiều Hương Giang.
    Sau chiều nay, còn buổi chiều khác nữa
    Có thể mây cao, có thể nắng vàng
    Cơn gió thổi những buổi chiều tới
    Tóc bao người bay rợi cả không gian
    Nhưng chiều nay con bò gặm cỏ
    Bên dòng sông như chưa biết chiều tan
    Tôi với nó lặng im bè bạn
    Mắt nó nhìn dìu dịu nước Hương Giang
    Những buổi chiều, những buổi chiều quê hương
    Tôi đã sống và tôi chưa được sống...
    Nhưng chiều nay vô tình trong nắng muộn
    Mắt tôi nhìn trong suốt nước Hương Giang.

    ( TTXVN )
  5. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Thơ VN làm cảm hứng sáng tác nhạc giao hưởng tại Mỹ

    Với tài năng biểu diễn của dàn nhạc giao hưởng hàng đầu nước Mỹ Orpheus, ''Chiều Hương Giang'' đã dành được sự tán thưởng nhiệt liệt của thính giả trong chương trình công diễn tối 7/2, tại nhà hát Carnegie Hall, New York.
    Chiều Hương Giang là tác phẩm mới dàn dựng của nhà soạn nhạc nổi tiếng người Mỹ Paul Chichara. Ông viết cho dàn nhạc giao hưởng Orpheus với cảm hứng sáng tác lấy từ bài thơ cùng tựa đề của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, đăng trong tuyển tập 6 nhà thơ Việt Nam do Nhà xuất bản Curbstone Press, Mỹ ấn hành năm 2002. Nhà soạn nhạc cho biết, Chiều Hương Giang đã đem đến cho ông nguồn cảm hứng sáng tạo đặc biệt vì mặc dù được sáng tác trong bối cảnh cuộc chiến tranh khốc liệt nhưng bài thơ không hề có bóng dáng của sự chết chóc, giận giữ hay đắng cay nào. Trái lại, bài thơ đã mô tả tuyệt đẹp về một khoảng khắc thanh bình bên bờ Hương Giang giữa những khoảnh khắc ác liệt của chiến tranh.
    Trước khi bắt đầu buổi biểu diễn, nhà hát Carnegie Hall và nhà soạn nhạc Paul Chihara đã mời chị Nguyễn Bội Cơ, nghiên cứu sinh tại Viện âm nhạc Juilliard (Mỹ) giới thiệu bài thơ Chiều Hương Giang bằng tiếng Việt để các thính giả Mỹ thưởng thức âm hưởng bài thơ trong ngôn ngữ mẹ đẻ.
    Bản nhạc giao hưởng Chiều Hương Giang nằm trong chương trình lưu diễn của dàn nhạc giao hưởng Orpheus tại các bang Florida và Pennsylvania của Mỹ trong tháng 2/2004. Đây cũng là dàn nhạc giao hưởng đã đến biểu diễn tại Việt Nam năm 1998.
    Chiều Hương Giang.
    Sau chiều nay, còn buổi chiều khác nữa
    Có thể mây cao, có thể nắng vàng
    Cơn gió thổi những buổi chiều tới
    Tóc bao người bay rợi cả không gian
    Nhưng chiều nay con bò gặm cỏ
    Bên dòng sông như chưa biết chiều tan
    Tôi với nó lặng im bè bạn
    Mắt nó nhìn dìu dịu nước Hương Giang
    Những buổi chiều, những buổi chiều quê hương
    Tôi đã sống và tôi chưa được sống...
    Nhưng chiều nay vô tình trong nắng muộn
    Mắt tôi nhìn trong suốt nước Hương Giang.

    ( TTXVN )
  6. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1

    Quán tưởng và thi pháp
    Allen Ginsberg
    (Trích đoạn văn bản ghi lại một bài diễn giảng của Ginsberg ở Vienna năm 1994)

