1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THAM KHẢO | Tin tức, Lý luận, Phê bình Văn học nghệ thuật (NEW !!!mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi kienn79, 16/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    HOA CHUỐI RỪNG
    SA MÙ MÂY TRẮNG LÒNG THUNG.​
    (Đọc Sáng Xuân Bản Mường & Hoa Chuối Rừng của Phạm Huy Thông)
    Thanh Hoá là mảnh đất đã từng sinh mấy đời vua, có sông Chu, sông Mã chảy nghiêng trời lịch sử, và ở đó, còn có cả những thi sĩ cầm ngang ngọn giáo, vẽ lên trời sắc nhọn những bài thơ(*). Chắc vì thế mà mảnh đất ấy ít cơm nhiều huyền thoại, và Phạm Huy Thông được sinh ra trong một đêm bà đỡ quên không thắt ruột đói cào.
    Cái duyên văn chương đeo bám vào con người đất này, bao đời nay vẫn chưa dứt được. Tưởng có lúc thơ văn nhiều hơn lúa gạo, nhưng rồi, khi nhìn những nụ cười làm sáng cả bản Mường, làm bừng cả rừng hoa chuối đỏ, thì chẳng dám đại ngôn khẳng định một điều gì.
    Thơ Phạm Huy Thông cũng tựa hồ như rừng hoa chuối, nở sa mù trong mây trắng kín lòng thung. Một loài hoa, người ta chỉ nhắc đến giai đoạn cuối cùng thành quả, còn sắc hương kia, dẫu có, cũng lẫn lộn với núi với rừng.
    Một loài hoa không có trong danh bạ
    Chẳng ai trồng ở đường phố công viên
    Sống với rừng không ai chăm bón cả
    Mà mỗi mùa hoa cứ nở hồn nhiên.

    Nếu hoa chuối rừng là một loài hoa không có ai chăm bón, thì thơ Thông trong hai tập đã xuất bản cũng không được anh chăm bón bao giờ. Phạm Huy Thông cứ hồn nhiên viết như hoa chuối rừng hồn nhiên nở. Những bài thơ không hề đẽo gọt, cứ sần sùi một lớp vỏ ngữ ngôn, nhưng sờ chạm lại thấy lòng xôn xao kì lạ. Núi có cuộc đời của núi, rừng có cuộc đời của rừng, nhưng thơ Thông lại có cuộc đời của một loài hoa. Dẫu lạc loài cũng khiêm cung dự mình vào đại trùng thung rú.
    Nếu thơ được tạo thành bởi những quầng sáng tan dần trong một đại dương âm thanh(**), thì Phạm Huy Thông đã tạo ra thơ mình bằng quầng sáng của mùa xuân bản Mường, giòn tan trong từng bậc thang hoa chuối nở. Ở đó, địa danh, thuỷ danh, sơn danh được thơ hóa tất cả. Những Khoen Lú, Mốc Me, Đồi Tô, Rộc Sổ?trở thành những cụm từ ngữ không thể thay thế trong cấu trúc thơ Phạm Huy Thông. Một cấu trúc hồn nhiên nhưng có độ bền vững đáng kinh ngạc. Và ta lấy làm hài lòng, khi việc không thể thay thế đó tạo nên cái đơn nhất: Sa mù mây trắng Phạm Huy Thông.

    Đọc xong Hoa Chuối Rừng Sáng Xuân Bản Mường, tôi cứ lan man nghĩ về một vùng quê đã từng một thời là Tọa Độ Mật, góp phần đặt tên cho cái gọi Liên Hiệp Mía Đường. Chả biết sự ngọt ngào ấy thấm vào Phạm Huy Thông được bao nhiêu, nhưng thơ anh thì ngọt, chua có cả. Có lúc, vừa ngọt thầm ở Ngõ Tạm Thương, lại thấy xót chua mãi nơi Manháta Niu yóoc. Anh làm thơ cứ như làm thợ mộc, chạm đẽo bất kì loại gỗ nào xài được, rồi lắp ráp lại cho thành một thiết kế của riêng mình. Đó là một sự dễ dãi trong thơ đối với cảm nhận của những người khó tính, và là sự không dễ dàng đối với những người làm thơ theo công thức thị trường. Nếu xem nghệ thuật là một thủ pháp, thì hình thức thơ Phạm Huy Thông tuy chưa lạ hóa, nhưng đủ làm nên một hình thể với đầy đủ tính năng của nó.
    TRỊNH TUẤN
    XI.28.2005
    ????????????.
    (*): Ý thơ Hữu Nguyện
    (**): Theo Lawrence Ferlinghetti
  2. foolishbeats

    foolishbeats Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    633
    Đã được thích:
    0

    Bác Quản viết đề tựa hay quá! Đọc rất gợi và đọc xong chắc hẳn độc giả muốn tìm hiểu tác phẩm ngay.
  3. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN VỀ "THƠ VIẾT Ở BIỂN" CỦA HỮU THỈNH
    ( Th.S Lê Thị Phượng) ​
    Tình yêu và nổi nhớ đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận của thơ ca muôn thuở. Có biết bao tài thơ từng nổi tiếng bởi đề tài này: Nguyễn Bính với "Tương tư"; Tế Hanh với "Mảnh vườn xưa"; Xuân Quỳnh với "Sóng", "Thuyền và biển". Song giữa giàn đồng ca thơ tình muôn điệu ấy ta nhận ra một Hữu Thỉnh nồng nàn, đôn hậu qua bài "Thơ viết ở biển".
    "Thơ viết ở biển" theo tôi là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu cho tập thơ "Thư mùa đông". (Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1995).
    Bao trùm toàn bộ bài thơ là cảm giác cô đơn, nỗi nhớ mỏi mòn và niềm khát khao cháy bỏng hạnh phúc đến trong tình yêu đôi lứa.
    Hữu Thỉnh không phải là người đầu tiên thức nhận ra cái cảm giác cô đơn trong tình yêu khi lứa đôi xa cách. Từ ngàn xưa, biểu hiện của tình yêu là ước muốn được gần gủi, gắn bó. Vì vậy, tình yêu thường gắn liền với nổi nhớ và cảm giác đơn côi khi chia xa. Nhưng trong cách nói của Hữu Thỉnh, có cái gì đó quen mà rất lạ, ám ảnh lòng người.
    "Anh xa em
    Trăng cũng lẻ
    Mặt trời cũng lẻ".
    Với anh, em là tất cả. Em là hạnh phúc, là khát vọng. Vì vậy cảm giác khi không có em thật cô quạnh. Cảm giác ấy như khắc như tạc vào lòng người đang yêu thể hiện qua lối điệp từ, điệp cú pháp. Hình ảnh "Trăng" và "mặt trời" trong hai câu thơ vừa có ý nghĩa biểu đạt thời gian: Đêm và ngày, lại vừa là biểu tượng của không gian vũ trụ "Nhật nguyệt còn khôn". Sử dụng những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng ấy, Hữu Thỉnh đã diễn tả được bề thế hơn nỗi cô đơn trong lòng "anh" giữa chốn không "em". Nếu Xuân Quỳnh, một hồn thơ say đắm, thuỷ chung đã diễn tả thật mãnh liệt nỗi nhớ của một trái tim đang yêu.
    "Con sóng dưới lòng sâu
    Con sóng trên mặt nước.
    Ôi con sóng nhớ bờ
    Ngày đêm không ngủ được
    Lòng em nhớ đến anh
    Cả trong mơ còn thức.." (Sóng)

    Thì Hữu Thỉnh, một trái tim đa cảm nồng hậu đã nói thật hay cái tâm trạng héo hắt lẻ loi của người yêu xa cách.Cảm giác cô đơn ấy mỗi lúc càng cồn lên da diết, thấm vào vạn vật, trùm lấp cả không gian và trải dài trong mọi thời gian.
    Tiếp theo vẫn là 2 câu thơ như lời tự bạch nổi cô đơn:
    "Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
    Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn"...

