1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THAM KHẢO | Tin tức, Lý luận, Phê bình Văn học nghệ thuật (NEW !!!mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi kienn79, 16/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Thơ trẻ... mất ngủ
    Đội ngũ làm thơ trẻ có thể coi là đông đảo, hùng hậu, xuất hiện khắp mọi miền trong cả nước, từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Tuy nhiên và trước hết, phải có một quan niệm về sáng tạo, điều đó là đương nhiên. Nhưng Thơ trẻ do những người không hẳn còn trẻ nữa sáng tạo cũng vẫn là Thơ trẻ. Theo quan niệm của riêng tôi, Thơ trẻ Việt Nam mở nguồn từ sau năm 1975, mà khởi đầu là những nhà thơ sinh ra sau cuộc kháng chiến chống Mỹ. Dấu vết chiến tranh ít tấy sưng lên tâm hồn họ, hoặc nếu có thì cũng là những ánh thấp thoáng của một hồi quãng đau xót mà thôi.
    Thơ trẻ có một đặc trưng nổi bật là nó thoát khỏi dòng thơ tiền chiến, thoát khỏi dòng thơ chống Pháp và chống Mỹ, thoát khỏi giọng điệu và thi pháp truyền thống để tạo lập một gương mặt riêng, không giống ai, na ná như một đứa con lai, mà mẹ, chỉ mẹ thôi, là người Việt. Ban đầu đọc họ ta ngạc nhiên bởi thấy họ nói tiếng Việt không sõi, phương pháp tư tưởng của họ cũng không giống với phương pháp tư tưởng của người Việt truyền thống. Họ nói một thứ tiếng Việt khác, lạ hoắc, đôi khi người Việt không sao giải mã được. Chẳng hạn họ nói về ngà ngà say như thế này :

    Sắm con dao vàng
    Gọt mắt lá dăm
    ... Nhìn thật kỹ bàn tay thành mây
    Trôi đi
    trôi mãi
    trôi đi mãi...

    Chẳng hạn, họ nói về việc một mình cô độc trên đường đua, trên đường đời thế này:

    Rồi mùa sẽ đông
    Dòng sao chảy dọc lối ta phi
    Những vì sao không chìm giấc thụy miên
    Trên sông chảy hổn hển


    Rồi họ lại viết như thế này:
    Ứớc em im lặng
    để em tắm mình trong ánh sáng
    mỏng manh em
    Từ một khoảng tối sang một khoảng tối hơn
    tôi lóe sáng
    thứ ánh sáng chẻ đường định phận...


    Thậm chí họ viết những dòng mê sảng thế này :

    Phản xạ
    Ú ớ một giọng mới lạ
    Gió rợn
    Hun hút đàn **** xanh bay qua đại dương

    U... u
    Những vòng quay luân hồi
    Định mệnh
    Gõ những hồi trống kinh thiên


    Đi xa hơn và kinh hãi hơn, họ viết :

    Nàng tuổi trẻ với tôi tối hôm qua
    và hôm nay mang theo sinh lực mới
    khơi dậy sinh lực tiềm ẩn mang thể
    nghiệm che lấp kinh nghiệm mang hồn
    nhiên thiêu đốt tuy nhiên mang nguy
    cơ cho chính thời cơ
    Thời gian trong em bất biến
    Xa rời từ trường văn phạm
    em bỏ đi về phía biển...