    Điều mà tôi khởi sự bây giờ là mô tả ?ocon đường từng bước dẫn tới Thi sơn? bằng cách sử dụng những khẩu hiệu theo kiểu Mao hay hình thức Tây Tạng. Tư tưởng phương Đông được dạy bằng những khẩu hiệu có vẻ như móc xích từ cái này sang cái kia một cách hợp luận lý, dẫn tới kết thúc là lòng trắc ẩn, đó là kết quả tối hậu của việc ngồi lại với bản thân, chịu đựng cái thực tế là mình đang tồn tại trong một thân xác, biết rằng mình sẽ chết và ai ai cũng vậy, rằng gan ruột mình đang cuộn réo, chân mình đau, xương mình nhức và mình đang già đi hoặc đang tiến vào tuổi dậy thì - cái này hay cái nọ. Tình huống của chúng ta là có cái đầu miên man sản sinh các ý nghĩ, dự phóng tương lai, tiên tri.
    Vậy thì anh làm việc cách nào với một sự hỗn mang, sự phức tạp hay cái dòng liên tục những ý nghĩ không phân tách nhau, những ý nghĩ khác nhau ấy ?
    Shakespeare gợi ý, cũng như Đức Phật, rằng điều thú vị mà ta khám phá ra là cái ý thức kia không liên tục. Đó không phải là một dòng ý thức liên tục trong đó ý nghĩ nọ đi theo ý nghĩ kia. Có một khoảng cách giữa các ý nghĩ và chúng ta thật sự không biết được các ý nghĩ từ đâu tới hoặc chúng liên lạc với nhau ra sao.
    Trong ý nghĩa dó, có một loại hỗn mang.Trong phút này, chúng ta có thể nghĩ đến xúc xích Đức, phút sau ta có thể nghĩ đến Renaldo và Clara và phút sau nữa ta có thể nghĩ đến đi tiểu.
    Vậy khi viết, thay vì tìm cách áp đặt ý tưởng Mác-xít hay Công giáo hay Hegel trên các ý nghĩ của bạn, có lẽ bạn có thể chỉ việc bắt lấy những ý nghĩ khi chúng tới và viết chúng ra khi chúng tới theo đúng trật tự chúng tới.
    Vậy thì khẩu hiệu đầu tiên là: ý nghĩ đầu tiên là ý nghĩ tốt nhất! Đó là lời vị lạt ma Tây Tạng Chogyam Trungpa Rinpoche, và ông cũng nói trong việc quán tưởng: ?oHãy giữ một thái độ thân thiện với ý nghĩ của mình?. Cho dù nó có liên quan đến chuyện loạn luân của anh. Chỉ quan sát mà thôi! Anh không thực hiện, nhưng anh phải quan sát.
    Một vị tổng thống Hoa Kỳ (John Adams) có lần nói: ?oĐầu óc phải thả lỏng? hơn là cố định hay củng cố. Cho nên nhà thơ Mỹ Charles Olson nói: ?oMột tri giác phải tức thời và trực tiếp dẫn tới một tri giác xa hơn?. Một ý nghĩ phải dẫn tới một ý nghĩ khác. Và như Shakespeare bảo: ?o Mọi ý nghĩ thứ ba sẽ là nấm mồ của tôi?. Shakespeare nhận thức đuợc ?oý nghĩ số một, ý nghĩ số hai, ý nghĩ số ba?. Đó là trong một trong những vở kịch cuối cùng của ông, một câu nói của Prospero trong vở Bão biển.
    Philip Whalen, một nhà thơ Mỹ nay là một thiền sư ở San Fransisco, bảo: ?oCái tôi viết ra là một bức ảnh của tâm trí chuyển động?.
    Như vậy ta có khái niệm ?otrí bất ngờ?, bởi vì chúng ta không bao giờ biết được mình sẽ nghĩ gì trong một phút. Cho nên Chogyam Trungpa Rinpoche người sáng lập Viện Naropa mới nói: ?oThần kỳ là sự hoàn toàn tán thưởng cơ duyên?. Thần kỳ là hoàn toàn hân hoan trong ngẫu nhiên, hoàn toàn vui thú trong trí bất ngờ, hoàn toàn tán thưởng cái thực tế là tâm trí biến đổi, rằng một tri giác dẫn tới một tri giác khác, và tự thân nó là một vở kịch lớn của tâm trí. Để sáng tạo một công trình nghệ thuật bạn đâu cần phải đi xa hơn.
    Nhưng rồi lại có vấn đề là tâm trí có thể rất mâu thuẫn. Whitman bảo rằng điều đó được phép: ?oTôi mâu thuẫn với chính mình ư? Được, thì tôi mâu thuẫn với chính mình. Tôi rộng lớn, tôi chứa đựng vô số thứ? - là bởi ông có một đầu óc dân chủ!
    Và John Keats cũng nói một điều tương tự trong lá thư gửi cho người em trai, ông dẫn một khái niệm nổi tiếng đối với nhiều nhà thơ Anh: ?oNăng lực tiêu cực?.
    Đang ăn tối với một nhóm các nhà thơ kinh viện chán ngắt, ông bỗng nghĩ: Điều gì khiến cho một người trở thành thiên tài như Shakespeare? Và ông viết: ?oPhẩm chất gì đã tạo nên một con người thành công, đặc biệt là trong văn chương? ?oNăng lực tiêu cực?. Đó là: Khi một con người có năng lực tồn tại trong những bất định, những bí mật, những hoài nghi, không chút nhức nhối chạy theo sự thật và lý lẽ?. Không khăng khăng đen hay trắng mà có cả hai: Đen và trắng! Hay như nhà thơ Gregory Corso nói: ?oNếu anh phải chọn lựa giữa hai thứ, hãy lấy cả hai?.
    Vì tâm trí là không liên tục và một ý nghĩ tiếp theo ý nghĩ khác, nếu hình thức bài thơ của bạn đi theo hình thức của tâm trí thì như vậy bạn có một bài thơ ?ohợp thức?. Một cái gì đó giống như bài Cantos của Ezra Pound hay văn xuôi của Kerouac. Một số bài thơ, như Đất hoang (Waste Land), theo một nghĩa nào đó, là bức tranh xé dán hay tấm thảm dệt của những ý nghĩ khác nhau.
    Ý nghĩ này chuyển qua ý nghĩ khac, thế là bạn có một loại hình thức hiện đại. Nhà thơ Robert Creeley nói trong một lá thư gửi Charles Olson: ?oHình thức chẳng bao giờ có gì hơn là một sự khuyếch trương của nội dung?. Nếu nội dung hay chủ đề của một bài thơ - nếu cốt truyện hay đề tài của bài thơ - là bản chất của tâm trí và chuyển động của tâm trí, vậy thì bạn có một địa bàn mở cho thơ trong đó ý nghĩ nào cũng sẽ theo sau ý nghĩ kia một cách thích hợp. Một cái gì đó giống như bài nói bột phát hay một cái gì đó giống như tranh xé dán.
    Kiến trúc sư Frank Lloyd Wright nói: ?oHình thức đi theo chức năng?.
    Ở đây tôi định nghĩa nội dung và chức năng - hay đề tài của một loại thơ và điện ảnh hiện đại - như một tấm gương phản chiếu hoạt động của tâm trí thực sự diễn ra trong thời gian viết. Đó là ý tưởng của Kerouac. Cho nên văn xuôi hay thơ phải chứa đựng tất cả những gì tiếp diễn trong tâm trí người viết trong khoảng thời gian ngòi bút của anh ta chạm vào giấy, cho đến khi nó rời khỏi trang giấy.
    Làm sao anh có thể chứa hết những ý nghĩ ấy? Phải, anh không thể chứa hết mọi thứ. Anh chỉ có thể chứa những gì mà anh viết được lên trang giấy. Như vậy tiến trình là tự chọn lọc!
    Có thể những ý niệm này quá ?ophù du? hay tạm bợ, nhưng có một phương châm thú vị trong hai câu thơ của Louis Zukofsky: ?oTồn tại vĩnh hằng thì cũng chẳng hơn gì / hoặc trắng như màu trắng chết của một ngày?. Đó cũng là một kiểu ngạn ngữ Yiddish - ông là một nhà thơ Do Thái: ?oTồn tại vĩnh hằng thì cũng chẳng hơn gì, / hoặc trắng như màu trắng chết của một ngày.?
    À? từ quan điểm ấy các bạn có thể cũng ghi nhận rằng: ?oTâm trí thông thường chứa đựng những tri giác vĩnh hằng?. Những tri giác sống động nhất có thể đến, không phải bằng cách đi tìm tri giác, mà đơn giản bằng cách quan sát tâm trí của chính mình.
    Vậy thì tiến trình cho thơ sẽ là ?oGhi nhận những gì anh ghi nhận!?, đúng y như anh ghi nhận hơi thở của mình - cực kỳ mẫn cảm ghi nhận những gì anh thấy nghe ngửi cảm. Tương đồng với ý ấy có câu nói của người Anh: ?oHãy bắt chợt chính mình đang nghĩ gì!? Đó là một câu thành ngữ. Tôi không nghĩ là trong tiếng Đức có một thành ngữ tương đồng, giống như ?oHãy nhận ra tâm trí của mình và bắt chợt (hay ghi nhận) bản thân mình đang nghĩ?.
    Tiếp theo, đối với nhà thơ: ?oHãy quan sát cái gì sống động?. Thế thì nổi lên câu hỏi: ?oLàm sao ta biết được cái gì sống động??.Và câu trả lời là: ?oNếu nó sống động thì nó sống động. Nếu nó không sống động thì nó không sống động!??Cho nên khẩu hiệu là: ?oSự sống động là tự lựa chọn.? Điều này thật quá dễ! Bạn không cần phải làm việc vất vả để tìm cái gì sống động. Nếu nó sống động thì nó ở đấy. Nếu nó không sống động thì dù thế nào bạn cũng sẽ không nhớ.
    Cho nên ta có ý niệm của William Wordsworth ?onhững đốm thời gian?. Những thời điểm loé sáng hay những thời điểm ?ohiển linh?, những thời điểm đáng nhớ và sẽ trở đi trở lại trong ký ức. Và vị lạt ma Tây Tạng Gelek Rinpoche (thầy tôi hiện nay) có một câu rất lý thú: ?oTâm trí tôi mở đối với chính nó?.
    Vậy thì không có vấn đề vét lên vài biểu tượng lớn lao từ vô thức của bạn, tất cả chúng ta đều miên man nghĩ ngợi và nói chuyện với chính mình. (Đặc biệt ban đêm khi chúng ta đi ngủ trong bóng tối. Nằm đấy hai mắt nhắm nghiền trong sương mù đen dày của im lặng. ?oMỗi người trên giường nói một mình với chính mình, không gây tiếng động?). Đó là nền tảng.
    Hoàng Hưng dịch và giới thiệu

