1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THAM KHẢO | Tin tức, Lý luận, Phê bình Văn học nghệ thuật (NEW !!!mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi kienn79, 16/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoi_thuong

    nguoi_thuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2004
    Bài viết:
    967
    Đã được thích:
    0
    Tư duy tôn giáo còn là một công cụ hữu hiệu để nâng cánh cho trực giác nghệ thuật tuyệt vời của thi nhân bay cao, bay xa vào cõi siêu hình. Nhà thơ có một cái nhìn vũ trụ trong tính toàn thể, tính siêu việt của nó với một cảm xúc tràn đầy:
    "Mới hay cõi siêu hình cao tột bực
    Giữa hư vô xây dựng bởi trang sao
    Xa lắm rồi, xa lắm, hãi nhường bao...!
    Ai tới đó chẳng mê man thần trí
    Toà châu báu kết bằng hương kỳ dị
    Của tình yêu rung động bởi hào quang
    Những cù lao trôi nổi xứ mênh mang
    Sẽ quy tụ thâu về trong một mối
    Và tư tưởng chẳng bao giờ chắp nối..."

    Bức tranh vũ trụ được thi sĩ dùng trực giác để vẽ ra tưởng như đã gặp đâu đó trong một cuốn thiên văn học hiện đại nào. Con người bay vào vũ trụ (cõi siêu hình cao tột bực), thoạt tiên còn có cảm giác cô đơn, nhỏ bé trước sự bao la (hãi nhường bao!), nhưng rồi thần trí mê man trước vẻ châu báu của vũ trụ, vũ trụ là thống nhất ("Những cù lao trôi nổi xứ mênh mang. Sẽ quy tụ thâu về trong một mối"), nên tư duy của con người, cái phản ánh của vũ trụ cũng mang tính thống nhất (" và tư tưởng chẳng bao giờ chắp nối"). Bài thơ cho thấy Hàn Mặc Tử đã đạt đến một tinh thần tôn giáo - vũ trụ (khái niệm của A. Eíntein): đó là tính toàn thể của thê giới và tính nhất thể giữa con người và thể giới.
    Hàn Mặc Tử thường hay quay trở về cội nguồn, với mùa xuân đầu tiên của trời đất và con người. Dương như ông tìm thấy ở đấy sự nhất thể tính nguyên sơ giữa con người và vũ trụ - căn nguyên của mọi nghệ thuật, châu báu mà con người đời sau đã đánh mất trong biển thời gian, và chỉ còn giống thi sĩ là có công ngụp lặn, mò tìm:
    "Thuở ấy càn khôn mới dựng lên
    Mùa thơ chưa gặt tốt tươi lên
    Người thơ phong vận như thơ ấy
    nào sẽ ra đời ngọc biết tên"

    (Xuân đầu tiên)
    Nhờ tinh thần tôn giáo - vũ trụ đó, các bài thơ xuân của Hàn Mặc Tử (Mùa xuân chín, Xuân đầu tiên, Đêm xuân cầu nguyện) chẳng những giữ được vẻ trinh nguyên của đất trời, mà còn đượm một cảm giác huyền bí thiêng liêng của cuộc đời. Đó là ánh thiều quang khác lạ của thơ xuân Hàn Mặc Tử so với thơ xuân của các thi sĩ cùng thời
    còn tiếp
    (phần cuối: Mô hình và sáng tạo)
    Được nguoi_thuong sửa chữa / chuyển vào 23:27 ngày 05/08/2005
  2. nguoi_thuong

    nguoi_thuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2004
    Bài viết:
    967
    Đã được thích:
    0
    MÔ HÌNH VÀ SÁNG TẠO​
    So với thơ của các thi sĩ cùng thời như Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương..., thơ Hàn Mặc Tử có một sự khác biệt về chất. Đó là tư duy tôn giáo kết hợp nhuần nhuyễn với chất trữ tình trên cơ sở cái tôi cá nhân hiện đại. Tính ưu việt của "hợp chất" mới này thể hiện ở những khía cạnh sau: Một là, tư duy tôn giáo với tính hệ thống chặt chẽ của nó làm cho các yếu tố tượng trưng, cổ điển của thơ Đường, tượng trưng tôn giáo, lãng mạn, siêu thực... vốn rời rạc, lẻ tẻ trước đây kết thành một cấu trúc nghệ thuật hoàn chỉnh. Hai là, con người cá nhân cá thể hiện đại kết hợp với con người siêu cá thể trung đại làm cho cái nhìn con người trong thơ Hàn Mặc Tử vừa có chiều sâu thậm chí tầng sâu vô thức, vừa có chiều rộng, chiều phổ quát toàn nhân loại, đồng thời có chiều cao tâm linh. Hàn Mặc Tử đã phát vỡ con người nguyên phiến để tạo ra con người đa chiều kích. Con người, với thi nhân, không chỉ là một, mà là hai, thậm chí vô số. Nếu Cao Bá Nhạ trong Tự tình khúc thấy " trong một mình bảy tám biệt ly", thì Hàn Mặc Tử còn thấy sự phân thân, hoá thân sinh động hơn:
    "Bóng ai theo dõi bóng mình
    Bóng nàng yêu tinh
    Nụ cười như tiếng vỡ pha lê"

    Với cách nhìn con người từ bên trong như vậy, Hàn Mặc Tử báo hiệu sự ra đời của chủ nghĩa nhân văn mới, phi cổ điển. Ba là, yếu tố siêu thực và tôn giáo đã làm cho thơ Hàn Mặc Tử mang tính chất huyền bí của cuộc đời. "Điều đẹp nhất mà ta có thể cảm giác được chính là cái khía cạnh huyền bí của cuộc đời. Đó là tình cảm sâu xa ở trong nôi của khoa học và nghệ thuật đích thực" (A. Einstein). Bốn là, tính trữ tình kết hợp với tư duy tôn giáo đã đẻ ra những hình tượng tân kỳ, như:
    "Lụa trời ai dệt với ai căng
    Ai thả chim bay đến Quảng Hàn
    Và ai gánh máu đi trên tuyết
    Mảnh áo da cừu ngắm nở nang..."