    "Biển vốn là biểu trưng của sự vĩnh hằng, vô biên của vũ trụ, "cánh buồm" thường là biểu tượng về sự nhỏ bé, mong manh của kiếp người. Từ ngàn xưa, con người đứng trước biển thường có cảm giác bị choáng ngợp. ở đây, Hữu Thỉnh không nói về sự đối lập ấy, mặc dù vẫn lặp lại những thi liệu quen thuộc trong thơ ca truyền thống. Với Hữu Thỉnh, "Biển" và "cánh buồm" - Thiên nhiên, vũ trụ và con người như một thể thống nhất không thể tách rời. "Cánh buồm" đã trở thành linh hồn của "biển", bởi nó là sự hoá thân kỳ diệu của "anh" và "em", của tình yêu say đắm thuỷ chung. Cái tài của Hữu Thỉnh là ở chỗ đó: Dùng ngoại cảnh để khắc hoạ thật sâu cái tâm trạng, lòng mình. Lời thơ giản dị mà tinh tế gợi nhiều liên tưởng sâu xa trong lòng người đọc.
    Đọc "Thơ viết ở biển", tôi có cảm giác mình đang được ngâm nga những câu ca dao viết về tình yêu đôi lứa. Cái chất ca dao trong thơ Hữu Thỉnh toát ra ở tình cảm chân thành, hồn hậu, ở cách thể hiện kín đáo, sâu xa mà ám ảnh.
    "Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn
    Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím"...
    Nổi buồn khi tình yêu ngăn cách được diễn tả thật xúc động, thật đáng yêu qua cặp hình ảnh so sánh tương đồng hoà hợp: "Gió và em, vách núi và anh". Nói liên tiếp những cái không có (không phải là roi, không phải là chiều...) để khẳng định, làm nổi bật một cái có thật là nổi buồn - nhớ thường trực giăng mắc ngập hồn anh. Đó là cái ý vị của bài thơ.
    Sau hàng loạt những hình ảnh giàu mĩ cảm được đẩy đến tận cùng của cảm giác cô đơn và nổi buồn nhó diết da, bài thơ khép lại bằng hai câu thơ với lối kết cấu câu nhân quả thật ấn tượng, thể hiện niềm khát khao cháy bỏng trong tình yêu và hạnh phúc.

    "Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến
    Dù sóng đã làm anh nghiêng ngả vì em"
    Hình ảnh "sóng" trong hai câu thơ trên, không còn là một con sóng vô tri vô giác như ta thường thấy khi đứng trước biển. Sóng ở đây đã có cả một đời sống nội tâm. Nó là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con trai đang yêu. Trước mênh mông biển lớn, một mình anh hoang dại nỗi không em. Cảm giác cô đơn, nỗi buồn trống vắng và sự hụt hẫng cứ dâng lên như trăm ngàn con sóng bồi lở lòng anh. Nhưng tất cả có nghĩa lí gì đâu nếu như em không đến. Cả đất trời cũng trở nên vô nghĩa nếu thiếu em. Anh khát khao em, khát khao tình yêu như nắng khát trời mưa, như sóng khát vào bờ để được bờ vỗ về ve vuốt, để được "hôn bờ mãi mãi bờ ơi" (Biển - Xuân Diệu).
    Như vậy, một lần nữa, chất ca dao đằm thắm, nghĩa tình lộ ra trong cái tứ thơ tình yêu của Hữu Thỉnh: Tình yêu bao giờ cũng gắn với nỗi buốn nhớ, cảm giác cô đơn và khát khao say đắm thuỷ chung. Đó là một tình yêu đẹp, nó chỉ có ở một hồn thơ đẹp.
    Tôi yêu "Thơ viết ở biển" từ khi tôi chưa biết tác giả của những câu thơ đầy ma lực đó là ai ! Đây là một bài thơ hay đã từng được phổ nhạc, nó nhập vào hồn tôi như một lẽ tự nhiên, như muốn giữ mãi một Hữu Thỉnh nồng nàn, chung thuỷ với tình yêu giữa làng thơ bộn bề xáo trộn
  4. foolishbeats

    foolishbeats Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    633
    Đã được thích:
    0
  5. tigergiay

    tigergiay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Tìm được bài sưu tầm này, gửi mọi ngưòi đọc chơi .
    Gọi là trong hồn người dân Việt .
    Phần một
    Tigergiay
    GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG CAO BÁ QUÁT
    Tivi Sưu Tầm
    Cao Bá Quát là một văn tài xuất chúng của nước ta vào thế kỷ 19. Ông hiệu là Chu Thần, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.
    Ngay từ thuở nhỏ ông đã nổi tiếng học giỏi nên được mọi người coi như một thần đồng. Người anh sinh đôi với ông là ông Cao bá Đạt cũng là một người học rất giỏi.
    Tuy vậy ông không được may mắn trong việc thi cử. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) ông thi Hương trường Hà Nội, đậu á nguyên cử nhân, tức là đỗ thứ nhì trong kỳ thi đó. Nhưng khi bài thi bị duyệt lại vì có lỗi nhỏ nên bị đánh tụt xuống cuối bảng. Vào trong kinh để thi Hội nhiều lần, ông đều bị đánh trượt..
    Thời bấy giờ có ông Nguyễn Văn Siêu nổi tiếng là hay chữ. Được biết ông Siêu dạy học ở Hà Nội, ông Quát từ Bắc Ninh sang Hà Nội đến trường của ông Siêu dạy để nghe giảng bài. Ông Quát tới nơi, đứng cửa sổ dòm vào, thấy một ông đồ khoảng 25, 26 tuổi, ngồi trên một cái chõng cũ siêu vẹo, học trò thì ngồi lê la dưới đất, chứng tỏ là một lớp học nghèo. Thầy đồ Siêu nhìn thấy một anh chàng trẻ tuổi chừng mười lăm, mười sáu, thơ thẩn đứng ngoài cửa sổ nhìn vào, thầy đồ hỏi:
    - Anh đi đâu mà đứng ở đây?
    Ông Quát trả lời:
    - Tôi là học trò đi qua trường thấy thầy giảng văn muốn xin thầy cho vào nhập học.
    Ông Siêu muốn thử tài học của anh, bèn nói:
    - Nếu thật anh là học trò, thì anh đối thử vế đối này:
    - Tiên sinh tọa tịch thượng, cót chi két, két chi cót, cót cót két két.
    (ông thầy ngồi trên chõng, (chõng kêu) cót két, két cót, cót cót két két).
    - Tiểu tử nhập đình trung, thẩn chi thơ, thơ chi thẩn, thẩn thẩn thơ thơ (trò nhỏ vào sân trường, (đi) thẩn thơ, thơ thẩn, thẩn thẩn thơ thơ.
    Nguyễn văn Siêu nghe vế đối tài tình rất phục, mời vào trong ngồi, hỏi tên tuổi và lai lịch mới biết là Cao bá Quát ở Bắc Ninh, là người mà ông đã nghe tiếng đồn là thần đồng. Về sau hai người đi lại thăm nhau luôn và trở thành đôi bạn thân thiết mặc dầu tuổi tác chênh lệch, rồi hai ông nổi tiếng khắp nơi, được người đời khen tặng là "thần Siêu thánh Quát".
    Cao Bá Quát còn ít tuổi nên có tính kiêu căng, ai ông cũng chê là học dốt. Ông nói: "Cả thiên hạ có 4 bồ chữ, anh Bá Đạt tôi và ông Nguyễn văn Siêu giữ một bồ, một mình tôi chiếm hai bồ, còn một bồ thì phân phối cho cả thiên hạ."
    Một lần khác, ông Cao Bá Quát qua trường quan Đốc Học Hà Nội, nghe giảng sách. Quát nghe thấy đoạn nào giảng không hay, ông đứng ngoài khạc nhổ tùm lum làm ồn ào, quan Đốc học tức giận sai lính ra bắt dẫn vào.
    Quan Đốc hỏi tên tuổi Quát, ở đâu, mà vô lễ như vậy?
    Ông Quát đáp là học trò ở Bắc Ninh.
    Quan Đốc học hỏi học thầy nào?
    Ông Quát đáp: Tôi học ông Trình, ông Chu.
