1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THAM KHẢO | Tin tức, Lý luận, Phê bình Văn học nghệ thuật (NEW !!!mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi kienn79, 16/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi - Những kỷ niệm khó quên


    Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi năm nay đã ngoài 70, nhưng trông ông vẫn cường tráng với mái tóc dài rẽ ngôi giữa như ?ođầu Tiệp? để lộ vầng trán cao dô... Nhìn ông người ta biết ngay đây là một người thông minh, hóm hỉnh, thẳng thắn.
    Dạo này ông không đi đọc thơ nữa nhưng ông vẫn làm thơ để xem ?othơ mình có cũ hơn được không !?". Ông cũng ít viết báo nhất là những bài tranh luận về thơ trên báo chí bởi theo ông ?ocãi nhau trên báo bây giờ cũng cần phải có... sức khỏe?!?. Rồi ông kể về những kỷ niệm hằn sâu trong ký ức từ những ngày đầu ông chập chững đến với thơ, rồi thành nhà thơ, đi đọc thơ bình thơ đây đó, rồi cả chuyện làm báo của mình, những chuyện có thật 100% ấy mà mới nghe tưởng như chuyện bịa...
    Năm 1952, lúc ấy ông đang là học sinh giỏi văn lớp 8 ở trường cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng Nghệ An (hệ 9 năm), lại được học thầy giáo nổi tiếng Nguyễn Đức Nam nên ngoài giờ học trên lớp về nhà là vùi đầu vào đọc sách, những mong có chút vốn liếng sau này trở thành nhà văn, nhà thơ. Vậy mà chỉ vì vâng lời cha nên ông đành rứt ruột rời thầy rời lớp về nhà đi làm tuyên truyền viên giảm tô cho xã. Công việc của anh học trò Vợi lúc đó là sáng tác thơ phục vụ bà con nông dân đấu tranh giảm tô, giảm thuế! Ông cười bảo, lúc ấy sức ông chỉ làm được những bài vè, những bài thơ... con cóc thôi, nhưng nó thiết thực và gần gũi với bà con lắm. Cứ đọc lên là bà con ta vỗ tay rầm rầm tán thưởng, rồi hô vang khẩu hiệu ?ođả đảo địa chủ?. Ông còn nhớ như in cái ngày ông đang đi đọc thơ giảm tô ấy, ông có cái may mắn được gặp nhà thơ Xuân Diệu. Đó là một buổi hoàng hôn nhuộm vàng cánh đồng quê đang vào mùa gặt, khi ông đang trong tâm trạng háo hức nhẩm đi đọc lại ?obài thơ? tâm đắc mình vừa sáng tác để tối hôm ấy hùng hồn đọc cho bà con thưởng thức thì có một người khách lạ vận bộ quần áo gụ với mái tóc lượn sóng nếp nào ra nếp ấy đến và tự giói thiệu mình là nhà thơ Xuân Diệu. Nguyễn Bùi Vợi vui vẻ dẫn nhà thơ ?oquốc gia? đến nhà anh đội trưởng giảm tô. Xuân Diệu cởi mở:
    - Tôi được Trung ương cử về tham gia phát động giảm tô làng Còng (Thanh Hóa). Xong đợt rồi nhưng có vẻ chưa thấm, tôi xin Trung ương đi một đợt nữa ở Nghệ An và được cử về đây.
    Nhà thơ Xuân Diệu lúc ấy được thu xếp về ở một gia đình cố nông ở cuối xóm, ngày đi công tác tuyên truyền, rồi rau cháo với bà con nông dân, tối về nằm nghỉ trong ổ rạ . Vốn đã nghe danh tiếng Xuân Diệu lâu, nay mới được gặp mặt, cậu Vợi lúc ấy lấy làm vinh hạnh lắm. Cuộc hạnh ngộ làm cho hai người quý mến nhau như anh em ruột thịt. Chỉ sau một tuần ?oba cùng? với bà con nông dân Cát Văn nghèo khó, ông thấy Xuân Diệu gầy rộc đi trông không còn thần sắc của một nhà thơ hào hoa danh tiếng. Thương nhà thơ, Nguyễn Bùi Vợi thấy bà chị gái mình có ổ trứng gà ấp liền nài nỉ xin bằng được mang biếu Xuân Diệu để nhà thơ... bồi dưỡng sức khoẻ! Nào ngờ Xuân Diệu mắng té tát: ?Cậu nghĩ mình là người thế nào mà lại làm thế!?. Nguyễn Bùi Vợi bảo bây giờ ông cũng không nhớ là ông đã ?okhéo nói thế nào? để rồi cuối cùng nhà thơ nhận cho! Bụng bảo dạ có trứng gà là nhà thơ của mình sẽ mạnh khỏe trở lại... Nhưng thật khó hiểu một điều, càng ngày càng thấy nhà thơ gầy yếu và tiều tụy hơn trước. Lo quá mà không dám hỏi. Nhẩm tính nhà thơ cứ dùng một ngày/quả thì số trứng lần trước đến hôm ấy đã cạn. Nguyễn Bùi Vợi lại ôm ổ trứng thứ hai đến ?otiếp tế?... Lần ấy trước tình cảm chân thành của một thanh niên yêu thơ mà yêu mình đến mức ấy, Xuân Diệu cảm động lắm. Ông đành kể thật mọi sự: mỗi lần ăn một quả trứng là một lần ông day dứt ân hận, mà đâu dám ăn công khai phải chờ đến đêm khi mọi người ngủ thật say mới lẻn dậy moi quả trứng giấu trong ổ rạ ra, lấy kim chọc thủng một lỗ rồi... mút sống. Ăn xong, nằm nghĩ lại về cái hành động của mình cứ trằn trọc mất ngủ đến sáng. Mình đã ba cùng với bà con nông dân mà còn lừa dối họ, thì còn nhân cách gì mà làm thơ, đọc thơ cho họ nghe được! Đến đoạn ấy thì cả hai người bật khóc rưng rức! Xuân Diệu bảo: "Thơ có từ những giọt nước mắt này đấy, Vợi ạ!".
    Nguyễn Bùi Vợi mang theo ?onhững giọt nước mắt? ấy suốt cuộc hành trình dấn thân vào con đường thi ca mịt mùng đầy chông gai thử thách để có được những câu, những bài, những tác phẩm thơ, văn để sau này nó bầu chọn ông là: Nhà thơ, là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, được làm việc ở Ban thơ Đài tiếng nói Việt Nam. Rồi được mời làm việc ở ban giám khảo các cuộc thi thơ lớn, bé...
    Cái máu thơ ca rần rật trong huyết quản thôi thúc ông không quản ngại đi khắp đây đó làm tới hơn 1000 ngàn cuộc đọc thơ, bình thơ trên mọi miền Tổ quốc. Kỷ niệm của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi thì nhiều lắm, sao mà nhớ hết được, buồn có vui có, nhưng với ông điều quan trọng nhất là ông đã sống hết mình với nó. Ông chẳng thể nào quên những đêm thơ ở đất mỏ Quảng Ninh, có hôm trời mưa tầm tã mà công chúng yêu thơ vẫn ùn ùn kéo đến vây kín vòng trong vòng ngoài vì người ta mến mộ cái ?oduyên? đọc thơ của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi. Thật vậy, khi hòa vào cảm xúc của bài thơ, công chúng thấy ông phẫn nộ, cưòi, khóc... đều thật với lòng mình! Ông đã làm liền tù tì như thế đến 35 cuộc bình thơ trong một đợt, với ông đó là món quà vô giá.
    Ở thành phố Thái Nguyên, cách đây ba năm, ông bình thơ các nhà thơ viết về Bác Hồ. Đoạn nói về ngày quốc tang (3/9/1969) trong hội trường hơn một ngàn người, rất nhiều người khóc. Nhà thơ mắt cũng đỏ hoe.
    Cái cuộc bình thơ mà ông nhớ đời là lần ông cùng anh Phạm Trường Thi (một tác giả thơ ở Nam Định) về thăm anh Lâm Xuân Vy, giám đốc một công ty thủy lợi ở Ninh Bình. Gặp nhau lần đầu, nhưng nghe nhà thơ trò chuyện, ông giám đốc ?omê? ngay và mạnh dạn hỏi:
    - Anh ở đây đến hôm nào?
    - Mai tôi phải về Hà Nội.
    - Thế thì tiếc quá. Hàng nghìn công nhân thủy lợi của tôi ở công trường không được nghe thì tôi không yên tâm chút nào. Thôi, mời anh đến bình thơ luôn.

    Ba anh em đến nơi, đã hai mươi giờ. Mất điện. Công nhân ngồi tụm năm tụm ba tán dóc cho qua đêm. Lâm Xuân Vy đánh kẻng ?báo động sự cố?, công nhân hốt hoảng kéo về và ông tuyên bố: mời anh chị em nghe nhà thơ bình thơ. Tất cả ngồi như vịt ở một khoảnh đồi vừa san ủi. Đèn gió thổi tắt. Người nghe không nhìn rõ diễn giả. Diễn giả không thấy mặt người nghe. Ba tiếng đồng hồ sau, điện bật sáng. Người ta chạy ùa lên xem mặt nhà thơ... Cái áo sơ mi ướt đẫm mồ hôi.
    - Sao chú liều thế ? (Tôi hỏi ông )
    - Dân Nghệ mình hình như ai cũng có máu liều. Vả lại, người nghệ sĩ khi có tri âm, khi được yêu mến thì có chết ngay khi phục vụ công chúng cũng là hạnh phúc!
    - Nếu có một cuộc như thế này nữa, chú có dám liều không ?

    Nguyễn Bùi Vợi cười:
    - Chồng vàng trước mặt cũng chịu thôi !
    - Xưa nay, chú là người hay nói thẳng mà nói thẳng thì hay mất lòng.
    - Đúng, các cụ bảo "trung ngôn nghịch nhĩ". Mình không khéo được. Mình cũng nhớ câu ?oMất lòng trước, được lòng sau?. Khi còn làm biên tập viên ở Đài tiếng nói Việt Nam, có một anh bạn trẻ ở tỉnh T. rất nhiệt tình đến gửi bài nhưng thơ thì quá kém. Mình đành nói thật: ?Tôi nói anh đừng giận. Tôi thấy anh không có năng khiếu thơ. Anh bỏ ra 3,4 năm thì học được một cái nghề, còn anh bỏ cả đời cho thơ anh cũng có thể chẳng được gì đâu". Anh ta giận bỏ về. Bốn, năm năm sau anh ta tìm đến nhà biếu mình mấy cân gạo nếp, cảm ơn mình đã thẳng thắn khuyên anh ta. Bây giờ anh ta đã có bằng kỹ sư nông nghiệp làm việc rất hào hứng trong ban khuyến nông của xã.

    Còn rất muốn nghe ông nói chuyện nhưng thấy đã muộn, chúng tôi cáo từ. Ông thân mật tiễn tôi ra tận cổng, bắt tay ông còn dặn: rỗi rãi ?ocác cha? cứ đến chơi với mình nhé !
    Minh Thụy - Thu Hà (VietNamNet)

  2. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nhớ nhà thơ "chân quê"
    Xuân về, nhớ ngày ra đi cách đây đã 38 năm của nhà thơ Nguyễn Bính, xin sưu tầm giới thiệu thêm thông tin sau sự ra đi đột ngột của nhà thơ Nguyễn Bính qua hồi ức của ông Tân Thanh...


    Nhà thơ Nguyễn Bính.


    1. Vài nét về tiểu sử :


    Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Bính Thuyết, sinh năm 1918 tại làng Thiệu Vịnh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Thuở nhỏ, Nguyễn Bính học ở quê nhà với cha và cậu. Ông biết làm thơ từ năm 13 tuổi. Năm 1937, tập thơ Tâm hồn tôi được Tự lực Văn đoàn trao giải. Năm 1945, Nguyễn Bính vào Nam bộ. Cách mạng tháng Tám bùng nổ rồi kháng chiến chống Pháp, ông ở lại tham gia kháng chiến ở Nam bộ. Phụ trách Đoàn Văn hóa Cứu quốc tỉnh Rạch Giá. Sau đó, ông chuyển sang công tác ở Ban Văn nghệ khu Tám, sáng tác thơ, viết truyện ký và tùy bút. Năm 1954, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, tiếp tục sáng tác. Năm 1956, ông chủ trương báo Trăm hoa. Cuối đời, ông sống ở Nam Định.

    2. Di sản văn học:

    Bút tích về bài thơ Bạch Đào của nhà thơ Nguyễn Bính.
    Tác phẩm: Tâm hồn tôi, 1940; Lỡ bước sang ngang, 1940; Hương cố nhân,1941; Một nghìn cửa sổ, 1941; Người con gái ở lầu hoa, 1942; Mười hai bến nước, 1942; Mây Tần, 1942; Kịch thơ Bóng giai nhân (soạn chung với Yến Lan, 1942); Tập thơ yêu nước, 1946; Sóng biển cỏ; Ông lão mài gươm, 1947; Đồng Tháp Mười, 1955; Trả ta về, 1955; Gửi người vợ miền Nam, 1955; Trông bóng cờ bay, 1957; Tiếng trống đêm xuân, 1958; Tình nghĩa đôi ta, 1960; Đêm sao sáng, 1962? Tuyển tập Thơ Nguyễn Bính.
    Thời gian ở R (Trung ương Cục miền Nam) Nguyễn Bính đã sáng tác bài thơ Tiểu đoàn 307 được nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc và lập tức gây tiếng vang lớn khắp miền Nam và lan rộng ra cả nước?