    Từ mô hình trên, ở bình diện sáng tạo cụ thể, bước đổi mới đó của thơ Hàn Mặc Tử được thể hiện bằng biểu tượng nghệ thuật vừa độc đáo, vừa nhất quán. Đó là cá ký hiệu.-biểu đạt: trăng, hồn và máu.
    Trăng là một mô típ, một biểu tượng của nhiều thế hệ thi sĩ Việt Nam. Trăng xuất hiện trong thơ thiền như một cái gì lạnh và tĩnh lặng tuyệt đối. Hơn nữa trăng lại thường sóng đôi với hình ảnh dòng nước chảy để biểu hiện quan niệm thiền hữu, không:
    "Hữu không như thuỷ nguyệt
    Vật trước hữu không không
    (Vầng trăng vằng vặc in sông,
    Chắc chỉ có có không không mơ màng)

    Tính chất tĩnh lặng của vầng trăng thiền biểu lộ sự không chú ý đến hiện hữu của ngoại vật, mà chỉ chú ý đến cái hư không của nội tâm. Điều này ngược với vầng trăng của thơ lãng mạn, vốn rạo rực, nồng ấm.
    Trăng với Hàn Mặc Tử có từ quan hệ đặc biệt. Có người cho bệnh phong có một tương tác đặc hiệu nào đó với trăng, kiểu thuỷ triều. Điều đó có thể có hạt nhân hợp lý. Tuy nhiên, nếu có, đấy cũng chỉ là "cú huých ban đầu" thúc đẩy cỗ xe sáng tạo lăn bánh, chứ không phải là động cơ trực tiếp. Điều đáng nói là một nhà thơ lớn bao giờ cũng biết "khai thác" đến tận cùng cái tiểu sử cụ thể của mình. Nếu không bị cùi thì hẳn Hàn Mặc Tử đã không chú ý đến cái sắc độ dị thường trên gò má:
    "Người trăng ăn vận toàn trăng cả
    Gò má riêng thôi lại đỏ hườm"

    Nếu bản thân không nghèo đói, không yêu trăng thì thi sĩ cũng không thể có những câu thơ như:
    Áo ta rách rưới trời không vá
    hoặc
    "Trời hỡi làm sao cho khỏi đói
    Gió trăng có sẵn làm sao ăn"
    ...
    Chỉ có Hàn Mặc Tử mới có thể nói về cái thiếu thốn, thiếu vắng của mình cao sang đến như vậy.
    Có thể nói, trăng, ánh trăng để lại những cảm xúc vật chất lên thân xác Hàn Mặc Tử. Bởi thế, trong khi cách nhà thơ lãng mạn khác thi vị hoá trăng, Hàn Mặc Tử lại trần tục hoá nó. Từ chỗ " Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối" của thơ luật đến "Trăng nằm sõng soải trên cành liễu... Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe" thì đã là một bước tiến dài. Tuy nhiên, bên cạnh sự người hoá trăng đó, Hàn Mặc Tử còn trăng hoá người. Điều này khiến ngòi bút ông nảy ra những câu thơ khác lạ:
    "Mới lớn lên trăng đã thẹn thò
    Thơm như tình ái của ni cô"
    .
    Đây là một sự kết hợp đầy kỳ cục giữa các từ rất xa nghĩa nhau như ni cô, và tình áithơm... Những đằng sau cái vẻ nghịch lý đó là sự thuận lý: trăng đối với Hàn Mặc Tử như một con vật lưỡng thể, vừa vật chất vừa tinh thần, vừa trần tục vừa thiêng liêng... Cạnh khía thứ hai của trăng được bộc lộ rõ hơn vào giai đoạn sau của thơ Hàn Mặc Tử.
    (còn tiếp)
    Được nguoi_thuong sửa chữa / chuyển vào 01:16 ngày 06/08/2005
  3. nguoi_thuong

    nguoi_thuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2004
    Bài viết:
    967
    Đã được thích:
    0
    Ở giai đoạn Đau thương này, trăng trong thơ Hàn Mặc Tử đã trở thành một ám ảnh ghê gớm. Nó vừa là ánh sáng, vừa là bóng tối, hay đúng hơn, là sự tương tranh của ánh sáng cùng bóng tối, một thế giới thích hợp với Hàn Mặc Tử. Nhà thơ cũng là ánh trăng:
    "Không gian dày đặc toàn trăng cả
    Tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng".

    Trăng cũng còn là hồn là máu. Đó là ba cạnh khía khác nhau của thế giới Hàn Mặc Tử, một thứ " tam vị nhất thể":
    "Gió rít tầng cao trăng ngã ngửa
    Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô
    Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy
    Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra"

    (Say trăng)
    Và:
    "Thịt da tôi sượng dần tê điếng
    Tôi đau vì rùng rợn đến vô biên
    Tôi dìm hồn xuống một vũng trăng em
    Cho trăng ngập dần lên tới ngực"

    (Hồn là ai)
    Ba hình tượng trăng, hồn, máu, theo Đặng Tiến, dồn đọng lại trong một tương quan chặt chẽ: nhà thơ khạc hồn ra khỏi miệng, điên cuồng mửa máu ra hay ngậm cả một miệng trăng. Như vậy, cả ba, trăng, hồn, máu, đều từ thân xác
    Ngoài ra, thơ Hàn Mặc Tử đầy những máu lệ/ tiếng thét gào (bút danh Lệ Thanh), gió bụi (bút danh Phong Trần) ... Chúng tồn tại như những biệt thể của thân xác, khi tụ khi tán. Đau thương trong thơ ông có tính lưỡng trị: một mặt, nó làm cho ông suy nhược, hao mòn, tan loãng, mặt khác, nó khơi dậy trong ông nguồn sáng tạo vô biên. Máu, hồn, trăng là đau thương trở thành sáng tạo. Điều này giải thích được sở thích kỳ lạ của máu lệ / tiếng thét gào , thoạt đầu có vẻ bệnh hoạn: nhà thơ muốn được nhìn thấy máu mình chảy, và máu càng chảy thì ông càng cảm thấy khoái lạc và thơ ông cũng tuôn chảy:
    "Lời thơ ngậm cứng không rền rĩ
    Và máu tinh anh vọt láng lai
    Thơ ở trong lòng reo chẳng ngớt
    Tiếng vang tha thiết dội muôn nơi"