    (ông Trình ông Chu là ông Trình Y Xuyên và ông Chu Hối Am là hai học giả đời Tống (960-1279) ở bên Tàu, chuyên giảng tứ thư ngũ kinh, là những sách mà tất cả học trò nho học đều phải đọc)
    Nghe ông Quát trả lời ngang dở, quan Đốc học nổi giận nói:
    - Đã học đạo Thánh hiền thì phải biết lễ phép, tiên học lễ, hậu học văn! (Học lễ phép trước, rồi mới học chữ nghĩa sau). Xưng là học trò mà vô lễ với người trên, tội đáng đánh đòn không thể tha thứ được! Nhưng ta ra một vế đối nếu đối được thì ta tha, còn nếu không đối được thì ta sai lính đánh đủ 50 roi.
    Rồi quan Đốc học ra vế đối:
    - Nhĩ tiểu sinh hà xứ đáo lai, cảm thuyết Trình Chu sự nghiệp? (Trò nhỏ kia, mày ở đâu tới mà dám nói đến sự nghiệp của Trình Chu?
    Ông Quát đáp:
    - Ngã quân tử kiến cơ nhi tác, dục vi Nghiêu Thuấn quân dân (Ta người quân tử, nhìn thời cơ mà hành động, muốn làm quân dân thời vua Nghiêu vua Thuấn).
    Quan Đốc học nghe đối đáp, thất kinh về chí khí của cậu học trò, và thấy câu đối hay không thể bắt bẻ vào đâu được, bèn nuốt giận mà thả Cao bá Quát ra về.
    Cao Bá Quát học giỏi lắm mà chỉ đỗ đến cử nhân thôi, bao lần thi Hội (thi tiến sĩ) mà không đỗ, chỉ vì ông ngông nghênh không chịu tuân theo thể lệ khắt khe của trường thi nên ông cứ bị đánh hỏng mãi.
    Thời xưa khi làm bài thi thì phải tránh phạm trường quy nghĩa là tránh phạm vào những điều cấm, nếu vô ý vi phạm thì sẽ bị rớt mặc dầu văn hay chữ tốt. Những điều cấm kỵ thì có rất nhiều. Thí dụ như là phạm tên huý của vua hay tên cha mẹ, tổ tông nhà vua thì gọi là phạm húy, phạm vào tên huý khác như phạm vào tên các cung điện thì gọi là khiếm tị, thiếu sự kính trọng thì gọi là khiếm trang. Cái sự khiếm trang rất là khó tránh vì chữ nho không có dấu phẩy, dấu chấm, ngắt câu, chấm câu như chữ quốc ngữ. Nếu vô tình để chữ cuối câu trên và chữ đầu câu dưới, tuy ở hai câu khác nhau, nhưng đọc lên có nghĩa khiếm trang thì cũng có tội. Thí dụ trong câu văn: ?oXuân sinh thu sái. Đế đạo dữ thiên đạo nhi tịnh hành" có nghĩa là: Mùa xuân sinh ra, mùa thu thu lại. Việc của đời Đế đi đôi với việc của Trời. Nghĩa chỉ có thế thôi. Nhưng khi viết chữ nho thì không có dấu phẩy, dấu chấm ngắt câu như viết chữ quốc ngữ bây giờ. Câu thí dụ trên viết theo chữ nho là: ỏXuân sinh thu sái đế đạo dữ thiên đạo nhi tịnh hành. Nghĩa thì cũng vẫn là một, không khác gì. Nhưng nếu câu văn viết như vậy thì quan chấm trường sẽ quy vào tội khiếm trang, thí sinh bị đánh hỏng vì rằng đã viết hai chữ sái và chữ đế cạnh nhau. Bởi vì, chữ sái (nghĩa là thu lại) chữ nho viết y như chữ sát (nghĩa là giết) nên sái đế có thể đọc là sát đế tức là giết vua, nên thí sinh viết câu đó bị đánh hỏng.
    Vì có sự đề cử của quan tỉnh Bắc Ninh, vua Thiệu Trị (1841-1847) biết tài của ông, nên năm 1841 gọi ông vào trong kinh bổ làm chức Hành tẩu là một chức nhỏ tại bộ Lễ.
    Khi vua Tự Đức (1847-1883) lên nối ngôi, - vua Tự Đức rất có tài làm thơ văn - nghe tiếng hai anh em ông Quát, Đạt là anh em sinh đôi cùng học giỏi, hiện làm việc ở bộ Lễ, vua vời ông Quát vào trong cung ra một câu đối để thử tài:
    - Nhất bào song sinh, nan vi huynh, nan vi đệ?
    (một bọc sinh đôi, khó biết ai là anh, khó biết ai là em.)
    Ông Quát đối lại:
    - Thiên tải nhất ngộ, hữu thị quân hữu thị thần.
    (nghìn năm gặp một lần, có vua ấy, có tôi ấy.)
    Vua Tự Đức rất hài lòng về vế đối này.
    Tuy nhiên ta cũng có thể hiểu rằng, Cao Bá Quát có ý nói "có ông vua tài giỏi (như Tự Đức) thì cũng có bề tôi tài giỏi (như tôi đây!)"
    Trong thời gian làm việc tại Huế, ông thường làm bạn xướng họa với các danh sĩ đương thời như Tuy Lý Vương, Tùng Thiện Vương, Hà Tôn Quyền, v.v... trong Mặc Vân Thi Xã ở Huế.
    Nhưng với tính kiêu ngạo của ông, có lần ông đọc mấy bài thơ xướng hoạ của thi xã, ông chê là dở, ông lấy tay bịt mũi mà nói rằng:
    - Ngán thay cái mũi vô duyên
    Câu thơ Thi xã, con thuyền Nghệ An
    Đọc thơ người mà bịt mữi làm như ngửi thấy mùi khó chịu thì quả thật ông ngạo mạn khinh người quá đáng!
    Một lần khác vua Tự Đức làm một đôi câu đối:
    - Tử năng thừa phụ nghiệp
    Thần khả báo quân ân
    (con nối nghiệp cha, tôi đền ơn vua).
    Tự Đức đọc cho các quan nghe. Các quan đều tấm tắc khen hay, vội lấy giấy bút chép mang về nhà treo như một bảo vật! Thực ra thì hai câu đó rất tầm thường, nói đến tam cương ngũ thường trong đạo Nho, nghĩa vua tôi, đạo cha con, chứ chẳng có gì là hay ghê gớm, nhưng các quan trong triều thấy vua khoe một đôi câu đối (hay khoe một bài thơ), thì dù hay dù dở cũng phải đồng thanh tán duơng khen ngợi để...? lấy điểm! ?o.
    Nơi làm việc của Cao bá Quát tại công sảnh bộ Lễ, cũng có treo đôi câu đối đó, lẽ tất nhiên chỗ đề tên tác giả thì phải đề "nguyên Hoàng Đế bút, ngày tháng năm: Tự Đức ...niên...nguyệt...nhật?. Cao bá Quát đọc hai câu đó, mặc dù biết là của nhà Vua, nhưng không dằn được tính kiêu ngạo, cầm bút viết lên trên đó:
    - Hảo hề! hảo hề! phụ tử quân thần điên đảo!
    Có nghĩa là: Hay thiệt! hay thiệt! cha con vua tôi đảo ngược!
    Lễ bộ sợ hãi, tâu trình. Vua cho đòi Bá Quát tới. Quát bị lính giải tới trước mặt vua, Quát bình tĩnh nói:
    - Tâu Bệ Hạ! từ nhỏ đến lớn thần đọc sách Thánh Hiền đều nói đến đạo quân thần ở trên đạo cha con, chứ chưa bao giờ nghe thấy nói đạo cha con ở trên đạo vua tôi, nay xem đôi câu đối, thần không thể ngăn được lòng bất mãn.
    Vua Tự Đức nghe Quát nói có lý và đã biết tiếng Quát là tay văn học giỏi, liền phán rằng:
    - Nếu vậy phải sửa sao cho đúng phép?
    Quát thưa:
    - Tâu Bệ Hạ, thần xin sửa như sau:
    Quân ân, thần khả báo
    Phụ nghiệp, tử năng thừa
    (Ơn vua, tôi phải trả. Nghiệp cha, con phải theo)
    Vua chịu là hay, nhưng lòng tự ái của vua bị bề tôi vô lễ và lòng tự ái của một nhà thơ bị sửa văn, làm vua Tự Đức căm giận và ghét thầm. Tuy nhiên Vua không trừng phạt mà lại tha cho Quát .