    3. Từ trong văn học ra với đời thường qua các trang viết nhận định :

    Kịch thơ Bóng giai nhân (soạn chung với Yến Lan, 1942) nói về người tráng sĩ trong kịch thơ ít nhiều mang dáng dấp cái tôi của Nguyễn Bính: ?oTráng sĩ được người thợ rèn đúc cho một thanh gươm báu, nhưng buộc phải hứa rằng sẽ thử gươm bằng cách chém đầu người nào mình gặp đầu tiên. Nhưng éo le thay, người mà tráng sĩ gặp lại là? một giai nhân! Tráng sĩ có chém không ! Người đã từng viết câu Tôi rờn rợn lắm giai nhân ạ, chỉ có thể trả lời câu này bằng cách buông màn kịch?. (theo lời Hoài Anh).

    ?oBằng cái nhìn tinh tế, say đắm, ông nhận ra cái hồn quê sâu đậm ẩn chứa trong thiên nhiên cảnh vật. Những hình ảnh làng quê trong thơ Nguyễn Bính không chỉ ở mức tả mà cũng có hồn, có khả năng làm rung động người đọc? Tâm hồn dân tộc, giọng điệu dân tộc là chất men để thơ ông thấm sâu vào trí nhớ người đọc? Ông có sở trường về lục bát và đưa thêm vào lục bát cổ truyền cái bản sắc của Thơ Mới: những hình ảnh lạ, những từ ngữ mới và một nỗi buồn man mác của tâm hồn lớp người tiểu tư sản những năm trước cách mạng? Đọc thơ Nguyễn Bính, không ít chúng ta được sống lại với những cảnh sắc mơ mộng của một thời, bây giờ đã trở thành kỷ niệm, với những số phận ngang trái, bi thảm, xót xa. Chúng ta càng tiếc thương một tài năng mà luôn phải lận đận với những nghiệt ngã? Đằng sau những câu thơ ?onát lòng? ấy là một tinh thần nhân văn đáng trân trọng...? (Lời giới thiệu, Tập thơ Nguyễn Bính, NXB Giáo dục, H.1992).

    Lê Đình Kỵ trong ?oThơ Mới ?" Những bước thăng trầm?, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1993 đánh giá: ?oSo với các nhà thơ lãng mạn trước cách mạng, Nguyễn Bính đứng riêng một cõi. Nếu có lẫn lộn thì chỉ lẫn lộn với các tác giả vô danh từ bao đời đã chung sức làm nên kho tàng vô giá của ca dao dân tộc. Thật vậy, nổi bật lên ở thơ Nguyễn Bính là phong cách ca dao, ở cả tư duy lẫn cảm xúc, ở cả ý, tình, điệu? những tình cảm gắn bó những người trong công xã tự bao đời nay được thức dậy thầm thì trong ta mỗi khi đọc thơ Nguyễn Bính? Thơ Nguyễn Bính ngay từ đầu đã có một công chúng rộng rãi vì anh vừa là người của truyền thống, vừa là của thế hệ mình. Phải chăng phần truyền thống chỉ thấy ở thơ lục bát, còn phần hiện đại là nằm trong những bài thuộc thể thơ mới? Không hẳn thế. Chất ca dao dễ thấy trong thơ lục bát, nhưng lại được viết ra trong không khí lãng mạn của thơ ca đương thời?

    ? Có lẽ trong thơ ca Việt Nam không có bài thơ Nôm nào hay hơn, đúng hơn về Lòng mẹ? Cuộc đời phong trần, phiêu bạt, không nghề nghiệp, không gia cư không khỏi để lại ít nhiều dư vị đắng cay, khinh bạc, có lúc bi thảm, như ở bài Hành phương Nam? Nhưng đó không phải là phần chính trong thơ Nguyễn Bính? Thơ Nguyễn Bính len lỏi vào tận nông thôn, đi vào lời ru tiếng hát của những tâm hồn bình dị - là điều mà thơ mới, tuy tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ có thể tài tình, đột xuất hơn, nhưng hiếm hoi lắm mới đạt tới được?.

    Trong phong trào Thơ Mới, nhiều nhà thơ ?ocởi trói? phong vị thơ Đường thì Nguyễn Bính lại giữ ?oquê nhà? với hàng ngàn bài thơ được sáng tác trong khói lửa chiến tranh, đậm đà hương vị dân dã của làng quê Bắc bộ lẫn vào Nam bộ nhưng vẫn giữ đậm bản sắc rất riêng Việt Nam. Và đó cũng là thần bút của Nguyễn Bính đã tạo nhiều đồng cảm nhiều người đọc nhất là các nhạc sĩ đã phổ thơ thành công các bài như: Cô hái mơ, Cô lái đò, Người hàng xóm? cũng chính là vì vậy.

    Nhà văn Sơn Nam đã kể lại kỷ niệm cùng nhà thơ Nguyễn Bính trong một lần trò chuyện (lược trích trong Tập san Văn, số ra ngày 14/6/1966, Sài Gòn) như sau: "Về những bài thơ do anh sáng tác thời tiền chiến, anh bảo: "Vài bài thơ? tuyệt diệu, thế thôi. Chẳng có bài nào toàn bích". "Anh cho thí dụ thử coi". "Tôi thích nhất hai câu, trong bài Buồn Ngự viên: Sớm Đào, trưa Lý, đêm Hồng phấn/Tuyết Hạnh, sương Quỳnh, máu Đỗ Quyên. Làm văn nghệ khó lắm". "Tại sao khó?". "Có nhiều ý, nhiều chữ quá tuyệt diệu mà người khác đã cướp mất nước mình. Mình chỉ nhắc lại mà thôi".

    Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam nhận định về Nguyễn Bính có lẽ từ trước đến nay chưa một ngòi bút nào vượt qua, ông ví ?oquê mùa như Nguyễn Bính? là hoàn toàn chính xác.

    Trong tập Chân dung văn học, nhà thơ Hoài Anh đã nhận định Nguyễn Bính là ?oNgười tráng sĩ cuối cùng của thơ Việt?, vì ?onếu chỉ coi cái chân quê, cái tâm hồn bình dị chất phác của người nông dân là đặc trưng của hồn thơ Nguyễn Bính thì chưa đủ. Tâm hồn ông rắc rối, phiền toái hơn nhiều. Ông sinh trong gia đình nhà nho lỡ thời, bản thân lại mang cốt cách lạc phách giang hồ kiểu Đỗ Mục, tác giả câu thơ Thập niên hốt giác Dương châu mộng, Doanh đắc thanh lâu bạc hạnh danh mà Chu Mạnh Trinh đã dịch rất đạt ra tiếng Việt Mười năm tình mộng châu Doanh, Hời thêm một tiếng lầu xanh phụ phàng. Nhưng sống trong hoàn cảnh mất nước, ông cũng ôm ấp tráng chí như kẻ sĩ thời Chiến Quốc, không nơi thi thố nên đành bất đắc chí thuốc lào hút mãi người ra khói, thơ đọc suông tình hết cả hay, nét chủ đạo trong thơ ông trước 1945 là thuộc dòng thơ bi tráng của Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, chứ không phải dòng thơ điền viên của Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân?.


    4. Một vài giai thoại về Nguyễn Bính :


    Nguyễn Bính tuy làm thơ mang chất ?ochân quê? nhưng con người lại rất hiện đại và nhân hậu. Nhiều giai thoại về ông đã được nhiều văn nghệ sĩ ghi lại, nhất là ông làm thơ có tiền nhuận bút để ?ođối ẩm?. Trong đó, có giai thoại nói ông đã từng nằm dưới chân Cầu Bông, Đa Kao năm 1943 (nay tọa lạc tại đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh) cùng với một số văn nghệ sĩ khác, nằm ngắm trăng sao thiên nhiên mà cám cái cảnh tha hương qua bài thơ Hành phương Nam:

    ? Ta đi nhưng biết về đâu nhỉ
    Đã dấy phong yên lộng bốn trời
    Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ
    Uống say mà gọi thế nhân ơi!
    ?Người sang bên ấy sao mà lạnh
    Nhịp phách ta về lạnh mấy mươi!


    Theo nhà thơ Hoài Anh cho biết: Vở kịch Cô Son được Nguyễn Bính viết khi ông về quê nhà công tác, đời sống lúc đó có nhiều khó khăn, nên ông và anh Việt Dung bàn nhau mời Nguyễn Bính viết một vở kịch để nhà thơ có tiền nhuận bút chi dùng trong gia đình. Ông đọc cuốn Cổ tích và thắng cảnh Thủ đô của cụ Doãn Kế Thiện và rút từ đó ra chuyện Cô Son để viết thành một vở kịch thơ. Đáng tiếc đã bị thất lạc, nếu còn chúng ta có thêm một di sản của Nguyễn Bính.

    5. Xung quanh sự ra đi đột ngột của nhà thơ Nguyễn Bính :

    Ngày xuân về, nhớ ngày ra đi cách đây đã 38 năm của nhà thơ Nguyễn Bính, VietNamNet xin giới thiệu thêm thông tin sau sự ra đi đột ngột của nhà thơ Nguyễn Bính qua hồi ức của ông Tân Thanh cùng với những kỷ niệm về nhà thơ Nguyễn Bính qua bài viết ?oNhững tháng ngày cuối cùng của Nguyễn Bính? (Phụ bản Thơ báo Văn Nghệ quý I/2003) về cái chết đột ngột của nhà thơ tài hoa Nguyễn Bính như sau:

    ?oHôm ấy là đêm 30 Tết Bính Ngọ, tôi định đi làm thịt chung. (Ở quê tôi những nhà khá giả ăn Tết là chung lợn mỗi nhà một đùi). Bác Bính bảo ?oChú ở nhà ăn với anh bát cơm đã?. Nể anh tôi ở lại ăn bát cơm với cá kho (chứ có rượu chè gì đâu). Ăn xong Nguyễn Bính rút rút cái khăn mặt vắt lên vai lò dò ra sân rồi bước xuống cầu ao rửa tay. Tôi đang ngồi trong nhà bỗng nghe tiếng gọi: ?oTân Thanh ơi!? Tôi chạy vội ra ngõ thì nhìn thấy Nguyễn Bính gục xuống cạnh hố vôi dưới gốc cây mít. Tôi vội vàng bế thốc bác lên, thấy mồm bác đầy máu. Sợ quá tôi liền chạy sang hàng xóm gọi hai người là anh Huê và anh Đáp thuê họ đưa bác đi bệnh viện gấp. Từ nhà tôi tới bệnh viện mất khoảng 2 cây số nên khiêng một tiếng mới ra đến nơi. Thấy khiêng Nguyễn Bính đến, mọi người trực ở bệnh viện đón tiếp ngay. Vì bác đã từng nằm ở đó mất 3 ngày cho nên họ quen cả, nhất là các y sĩ, y tá vì ai cũng thuộc thơ Nguyễn Bính ?" mấy hôm trước họ đã phục vụ bác và bác viết vào sổ nhật ký bệnh viện mấy dòng ?oba cảm?: Cảm ơn, cảm tạ, cảm tình.

    Bấy giờ cả bệnh viện không có bác sĩ mà chỉ có một y sĩ là chị Nguyễn Thị Nữ, chị này rất thích thơ của Nguyễn Bính. Khám cho Nguyễn Bính, chị Nữ bảo tôi: ?oAnh ấy chết rồi, cậu tìm cơ quan và gia đình anh ấy lên đây nhận xác?. Nghe chị Nữ, tôi xuống bưu điện huyện gọi điện về Ty Văn hóa và huyện Vụ Bản báo tin cho Trúc Đường ?" anh trai Nguyễn Bính, sau đó tôi tìm vào UBND huyện Lý Nhân gặp được anh Nguyễn Văn Hương - Ủy viên Ủy ban, anh Hương bảo tôi về báo với Ủy ban xã. Theo lời anh Hương, tôi ra nhà anh Tư Chủ tịch xã báo tử.

    Thấy bác Bính chết đột ngột tôi sợ lắm, may mà mấy hôm trước Bính đã nằm bệnh viện cho nên họ đã biết được tình hình sức khỏe của bác rồi. Bác được nằm ở đây tôi yên tâm lắm vì không sợ bị vu oan, vì hồi cải cách, làng tôi có người chết đột ngột và đã bị vu oan là giết cán bộ bị tù đày. Ngày ấy vợ tôi ốm nặng, thương bạn, thương vợ tôi phải thay tôi đi chia thịt Tết cho lối xóm. Mang thịt lợn về thì bác Bính mất rồi làm gì được ăn, thế mà có kẻ bảo bác say rượu lòng lợn tiết canh chết, thật oan cho bác Bính. Bác đã trông thấy miếng thịt nào đâu mà đã chết, còn tôi một hớp rượu cũng không uống được.

    Nguyễn Bính mất tại bệnh viện Lý Nhân mà chỉ có thầy thuốc nhân viên bệnh viện ở bên thi hài bác. Sau này tôi mới biết bệnh viện Ủy ban xã tôi mua vải và áo quan khâm liệm cho Nguyễn Bính. Mãi tới ngày mồng 2 Tết tôi mới thấy ông Trúc Đường và con gái đạp xe vào nhà tôi, người nào cũng lấm như ma lem vừa rét run cầm cập? Trúc Đường hỏi tôi về cái chết của Nguyễn Bính, tôi tường thuật và nói cho ông biết thi hài bác Bính hiện ở ngoài bệnh viện. Trúc Đường bảo, "có lẽ họ đưa nó đi rồi, vừa rồi bố con tôi thấy có một cái xe ô tô có người lố nhố rẽ xuôi về đường Nam Định lúc tôi rẽ vào nhà chú"?. Sau gần một tuần Trúc Đường lại đạp xe lên nhà tôi thông báo: ?oMình về nghĩa trang Cầu Họ thì Ty Văn hóa an táng nó ở đấy rồi. Hội Nhà văn có Tô Hoài và Yến Lan xuống. Mình cho họ ảnh và bài thơ Quê hương của Bính để báo Văn nghệ cáo phó. Sau đấy một tuần, bưu điện xã đưa báo tháng cho tôi, tôi nhận báo Văn nghệ, giở xem thấy cáo phó in ảnh và bài thơ Quê hương nói là bài thơ cuối cùng của Nguyễn Bính tôi mới lại càng hối hận vì không kịp chép bài thơ mà bác sáng tác trước khi chết.