    Hàn Mặc Tử có vẻ say mê cái "thú đau thương" này:
    "Cứ để ta ngất ngư trên vũng huyết
    Trải niềm dau trên mảnh giấy mong manh
    Đừng nắm lại nguồn thơ ta đang siết
    Cả lòng ta trong mới chữ rung rinh"

    Với Nguyễn Trọng Trí, tín đồ Thiên Chúa Giáo, đau thương là một phương tiện cứu chuộc tội lỗi. Còn với Hàn Mặc Tử, nhà thơ, giải phẫu đau thương là hành vi sáng tạo. Thơ Hàn Mặc Tử là kinh nghiệm đau thương, kinh nghiệm của con trai kết ngọc. Không phải ngẫu nhiên mà tập thơ hay nhất cảu ông là Đau thương: Hương thơm là đau thương của thân thể rỉ ra để biến thành những dòng chữ:
    "Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút
    Mỗi lời thơ đều dính não cân ta
    Bao dòng chữ quay cuồng như máu vọt
    Cho mê man tê điếng cả làn da"

    Một kinh nghiệm, hay một giải pháp đau thương khác của Hàn Mặc Tử là hoà tan vào vũ trụ, bay sang một thế giới khác. Đọc thơ ông, thường bắt gặp những từ chỉ sự biến đổi này với một tần số cao như: tan, hoá, tiêu tán...

    "Bao giờ mặt nhật tan thành máu
    Và khối lòng tôi cứng tợ si"
    "Cả niềm yêu, trí nhớ cả một vùng
    Hoá thành vũng máu đào trong ác lặn"

    Hàn Mặc Tử diễn tả cảm giác hay ý thức tiêu tán qua những biến đổi ngược chiều: những gì thường ngày liên tục tuôn chảy như dòng đời, nguồn sống thì cứng đông lại, còn cái gì chắc chắn, có hình thù, khối lượng thì tan loãng ra. Hàn Mặc Tử có thái độ thiết tha với cuộc sống - càng vơi cạn thì càng tha thiết. Thoạt đầu có chút hốt hoảng, gào thét, nhưng dần đã đi đến chấp nhận, an nhiên. Lúc này, ý thức tiêu tán chuyển đến mơ ước một thể sống mới, một dạng vật chất mịn hơn, nhẹ nhàng, thanh thoát không giới hạn:
    "Đây là tất cả người anh tiêu tán
    Cùng trăng sao bàng bạc xứ mơ say"

    Tiêu tán thân phận hữu hình, hữu hạn để được sống trường tồn với trăng sao, vũ trụ vô hạn, trở về với sự nhất thể tính vĩnh hằng giữa con người và tự nhiên (Đặng Tiến, Văn, số 179, năm 1971).

    *
    * *​
    Thiên tài bao giờ cũng là hiện tượng đơn nhất không lặp lại trong lịch sử. Nhưng thiên tài nào cũng đứng trên vai người khổng lồ để chiếm lĩnh tầng cao mới, để cắm cây mốc mới trên hành trình đi tới. Thực chất của mỗi bước tiến là đưa ra được một mô hình mới. Các thế hệ sau học tập một thiên tài, thực chất là chiếm lĩnh và cải biến mô hình đó mà thôi. Hàn Mặc Tử là người xây dựng được cho thơ mình một mô hình. Đó là tính trữ tình + tư duy tôn giáo + cá nhân hiện đại.
    Nhìn vào diễn trình lịch sử của thơ Việt Nam, có thể ghi nhận một điều: khi tính trữ tình phát triển đơn độc hoặc kết hợp với tư duy đạo đức để làm nhiệm vụ " văn dĩ tải đạo" thì thơ phát triển không cao, lại thường rơi vào tình trạng rời rạc, lẻ tẻ, không kết thành hệ thống. Còn khi tính trữ tình kết hợp được với tư duy tôn giáo hoặc triết học thì thơ được nâng lên một tầm cao mới. Những đỉnh nhọn của thi san vượt qua tầng địa quyển nhô vào khoảng không vũ trụ, hoà vào nhịp điệu miên viễn của nó.
    Thời đại Lý- Trần, tư duy tôn giáo và triết học phát triển, nên thơ thời đại này phóng khoáng cao viễn. Nghĩa là ở đây, cả hai yếu tố: tính trữ tình hay tư duy tôn giáo (hay triết học) đều đã có, nhưng do không xảy ra một "phản ứng hoá học" nào để tạo ra một hợp chấp mới cao hơn như ở Hàn Mặc Tử. Trên thế giới, nhiều thiên tài thơ ca cũng đã được sinh ra từ mô hình này, như Holderlin (1770 - 1843), Tagora (1861 -1941), Paul Claudel(1868 -1955)...

    Đến đây, tôi xin tạm khép lại dòng suy nghĩ của mình về Hàn Mặc Tử bằng một câu viết của Chế Lan Viên "Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói loà rực rỡ của mình" (Tuyển tập Hàn Mặc Tử, NXB Văn học, 1987).
    In trong Mắt thơ I
    Phê bình phong cách Thơ Mới, Đỗ Lai Thuý
    NXB Văn hoá - Thông tin, H., 2000

