1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THAM KHẢO | Tin tức, Lý luận, Phê bình Văn học nghệ thuật (NEW !!!mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi kienn79, 16/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. STTM

    STTM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2004
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Xuân Quỳnh - cánh chuồn trong giông bão
    ---------Chu Văn Sơn----------
    1. Khắc nghiệt và yên lành
    Đúng là Xuân Quỳnh viết rất nhiều về cỏ, về hoa dại, về cát... Nói về những thứ nhỏ nhoi, trơ trọi và quên lãng ấy, với Xuân Quỳnh, âu cũng là tự hát về cái thân phận mình, cái kiếp mình. Vậy mà tôi cứ thấy hình ảnh chuồn chuồn báo bão ám vào thơ Xuân Quỳnh mới da diết làm sao! Cánh chuồn bé bỏng mỏng manh ấy bay ra từ ẩn ức của một đứa trẻ côi cút, chơ vơ giữa cõi trần ai đầy bất trắc, trôi nổi vô định này. Nó quá nhạy cảm với bão tố, mang tin bão về, để rồi chẳng tìm đâu ra một chốn nương náu chở che:
    Chặn bốn phía những cỏ cây tội nghiệp
    Trái đất này sẽ nhận chìm trong mưa
    Không tìm đâu một chốn nương nhờ
    Mỏng manh thế làm sao chịu nổi
    Chuồn chuồn ơi báo làm chi bão tới
    Trời bão lên rồi mày ở đâu?
    Có lẽ thế, thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi dông bão của cuộc đời.
    Mọi nhãn quan thơ ca thường có xu hướng phân lập cái thế giới sống động này thành các đối cực. Tùy thuộc từng tạng người, tạng thơ mà cặp đối cực nào sẽ nổi trội lên, giành lấy quyền quán xuyến. Và thế giới nghệ thuật được sáng tạo trong thơ, xét đến cùng, là sự tương sinh, tương khắc của các đối cực ấy. Thế giới thơ ca Xuân Quỳnh là sự tương tranh không ngừng giữa khắc nghiệt và yên lành với những biểu hiện sống động và biến hoá khôn cùng của chúng. Ở đó, trái tim thơ Xuân Quỳnh là cánh chuồn báo bão cứ chao đi chao về, mệt nhoài giữa biến động và yên định, bão tố và bình yên, chiến tranh và hòa bình, thác lũ và êm trôi, tình yêu và cách trở, ra đi và trở lại, chảy trôi phiêu dạt và trụ vững kiên gan, tổ ấm và dòng đời, sóng và bờ, thuyền và biển, nhà ga và con tàu, trời xanh và bom đạn, gió lào và cát trắng, cỏ dại và nắng lửa, thuỷ chung và trắc trở, xuân sắc và tàn phai, ngọn lửa cô đơn và đại ngàn tối sẫm...
    Cõi đời vốn đã đầy cay cực, xáo động, Xuân Quỳnh lại sinh đúng vào những năm tháng không yên, bản thân, ngay từ trứng nước đã đa mang một cõi lòng không yên định, đầy những lo sợ không đâu như một thứ nghiệp dĩ. Thế mà, người đàn bà ấy lại coi hạnh phúc là yên lành và suốt đời cứ cố kiếm tìm, vun trồng, gìn giữ cái yên trong một thế giới đầy nắng nôi dông bão, trong một thời buổi cơ hồ chẳng có chút nào yên. Có phải đó vừa là nguyên uỷ làm nảy sinh quan niệm và ước nguyện của hồn thơ này, lại vừa là thực tại mãi mãi lưu đày đời thơ này?
    2. Anh chờ em cho em vịn bàn tay
    Sinh ra đã chịu đựng nỗi chơ vơ, côi cút, rồi trên mỗi bước đường đời, mặc cảm côi cút cứ truy đuổi sát gót như một thứ bóng đè lên cuộc đời người phụ nữ này. Vì thế, có thể thấy rằng: cuộc đời và thơ Xuân Quỳnh là một nỗ lực vượt thoát nỗi chơ vơ định mệnh đó. Cũng vì thế, luôn thường trực ở hồn thơ này, một khao khát đến khắc khoải: khao khát được gắn bó và chở che. Dĩ nhiên, ở một người bản tính đôn hậu, chuyện ấy là song phương: vừa được gắn bó với đời, vừa được đời gắn bó; vừa che chở người, vừa được người che chở. Đó là nội dung hệ trọng của hạnh phúc theo quan niệm của Xuân Quỳnh. Và đời chị là hành trình kiếm tìm một hạnh phúc như thế. Chị phải trở thành thi sĩ của tình yêu, phải đặt kỳ vọng vào tình yêu, điều ấy dường như là tất yếu. Bởi vì tình yêu là cứu tinh và cũng là cứu cánh của thi sĩ. Lại cũng tất yếu: tình yêu với Xuân Quỳnh, trước nhất, cao nhất và sâu xa nhất, không thể là gì khác hơn một "sự gắn bó giữa hai người xa lạ"- "Rằng tình yêu không thể tách rời - khi đó em là máu thịt anh rồi - nếu cắt đi anh sẽ ngàn lần đau đớn". Chị nghiệm ra bản chất gắn bó máu thịt ấy ở mọi chốn, mọi thứ trong thế giới này, ở cả sóng và bờ, đồi đá ong và cây bạch đàn, con đường và bàn chân, đường ray và con tàu, tình yêu và thơ ca... mà đậm nhất là ở thuyền và biển: "Nếu từ giã thuyền rồi - Biển chỉ còn sóng gió - Nếu phải cách xa anh - Em chỉ còn bão tố"... Thế nghĩa là, còn thiêng liêng hơn cả những thủy chung, những duy nhất, tình yêu với Xuân Quỳnh là niềm khát khao được gắn bó với con người và cõi sống này. Dĩ nhiên, trước tất cả là gắn bó với người thương, người thân.
    "Chất keo" của mối gắn bó đó không có gì khác hơn trái tim và bàn tay. Đây là những hình ảnh trở đi trở lại đầy ám ảnh trong thơ chị. Nó là hiện thân sống động của quan niệm về tình yêu Xuân Quỳnh. Chị đặt niềm tin vào một trái tim thiết thực, biết khước từ mọi biến hoá cao sang hoa mỹ, dẫu có thành vàng, thành mặt trời... Điều ước duy nhất của trái tim kia là: được làm chính nó! Để "làm sống lại những hồng cầu đã chết - biết rút gần khoảng cách của yêu tin", và thiêng liêng hơn là, để gắn bó trở thành vĩnh viễn - "biết yêu anh cả khi chết đi rồi". Còn bàn tay sinh ra là để tuân theo ý nguyện của trái tim đó (Bàn tay em). Trong tình yêu, những nụ hôn ngây ngất, những vòng ôm ghì riết, những ánh nhìn đắm đuối... những cuồng nhiệt hưởng thụ ái tình và tuổi trẻ cứ việc mê hoặc những cây bút thơ tình nào khác. Còn chị, Xuân Quỳnh chỉ chọn cho mình một cử chỉ tay trong tay. Vì sao ư? Đó không hẳn là tình tự, đó là biểu tượng của gắn bó, nương tựa lẫn nhau của cái tôi Xuân Quỳnh với một cái tôi khác để mà vượt qua, để mà trụ vững trong cõi đời đầy bất trắc, đầy những chảy trôi, phiêu dạt sắc sắc không không này:
    - Đường tít tắp không gian như bể
    Anh chờ em cho em vịn bàn tay

    - Bàn tay em trong tay anh xiết chặt
    - Thấy anh về cuống quýt nắm tay nhau
    Cỏ dưới chân gió thổi trên đầu
    Trái tim đập sau lần áo mỏng
    - Tay ấm trong tay - chồi non lại biếc
    - Tay ta nắm lấy tay người
    Dẫu qua trăm suối ngàn đồi cũng qua

    (còn tiếp)
    Được STTM sửa chữa / chuyển vào 16:15 ngày 23/01/2007
  2. STTM

    STTM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2004
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Xuân Quỳnh - cánh chuồn trong giông bão (tiếp theo)
    -----------Chu Văn Sơn--------------

    3. Chất thơ từ tổ ấm
    Tôi nhớ, trước câu thơ "Căn phòng con riêng của chúng mình - Nước trong phích hoa trong bình gốm cũ", ai đó đã "cười nụ" xem nó như một thứ thơ "chưa sạch nước cản". Cũng có phần nào ngộ thật! Nước lại chả trong phích, hoa lại chả trong bình! Ấy thế mà chỗ khác người, hơn người của Xuân Quỳnh, xem ra, lại chính là ở đấy! Những câu thơ rất không đâu kia, một người khác khó lòng viết nổi. Nó thuộc về một cảm nhận riêng đối với một chất thơ mà Xuân Quỳnh tỏ ra mẫn cảm và giàu có hơn ai hết: chất thơ từ tổ ấm! Gọn hơn, nó là cảm giác thơ về đời sống thường nhật của Xuân Quỳnh. Nếu định tìm ở các câu thơ như vậy những trau chuốt, hoa mỹ, sẽ vô tình đánh mất đi nhịp rưng rưng không chút mơ hồ của một trái tim đang bao bọc, quấn quýt với mọi đồ vật, thân thuộc đơn sơ thôi, nhưng mà thuộc về cái tổ ấm, thuộc về cái cõi bình yên có thật của mình, của riêng mình! Nhịp đập ấy là âm hưởng, là hơi thở đảm bảo sự sống cho cả những câu thơ rất đỗi... không đâu của thi sĩ này! Nó thuộc về cái tính linh của Xuân Quỳnh. Bởi vì, ai chẳng có tổ ấm, nhưng đã mấy ai phát hiện ra nguồn thơ từ tổ ấm như thế!