    Một chiều Mạc Hạ gió hiu hiu
    Tôi đến nơi đây một buổi chiều?


    Không biết còn những gì nữa nhưng Nguyễn Bính bảo đây là bài thơ hay của mình, nó như cái thần đã ám ảnh suốt đêm mình không ngủ để làm nó. Nguyễn Bính mất rồi nhưng hình ảnh bác lúc rút chiếc khăn mặt vắt lên vai, lưng gù gù, đầu húi cua cúi xuống cầu ao nhà tôi rửa tay tôi còn nhớ rõ??.
    Nguyễn Tý ( VNN)
    Được votrungh sửa chữa / chuyển vào 23:57 ngày 07/03/2004
  3. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nhớ nhà thơ "chân quê"
    Xuân về, nhớ ngày ra đi cách đây đã 38 năm của nhà thơ Nguyễn Bính, xin sưu tầm giới thiệu thêm thông tin sau sự ra đi đột ngột của nhà thơ Nguyễn Bính qua hồi ức của ông Tân Thanh...


    Nhà thơ Nguyễn Bính.


    1. Vài nét về tiểu sử :


    Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Bính Thuyết, sinh năm 1918 tại làng Thiệu Vịnh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Thuở nhỏ, Nguyễn Bính học ở quê nhà với cha và cậu. Ông biết làm thơ từ năm 13 tuổi. Năm 1937, tập thơ Tâm hồn tôi được Tự lực Văn đoàn trao giải. Năm 1945, Nguyễn Bính vào Nam bộ. Cách mạng tháng Tám bùng nổ rồi kháng chiến chống Pháp, ông ở lại tham gia kháng chiến ở Nam bộ. Phụ trách Đoàn Văn hóa Cứu quốc tỉnh Rạch Giá. Sau đó, ông chuyển sang công tác ở Ban Văn nghệ khu Tám, sáng tác thơ, viết truyện ký và tùy bút. Năm 1954, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, tiếp tục sáng tác. Năm 1956, ông chủ trương báo Trăm hoa. Cuối đời, ông sống ở Nam Định.

    2. Di sản văn học:

    Bút tích về bài thơ Bạch Đào của nhà thơ Nguyễn Bính.
    Tác phẩm: Tâm hồn tôi, 1940; Lỡ bước sang ngang, 1940; Hương cố nhân,1941; Một nghìn cửa sổ, 1941; Người con gái ở lầu hoa, 1942; Mười hai bến nước, 1942; Mây Tần, 1942; Kịch thơ Bóng giai nhân (soạn chung với Yến Lan, 1942); Tập thơ yêu nước, 1946; Sóng biển cỏ; Ông lão mài gươm, 1947; Đồng Tháp Mười, 1955; Trả ta về, 1955; Gửi người vợ miền Nam, 1955; Trông bóng cờ bay, 1957; Tiếng trống đêm xuân, 1958; Tình nghĩa đôi ta, 1960; Đêm sao sáng, 1962? Tuyển tập Thơ Nguyễn Bính.
    Thời gian ở R (Trung ương Cục miền Nam) Nguyễn Bính đã sáng tác bài thơ Tiểu đoàn 307 được nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc và lập tức gây tiếng vang lớn khắp miền Nam và lan rộng ra cả nước?

    3. Từ trong văn học ra với đời thường qua các trang viết nhận định :

    Kịch thơ Bóng giai nhân (soạn chung với Yến Lan, 1942) nói về người tráng sĩ trong kịch thơ ít nhiều mang dáng dấp cái tôi của Nguyễn Bính: ?oTráng sĩ được người thợ rèn đúc cho một thanh gươm báu, nhưng buộc phải hứa rằng sẽ thử gươm bằng cách chém đầu người nào mình gặp đầu tiên. Nhưng éo le thay, người mà tráng sĩ gặp lại là? một giai nhân! Tráng sĩ có chém không ! Người đã từng viết câu Tôi rờn rợn lắm giai nhân ạ, chỉ có thể trả lời câu này bằng cách buông màn kịch?. (theo lời Hoài Anh).

    ?oBằng cái nhìn tinh tế, say đắm, ông nhận ra cái hồn quê sâu đậm ẩn chứa trong thiên nhiên cảnh vật. Những hình ảnh làng quê trong thơ Nguyễn Bính không chỉ ở mức tả mà cũng có hồn, có khả năng làm rung động người đọc? Tâm hồn dân tộc, giọng điệu dân tộc là chất men để thơ ông thấm sâu vào trí nhớ người đọc? Ông có sở trường về lục bát và đưa thêm vào lục bát cổ truyền cái bản sắc của Thơ Mới: những hình ảnh lạ, những từ ngữ mới và một nỗi buồn man mác của tâm hồn lớp người tiểu tư sản những năm trước cách mạng? Đọc thơ Nguyễn Bính, không ít chúng ta được sống lại với những cảnh sắc mơ mộng của một thời, bây giờ đã trở thành kỷ niệm, với những số phận ngang trái, bi thảm, xót xa. Chúng ta càng tiếc thương một tài năng mà luôn phải lận đận với những nghiệt ngã? Đằng sau những câu thơ ?onát lòng? ấy là một tinh thần nhân văn đáng trân trọng...? (Lời giới thiệu, Tập thơ Nguyễn Bính, NXB Giáo dục, H.1992).

    Lê Đình Kỵ trong ?oThơ Mới ?" Những bước thăng trầm?, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1993 đánh giá: ?oSo với các nhà thơ lãng mạn trước cách mạng, Nguyễn Bính đứng riêng một cõi. Nếu có lẫn lộn thì chỉ lẫn lộn với các tác giả vô danh từ bao đời đã chung sức làm nên kho tàng vô giá của ca dao dân tộc. Thật vậy, nổi bật lên ở thơ Nguyễn Bính là phong cách ca dao, ở cả tư duy lẫn cảm xúc, ở cả ý, tình, điệu? những tình cảm gắn bó những người trong công xã tự bao đời nay được thức dậy thầm thì trong ta mỗi khi đọc thơ Nguyễn Bính? Thơ Nguyễn Bính ngay từ đầu đã có một công chúng rộng rãi vì anh vừa là người của truyền thống, vừa là của thế hệ mình. Phải chăng phần truyền thống chỉ thấy ở thơ lục bát, còn phần hiện đại là nằm trong những bài thuộc thể thơ mới? Không hẳn thế. Chất ca dao dễ thấy trong thơ lục bát, nhưng lại được viết ra trong không khí lãng mạn của thơ ca đương thời?

    ? Có lẽ trong thơ ca Việt Nam không có bài thơ Nôm nào hay hơn, đúng hơn về Lòng mẹ? Cuộc đời phong trần, phiêu bạt, không nghề nghiệp, không gia cư không khỏi để lại ít nhiều dư vị đắng cay, khinh bạc, có lúc bi thảm, như ở bài Hành phương Nam? Nhưng đó không phải là phần chính trong thơ Nguyễn Bính? Thơ Nguyễn Bính len lỏi vào tận nông thôn, đi vào lời ru tiếng hát của những tâm hồn bình dị - là điều mà thơ mới, tuy tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ có thể tài tình, đột xuất hơn, nhưng hiếm hoi lắm mới đạt tới được?.

    Trong phong trào Thơ Mới, nhiều nhà thơ ?ocởi trói? phong vị thơ Đường thì Nguyễn Bính lại giữ ?oquê nhà? với hàng ngàn bài thơ được sáng tác trong khói lửa chiến tranh, đậm đà hương vị dân dã của làng quê Bắc bộ lẫn vào Nam bộ nhưng vẫn giữ đậm bản sắc rất riêng Việt Nam. Và đó cũng là thần bút của Nguyễn Bính đã tạo nhiều đồng cảm nhiều người đọc nhất là các nhạc sĩ đã phổ thơ thành công các bài như: Cô hái mơ, Cô lái đò, Người hàng xóm? cũng chính là vì vậy.

    Nhà văn Sơn Nam đã kể lại kỷ niệm cùng nhà thơ Nguyễn Bính trong một lần trò chuyện (lược trích trong Tập san Văn, số ra ngày 14/6/1966, Sài Gòn) như sau: "Về những bài thơ do anh sáng tác thời tiền chiến, anh bảo: "Vài bài thơ? tuyệt diệu, thế thôi. Chẳng có bài nào toàn bích". "Anh cho thí dụ thử coi". "Tôi thích nhất hai câu, trong bài Buồn Ngự viên: Sớm Đào, trưa Lý, đêm Hồng phấn/Tuyết Hạnh, sương Quỳnh, máu Đỗ Quyên. Làm văn nghệ khó lắm". "Tại sao khó?". "Có nhiều ý, nhiều chữ quá tuyệt diệu mà người khác đã cướp mất nước mình. Mình chỉ nhắc lại mà thôi".

    Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam nhận định về Nguyễn Bính có lẽ từ trước đến nay chưa một ngòi bút nào vượt qua, ông ví ?oquê mùa như Nguyễn Bính? là hoàn toàn chính xác.

    Trong tập Chân dung văn học, nhà thơ Hoài Anh đã nhận định Nguyễn Bính là ?oNgười tráng sĩ cuối cùng của thơ Việt?, vì ?onếu chỉ coi cái chân quê, cái tâm hồn bình dị chất phác của người nông dân là đặc trưng của hồn thơ Nguyễn Bính thì chưa đủ. Tâm hồn ông rắc rối, phiền toái hơn nhiều. Ông sinh trong gia đình nhà nho lỡ thời, bản thân lại mang cốt cách lạc phách giang hồ kiểu Đỗ Mục, tác giả câu thơ Thập niên hốt giác Dương châu mộng, Doanh đắc thanh lâu bạc hạnh danh mà Chu Mạnh Trinh đã dịch rất đạt ra tiếng Việt Mười năm tình mộng châu Doanh, Hời thêm một tiếng lầu xanh phụ phàng. Nhưng sống trong hoàn cảnh mất nước, ông cũng ôm ấp tráng chí như kẻ sĩ thời Chiến Quốc, không nơi thi thố nên đành bất đắc chí thuốc lào hút mãi người ra khói, thơ đọc suông tình hết cả hay, nét chủ đạo trong thơ ông trước 1945 là thuộc dòng thơ bi tráng của Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, chứ không phải dòng thơ điền viên của Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân?.


    4. Một vài giai thoại về Nguyễn Bính :


    Nguyễn Bính tuy làm thơ mang chất ?ochân quê? nhưng con người lại rất hiện đại và nhân hậu. Nhiều giai thoại về ông đã được nhiều văn nghệ sĩ ghi lại, nhất là ông làm thơ có tiền nhuận bút để ?ođối ẩm?. Trong đó, có giai thoại nói ông đã từng nằm dưới chân Cầu Bông, Đa Kao năm 1943 (nay tọa lạc tại đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh) cùng với một số văn nghệ sĩ khác, nằm ngắm trăng sao thiên nhiên mà cám cái cảnh tha hương qua bài thơ Hành phương Nam:

    ? Ta đi nhưng biết về đâu nhỉ
    Đã dấy phong yên lộng bốn trời
    Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ
    Uống say mà gọi thế nhân ơi!
    ?Người sang bên ấy sao mà lạnh
    Nhịp phách ta về lạnh mấy mươi!


    Theo nhà thơ Hoài Anh cho biết: Vở kịch Cô Son được Nguyễn Bính viết khi ông về quê nhà công tác, đời sống lúc đó có nhiều khó khăn, nên ông và anh Việt Dung bàn nhau mời Nguyễn Bính viết một vở kịch để nhà thơ có tiền nhuận bút chi dùng trong gia đình. Ông đọc cuốn Cổ tích và thắng cảnh Thủ đô của cụ Doãn Kế Thiện và rút từ đó ra chuyện Cô Son để viết thành một vở kịch thơ. Đáng tiếc đã bị thất lạc, nếu còn chúng ta có thêm một di sản của Nguyễn Bính.

    5. Xung quanh sự ra đi đột ngột của nhà thơ Nguyễn Bính :

    Ngày xuân về, nhớ ngày ra đi cách đây đã 38 năm của nhà thơ Nguyễn Bính, VietNamNet xin giới thiệu thêm thông tin sau sự ra đi đột ngột của nhà thơ Nguyễn Bính qua hồi ức của ông Tân Thanh cùng với những kỷ niệm về nhà thơ Nguyễn Bính qua bài viết ?oNhững tháng ngày cuối cùng của Nguyễn Bính? (Phụ bản Thơ báo Văn Nghệ quý I/2003) về cái chết đột ngột của nhà thơ tài hoa Nguyễn Bính như sau:

    ?oHôm ấy là đêm 30 Tết Bính Ngọ, tôi định đi làm thịt chung. (Ở quê tôi những nhà khá giả ăn Tết là chung lợn mỗi nhà một đùi). Bác Bính bảo ?oChú ở nhà ăn với anh bát cơm đã?. Nể anh tôi ở lại ăn bát cơm với cá kho (chứ có rượu chè gì đâu). Ăn xong Nguyễn Bính rút rút cái khăn mặt vắt lên vai lò dò ra sân rồi bước xuống cầu ao rửa tay. Tôi đang ngồi trong nhà bỗng nghe tiếng gọi: ?oTân Thanh ơi!? Tôi chạy vội ra ngõ thì nhìn thấy Nguyễn Bính gục xuống cạnh hố vôi dưới gốc cây mít. Tôi vội vàng bế thốc bác lên, thấy mồm bác đầy máu. Sợ quá tôi liền chạy sang hàng xóm gọi hai người là anh Huê và anh Đáp thuê họ đưa bác đi bệnh viện gấp. Từ nhà tôi tới bệnh viện mất khoảng 2 cây số nên khiêng một tiếng mới ra đến nơi. Thấy khiêng Nguyễn Bính đến, mọi người trực ở bệnh viện đón tiếp ngay. Vì bác đã từng nằm ở đó mất 3 ngày cho nên họ quen cả, nhất là các y sĩ, y tá vì ai cũng thuộc thơ Nguyễn Bính ?" mấy hôm trước họ đã phục vụ bác và bác viết vào sổ nhật ký bệnh viện mấy dòng ?oba cảm?: Cảm ơn, cảm tạ, cảm tình.