    Bài viết được in trong:
    Hàn Mặc Tử, tác phẩm và dư luận
    NXB văn học

    Được nguoi_thuong sửa chữa / chuyển vào 01:47 ngày 06/08/2005
  4. nguoi_thuong

    nguoi_thuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2004
    Bài viết:
    967
    Đã được thích:
    0
    Xin post một đoạn viết về hình ảnh và biểu tượng của Thơ, trích trong bài phê bình "Hàn Mặc Tử hay là hiện hữu của thơ" của Huỳnh Phan Anh .
    Có lẽ không gì mâu thuẫn bằng chú giải một nhà thơ. Người ta không thể làm công việc nào đó, dửng dưng với ám ảnh đeo đẳng của sự bất lực. (Câu này đọc mãi không hiểu). Hơn đâu hết trong các bộ môn, thơ mở ra đồng thời đóng lại trước mọi nỗ lực soi sáng. Mọi lời chú giải trên thơ, (cũng như trên mọi công trình nghệ thuật), mang ý nghĩa một sự diễn đạt một vũ trụ tự nó hầu như đã đầy đủ, không còn gì để nói thêm. Tác giả mặc nhiên không còn. Tác phẩm tự nó biện minh hay ở đời. Không ai lên tiếng biện minh cho nó. Sáng tạo cũng là một cách chết. Sáng tạo là chết đắng sau tác phẩm của mình. Tác phẩm trở thành một thực tại hàm hồ. Nó như một chiếc mặt nạ. Sau chiếc mặt nạ, lẩn trốn một con người. Nhưng nhìn vào nó, người ta không thấy một ai được xác định. Tác phẩm là một sự giấu mặt đang lên tiếng gọi mời. Nó đòi hỏi được đón nhận, nhìn vào đồng thời là một cản trở.
    Hơn là một độc giả, người chú giải, phê bình có bổn phận biến tác phẩm thành một khả hữu và hơn thế nữa, một khả hữu phổ quát cho mọi người, không những chỉ cho riêng hắn. Hắn là một người hoà giải. Ở hắn thể hiện sự dung hoà giữa niềm vui khoái, đam mê của những người thưởng ngoạn và sự sáng suốt của chính người sáng tạo. Nói theo Blanchot, hắn thực hiện một công tác kỳ lạ đối với tác phẩm, vừa tiến lại gần, vừa xả láng ra xa, phế bỏ, vừa hoàn thành, giản lược vừa đào sâu. Hắn hư vô hoá tác phẩm ngay khi biến nó thành một khả hữu cho mọi người. Tầm quan trọng của hắn hệ ở chỗ hắn vạch cho tác phẩm một ý nghĩa, điều này có thể làm ngạc nhiên tác giả, và chính hành động này, một hành động có thể là tốt, đã giản lược tác giả về hư không: tác phẩm là cơ hội xuất hiện của một ý nghĩa hoàn toàn xa lạ mà tác giả có thể không nhìn nhận hay chống kháng. Nhà chú giải trở thành một căn bịnh cần thiết. Bởi tác phẩm cần tới hắn, một cách nào đó, cần sáng tạo không ngừng.
    Có thể nói rằng công việc chú giải là một thất bại ngay từ khởi điểm (nó bao hàm một nguỵ tín một thái độ hàm hồ). Cho nên phải chăng sau cùng mọi nỗ lực chú giải, phê bình nhất thiết đưa về im lặng trước chính tác phẩm, tác phẩm tự nó cũng là một thực tại hàm hồ, bí ẩn. Có lẽ càng hàm hồ khi tác phẩm lại là thơ. Có thể thơ hàm chứa nhiều nhất đồng thời thơ lại là nơi ta dễ lạc lối nhất. Nó là một cánh rừng mà mỗi ngõ ngách có thể dẫn ra đồng thời đánh lạc. Một hang động trong đó người ta chỉ có thể tìm ra bí mật bằng sự lạc lõng của chính mình. Bởi thơ là biểu tượng, là hình ảnh. Thơ tạo dựng một vũ trụ qua trung gian biểu tượng, hình ảnh. Một vũ trụ phi thực, một vũ trụ chỉ có ý nghĩa trong tính cách phi thực của nó. Hơn đâu hết, biểu tượng, hình ảnh là điều kiện của thơ, lý do tồn tại của thơ. Biểu tượng chính là thơ. Đâu là đặc tính của biểu tượng, hình ảnh?
    (còn tiếp)
    Được nguoi_thuong sửa chữa / chuyển vào 01:36 ngày 10/11/2005
  5. nguoi_thuong