    Ai đã đọc thơ Xuân Quỳnh không thể không thấy cứ thấp thoáng ẩn hiện suốt đời thơ của người đàn bà này hình ảnh một mái che với những biến thể khác nhau của nó. Khi là vòm cây, là mái phố, mái nhà, căn phòng, khi là căn hầm, nhà ga, bầu trời xanh... Thậm chí, hình ảnh người yêu qua thi cảm của chị, nếu có gì khác người, thì chính là nó đã được đồng nhất với bầu trời - "Bầu trời xanh hơn cả lúc nằm mơ - Và hạnh phúc trong bàn tay có thật - Chiếc áo mắc trên tường - Màu hoa sau cửa kính - Nồi cơm reo trên ngọn lửa bếp đèn - Anh trở về - Trời xanh của riêng em" (Bầu trời đã trở về)... Đó là những hiện thân khác nhau của cùng một hình hài chung nhất, thiêng liêng nhất: tổ ấm.
    Hiện diện thường trực và phong phú trong cảm thức thơ ca Xuân Quỳnh, tổ ấm là biểu tượng sống động của gắn bó - chở che. Với người khác, yêu có khi chỉ cần được giao cảm với đời, chỉ cần ghì riết lấy sự sống trong vòng tay vồ vập ham hố cuống quýt của mình, dù chỉ trong khoảnh khắc. Còn với Xuân Quỳnh, hạnh phúc yêu đương nhất thiết phải thành hạnh phúc gia đình, phải kết thành tổ ấm. Tổ ấm mới là mối hàn bền chắc gắn kết từng cá nhân nhỏ nhoi riêng lẻ vào nhau và vào với cuộc đời mênh mông vô tận. Tổ ấm là con thuyền thả trên sự trôi chảy để mà chống chọi, vượt qua cái bấp bênh vô định của dòng đời, là chốn yên lành có thật giữa cõi đời đầy khắc nghiệt này.
    Có phải tổ ấm nào cũng là con thuyền chắc chắn trên dòng chảy kia không? Cho dù không, Xuân Quỳnh vẫn khát khao, vẫn đặt vào đó kì vọng của mình. Đó không chỉ là sự lựa chọn của một ý thức. Đó còn là tiếng gọi da diết thường trực từ huyết quản của một thân phận từng chịu bất hạnh vì nỗi mẹ mất sớm, cha đi bước nữa, gia đình bị phá vỡ và cái tổ ấm đầu đời do mình gây dựng cũng bị chia lìa. Đó là ẩn ức, là cơn khát vô hình khôn nguôi của một con chim không tổ. Vì thế, nhìn cuộc đời qua tiêu điểm tổ ấm, đã là cái nhìn rất Xuân Quỳnh. Cứ xem hình ảnh nhà trên mỗi chặng đường thơ Xuân Quỳnh, đủ thấy chị đang viết về chiến tranh hay hoà bình, hiện tại hay tương lại, nhọc nhằn hay sung sướng, khắc nghiệt hay yên lành... Cũng chỉ có Xuân Quỳnh mới lập nên sơ đồ và lịch sử một cõi sống mà nhà mình là trung tâm của thế giới, là kết quả cuối cùng của cuộc tiến hoá trên mặt đất trường cửu này: "Hàng trăm năm đã nên bãi sa bồi - Hàng ngàn năm đã nên làng nên xóm - Hàng vạn năm đã nên thành phố lớn - Qua bao đời thành phố có nhà tôi". Và cũng chỉ có hồn thơ thiết tha với sự sống yên lành bình dị nơi tổ ấm, mới có cảm nhận về hoà bình kì thú thế này :"Cái nôi thôi mắc cửa hầm - trắng tinh cái tã xanh trong bầu trời". Đúng thế, lẽ nào đó không phải là lá cờ đuôi nheo, lá cờ hiệu chân chính và tin cậy nhất của sự sống chúng ta?
    *
    Nếu ngôi nhà là trụ sở của sự sống, thì con cái là trái tim của tổ ấm. Trở thành thi sĩ của tình yêu là một tất yếu, Xuân Quỳnh cũng tất yếu thành nhà thơ viết cho con trẻ. Chị sẽ viết bằng sự bao bọc chở che: "Con thức ban ngày mẹ chở che con - Đêm con mơ mẹ làm sao che chở - Trong giấc mơ chỉ mình con bé nhỏ - Chỉ mình con chống chọi với quân thù". Chị sẽ viết Cổ tích về loài người và giải thích lại về nguồn gốc thế giới mà trong đó, ra đời đầu tiên trên thế gian là lũ trẻ, kế đó mới là cha mẹ, ông bà... tất tật đều sinh sau, và vì lũ trẻ mà sinh ra, chị sẽ viết bằng cái lôgic riêng của tình mẫu tử "Con yêu mẹ bằng con dế" sâu sắc mà ngộ nghĩnh...
    *
    Ấy thế mà cứ y như tự mâu thuẫn, chính con người ấy còn đa mang một khát vọng khác cũng không kém phần ám ảnh: "Nỗi khát vọng những phương trời chưa tới". Tuy không phải máu xê dịch giang hồ, nhưng Xuân Quỳnh cũng đã sáng tạo ra một loạt hình tượng để kí thác vào đó cái khát vọng đi xa của mình. Có thể thấy biết bao thiết tha của thi sĩ đã gửi vào những con đường, biển, sóng, gió, mây... mà đặc biệt là con tàu: "Em khác chi con tàu - chạy về xa tít tắp"... Đến miền đất nào cũng chân thành gắn bó cũng cứ "vơ vào": "Bốn phương đâu cũng quê nhà - Như con tàu với những ga dọc đường". Đến đâu cũng miệt mài gia đình hóa con người, quê hương hoá cảnh vật để mong biến tất cả thành Dải đất thuộc về tôi... Tuy nhiên, mỗi khi cất bước ra đi, cũng lập tức bị lo âu dày vò. Bởi rời tổ ấm cũng là rời "nơi che chở những người thương mến nhất", là dấn thân vào cái bấp bênh, diệu vợi, khắc nghiệt, là phải kiếm tìm gắn bó, chở che. Vì thế, con tàu nhằm phía trước lao đi, còn nỗi nhớ cứ ngược chiều quay lại... Cứ thế, nếu đời người có thể qui vào cái dòng kế tiếp tuần hoàn giữa ra đi và trở lại, thì một phần lớn thơ Xuân Quỳnh đã được viết bằng cái tâm thế bất định "Khát khao đi hồi hộp mỗi khi về" của cánh chuồn mỏng manh và mệt nhoài này. Và tất nhiên, người đàn bà ấy chỉ tìm thấy yên ổn thật sự khi bước chân vào tổ ấm của mình. Nói thơ Xuân Quỳnh nhất quán một nữ tính là vì lẽ đó. Nữ tính ấy luôn dẫn dắt chị đến với chất thơ của tổ ấm như là sự mách bảo bên trong, như sự sắp đặt tự nhiên thành một số phận thơ, một cá tính thơ vậy.
    (còn tiếp)
    Được STTM sửa chữa / chuyển vào 16:17 ngày 23/01/2007
  3. STTM

    STTM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2004
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Xuân Quỳnh - cánh chuồn trong giông bão (tiếp theo và hết)
    ---------Chu Văn Sơn-----------

    4. Phấp phỏng và lo âu
    Càng ngày tôi càng tin rằng: nỗi day dứt vào bậc nhất trong suy cảm trữ tình của con người bao đời nay là day dứt về chuyện còn - mất của những gì với mình là quí giá thiêng liêng. Người càng giàu tiên cảm, giàu dự cảm lo âu về mất mát rủi ro, thì day dứt càng ám ảnh hơn, dày vò hơn. Càng hy vọng nắn nót gìn giữ bao nhiêu, càng nơm nớp lo âu bấy nhiêu. Vì thế, trong nhiều hình dung về một thi sĩ, tôi vẫn muốn đinh ninh rằng: một nhà thơ trữ tình từ trong máu là người gắng gỏi đến hao mòn, kiệt sức để cố níu giữ cái mình hằng tôn thờ mà đang có nguy cơ bị tuột mất, bị huỷ diệt. Đó là nhà thơ của cái đẹp lâm nguy.
    Và, lắm khi nhìn một mẹ gà xòe cánh ấp ủ bầy con bé bỏng trong ổ rơm, cái đầu chẳng chịu yên, cứ nghiêng ngó mọi phía, đôi tai và đôi mắt mải lắng những tiếng dữ vọng từ xa đến như bóng diều quạ đang rình rập đâu đây, tôi cứ nghĩ đến Xuân Quỳnh. Bởi cứ thấy đây là hình ảnh của lo âu. Phải, lo âu phải là bản năng, phải là phẩm chất hàng đầu của một người mẹ, lo âu là mẫu tính. Mà Xuân Quỳnh cả lo quá, nó như một thứ "giời đày". Suốt một đời rặt những lo toan: lo bom đạn, lo bão giông, mưa nắng, lo tổ ấm chẳng được yên lành, lo cách trở diệu vợi, lo không được gắn bó, không được chở che, lo mất tình yêu, lo mất tuổi trẻ và nhan sắc... Chả nhẽ, phải khi chẳng còn gì để mất, người đàn bà này mới chấm dứt lo âu?