    Bấy giờ cả bệnh viện không có bác sĩ mà chỉ có một y sĩ là chị Nguyễn Thị Nữ, chị này rất thích thơ của Nguyễn Bính. Khám cho Nguyễn Bính, chị Nữ bảo tôi: ?oAnh ấy chết rồi, cậu tìm cơ quan và gia đình anh ấy lên đây nhận xác?. Nghe chị Nữ, tôi xuống bưu điện huyện gọi điện về Ty Văn hóa và huyện Vụ Bản báo tin cho Trúc Đường ?" anh trai Nguyễn Bính, sau đó tôi tìm vào UBND huyện Lý Nhân gặp được anh Nguyễn Văn Hương - Ủy viên Ủy ban, anh Hương bảo tôi về báo với Ủy ban xã. Theo lời anh Hương, tôi ra nhà anh Tư Chủ tịch xã báo tử.

    Thấy bác Bính chết đột ngột tôi sợ lắm, may mà mấy hôm trước Bính đã nằm bệnh viện cho nên họ đã biết được tình hình sức khỏe của bác rồi. Bác được nằm ở đây tôi yên tâm lắm vì không sợ bị vu oan, vì hồi cải cách, làng tôi có người chết đột ngột và đã bị vu oan là giết cán bộ bị tù đày. Ngày ấy vợ tôi ốm nặng, thương bạn, thương vợ tôi phải thay tôi đi chia thịt Tết cho lối xóm. Mang thịt lợn về thì bác Bính mất rồi làm gì được ăn, thế mà có kẻ bảo bác say rượu lòng lợn tiết canh chết, thật oan cho bác Bính. Bác đã trông thấy miếng thịt nào đâu mà đã chết, còn tôi một hớp rượu cũng không uống được.

    Nguyễn Bính mất tại bệnh viện Lý Nhân mà chỉ có thầy thuốc nhân viên bệnh viện ở bên thi hài bác. Sau này tôi mới biết bệnh viện Ủy ban xã tôi mua vải và áo quan khâm liệm cho Nguyễn Bính. Mãi tới ngày mồng 2 Tết tôi mới thấy ông Trúc Đường và con gái đạp xe vào nhà tôi, người nào cũng lấm như ma lem vừa rét run cầm cập? Trúc Đường hỏi tôi về cái chết của Nguyễn Bính, tôi tường thuật và nói cho ông biết thi hài bác Bính hiện ở ngoài bệnh viện. Trúc Đường bảo, "có lẽ họ đưa nó đi rồi, vừa rồi bố con tôi thấy có một cái xe ô tô có người lố nhố rẽ xuôi về đường Nam Định lúc tôi rẽ vào nhà chú"?. Sau gần một tuần Trúc Đường lại đạp xe lên nhà tôi thông báo: ?oMình về nghĩa trang Cầu Họ thì Ty Văn hóa an táng nó ở đấy rồi. Hội Nhà văn có Tô Hoài và Yến Lan xuống. Mình cho họ ảnh và bài thơ Quê hương của Bính để báo Văn nghệ cáo phó. Sau đấy một tuần, bưu điện xã đưa báo tháng cho tôi, tôi nhận báo Văn nghệ, giở xem thấy cáo phó in ảnh và bài thơ Quê hương nói là bài thơ cuối cùng của Nguyễn Bính tôi mới lại càng hối hận vì không kịp chép bài thơ mà bác sáng tác trước khi chết.

    Một chiều Mạc Hạ gió hiu hiu
    Tôi đến nơi đây một buổi chiều?


    Không biết còn những gì nữa nhưng Nguyễn Bính bảo đây là bài thơ hay của mình, nó như cái thần đã ám ảnh suốt đêm mình không ngủ để làm nó. Nguyễn Bính mất rồi nhưng hình ảnh bác lúc rút chiếc khăn mặt vắt lên vai, lưng gù gù, đầu húi cua cúi xuống cầu ao nhà tôi rửa tay tôi còn nhớ rõ??.
    Nguyễn Tý ( VNN)
    Được votrungh sửa chữa / chuyển vào 23:57 ngày 07/03/2004
  4. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Thi sĩ Nguyễn Bính trong hồi ức của nhà thơ ?" soạn giả Kiên Giang
    Nhà thơ, soạn giả Kiên Giang là một tên tuổi lớn của nền văn học - nghệ thuật miền Nam. Giới phê bình thường so sánh thơ ông với thơ của Nguyễn Bính, có nét chung ở chất bình dị, mộc mạc chân quê, nhưng một bên là chân quê Nam bộ, một bên là chân quê Bắc bộ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng giữa hai người đã tồn tại một tình bạn lớn trong những năm cuối thập niên 40, khi Nguyễn Bính tình cờ ghé ngang và lưu trú trong khoảng thời gian ngắn ngủi tại miệt Rạch Giá ?" Kiên Giang?

    Dưới đây là hồi ức của nhà thơ ?" soạn giả Kiên Giang về người thầy, người bạn ?" cố thi sĩ Nguyễn Bính - mà PV VietNamNet có dịp được ghi lại.
    Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo. Cha mẹ ra ở riêng, đi xứ người lập nghiệp chỉ có hai giạ lúa giống làm vốn. Cha đi phát mướn còn mẹ phải đi kéo xe trâu cho người ta để lấy tiền mướn thầy về dạy chữ cho tôi. Tôi biết chữ là nhờ ơn cha mẹ. Từ những thực tế khắc nghiệt của cuộc đời khai hoang khẩn đất, làm ruộng, bán hàng rong quanh năm tối mặt của mẹ, tôi cầm bút viết những vần thơ đầu tiên, hay nói đúng hơn để trải lên trang giấy những điều tôi xúc động về mẹ. Điều đặc biệt nhất trong suốt cuộc đời cầm bút của tôi là đã gặp được nhà thơ Nguyễn Bính ngay trong những ngày đầu tập tành sáng tác. Những năm kháng chiến sau đó tôi cũng còn gặp Nguyễn Bính nhiều lần để học tập thêm ở anh về tài làm thơ.
    Đó là vào khoảng năm 1946. Nhà thơ Nguyễn Bính đến xóm Biển - Rạch Giá tìm một người họ hàng. Lúc bấy giờ người dân quê tôi hầu như chưa ai từng tiếp xúc với người miền Bắc, nghe giọng nói thôi họ cũng đã thấy lạ lẫm. Có vẻ như Nguyễn Bính đã rong ruổi cả mấy ngày rồi vẫn chưa tìm được người quen. Tôi còn nhớ như in ấn tượng đầu tiên về anh: đó là một thanh niên cao gầy, phong thái lãng tử, hơi mệt mỏi sau những ngày lang bạt. Anh mặc cái áo cũ, vạt sau dài hơn trước và chiếc quần cụt, đang rửa mặt ở mé sông. Lần đầu làm quen, tôi đã thấy ở anh toát lên một vẻ gần gũi, đáng mến. Tôi mời anh về nhà, sau đó giữ anh ở lại hơn một tháng. Chúng tôi ở trong căn nhà cũ sau vườn, bốn bên trống trơn, chỉ có mỗi cái sập gỗ ở giữa vừa là giường ngủ, là bàn ăn, vừa là nơi luận chuyện văn chương, thơ phú. Thời gian đó, thực sự cả hai đều không có tiền, đến bữa tôi qua nhà xúc gạo của mẹ nấu ăn. Cơm canh đạm bạc nhưng chúng tôi rất vui vì được tự do sáng tác, không bị ai quấy rầy. Nguyễn Bính có thói quen hút thuốc, khi trao đổi thơ văn, anh dùng bao thuốc để ghi chép. Tôi nhớ nhất là những câu thơ anh viết tặng riêng tôi nhân ngày đầu gặp gỡ: ?oCó những dòng sông chảy rất mau ?" Nhớ chi nghĩa bến với duyên cầu ?" Lá vàng hoa đỏ trôi không kịp ?" Lưu lạc ai ngờ lại gặp nhau.?.
    Sáng sáng, tôi cùng Nguyễn Bính ghé quán Quảng Phát trên đường Nguyễn Trung Trực, gần chợ Rạch Giá uống cà phê. Chúng tôi thường ngồi ở bàn gần quầy pha chế, trong góc khuất. Hôm nào bàn đó đã có khách ngồi thì Nguyễn Bính đứng chờ họ uống xong chứ nhất quyết không chịu ngồi bàn khác. Anh nói: ?oChỗ ngồi cũng giống như người bạn, cũng có kỷ niệm lưu luyến?. Anh là một con người sống tình cảm. Nhân cách và tấm lòng bao dung của anh, khiến cho những ai từng một lần tiếp xúc sẽ nhớ mãi không bao giờ quên. Trước nhà chúng tôi là khoảnh sân rộng rêu phong bám đầy. Khi tôi vào nhà, Nguyễn Bính bắt tôi phải men theo lối cửa hông chứ không được dẫm lên rêu. Anh làm một bài thơ như thế này: ?oTừ độ về đây sống rất nghèo ?" Bạn bè chỉ có gió trăng theo ?" Những phường phú quý xin đừng đến ?" Hãy để thềm ta xanh sắc rêu?.
    Một số nhà phê bình cho rằng thơ tôi mang ?ochất? Nguyễn Bính có lẽ cũng có phần đúng, ở chỗ bình dị thiết tha với quê hương. Nhà văn Sơn Nam thì cho rằng: "Kiên Giang là một thi sĩ thành công, ít ra cũng để lại cho đời vài câu tuyệt vời mà nhiều nhà nghiên cứu cứ ngỡ là ca dao Nam Bộ: ?oĐói lòng ăn nửa trái sim ?" Uống đôi bát nước đi tìm người thương? hay như ?oOng bầu vờn đọt mù u ?" Lấy chồng càng sớm lời ru càng buồn?. Bài thơ ?oTiền và lá? làm năm 1948 của tôi cũng có một kỷ niệm với Nguyễn Bính, lúc bấy giờ đang phụ trách Hội văn hóa cứu quốc tỉnh Rạch Giá. Nguyễn Bính đã sửa cho tôi vài chữ? Bài thơ được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc nhưng tôi ưng ý nhất là bản của nhạc sĩ Bắc Sơn. Có vẻ như sau khi bài thơ được phổ nhạc, tôi trở nên?"nổi tiếng!?.
    Những tháng ngày sống cùng Nguyễn Bính, được dịp học tập nhiều điều từ anh trong công việc lẫn đời thường, đã ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách sáng tác của tôi sau này. Tôi tâm đắc một câu nói của anh: ?oĐưa cuộc sống vào thơ, đưa thơ về cuôc sống?. Tài hoa, lạc quan, chân tình và gần gụi, đó là những gì sâu sắc nhất tôi cảm nhận được từ thơ và con người thơ Nguyễn Bính.

    ( VNN )
  5. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Thi sĩ Nguyễn Bính trong hồi ức của nhà thơ ?" soạn giả Kiên Giang
    Nhà thơ, soạn giả Kiên Giang là một tên tuổi lớn của nền văn học - nghệ thuật miền Nam. Giới phê bình thường so sánh thơ ông với thơ của Nguyễn Bính, có nét chung ở chất bình dị, mộc mạc chân quê, nhưng một bên là chân quê Nam bộ, một bên là chân quê Bắc bộ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng giữa hai người đã tồn tại một tình bạn lớn trong những năm cuối thập niên 40, khi Nguyễn Bính tình cờ ghé ngang và lưu trú trong khoảng thời gian ngắn ngủi tại miệt Rạch Giá ?" Kiên Giang?