    Mê lộ và siêu thực hơn, họ viết :

    Đêm liếm Kinh
    môi trầm màu Phật
    rực âm
    đàn thắm tượng lăng nghiêm


    Tôi trở nên mụ mị khi đọc thơ của họ bởi tôi như một gã vừa mù, vừa điếc, quờ quạng giữa những bòng bong rối mù không màu sắc :

    Một người nằm mơ trong sương mù
    Hay chính những giấc mơ của hắn bay lên thành sương mù


    Chẳng hạn họ nói về tình yêu và nỗi nhớ như thế này :


    Chiều khép mắt xanh
    Trầm thủy nhớ [1]
    Trầm ngàn mây
    Khép tìm một dòng thơ
    Lông phương cảo ngậm ngùi chôn Bóng Đạo
    Hồn gọi hồn
    Mau gọi ngực khuya sau
    Chùm hoa đỏ nghẹn ngào trong cổ nguyệt
    Vì đêm mai...
    Thổ huyết đọc Lời Sầu


    Đêm đêm, tôi chong đèn đọc Thơ trẻ. Tôi muốn tìm hiểu họ, những nhà thơ Việt của tương lai, nhưng thú thực, khó lòng hiểu nổi. Tôi không hiểu được họ, không bởi lỗi ở họ, mà vì tôi không tới được họ. Cùng nói một ngôn ngữ tiếng Việt với nhau mà không hiểu được nhau, sao lại thế ? Tôi đau đáu đi tìm cách giải mã giọng nói và tôi gặp :


    Con đường đê mang tên Âu Cơ, đổ xuống đường
    Lạc Long Quân giấc mơ trăm trứng
    Em Âu Cơ một mình

    Những cây phượng bật tung ô đỏ
    Màu mùa làm người bừng bừng
    Em một mình Âu Cơ! [2]


    Ô hay ! Thơ đấy là thơ hay đấy chứ?
    Các nhà thơ trẻ yêu mến của tôi ơi, hãy viết những gì mà cha mẹ mình không mất ngủ !
    Trịnh Thanh Sơn - Văn nghệ Trẻ, số 51, 21/12/2003

    Chú thích của eVăn:


    [1] Nhiều câu chữ trong những trích đoạn thơ của bài viết trên (chúng tôi lấy nguyên bài in trên báo Văn nghệ Trẻ) không đúng với nguyên bản. Chúng tôi không tiện đối chiếu từng đoạn vì không rõ xuất xứ của một số đoạn trích. Riêng khổ thơ này (trong bài Trầm Cỏ Xanh của Joseph Huỳnh Văn), eVăn xin chép lại nguyên văn để bạn đọc so sánh (Chúng tôi bôi đậm những chữ khác với bản in trên báo Văn nghệ Trẻ ở trên):

    Chiều khép mắt xanh
    Trầm thúy nhớ
    Trầm ngàn mây
    Khép tím một Dòng Thơ
    Lòng phương cảo ngậm ngùi chôn Bóng Đạo
    Hồn gọi hồn
    Máu gọi ngực khuya sau
    Chùm hoa đỏ nghẹn ngào trong cổ nguyệt
    Vì đêm mai...
    Thổ huyết đọc Lời Sầu

    Ngoài ra, Joseph Huỳnh Văn (đã mất) là nhà thơ miền Nam trước 1975 chứ không phải là nhà thơ ?otrẻ? như Trịnh Thanh Sơn đã nhầm trong bài viết này. Lỗi có thể do nhóm biên tập cuốn sách Thơ hôm nay (NXB Đồng Nai, 2003) đã xếp Joseph Huỳnh Văn vào cùng nhóm với các nhà thơ đương đại khác như Phan Huyền Thư, Nguyễn Quang Thiều... Rất có thể Trịnh Thanh Sơn trích khổ thơ trên từ cuốn sách này nên đã mắc phải cùng một lỗi giống nhau.