    Nhưng còn gì kinh khủng hơn, khi một người đàn bà tuyên bố: chẳng còn gì để mất! Không chỉ vì thế tức là đã mất tất, mà còn vì tất cả đã trở nên vô nghĩa, trở nên đê tiện, đểu giả... Thật may, thơ Xuân Quỳnh chưa bao giờ là tiếng lòng của người đàn bà không còn gì để mất. Mọi phá phách, cay nghiệt, mọi bất mãn, bất cần... đều xa lạ với thơ chị. Xuân Quỳnh thực sự là một người đàn bà suốt đời kiếm tìm vun trồng và gìn giữ. Gìn giữ cẩn trọng đến mức nơm nớp, khắc khoải. Từ thời Chồi biếc(1963), khi tiếng thơ vừa mới dậy thì, đầy sôi nổi cũng đầy nông nổi, ngỡ chỉ đắm say và tin tưởng, nào ngờ đã gợn lên rồi cái bóng lo âu. Cứ tưởng lời cả quyết "Nếu phải cách xa anh - Em chỉ còn bão tố" là quá tự tin, ai dè đó chỉ là giọng cả tin của một người cả lo, của một cõi lòng chỉ chợt nghĩ đến bão tố thôi là đã run lên, hoang mang, nơm nớp rồi! Càng về sau lại càng quá! Đến nỗi mọi biến động nhỡn tiền, dù vô tình thôi, hư thoảng thôi cũng khiến chị động lòng: "Vừa thoáng tiếng còi tàu - Lòng đã Nam đã Bắc", "Em lo âu trước xa tắp đường mình - Trái tim đập những điều không thể nói". Ngay như trước một cảnh rất thường: "Cuối trời mây trắng bay - Lá vàng thưa thớt quá", mà câu thơ cứ như một tiếng kêu bất giác rên lên, như một niềm thảng thốt. Là chiếc bóng không thể nắm giữ, cũng không thể lìa bỏ, lo âu cứ phơ phất một điệu hồn ở ngay trong những câu thơ không đâu nhất, hay ấn tượng nhất của thi sĩ này:
    Cát vắng sông đầy cây ngẩn ngơ
    Không gian xao xuyến chuyển sang mùa
    Tên mình ai gọi sau vòm lá
    Lối cũ em về nay đã thu
    Có thể nói, nếu mỗi thi sĩ đích thực bao giờ cũng có một điệu hồn riêng, thì lo âu, đó mới thực là điệu hồn Xuân Quỳnh. Điệu hồn ấy, Xuân Quỳnh đã phổ trọn vẹn vào những tiếng thơ da diết nhất của mình. Nó là phần tinh chất nhất của giọng điệu thơ Xuân Quỳnh. Nó đã ngân lên đây đó ngay từ những tiếng thơ đầu đời, càng về sau càng rõ nét, nổi trội.
    *
    Hóa ra, hạnh phúc của một người đàn bà phụ thuộc rất nhiều vào hai yếu tố: nhan sắc và tình yêu. Kẻ thù truyền đời của họ, vì thế, là sự lạnh nhạt của "đối phương" và của thời gian. Trong mọi điều khắc nghiệt, đây là điều khiến người đàn bà Xuân Quỳnh bận lòng nhất. Tình yêu là sức mạnh chở che, gắn bó, nhưng cũng mỏng manh như cách chuồn báo bão, mỏng mảnh như màu khói, dễ vỡ như một thứ bình pha lê. Và nhan sắc cũng mong manh, cũng bạc vô cùng. Làm sao một người đa mang cái cõi lòng không yên đó chẳng phấp phỏng lo âu cho đặng! Sợ nhất là vì một lý do nào đấy, đôi tay trong tay kia bỗng buông lỏng, bỗng rời nhau ra, mọi dấu hiệu "trở chứng" đều khiến chị hoang mang nghi ngại: "Mùa thu nay sao bão mưa nhiều - Những cửa sổ con tàu chẳng đóng - Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm - Em lạc loài trước sâu thẳm rừng anh". Đã day dứt về còn - mất, dứt khoát không tránh khỏi sự dày vò của thời gian. Nhưng khi người đàn bà nghe "Những năm tháng đi về trên mái tóc", và kêu lên "Như không hề biết đến tàn phai" thì đó không còn là cảm giác thời gian nữa. Se xót hơn, đó chính là ám ảnh tàn phai. Lo âu về sự lạt phai của ái tình và tàn phai của nhan sắc, có lẽ là nỗi niềm trăn trở nhất, day dứt nhất, khiến thi sĩ phấp phỏng lo âu nhất trong hai tập thơ cuối đời - Tự hát (1984) và Hoa cỏ may (1989). Với nỗi niềm ấy, Xuân Quỳnh là người đàn bà của muôn thuở!
    *
    Điều đáng quý ở con người ấy là càng cả lo, cả nghĩ bao nhiêu, càng gắn bó với con người và cuộc đời bấy nhiêu. Chừng như chị đã thấy trước được rằng đời sống thật khắc nghiệt, bất ổn, số phận con người thật ngắn ngủi, tất cả chỉ là thoáng chốc, tấc gang. Cho nên chị đã lẳng lặng hi sinh để mong đem lại cho người thân, người thương của mình một chút bình yên, một chút ngọt ngào mà mình chắt chiu dành dụm được trong cuộc sống nhọc nhằn này. Với bản tính ấy, làm sao Xuân Qùnh có thể quẳng gánh lo đi mà vui sống được. Những ngày nằm chữa bệnh tim sau tai nạn đổ xe, cả thầy thuốc và người thân đều khuyên chị đừng xúc động lo âu làm gì. Không phải Xuân Quỳnh không biết như thế là có lợi. Và có lẽ chị đã thử đôi lần. Nhưng khốn nỗi, lo âu trở thành cái tôi Xuân Quỳnh mất rồi, làm sao có thể lìa bỏ được cái tính linh trời định đó của mình. Và, phải khi tai hoạ phũ phàng ập xuống quá bất ngờ, người đời mới thấy rằng những dự cảm lo âu suốt một đời người, một đời thơ ấy sao mà linh nghiệm, trớ trêu. Xuân Quỳnh nào có lo xa, lo hão gì đâu!
    Quy Nhơn, 1985
    Hà Nội, 1993
    Bài đã in ở Tạp chí Văn học, số 11, năm 1993
  4. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Nghề làm thơ và hết thuốc chữa
    Nhà thơ Hữu Thỉnh - chủ tịch hội nhà văn Việt Nam, vốn là đại biểu quốc hội hai khóa X và XI, trong lần bầu cử quốc hội khóa XII này, ông được TW giới thiệu về ứng cử tại tỉnh Long An.
    Khi về tiếp xúc cử trị huyện Mộc Hóa, ứng cử viên Nguyễn Hữu Thỉnh không chỉ mang tặng tờ báo Văn nghệ trẻ với chuyên đề Long An đáng tự hào, mà còn có những hứa hẹn rất hăng say nếu được tín nhiệm sẽ gắng sức làm việc này việc nọ...
    Có một cử tri thắc mắc: "Hình như ông là nhà thơ viết ề xe tăng hay xe thiết giáp gì đó phải không?". Ông nhỏ nhẹ thưa: "Vâng, tôi là tác giả Năm anh em trên motọ chiếc xe tăng đây ạ. Và nhân cuộc hội ngộ này, tôi có bài thơ ứng tác như một chút lòng thành gửi bà con!"
    Nói rồi, nhà thơ Hữu Thỉnh đọc luôn bốn câu: "Tôi ề Mộc Hóa chớm mùa mưa. Khóa trước ở đâu, dạ xứ dừa. Thành thất hay không, đều việc nước. Thành thì hoa súng, thất hoa mua". Tất cả cử tri cảm thấy bài thơ có vẻ hay nên vỗ tay rào rạt. Vì sợ thi tứ ngắn ngủi khó hiểu, nhà thơ giải thích thêm: "Khóa trước tôi làm đại biểu quốc hội ở Bến Tre. Khóa này nếu được bầu, tôi sẽ nỗ lực hết sức, bền bỉ và kiên cường như một hoa súng đất Long An. Còn nếu tôi không được bầu, tôi cũng rất thanh thản, quay về quê cũ của tôi, sống giản dị như một hoa mua đất Vĩnh Phúc!". Vượt qua thử thách, "ý tại ngôn ngoại", bà con vỗ tay thêm một lần nữa.
    Xem ra, dịp bầu cử quốc hội khóa XII, (ứng) cử viên Nguyễn Hữu Thỉnh là người duy nhtất tiếp xúc với cử tri bằng ...thơ.
    Theo Tuy Hòa
    (Thế thao và văn hóa) số 60, ngày 19/5/2007
  5. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0

    ?oViếng bạn? của Hoàng Lộc - bài thơ cảm động
    Nguyễn Đình San
    ?oViếng bạn? là một bài thơ kiệm lời nhưng nhiều ý. Bài thơ ngắn ngủi đã cùng một lúc và rất tự nhiên vừa diễn tả được lòng căm thù quân địch sâu sắc, vừa biểu hiện được tình đồng đội, đồng chí và tình quân dân mặn nồng, thiêng liêng.
    Hôm qua còn theo anh
    Đi ra đường quốc lộ
    Hôm nay đã chặt cành
    Đắp cho người dưới mộ
    Đứa nào bắn anh đó
    Súng nào nhằm trúng anh
    Khôn thiêng xin chỉ mặt
    Gọi tên nó ra anh!
    Tên nó là đế quốc
    Tên nó là thực dân
    Nó là thằng thổ phỉ
    Hay là đứa Việt gian?
    Khóc anh không nước mắt
    Mà lòng đau như thắt
    Gọi anh chửa thành lời
    Mà hàm răng dính chặt.
    Ở đây không gỗ ván
    Vùi anh trong tấm chăn.
    Của đồng bào Cửa Ngăn
    Tặng tôi ngày phân tán.
    Mai mốt bên cửa rừng
    Anh có nghe súng nổ
    Là chúng tôi đang cố
    Tiêu diệt kẻ thù chung.