    Dưới đây là hồi ức của nhà thơ ?" soạn giả Kiên Giang về người thầy, người bạn ?" cố thi sĩ Nguyễn Bính - mà PV VietNamNet có dịp được ghi lại.
    Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo. Cha mẹ ra ở riêng, đi xứ người lập nghiệp chỉ có hai giạ lúa giống làm vốn. Cha đi phát mướn còn mẹ phải đi kéo xe trâu cho người ta để lấy tiền mướn thầy về dạy chữ cho tôi. Tôi biết chữ là nhờ ơn cha mẹ. Từ những thực tế khắc nghiệt của cuộc đời khai hoang khẩn đất, làm ruộng, bán hàng rong quanh năm tối mặt của mẹ, tôi cầm bút viết những vần thơ đầu tiên, hay nói đúng hơn để trải lên trang giấy những điều tôi xúc động về mẹ. Điều đặc biệt nhất trong suốt cuộc đời cầm bút của tôi là đã gặp được nhà thơ Nguyễn Bính ngay trong những ngày đầu tập tành sáng tác. Những năm kháng chiến sau đó tôi cũng còn gặp Nguyễn Bính nhiều lần để học tập thêm ở anh về tài làm thơ.
    Đó là vào khoảng năm 1946. Nhà thơ Nguyễn Bính đến xóm Biển - Rạch Giá tìm một người họ hàng. Lúc bấy giờ người dân quê tôi hầu như chưa ai từng tiếp xúc với người miền Bắc, nghe giọng nói thôi họ cũng đã thấy lạ lẫm. Có vẻ như Nguyễn Bính đã rong ruổi cả mấy ngày rồi vẫn chưa tìm được người quen. Tôi còn nhớ như in ấn tượng đầu tiên về anh: đó là một thanh niên cao gầy, phong thái lãng tử, hơi mệt mỏi sau những ngày lang bạt. Anh mặc cái áo cũ, vạt sau dài hơn trước và chiếc quần cụt, đang rửa mặt ở mé sông. Lần đầu làm quen, tôi đã thấy ở anh toát lên một vẻ gần gũi, đáng mến. Tôi mời anh về nhà, sau đó giữ anh ở lại hơn một tháng. Chúng tôi ở trong căn nhà cũ sau vườn, bốn bên trống trơn, chỉ có mỗi cái sập gỗ ở giữa vừa là giường ngủ, là bàn ăn, vừa là nơi luận chuyện văn chương, thơ phú. Thời gian đó, thực sự cả hai đều không có tiền, đến bữa tôi qua nhà xúc gạo của mẹ nấu ăn. Cơm canh đạm bạc nhưng chúng tôi rất vui vì được tự do sáng tác, không bị ai quấy rầy. Nguyễn Bính có thói quen hút thuốc, khi trao đổi thơ văn, anh dùng bao thuốc để ghi chép. Tôi nhớ nhất là những câu thơ anh viết tặng riêng tôi nhân ngày đầu gặp gỡ: ?oCó những dòng sông chảy rất mau ?" Nhớ chi nghĩa bến với duyên cầu ?" Lá vàng hoa đỏ trôi không kịp ?" Lưu lạc ai ngờ lại gặp nhau.?.
    Sáng sáng, tôi cùng Nguyễn Bính ghé quán Quảng Phát trên đường Nguyễn Trung Trực, gần chợ Rạch Giá uống cà phê. Chúng tôi thường ngồi ở bàn gần quầy pha chế, trong góc khuất. Hôm nào bàn đó đã có khách ngồi thì Nguyễn Bính đứng chờ họ uống xong chứ nhất quyết không chịu ngồi bàn khác. Anh nói: ?oChỗ ngồi cũng giống như người bạn, cũng có kỷ niệm lưu luyến?. Anh là một con người sống tình cảm. Nhân cách và tấm lòng bao dung của anh, khiến cho những ai từng một lần tiếp xúc sẽ nhớ mãi không bao giờ quên. Trước nhà chúng tôi là khoảnh sân rộng rêu phong bám đầy. Khi tôi vào nhà, Nguyễn Bính bắt tôi phải men theo lối cửa hông chứ không được dẫm lên rêu. Anh làm một bài thơ như thế này: ?oTừ độ về đây sống rất nghèo ?" Bạn bè chỉ có gió trăng theo ?" Những phường phú quý xin đừng đến ?" Hãy để thềm ta xanh sắc rêu?.
    Một số nhà phê bình cho rằng thơ tôi mang ?ochất? Nguyễn Bính có lẽ cũng có phần đúng, ở chỗ bình dị thiết tha với quê hương. Nhà văn Sơn Nam thì cho rằng: "Kiên Giang là một thi sĩ thành công, ít ra cũng để lại cho đời vài câu tuyệt vời mà nhiều nhà nghiên cứu cứ ngỡ là ca dao Nam Bộ: ?oĐói lòng ăn nửa trái sim ?" Uống đôi bát nước đi tìm người thương? hay như ?oOng bầu vờn đọt mù u ?" Lấy chồng càng sớm lời ru càng buồn?. Bài thơ ?oTiền và lá? làm năm 1948 của tôi cũng có một kỷ niệm với Nguyễn Bính, lúc bấy giờ đang phụ trách Hội văn hóa cứu quốc tỉnh Rạch Giá. Nguyễn Bính đã sửa cho tôi vài chữ? Bài thơ được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc nhưng tôi ưng ý nhất là bản của nhạc sĩ Bắc Sơn. Có vẻ như sau khi bài thơ được phổ nhạc, tôi trở nên?"nổi tiếng!?.
    Những tháng ngày sống cùng Nguyễn Bính, được dịp học tập nhiều điều từ anh trong công việc lẫn đời thường, đã ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách sáng tác của tôi sau này. Tôi tâm đắc một câu nói của anh: ?oĐưa cuộc sống vào thơ, đưa thơ về cuôc sống?. Tài hoa, lạc quan, chân tình và gần gụi, đó là những gì sâu sắc nhất tôi cảm nhận được từ thơ và con người thơ Nguyễn Bính.

    ( VNN )
  6. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Thi sĩ là ai ?
    Ai cũng nói / đã từng nghe / rồi cũng nghĩ: Thi sĩ là người Biết Mình. Biết đi vào trong bản thể chính mình; lắng nghe và chính sự lắng nghe làm nên những bài thơ.
    Vậy thì, một thi sĩ lớn, chắc là, người có bản thể lớn !? Và là người thường xuyên lắng nghe / nhìn vào / đi vào được: bản thể chính mình!? Còn ngược lại, thì thi sĩ nhỏ !?
    Mà ừ, nếu thế thật thì cũng hay - mọi việc đen trắng, hơn thua, được và không được rõ ràng; trong giới hạn danh tính của thi sĩ, mà xưa nay vốn đã nhập nhằng. Ừ thì, khi nghĩ hay muốn luận về thi sĩ, chỉ nên nói và dựa vào hai chữ: Biết Mình. Bản thân chữ Biết Mình, nghĩa của nó, nhiều khi cũng thật đơn giản.
    Nhưng thế nào là : Biết Mình? Và Biết Mình như thế nào; để nói thật cụ thể; tôi nghĩ, cũng có đôi điều cần nghĩ.
    Thứ nhất, trong giới hạn danh tính [thi sĩ là người của danh tính], có phải, hễ Biết Mình là khẳng định được mình. Và có phải, như cách nghĩ của hầu hết những người làm thơ, là được mọi người biết đến mình. E không phải thế, vì có rất nhiều người, tôi gọi là những trường hợp làm nhà thơ, có Biết Mình đâu [đúng hơn có muốn Biết Mình đâu; hay chẳng quan tâm tới chuyện Biết Mình], chỉ lo đến chuyện Biết Người, nhưng danh tính cũng được thỏa mãn. Và với họ, như thế cũng là đủ; thậm chí, quá đủ. Vì thế nào là Biết Mình, thật vô chừng, thôi thì chỉ Biết Người / biết lo cho người vậy. Và người sẽ biết lại mình thôi. Vậy, đầu tiên, [phần đông] thi sĩ là Người Biết Người - biết xu mị được người khác !
    Thứ hai, đây là điều tôi rất hay nghĩ và rất khó nghĩ khi nghĩ: Biết Mình là biết cái gì. Biết chắc chắn mình có một cái gì đó bên trong, như người ta thường gọi là tâm thức; hay có một cái bên trong tâm thức; tận phía tối của tâm thức, mà nếu tìm thì sẽ thấy. Hay ít ra, nếu bỏ công ra tìm, thì trên quá trình đi tìm, dù không tìm được cái mình mong muốn, cũng sẽ tìm được một cái gì đó, trong ngẫu nhiên. Cả hai hướng này, tuy hi hữu, đều phụ thuộc rất lớn vào việc tìm. Vậy phải có ý thức tìm kiếm, mới có được nguy cơ trở thành thi sĩ. Và cái khó và cần nghĩ cũng ở ngay trên hành trình tìm kiếm này. Có vài câu hỏi được đặt ra. Đầu tiên, cái mình có bên trong bản thể [ tâm thức ] có thật nhiều-thật lớn như cái mình nghĩ, mình hi vọng-muốn tìm được hay không. Hay ý thức tìm kiếm nhiều, công đoạn chuẩn bị cho việc tìm kiếm chu đáo và lâu dài [ ví dụ đi học trường viết văn, kết nạp hội nhà văn - cũng là một trong những công đoạn chuẩn bị !? ]; nhưng khi tiến hành tìm, khi tìm đến, cái tìm được lại quá ít -quá nhỏ. Thứ đến, người tìm kiếm có thực sự biết cái mình muốn tìm là cái gì, có trữ lượng bao nhiêu không, tôi nghĩ là ít người biết - mà khi đã không nắm chính xác, tôi e rằng rất khó có sự tương thích giữa ý thức muốn tìm và cái muốn tìm. Ví như, trắc địa và khai thác mỏ, luôn song hành và thống nhất với nhau; nếu không, có thể rơi vào trường hợp, cái có quá nhiều [bản thể lớn], nhưng phương tiện khai thác [kỹ thuật làm thơ] lại quá thô sơ và quá yếu. Và, lực bất tòng tâm. Bởi thời gian cho và của thi sĩ rất ít, không có sự chọn lựa trở lại, nó [có thể] duy nhất một chiều. Cuối cùng, dù có đầy đủ ý thức cho việc tìm kiếm, nhưng cái tìm kiếm lại hoàn toàn không có. Bản thể hay tâm thức, thì ai mà chẳng có, nhưng nó có dành phần cho thơ [thuộc về thơ] hay không lại là chuyện khác. Rất nhiều người làm thơ, đang cố tìm những điều mình không có; mà đã không có, thì chắc chắn là tìm không ra. Nhưng có rất ít người chấp nhận thực tế ảo đó, cứ ngỡ là mình đã tìm ra. Vậy thi sĩ, chính là kẻ đi tìm, còn tìm như thế nào, không biết !
    Thứ ba, vì không hoặc rất khó có sự tương thích giữa ý thức lắng nghe chính mình và cái mình muốn lắng nghe, nên nhân loại, đa phần chỉ có những thi sĩ nhỏ. Những người bị lệch kênh. Và vì bị lệch kênh, nên rất nhiều người đâm ra đổ thừa cho giới hạn của mình. Vì tôi sinh ra trong gia đình thế này, tuổi thơ tôi thế này, công việc tôi thế này, thể chất tôi thế này, bối cảnh văn hoá-văn chương và thể chế chính trị thế này. . . cho nên, tôi làm thơ thế này. Tôi luôn bị che khuất, bị chen lấn, cản trở, bị mất tự do trong việc tìm kiếm cho nên bị kiệt sức. Tôi đã tìm thấy; hay ít ra, tôi sợ nghĩ mình sẽ tìm thấy, sợ khi tìm thấy, tôi không còn đủ sức để khai thác. Vậy, thi sĩ là kẻ bất lực nhưng có khả năng tự an ủi chính mình !
    Thứ tư, đây cũng là điều tôi hay nghĩ: vậy có cần nghĩ về việc tìm được chính mình hay không. Tôi e là không nên, vì qua vài lý do vừa nêu, cộng với thực trạng nền văn chương Việt đương thời, đang đề cao và tô hồng cho những giá trị giả; nghĩ tới việc tìm kiếm thôi có khi đã là một ảo tưởng. Thà sống trong tù mù của một ảo tưởng khác: là mình cũng có một bản thể [ một tâm thức] và mình đang đi tìm nó [thực ra, thì giả bộ tìm thôi ] còn tốt hơn việc đi tìm thật sự. Vì một cái thật giữa nhiều cái giả sẽ làm cái giả khó chịu; và vì sự thật của hành trình tìm kiếm thường là bất hạnh. Vậy, thi sĩ là người ảo tưởng rằng mình đang đi tìm !
    Thứ năm. Nói ngắn gọn. Thi sĩ là người làm ra thơ, nếu anh ta muốn. Và với cách nói ngắn gọn này, tôi nghĩ và cũng cần phải nói, là cách nói rất huề vốn, vì nó chẳng giải quyết được vấn đề gì; và xưa nay, không ít người đã nói. Cho nên, [chẳng lẽ], thi sĩ là ai - lại là một câu hỏi, một vấn đề huề vốn. Vâng, có thể thế. Vậy thì, thi sĩ là một danh tính huề vốn !
    Nhưng tất cả các luận điểm trên, thuộc về bài viết, còn tôi, người viết bài này, lại không đồng ý như thế. Bởi, khi còn quan tâm đến thi sĩ là ai ? Nghĩa là còn quan tâm tới đời sống-con người và giá trị của thi sĩ. Mà tất cả điều này, ngay nội chuyện giá trị thi sĩ, cũng đã là chuyện không cùng và không cần phải quan tâm. Vì ngoài những cái thuộc về bên trong, như đã nói, vẫn còn những cái thuộc về bên ngoài; và thường, trong mối quan hệ luôn nhì nhằng, nó cũng khá phức tạp; có thể nói, không bao giờ lý giải hết được.
    Nhưng quan trọng hơn nữa, khác với tinh thần của chủ nghĩa hiện đại trở về trước [như chủ nghĩa lãng mạn chẳng hạn] vẫn cho rằng thi sĩ là một chọn lựa, một thiên chức, một năng khiếu - nghĩa là thi sĩ luôn khác với số đông đời sống, và khác với chính bản thân thi sĩ. Tác phẩm của thi sĩ, là một thứ càng khác xa thi sĩ, thi sĩ không bao giờ kiểm soát được. Chính cái khác này làm nên sự bí ẩn, tính bất ngờ của thi sĩ và câu hỏi : Thi sĩ là ai ? luôn được đặt ra và luôn được đặt trong bí ẩn, rồi trả lời cũng trong bí ẩn. Theo tinh thần-quan niệm mới, thi sĩ, thực ra cũng chỉ là một cá nhân có một giới hạn nào đó trong xã hội, không có sự khác biệt gì lắm về tính quan trọng so với những cá nhân khác; và càng không có gì bí ẩn. Và trong chính bản thân, cũng không có sự khác biệt lắm giữa đời sống và tác phẩm. Tác phẩm không giỏi hơn, không cao quý hơn và cũng không ấu trĩ, không thấp hèn hơn thi sĩ. Và vì thế, việc đặt ra câu hỏi: thi sĩ là ai ? là một việc ********* và tự thân đã ấu trĩ, không cần thiết, bởi chẳng để làm gì.