    nguoi_thuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2004
    Bài viết:
    967
    Đã được thích:
    0
    Biểu tượng, hình ảnh tự chúng không là gì nếu không có thực tại chống đỡ sự sống cho chúng. Biểu tượng đi đôi với một tác động biểu tượng hoá, hình ảnh với một tác động ảnh hoá. Tôi không thể xây dựng hình ảnh cái bàn tách biệt với thực tại cái bàn, một cái bàn thật, trong một không gian nào đó. Đó là quan niệm thông thường nhất, thực nghiệm nhất. Nhưng cái hiển nhiên thường đến với ta trong sự vô tình hay giấu mặt hầu như không ai hay biết. hình ảnh thơ không diễn đạt thực tại một cách quá thơ ngây dung dị. Thơ là vũ trụ những hình ảnh có giá trị một sự mê hoặc, một thứ ma thuật. Nó biến thành hình ảnh của chính hình ảnh. Một hình ảnh mê hoặc, ma thuật bắt buộc phải là hình ảnh lẩn tránh, giấu mặt. Nó không còn là biểu tượng của thực tại đồ vật, nó chính là điều kiện khả hữ của biểu tượng đó. Nó là thực tại đang tiêu huỷ hay một ảnh tượng đang hoàn thành. Nói theo M.J.Lefèbvre, hình ảnh là tác động của trí tuệ đang, - sau thực tại xuật hiện cho nó, sau và ngoài, - tiếp tục hướng về một thực tại hiển nhiên không ngừng thoát chạy. Hình ảnh không là thực tại. Nó là một ý hướng. nó thể hiện một dự phóng. Nó hoành thành một ước muốn. Nó không biểu tượng cái hiện hữu. Nó lẩn tránh chính biểu tượng. Nó nhằm đưa tới một vũ trụ hàm hồ, một vũ trụ đồng thời một phủ nhận vũ trụ. Hình ảnh mê hoặc chỉ là một khoảng trống thiết yếu.... Thơ không là thực tịa, không là tổng số những hình ảnh xác định một thực tại rõ ràng. nó là một ước muốn hơn thế nữa, là một đam mê, mù quáng cũng nên, có đối tượng là cái chưa có, cái chưa biết được, cái không thể biết, nghĩa là một thực thể vô danh và người đọc thơ hay chú giải thơ thử lên tiếng gọi tên. Thơ thể hiện một ý tưởng tính không có ý hướng, nói một cách nào đó, nó hướng về cái không có, nó đòi hư vô: một "đam mê vô ích". Phải chăng thơ sau cùng chỉ còn là một niềm im lặng tuyệt đối của thi sĩ, vũ trụ thơ chỉ còn là vũ trụ nội giới, chủ quan của thi sĩ. Điều duy nhât người ta có thể thâu tóm ở hắn chính là cách thế phát biểu. Người ta có thể phủ nhận vũ trụ hay giải thích nó bằng mọi cách (giải thích phải chăng cũng chỉ là một cách phủ nhận?) nhưng người ta không thể chối bỏ chính cách thế phát biểu của hắn.
    *
    **​
    Thơ, để làm gì? Thiết tưởng người ta không làm thơ để nó lên một điều gì (Có lẽ khi nói ngược lại, người ta đã không làm thơ nữa). Nếu có,phải chăng đó là sự bất lực. Phải chăng bằng chính sự bất lực đến cùng tận đó, thơ phát biểu trung thật nhất thân phận thi sĩ, và nếu cần, thân phận làm người của thi sĩ. Trong ý nghĩa đó, thi sĩ là kẻ ít tham vọng nhất. Antonin Ẩtud, một thi sĩ, đã nói: "Tôi luôn viết để nói rằng tôi không làm được gì, không thể làm được gì, và nếu làm được thì thật ra tôi không làm gì hêt. Toàn tác phẩm tôi đã xây dựng và chỉ xây dựng trên hư vô". Thơ tham dự trực tiếp vào hoàn cảnh hữu hạn con người cũng như thơ không thoát ngoài thân phận nó: ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng. Nói theo Bernal Charbonneau, "đòi hỏi mọi thứ ở ngôn ngữ chính là huỷ diệt nó". Breton và trường phái siêu thực đã đem được gì khi đồng hoá thi ca và cách mạng? Sau cùng phải chăng chỉ còn một cách, trả thơ về với tiếng nói, thứ tiếng nói xao xuyến nhất của nội tâm con người.
    *
    **​
    Những ý nghĩa trên đây có thể phần nào gây xao xuyến công việc chú giải thơ, cả việc đọc thơ và nói rộng ra, cả việc tìm tòi nghệ thuật. Đó là tình cảm e thẹn của người đọc khi đứng trước thơ, tìm mọi cách chọc thủng những chiếc mặt nạ phủ lên hình ảnh phủ lên thơ: một việc làm đầy hoài nghi, lúng túng.
    (trích "Hàn Mặc Tử hay là hiện hữu của thơ" - Huỳnh Phan Anh
    in trong tập:
    Hàn Mặc Tử
    Tác phẩm và dư luận - NXB Văn học)
  6. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    Biểu lộ.
    Phạm Thị Ngọc Liên
    Trong tôi có nhiều tôi
    Một tôi hay cười một tôi hay khóc
    Tôi cười với đám đông, tôi khóc một mình
    Còn một tôi im lặng
    Một tôi là cái bóng theo tôi
    Tôi gom nhiều tôi thành một tôi
    Nhiều lần ngồi suy nghĩ và tự hỏi
    Tôi nhiều tôi vậy mà sao một mình...
    Dòng chảy
    Phạm Thị Ngọc Liên
    Đã lâu rồi không khóc như trẻ con,
    để được nguôi ngoai chỉ bằng chiếc kẹo
    Mà khóc như người đàn bà
    hốt hoảng vì nỗi buồn dày đặc
    nhưng nước mắt nói lên được điều gì
    hễ tích tụ nhiều thì phải bung chảy
    Để nhường chỗ cho những tích tụ khác.
    Tôii khóc
    mặt mũi sưng sỉa biến dạng
    rồi thở than tự dỗ mình
    tự lau rửa trang điểm tí chút
    Dẫu sao vẫn nhớ mình là đàn bà
    Sau khóc
    nỗi buồn có khi dày đặc hơn
    để lần sau khóc nữa...
    Tình cờ mình đọc được bài phỏng vấn nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên mà có một số bài của bà, mình đã đọc và rất thích. Mình muốn share cho các bạn bài phỏng vấn đó, để các bạn tìm hiểu về nhà thơ nữ này nhé.
    Nhà thơ nữ Phạm Thị Ngọc Liên, sinh năm 1956 tại Hà Nội.
    Giải thưởng: Giải A thơ hay 1989, tuần báo văn nghệ TP HCM, Giải thơ hay 2 năm liền 1989 - 1990, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Giải truyện ngắn hay 1989 - 1990, tạp chí văn nghệ quân đội, Giải truyện ngắn hay 1999 -2000 tuần báo VN Trung Ương, Danh hiệu: " Người phụ nữ tài năng" TP HCM 1991.
    Hội viên hội nhà văn Việt Nam từ 1991, Hiện công tác tại Tạp chí Tiếp thị và Gia đình.
    Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên
    Tôi là người đa nhân cách.

    ĐỖ AN​
    Phạm Thị Ngọc Liên là một khuôn mặt nữ có nhan sắc, theo nghĩa con người và cả trong văn chương - Chị xinh đẹp và làm thơ có cá tính. Nhưng đa tài thì hay đa đoan, bài trả lời phỏng vấn dưới đây như một dạng tự bạch khá chân thành của chị, về tuổi nhỏ, văn chương, cuộc sống, cả về "tuổi lớn" bây giờ...
    * CHị đã đến với công việc sáng tác từ bao giờ?
    - Tôi không nhớ mình bắt đầu sáng tác từ năm nào. Nói cho đúng, tôi viết từ khi còn rất bé, lúc ở bậc tiểu học. Nhu cầu của tôi lúc đó là viết ra những giận dỗi, buồn bực khi bố mẹ đánh mắng. Với người khác đó là những dòng nhật ký bằng văn xuôi, nhưng với tôi, nó được viết bằng văn vần - có thể do tôi chịu ảnh hưởng bởi những bài ca dao, tục ngữ mà mẹ tôi thường hát lúc đó.
    Những năm trung học, tôi thường đứng đầu lớp môn văn Kim văn thì làm luận, Cổ văn thì làm thơ. Nói thật, tôi ghét học luật bằng trắc trong những bài thơ Đường lắm, nhưng đếnkhi làm thơ Đường, phải tìm chữ cho đối ý, đối vần, tôi lại đâm ra thích thú. Thế rồi, mỗi khi học đến loại thơ nào, tôi lại thú vị vì thấy mình có khả năng làm được thơ loại ấy.