    Bài thơ được bắt đầu một cách thật tự nhiên bằng việc nhắc lại một sự kiện cuối cùng trước khi bạn ngã xuống. Cái khoảng cách giữa ?ohôm qua? và ?ohôm nay? chỉ là 24 tiếng đồng hồ mà ở đây đã là một khoảng cách không thể tưởng tượng được giữa cõi sống và cõi chết.
    Theo lối diễn tả thông thường, để phụ họa cho nỗi tiếc thương của người còn sống, thiên nhiên hay được ?ohuy động? để sụt sùi, than khóc cùng con người. Người bạn còn lại chỉ lặng lẽ chặt một cành cây để ?ođắp cho người dưới mộ?. Cành cây phủ ở trên mộ, che cho ngôi mộ, sao lại ?ođắp cho người dưới mộ? được? Nhưng có lẽ không ai bắt bẻ, chất vấn về câu thơ đột xuất này, chính vì nó đã là hợp lý nhất.
    Bài thơ chỉ là ?oViếng bạn?, chỉ là vài phút mặc niệm bên nấm mồ của bạn, chỉ vẻn vẹn có 6 khổ thơ 5 chữ, không có điều kiện miêu tả cụ thể cái chết của bạn mà sao người đọc hình dung rất rõ cái tư thế lúc chết cùng cả cuộc đời chiến đấu trước đó của người liệt sĩ, phải chăng vì nhờ có những câu ít có vẻ là thơ: Đứa nào bắn anh đó/ Súng nào nhằm trúng anh/ Khôn thiêng xin chỉ mặt/ Gọi tên nó ra anh!/ Tên nó là đế quốc/ Tên nó là thực dân/ Nó là thằng thổ phỉ/ Hay là đứa Việt gian?
    Trong một khúc hát có những chỗ tình cảm trào dâng nhất hoặc lắng đọng nhất, ấy là chỗ ?ocao trào?. Trong khúc ?oViếng bạn? này, có thể xem cao trào ở chỗ: Khóc anh không nước mắt/ mà lòng đau như thắt/ Gọi anh chửa thành lời/ mà hàm răng dính chặt.
    Ai đã từng nếm trải đau khổ mới thấy chí lý một điều: đau khổ đến mức không kêu than, cặp mắt cứ ráo hoảnh không một giọt lệ, lúc ấy đau khổ mới đến độ tột cùng. Nhưng có lẽ cái ấn tượng mạnh nhất đến với người đọc ở mấy câu thơ trên là nhờ tác giả đã bắt gặp được một cái âm khép ?oắt?, lại là âm trắc để gieo vần ở khổ thơ thứ tư. Càng đau khổ càng ái ngại hơn khi ở nơi đây, không thể có những phương tiện bình thường nhất để khâm liệm, để chôn xác bạn, chỉ có một tấm chăn, có lẽ tấm chăn này đã nhiều dịp ủ ấm hai người, nhất lại là ?ocủa đồng bào Cửa Ngăn?. Người còn sống đã gửi theo vong linh người đã khuất vật kỷ niệm cuối cùng ấp ủ tình quân dân và tình đồng chí. Nếu cả bài thơ là màu sắc u buồn, ngậm ngùi, tưởng niệm thì đến đây đã ít nhiều được sáng lên bởi một lời khấn thờ thiết tha mà cụ thể. Hẹn ?omai mốt? nhưng âm điệu của bốn câu thơ cuối cùng cho ta cảm giác như tiếng súng trả thù của người bạn còn sống đã vang lên.
    ?oViếng bạn? là một bài thơ kiệm lời nhưng nhiều ý. Bài thơ ngắn ngủi đã cùng một lúc và rất tự nhiên vừa diễn tả được lòng căm thù quân địch sâu sắc, vừa biểu hiện được tình đồng đội, đồng chí và tình quân dân mặn nồng, thiêng liêng. Giọng thơ thâm trầm, lắng đọng phù hợp với cảnh ngộ nhưng không bi lụy, não nề.
    Một bài thơ gọn gàng, hàm xúc. Không ai nghĩ tác giả làm thơ mà chỉ thấy anh thương bạn, nhớ bạn bởi vì mọi lời lẽ chỉ là những ngôn ngữ bình dị nhất. Thế mới biết, muốn hình ảnh, âm thanh, muốn nhịp điệu, tiết tấu điệu nghệ sao chăng nữa cũng không thể thay thế tình người để quyết định sức sống lâu bền của một bài thơ. ?oViếng bạn? cũng là một trong số những bài thơ hay xuất hiện trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Thật cảm động, bài thơ ra đời chẳng được bao lâu thì chính tác giả của nó đã hy sinh trong một chuyến đi công tác. Và đã có người viếng anh khi anh ngã xuống cũng như anh từng viếng đồng đội trong bài thơ.
    Đến hôm nay đọc lại ?oViếng bạn? ta như thấy vẫn còn nguyên vẹn không khí và cảm xúc của cả đối tượng lẫn chủ thể sáng tạo. Người đọc không mấy nghĩ bài thơ nói đến chủ đề liệt sĩ, chỉ thấy một tấm lòng, tình cảm thật lớn lao, sâu nặng mà giản dị của những người lính chung một chiến hào ?" những người đã có công lớn làm nên ngày hôm nay.
    Được luuchivi sửa chữa / chuyển vào 09:30 ngày 19/06/2007
  6. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0

    Tiếng Nghệ" của Nguyễn Bùi Vợi
    Nguyễn Quang Tuyên
    Từ giọng nói, tiếng nói mà suy tưởng đến một nét thuộc tính cách của người Nghệ là tình thương yêu, chung thủy trong quan hệ giữa người với người. Bài thơ "Tiếng Nghệ" của Nguyễn Bùi Vợi tự cất cánh bay lên một tầm cao thẩm mỹ.
    Tiếng Nghệ
    Cái gầu thì bảo cái đài
    Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
    Chộ tức là thấy mình ơi
    Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
    Thích chi thì bảo là sèm
    Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào
    Cá quả lại gọi cá tràu
    Vo troốc là bảo gội đầu đấy em?
    Nghe em giọng Bắc êm êm
    Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
    Răng chưa sang nhởi nhà choa
    Bà o đã nhốt con ga trong truồng
    Em cười bối rối mà thương
    Thương em một lại trăm đường thương quê
    Gió Lào thổi rạc bờ tre
    Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
    Chắt từ đã sỏi đất cằn
    Nên yêu thương mới sâu đằm đó em
    Trữ tình mà như tự sự. Chuyện một chàng trai xứ Nghệ lập nghiệp ở xứ Bắc và xe duyên, kết tóc với một cô gái ở đàng ngoài. Lần đầu anh đưa vợ về thăm quê và ra mắt bà con, họ hàng. Anh muốn cho vợ khỏi bỡ ngỡ và hòa nhập được nhanh với gia đình, theo anh, trước hết phải hiểu được tiếng địa phương nơi quê anh. Thế là anh cấp tốc trang bị cho vợ một loạt từ địa phương. Anh chỉ chọn những từ mà anh dự đoán là sẽ gặp trong trò chuyện, trong sinh hoạt. Như một đoạn văn từ điển, anh đọc cho vợ nghe, chẳng khác gì học ngoại ngữ.
    Kể ra anh ta đón đầu cũng khá. Vừa để vợ hiểu được người ta nói gì, vừa chủ động nói với người khác: ?oThích chi thì bảo là sèm/ Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào?. Các tiếng anh trang bị cũng đủ các loại âm: âm ai (đài), ươi (cươi), ô (chộ), ung (trụng), em (sèm), oi (đọi), au (tràu), đến cả âm oôc (troốc) cũng có.
    Thế nhưng khi gặp một tình huống bất ngờ:
    Răng chưa sang nhởi nhà choa
    Bà o đã nhốt con ga trong truồng
    thì vợ anh đành ?obối rối?. Bối rối là phải. Bởi lúc anh bày thì bày từng tiếng một như kiểu tập đặt câu, mỗi câu một tiếng lạ. Nhưng ở đây lại nghe hai câu liên tiếp, mỗi câu có đến những ba tiếng lạ. Chẳng khác gì nghe tiếng nước ngoài. Hơn nữa, sáu tiếng này lại âm khác, không trùng với một âm nào mà anh đã trang bị: Ang (răng), ơi (nhởi), o (bà o), a (ga), uông (truồng).
    Có thể dụng ý hay từ vô thức xuất thần, nhưng cứ qua câu chữ mà phân tích thì thật là lý thú. Tình huống vừa xảy ra chắc ai cũng cười, ngay vợ anh cũng ?ocười bối rối?. Từ ?obối rối? được đặt cạnh từ ?ocười? tạo thành cụm từ ?ocười bối rối? là một sáng tạo. ?oBối rối? là lúng túng, mất bình tĩnh, không biết xử trí thế nào. Nhưng ở đây, nó không hàm nghĩa mất bình tĩnh nữa và cười là một cách xử trí vừa thông minh, vừa phúc hậu, dễ thương.
    Em cười bối rối mà thương
    Thương em một lại trăm đường thương quê
    Thấy em bối rối mà anh thêm thương. Nhưng thương em thì một mà thương quê lại trăm nghìn lần. Mạch thơ tự sự bỗng chuyển sang trữ tình sâu lắng. Đang vui, đang cười bỗng chảy nước mắt. Đang nói về thương em, bỗng chuyển sang thương quê. Thương em vì em bối rối khi nghe người quê anh nói mà không hiểu. Nhưng thương quê vì sao quê anh lại được ông trời ban cho tiếng nói ấy. Một thứ tiếng mà ?ochỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn?. Câu thơ thật hay, cảm nhận đúng và sâu sắc cái giọng nói của quê mình. Giọng nói của vùng đất nhiều núi non sông nước, nhiều đá sỏi đất cằn, nhiều gió Lào mưa bão? Con người ở đây phải gồng mình lên mới sống nổi. Có lần, nhà thơ đã viết về con người xứ Nghệ: ?oĐã thẳng, thẳng như ruột ngựa/Đã nói là nói oang oang/Ông trời nói sai cũng cãi/ Như rứa là dân xứ Nghệ?.