    Lý Đợi
  7. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Thi sĩ là ai ?
    Ai cũng nói / đã từng nghe / rồi cũng nghĩ: Thi sĩ là người Biết Mình. Biết đi vào trong bản thể chính mình; lắng nghe và chính sự lắng nghe làm nên những bài thơ.
    Vậy thì, một thi sĩ lớn, chắc là, người có bản thể lớn !? Và là người thường xuyên lắng nghe / nhìn vào / đi vào được: bản thể chính mình!? Còn ngược lại, thì thi sĩ nhỏ !?
    Mà ừ, nếu thế thật thì cũng hay - mọi việc đen trắng, hơn thua, được và không được rõ ràng; trong giới hạn danh tính của thi sĩ, mà xưa nay vốn đã nhập nhằng. Ừ thì, khi nghĩ hay muốn luận về thi sĩ, chỉ nên nói và dựa vào hai chữ: Biết Mình. Bản thân chữ Biết Mình, nghĩa của nó, nhiều khi cũng thật đơn giản.
    Nhưng thế nào là : Biết Mình? Và Biết Mình như thế nào; để nói thật cụ thể; tôi nghĩ, cũng có đôi điều cần nghĩ.
    Thứ nhất, trong giới hạn danh tính [thi sĩ là người của danh tính], có phải, hễ Biết Mình là khẳng định được mình. Và có phải, như cách nghĩ của hầu hết những người làm thơ, là được mọi người biết đến mình. E không phải thế, vì có rất nhiều người, tôi gọi là những trường hợp làm nhà thơ, có Biết Mình đâu [đúng hơn có muốn Biết Mình đâu; hay chẳng quan tâm tới chuyện Biết Mình], chỉ lo đến chuyện Biết Người, nhưng danh tính cũng được thỏa mãn. Và với họ, như thế cũng là đủ; thậm chí, quá đủ. Vì thế nào là Biết Mình, thật vô chừng, thôi thì chỉ Biết Người / biết lo cho người vậy. Và người sẽ biết lại mình thôi. Vậy, đầu tiên, [phần đông] thi sĩ là Người Biết Người - biết xu mị được người khác !
    Thứ hai, đây là điều tôi rất hay nghĩ và rất khó nghĩ khi nghĩ: Biết Mình là biết cái gì. Biết chắc chắn mình có một cái gì đó bên trong, như người ta thường gọi là tâm thức; hay có một cái bên trong tâm thức; tận phía tối của tâm thức, mà nếu tìm thì sẽ thấy. Hay ít ra, nếu bỏ công ra tìm, thì trên quá trình đi tìm, dù không tìm được cái mình mong muốn, cũng sẽ tìm được một cái gì đó, trong ngẫu nhiên. Cả hai hướng này, tuy hi hữu, đều phụ thuộc rất lớn vào việc tìm. Vậy phải có ý thức tìm kiếm, mới có được nguy cơ trở thành thi sĩ. Và cái khó và cần nghĩ cũng ở ngay trên hành trình tìm kiếm này. Có vài câu hỏi được đặt ra. Đầu tiên, cái mình có bên trong bản thể [ tâm thức ] có thật nhiều-thật lớn như cái mình nghĩ, mình hi vọng-muốn tìm được hay không. Hay ý thức tìm kiếm nhiều, công đoạn chuẩn bị cho việc tìm kiếm chu đáo và lâu dài [ ví dụ đi học trường viết văn, kết nạp hội nhà văn - cũng là một trong những công đoạn chuẩn bị !? ]; nhưng khi tiến hành tìm, khi tìm đến, cái tìm được lại quá ít -quá nhỏ. Thứ đến, người tìm kiếm có thực sự biết cái mình muốn tìm là cái gì, có trữ lượng bao nhiêu không, tôi nghĩ là ít người biết - mà khi đã không nắm chính xác, tôi e rằng rất khó có sự tương thích giữa ý thức muốn tìm và cái muốn tìm. Ví như, trắc địa và khai thác mỏ, luôn song hành và thống nhất với nhau; nếu không, có thể rơi vào trường hợp, cái có quá nhiều [bản thể lớn], nhưng phương tiện khai thác [kỹ thuật làm thơ] lại quá thô sơ và quá yếu. Và, lực bất tòng tâm. Bởi thời gian cho và của thi sĩ rất ít, không có sự chọn lựa trở lại, nó [có thể] duy nhất một chiều. Cuối cùng, dù có đầy đủ ý thức cho việc tìm kiếm, nhưng cái tìm kiếm lại hoàn toàn không có. Bản thể hay tâm thức, thì ai mà chẳng có, nhưng nó có dành phần cho thơ [thuộc về thơ] hay không lại là chuyện khác. Rất nhiều người làm thơ, đang cố tìm những điều mình không có; mà đã không có, thì chắc chắn là tìm không ra. Nhưng có rất ít người chấp nhận thực tế ảo đó, cứ ngỡ là mình đã tìm ra. Vậy thi sĩ, chính là kẻ đi tìm, còn tìm như thế nào, không biết !
    Thứ ba, vì không hoặc rất khó có sự tương thích giữa ý thức lắng nghe chính mình và cái mình muốn lắng nghe, nên nhân loại, đa phần chỉ có những thi sĩ nhỏ. Những người bị lệch kênh. Và vì bị lệch kênh, nên rất nhiều người đâm ra đổ thừa cho giới hạn của mình. Vì tôi sinh ra trong gia đình thế này, tuổi thơ tôi thế này, công việc tôi thế này, thể chất tôi thế này, bối cảnh văn hoá-văn chương và thể chế chính trị thế này. . . cho nên, tôi làm thơ thế này. Tôi luôn bị che khuất, bị chen lấn, cản trở, bị mất tự do trong việc tìm kiếm cho nên bị kiệt sức. Tôi đã tìm thấy; hay ít ra, tôi sợ nghĩ mình sẽ tìm thấy, sợ khi tìm thấy, tôi không còn đủ sức để khai thác. Vậy, thi sĩ là kẻ bất lực nhưng có khả năng tự an ủi chính mình !
    Thứ tư, đây cũng là điều tôi hay nghĩ: vậy có cần nghĩ về việc tìm được chính mình hay không. Tôi e là không nên, vì qua vài lý do vừa nêu, cộng với thực trạng nền văn chương Việt đương thời, đang đề cao và tô hồng cho những giá trị giả; nghĩ tới việc tìm kiếm thôi có khi đã là một ảo tưởng. Thà sống trong tù mù của một ảo tưởng khác: là mình cũng có một bản thể [ một tâm thức] và mình đang đi tìm nó [thực ra, thì giả bộ tìm thôi ] còn tốt hơn việc đi tìm thật sự. Vì một cái thật giữa nhiều cái giả sẽ làm cái giả khó chịu; và vì sự thật của hành trình tìm kiếm thường là bất hạnh. Vậy, thi sĩ là người ảo tưởng rằng mình đang đi tìm !
    Thứ năm. Nói ngắn gọn. Thi sĩ là người làm ra thơ, nếu anh ta muốn. Và với cách nói ngắn gọn này, tôi nghĩ và cũng cần phải nói, là cách nói rất huề vốn, vì nó chẳng giải quyết được vấn đề gì; và xưa nay, không ít người đã nói. Cho nên, [chẳng lẽ], thi sĩ là ai - lại là một câu hỏi, một vấn đề huề vốn. Vâng, có thể thế. Vậy thì, thi sĩ là một danh tính huề vốn !
    Nhưng tất cả các luận điểm trên, thuộc về bài viết, còn tôi, người viết bài này, lại không đồng ý như thế. Bởi, khi còn quan tâm đến thi sĩ là ai ? Nghĩa là còn quan tâm tới đời sống-con người và giá trị của thi sĩ. Mà tất cả điều này, ngay nội chuyện giá trị thi sĩ, cũng đã là chuyện không cùng và không cần phải quan tâm. Vì ngoài những cái thuộc về bên trong, như đã nói, vẫn còn những cái thuộc về bên ngoài; và thường, trong mối quan hệ luôn nhì nhằng, nó cũng khá phức tạp; có thể nói, không bao giờ lý giải hết được.
    Nhưng quan trọng hơn nữa, khác với tinh thần của chủ nghĩa hiện đại trở về trước [như chủ nghĩa lãng mạn chẳng hạn] vẫn cho rằng thi sĩ là một chọn lựa, một thiên chức, một năng khiếu - nghĩa là thi sĩ luôn khác với số đông đời sống, và khác với chính bản thân thi sĩ. Tác phẩm của thi sĩ, là một thứ càng khác xa thi sĩ, thi sĩ không bao giờ kiểm soát được. Chính cái khác này làm nên sự bí ẩn, tính bất ngờ của thi sĩ và câu hỏi : Thi sĩ là ai ? luôn được đặt ra và luôn được đặt trong bí ẩn, rồi trả lời cũng trong bí ẩn. Theo tinh thần-quan niệm mới, thi sĩ, thực ra cũng chỉ là một cá nhân có một giới hạn nào đó trong xã hội, không có sự khác biệt gì lắm về tính quan trọng so với những cá nhân khác; và càng không có gì bí ẩn. Và trong chính bản thân, cũng không có sự khác biệt lắm giữa đời sống và tác phẩm. Tác phẩm không giỏi hơn, không cao quý hơn và cũng không ấu trĩ, không thấp hèn hơn thi sĩ. Và vì thế, việc đặt ra câu hỏi: thi sĩ là ai ? là một việc ********* và tự thân đã ấu trĩ, không cần thiết, bởi chẳng để làm gì.

    Lý Đợi
  8. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Mới - một tiêu chuẩn định giá thi ca
    1. Phải nói ngay rằng, trong nghệ thuật, không phải cái mới nào cũng hay, nhưng chắc chắn, cái hay nào cũng mới. Tìm đến cái mới là khát vọng của bất cứ nhà thơ nào. Nói đúng hơn, nó vừa là một khát vọng, nhưng cũng là ách nặng đặt lên vai người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo không mệt mỏi của họ. Bởi lẽ, ngay cả những cây bút tài năng nhất, không phải bài thơ nào của họ cũng mới. Càng không phải bài thơ nào của họ cũng hay. Mỗi một thời đại thơ ca, biết làm thế nào được, số người làm thơ rất đông nhưng số thi sĩ trụ được với thời gian lại rất ít. Cũ thì đương nhiên bị loại bỏ. Còn mới? Không phải cái mới nào cũng được chấp nhận. Có những cái mới bị đào thải và có những cái mới sống mãi với thời gian. Hóa ra, việc làm mới thơ ca không hề đơn giản. Có những cái mới cốt làm hoa mắt độc giả, nhưng sau khi đọc xong bài thơ, thậm chí, phải cần đến một thời gian sau, người ta mới nhận ra đó là cái mới giả. Còn có những cái mới thoạt đầu, rất ít người thừa nhận, nhưng dần theo thời gian, càng ngày người ta càng nhận thấy những lớp hào quang ẩn chứa bên trong. Đó là cái mới thật.
    2. Vậy thế nào là mới, và cái mới nào là cái mới mang tính chất của một giá trị đích thực? Không ít người cho rằng, cứ phải tạo nên những cách nói gây sự hiếu kỳ, đưa những loại ngôn ngữ táo tợn nhất vào thơ thì thơ mình sẽ mới. Đó chỉ là sự hoang tưởng, hay ít nhất là một cái nhìn nông cạn. Làm sao cái mới lại có thể được sinh ra một cách đơn giản đến thế, trong khi, từ cái nhìn triết học, cái mới được hiểu như là cái ?otrước đó chưa từng có? kia mà!... Tôi nghĩ, cái mới trong thơ trước hết nằm ở cách quan niệm mới của nhà thơ, ở khả năng đổi mới cảm xúc và chiều sâu lý giải thế giới. Không ít người bĩu môi, rằng, ai chẳng biết điều đó, nó xưa như trái đất rồi. Nhưng (lại nhưng), biết làm thế nào, chân lý thường nằm ở những điều giản dị (chứ không phải giản đơn). Vấn đề nằm ở chỗ, để xác lập được quan niệm nghệ thuật riêng là cả một quá trình, một cái nhìn mang tính hệ thống. Nó là cái nhìn của tôi chứ không phải của ai khác. Khi Mộng Liên Đường chủ nhân nói về ?ocon mắt nhìn thấu sáu cõi? của Nguyễn Du, thực chất, ông đã nói lên chiều sâu quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Du. Cái mới không tự dưng mà có, không trông đợi ở những phép màu của Chúa, nó xuất phát từ khả năng thấu thị thế giới của nhà thơ, nó hiện hình trong sự lao động chữ. Trong quá trình lao động và suy ngẫm, người làm thơ bắt gặp sự thăng hoa và chính trong sự thăng hoa đến ngây ngất, họ bắt gặp phút ?ogiời cho?. Muốn có phút ?ogiời cho? thì phải trải qua những phút ?ogiời đày?. Theo ý tôi, chỉ trong những phút giời cho ấy, người làm thơ mới mong có được những tác phẩm nghệ thuật đích thực. Tại đấy, tư tưởng và cảm xúc hòa nhuyễn làm một, tự nó sẽ tìm ra phương cách biểu hiện. Nói đúng hơn, bí ẩn của thơ ca giống như bí ẩn sinh tạo thế giới, hồn nằm trong xác và xác ngụ trong hồn. Và trong sự chuyển hóa với vận tốc cực lớn của quá trình sinh tạo, trong cường độ cảm hứng mãnh liệt, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và cảm xúc không phải là mối quan hệ kiểu bình (hình thức) và rượu (nội dung) mà bản thân ngôn ngữ có thể làm nảy sinh tư tưởng. Đúng thế, ngôn ngữ có đủ năng lực kỳ diệu ấy nếu nó là lời của một kiệt tác. Bởi thế, tôi không mấy tin rằng, những người định dùng trí thông minh và kỹ xảo ngôn ngữ sẽ là những người có khả năng đối mới. Thông minh trong thơ là sự thông minh của con tim, là trí tuệ được thắp lên từ cảm xúc. Nếu không có điều đó, thơ ca sẽ không còn là chính nó nữa. Cùng lắm, nó chỉ là những món trang kim đánh lừa những người nông nổi.