    [2] Thơ Vi Thùy Linh.[/i]
    Được votrungh sửa chữa / chuyển vào 12:34 ngày 12/03/2004
  2. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Một vài suy nghĩ...
    Mỗi một ngày, không biết cụ thể là có bao nhiêu bài thơ ra đời từ những tác giả nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp. Cái con số khổng lồ nhưng không cụ thể ấy, là phản ánh khách quan những chiều kích mới của xã hội đang phát triển. Con người làm chủ tất cả các mối quan hệ, điều khiển phương tiện, nhưng không thể đo và khống chế lòng mình. Đây là một hiện thực, nhưng ít người thừa nhận. Tuy nhiên, nếu bỏ qua tất cả những điều ấy, ta có thể thấy rằng, việc đến với thơ ở hình thức này hay hình thức khác; đi kèm những mục đích khác nhau của người làm thơ, thì vấn đề được xã hội quan tâm hơn cả là, họ là những ai? Con người họ ra sao? Họ làm thơ để làm gì? Cái gì làm cho họ đến với thơ nhiều như vậy?
    1/ Người làm thơ không phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội. Chỉ cần có một tâm hồn theo cách nói đơn giản nhất, là có thể làm thơ, nói lên những tình cảm, những ước vọng và mong muốn nào đó cho chính họ...Đó là những người làm thơ theo kiểu không chuyên, họ không cần thiết, hay không cần cọ xát trên các báo, tạp chí nào cả, mà đơn giản chỉ là viết và viết. Khác hơn với họ là những người làm thơ chuyên nghiệp. Người làm thơ chuyên nghiệp phải sáng tác, nói đúng hơn là sáng tác theo những khuynh hướng được thông qua trong các Đại hội, Hội nghị của giới chuyên ngành, vạch ra để những sáng tác mới phản ánh kịp thời xu thế xã hội, đề cập sâu rộng hơn về vấn đề Con Người trong thời đại mới. Họ phải là những kĩ sư tâm hồn thực thụ ( M.Gorki ). Để có thể làm nên những tác phẩm ca ngợi con người và phục vụ con người. Bởi chính con người chứ không phải một thế lực siêu hình nào đó là chủ nhân của ý thức xã hội. Theo Belinxki, thì con người là vẻ đẹp hùng vĩ nhất của Tạo hóa. Vì thế, ngoài việc làm thơ để thể hiện cái tôi cá nhân, những người làm thơ chuyên nghiệp nói riêng, phải ý thức rõ ràng về những điều vừa nói. Điều đó nói lên cái nhạy bén tất yếu, mà ai đó đã lấy thơ làm nghiệp đều phải có.
    2/ Người làm thơ thì nhiều vô kể. Nhưng để tìm hiểu về họ hay trả lời câu hỏi : Con người họ ra sao? Chúng ta cũng chỉ có thể đưa ra những nhận xét chung chung, để tiếp cận tác phẩm của họ sâu sắc hơn mà thôi. Tuy nhiên, chúng ta phải cùng nhau khẳng định một điều rằng, đã là người yêu thơ và biết làm thơ, thì không thể là con người thiếu thốn Tình Người, Tình Đời. Dù ít hay nhiều, họ là những người biết đau cái đau của người khác, biết chia sẻ và cảm thông cho số phận con người *. Nói kiểu dân dã nhất, họ chính là những người thương vay khóc mướn, đem bùi ngọt đổi đắng cay riêng mình,... để ý nghĩa của hai chữ Tình Đời vẹn nguyên và luôn tròn trịa.
    Tuy nhiên, cũng không thiếu những người làm thơ chuyên nghiệp, mượn lớp vỏ chân chính để làm những điều xằng bậy. Hay lợi dụng thơ nói riêng và nghệ thuật nói chung để phục vụ cho mục đích tuyên truyền *********. Về điều này xin nói cụ thể hơn ở một bài viết khác. Chúng ta lên án hành vi của họ, song không vì thế, chúng ta xem thơ là phương tiện của tội ác. Như thế sẽ là sai lầm và vô cùng ấu trĩ. Bỏ qua những điều vừa nói, ta thừa nhận những đóng góp to lớn của những người cầm bút làm thơ, chính họ là những người góp những gam màu làm cho cuộc sống trở nên Thánh Thiện và bớt chai lì. Xã hội phát triển, công nghệ cao cấp... càng phải cần đến họ. Còn chuyện cần đến họ với hình thức, phương thức và cách thức nào, thì tuỳ điều kiện cá nhân của mỗi người.
    3/ Họ làm thơ để làm gì, Khi cuộc sống hiện đại bắt họ phải không ngừng toan tính, bon chen mới có thể tồn tại và thích ứng? Câu hỏi đó chúng ta đều có thể tự trả lời, ví như những câu tôi viết ở mục hai (2/). Vì họ là..., nên họ...
    Như thế, ta hiểu thêm rằng, sự có mặt của thơ trong đời sống con người là sự có mặt mang nhiều hàm nghĩa tích cực. Nếu không như thế, chắc hẳn nó đã bị khai trừ ra khỏi tư duy loài người.
    Ta cứ cùng nhau thừa nhận cái mầu nhiệm của thơ làm cho mọi người đến với nó bởi một quyền năng nào đó. Nhưng xin được nhấn mạnh rằng, không có một Chủ nghĩa siêu hình nào làm thước đo cho sự tồn tại và phát triển của thơ. Những gì đã làm nên những cuộc cách mạng trong thơ ca, đều là những phản ánh tất yếu của quy luật phát triển mà thôi. Con người luôn là chủ nhân của thơ, dù cho thơ có tiến đến một chừng mực nào đó dưới lớp vỏ ngôn từ là câu chữ.
    Tuỳ theo những suy nghĩ, những tình cảm, mà với mỗi người thơ đóng một vai trò nhất nhất định. Và vai trò vốn có của nó, sẽ cùng chúng ta đi dọc thời gian, đi dọc hành trình tiến tới một xã hội nào đó cao hơn nữa...
    Trịnh Tuấn
    Bút nghiên đao kiếm hai tay múa
    Văn võ toàn song vẫn đói dài!