    Từ Gió Lào thổi rạc bờ tre đến Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn là một trường liên tưởng đầy hàm nghĩa. Ngôn từ ở đây mang đầy hồn cốt của dân Nghệ: ?oThổi rạc? và ?oNghe nhọc?. Cứ tiếp xúc với dân lao động ở vùng này thì bắt gặp ngay những từ như rạc người, gầy rạc, nghe nhọc lắm. Rạc là gầy, khô, hốc hác, phờ phạc, xơ xác?
    Nhưng ở đời, cái gì cũng có hai mặt của nó. Thiên nhiên khắc nghiệt nên con người phải yêu thương, đùm bọc nhau mới có thể vượt qua được những cơn bão tố:
    Chắt từ đã sỏi đất cằn
    Nên yêu thương mới sâu đằm đó em
    Từ giọng nói, tiếng nói mà suy tưởng đến một nét thuộc tính cách của người Nghệ là tình thương yêu, chung thủy trong quan hệ giữa người với người. Bài thơ tự cất cánh bay lên một tầm cao của thẩm mỹ.
    Văn Nghệ
    --------------------------------------------------------------------------------
  7. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0

    "Sao không về Vàng ơi!"
    Vũ Quần Phương
    Trong các sự mất, có lẽ chỉ mất người yêu là dễ làm thơ nhất, chứ mất ví, nhất là mất chó, khó thành thơ lắm. Họa chăng có làm thơ trào phúng, làm thơ trữ tình than vãn dễ thành anh tiếc của, có khi lại bị coi là anh bủn xỉn. Vậy mà Trần Đăng Khoa năm mười một tuổi đã viết được, mà viết hay, một bài thơ mất chó: Sao không về Vàng ơi?
    Sao không về Vàng ơi!
    TRẦN ĐĂNG KHOA
    Tao đi học về nhà
    Là mày chạy xồ ra
    Đầu tiên mày rối rít
    Cái đuôi mừng ngoáy tít.
    Rồi mày lắc cái đầu
    Khịt khịt mũi, rung râu
    Rồi mày rún chân sau
    Chân trước chồm, mày bắt
    Bắt tay tao rất chặt
    Thế là mày tất bật
    Đưa vội tao vào nhà
    Dù tao đi đâu xa
    Cũng nhớ mày lắm đấy
    Hôm nay tao bỗng thấy
    Cái cổng rộng thế này
    Vì không thấy bóng mày
    Nằm chờ tao trước cửa
    Không nghe tiếng mày sủa
    Như những buổi trưa nào
    Không thấy mày đón tao
    Cái đuôi vàng ngoáy tít
    Cái mũi đen khịt khịt
    Mày không bắt tay tao
    Tay tao buồn làm sao!
    Sao không về hả chó
    Nghe bom thằng Mỹ nổ
    Mày bỏ chạy đi đâu?
    Tao chờ mày đã lâu
    Cơm phần mày để cửa
    Sao không về hả chó
    Tao nhớ mày lắm đó
    Vàng ơi là Vàng ơi!
    1967
    Vàng viết hoa hẳn hoi vì là tên con chó vàng nhà em. Thì ra cái ngây thơ thuần khiết của tuổi mười một đã giữ cho tình cảm bài thơ hoàn toàn trong cõi tinh thần, không gợn một chút tiếc của nào. Bài thơ mang tâm lý thiếu nhi mà lại sâu sắc việc đời, người lớn khó viết được.
    Bài thơ nói chuyện mất chó nhưng đoạn đầu, đoạn dài nhất trong ba đoạn của bài, lại nói chuyện lúc chó đang còn. Nói cái mất, cái không có dễ trừu tượng, nên phải lấy cái có để nói cái không, vẽ mây nẩy trăng vốn là thủ pháp thường gặp trong văn chương, ở đây em Khoa dùng rất đắc địa là chó, sinh động nhất, tình cảm nhất là lúc nó đón mừng chủ. Đó là hoàn cảnh điển hình để bộc lộ "tính cách điển hình'''''''' của con Vàng.
    Em Khoa (khi tôi viết lời bình này thì Trần Đăng Khoa đã ngoài ba mươi tuổi, tôi xin được gọi thế cho hợp với tâm lý bài thơ) đã chọn khung cảnh Tao đi học về như để diễn tả tình cảm quấn quýt của con chó với người chủ nhỏ. Chó là con vật có tình cảm và tình cảm ấy được bộc lộ, nó không yêu ghét để bụng như con người, nên tả tình cảm của nó là phải tả qua cách bộc lộ, không nên tả bằng cảm nhận của mình: ôi con chó nó mừng tôi lắm.
    Tả thế người đọc không thấy chó, chỉ thấy một nhận xét. Làm thơ kị nhất là đưa nhận xét kiểu phê công văn như thế. Chúng ta hãy xem em Khoa quan sát và kể lại những cử chỉ của con chó lúc đón chủ. Trước hết, khi vừa thấy bóng chủ:
    Là mày chạy xồ ra
    Sự mau ngắn vồ vập ấy con loài chó mới có, đó là chỗ tuyệt vời của chúng về mặt tình cảm.
    Đầu tiên mày rối rít
    Cái đuôi mừng ngoáy tít.
    Rồi mày lắc cái đầu
    Khịt khịt mũi, rung râu
    Rồi mày rún chân sau
    Chân trước chồm, mày bắt
    Hình ảnh sinh động như một đoạn phim. Ở đây có sự tinh vi trong bút pháp của nhà thơ nhỏ tuổi. Tả tình cảm con người, thường tả bằng nét mặt nụ cười, nhưng với chó, cái mặt ít gợi cảm tình, còn tả chó cười thì lại thành chó thui mất.
    Em Khoa đã tinh ý nhận ra cái đuôi là chỗ biểu hiện tình cảm cao nhất ở loài chó. Em tả đuôi trước rồi mới ngược lên tả đầu, tả tứ chi. Và ở mỗi bộ phận cơ thể ấy em chỉ nói tới năng lực biểu hiện sự mừng rỡ: cái đuôi thì ngoáy tít, cái đầu thì lắc lắc, mũi khịt khịt, chân sau rún, chân trước chồm. Chúng ta đọc thấy sinh động vì đoạn thơ chứa nhiều động tác, Khoa đã quan sát kỹ không bỏ sót một động tác nào.
    Nhưng có một chi tiết Khoa đã không tả đúng, em đã bịa ra, khi em nói con chó nó bắt tay em:
    Bắt tay tao rất chặt
    Thế là mày tất bật
    Đưa vội tao vào nhà
    Thật ra thì em nắm chân trước của nó. Và nó theo em vào nhà. Nếu quan sát bằng mắt thì chỉ thấy thế thôi. Nhưng do cái tình của con chó mà tác giả tưởng tượng ra, nhân cách hóa con chó từ lúc nào không biết, nên mới tả nó bắt tay, mà bắt tay rất chặt (chó đâu có bàn tay), lại còn đưa chủ vào nhà như ta đón khách.
    Đây cũng là một đặc điểm của tư duy con trẻ: quan sát và tưởng tượng lẫn vào nhau. Người đọc không mấy ai thấy các chi tiết ấy là vô lý, người ta chấp nhận dễ dàng vì nó đúng với tâm trạng. Đây là một thí dụ về cái phi lý được chấp nhận và hơn nữa cần có trong thơ.
    Đoạn hai mới là tình cảnh mất chó:
    Hôm nay tao bỗng thấy
    Cái cổng rộng thế này
    Vì không thấy bóng mày
    Nằm chờ tao trước cửa
    Không nghe tiếng mày sủa
    Như những buổi trưa nào
    Một cảm giác trống trải cái cổng rộng ra vì không còn hình và không còn tiếng con chó. Nhất là lúc đi học về, em bé Khoa thảng thốt:
    Không thấy mày đón tao
    Cái đuôi vàng ngoáy tít
    Cái mũi đen khịt khịt
    Mày không bắt tay tao
    Tay tao buồn làm sao
    Đây là một quy luật tâm lý mà em Khoa khi ấy đã hiểu được: trước đây con chó đã tạo cho chú bé lúc đi học về, một niềm vui lớn bao nhiêu thì giờ đây vắng con chó, chú bé lại buồn bấy nhiêu. Các chi tiết của kỷ niệm càng sinh động, nỗi nhớ càng sâu, Khoa đã dụng ý nhắc lại các chi tiết ở đoạn một để tả nỗi nhớ của chú bé.
    Mày không bắt tay tao, tay tao buồn làm sao. Đây là câu thơ ngây thơ nhất và cũng tế nhị nhất của bài thơ. Nó gợi được hình ảnh chú bé nhìn xuống tay mình mà nhớ con chó, nhớ kỷ niệm cũ.
    Còn tế nhị là ở chỗ: nỗi nhớ con chó dù thế nào cũng không thể như nỗi nhớ một con người. Nỗi buồn mất chó chỉ sinh ra từ hai lẽ: lẽ thứ nhất là mất của (chó là một giá trị kinh tế hoặc thực phẩm gì đó), lẽ thứ hai thuộc về phạm vi tình cảm. Nặng về nỗi buồn mất của sẽ ra người keo kiệt, mà quá nhấn mạnh đến tổn thất tình cảm cũng không ổn. Chó vẫn là chó. Trong bài thơ này, Trần Đăng Khoa chỉ nói tới tổn thất tình cảm nhưng em giới hạn mức độ:
    Mày không bắt tay tao
    Tay tao buồn làm sao
    Cái tay đại diện cho con người để bạn bè với con chó vừa là ngang cấp, vắng con chó, cái tay nó buồn. Tâm lý rất trẻ thơ mà lại hóa ra tinh tế. Em Khoa đã tả đúng nỗi lòng chú bé nên có được sự tinh tế ấy không phải do dụng ý của bút pháp. Bài thơ đến đây có thể kết thúc. Tác giả viết đoạn thứ ba để phát triển sang một chủ đề khác. Nói lý do mất chó, Khoa đã biến bài thơ mất chó thành bài thơ hạ không lực Hoa Kỳ, một yêu cầu thời sự của văn chương những năm sáu mươi. Bom Mỹ rơi chỉ có chó nó sợ, nó chạy, không thấy tác động gì khác tới làng xóm.