    3. Mới thường đi liền với lạ, vì như đã nói, cái mới là cái chưa từng có trong lịch sử. Tại đây, nhà thơ có thể tạo nên những cấu trúc văn bản sao cho việc thể hiện những xúc cảm của mình diễn ra một cách chính xác và nhuần nhị nhất. Tuy nhiên, những yếu tố lạ trong thơ cần phải trở thành những yếu tố thẩm mỹ thì mới có hiệu quả. Một số cây bút ngỡ rằng việc kéo dài câu thơ, cách ngắt nhịp lạ sẽ là dấu hiệu nói về sự mới mẻ trong thơ. Nói thế đúng nhưng chưa đủ. Vì rằng Baudelaire đã từng chủ trương thơ văn xuôi cách đây mấy thế kỷ, Apollinaire đã từng sử dụng thơ thị giác. Vậy nên, những thay đổi về hình thức phải gắn chặt với thay đổi quan niệm nghệ thuật. Trước đây có lần Marx khẳng định: ?oCái tôi có chỉ là hình thức?. Nhưng cần phải hiểu rằng, đó là hình thức của cái nhìn chứ không phải hình thức chỉ để mà... hình thức! Bản thân các nhà Hình thức Nga, thoạt đầu, trong các công trình của họ toát lên một quan niệm: hình thức là tất cả. Nhưng sau đó, chính R. Jacobson đã thừa nhận, thiếu sót lớn nhất của các nhà Hình thức Nga là họ quá nhấn mạnh đến tính tự trị của văn học mà chưa chú ý đến mối quan hệ giữa thơ ca và đời sống. Tại đây, R. Jacobson đã nói đến một vấn đề sinh tử của nghệ thuật: Rằng, chỉ một khi những rung cảm cá nhân của nhà thơ gặp gỡ với những ba động của thời đại thì thì mới có những tác phẩm xuất sắc. Còn nhớ, khi nói về Tống biệt hành của Thâm Tâm, Hoài Thanh đã nhận xét rất tinh: bài thơ đã nói lên được ?ocái bâng khuâng khó hiểu của thời đại?. Thơ Việt Nam thế kỷ XX cho thấy rất rõ điều này: khi tâm hồn nhà thơ có sự cộng hưởng với nhiều nỗi niềm của thời đại thì mới có thơ hay. Thơ Tố Hữu sở dĩ được nhiều người nhớ vì ông đã ?odiễn dịch? được tâm hồn dân tộc trong cuộc tranh đấu giải phóng đất nước. Thơ ca thời chống Pháp và chống Mỹ đi vào tâm hồn của nhiều người bởi các nhà thơ đã nói lên được vẻ đẹp của người Việt Nam thời chiến tranh. So với thơ ca trước 1975, thơ ca thời hậu chiến có những thay đổi đáng kể về quan niệm nghệ thuật. Thơ đa dạng hơn về giọng điệu, về phong cách nghệ thuật, những nỗ lực hiện đại thơ cũng diễn ra quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn. Đã xuất hiện nhiều cách nói mới, nhiều giọng điệu lạ. Đó là những dấu hiệu đáng mừng. Nhưng từ mới, lạ đến hay, như đã nói, bao giờ cũng là một khoảng cách. Thế hệ trẻ ngày nay thông minh, táo bạo, văn hóa cao, nhưng rõ ràng việc có được những kết tinh nghệ thuật thực sự vẫn là ngóng đợi của nhiều người.

    4. Cái mới nào rồi cũng bị cái mới hơn thay thế. Trong trường hợp ấy, cái mới hôm nay cũng sẽ trở thành truyền thống nếu đặt nó trong tương quan với ngày mai. Nhưng dù vậy, một khi đã là những giá trị nghệ thuật đích thực, ánh sáng của nó còn tỏa sáng đến muôn sau. Nếu hiểu như thế ta sẽ thấy, lịch sử thơ ca là cuộc chạy tiếp sức của nhiều thế hệ, và Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... vẫn có mặt trong đời sống tinh thần của người hiện đại. Thế hệ trẻ ngày nay vẫn rung động trước những vần thơ thời kháng chiến. Không nên quá lo lắng cho số phận của thơ, mà vấn đề đáng chú ý hơn là làm sao để có nhiều cái mới trong thơ, làm sao để thơ ta phải hay hơn nữa. Số phận của thơ nằm ở đấy.

    Ngày nay, khi chúng ta mở cửa giao lưu văn hóa rộng rãi với thế giới, vấn đề đặt ra là thơ chúng ta nằm ở vị trí nào trên bản đồ thơ ca nhân loại. Đặt trong tương quan ấy, ta sẽ nhận ra mình một cách rõ hơn. Tại đây, việc tạo nên cái mới đòi hỏi các nhà thơ phải xử lý được mối tương quan hai chiều: một mặt, thơ Việt Nam cần tiếp cận mạnh mẽ hơn với những tinh hoa văn học nhân loại, mặt khác, phải giữ được bản sắc, hồn vía dân tộc trong thơ. Đó là sự kết hợp giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh trong chiến lược phát triển văn hóa. Nếu chỉ biết vọng ngoại một cách thái quá, chúng ta rất dễ rơi vào sự vong bản về văn hóa. Nhưng nếu chỉ biết ?otắm ao nhà? và làm ngơ trước những biến đổi nghệ thuật của thế giới, ta lại rất dễ rơi vào tình trạng bản, vị hẹp hòi. Cả hai hướng đi này, dù có vẻ ngược chiều nhau, nhưng lại có chung một kết cục: tạo nên sự tụt hậu trong thơ. Tuy nhiên, không mấy ai ngay từ đầu đã tạo ra cái mới khiến thiên hạ tâm phục khẩu phục. Rất có thể, họ phải đi qua những thử nghiệm dang dở. Vì thế, cần tạo ra một bầu không khí dân chủ, tôn trọng và trân trọng trong sáng tạo nghệ thuật.

    5. Vào những năm đầu tiên của thiên niên kỷ thứ ba, một sinh hoạt văn hóa mới ra đời: Ngày thơ Việt Nam. Thực ra, đây là sự mở rộng hơn về quy mô của một mô hình văn hóa vốn đã từng xuất hiện trước đây: Buổi diễn thuyết khách đông như hội - Kỳ bình văn khách tới như mưa. Có thể nói, Ngày thơ Việt Nam vừa là cuộc biểu dương lực lượng, vừa là ngày chúng ta gặp gỡ và tôn vinh các giá trị thơ ca. Đó là một sự kiện văn hóa để ta thấy rõ hơn thơ vẫn ?othanh tân?, vẫn được yêu mến trong thời buổi kinh tế thị trường, trong sự bùng nổ của các phương tiện thông tin đại chúng. Thật thú vị, người yêu thơ có dịp nhìn thấy các thế hệ thi sĩ quần tụ bên nhau, giao lưu, trao đổi, luận bàn, đọc cho nhau những bài thơ mới viết. Tất nhiên, không ai nghĩ rằng, đến với ngày thơ, mình sẽ rút ra được những kinh nghiệm nghệ thuật, những bí quyết nào đó để có thơ hay. Nhưng, với những ai coi thơ như một niềm hạnh phúc, có ý thức cách tân để tạo nên cái mới thì Ngày thơ rất có thể sẽ là một cú hích sáng tạo. Sau cú hích ấy, biết đâu họ lại chẳng tạo nên sự bứt phá để tạo nên cái mới trong thơ.

    ( Tác giả đọc tham luận này ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, nhân Ngày Thơ lần thứ II, 5/2/2004 )

    Nguyễn Đăng Điệp
  9. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Mới - một tiêu chuẩn định giá thi ca
    1. Phải nói ngay rằng, trong nghệ thuật, không phải cái mới nào cũng hay, nhưng chắc chắn, cái hay nào cũng mới. Tìm đến cái mới là khát vọng của bất cứ nhà thơ nào. Nói đúng hơn, nó vừa là một khát vọng, nhưng cũng là ách nặng đặt lên vai người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo không mệt mỏi của họ. Bởi lẽ, ngay cả những cây bút tài năng nhất, không phải bài thơ nào của họ cũng mới. Càng không phải bài thơ nào của họ cũng hay. Mỗi một thời đại thơ ca, biết làm thế nào được, số người làm thơ rất đông nhưng số thi sĩ trụ được với thời gian lại rất ít. Cũ thì đương nhiên bị loại bỏ. Còn mới? Không phải cái mới nào cũng được chấp nhận. Có những cái mới bị đào thải và có những cái mới sống mãi với thời gian. Hóa ra, việc làm mới thơ ca không hề đơn giản. Có những cái mới cốt làm hoa mắt độc giả, nhưng sau khi đọc xong bài thơ, thậm chí, phải cần đến một thời gian sau, người ta mới nhận ra đó là cái mới giả. Còn có những cái mới thoạt đầu, rất ít người thừa nhận, nhưng dần theo thời gian, càng ngày người ta càng nhận thấy những lớp hào quang ẩn chứa bên trong. Đó là cái mới thật.
    2. Vậy thế nào là mới, và cái mới nào là cái mới mang tính chất của một giá trị đích thực? Không ít người cho rằng, cứ phải tạo nên những cách nói gây sự hiếu kỳ, đưa những loại ngôn ngữ táo tợn nhất vào thơ thì thơ mình sẽ mới. Đó chỉ là sự hoang tưởng, hay ít nhất là một cái nhìn nông cạn. Làm sao cái mới lại có thể được sinh ra một cách đơn giản đến thế, trong khi, từ cái nhìn triết học, cái mới được hiểu như là cái ?otrước đó chưa từng có? kia mà!... Tôi nghĩ, cái mới trong thơ trước hết nằm ở cách quan niệm mới của nhà thơ, ở khả năng đổi mới cảm xúc và chiều sâu lý giải thế giới. Không ít người bĩu môi, rằng, ai chẳng biết điều đó, nó xưa như trái đất rồi. Nhưng (lại nhưng), biết làm thế nào, chân lý thường nằm ở những điều giản dị (chứ không phải giản đơn). Vấn đề nằm ở chỗ, để xác lập được quan niệm nghệ thuật riêng là cả một quá trình, một cái nhìn mang tính hệ thống. Nó là cái nhìn của tôi chứ không phải của ai khác. Khi Mộng Liên Đường chủ nhân nói về ?ocon mắt nhìn thấu sáu cõi? của Nguyễn Du, thực chất, ông đã nói lên chiều sâu quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Du. Cái mới không tự dưng mà có, không trông đợi ở những phép màu của Chúa, nó xuất phát từ khả năng thấu thị thế giới của nhà thơ, nó hiện hình trong sự lao động chữ. Trong quá trình lao động và suy ngẫm, người làm thơ bắt gặp sự thăng hoa và chính trong sự thăng hoa đến ngây ngất, họ bắt gặp phút ?ogiời cho?. Muốn có phút ?ogiời cho? thì phải trải qua những phút ?ogiời đày?. Theo ý tôi, chỉ trong những phút giời cho ấy, người làm thơ mới mong có được những tác phẩm nghệ thuật đích thực. Tại đấy, tư tưởng và cảm xúc hòa nhuyễn làm một, tự nó sẽ tìm ra phương cách biểu hiện. Nói đúng hơn, bí ẩn của thơ ca giống như bí ẩn sinh tạo thế giới, hồn nằm trong xác và xác ngụ trong hồn. Và trong sự chuyển hóa với vận tốc cực lớn của quá trình sinh tạo, trong cường độ cảm hứng mãnh liệt, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và cảm xúc không phải là mối quan hệ kiểu bình (hình thức) và rượu (nội dung) mà bản thân ngôn ngữ có thể làm nảy sinh tư tưởng. Đúng thế, ngôn ngữ có đủ năng lực kỳ diệu ấy nếu nó là lời của một kiệt tác. Bởi thế, tôi không mấy tin rằng, những người định dùng trí thông minh và kỹ xảo ngôn ngữ sẽ là những người có khả năng đối mới. Thông minh trong thơ là sự thông minh của con tim, là trí tuệ được thắp lên từ cảm xúc. Nếu không có điều đó, thơ ca sẽ không còn là chính nó nữa. Cùng lắm, nó chỉ là những món trang kim đánh lừa những người nông nổi.