  3. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Một vài suy nghĩ...
    Mỗi một ngày, không biết cụ thể là có bao nhiêu bài thơ ra đời từ những tác giả nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp. Cái con số khổng lồ nhưng không cụ thể ấy, là phản ánh khách quan những chiều kích mới của xã hội đang phát triển. Con người làm chủ tất cả các mối quan hệ, điều khiển phương tiện, nhưng không thể đo và khống chế lòng mình. Đây là một hiện thực, nhưng ít người thừa nhận. Tuy nhiên, nếu bỏ qua tất cả những điều ấy, ta có thể thấy rằng, việc đến với thơ ở hình thức này hay hình thức khác; đi kèm những mục đích khác nhau của người làm thơ, thì vấn đề được xã hội quan tâm hơn cả là, họ là những ai? Con người họ ra sao? Họ làm thơ để làm gì? Cái gì làm cho họ đến với thơ nhiều như vậy?
    1/ Người làm thơ không phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội. Chỉ cần có một tâm hồn theo cách nói đơn giản nhất, là có thể làm thơ, nói lên những tình cảm, những ước vọng và mong muốn nào đó cho chính họ...Đó là những người làm thơ theo kiểu không chuyên, họ không cần thiết, hay không cần cọ xát trên các báo, tạp chí nào cả, mà đơn giản chỉ là viết và viết. Khác hơn với họ là những người làm thơ chuyên nghiệp. Người làm thơ chuyên nghiệp phải sáng tác, nói đúng hơn là sáng tác theo những khuynh hướng được thông qua trong các Đại hội, Hội nghị của giới chuyên ngành, vạch ra để những sáng tác mới phản ánh kịp thời xu thế xã hội, đề cập sâu rộng hơn về vấn đề Con Người trong thời đại mới. Họ phải là những kĩ sư tâm hồn thực thụ ( M.Gorki ). Để có thể làm nên những tác phẩm ca ngợi con người và phục vụ con người. Bởi chính con người chứ không phải một thế lực siêu hình nào đó là chủ nhân của ý thức xã hội. Theo Belinxki, thì con người là vẻ đẹp hùng vĩ nhất của Tạo hóa. Vì thế, ngoài việc làm thơ để thể hiện cái tôi cá nhân, những người làm thơ chuyên nghiệp nói riêng, phải ý thức rõ ràng về những điều vừa nói. Điều đó nói lên cái nhạy bén tất yếu, mà ai đó đã lấy thơ làm nghiệp đều phải có.
    2/ Người làm thơ thì nhiều vô kể. Nhưng để tìm hiểu về họ hay trả lời câu hỏi : Con người họ ra sao? Chúng ta cũng chỉ có thể đưa ra những nhận xét chung chung, để tiếp cận tác phẩm của họ sâu sắc hơn mà thôi. Tuy nhiên, chúng ta phải cùng nhau khẳng định một điều rằng, đã là người yêu thơ và biết làm thơ, thì không thể là con người thiếu thốn Tình Người, Tình Đời. Dù ít hay nhiều, họ là những người biết đau cái đau của người khác, biết chia sẻ và cảm thông cho số phận con người *. Nói kiểu dân dã nhất, họ chính là những người thương vay khóc mướn, đem bùi ngọt đổi đắng cay riêng mình,... để ý nghĩa của hai chữ Tình Đời vẹn nguyên và luôn tròn trịa.
    Tuy nhiên, cũng không thiếu những người làm thơ chuyên nghiệp, mượn lớp vỏ chân chính để làm những điều xằng bậy. Hay lợi dụng thơ nói riêng và nghệ thuật nói chung để phục vụ cho mục đích tuyên truyền *********. Về điều này xin nói cụ thể hơn ở một bài viết khác. Chúng ta lên án hành vi của họ, song không vì thế, chúng ta xem thơ là phương tiện của tội ác. Như thế sẽ là sai lầm và vô cùng ấu trĩ. Bỏ qua những điều vừa nói, ta thừa nhận những đóng góp to lớn của những người cầm bút làm thơ, chính họ là những người góp những gam màu làm cho cuộc sống trở nên Thánh Thiện và bớt chai lì. Xã hội phát triển, công nghệ cao cấp... càng phải cần đến họ. Còn chuyện cần đến họ với hình thức, phương thức và cách thức nào, thì tuỳ điều kiện cá nhân của mỗi người.
    3/ Họ làm thơ để làm gì, Khi cuộc sống hiện đại bắt họ phải không ngừng toan tính, bon chen mới có thể tồn tại và thích ứng? Câu hỏi đó chúng ta đều có thể tự trả lời, ví như những câu tôi viết ở mục hai (2/). Vì họ là..., nên họ...
    Như thế, ta hiểu thêm rằng, sự có mặt của thơ trong đời sống con người là sự có mặt mang nhiều hàm nghĩa tích cực. Nếu không như thế, chắc hẳn nó đã bị khai trừ ra khỏi tư duy loài người.
    Ta cứ cùng nhau thừa nhận cái mầu nhiệm của thơ làm cho mọi người đến với nó bởi một quyền năng nào đó. Nhưng xin được nhấn mạnh rằng, không có một Chủ nghĩa siêu hình nào làm thước đo cho sự tồn tại và phát triển của thơ. Những gì đã làm nên những cuộc cách mạng trong thơ ca, đều là những phản ánh tất yếu của quy luật phát triển mà thôi. Con người luôn là chủ nhân của thơ, dù cho thơ có tiến đến một chừng mực nào đó dưới lớp vỏ ngôn từ là câu chữ.
    Tuỳ theo những suy nghĩ, những tình cảm, mà với mỗi người thơ đóng một vai trò nhất nhất định. Và vai trò vốn có của nó, sẽ cùng chúng ta đi dọc thời gian, đi dọc hành trình tiến tới một xã hội nào đó cao hơn nữa...
    Trịnh Tuấn
    Bút nghiên đao kiếm hai tay múa
    Văn võ toàn song vẫn đói dài!
  4. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nhà thơ Nguyễn Duy - Duyên thơ với lịch thơ