    Hai câu kết:
    Tao nhớ mày lắm đó
    Vàng ơi là vàng ơi!
    là đỉnh cao của tình cảm bài thơ, tưởng như thấy được chú bé đang mếu máo gọi chó, vác gậy chạy tìm khắp xóm.
    Văn nghệ Trẻ
    --------------------------------------------------------------------------------
  8. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0

    Bút pháp ước lệ của Nguyễn Du
    (Qua cảnh Thúy Kiều đưa tiễn Thúc Sinh)
    Ước lệ được xem là một đặc điểm thi pháp của văn học trung đại. Trong "Truyện Kiều", Nguyễn Du sử dụng khá nhiều bút pháp ước lệ. Có điều nhà thơ sử dụng một cách hết sức linh hoạt, sáng tạo nên tránh được sáo mòn, nhàm chán. Không những thế bút pháp ước lệ của Nguyễn Du còn góp phần diễn tả một cách tinh tế, sâu sắc tâm trạng nhân vật.
    Điều đó được thể hiện rất rõ qua cảnh Thuý Kiều đưa tiễn Thúc Sinh về tự thú với Hoạn Thư.
    Thường thường khi chia tay, người ta hay nắm lấy áo nhau tỏ tình quyến luyến, bịn rịn. Níu áo dần trở thành một cách nói quen thuộc: "Chàng ơi buông áo em ra/ Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa" (Ca dao). Trong buổi tiễn đưa, Kiều cũng níu áo chàng Thúc. Cho đến lúc chàng lên ngựa, nàng mới chịu "chia bào" (buông áo). Theo logic bình thường, người này có buông áo, người kia mới được lên ngược. Ở đây, Nguyễn Du cố ý sắp xếp ngược lại: "Người lên ngựa, kẻ chia bào". Theo tôi, đây là một chi tiết cần được quan tâm. Bởi vì qua cái chi tiết ngỡ như phi logic này, Nguyễn Du không chỉ thể hiện nỗi vấn vương, lưu luyến mà còn thể hiện tâm trạng đầy lo lắng của Kiều. Nàng cố níu giữ Thúc Sinh cho đến giây phút cuối cùng. Kiều khuyên Thúc Sinh về tự thú với Hoạn Thư là mong muốn cuộc sống yên ổn lâu dài. Nhưng trong nửa năm chung sống, qua chàng Thúc, nàng đã biết ít nhiều về Hoạn Thư. Riêng cái uy con gái Thượng thư Bộ lại của Hoạn Thư cũng đã đủ cho Thuý Kiều e ngại. Nàng lo sợ mất chàng, mất cái chỗ dựa duy nhất giữa chốn "nước non quê người", nàng lại sẽ rơi vào cảnh bơ vơ chân trời góc bể. Vì vậy, nàng cố níu giữ chàng ngay cả khi chàng đã lên ngựa. Bằng một chi tiết có tính ước lệ, Nguyễn Du đã phần nào diễn tả được cái tâm trạng ngổn ngang trăm mối của nàng Kiều.
    Rừng phong thu lúc chớm thu lá dần ngả sang màu đỏ được nhắc đến khá nhiều trong thơ cổ điển Trung Hoa. Cái màu đỏ của lá phong thu có tính ước lệ này qua tay thiên tài Nguyễn Du đã biến thành ?omàu quan san? - gợi sự xa xôi, cách trở. Phải thật hiểu tâm trạng bất an của Kiều khi chia tay Thúc Sinh, Nguyễn Du mới sáng tạo ra cái ?omàu quan san? độc đáo ấy. Nghĩa là lá phong đang ngả dần sang màu đỏ. Kiều đưa tiễn Thúc Sinh lúc mới sang thu. Nhưng "nhuốm màu quan san" lại rất phù hợp với tâm trạng lo lắng, bất an của nàng Kiều lúc này. Chỉ thay một dấu từ "nhuộm" sang "nhuốm" mà cái "màu quan san" càng thêm xa xôi, cách trở. Đây cũng là một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du chăng?
    Thúc Sinh đi rồi, Kiều cứ đứng nhìn theo mãi: "Dặm hồng bụi cuốn chinh an/ Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh". Thường khi tả đoàn quân xuất trận mới có cảnh "dặm hồng bụi cuốn". Trong Binh xa hành của Đỗ Phủ, cùng với tiếng ngựa phi là cảnh cát bụi bay ngút trời. Người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm : "Thét roi cầu Vị ào ào gió thu". "Bụi cuốn? nghĩa là bụi mù trời, gió ào ào? Nguyễn Du tả cảnh Thúc Sinh về Vô Tích gặp Hoạn Thư chẳng khác gì đi ra chiến trận. Theo logic bình thường thì không thật đúng. Nửa năm ăn ở với người đẹp, giờ phải chia tay, chàng Thúc chắc bịn rịn lắm. Nếu có phi thì chàng cũng chỉ phi nước kiệu thôi. Làm gì có chuyện "bụi cuốn" mù trời như thế. Ngay cả khi chia tay Hoạn Thư, vừa lên ngựa chàng đã: "thẳng ruổi nước non quê người ", vẫn không thấy Nguyễn Du miêu tả một tý bụi nào. Cho dù thẳng ruổi là phi rất nhanh, phi theo kiểu nước đại để mau về gặp lại nàng Kiều. Với tâm trạng rất háo hức, Thúc Sinh nhìn cái gì cũng đẹp: "Long lanh đáy nước in trời/ Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng". Phi nước đại như thế thì không có một tý bụi nào. Còn "phi nước kiệu lại "dặm hồng bụi cuốn"? Đây chính là cảnh được nhìn qua tâm trạng đầy lo âu của nàng Kiều: chàng Thúc như đang đi vào nơi đầy gió bụi, chẳng khác gì ra trận. Bởi vì chàng sắp chiến đấu với Hoạn Thư - một cuộc chiến đấu không cân sức giữa anh chồng non gan và bà vợ vừa đầy uy lực, vừa đầy mưu ma, chước quỷ làm sao mà Kiều có thể yên tâm được. Một lần nữa ta hiểu thêm dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du qua một chi tiết tưởng như hết sức bình thường.
    Sau khi tiễn đưa Thúc Sinh: "Người về chiếc bóng năm canh/ Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi", Kiều ngẩng lên trời và hoảng hốt: "Vầng trăng ai xẻ làm đôi?". Vầng trăng đầu tháng cũng được nhìn qua tâm trạng của nàng Kiều. Nàng đang linh cảm về một sự chia lìa, một sự "tan đàn xẻ nghé". Ca dao cũng có câu tương tự: "Vầng trăng ai xẻ làm đôi/ Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng?". Sau này thi sĩ Hàn Mặc Tử cũng đau đớn thốt lên: "Đêm nay còn nửa trăng thôi/ Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi/ Ta nhớ người xa thương đứt ruột/ Gió làm nên tội buổi chia phôi" (Một nửa trăng). Nhưng theo tôi, hai câu của Nguyễn Du mang nhiều tầng nghĩa hơn. Bởi vì trăng của Nguyễn Du dù có bị xẻ làm đôi nhưng không chịu chia lìa: "Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường". Phải chăng, nhà thơ mượn hai nửa vầng trăng để bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc của mình trước cảnh chia ly của Thúc Sinh - Thuý Kiều? Và phải chăng đó cũng là mong muốn của Kiều. Kiều nhờ một nửa trăng giúp chàng Thúc thấu hiểu tâm trạng lẻ loi cô đơn của mình, một nửa kia nàng muốn trăng thay nàng soi đường cho chàng? Qua tưởng tượng của Kiều, con đường Thúc Sinh đang đi đầy gió, đầy bụi, đầy chông gai hiểm trở. Thúc Sinh thì đơn thương độc mã, ước gì nàng có thể ở bên cạnh chàng?
    Rõ ràng bằng những chi tiết, những hình ảnh có tính ước lệ hết sức quen thuộc, Nguyễn Du đã biến hoá, đã nhào nặn trở thành những chi tiết nghệ thuật hết sức mới lạ, độc đáo. Nếu cứ theo logic bình thường ta tha hồ bắt bẻ nhà thơ. Song sáng tạo nghệ thuật có quy luật riêng của nó. Cái tưởng như phi lý lại rất có lý nếu ta hiểu được dụng ý tác giả. Lạ hoá bút pháp ước lệ là một trong những biệt tài của Nguyễn Du. Càng đọc, càng nghiền ngẫm Truyện Kiều, chúng ta càng khám phá nhiều điều mới mẻ trong thế giới nghệ thuật đa dạng của ông.
    Theo Văn học và Tuổi trẻ
  9. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0

    Y Ban viết về nỗi đau rất đàn bà
    Dương Cầm
    Nhà văn Y Ban viết từ nỗi đau thẳm sâu trong tâm hồn những người đàn bà luôn khao khát một tình yêu tuyệt mỹ. Đôi khi, cũng chống chếnh, chênh vênh giữa bổn phận của người vợ và một thế giới siêu thực nào đó, nhưng rồi chị lại thảng thốt giật mình quay về duy trì tổ ấm yên bình.