    * Ngoài việc học văn ở trường lớp, có sự kiện nào tác động đến sáng tác đầu tay của chị?
    - Có lẽ do thích tưởng tượng nên tôi thích lang thang, tìm tòi trong thế giới tưởng tượng của người khác. Bố mẹ tôi là người thích đọc sách nên có cả một tủ sách đầy. ông bà chỉ cho phép tôi dọc được một vài loại. Tuy nhiên, cứ những lúc ông bà đi vắng, tôi thường đọc ngấu nghiến tất cả các loại sách còn lại. Tôi đã đọc sách của Dostoyevsky, Victor, Hugo, Lep Tolstoi ... lẫn Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Thuỵ Long, Nguyễn Thị Hoàng, Kim Dung từ thủa đó. Khi đọc, tôi tưởng tợng ra nhunữg gì tác giả viết và tựhỏi liệu mình có viết ra được như thế không? Đến khi tôi đọc một số truyện ngắn trong tờ báo "sáng tạo", trong truyện ngắn có sửdụng thơ của một nhà thơ nổi tiếng dạo đó ( mà tôi quên mất tên rồi), những câu thơ làm tôi phì cời vì tính đơn giản, trần trụi và chẳng thơ mộng chút nào của nó: "Buổi sáng tôi mở cửa sổ ra/ Tôi thấy toàn mái nhà/ Đen thui đen thui đen thui" Thế là tôi nghĩ " Thơ kiểu này mình làm dư sức" Từ đókhi rảnh, tôi thường làm thơ và tổng hợp sự tưởng tưởng của mình vào một cuốn tập. Tổng hợp một cách bất quy tắc, miễn là giữ lại những gì tôi đã nghĩ ra. Năm học lớp 6, lần đầu tiên tôi dám gửi một trong những đoạn ghi chép lộn xộn ấy về "trang búp bê" của một tờ báo và nó được đăng sau đó một tuần. Lúc đó, tôi ký tên là Răng Khểnh và bài viết ngắn ấycó tựa đề là "Nắng trong vườn"
    * Có nhan sắc và hát hay, lẽ ra chị có thể là một ca sĩ nữa...
    - Thủa bé tôi hát hay nhất trường, hay nhất thành phố Đà Lạt. Hát hay đến nỗi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nghe tiếng, lên tận trường tôi đểtìm và mời tôi hát nhạc cho anh. Đến lúc cô hiệu trưởng gọi tôi xuống, anh Sơn ngớ người vì thấy người hát hay ấy là một con bé 11 tuổi, cao chỉ đến ... nách anh là cùng. Thế là mộng làm ca sĩ của tôi tan thành mây khói. Anh Sơn an ủi tôi: Bao giờ em lớn, xuống Sài Gòn tìm anh nhé, Anh sẽ mời em hát nhạc của anh"> Mãi 20 năm sau, tôi mới gặp lại anh Sơn, nhưng ở mộtvị trí khác. Tôi đến đưa cho anh tập thơ đầu tiên của mình, mời anh đọc. Khi tôi nhắc lại mình là con bé 11 tuổi ngày trước, anh vừa vui, vừa bàng hoàng: "Thật sao?" Chỉ trong một đêm, anh đọc hết tập thơ và viết cho tôi một bài tựa và bảo rằng: " Em là nhà thơ chứ không làm ca sỹ là ý của trời"

    * Chị có thể nêu quan điểmsáng tác của mình và bút pháp chị chọn lựa thể hiện?