  7. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1

    Quán tưởng và thi pháp
    Allen Ginsberg
    (Trích đoạn văn bản ghi lại một bài diễn giảng của Ginsberg ở Vienna năm 1994)

    Điều mà tôi khởi sự bây giờ là mô tả ?ocon đường từng bước dẫn tới Thi sơn? bằng cách sử dụng những khẩu hiệu theo kiểu Mao hay hình thức Tây Tạng. Tư tưởng phương Đông được dạy bằng những khẩu hiệu có vẻ như móc xích từ cái này sang cái kia một cách hợp luận lý, dẫn tới kết thúc là lòng trắc ẩn, đó là kết quả tối hậu của việc ngồi lại với bản thân, chịu đựng cái thực tế là mình đang tồn tại trong một thân xác, biết rằng mình sẽ chết và ai ai cũng vậy, rằng gan ruột mình đang cuộn réo, chân mình đau, xương mình nhức và mình đang già đi hoặc đang tiến vào tuổi dậy thì - cái này hay cái nọ. Tình huống của chúng ta là có cái đầu miên man sản sinh các ý nghĩ, dự phóng tương lai, tiên tri.
    Vậy thì anh làm việc cách nào với một sự hỗn mang, sự phức tạp hay cái dòng liên tục những ý nghĩ không phân tách nhau, những ý nghĩ khác nhau ấy ?
    Shakespeare gợi ý, cũng như Đức Phật, rằng điều thú vị mà ta khám phá ra là cái ý thức kia không liên tục. Đó không phải là một dòng ý thức liên tục trong đó ý nghĩ nọ đi theo ý nghĩ kia. Có một khoảng cách giữa các ý nghĩ và chúng ta thật sự không biết được các ý nghĩ từ đâu tới hoặc chúng liên lạc với nhau ra sao.
    Trong ý nghĩa dó, có một loại hỗn mang.Trong phút này, chúng ta có thể nghĩ đến xúc xích Đức, phút sau ta có thể nghĩ đến Renaldo và Clara và phút sau nữa ta có thể nghĩ đến đi tiểu.
    Vậy khi viết, thay vì tìm cách áp đặt ý tưởng Mác-xít hay Công giáo hay Hegel trên các ý nghĩ của bạn, có lẽ bạn có thể chỉ việc bắt lấy những ý nghĩ khi chúng tới và viết chúng ra khi chúng tới theo đúng trật tự chúng tới.
    Vậy thì khẩu hiệu đầu tiên là: ý nghĩ đầu tiên là ý nghĩ tốt nhất! Đó là lời vị lạt ma Tây Tạng Chogyam Trungpa Rinpoche, và ông cũng nói trong việc quán tưởng: ?oHãy giữ một thái độ thân thiện với ý nghĩ của mình?. Cho dù nó có liên quan đến chuyện loạn luân của anh. Chỉ quan sát mà thôi! Anh không thực hiện, nhưng anh phải quan sát.
    Một vị tổng thống Hoa Kỳ (John Adams) có lần nói: ?oĐầu óc phải thả lỏng? hơn là cố định hay củng cố. Cho nên nhà thơ Mỹ Charles Olson nói: ?oMột tri giác phải tức thời và trực tiếp dẫn tới một tri giác xa hơn?. Một ý nghĩ phải dẫn tới một ý nghĩ khác. Và như Shakespeare bảo: ?o Mọi ý nghĩ thứ ba sẽ là nấm mồ của tôi?. Shakespeare nhận thức đuợc ?oý nghĩ số một, ý nghĩ số hai, ý nghĩ số ba?. Đó là trong một trong những vở kịch cuối cùng của ông, một câu nói của Prospero trong vở Bão biển.
    Philip Whalen, một nhà thơ Mỹ nay là một thiền sư ở San Fransisco, bảo: ?oCái tôi viết ra là một bức ảnh của tâm trí chuyển động?.
    Như vậy ta có khái niệm ?otrí bất ngờ?, bởi vì chúng ta không bao giờ biết được mình sẽ nghĩ gì trong một phút. Cho nên Chogyam Trungpa Rinpoche người sáng lập Viện Naropa mới nói: ?oThần kỳ là sự hoàn toàn tán thưởng cơ duyên?. Thần kỳ là hoàn toàn hân hoan trong ngẫu nhiên, hoàn toàn vui thú trong trí bất ngờ, hoàn toàn tán thưởng cái thực tế là tâm trí biến đổi, rằng một tri giác dẫn tới một tri giác khác, và tự thân nó là một vở kịch lớn của tâm trí. Để sáng tạo một công trình nghệ thuật bạn đâu cần phải đi xa hơn.
    Nhưng rồi lại có vấn đề là tâm trí có thể rất mâu thuẫn. Whitman bảo rằng điều đó được phép: ?oTôi mâu thuẫn với chính mình ư? Được, thì tôi mâu thuẫn với chính mình. Tôi rộng lớn, tôi chứa đựng vô số thứ? - là bởi ông có một đầu óc dân chủ!
    Và John Keats cũng nói một điều tương tự trong lá thư gửi cho người em trai, ông dẫn một khái niệm nổi tiếng đối với nhiều nhà thơ Anh: ?oNăng lực tiêu cực?.
    Đang ăn tối với một nhóm các nhà thơ kinh viện chán ngắt, ông bỗng nghĩ: Điều gì khiến cho một người trở thành thiên tài như Shakespeare? Và ông viết: ?oPhẩm chất gì đã tạo nên một con người thành công, đặc biệt là trong văn chương? ?oNăng lực tiêu cực?. Đó là: Khi một con người có năng lực tồn tại trong những bất định, những bí mật, những hoài nghi, không chút nhức nhối chạy theo sự thật và lý lẽ?. Không khăng khăng đen hay trắng mà có cả hai: Đen và trắng! Hay như nhà thơ Gregory Corso nói: ?oNếu anh phải chọn lựa giữa hai thứ, hãy lấy cả hai?.
    Vì tâm trí là không liên tục và một ý nghĩ tiếp theo ý nghĩ khác, nếu hình thức bài thơ của bạn đi theo hình thức của tâm trí thì như vậy bạn có một bài thơ ?ohợp thức?. Một cái gì đó giống như bài Cantos của Ezra Pound hay văn xuôi của Kerouac. Một số bài thơ, như Đất hoang (Waste Land), theo một nghĩa nào đó, là bức tranh xé dán hay tấm thảm dệt của những ý nghĩ khác nhau.
    Ý nghĩ này chuyển qua ý nghĩ khac, thế là bạn có một loại hình thức hiện đại. Nhà thơ Robert Creeley nói trong một lá thư gửi Charles Olson: ?oHình thức chẳng bao giờ có gì hơn là một sự khuyếch trương của nội dung?. Nếu nội dung hay chủ đề của một bài thơ - nếu cốt truyện hay đề tài của bài thơ - là bản chất của tâm trí và chuyển động của tâm trí, vậy thì bạn có một địa bàn mở cho thơ trong đó ý nghĩ nào cũng sẽ theo sau ý nghĩ kia một cách thích hợp. Một cái gì đó giống như bài nói bột phát hay một cái gì đó giống như tranh xé dán.
    Kiến trúc sư Frank Lloyd Wright nói: ?oHình thức đi theo chức năng?.
    Ở đây tôi định nghĩa nội dung và chức năng - hay đề tài của một loại thơ và điện ảnh hiện đại - như một tấm gương phản chiếu hoạt động của tâm trí thực sự diễn ra trong thời gian viết. Đó là ý tưởng của Kerouac. Cho nên văn xuôi hay thơ phải chứa đựng tất cả những gì tiếp diễn trong tâm trí người viết trong khoảng thời gian ngòi bút của anh ta chạm vào giấy, cho đến khi nó rời khỏi trang giấy.
    Làm sao anh có thể chứa hết những ý nghĩ ấy? Phải, anh không thể chứa hết mọi thứ. Anh chỉ có thể chứa những gì mà anh viết được lên trang giấy. Như vậy tiến trình là tự chọn lọc!
    Có thể những ý niệm này quá ?ophù du? hay tạm bợ, nhưng có một phương châm thú vị trong hai câu thơ của Louis Zukofsky: ?oTồn tại vĩnh hằng thì cũng chẳng hơn gì / hoặc trắng như màu trắng chết của một ngày?. Đó cũng là một kiểu ngạn ngữ Yiddish - ông là một nhà thơ Do Thái: ?oTồn tại vĩnh hằng thì cũng chẳng hơn gì, / hoặc trắng như màu trắng chết của một ngày.?
    À? từ quan điểm ấy các bạn có thể cũng ghi nhận rằng: ?oTâm trí thông thường chứa đựng những tri giác vĩnh hằng?. Những tri giác sống động nhất có thể đến, không phải bằng cách đi tìm tri giác, mà đơn giản bằng cách quan sát tâm trí của chính mình.
    Vậy thì tiến trình cho thơ sẽ là ?oGhi nhận những gì anh ghi nhận!?, đúng y như anh ghi nhận hơi thở của mình - cực kỳ mẫn cảm ghi nhận những gì anh thấy nghe ngửi cảm. Tương đồng với ý ấy có câu nói của người Anh: ?oHãy bắt chợt chính mình đang nghĩ gì!? Đó là một câu thành ngữ. Tôi không nghĩ là trong tiếng Đức có một thành ngữ tương đồng, giống như ?oHãy nhận ra tâm trí của mình và bắt chợt (hay ghi nhận) bản thân mình đang nghĩ?.
    Tiếp theo, đối với nhà thơ: ?oHãy quan sát cái gì sống động?. Thế thì nổi lên câu hỏi: ?oLàm sao ta biết được cái gì sống động??.Và câu trả lời là: ?oNếu nó sống động thì nó sống động. Nếu nó không sống động thì nó không sống động!??Cho nên khẩu hiệu là: ?oSự sống động là tự lựa chọn.? Điều này thật quá dễ! Bạn không cần phải làm việc vất vả để tìm cái gì sống động. Nếu nó sống động thì nó ở đấy. Nếu nó không sống động thì dù thế nào bạn cũng sẽ không nhớ.
    Cho nên ta có ý niệm của William Wordsworth ?onhững đốm thời gian?. Những thời điểm loé sáng hay những thời điểm ?ohiển linh?, những thời điểm đáng nhớ và sẽ trở đi trở lại trong ký ức. Và vị lạt ma Tây Tạng Gelek Rinpoche (thầy tôi hiện nay) có một câu rất lý thú: ?oTâm trí tôi mở đối với chính nó?.
    Vậy thì không có vấn đề vét lên vài biểu tượng lớn lao từ vô thức của bạn, tất cả chúng ta đều miên man nghĩ ngợi và nói chuyện với chính mình. (Đặc biệt ban đêm khi chúng ta đi ngủ trong bóng tối. Nằm đấy hai mắt nhắm nghiền trong sương mù đen dày của im lặng. ?oMỗi người trên giường nói một mình với chính mình, không gây tiếng động?). Đó là nền tảng.
    Hoàng Hưng dịch và giới thiệu