    Một lần tại nơi Cao Bá Quát làm việc ở bộ Lễ, Quát chứng kiến một vụ cãi cọ giữa hai vị quan đồng sự, mới đầu hai người đấu khẩu nhau về một vụ gì đó, rồi sau tức giận quá đi đến ẩu đả nhau. Bộ Lễ tâu lên vua để phân sử. Vua bắt lính dẫn cả hai bên và nhân chứng là Cao bá Quát để xét hỏi.
    Từ xưa Quát vẫn ghét những quan đồng sự ở bộ, nên nhân dịp được vua truyền gọi đến làm chứng, Quát làm tờ khai sau đây, cốt để ?ochửi xỏ? tất cả bọn quan lại cùng làm việc ở bộ.
    Tờ khai bằng chữ nho như sau:
    Tiền thần bất tri
    Hậu thần bất tri
    Trung gian thần tri
    Đản kiến:
    Thượng bàn hô cẩu!
    Hạ bàn hô cẩu!
    Thượng hạ giai cẩu.
    Lưỡng tương đấu ẩu
    Thần gián bất đắc
    Thần kiến thế nguy
    Thần hoảng thần tẩu.
    Nghĩa là: Trước ra sao, sau thế nào, thần không được biết. Thần đến lúc nửa chừng thấy bàn trên hô: "Chó!", bàn dưới cũng hô: "Chó!" Trên dưới đều là chó. Rồi hai bên đánh nhau. Thần can không được. Thần thấy nguy, thần sợ thần chạy.
    Vua Tự Đức đọc tới câu ?oThượng hạ giai cẩu?, biết là Quát lợi dụng lời khai để hỗn xược, gọi tất cả là chó, nhưng vì lời khai đúng sự thực nên không làm gì Quát được phải cho Quát ra về.
    Một lần khác nữa, vua Tự Đúc khoe với các quan rằng đêm hôm trước vua làm được hai câu thơ:
    Viên trung oanh chuyển "khề khà" ngữ
    Dã ngoại đào hoa "lấm tấm" khai
    (Trong vườn chim oanh hót giọng "khề khà", ngoài đồng hoa đào nở "lấm tấm").
    Hai câu thơ chữ Hán này đã dùng chữ "khề khà" và chữ "lấm tấm" là những chữ nôm, không phải chữ hán, nghe thì trôi chảy có âm điệu, nhưng không thể chấp nhận được vì chưa bao giờ có ai làm thơ pha hán nôm. Các quan nghe lấy làm lạ nhưng cũng vẫn phải tấm tắc khen hay. Chỉ có Cao Bá Quát là không chịu được, Quát tâu với vua rằng:
    - Tâu Bệ hạ, thần cúi xin Bệ Hạ tha tội, hai câu thơ này thần đã được nghe từ hồi còn đi học. Toàn bài là tám câu, thần xin đọc để Bệ Hạ thưởng lãm.
    Cao Bá Quát đã thật nhanh trí khôn, mau lẹ bịa ra một bài thơ để chế diễu nhà vua, Cao bá Quát đọc:
    Bảo mã tây phương huếch hoác lai,
    Huênh hoang nhân tự thác đề hồi.
    Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ,
    Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai.
    Xuân nhật bất văn sương lộp bộp,
    Thu thiên chỉ kiến vũ bài nhài.
    Khù khờ thi tứ đa nhân thức,
    Khệnh khạng tương lai vấn tú tài.
    Có nghĩa là:
    Ngựa quý từ phương tây huếch hoác lại,
    Người huênh hoang nhờ cậy dìu về.
    Trong vườn chim oanh khề khà hót,
    Ngoài đồng hoa đào lấm tấm nở.
    Ngày xuân chẳng nghe tiếng sương lộp bộp,
    Trời thu chỉ thấy mưa bài nhài.
    Thi tứ khù khờ mà nhiều người biết,
    Khệnh khạng mang đến hỏi ông tú tài.
    Vua Tự Đức nghe xong, tức lắm vì chính hai câu thơ là do Tự Đức nghĩ ra đêm hôm trước, Vua biết là Cao bá Quát bịa đặt ra bài thơ để xỏ lá, nhưng ngoài mặt nhà Vua cũng phải khen hay và sai lính mang trà tặng thưởng Cao bá Quát.
    Cao bá Quát được cử làm giám khảo một khoá thi ở Thừa Thiên, trong khi chấm bài ông thấy có một bài văn thật hay mà lại phạm một lổi nhỏ, ông nghĩ đến thân phận mình đã qua cầu phạm trường quy nên muốn giúp cho một người học giỏi mà không may mắn, nên ông dùng muội đèn để sửa và chấm bài đó cho điểm cao. Chẳng may việc phát giác, ông bị đày vào Đà Nẵng. Hai năm sau ông được phép theo sứ bộ Đào Tri Phú đi sứ Tân Gia Ba để chuộc tội. Khi trở về ông được phục chức.
    Ông ngậm ngùi viết:
    Nỗi mình tưởng đến mà đau
    Chút danh theo đuổi mái đầu hoa râm
    Nhưng vì tính tình kiêu ngạo của ông, ông bị mọi người ghét, kể cả vua Tự Đức, nên đầu năm 1954 ông bị đổi ra ngoài bắc, làm chức giáo thụ phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Chẳng bao lâu, không chịu nổi cuộc sống nhạt nhẽo ở một nơi hèo lánh so với cuộc sống ở kinh đô trước kia, và chán nản về công việc buồn tẻ của chức giáo thụ trông coi việc học của một phủ nhỏ, ông xin cáo quan về nhà.
    Mấy câu đối ông làm thời kỳ đó, tỏ ra một tâm trạng chán nản ê chề, tức tối tài minh không được sử dụng đúng chỗ, than thở ra những lời khinh bạc
    1- Nhà trống ba gian,một thầy,một cô,một chó cái
    Học trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.
    2- Trói chân kỳ ký cho vào rọ
    Rút ruột tang bồng trả nợ cơm
    (kỳ ký là tên hai giống ngựa nổi tiếng là ngựa hay, ngựa tốt. Trong văn chương dùng hai chữ kỳ ký để ví một người với bực nhân tài xuất chúng. Tang bồng hồ thỉ chỉ chí khí cao cả của nam nhi, nay phải dùng vào việc cơm áo).
    Lúc bấy giờ, con cháu nhà Lê vẫn còn muốn nổi lên chống lại triều đình nhà Nguyễn để tái lập cơ đồ nhà Lê, Cao Bá Quát đang phẫn uất vì có tài mà không được dùng, bất bình vì những tên vô tài được trọng dụng trong triều đình Huế xiểm nịnh hại ông đổi ông ra nơi thôn dã với một chức vụ không xứng đáng với tài của ông, nên ông theo đám quân của Lê Duy Cự nổi lên ở phía Sơn Tây, Bắc Ninh. Vì năm đó có nạn châu chấu phá hoại mùa màng nên người đương thời gọi cuộc nổi dậy của Lê Duy Cự là "giặc châu chấu". Lê Duy Cự tôn Cao bá Quát làm quân sư. Trên lá cờ nổi dậy, ông cho thêu đôi câu đối, coi như là châm ngôn của cuộc chiến chống nhà Nguyễn:
    Bình Dương, Bồ Bản vô Nghiêu Thuấn
    Mục Dã, Minh Điền hữu Võ Thang
    (Chú thích: Bình Dương, Bồ Bản là kinh đô của vua Nghiêu, vua Thuấn hai vị vua hiền đời thượng cổ nước Tàu. Mục Dã là nơi Võ Vương đánh đổ bạo quân Trụ Vương rồi lập ra nhà Chu, Minh Điền là nơi vua Thang nhà Thương đánh đuổi bạo quân Kiệt rồi lập ra nhà Thương).