    Năm 1997, Nguyễn Duy tuyên bố ?ogác bút? giã từ sân thơ để chiêm nghiệm lại mình. Một sự dừng lại đúng lúc. Năm ấy anh bước sang tuổi 50 và kỷ niệm 30 năm làm bạn cùng nàng thơ với 13 tập thơ và 3 tác phẩm văn xuôi ( trong đó có một tiểu thuyết ).
    Hiện Nguyễn Duy đang tập hợp để làm "Tuyển tập thơ Nguyễn Duy chọn lọc". Nguyễn Duy là nhà thơ viết chữ đẹp vào hạng nhất nhì trong giới cầm bút hiện nay nên từ năm 1995, nhà thơ trình làng rất riêng "Nguyễn Duy" qua lịch thơ trên giấy dó. Nguyễn Duy có nhiều cái nhất, trong đó có chuyện anh là người Việt Nam đầu tiên triển lãm thơ, lịch thơ và in lịch thơ trên giấy dó. Theo nhà thơ, "đây là cuộc chơi lớn nhất trong cuộc đời tôi".
    - Những cuộc triển lãm người xem nhận thấy còn đó ?ochất nhà quê? trong anh ?
    - Tôi vốn là anh hay mê những thứ rất nhà quê, hàng 5, 7 năm nay đã ấp ủ in một tập thơ bằng giấy dó với những ảnh minh họa do tôi chụp, và đặc biệt là tập thơ của một nhà thơ nữ ?ongông? bậc nhất Việt Nam - Hồ Xuân Hương và tranh của ông hoạ sĩ cũng ?ongông? bậc nhất Việt Nam - Bùi Xuân Phái. Song loay hoay mãi vẫn chưa ra được, nhân có chuyến sang Mỹ gặp David Thomas - người triển lãm trên giấy dó về Bác Hồ, tôi gặp may từ đó và tôi nghiệm thấy rằng, ?ocủa báu? nhà mình, nhiều khi lại là người nước ngoài tìm thấy trước.
    - Anh cũng thuộc loại ?ongông? thứ ba, vì ở anh ?ochất hoài cổ? là để quay về cội nguồn dân tộc ?
    - Tôi không phải là người hoài cổ, mà là người phục cổ. Chữ ?ophục? ở đây phải hiểu theo cả hai nghĩa khôi phục và khâm phục. Văn hóa của dân tộc mình, tôi không nói đẹp hơn, lớn hơn ai, nhưng chắc chắn không thua kém bất cứ quốc gia nào. Chỉ riêng hai tuần cuối của tháng sáu 2001, cuốn ?oHồ Xuân Hương? trên đất Mỹ đã bán được 15.000 bản, một con số nhiều nhà thơ Mỹ mơ cũng không được. Tôi triển lãm thơ trên giấy dó ở Mỹ, nhiều tri thức Mỹ phải ngẩn ngơ trầm trồ: "đẹp quá!". Vẻ đẹp của tất cả các nền văn hóa đều bình đẳng với nhau. Mỗi sản phẩm, vật dụng tồn tại trong lòng dân tộc mình, dù nhỏ bé, giá trị đến đâu, cũng ẩn chứa linh hồn của xứ sở. Mà cái linh hồn đó, tâm hồn tôi cũng có chung một nhịp đập, một tần số. Tôi là người đi nhiều, đã qua hàng chục quốc gia, qua biết bao nhiêu thành phố sầm uất, những thủ đô hoa lệ, nhưng rồi lại thấy đi đâu cũng không bằng trở về nhà mình, được sống giữa tâm hồn dân tộc mình? Tôi thấy mình đơn độc nhưng tôi tin đến một lúc nào đó, người ta sẽ chán khoác lên mình những thứ chẳng phải của mình, người ta sẽ nhận ra những giá trị đích thực và bền vững, những giá trị làm họ bình đẳng với cả nhân loại.