  8. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Phan Huyền Thư - Người đàn bà ''''''''''''''''nằm nghiêng'''''''''''''''' !
    Nhà thơ Phan Huyền Thư
    ?oCuộc sống thế nào thì thơ ca thể hiện như thế. Cuộc sống sạch sẽ tinh tươm đến mức nếu anh rắp tâm làm thơ để trở thành nổi tiếng, tức là tất cả những động cơ đứng sau công việc thì khó giấu được dù có ngụy trang khéo, đến một lúc nào đó rồi nó cũng sẽ bị lộ ra? - Nhà thơ trẻ Phan Huyền Thư bày tỏ cảm nghĩ như vậy về công việc làm thơ của mình.

    Lần đầu tìm đến nhà Phan Huyền Thư, đã có địa chỉ nhưng loay hoay mãi tôi cũng tìm không ra. Sợ mình chép nhầm, tôi gọi điện hỏi lại Thư lần nữa cho ?ochắc ăn? thì ở đầu máy bên kia cất tiếng: ?oThôi bạn cứ ở đấy để Thư ra đón!?. Chị mến khách là thế, và ngay lần đầu giáp mặt ấy tôi cảm giác chị là người dễ gần, dễ thân thiện. Chị kiệm lời và khiêm tốn nhiều hơn so với Phan Huyền Thư trong thế giới văn chương qua tập thơ Nằm nghiêng (NXB Văn Học, 2002) và một vài bài thơ, truyện ngắn khác đăng lẻ tẻ trên các báo, tạp chí mà tôi được đọc. Tôi cũng rất băn khoăn, một tính cách như thế, là người vợ, người mẹ của 2 đứa trẻ, phải quán xuyến và lo toan biết bao công việc lại viết được những vần thơ như trong Nằm nghiêng, khác hẳn với những nhà thơ ?ocông dung ngôn hạnh? trước đây và đương thời. Họ có thể cưu mang những lo toan đời thường làm gia vị cho tình yêu thì Phan Huyền Thư quyết liệt từ chối cái hiện thực đó trong thơ chị.
    Phan Huyền Thư sinh năm 1972, cử nhân Văn học. Hiện là nhà biên kịch của Hãng phim tài liệu và khoa học trung ương. Đã xuất bản tập thơ " Nằm nghiêng " (2002), sắp xuất bản tập truyện ngắn "Thạch sùng gỗ " và tập thơ " Mệt " .