    Tháng chạp năm đó (1854) ông bị Phó lãnh binh tỉnh Sơn Tây là Lê Thuận vây bắt được. Tự Đức ra lệnh xử tử ông và chu di ba đời, nên ông anh song sinh là Cao bá Đạt đang làm tri huyện ở Nông Cống cũng bị bắt giải về Hà Nội, dọc đường ông Đạt tự tử chết. Cao bá Nhạ là con ông Đạt trốn thoát, ẩn náu trong vùng huyện Mỹ Đức, Hà đông, đến năm 1862 bị tố cáo, ông Nhạ bị bắt đày lên thượng du, rồi ông chết ở đó. Trong nhà tù. Bá Nhạ làm bài Trần Tình và bài Tự Tình Khúc rất là thống thiết.(có dịp TV tôi sẽ trở lại hai bài này).
    Trong khi bị giam chờ đợi quyết định của triều đình, ông Cao Bá Quát bị xiềng xích trong nhà tù, nhưng ông không hết ngạo mạn.
    Câu đối sau đây được truyền tụng là ông làm ra trong thời gian ấy
    Một chiếc cùm lim chân có đế
    Ba vòng xích sắt đứng thì vương.
    và trước khi bị đưa tới pháp trượng sử trảm, ông đã ứng khẩu câu đối sau đây::
    Ba hồi trống giục mồ cha kiếp
    Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời.
    Tiếc thay! một thiên tài mà không được dùng tới đến nỗi bị chết uổng.
  6. tigergiay

    tigergiay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    CBQ - Phần 2
    Hai câu thơ truyền tụng mà có người nói là của vua Tự Đức ban khen, đã nói đến 4 nhà thơ văn nổi tiếng thời Tự Đức:
    Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán
    Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường.
    Có nghĩa là: Văn như văn của ông Siêu, ông Quát thì đánh đổ cả văn chương đời Tiền Hán; thơ đến như thơ của ông Tùng, ông Tuy thì át hẳn thơ hay cuả thời thịnh Đường.
    Trên kia đã nói đến ông Nguyễn văn Siêu lúc còn dạy học ở Hà Nội. Ông đỗ Phó Bảng năm 1938 (39 tuổi) làm quan đến chức án sát, về sau cáo quan về nhà dạy học. Nơi ông ở là thôn Dũng Thọ, huyện Thọ Xương, tỉnh Hà Nôi, sau khi Hà Nôi được chỉnh trang, được đặt tên gọi là phố Án sát Siêu (tức phố Ngõ Gạch). Tùng thiên Vương và Tuy lý Vương là hai con thứ 10 và thứ 11 của vua Minh Mệnh, là hai nhà thơ nổi tiếng trong Mặc Vân thi xã quy tụ những nhà thơ tài giỏi như Hà Tôn Quyền.
    Cao Bá Quát thật là một văn tài của nước nhà, nhưng chẳng may số phận không được may mắn nên lận đận trên con đường khoa cử và công danh, mà xét cho cùng cũng tại cái tài sớm nở của ông đã làm ông được sớm quý trọng từ lúc còn nhỏ tuổi, ông không tự kiềm chế được thói kiêu căng quá đáng, cho nên mọi người không ai chịu được tính tình của ông, ngay cả nhà Vua, vì vậy ông đã sống không toại nguyện, sống phẫn uất mà chết cũng chẳng có gì là xứng đáng với thiên tài của ông. Ông chết năm 1854. Các tài liệu nói về ông đều không biết ông sinh năm nào, nghĩa là không biết ông chết năm bao nhiêu tuổi.
    Căn cứ vào giai thoại kể trên lúc ông Quát tới trường gặp ông Siêu lần đầu, lúc bấy giờ ông Siêu khoảng 25, 26 tuổì, ông Quát khoảng 15, 16 tuổi, nghĩa là ông Quát kém ông Siêu khoảng 10 tuổi, Tivi tôi đoán năm sinh của ông Quát khoảng năm 1809 vì trong các tài liệu đều có chép năm sinh của ông Siêu là 1799. Như vậy ta có thể ước đoán, mặc dầu không có bằng cứ chính sác, ông Quát sinh năm 1809, mất năm 1854, khoãng 45 tuổi (1809-1954).
    Thơ văn của ông rất nhiều, nhưng đã thất lạc, một phần bị thiêu hủy vì không ai dám giữ sợ bị liên lụy. Còn lại được một tập thơ chữ hán "Chu Thần thi tập" trong có những bài diễn tả tâm sự như "Hoành sơn vọng hải ca" (bài Ca qua Đèo Ngang trông biển), bài "Đạo phùng ngã phu" (Đi đường gặp người đói), và thơ văn chữ nôm được truyền tụng gồm một số câu đối, bài phú và những bài hát nói. Thơ văn ông man mác chan chứa tư tưởng chán chường, bao hàm ý mỉa mai chua chát, lâng lâng như muốn ra ngoài ngoại vật:
    Khoảng trời đất cổ kim kim cổ
    Mảnh hình hài có có không không
    (trích bài Uống rượu tiêu sầu)
    Tuy nhiên ông cũng không thoát khỏi cái thú thích hưởng nhàn, thích thi tửu và hoa nguyệt của các nhà nho đương thời:
    Thú nguyệt hoa là nợ sẵn với cầm thư
    Cuộc thi tửu để riêng người phong nhã
    (trích bài Hội ngộ)
    Bài hát sau đây tiêu biểu cho tâm sự chán đời của ông:
    Thế sự thăng trầm quân mạc vấn
    Yên ba thâm xứ hữu ngư châu (1)
    Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu
    Đem mộng sự đọ với chân thân (2) thì cũng hệt.
    "Duy giang thượng chi thanh phong, dữ sơn gian chi minh nguyệt" (3)
    Kho trời chung mà vô tận của mình riêng.
    Cuộc vuông tròn phó mặc khuôn thiêng
    Ai thành thị ai vui miền lâm tẩu (4)
    Gõ dịp lấy, hát câu "Tương tiến tửu" (5)
    Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai bôn lưu đáo hải bất phục hồi".(6)
    Làm chi cho mệt một đời!
    (Chú thích:
    1) Việc đời lên xuống bạn chẳng nên hỏi, trong chốn khói sóng mịt mù có chiếc thuyền câu. Hai câu thơ này mượn thơ Đường.
    2) mộng sự là việc trong mộng, chân thân là việc thực.
    3) Chỉ có gió mát trên đầu sông, cùng trăng sáng trên khoảng núi là kho vô tận của Tạo hoá chung cho mọi người mà mình có thể hưởng thoả thích cho riêng mình.
    Câu này lấy trong bài Phú Xích Bích của Tô Đông Pha, đời Tống.
    4) Lâm tẩu là rừng rú, chỗ ở ẩn (ĐDAnh)
    5) Tương tiến tửu: cùng mời rượu, tên một bài thơ của Lý Bạch.
    6) Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai bôn lưu đáo hải bất phục hồi. Quân bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát, triêu như thanh ty mộ thành tuyết (Bạn chẳng thấy nước sông Hoàng Hà từ trên trời xuống, bôn ba chảy ra bể không trở lại. Bạn chẳng thấy, trên nhà cao, trước tấm gương sáng, buồn vì tóc bạc, sáng xanh như tơ, chiều trắng như tuyết). Hai câu thơ này trích trong bài Tương tiến Tửu của Lý Bạch ý nói thời gian và tuổi xanh của người ta trôi nhanh không quay trở lại.)
    Tivi tôi nhận được điện thoại của thi sĩ Song Thái kể cho nghe một giai thoại về Ông Nghè Tân mà Tivi tôi không có tài liệu. Xin gửi tới bạn đọc để bổ túc bài Ông Nghé Tân:
    ?o Khoảng nửa năm sau khi vua Minh Mệnh chết (1840), ông Nghè Tân đi qua phủ Ninh Giang, thấy có hội đua thuyền tranh giải do quan Phủ tổ chức. Ông Nghè Tân viết bốn câu thơ vào một mảnh giấy đưa vào cho quan phủ:
    Ô hô! ô hô! thiên!
    Thiên tử băng hà vị bán niên.
    Giang sơn thào mộc câu hàm lệ,
    Thái thú giang biên độc cải (?) thuyền.
    Lược dịch ý:
    Than ôi! than ôi! hỡi Trời!