    - Tại sao chị thường chọn đề tài ngoại tình trong các truyện ngắn của mình?
    - Tôi thích viết về phụ nữ và những vấn đề của phụ nữ hiện đại. Tôi cũng rất thích mổ xẻ đến tận cùng tâm lý của người đàn bà hiện đại. Họ thông minh, giỏi giang nhưng vẫn luôn cần một cuộc sống tình cảm phong phú. Tôi không thích sự cực đoan và cô đơn. Tôi thích người phụ nữ có trách nhiệm với gia đình, nhưng người đó cũng yêu và hiểu về tình yêu.
    Là phụ nữ, ai cũng vậy, đến chết vẫn mong chờ một tình yêu đẹp. Đó không chỉ đơn thuần là việc người phụ nữ đi tìm hạnh phúc mà đó còn là việc họ có khát vọng sống. Cuộc sống phát triển kéo theo sự xơ hóa trong tình cảm gia đình. Bước ra khỏi cửa thôi là sẽ thấy cả xã hội che chở cho việc ngoại tình. Tại sao khách sạn, nhà nghỉ lại mọc lên nhiều đến vậy? Trước tiên, phải nhìn lại xem gia đình có lỗi gì không để đẩy người ta đến việc ngoại tình. Một người phụ nữ trước mặt bạn trai sẽ trở nên duyên dáng, ý nhị biết bao, trong khi ở nhà với chồng thì đầu bù tóc rối.
    Người đàn ông có thể buông lời khen với cô đồng nghiệp hay bà hàng xóm nhưng về nhà lại cục cằn với vợ con. Tôi cũng lo cho chồng có bữa ăn ngon, chăm con học hành, nhưng với một nghệ sĩ như chồng tôi thì chưa chắc đó đã là sự hoàn hảo. Có một gia đình yên ấm, nhưng là một phụ nữ mở và đầy cảm xúc nên tôi vẫn luôn đi tìm cho mình sự hoàn thiện.
    - Trong các truyện ngắn của chị, luôn nhìn thấy hình ảnh một người đàn bà khao khát tình yêu, nhưng trong quá trình tìm kiếm hạnh phúc, toàn gặp Sở Khanh. Tại sao vậy?
    - Tôi thích viết về những biến động tâm lý của người đàn bà sau những cuộc ngoại tình. Người đàn bà dù có học hay không có học, sau mỗi cuộc yêu, đều có những day dứt. Sau dâng hiến, nếu họ được người tình vuốt ve, động viên, dù chỉ là một cuộc điện thoại hỏi han, họ sẽ lại thăng hoa. Còn nếu sau đó là một khoảng lặng, thì đó là nỗi ê chề, bẽ bàng và cay đắng. Những người đàn ông trong câu chuyện của tôi luôn mang theo 2 bịch sữa tươi trong ca táp để ?obồi dưỡng? cho mỗi lần yêu, hay người đàn ông sạch sẽ đến mức lấy khăn lau bàn để lau cho người tình? không hẳn là những người xấu. Nhưng cũng có thể họ cố tình bộc lộ cái xấu để dễ dàng ?ogiãy? ra khỏi những vụ ngoại tình đó thì sao?
    - Gần đây, các tác phẩm của chị thường đề cập rất nhiều tới chuyện quan hệ nam nữ và cả "chuyện giống má" của đàn ông, tại sao vậy?
    - Trước khi là nhà văn, tôi là một nhà sinh học, tôi từng dạy ở trường Y nên nhìn vấn đề thoáng và cũng khoa học hơn. Bộ phận mắt, mũi hay các bộ phận khác trên cơ thể đều thực hiện chức năng đối với con người. Nhưng vấn đề ở đây là tôi viết đến những ?othằng bé?? trong một tâm trạng thanh cao và thăng hoa. Viết về tình yêu thì không thể tránh được những chuyện quan hệ đàn ông, đàn bà. Trước đây tôi tự biên tập những phần đó và không động đến vấn đề ********. Nhưng bây giờ thì tôi không tự biên tập mình đi nữa.
    Có nhiều người bế tắc nên phải lôi chuyện đó ra để viết. Còn tôi, tôi không bế tắc, tôi có mục đích rõ ràng của mình. Những chi tiết tả chân ấy về một người đàn bà khoẻ mạnh cả về thể xác và tâm hồn để độc giả nhìn thấy điều cao hơn, đó cả là tình yêu. Tôi thấy các nhà phê bình VN khen những trào lưu văn học mới của Trung Quốc, nhưng nếu thử so sánh thì những vấn đề đó, các nhà văn VN đã đi trước thời cuộc. Trong các tác phẩm, tôi dùng ******** để thể hiện những ý đồ của mình. Tôi thích sự thách đố, thách thức đó và tôi cảm thấy mình viết ?ochín? hơn nhiều.
    - Văn là người, vậy những điều đó ám ảnh chị đến mức nào?
    - Nhiều người khi đọc truyện của tôi cũng cho rằng tôi là một con đàn bà ghê gớm, hay chắc là phải khổ sở lắm về chuyện này chuyện kia. Nhưng xin nói thẳng nhé, chồng tôi là số 1.
    - Chồng chị nói gì khi đọc những truyện đó của chị?
    - Cũng là nghệ sĩ nên chồng tôi hiểu, nhưng lão ấy hay bảo tôi là ?ongày càng ghê gớm, rồi viết thế thì đeo mo vào mặt?. Tôi trả lời: ?oLà nhà văn phải chấp nhận?.
    - Gần đây, một số nhà văn tự làm mới bằng những đoạn văn dài vô tận mà không có một dấu phẩy, và hay đề cập tới chuyện ********. Chị nghĩ thế nào về xu thế này?
    - Các sáng tác mới của các nhà văn trẻ hiện nay chưa đủ độ chín về tài năng, nhưng đã nhìn thấy ở đó lửa trong văn chương. Chính bởi vậy, các nhà văn có tên tuổi tự thấy phải thay đổi. Nhưng cũng có thể sự chênh lệch về tuổi tác, nên sự nắm bắt cái mới vẫn chưa kịp thời. Cùng đề cập về ********, trong khi các nhà văn trẻ nói về ?o******** ở nhà nghỉ, khách sạn? thì các nhà văn thế hệ già vẫn chỉ quanh quẩn ở ?o******** trên mảnh đất sau vườn?. Mọi người ưa ngồi chờ nghe người khác kể chuyện nhưng không đặt mình trong nhân vật đó để suy nghĩ. Thử một lần đến một cái nhà nghỉ nào đó, họ sẽ thấy được sự tê tê, bẩn bẩn và ê chề của nó. Tóm lại, nhà văn cần sự dấn thân.
    - Vậy chị dấn thân như thế nào?
    - Sống cùng một nghệ sĩ, bản thân cuộc sống gia đình cũng đã có những xung đột tình cảm. Hơn nữa, tôi làm báo nên cũng đi nhiều. Tôi cũng ?orúc? vào các quán vườn và mở to mắt ra để nhìn. Tôi cũng chấp nhận đứng trên bờ chênh vênh giữa một bên là gia đình và một thế giới hạnh phúc siêu thực nào đó. Tôi hay đặt mình vào nhân vật và đẩy tận cùng những tình huống của nhân vật.
    - Sau ?oĐàn bà xấu thì không có quà?, nhiều người chê xu hướng ?obáo chí hoá văn chương? của Y Ban. Chị nghĩ sao?
    - Tôi tự hào với cách viết đó, đó là xu hướng hiện đại. Văn chương nếu cứ rề rà, dùng nhiều con chữ để miêu tả thì bạn đọc không chịu được. Văn chương cũng phải thông tin, nhưng cái hay của nhà văn chính ở sự hư cấu. Làm báo chí, cũng giúp tôi gặp được nhiều cảnh ngộ để sáng tạo.
    Ngôi Sao
    --------------------------------------------------------------------------------
  10. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0

    Nhà thơ Ngọc Anh: Sống dưới bóng Kơnia, chết bên gốc Kơnia
    Vào khoảng những năm 1956, 1957, rải rác trên các báo miền Bắc có đăng những bài thơ của các dân tộc Tây Nguyên, dưới bài ghi cái tên nhỏ trong ngoặc đơn: Ngọc Anh phỏng dịch. Nhiều người đã say mê các bài: ?oChiếc khăn thêu?, ?oThương *****, thương Đảng?, và nhất là bài ?oBóng cây Kơnia?. Mãi sau này, từ những người bạn thân của Ngọc Anh, người ta mới biết những bài thơ đó là do chính Ngọc Anh sáng tác...
    Ngọc Anh tên thật là Nguyễn Ngọc Anh sinh ngày 3/3/1934 tại xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Vào khoảng năm 1948-1949, ông vào thiếu sinh quân, học tại Trường trung học Bình dân Quân sự Khu 5. Học xong, ông cùng một số bạn bè đi làm phóng viên mặt trận ở Tây Nguyên. Sau đợt ấy, ông về làm báo Vệ quốc quân thuộc Phòng Chính trị, Bộ Tư lệnh Quân khu V.
    Trong đợt đi làm phóng viên mặt trận ở Tây Nguyên, Ngọc Anh đi với một số người mà sau này cả nước đều biết tiếng: nhà văn Nguyên Ngọc, nhạc sĩ Nhật Lai, nhạc sĩ Trương Đình Quang. Ở đây, họ làm đủ thứ việc: đánh giặc, làm rẫy, vận động quần chúng, tổ chức vũ trang tuyên truyền. Họ sống cùng với đồng bào các dân tộc Êđê, Giarai, Xêđăng, Giẻ Triêng trong các buôn làng.