    Sự tách biệt hẳn thơ chị với những nhà thơ đương thời trên một góc độ nào đó còn là sự diễu nhại, diễu nhại truyền thống, diễu nhại những cái đã sáng tạo trước chị, khiến câu thơ thường hay đặt bẫy người đọc, nhịp thơ có vẻ rời rạc, rất khó nắm bắt, từ đơn giản như những ?obàn tay bỏ quên túi áo/mân mê cây bút chì?- một thứ thơ phản thơ Phan Thị Vàng Anh, đến phản tục ngữ như ?oem là con ngựa đau chẳng khiến tàu bỏ cỏ/bờm rối tung vó ức cang đầy bóng đêm/côn trùng rên rỉ ngất ngây/ngựa non em cứ liếm mãi/vết thù trên lưng nhỏ giọt?. Thêm nữa, thơ Phan Huyền Thư có chút gì đó rất táo bạo, công khai nói những điều mà các thế hệ trước hoăc không dám hoặc chỉ làm lén lút. Người đàn bà trong thơ Phan Huyền Thư đầy nữ tính, thứ nữ tính có chút hoang dại, vừa ra lệnh đồng thời vừa hạ mình, cất dấu từ những dịu ngọt nhất cho tới liều độc dược mạnh nhất. Tôi cứ có cảm giác như chị là một Thị Mầu của sân khấu thơ và không khỏi ngỡ ngàng khi hôm nay tôi được biết chị cũng là người rất mê chèo, đặc biệt là chèo cổ.
    - Thời gian gần đây xuất hiện một lớp người viết mới như chị, Văn Cầm Hải, Nguyễn Hữu Hồng Minh, cả Vi Thùy Linh nữa?với những tác phẩm được dư luận xã hội chú ý, điều mà những cây bút trưởng thành trước đó hiện tại cũng không làm được. Chị có cho rằng chị và những người bạn trẻ đang tạo được những giá trị, trào lưu mới?
    - Được dư luận xã hội quan tâm đến là tốt, nhưng mà điều Thư và những người viết trẻ mong muốn là được chính giới quan tâm công nhận. Còn việc xuất hiện một lớp người viết mới thì theo chủ quan của Thư nó chỉ thể hiện rằng thơ không chết, thơ còn sống, thơ còn được nhiều người yêu, quá nhiều người còn phải dùng nó để chia sẻ tình cảm, những vui buồn trong cuộc sống. Nhưng mình không nghĩ rằng thế hệ trẻ ngày nay làm nên một cái gì mới hơn thế hệ trước về mặt nghệ thuật. Sáng tác của những người viết trẻ có vẻ mới mẻ hơn thế hệ trước chỉ là họ đang nói cái hiện tại. Suy cho cùng thơ ca mang giá trị thời đại, cho nên phải tuân theo quy luật ở chỗ là không thời đại nào giống thời đại nào. Xã hội ngày nay đang rất phát triển, các giá trị cũng đổi khác và thơ ca chỉ là ?oăn theo?. Ví dụ như những người có cái khát khao, quyết liệt trong tình yêu như Vi Thùy Linh thì cũng là vấn đề lịch sử. Hay những người đầy bất trắc bất ổn, có chút gì hồ nghi về cuộc sống hiện tại như mình và Văn Cầm Hải. Cuộc sống nó thế nào thì nhà thơ thể hiện như thế. Còn nếu như anh rắp tâm làm thơ để trở thành nổi tiếng, tức là tất cả những động cơ đứng đằng sau công việc thì khó mà giấu được dù có ngụy trang khéo cỡ nào, đến một lúc nào đó rồi nó cũng sẽ bị lộ ra.
    Trò chuyện với Phan Huyền Thư tôi thấy con người chị có chút gì là bộc trực, dễ bị thể hiện, điều này cũng trái hẳn với lối thơ của chị: rất khó đọc và đọc rất khó vào. Nhiều người cho là chị làm như thế để gây ấn tượng. Tôi nghĩ khác, thơ khó đọc và gây ấn tượng là hai phạm trù khác nhau, chẳng có gì để chứng tỏ thơ khó đọc thì gây ấn tượng và ngược lại. Nhiều người còn hồ nghi có khi chính chị cũng không hiểu nổi những vần thơ do mình làm ra. Cách nhìn nhận ấy có phần theo chủ quan và áp đặt. Tôi biết chị đã từng tốt nghiệp Khoa văn Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, nơi có uy tín bề và dày về khoa học với những giáo sư khá tên tuổi ở lĩnh vực văn học và ngôn ngữ, chẳng lẽ chị không tiếp thu được ít nhiều mà viết ra những điều vô nghĩa lý. Chính chị cũng nói: ?oThư luôn tâm niệm, khi đặt bút viết thì có nghĩa là đang cố gắng tạo ra một giá trị mới cho ngôn ngữ. Mà đã là giá trị mới cho ngôn ngữ thì không thể nào vô nghĩa được?.

    Nếu nhìn nhận rộng ra một chút, có hệ thống thì không riêng gì chị mà những nhà thơ trưởng thành trong vài năm gần đây đều có lối viết rất khó đọc. Điều gì thúc giục họ viết như thế, trong nhiều nguyên nhân đó tôi nghĩ có những nguyên nhân mang tính thời đại, thời đại nó bắt buộc phải như thế. Xét cho kỹ lịch sử văn học nước ta đã có một thời gian gần như gián đoạn khi cả nước dồn sức cho những cuộc trường chinh chiến đấu đánh đuổi xâm lăng giữ nước. Văn học cũng phải làm nhiệm vụ ấy nên những riêng tư, cá nhân được gác qua một bên, trở thành điều tối kỵ trong văn chương. Sự kiêng kỵ ấy làm hạn chế những đề tài cho văn học, phần nào làm gián đoạn quá trình vận động của ngữ pháp.
    Cho đến hôm nay khi lịch sử đã mở ra trang mới, nhận thức ra điều đó Phan Huyền Thư và những người bạn của mình dũng cảm lĩnh lấy ấn tiên phong mà đi. Nhớ lại câu nói của nhà thơ Lê Đạt: ?oSáng tạo nghệ thuật có 2 cách lựa chọn, một là đánh cược với hiện tại, hai là đặt cược ở tương lai?. Những người có mục đích họ đặt cược ngay với hiện tại thì sớm có kết quả. Cách đặt cược ấy cũng rất phù hợp với xã hội của nhịp sống tiêu thụ, toàn cầu hóa, mọi thứ quy ra vật chất. Thế những vẫn có những ngưỡi dám đặt cược ở tương lai, người ta biết giá trị đích thực còn ở xa mình lắm, giống như mình đang ở trên một con đường chỉ biết đi chứ không hề biết đích đến, Phan Huyền Thư là một nhà thơ như vậy.