    Vua băng hà chưa được nửa năm
    Núi sông cây cỏ đều ngậm ngùi rơi lệ
    Chỉ có quan phủ bên sông tổ chức đua thuyền.
    Ông tri phủ đọc xong bài thơ, sợ hết hồn, vội ra lệnh đình chỉ và giải tán ngay cuộc vui".
    Xin cảm ơn văn huynh Song Thái.
    Kool Dude Su*u Ta^`m
  7. tigergiay

    tigergiay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Sau đây là một câu hỏi có thật trong một đề thi về luận lý căn bản tại Hoa Kỳ:
    Một người làm thơ được yêu cầu giảng nghĩa một đoạn thơ khó hiểu trong bài thơ anh ta làm .
    "Lúc tôi viết mấy giòng chữ đó, hình như thượng đế và tôi cùng hiểu . Còn bây giờ thì chỉ có trời mới biết" .
    Vậy ngụ ý của người làm thơ như thế nào ?
    A)- Thượng Đế toàn năng
    B)- Mấy ai hiểu được thơ
    C)- Người làm thơ cũng chẳng biết cảm hứng từ đâu mà ra
    D)- Đôi khi thơ là để suy gẫm
    E)- Người làm thơ quên mất tiêu rồi, có nhớ khỉ gì đâu!
    Câu trả lời đúng là lựa chọn "E" .
    Nhưng mà đấy là đề thi .
    Nhọc nhằn vất vả mà chi .
    Xin để thơ như chiều mưa sáng nắng
    mưa nắng ngu ngơ quà tặng đất trời
    tự nhiên thôi
  8. luonnoiloiyeu

    luonnoiloiyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    1.138
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong thấy nhớ hai câu của Lưu Trọng Lư:
    "Nắn nót miễn sao nên bốn vế
    Chẳng thơ thì cũng... cóc cần thơ"
    tigergiay rỗi thì đem cái giai thoại này lên cho mọi người đọc nhé!
  9. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Vòng tình tim chung tuyển trượt yêu
    L.Đ.
    Marcel Reich-Ranicki
    Một lời biện hộ cho thơ
    Trương Hồng Quang dịch

    Xin cứ nói thẳng: Thơ ư, có thật cần không? Hàng triệu người sống không thơ mà có sao đâu. Họ chẳng biết gì đến thơ mà vẫn hoàn toàn hạnh phúc. Họ chẳng thấy thiếu gì hết và còn tránh được khối điều phiền toái. Bởi thơ là một thể loại văn chương vô cùng đáng ngờ - và có đủ lí do để nhắc nhở ta hãy coi chừng nó. Trong văn xuôi người ta đánh bài ngửa, còn trong thơ nhiều khi lại đánh lận con đen. Thơ vốn luôn là chốn dung thân của những kẻ chẳng có gì đáng nói song lại thích được người khác nghe, những kẻ chuộng hát bởi không biết nghĩ, những kẻ buộc phải gieo vần bởi viết là thứ rào cản mà họ không sao vượt nổi.
    Cái không tiêu thụ nổi trong văn xuôi lại được nhiều tác giả bày bán xổi trong thơ và cũng tìm được khách mua. Điều quá rồ dại để có thể nói xuôi thì họ lại thích đem ra để ngâm nga. Phải chăng thi sĩ là những ca sĩ giọng nam cao trong giới cầm bút? Có một điều chắc chắn là âm giai êm ái của ngôn từ - hay ít ra là cái được cho là êm ái - có thể dễ dàng che đậy sự nghèo nàn của trí tuệ. Ai trịnh trọng ngâm và xướng, kẻ đó không cần sợ bị chất vấn về ý nghĩa và mức độ thông minh trong lời lẽ của mình.
    Vâng, người ta yêu cảnh mờ tỏ và cái bí ẩn hơn là sự rõ ràng và tỉnh táo, tin vào bùa chú hơn vào phân tích. Những nhà tư tưởng ở đất nước này được đánh giá cao nhất khi họ làm thơ và những nhà thơ trước hết được ca ngợi khi họ không còn biết suy nghĩ. Việc lợi dụng hình thức thơ để lẩn tránh vào sự không rõ ràng và mơ hồ, để rút lui vào một tình trạng không thể kiểm soát và xa vời đến tận các huyền thoại về Đức Thánh mẫu đã và có lúc vẫn đang còn là một tai ương cố hữu trong nền văn học của chúng ta.
    Và như vậy, ở Đức, thơ là chốn ẩn mình của những tác giả có tài và bất tài, song đều chung nhau ở một điểm là ít dính dáng đến trí tuệ. Và của một công chúng dễ dãi chấp thuận yêu cầu: đến đây để hát theo, chứ không phải đến đây để cùng suy ngẫm! Sở dĩ chúng ta, dân tộc của các thi sĩ và các nhà tư tưởng, lại có được cái quan niệm rằng người ta chỉ có thể hoặc là thi sĩ, hoặc là nhà tư tưởng chứ khó lòng là cả hai, là do ảnh hưởng của một nhân vật lớn, người đã gieo rắc biết bao tai hoạ bằng vô số ý kiến của mình về văn chương, đặc biệt là về thơ và phê bình. Tôi đang nói về Goethe.
    Trong tác phẩm "Phương châm và suy ngẫm" ta thấy nhận định nguy hiểm sau đây: "Thông qua tư duy người ta đạt đến nghệ thuật và khoa học; với thi ca thì không như vậy, bởi thơ là ngẫu hứng..." [1] Xin đừng tưởng bở: Đây không phải là một sơ suất ngoại lệ. Đáng tiếc là Goethe vẫn thường nhắc đi nhắc lại những điều tương tự. Chẳng hạn trong khi trò chuyện với Eckermann ông đã tuyên bố không hề ngượng ngập như sau: "Một tác phẩm thi ca càng độc nhất vô nhị và khó nắm bắt đối với trí tuệ bao nhiêu thì lại càng hay bấy nhiêu". [2]
    Suốt một thể kỉ ở nước Đức những câu văn như vậy đã được trích dẫn một cách sùng kính. Nối tiếp mạch của Goethe, người ta luôn biện hộ cho cảm hứng, dè bỉu lí trí và khẳng định một cách hoàn toàn nghiêm trang rằng làm thơ sẽ gây rối mạch tư duy, và tư duy về phần nó cũng sẽ làm tổn hại nghệ thuật thi ca yêu kiều. Cơ sở cho thái độ này có lẽ là đức tin về sức mạnh giải thoát của thi ca.
    // Một nhà thơ lớn bao giờ cũng mang trong mình một tư tưởng lớn. Và diễn giải điều đó phải là khả thể. Khi chỉ lặng im cùng đọc một thi phẩm, lặng nghe những tình cảm rung động trong tâm hồn mình, người ta thấy rằng không giải thích được, là sai. Bất cứ tư tưởng gì cũng phải có thể diễn đạt lại được bằng cách nói trong sáng nhất và dễ hiểu nhất. Không chỉ diễn đạt bằng ngôn từ của cuộc sống mà còn bằng ngôn từ của nghệ thuật, của các tác phẩm đã có ảnh hưởng tới tác giả. Tuy nhiên, cũng phải thấy xu hướng sùng kính hoá thi ca, cái nhìn từ bên ngoài thơ, ôm trọn, cũng là khuynh hướng chống lại sự tầm thường hoá thơ, diễn giải thơ theo ý hướng áp đặt quan điểm của một người. Theo cách hiểu của ?oChống diễn giải? thì họ muốn nhìn một bài thơ như chính nó là. Họ muốn người đọc tự thức tỉnh cảm xúc với ý: bài thơ, nó tồn tại như một chỉnh thể riêng. Đẹp và hay. Lúc này thế này, sau lại có thể khác. Cảm nhận hình thức, sắc thái bên ngoài của bài thơ. Trọn vẹn. Thế thôi, không bận tâm tới nội dung (Có ai còn quan tâm tới nội dung một bài thơ mang lại khi tất cả các nội dung đều cũ mèm và nếu cần, có thể dựng những nội dung- vô giá trị?). Vậy liệu thời đại này còn nhà thơ lớn nữa không? khi mọi tham vọng lý giải dưới mọi góc cạnh, thơ vẫn có thể thoả mãn được về tính đúng đắn, tính hay của nó là vô khả? Điều nguy hiểm của quan niệm ?ochống diễn giải? đưa ra đối với các nhà thơ bất tài là: ko cần kiến tạo một tư tưởng nữa, tất cả cái có thể thấy đã trơ ra bề mặt và nguy hiểm đối với bạn đọc ở chỗ: phá bỏ niềm tin của họ vào một nhà thơ của thời đại. Tư duy thơ, tư duy nghệ thuật dường như không phù hợp với tư duy diễn giải. Thơ trình ra nhiều con đường có thể và người đọc sẽ dò tìm lại chỉ một con đường. Trên con đường xuyên suốt đó, họ bắt gặp lại những tư tưởng đã thấy ở các tác phẩm khác, hoặc những suy nghĩ từ kinh nghiệm sống của mình. Họ là người sử dụng, và tất nhiên, chỉ cần sử dụng đúng một chức năng của thơ mà thôi. Tuy rằng, sử dụng sai là chủ yếu. (L.Ú.)