    Người đầu tiên có những sáng tác là Nhật Lai. Nhật Lai có tên thật trùng với một nhà văn nổi tiếng: Nguyễn Tuân. Ông là người Tuy An, Phú Yên, anh ruột của nhà thơ Nguyễn Mỹ - tác giả ?oCuộc chia ly màu đỏ? sau này. Nguyễn Tuân người thấp, lùn nên được các bạn gọi đùa là ?oNhật lai?, và ông lấy tên Nhật Lai làm bút danh của mình.
    Nguyên Ngọc lúc này đã có những bài bút ký và đang tích lũy cho quyển tiểu thuyết nổi tiếng sau này ?oĐất nước đứng lên?. Trương Đình Quang đã có bản nhạc ?oTiến lên Lắc?. Chỉ có Ngọc Anh vẫn im lặng. Con người vốn đẹp trai có nước da trắng hồng, ăn nói nhỏ nhẹ như con gái, lúc nào cũng khiêm nhường, cũng khuất mình sau bạn bè, nhẹ nhàng chăm lo bạn bè từng bữa ăn giấc ngủ này chưa thấy có biểu hiện gì về sáng tác cả. Bù lại, ông được nhiều người yêu mến. Nhà văn Nguyên Ngọc kể lại rằng: Hồi đóng ở Phú Yên, có hai cô gái học ở Trường trung học Kháng chiến Lương Văn Chánh yêu ông cùng một lúc và hình như Ngọc Anh cũng yêu cả hai cô.
    Do có thân hình đẹp nên Ngọc Anh thường ?obị bắt? đóng vai con gái trong các vở kịch. Nhạc sĩ Trần Hồng kể lại rằng: Dạo ấy tôi ở Đoàn Văn công tiền phương HL30 Tây Nguyên do ông Nguyễn Mạnh Hào làm trưởng đoàn. Một hôm, chúng tôi lo dựng vở ?oĐón anh trở về? của Trọng Anh. Trong đoàn không có phụ nữ, mà kịch bản lại có vai một người vợ. Đang lo sốt vó thì Ngọc Anh đến thăm chúng tôi. Nhìn cái dáng rất ?ocon gái? của anh, tôi vui vẻ nói:
    - Mày đóng hộ tao vai vợ nghe.
    Ngọc Anh cười:
    - Mình đóng không nổi đâu.
    Nhưng rồi chúng tôi vẫn vào làng mượn đồng bào chang tóc, đến các cô dân công mượn kẹp cho Ngọc Anh. Khi Ngọc Anh bước ra sân khấu, tôi sững sờ vì cậu ta giống con gái quá. Sau buổi diễn, dân công, bộ đội và đồng bào xúm vào tìm ?ocô gái? để gặp mặt. Tôi vào sau sân khấu dẫn Ngọc Anh ra. Mọi người chưa tin. Tôi giải thích, tức thì mọi người cười ồ lên vỗ tay tán thưởng.
    Cuối năm 1954, Ngọc Anh tập kết ra Bắc. Ông được phân công về công tác ở Ban Dân tộc Trung ương, sau đó về Viện Văn học làm công tác theo dõi văn học miền núi. Bạn bè ông - những người đã thành danh khuyến khích ông sáng tác, ông chỉ cười khiêm tốn: "Mình chưa viết được, còn suy nghĩ đã. Tây Nguyên quá vĩ đại mà mình thì chưa hiểu được gì".
    Nhưng rồi Ngọc Anh vẫn lặng lẽ viết và những bài thơ của anh đã trở thành dân ca, được người Tây Nguyên thừa nhận. Ông phải giấu tên để đề cao thơ các dân tộc Tây Nguyên đang chống Mỹ, mặt khác cũng phù hợp với đức tính lặng lẽ khiêm tốn của ông.
    Trong thơ Ngọc Anh, phong cảnh Tây Nguyên hiện lên rất thân thiết:
    Cheo Reo quê mình/ Có nhiều núi rừng/ Có sông, có suối/ Có làng, có rẫy/ Nơi mẹ đi hái củi/ Nơi cha xây làng/ Cheo Reo quê mình/ Nhớ sông Krông Adung Pa/ Đất soi rộng phẳng/ Lúa bắp tốt xanh/ Dân làng đông đúc.
    Những người dân Tây Nguyên hiền hòa cần cù trong lao động: Trưa về ngồi kéo sợi/ Dưới bóng mát nhà rông/ Sợi dài hơn mây núi/ Trắng ngỡ thác đầu buôn.
    Bọn Mỹ - Diệm đến Tây Nguyên ?oBắt con trai đi lính, bắt phụ nữ làm đường, bắt mỗi đầu người phải nộp thuế thân?. Chúng còn bắt nhân dân rời buôn làng đến sống trong những khu đồn để dễ kiểm soát. Trong khu đồn, bà con quặn thắt nhớ quê: Đất ông bà/ Ta nhớ ta thương/ Nhớ rẫy cũ làng xưa/ Nhớ mùa gặt mới/ Nhớ tiếng trâu ngoài làng/ Tiếng voi đằng xa/ Và tiếng chim ăn hoa buổi sáng.
    Nhưng người Tây Nguyên vẫn đoàn kết chống lại chúng, vẫn tin tưởng ở Đảng, ở *****, ở miền Bắc, vững tin ngày non sông thống nhất. Bài ?oBóng cây Kơnia? là bài thơ xuất sắc nhất của Ngọc Anh. Bài thơ mang đậm những ý tưởng trên cũng là bài thơ mang đậm hồn Tây Nguyên: Em hỏi cây Kơnia/ Gió mày thổi về đâu?/ Về phương mặt trời mọc/ Mẹ hỏi cây Kơnia/ Rễ mày uống nước đâu?/ Uống nước nguồn miền Bắc.
    Cây Kơnia, cái cây còn có tên là cây Cầy, cây Cốc, cây Đậu trướng vô danh kia đã được nhà thơ thổi tâm hồn mình vào thành một cây sừng sững của núi rừng Tây Nguyên yêu dấu ngàn đời, được nhân loại biết đến. Phải chăng Ngọc Anh đã sinh ra cây Kơnia kia?
    Bài thơ ?oBóng cây Kơnia? đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc, được đưa vào các tuyển tập thơ lớn của đất nước. Còn người sáng tác bài thơ thì ở đâu?
    Năm 1964, Ngọc Anh trở về miền Nam!
    Trước đó, ông đã xây dựng gia đình với một cô gái đồng hương. Nhưng hai người không được ở gần nhau. Ông công tác ở Hà Nội, vợ ông công tác ở Hải Phòng. Lâu lâu họ mới gặp nhau. Bây giờ ông lại xa biền biệt? để lại cho người vợ gầy yếu và hai đứa con nhỏ? Sau này, khi Ngọc Anh mất rồi, người vợ vừa khóc vừa nói với bạn bè: ?oTôi với anh ấy sống với nhau vẻn vẹn có bốn mươi ngày?.
    Ông Trần Thanh Dân sau này là Phó chủ tịch Mặt trận tỉnh Gia Lai - Kon Tum kể rằng: Hôm đưa tiễn Ngọc Anh và chúng tôi ra đi, chị vợ rơm rớm nước mắt, Ngọc Anh đùa tếu để làm nhẹ cảnh chia ly. Ông nói với các bạn: "Kìa, cái mặt? Cái mặt bà Xoa buồn cười chưa nè".
    Mọi người cùng cười. Nhưng người kể nhớ lại rằng, những đêm mắc võng trên đường đi, Ngọc Anh tâm sự: "Tôi nghĩ thương Xoa xa xôi, vất vả nuôi hai đứa nhỏ".
    Ngọc Anh vào chiến trường, nhưng cũng không công tác ở các cơ quan Khu như các bạn. Ông về một tỉnh nhỏ heo hút - tỉnh Kon Tum để công tác và tiếp tục nghiên cứu về Tây Nguyên, về đồng bào các dân tộc. Ngọc Anh lo huấn luyện các tiết mục cho đoàn văn công tỉnh và cặm cụi ghi chép, suy nghĩ về dân ca của các dân tộc Tây Nguyên mà ông yêu mến. Bao giờ ông cũng muốn làm một cái gì đó cho ra tấm ra món và thực chất là Tây Nguyên. Nhiều bạn bè quen biết ông ở Khu - lúc này chuẩn bị ra tờ tạp chí Văn nghệ quân giải phóng Khu V - muốn xin ông về khu công tác, ở căn cứ khu an toàn hơn, có điều kiện bồi dưỡng sức khỏe và năng lực của ông hơn nhưng ông vẫn ở lại Tây Nguyên - nơi có những thảo nguyên mênh mông, có những cây Kơnia trùm bóng mát xuống buôn làng.
    Ngọc Anh đã lặng lẽ ngã xuống (vào ngày 15/10/1965) bên những bóng cây Kơnia mà ông yêu mến đó. Hài cốt Ngọc Anh bây giờ được mang về với quê hương Quảng Nam của ông. Mộ ông được đặt ở nghĩa trang Điện Bàn. Vào một ngày đầu xuân năm nay, tôi có đến đây thăm mộ những đồng đội cũ từng công tác với tôi ở Hội Văn nghệ giải phóng Khu V.
    Tôi đến đốt nhang bên mộ Ngọc Anh. Tấm bia nho nhỏ khiêm nhường lẩn khuất bên những tấm bia đồng đội. Những ngọn cỏ mùa xuân mạnh mẽ - mà người gác nghĩa trang chưa kịp xén, mọc lên che khuất tầm bia. Nếu đi nhanh qua đây chẳng ai biết đấy là mộ Ngọc Anh, nhà thơ có những bài thơ sống mãi trong lòng đồng đội, trong lòng nhân dân Tây Nguyên và cả nước. Những vần thơ có sức sống bền bỉ như những khúc dân ca, bền bỉ hơn chính cuộc đời của những con người.
    Theo CAND

Chia sẻ trang này