    Nhà thơ tâm sự, những chuyến đi và trở về trước đây rồi dần lãng quên. Đây là chuyến trở về đúng nghĩa của tôi sau bao năm bôn ba kiếm tiền xây dựng nhà cửa, ổn về kinh tế.
    - Qua những chuyến lang thang, nhà thơ sẽ...
    - Chiêm nghiệm. Sau bắt tay vào làm ?o10 thế kỷ thơ Thiền Việt Nam trên giấy dó? và sẽ viết tiểu thuyết Du ký. Từ trong bụng mẹ đã bắt đầu du ký (cười). Lang thang nhưng vẫn có trách nhiệm với gia đình. Năm 1996 mang ?oán tử hình? vì phát hiện bệnh tiểu đường nên tôi bi quan lắm, dốc toàn tâm lực để xây nhà cho con, rồi nợ nần nên nghĩ ra cách làm thơ trên lịch. Chính lúc túng quẫn như thế mà hay. Tôi là người lang thang, lang thang từ những ngày tuổi thơ trên đồng quê và nhất là trong cuộc chiến, sau này là lang thang với những cuộc đọc thơ và triển lãm thơ mà lang thang hoàn toàn với tư cách nhà thơ chứ không có sự vụ gì cả. Lang thang đọc thơ, bán tranh để tiếp tục? lang thang. Những cuộc lang thang với số phận dân tộc nhưng tôi vẫn đau đáu trong lòng nỗi niềm nhớ quê, nhớ nhà? (trầm ngâm). Tôi sẽ viết từ những cuộc lang thang đó.
    - Nguyễn Duy là thế hệ nhà thơ xuất thân từ trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cùng với Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn... Theo anh thì thế hệ sau thời kỳ đổi mới có gì mới?