    Thế nhưng thi ca nào đã giải thoát được ai. Nó cũng ít phù hợp với mục tiêu sư phạm. Ai muốn khai sáng hay truyền thụ cho người cùng thời thì nên viết một bài báo hay một luận văn, thay cho việc viết một khúc tụng ca. Xin nói thêm ngay: còn ai cho rằng những vần thơ có thể tác động vào tiến trình của lịch sử, người đó theo đuổi những ảo tưởng thật ấu trĩ. Không, nhà thơ không thể nào thay đổi được thế giới. Người vẫn thường nói không mệt mỏi về điều này, Bertolt Brecht, chí ít còn có thể tự khen rằng những bài ca công nhân của mình do Hans Eisler phổ nhạc đã được lưu truyền rộng rãi vào những năm cuối của chế độ Cộng hoà Weimar. Tuy nhiên "Bài ca về tình đoàn kết" chẳng hề xây dựng nổi tình đoàn kết của giới thợ thuyền, và "Bài ca về Mặt trận thống nhất" cũng không gây được ảnh hưởng nào đến Mặt trận thống nhất, cũng như những khúc hát trong "Vở Opera ba xu" chẳng thể cải tạo được giới công chúng sân khấu tư sản Berlin.
    //Tham vọng thay đổi thế giới là điên rồ. Nó có thể nảy sinh trong đầu bất cứ kẻ điên rồ nào huống nữa là những nhà thơ muôn đời mộng tưởng đem thơ đi giải thoát cuộc sống quá nhiều bất công phi lý không như trong mộng tưởng của họ.
  10. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Vậy sẽ ra sao nếu nhà thơ được trao cho mình quyền lực để thay đổi thế giới? Liệu đây có thực là điều đáng mong muốn? Đã có quá nhiều lần họ phục vụ cho bạo quyền, qua bao thế kỉ họ đã truyền tụng quá nhiều điều điên rồ dưới lớp vỏ bọc không ít khi hấp dẫn để người ta - dù chỉ trong một tích tắc - có thể coi đây là một câu hỏi nghiêm túc. Ngay Platon cũng từng muốn tránh thật xa các thi sĩ. Vậy chúng ta cũng hãy nên cẩn trọng trước những kẻ sĩ ít đáng tin cậy nhất này. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu ta có thể từ bỏ họ, liệu ta có cần đến họ ngày hôm nay, đặc biệt trong ngày hôm nay?
    Nhà thơ La Mã cách đây hai nghìn năm đã không nhầm khi tự hào tuyên bố rằng với các bài tụng ca của mình đã dựng nên một tượng đài có độ bền vững hơn cả đồng. Thật vậy, các tác phẩm thi ca, những cấu trúc mong manh được chế tạo từ một thứ nguyên liệu dễ mai một nhất là lời nói, lại có thể trường tồn qua hàng thiên niên kỉ, hơn mọi thứ miếu đền và cung điện. Cũng không thể phủ nhận rằng thi ca có lúc có khả năng - cho dù không thay đổi được ngay thế giới - song có thể làm cho thế giới đó trở nên dễ chịu hơn. Vâng, nó có thể lay động con người khỏi trạng thái thờ ơ, và thậm chí có thể đánh bật nó khỏi những lối mòn tư duy cố hữu.
    Thật là thừa, nếu không nói là ngớ ngẩn, khi chúng ta định tìm cách xếp thơ vào một vị trí cao hơn so với kịch hay văn xuôi. Thơ không hay hơn mà cũng chẳng sâu sắc hơn các thể loại văn chương khác. Thơ mang đặc tính khác, nó đi xa hơn. Nhà thơ không thể giấu mình, trong thơ anh ta phải đối diện với chính bản thân. Thơ là hình thức nhiều rủi ro nhất và vô liêm sỉ nhất trong mọi thể loại văn chương. Một nhà thơ - Goethe từng nói như vậy và lần này ông đã không nhầm - có tự giấu mình cũng bằng thừa, bởi "thơ tức là phản". Nhà thơ là những kẻ khoả dục chuyên nghiệp, có khác chăng là không phải họ thi ca hoá sự loã lồ của mình, mà họ tự bóc trần bản thân trong thi ca. Chính vì vậy mà thông thường ta có thể chấp nhận một vở kịch tồi hay một cuốn tiểu thuyết trung bình hơn là một bài thơ nghèo nàn. Nhà viết kịch tìm cách kéo sự chú ý của người đọc vào nhân vật của mình, và nhà tiểu thuyết thu hút sự quan tâm của chúng ta đối với thế giới mà ông ta muốn mô tả. Còn nhà thơ ngược lại luôn luôn và trước hết chỉ hướng sự quan tâm đến chính bản thân. Thế nhưng loã thể là khiêu khích môi trường xung quanh. Tác phẩm kịch, có thể nói như vậy, là một lời mời chào và tiểu thuyết là một cuộc hẹn hò, còn thơ - đấy đã là một sự khiêu khích.
    Gần đây tôi có đọc một nhận xét cho rằng nhà thơ giống như một kẻ đang bơi và hình thức chính là chiếc phao cứu hộ anh ta. [3] Hình ảnh này xem ra không được may mắn lắm. Bởi nếu vậy thì người ta cũng có thể nói rằng chiếc phao cứu của nhà vĩ cầm chính là cây đàn vi-ô-lông. Không, tác phẩm thơ không thể náu mình dưới mái nhà che chở của hình thức, bởi chính bản thân nó đã là hình thức. Và chỉ với hình thức, nó mới có lí do để tồn tại.
    Mặc dù vậy người ta vẫn phải phản bác Stefan George, người từng có lần viết: "Giá trị của thi ca không được quyết định bởi nội dung (nếu vậy thì nó đã là sự thông thái, sự uyên bác), mà bởi hình thức". [4] Tôi cho rằng người ta phải tối kị việc dùng cái này để đối chọi với cái kia: Sự chia cắt thật đáng tiếc, nếu không nói là là đầy tai hại thường có trong văn chương giữa nội dung và hình thức, trở nên thừa trong thơ. Bởi hình thức - đó chính đã là nội dung của thơ. Phải chăng thế giới của chúng ta - cái vốn đem đến cho nhà tiểu thuyết, và ở một mức độ cao hơn nữa cho nhà viết kịch, những khó khăn lớn và thường là không thể nào khắc phục - lại không khước từ sự diễn đạt của thơ: Khi nhà viết kịch câm lặng và nhà tiểu thuyết dường như phải bó tay, thi sĩ chính là người mang thiên chức nói về nỗi đau của bản thân họ, nói về nỗi đau của chúng ta.
    Người ta vẫn hay trách thi ca đương đại rằng nó thường quá ảm đạm, quá bi quan và thậm chí hư vô. Thế nhưng chủ nghĩa lạc quan, chủ nghĩa bi quan, chủ nghĩa hư vô - với những phạm trù như vậy ta chưa bao giờ tiếp cận nổi thi ca. Liệu Hölderlin có phải là người bi quan? Heine hay Brecht là những người lạc quan chăng? Benn có phải thật sự là một kẻ hư vô? Chỉ cần đặt những câu hỏi như vậy đã đủ thấy chúng không thích hợp và tầm phào hết sức. Ngày nay chính những bài thơ ảm đạm lại hàm chứa những bước đột khẩu và đem đến cho ta những tia chớp sáng. Một cách nghịch lí, thường bóng tối chính lại là nơi khởi đầu của ánh sáng.