    - Quan điểm sáng tác của tôi là ... không có quan điểm gì cả. Khi cảm thấy muốn viết, tôi sẽ viết. Tôi viết theo nhận định và cảm thụ của riêng tôi. Trước kia, tôi viết cho riêng mình. Sau này, khi đã được công nhận là một nhà văn, nhà thơ, được xã hội tôn trọng, tôi nghĩ mình không có quyền viết riêng cho mình quá nhiều mà nên viết thay cho nhiều người khác, bức xúc, trăn trở và buồn phiền với nhiều người khác.
    Về bút pháp, tôi không gò bó mình trong một thể loại nào. Nhiều người cho rằng tôi mạnh về thơ tự do. Có lẽ vì tôi làm thơ tựdo nhiều nhất. Ngày trước chị Ý Nhi đã nhận xét: " Thơ Liên tuôn chảy dễ dàng như dòng thác từ ngữ" Quả thật, tôi làm thơ rất nhanh, giống như nó có sẵn trong người, chỉ đặt bút là viết ra. Tôi thường viết khi có cảm xúc quá nhiều. Vì thế, tôi phải tuôn chảy, cuống quýt viết.
    Giờ đây, cảm xúc vẫn tràn đều với tôi mọi nơi, mọi lúc, nhưng thời gian đã giúp tôi bình tĩnh hơn nhiều. Tôi cho rằng sựtuôn chảy ấy đã lắng đọng thành một chiếc hồ. Tôi có thể chắt lọc ra những gì tinh tuý nhất để tặng mọi ngời. Giờ đây, tôi chỉ viết khi cảm xúc đã chín mùi, khi biết chắc những câu chữ của mình sẽ nhận được sự đồng cảm của nhiều người.
    * Người ta bảo Phạm Thị Ngọc Liên đa tài nên đa đoan, chị có thấy đúng vậy không?
    - Người ta thường nhìn tôi như nhìn một phụ nữ đa tài đa đoan. Có một thời, tôi cũng buồn vì nỗi lận đận trong đường tình cảm. Nhưng xét ra, trong cõi đời này, có ai dám vỗ ngực khoe mình hoàn toàn hạnh phúc? Có người, bề ngoài trông rất hạnh phúc, bên trong là cả một bi kịch. Quan trọng là ý thức về hạnh phúc của mỗi người như thế nào mà thôi
    * Chị cảm thấy thếnào khi đọc được những bài báo viết về mình?
    - Tôi nhớ ngày trước, có nhà lý luận phê bình đã phê phán thơ của tôi nặng phần nhục dục, đi ngược với sự mềm mại, kín đáo của phụ nữ. Giờ đây, với những cây bút trẻ như Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư, Đỗ Hoàng Diệu ... mà sự phô bày nhục dục trong văn chương lên đến cao trào thì thơ của tôi đã biến thành ... cổ điển mất rồi. Vì thế, với nhunữg lời nhận xét, đánh giá của người khác, tôi chỉ tham khảo, không vui cũng không buồn.
    * Câu hỏi cuối, nếu tự vẽ chân dung của Phạm Thị Ngọc Liên, chị sẽ vẽ như thế nào?
    - Nếu được tự vẽ chân dung mình, tôi sẽ vẽ như thế này: Một người đa nhân cách. Tôi có những phần tốt, phần xấu lẫn lộn trong từng người. Khi yêu thì yêu hết mình, sẵn sàng làm nô lệ cho người mình yêu. Điều quan trọng là rất chung thuỷ. Nhưng, khi hết yêu, tôi lạnh lùng, không quyến luyến và không quan tâm đến kỷ niệm.
    Tôi thích nấu ăn và nấu ăn rất ngon, thích chăm sóc con cái, thích mua sắm, trưng bày nhà cửa.Lý trí của tôi thường đầu hàng trước tình cảm. Thỉnh thoảng đọc sách hay xem phim, tôi mủi lòng và chảy nước mắt. Tôi còn là người sống rất tuyệt đối vì thế hay rơi vào sự thất vọng và hụt hẫng.
    Tôi rất sợ cô đơn nhưng có khi chỉ muốn đi đâu đó một mình, không gặp bất cứ ai. Tôi ghét trời nóng, thích trời lạnh, thích màu đen, trắng, đỏ, thích hoa marguerite trắng và thích ngửi mùi cafe, mùi cúc vạn thọ, mùi phấn của trẻ con. Tôi ưa ăn ngọt và không ăn được đắng. Tôi thích xem phim kinh dị, và phim hoạt hình. Tôi thích văn học cổ điển Nga, thích văn học hiện đại Mỹ. Tôi thích biển và sợ biển. Khi vào chùa, tôi hay chảy nước mắt và thấy mình tội nghiệp, không hiểu vì sao!
    Văn và thơ tôi sinh ra từ những nhân cách lộn xộn trong tôi, nhưng chúng không lộn xộn. Chúng được gạn lọc, và là những gì tinh tuý nhất trong tâm hồn tôi. Ước sao có người đọc và thấy chân dung đích thực con người tôi, như tôi đã vẽ.

    Niệm Khúc
    Phạm Thị Ngọc Liên
    Chạy trốn sự phát hiện tội tình
    tôi cầm trái tim tôi bắt mình dừng lại
    tôi tìm cha tôi, tôi tìm mẹ tôi
    Hẳn máu nấp trong máu
    mà thơ tôi chỉ khóc cười cùng người dưng
    hạnh phúc đau khổ cùng người dưng
    Chỉ đến lúc hốt hoảng thấy mình quấn vành khăn trên đầu
    chân dẫm trần trên đất
    mới tự nguyền rủa mình
    Chạy trốn sự phát hiện tội tình
    nỗi ân hận phồng lên
    phồng lên mãi...
    Được deny_me sửa chữa / chuyển vào 10:29 ngày 19/11/2005
  7. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Nhân đọc VẠT NẮNG của Trương Đình Tuấn:
    PHÀM PHU
    XIN ĐƯỢC TỤC TRẦN
    GỌI TÊN​
    Có những tiếng kêu lọt thỏm vào vùng kí ức, lại có những tiếng kêu dội phả vào từng ngõ hẻm của tâm hồn, vọng ra âm ba đặc quánh tàng niệm. Ở đây, ngay tại chỗ này, Trương Đình Tuấn cũng có một tiếng kêu: Tiếng kêu biệt vọng nghiêng mùa trở trăn.
    Một Blok những âm thanh núp mình trong câu chữ, cuồn cuộn hẩy lên mặt giấy những tiếng nấc, phàm phu xin được tục trần gọi tên* là: THƠ.
    Thơ tìm về sự dịu ngọt của những tiếng kêu đặc quánh ấy, đơn độc trên hành trình bản ngã. Cấu trúc thơ bị phá vỡ để xây dựng lại trên một bản thiết kế mới, ở đó, mọi trình tự sắp đặt không theo một công thức nào hết, nhưng vẫn ngơ ngác trên trục mòn lầy ngôn ngữ. Trương Đình Tuấn mang trong mình cái ngơ ngác ấy, để từng câu thơ của mình chèo con thuyền mây trắng, phủ dụ những sợi tóc đang bay ngang chiều tuế nguyệt, khiến mùa xuân trong thơ ông đôi lúc cũng bị tròng trành.
    Ở đâu đó, trong lúc bạn đang đọc tập thơ này, thơ đang xê dịch từ khái niệm này sang khái niệm khác, trong sự vần lệch khuôn xúc và từ tốn dò lần, chuyển đi trên khung trục thời gian. Nhưng trong tay bạn đang cầm, là một blok những phút giây, blok những khúc thơ chùng lại bên bờ cảm xúc: Tư duy thơ mòn cũ, âm điệu thơ mòn cũ, bố cục thơ mòn cũ, hình thức thơ mòn cũ?Chỉ duy nhất có một điều rất mới: Thơ không thơ.
    Trải khắp các bài thơ là một vệt buồn dài, vệt buồn ấy bồi tầng tầng lớp lớp lên câu chữ, vệt này đẩy vệt kia, xô nén nhau, ứ đọng lại thành những miệt vùng kí ức. Nỗi buồn hóa vào trầm tích của cái gọi là hoài cổ. Nỗi buồn ngất ngưởng say trong niềm đau miên viễn, mà chủ thể của nỗi buồn ấy dựng-bia-tim chắn lại tất cả. Người đọc cứ bị trôi về những vùng miền bất tận xa xăm, nơi có dòng Hương xõa tóc chờ mây đáp trên viền núi Ngự, nơi có Thiên Ấn dõi nhìn dòng Trà Khúc thổn thức hát ca dao. Bởi nơi ấy chẳng phải là nơi nào khác, mà chính là nơi Trương Đình Tuấn nợ quê trăn trở cả luống cày, trăn trở cả vòm lông mày cong của các cung tần chính sử. Người đọc thấy một dung nhan nép mình sau những câu thơ của Trương Đình Tuấn, dung nhan ấy nguyên sơ mộng trong chàng trai vác cuốc cày lăn xả vào văn chương, lật xới những đường cong hoài niệm.
    Nhưng, có một cái gì đó hồ tựa một nỗi đau, chếnh choáng một men nồng ứ nghẹn. Hình như, đó là cái tình quê buông bắt, cứ lẫn lộn trong tình yêu, lẫn lộn với tình người, để kết tủa trong tình đời vô cùng vô tận.
    Dẫu thưa thốt mấy vạn ngữ ngôn đi nữa, cũng chẳng bằng một hành nhiệm khiêm cung: Cúi đầu trước mộng xênh xang, lạy đa tạ giữa thiên đàng trần gian?**
    Hà Nội, Ất dậu niên thu, thiên niên kỉ 3, tháng XI, ngày 26.
    TRỊNH TUẤN
    K.8 - Trường Viết văn Nguyễn Du.??????????.
    (*), (**): thơ Trương Đình Tuấn.
    Được Quan_Di_Ngo sửa chữa / chuyển vào 11:09 ngày 27/11/2005
  8. always_say_love