    Hà Tâm- (VietNamNet)


    Được votrungh sửa chữa / chuyển vào 02:08 ngày 18/03/2004
  9. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Phan Huyền Thư - Người đàn bà ''''''''''''''''nằm nghiêng'''''''''''''''' !
    Nhà thơ Phan Huyền Thư
    ?oCuộc sống thế nào thì thơ ca thể hiện như thế. Cuộc sống sạch sẽ tinh tươm đến mức nếu anh rắp tâm làm thơ để trở thành nổi tiếng, tức là tất cả những động cơ đứng sau công việc thì khó giấu được dù có ngụy trang khéo, đến một lúc nào đó rồi nó cũng sẽ bị lộ ra? - Nhà thơ trẻ Phan Huyền Thư bày tỏ cảm nghĩ như vậy về công việc làm thơ của mình.

    Lần đầu tìm đến nhà Phan Huyền Thư, đã có địa chỉ nhưng loay hoay mãi tôi cũng tìm không ra. Sợ mình chép nhầm, tôi gọi điện hỏi lại Thư lần nữa cho ?ochắc ăn? thì ở đầu máy bên kia cất tiếng: ?oThôi bạn cứ ở đấy để Thư ra đón!?. Chị mến khách là thế, và ngay lần đầu giáp mặt ấy tôi cảm giác chị là người dễ gần, dễ thân thiện. Chị kiệm lời và khiêm tốn nhiều hơn so với Phan Huyền Thư trong thế giới văn chương qua tập thơ Nằm nghiêng (NXB Văn Học, 2002) và một vài bài thơ, truyện ngắn khác đăng lẻ tẻ trên các báo, tạp chí mà tôi được đọc. Tôi cũng rất băn khoăn, một tính cách như thế, là người vợ, người mẹ của 2 đứa trẻ, phải quán xuyến và lo toan biết bao công việc lại viết được những vần thơ như trong Nằm nghiêng, khác hẳn với những nhà thơ ?ocông dung ngôn hạnh? trước đây và đương thời. Họ có thể cưu mang những lo toan đời thường làm gia vị cho tình yêu thì Phan Huyền Thư quyết liệt từ chối cái hiện thực đó trong thơ chị.
    Phan Huyền Thư sinh năm 1972, cử nhân Văn học. Hiện là nhà biên kịch của Hãng phim tài liệu và khoa học trung ương. Đã xuất bản tập thơ " Nằm nghiêng " (2002), sắp xuất bản tập truyện ngắn "Thạch sùng gỗ " và tập thơ " Mệt " .

    Sự tách biệt hẳn thơ chị với những nhà thơ đương thời trên một góc độ nào đó còn là sự diễu nhại, diễu nhại truyền thống, diễu nhại những cái đã sáng tạo trước chị, khiến câu thơ thường hay đặt bẫy người đọc, nhịp thơ có vẻ rời rạc, rất khó nắm bắt, từ đơn giản như những ?obàn tay bỏ quên túi áo/mân mê cây bút chì?- một thứ thơ phản thơ Phan Thị Vàng Anh, đến phản tục ngữ như ?oem là con ngựa đau chẳng khiến tàu bỏ cỏ/bờm rối tung vó ức cang đầy bóng đêm/côn trùng rên rỉ ngất ngây/ngựa non em cứ liếm mãi/vết thù trên lưng nhỏ giọt?. Thêm nữa, thơ Phan Huyền Thư có chút gì đó rất táo bạo, công khai nói những điều mà các thế hệ trước hoăc không dám hoặc chỉ làm lén lút. Người đàn bà trong thơ Phan Huyền Thư đầy nữ tính, thứ nữ tính có chút hoang dại, vừa ra lệnh đồng thời vừa hạ mình, cất dấu từ những dịu ngọt nhất cho tới liều độc dược mạnh nhất. Tôi cứ có cảm giác như chị là một Thị Mầu của sân khấu thơ và không khỏi ngỡ ngàng khi hôm nay tôi được biết chị cũng là người rất mê chèo, đặc biệt là chèo cổ.
    - Thời gian gần đây xuất hiện một lớp người viết mới như chị, Văn Cầm Hải, Nguyễn Hữu Hồng Minh, cả Vi Thùy Linh nữa?với những tác phẩm được dư luận xã hội chú ý, điều mà những cây bút trưởng thành trước đó hiện tại cũng không làm được. Chị có cho rằng chị và những người bạn trẻ đang tạo được những giá trị, trào lưu mới?
    - Được dư luận xã hội quan tâm đến là tốt, nhưng mà điều Thư và những người viết trẻ mong muốn là được chính giới quan tâm công nhận. Còn việc xuất hiện một lớp người viết mới thì theo chủ quan của Thư nó chỉ thể hiện rằng thơ không chết, thơ còn sống, thơ còn được nhiều người yêu, quá nhiều người còn phải dùng nó để chia sẻ tình cảm, những vui buồn trong cuộc sống. Nhưng mình không nghĩ rằng thế hệ trẻ ngày nay làm nên một cái gì mới hơn thế hệ trước về mặt nghệ thuật. Sáng tác của những người viết trẻ có vẻ mới mẻ hơn thế hệ trước chỉ là họ đang nói cái hiện tại. Suy cho cùng thơ ca mang giá trị thời đại, cho nên phải tuân theo quy luật ở chỗ là không thời đại nào giống thời đại nào. Xã hội ngày nay đang rất phát triển, các giá trị cũng đổi khác và thơ ca chỉ là ?oăn theo?. Ví dụ như những người có cái khát khao, quyết liệt trong tình yêu như Vi Thùy Linh thì cũng là vấn đề lịch sử. Hay những người đầy bất trắc bất ổn, có chút gì hồ nghi về cuộc sống hiện tại như mình và Văn Cầm Hải. Cuộc sống nó thế nào thì nhà thơ thể hiện như thế. Còn nếu như anh rắp tâm làm thơ để trở thành nổi tiếng, tức là tất cả những động cơ đứng đằng sau công việc thì khó mà giấu được dù có ngụy trang khéo cỡ nào, đến một lúc nào đó rồi nó cũng sẽ bị lộ ra.
    Trò chuyện với Phan Huyền Thư tôi thấy con người chị có chút gì là bộc trực, dễ bị thể hiện, điều này cũng trái hẳn với lối thơ của chị: rất khó đọc và đọc rất khó vào. Nhiều người cho là chị làm như thế để gây ấn tượng. Tôi nghĩ khác, thơ khó đọc và gây ấn tượng là hai phạm trù khác nhau, chẳng có gì để chứng tỏ thơ khó đọc thì gây ấn tượng và ngược lại. Nhiều người còn hồ nghi có khi chính chị cũng không hiểu nổi những vần thơ do mình làm ra. Cách nhìn nhận ấy có phần theo chủ quan và áp đặt. Tôi biết chị đã từng tốt nghiệp Khoa văn Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, nơi có uy tín bề và dày về khoa học với những giáo sư khá tên tuổi ở lĩnh vực văn học và ngôn ngữ, chẳng lẽ chị không tiếp thu được ít nhiều mà viết ra những điều vô nghĩa lý. Chính chị cũng nói: ?oThư luôn tâm niệm, khi đặt bút viết thì có nghĩa là đang cố gắng tạo ra một giá trị mới cho ngôn ngữ. Mà đã là giá trị mới cho ngôn ngữ thì không thể nào vô nghĩa được?.