    Nhưng có thể quy nguyên nhân cho cuộc phục hưng của thơ mà có người đã gọi một cách dè bỉu là "đợt sóng thơ" về chỗ nào? Thời đại của chúng ta càng vô vọng bao nhiêu, viễn cảnh tương lai của chúng ta càng ảm đạm bao nhiêu, thế giới vây quanh ta càng xáo động và hỗn mang bao nhiêu, nhu cầu của chúng ta lại càng lớn hơn, nhu cầu về... Ừ, nhu cầu về cái gì nhỉ? Nhu cầu được an ủi chăng? Có thể là như vậy, song thi ca sẽ không mang đến cho chúng ta sự an ủi. Cung cấp thuốc an thần và giảm đau cho dân chúng, đó không phải là nhiệm vụ của thi ca mà là của ngành dược phẩm.
    Không, thơ không thể an ủi và vỗ về lòng ta. Tuy nhiên chỉ với sự hiện hữu của nó, nó đã xác nhận sự ghê tởm của ta trước cảnh hỗn mang. Hay thậm chí ta có quyền nói rằng, nó đáp ứng nhu cầu hướng đến cái trật tự của chúng ta? Chắc chắn có một điều này: Ai làm thơ, người đó kháng cự sự hỗn mang và tuỳ tiện. Làm thơ tức là lập trật tự. Trong khúc thứ tám của "Bi ca Duineser" có câu rằng: "Ta lập trật tự. Trật tự tan rã. Ta sắp xếp lại trật tự, và chính bản thân ta cùng tan rã." Những lời này của Rilke trước hết có ý nghĩa đối với các thi sĩ.
    Một khi trật tự là phương châm của thơ thì người ta chẳng nên ngạc nhiên khi thấy những người mà nhờ có họ chúng ta có được những hình ảnh riêng tư nhất, chủ quan nhất, mong manh nhất của văn chương lại cũng chính là những kẻ không hề ngần ngại phân tích và đánh giá một cách công khai các sản phẩm thi ca của những người đồng thời và đồng nghiệp. Khác với các nhà tiểu thuyết và sáng tác kịch, thi sĩ hầu như cũng luôn luôn đồng thời là nhà phê bình thơ. Và điều đó trước tiên gắn liền với ý thức sâu sắc về hình thức của họ.
    Ý thức nổi bật về hình thức của các nhà thơ của chúng ta cũng giúp cho việc những lời đơn giản như "Thơ hôm nay" hàm chứa nhiều hơn là một ước vọng hay một sự bày tỏ - nó gần như đã là một thứ cương lĩnh bướng bỉnh. Thi ca vẫn thường xuyên là sự phản kháng và chống đối. Ai làm thơ, người đó nổi loại chống lại cái vô hằng. Ngay cả khi nó báo trước về sự sụp đổ, tôn thờ cái chết và ca ngợi sự suy tàn, thi ca - dù nó muốn hay không - vẫn bác bỏ sự sụp đổ, cái chết và suy tàn. Thơ là sự khẳng định cuộc sống. Vì vậy mà hôm nay vai trò của thơ ngày càng lớn: Sự thừa thắng của nó, sự thừa thắng mang vẻ sầu muộn mà khối người chưa hề để ý hoặc chỉ miễn cưỡng ghi nhận, có nguyên do sâu sắc nhất ở đây. Rõ ràng là câu trả lời của văn chương mà chúng ta đang trông đợi giữa đe doạ và hiểm nguy dường như chỉ có thể đến từ thể loại triệt để nhất của nó - thi ca.
    Tuy nhiên nhà thơ chạy theo sau thời cuộc sẽ chẳng bao giờ đuổi kịp nó mà thường sẽ bị thời cuộc nghiến nát. Còn nhà thơ nhắm mắt làm ngơ trước thời đại sẽ bỏ lơi nghĩa vụ của mình. Những người kế tục của Heym và Trakl, Benn và Brecht không để mình mắc lỗi lầm nọ hay lỗi lầm kia. Có những bài thơ Đức trong những năm tháng này chỉ hướng tới những chi tiết nhỏ nhặt của thực tại mà đã nhắm vào tâm điểm của nó. Và nếu như ngày nay ở những nhà thơ rất khác nhau, trẻ cũng như già, ngày càng thấy rõ khuynh hướng tìm đến hình thức chặt chẽ hơn - hướng tới những khuôn mẫu cổ điển của thi ca, của vần khổ, hướng tới những nguyên tắc lập trật tự của thơ, thì ta đừng hiểu đấy là sự chạy trốn khỏi thời gian, mà có lẽ đấy là phản ứng trực diện và tự tin trước sự rối ren của thời đại, trước những thảm hoạ và sự ghê rợn của nó.
    Cho dù người ta nhìn nhận cách nào đi nữa thì thi ca vẫn là một thực thể hai mặt. Sự cảnh báo của Platon có những cơ sở vững vàng của nó. Vâng, thể loại văn chương lâu đời nhất, mà cũng đáng ngờ và nguy hiểm nhất này đồng thời là thể loại táo bạo và triệt để nhất, nhạy cảm nhất. Tuy nhiên ở đây ta cần phải suy nghĩ, liệu không có mặt này thì mặt kia có thể tồn tại được không. Heine có lần đặt câu hỏi rằng, liệu thi ca có phải là một căn bệnh của nhân loại, "như viên ngọc thực ra chỉ là tác nhân khiến loài trai khốn khổ." [5] Nếu Heine có lí thì thi ca hẳn là căn bệnh lạ lùng, và có thể nói là căn bệnh đẹp nhất của nhân loại. Và có lẽ chưa bao giờ chúng ta cần đến cái đẹp nhiều hơn là ngày hôm nay. Thế nhưng liệu nó chỉ đẹp thôi, hay còn hữu ích? Thường thì thi ca cũng hữu ích, hữu ích bởi vì đẹp.
    _______________________
    Marcel Reich-Ranicki, sinh năm 1920, người ở Đức được mệnh danh là "Giáo hoàng văn học", là nhà phê bình văn học đương đại quan trọng nhất của CHLB Đức. "Một lời biện hộ cho thơ" là bài thuyết trình đọc vào ngày 30.11.1980 nhân dịp ra mắt Tập 5 của "Tuyển thơ Frankfurt" trong khuôn khổ chuyên mục thơ của nhật báo "Frankfurter Allgemeine Zeitung" (FAZ) mà tác giả là chủ biên phần văn học từ 1973 đến 1988.
    Chú thích của tác giả:
    [1] Johann Wolfgang Goethe: "Artemis-Gedenkausgabe" ("Bản in tưởng niệm Artemis"). Tập 9, tr. 602.
    [2] Johann Peter Eckermann: "Gespräche mit Goethe in den letzten Jahren seines Lebens" ("Trò chuyện với Goethe vào những năm cuối đời"), do Ernst Beutler chủ biên và giới thiệu. "Artemis-Gedenkausgabe". Tập 24, tr. 636.
    [3] Cách diễn đạt này là của Harald Hartung trong bài viết đáng chú ý "Das Gedicht und die Regel" ("Tác phẩm thơ và niêm luật"). Xem: "Merkur" 1980, Số 10.
    [4] an George: "Werke" ("Tác phẩm"). Tác phẩm gồm bốn tập. NXB Deutscher Taschenbuch Verlag, München 1983. Tập 2, tr. 310.
    [5] Heinrich Heine, "Sämtliche Schriften" ("Toàn tập tác phẩm"). Do Klaus Briegleb chủ biên. NXB Carl Hanser Verlag, München 1968 và các năm tiếp theo. Tập 3 (1971), tr. 441.
    Bản gốc
    Nguồn: Marcel Reich-Ranicki, Lauter Lobreden (Chỉ rặt là diễn văn ngợi ca), NXB Deutscher Taschenbuch Verlag, München 1994, tr. 16 - 22

Chia sẻ trang này