    always_say_love Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/08/2005
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Nhắn Trịnh Tuấn:
    Bác post lời đề tựa quyển sách về Trịnh Công Sơn hồm trước lên đi. Tối về tôi ngẫm lại những gì bác đọc, chỗ nhớ, chỗ không nhưng hay lắm.
  9. mps

    mps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    1.107
    Đã được thích:
    0

    Được mps sửa chữa / chuyển vào 18:43 ngày 27/11/2005
  10. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    TRÁI TIM BỪNG TỈNH
    TÔI NHƯỜNG NHỊN TÔI*​
    Trong tay bạn đang cầm, không phải là một vật báu thiêng liêng, càng không phải là một di vật hoàn hảo nhất của tạo hóa đánh rơi trong một lần ham chơi nơi trần thế!
    Bạn đang có trong tay máu và hơi thở của MỘT CON NGƯỜI.
    Một-con-người đã có một chuyến ra đi trong một cuộc trở về nơi đất mẹ, ở đó, trái tim của Con Người này vẫn còn nguyên vẹn như ngày đất mẹ mới sinh.
    Trái tim nguyên vẹn ấy thánh hóa nơi hơi thở lòa câm, như con chim yến chắt máu mình làm tổ, để viết ra tất cả những gì cần để lại nơi nghìn trùng sóng bạc.
    Trái tim ấy, oằn đập trong ***g ngực của hàng triệu con người Việt Nam, bao dung thở trong hàng nghìn tia lạnh xối, chắp vá tâm hồn cho cả cỏ cây, chiêu dụ được cả những cơn tình khổ sai miên viễn. Trái tim ấy khật khưỡng rung nơi lòng bàn tay, run tê vô mãn. Trái tim Trịnh Công Sơn!
    Trịnh Công Sơn - Người hành hương đơn độc trong cuộc người dúm dó, thánh hóa nỗi buồn thành muôn triệu ca từ, thánh hóa hơi thở thành vô vàn trang viết - viết như thở, thở như viết, viết-thở nhập thân thánh hóa cuộc người trong cuộc đời. Vòng xoay số mệnh quy hàng từ ngữ, bất lực trước ám hiệu nỗi đau. Suốc cuộc đời chìm trong cơn vật vã khổ sai của trùng trùng khuôn nhạc, trùng trùng khuôn xúc, trùng trùng manh mún hành hương đơn độc dọc triền trí tuệ, dọc triền thống khổ.
    Nơi trái tim bừng tỉnh, giọt đào nguyên lỏng khua từng vết hằn trên vòm kính, khói thuốc cuộn vòng bát nhã trong ngụa vàng những trang sách thương yêu. Nơi trái tim bừng tỉnh, ba ngàn thế giới chùng lại ở một cung trầm, hồng sen thắm nghiêng chiều xứ mộng. Nỗi đau thêm một lần kết tủa để phong tỏa triền hư hao kiếp người, dội xuống bờ vai cuộc thế những cơn mưa dung mạo và hẩy vào đam mê bức chân dung kí họa một-con-người.
    Nơi đây, trong tập sách này, hơi thở đã thôi không còn dồn dập, nhưng vỏ ngữ ngôn vẫn còn sùng kính tôn vinh một nỗi đau khởi nguyên từ vô chung vô thuỷ, bừng nở một đồi hoa vô thường nơi ngã tư của thập giá đời.
    Ngoài trời lại có trời, và ai đó là chủ nhân của khoảng ngoài trời, rằng thưa, xin vô ngôn mặc niệm khoảng không lời, để đa tạ đất, đã chở che một linh hồn hồn phảng bay trong nghìn trùng nhân thế!
    Hà Thành, thiên niên kỉ 3, ất dậu niên thu, tháng XI, ngày 26.
    TRỊNH TUẤN????????
    (*)Thơ Trịnh Công Sơn

Chia sẻ trang này