    Nếu nhìn nhận rộng ra một chút, có hệ thống thì không riêng gì chị mà những nhà thơ trưởng thành trong vài năm gần đây đều có lối viết rất khó đọc. Điều gì thúc giục họ viết như thế, trong nhiều nguyên nhân đó tôi nghĩ có những nguyên nhân mang tính thời đại, thời đại nó bắt buộc phải như thế. Xét cho kỹ lịch sử văn học nước ta đã có một thời gian gần như gián đoạn khi cả nước dồn sức cho những cuộc trường chinh chiến đấu đánh đuổi xâm lăng giữ nước. Văn học cũng phải làm nhiệm vụ ấy nên những riêng tư, cá nhân được gác qua một bên, trở thành điều tối kỵ trong văn chương. Sự kiêng kỵ ấy làm hạn chế những đề tài cho văn học, phần nào làm gián đoạn quá trình vận động của ngữ pháp.
    Cho đến hôm nay khi lịch sử đã mở ra trang mới, nhận thức ra điều đó Phan Huyền Thư và những người bạn của mình dũng cảm lĩnh lấy ấn tiên phong mà đi. Nhớ lại câu nói của nhà thơ Lê Đạt: ?oSáng tạo nghệ thuật có 2 cách lựa chọn, một là đánh cược với hiện tại, hai là đặt cược ở tương lai?. Những người có mục đích họ đặt cược ngay với hiện tại thì sớm có kết quả. Cách đặt cược ấy cũng rất phù hợp với xã hội của nhịp sống tiêu thụ, toàn cầu hóa, mọi thứ quy ra vật chất. Thế những vẫn có những ngưỡi dám đặt cược ở tương lai, người ta biết giá trị đích thực còn ở xa mình lắm, giống như mình đang ở trên một con đường chỉ biết đi chứ không hề biết đích đến, Phan Huyền Thư là một nhà thơ như vậy.

    Hà Tâm- (VietNamNet)


    Được votrungh sửa chữa / chuyển vào 02:08 ngày 18/03/2004
  10. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi - Những kỷ niệm khó quên


    Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi năm nay đã ngoài 70, nhưng trông ông vẫn cường tráng với mái tóc dài rẽ ngôi giữa như ?ođầu Tiệp? để lộ vầng trán cao dô... Nhìn ông người ta biết ngay đây là một người thông minh, hóm hỉnh, thẳng thắn.
    Dạo này ông không đi đọc thơ nữa nhưng ông vẫn làm thơ để xem ?othơ mình có cũ hơn được không !?". Ông cũng ít viết báo nhất là những bài tranh luận về thơ trên báo chí bởi theo ông ?ocãi nhau trên báo bây giờ cũng cần phải có... sức khỏe?!?. Rồi ông kể về những kỷ niệm hằn sâu trong ký ức từ những ngày đầu ông chập chững đến với thơ, rồi thành nhà thơ, đi đọc thơ bình thơ đây đó, rồi cả chuyện làm báo của mình, những chuyện có thật 100% ấy mà mới nghe tưởng như chuyện bịa...
    Năm 1952, lúc ấy ông đang là học sinh giỏi văn lớp 8 ở trường cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng Nghệ An (hệ 9 năm), lại được học thầy giáo nổi tiếng Nguyễn Đức Nam nên ngoài giờ học trên lớp về nhà là vùi đầu vào đọc sách, những mong có chút vốn liếng sau này trở thành nhà văn, nhà thơ. Vậy mà chỉ vì vâng lời cha nên ông đành rứt ruột rời thầy rời lớp về nhà đi làm tuyên truyền viên giảm tô cho xã. Công việc của anh học trò Vợi lúc đó là sáng tác thơ phục vụ bà con nông dân đấu tranh giảm tô, giảm thuế! Ông cười bảo, lúc ấy sức ông chỉ làm được những bài vè, những bài thơ... con cóc thôi, nhưng nó thiết thực và gần gũi với bà con lắm. Cứ đọc lên là bà con ta vỗ tay rầm rầm tán thưởng, rồi hô vang khẩu hiệu ?ođả đảo địa chủ?. Ông còn nhớ như in cái ngày ông đang đi đọc thơ giảm tô ấy, ông có cái may mắn được gặp nhà thơ Xuân Diệu. Đó là một buổi hoàng hôn nhuộm vàng cánh đồng quê đang vào mùa gặt, khi ông đang trong tâm trạng háo hức nhẩm đi đọc lại ?obài thơ? tâm đắc mình vừa sáng tác để tối hôm ấy hùng hồn đọc cho bà con thưởng thức thì có một người khách lạ vận bộ quần áo gụ với mái tóc lượn sóng nếp nào ra nếp ấy đến và tự giói thiệu mình là nhà thơ Xuân Diệu. Nguyễn Bùi Vợi vui vẻ dẫn nhà thơ ?oquốc gia? đến nhà anh đội trưởng giảm tô. Xuân Diệu cởi mở:
    - Tôi được Trung ương cử về tham gia phát động giảm tô làng Còng (Thanh Hóa). Xong đợt rồi nhưng có vẻ chưa thấm, tôi xin Trung ương đi một đợt nữa ở Nghệ An và được cử về đây.
    Nhà thơ Xuân Diệu lúc ấy được thu xếp về ở một gia đình cố nông ở cuối xóm, ngày đi công tác tuyên truyền, rồi rau cháo với bà con nông dân, tối về nằm nghỉ trong ổ rạ . Vốn đã nghe danh tiếng Xuân Diệu lâu, nay mới được gặp mặt, cậu Vợi lúc ấy lấy làm vinh hạnh lắm. Cuộc hạnh ngộ làm cho hai người quý mến nhau như anh em ruột thịt. Chỉ sau một tuần ?oba cùng? với bà con nông dân Cát Văn nghèo khó, ông thấy Xuân Diệu gầy rộc đi trông không còn thần sắc của một nhà thơ hào hoa danh tiếng. Thương nhà thơ, Nguyễn Bùi Vợi thấy bà chị gái mình có ổ trứng gà ấp liền nài nỉ xin bằng được mang biếu Xuân Diệu để nhà thơ... bồi dưỡng sức khoẻ! Nào ngờ Xuân Diệu mắng té tát: ?Cậu nghĩ mình là người thế nào mà lại làm thế!?. Nguyễn Bùi Vợi bảo bây giờ ông cũng không nhớ là ông đã ?okhéo nói thế nào? để rồi cuối cùng nhà thơ nhận cho! Bụng bảo dạ có trứng gà là nhà thơ của mình sẽ mạnh khỏe trở lại... Nhưng thật khó hiểu một điều, càng ngày càng thấy nhà thơ gầy yếu và tiều tụy hơn trước. Lo quá mà không dám hỏi. Nhẩm tính nhà thơ cứ dùng một ngày/quả thì số trứng lần trước đến hôm ấy đã cạn. Nguyễn Bùi Vợi lại ôm ổ trứng thứ hai đến ?otiếp tế?... Lần ấy trước tình cảm chân thành của một thanh niên yêu thơ mà yêu mình đến mức ấy, Xuân Diệu cảm động lắm. Ông đành kể thật mọi sự: mỗi lần ăn một quả trứng là một lần ông day dứt ân hận, mà đâu dám ăn công khai phải chờ đến đêm khi mọi người ngủ thật say mới lẻn dậy moi quả trứng giấu trong ổ rạ ra, lấy kim chọc thủng một lỗ rồi... mút sống. Ăn xong, nằm nghĩ lại về cái hành động của mình cứ trằn trọc mất ngủ đến sáng. Mình đã ba cùng với bà con nông dân mà còn lừa dối họ, thì còn nhân cách gì mà làm thơ, đọc thơ cho họ nghe được! Đến đoạn ấy thì cả hai người bật khóc rưng rức! Xuân Diệu bảo: "Thơ có từ những giọt nước mắt này đấy, Vợi ạ!".
    Nguyễn Bùi Vợi mang theo ?onhững giọt nước mắt? ấy suốt cuộc hành trình dấn thân vào con đường thi ca mịt mùng đầy chông gai thử thách để có được những câu, những bài, những tác phẩm thơ, văn để sau này nó bầu chọn ông là: Nhà thơ, là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, được làm việc ở Ban thơ Đài tiếng nói Việt Nam. Rồi được mời làm việc ở ban giám khảo các cuộc thi thơ lớn, bé...
    Cái máu thơ ca rần rật trong huyết quản thôi thúc ông không quản ngại đi khắp đây đó làm tới hơn 1000 ngàn cuộc đọc thơ, bình thơ trên mọi miền Tổ quốc. Kỷ niệm của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi thì nhiều lắm, sao mà nhớ hết được, buồn có vui có, nhưng với ông điều quan trọng nhất là ông đã sống hết mình với nó. Ông chẳng thể nào quên những đêm thơ ở đất mỏ Quảng Ninh, có hôm trời mưa tầm tã mà công chúng yêu thơ vẫn ùn ùn kéo đến vây kín vòng trong vòng ngoài vì người ta mến mộ cái ?oduyên? đọc thơ của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi. Thật vậy, khi hòa vào cảm xúc của bài thơ, công chúng thấy ông phẫn nộ, cưòi, khóc... đều thật với lòng mình! Ông đã làm liền tù tì như thế đến 35 cuộc bình thơ trong một đợt, với ông đó là món quà vô giá.
    Ở thành phố Thái Nguyên, cách đây ba năm, ông bình thơ các nhà thơ viết về Bác Hồ. Đoạn nói về ngày quốc tang (3/9/1969) trong hội trường hơn một ngàn người, rất nhiều người khóc. Nhà thơ mắt cũng đỏ hoe.
    Cái cuộc bình thơ mà ông nhớ đời là lần ông cùng anh Phạm Trường Thi (một tác giả thơ ở Nam Định) về thăm anh Lâm Xuân Vy, giám đốc một công ty thủy lợi ở Ninh Bình. Gặp nhau lần đầu, nhưng nghe nhà thơ trò chuyện, ông giám đốc ?omê? ngay và mạnh dạn hỏi:
    - Anh ở đây đến hôm nào?
    - Mai tôi phải về Hà Nội.
    - Thế thì tiếc quá. Hàng nghìn công nhân thủy lợi của tôi ở công trường không được nghe thì tôi không yên tâm chút nào. Thôi, mời anh đến bình thơ luôn.

    Ba anh em đến nơi, đã hai mươi giờ. Mất điện. Công nhân ngồi tụm năm tụm ba tán dóc cho qua đêm. Lâm Xuân Vy đánh kẻng ?báo động sự cố?, công nhân hốt hoảng kéo về và ông tuyên bố: mời anh chị em nghe nhà thơ bình thơ. Tất cả ngồi như vịt ở một khoảnh đồi vừa san ủi. Đèn gió thổi tắt. Người nghe không nhìn rõ diễn giả. Diễn giả không thấy mặt người nghe. Ba tiếng đồng hồ sau, điện bật sáng. Người ta chạy ùa lên xem mặt nhà thơ... Cái áo sơ mi ướt đẫm mồ hôi.
    - Sao chú liều thế ? (Tôi hỏi ông )
    - Dân Nghệ mình hình như ai cũng có máu liều. Vả lại, người nghệ sĩ khi có tri âm, khi được yêu mến thì có chết ngay khi phục vụ công chúng cũng là hạnh phúc!
    - Nếu có một cuộc như thế này nữa, chú có dám liều không ?

    Nguyễn Bùi Vợi cười:
    - Chồng vàng trước mặt cũng chịu thôi !
    - Xưa nay, chú là người hay nói thẳng mà nói thẳng thì hay mất lòng.
    - Đúng, các cụ bảo "trung ngôn nghịch nhĩ". Mình không khéo được. Mình cũng nhớ câu ?oMất lòng trước, được lòng sau?. Khi còn làm biên tập viên ở Đài tiếng nói Việt Nam, có một anh bạn trẻ ở tỉnh T. rất nhiệt tình đến gửi bài nhưng thơ thì quá kém. Mình đành nói thật: ?Tôi nói anh đừng giận. Tôi thấy anh không có năng khiếu thơ. Anh bỏ ra 3,4 năm thì học được một cái nghề, còn anh bỏ cả đời cho thơ anh cũng có thể chẳng được gì đâu". Anh ta giận bỏ về. Bốn, năm năm sau anh ta tìm đến nhà biếu mình mấy cân gạo nếp, cảm ơn mình đã thẳng thắn khuyên anh ta. Bây giờ anh ta đã có bằng kỹ sư nông nghiệp làm việc rất hào hứng trong ban khuyến nông của xã.

    Còn rất muốn nghe ông nói chuyện nhưng thấy đã muộn, chúng tôi cáo từ. Ông thân mật tiễn tôi ra tận cổng, bắt tay ông còn dặn: rỗi rãi ?ocác cha? cứ đến chơi với mình nhé !
    Minh Thụy - Thu Hà (VietNamNet)

Chia sẻ trang này