    3. Mới thường đi liền với lạ, vì như đã nói, cái mới là cái chưa từng có trong lịch sử. Tại đây, nhà thơ có thể tạo nên những cấu trúc văn bản sao cho việc thể hiện những xúc cảm của mình diễn ra một cách chính xác và nhuần nhị nhất. Tuy nhiên, những yếu tố lạ trong thơ cần phải trở thành những yếu tố thẩm mỹ thì mới có hiệu quả. Một số cây bút ngỡ rằng việc kéo dài câu thơ, cách ngắt nhịp lạ sẽ là dấu hiệu nói về sự mới mẻ trong thơ. Nói thế đúng nhưng chưa đủ. Vì rằng Baudelaire đã từng chủ trương thơ văn xuôi cách đây mấy thế kỷ, Apollinaire đã từng sử dụng thơ thị giác. Vậy nên, những thay đổi về hình thức phải gắn chặt với thay đổi quan niệm nghệ thuật. Trước đây có lần Marx khẳng định: ?oCái tôi có chỉ là hình thức?. Nhưng cần phải hiểu rằng, đó là hình thức của cái nhìn chứ không phải hình thức chỉ để mà... hình thức! Bản thân các nhà Hình thức Nga, thoạt đầu, trong các công trình của họ toát lên một quan niệm: hình thức là tất cả. Nhưng sau đó, chính R. Jacobson đã thừa nhận, thiếu sót lớn nhất của các nhà Hình thức Nga là họ quá nhấn mạnh đến tính tự trị của văn học mà chưa chú ý đến mối quan hệ giữa thơ ca và đời sống. Tại đây, R. Jacobson đã nói đến một vấn đề sinh tử của nghệ thuật: Rằng, chỉ một khi những rung cảm cá nhân của nhà thơ gặp gỡ với những ba động của thời đại thì thì mới có những tác phẩm xuất sắc. Còn nhớ, khi nói về Tống biệt hành của Thâm Tâm, Hoài Thanh đã nhận xét rất tinh: bài thơ đã nói lên được ?ocái bâng khuâng khó hiểu của thời đại?. Thơ Việt Nam thế kỷ XX cho thấy rất rõ điều này: khi tâm hồn nhà thơ có sự cộng hưởng với nhiều nỗi niềm của thời đại thì mới có thơ hay. Thơ Tố Hữu sở dĩ được nhiều người nhớ vì ông đã ?odiễn dịch? được tâm hồn dân tộc trong cuộc tranh đấu giải phóng đất nước. Thơ ca thời chống Pháp và chống Mỹ đi vào tâm hồn của nhiều người bởi các nhà thơ đã nói lên được vẻ đẹp của người Việt Nam thời chiến tranh. So với thơ ca trước 1975, thơ ca thời hậu chiến có những thay đổi đáng kể về quan niệm nghệ thuật. Thơ đa dạng hơn về giọng điệu, về phong cách nghệ thuật, những nỗ lực hiện đại thơ cũng diễn ra quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn. Đã xuất hiện nhiều cách nói mới, nhiều giọng điệu lạ. Đó là những dấu hiệu đáng mừng. Nhưng từ mới, lạ đến hay, như đã nói, bao giờ cũng là một khoảng cách. Thế hệ trẻ ngày nay thông minh, táo bạo, văn hóa cao, nhưng rõ ràng việc có được những kết tinh nghệ thuật thực sự vẫn là ngóng đợi của nhiều người.

    4. Cái mới nào rồi cũng bị cái mới hơn thay thế. Trong trường hợp ấy, cái mới hôm nay cũng sẽ trở thành truyền thống nếu đặt nó trong tương quan với ngày mai. Nhưng dù vậy, một khi đã là những giá trị nghệ thuật đích thực, ánh sáng của nó còn tỏa sáng đến muôn sau. Nếu hiểu như thế ta sẽ thấy, lịch sử thơ ca là cuộc chạy tiếp sức của nhiều thế hệ, và Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... vẫn có mặt trong đời sống tinh thần của người hiện đại. Thế hệ trẻ ngày nay vẫn rung động trước những vần thơ thời kháng chiến. Không nên quá lo lắng cho số phận của thơ, mà vấn đề đáng chú ý hơn là làm sao để có nhiều cái mới trong thơ, làm sao để thơ ta phải hay hơn nữa. Số phận của thơ nằm ở đấy.

    Ngày nay, khi chúng ta mở cửa giao lưu văn hóa rộng rãi với thế giới, vấn đề đặt ra là thơ chúng ta nằm ở vị trí nào trên bản đồ thơ ca nhân loại. Đặt trong tương quan ấy, ta sẽ nhận ra mình một cách rõ hơn. Tại đây, việc tạo nên cái mới đòi hỏi các nhà thơ phải xử lý được mối tương quan hai chiều: một mặt, thơ Việt Nam cần tiếp cận mạnh mẽ hơn với những tinh hoa văn học nhân loại, mặt khác, phải giữ được bản sắc, hồn vía dân tộc trong thơ. Đó là sự kết hợp giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh trong chiến lược phát triển văn hóa. Nếu chỉ biết vọng ngoại một cách thái quá, chúng ta rất dễ rơi vào sự vong bản về văn hóa. Nhưng nếu chỉ biết ?otắm ao nhà? và làm ngơ trước những biến đổi nghệ thuật của thế giới, ta lại rất dễ rơi vào tình trạng bản, vị hẹp hòi. Cả hai hướng đi này, dù có vẻ ngược chiều nhau, nhưng lại có chung một kết cục: tạo nên sự tụt hậu trong thơ. Tuy nhiên, không mấy ai ngay từ đầu đã tạo ra cái mới khiến thiên hạ tâm phục khẩu phục. Rất có thể, họ phải đi qua những thử nghiệm dang dở. Vì thế, cần tạo ra một bầu không khí dân chủ, tôn trọng và trân trọng trong sáng tạo nghệ thuật.

    5. Vào những năm đầu tiên của thiên niên kỷ thứ ba, một sinh hoạt văn hóa mới ra đời: Ngày thơ Việt Nam. Thực ra, đây là sự mở rộng hơn về quy mô của một mô hình văn hóa vốn đã từng xuất hiện trước đây: Buổi diễn thuyết khách đông như hội - Kỳ bình văn khách tới như mưa. Có thể nói, Ngày thơ Việt Nam vừa là cuộc biểu dương lực lượng, vừa là ngày chúng ta gặp gỡ và tôn vinh các giá trị thơ ca. Đó là một sự kiện văn hóa để ta thấy rõ hơn thơ vẫn ?othanh tân?, vẫn được yêu mến trong thời buổi kinh tế thị trường, trong sự bùng nổ của các phương tiện thông tin đại chúng. Thật thú vị, người yêu thơ có dịp nhìn thấy các thế hệ thi sĩ quần tụ bên nhau, giao lưu, trao đổi, luận bàn, đọc cho nhau những bài thơ mới viết. Tất nhiên, không ai nghĩ rằng, đến với ngày thơ, mình sẽ rút ra được những kinh nghiệm nghệ thuật, những bí quyết nào đó để có thơ hay. Nhưng, với những ai coi thơ như một niềm hạnh phúc, có ý thức cách tân để tạo nên cái mới thì Ngày thơ rất có thể sẽ là một cú hích sáng tạo. Sau cú hích ấy, biết đâu họ lại chẳng tạo nên sự bứt phá để tạo nên cái mới trong thơ.

    ( Tác giả đọc tham luận này ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, nhân Ngày Thơ lần thứ II, 5/2/2004 )

    Nguyễn Đăng Điệp
  10. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Thơ trẻ... mất ngủ
    Đội ngũ làm thơ trẻ có thể coi là đông đảo, hùng hậu, xuất hiện khắp mọi miền trong cả nước, từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Tuy nhiên và trước hết, phải có một quan niệm về sáng tạo, điều đó là đương nhiên. Nhưng Thơ trẻ do những người không hẳn còn trẻ nữa sáng tạo cũng vẫn là Thơ trẻ. Theo quan niệm của riêng tôi, Thơ trẻ Việt Nam mở nguồn từ sau năm 1975, mà khởi đầu là những nhà thơ sinh ra sau cuộc kháng chiến chống Mỹ. Dấu vết chiến tranh ít tấy sưng lên tâm hồn họ, hoặc nếu có thì cũng là những ánh thấp thoáng của một hồi quãng đau xót mà thôi.
    Thơ trẻ có một đặc trưng nổi bật là nó thoát khỏi dòng thơ tiền chiến, thoát khỏi dòng thơ chống Pháp và chống Mỹ, thoát khỏi giọng điệu và thi pháp truyền thống để tạo lập một gương mặt riêng, không giống ai, na ná như một đứa con lai, mà mẹ, chỉ mẹ thôi, là người Việt. Ban đầu đọc họ ta ngạc nhiên bởi thấy họ nói tiếng Việt không sõi, phương pháp tư tưởng của họ cũng không giống với phương pháp tư tưởng của người Việt truyền thống. Họ nói một thứ tiếng Việt khác, lạ hoắc, đôi khi người Việt không sao giải mã được. Chẳng hạn họ nói về ngà ngà say như thế này :

    Sắm con dao vàng
    Gọt mắt lá dăm
    ... Nhìn thật kỹ bàn tay thành mây
    Trôi đi
    trôi mãi
    trôi đi mãi...

    Chẳng hạn, họ nói về việc một mình cô độc trên đường đua, trên đường đời thế này:

    Rồi mùa sẽ đông
    Dòng sao chảy dọc lối ta phi
    Những vì sao không chìm giấc thụy miên
    Trên sông chảy hổn hển


    Rồi họ lại viết như thế này:
    Ứớc em im lặng
    để em tắm mình trong ánh sáng
    mỏng manh em
    Từ một khoảng tối sang một khoảng tối hơn
    tôi lóe sáng
    thứ ánh sáng chẻ đường định phận...


    Thậm chí họ viết những dòng mê sảng thế này :

    Phản xạ
    Ú ớ một giọng mới lạ
    Gió rợn
    Hun hút đàn **** xanh bay qua đại dương

    U... u
    Những vòng quay luân hồi
    Định mệnh
    Gõ những hồi trống kinh thiên


    Đi xa hơn và kinh hãi hơn, họ viết :

    Nàng tuổi trẻ với tôi tối hôm qua
    và hôm nay mang theo sinh lực mới
    khơi dậy sinh lực tiềm ẩn mang thể
    nghiệm che lấp kinh nghiệm mang hồn
    nhiên thiêu đốt tuy nhiên mang nguy
    cơ cho chính thời cơ
    Thời gian trong em bất biến
    Xa rời từ trường văn phạm
    em bỏ đi về phía biển...


    Mê lộ và siêu thực hơn, họ viết :

    Đêm liếm Kinh
    môi trầm màu Phật
    rực âm
    đàn thắm tượng lăng nghiêm


    Tôi trở nên mụ mị khi đọc thơ của họ bởi tôi như một gã vừa mù, vừa điếc, quờ quạng giữa những bòng bong rối mù không màu sắc :

    Một người nằm mơ trong sương mù
    Hay chính những giấc mơ của hắn bay lên thành sương mù


    Chẳng hạn họ nói về tình yêu và nỗi nhớ như thế này :


    Chiều khép mắt xanh
    Trầm thủy nhớ [1]
    Trầm ngàn mây
    Khép tìm một dòng thơ
    Lông phương cảo ngậm ngùi chôn Bóng Đạo
    Hồn gọi hồn
    Mau gọi ngực khuya sau
    Chùm hoa đỏ nghẹn ngào trong cổ nguyệt
    Vì đêm mai...
    Thổ huyết đọc Lời Sầu


    Đêm đêm, tôi chong đèn đọc Thơ trẻ. Tôi muốn tìm hiểu họ, những nhà thơ Việt của tương lai, nhưng thú thực, khó lòng hiểu nổi. Tôi không hiểu được họ, không bởi lỗi ở họ, mà vì tôi không tới được họ. Cùng nói một ngôn ngữ tiếng Việt với nhau mà không hiểu được nhau, sao lại thế ? Tôi đau đáu đi tìm cách giải mã giọng nói và tôi gặp :


    Con đường đê mang tên Âu Cơ, đổ xuống đường
    Lạc Long Quân giấc mơ trăm trứng
    Em Âu Cơ một mình

    Những cây phượng bật tung ô đỏ
    Màu mùa làm người bừng bừng
    Em một mình Âu Cơ! [2]


    Ô hay ! Thơ đấy là thơ hay đấy chứ?
    Các nhà thơ trẻ yêu mến của tôi ơi, hãy viết những gì mà cha mẹ mình không mất ngủ !
    Trịnh Thanh Sơn - Văn nghệ Trẻ, số 51, 21/12/2003

    Chú thích của eVăn:


    [1] Nhiều câu chữ trong những trích đoạn thơ của bài viết trên (chúng tôi lấy nguyên bài in trên báo Văn nghệ Trẻ) không đúng với nguyên bản. Chúng tôi không tiện đối chiếu từng đoạn vì không rõ xuất xứ của một số đoạn trích. Riêng khổ thơ này (trong bài Trầm Cỏ Xanh của Joseph Huỳnh Văn), eVăn xin chép lại nguyên văn để bạn đọc so sánh (Chúng tôi bôi đậm những chữ khác với bản in trên báo Văn nghệ Trẻ ở trên):

    Chiều khép mắt xanh
    Trầm thúy nhớ
    Trầm ngàn mây
    Khép tím một Dòng Thơ
    Lòng phương cảo ngậm ngùi chôn Bóng Đạo
    Hồn gọi hồn
    Máu gọi ngực khuya sau
    Chùm hoa đỏ nghẹn ngào trong cổ nguyệt
    Vì đêm mai...
    Thổ huyết đọc Lời Sầu

    Ngoài ra, Joseph Huỳnh Văn (đã mất) là nhà thơ miền Nam trước 1975 chứ không phải là nhà thơ ?otrẻ? như Trịnh Thanh Sơn đã nhầm trong bài viết này. Lỗi có thể do nhóm biên tập cuốn sách Thơ hôm nay (NXB Đồng Nai, 2003) đã xếp Joseph Huỳnh Văn vào cùng nhóm với các nhà thơ đương đại khác như Phan Huyền Thư, Nguyễn Quang Thiều... Rất có thể Trịnh Thanh Sơn trích khổ thơ trên từ cuốn sách này nên đã mắc phải cùng một lỗi giống nhau.

    [2] Thơ Vi Thùy Linh.[/i]
    Được votrungh sửa chữa / chuyển vào 12:34 ngày 12/03/2004

Chia sẻ trang này