    - Tôi ủng hộ các bạn trẻ. Họ là lực lượng có tri thức. Tuy nhiên họ làm thơ bằng "miệng" thì nhiều, nhiều bài thơ nhàn nhạt, làng nhàng không tạo ra phong cách riêng gì cả. Thế hệ tôi làm thơ trong giai đoạn đất nước cực kỳ khó khăn nhưng với riêng tôi không phải để lãnh nhuận bút, kiếm tiền. Tôi kiếm tiền qua nhiều việc khác như viết kịch bản phim, lời bình, viết báo... Tuyệt nhiên không làm thơ vì kinh tế, mặc dù rất... đói. Thế nhưng những gì tôi kiếm tiền được đều ra đi... chỉ có thơ là tự khẳng định được mình. Các bạn mới, làm thơ có kiến thức và đất dụng võ nhưng đừng xem thơ là "cứu cánh", hãy tạo riêng cho mình một phong cách. Tôi nhớ Trần Đăng Khoa viết lời bình trong tập "Thơ với tuổi thơ" của Nguyễn Duy rằng: "Nguyễn Duy sẽ sống với chính thơ và với riêng một cõi". Tôi cho đó là nhận định rất chính xác. Tôi đang làm kinh tế và chỉ khi nào không nặng nợ "áo cơm" tôi sẽ thảnh thơi lang thang...

    Nhiều người yêu thơ, đọc thơ anh có cảm giác nỗi buồn xâm chiếm tâm hồn anh nhiều hơn là niềm vui, mặc dầu có nhiều câu thơ hóm hỉnh thật vui và cũng là cách sáng tạo ngôn từ độc đáo của anh: ? Em hơi bị đẹp anh hơi bị nhàu. Hai âm tiết ?ohơi bị? cũng chính Nguyễn Duy là nhà thơ đầu tiên đưa vào thơ. Và Nguyễn Duy cũng là người Việt Nam cuối cùng chụp, lưu lại những bức ảnh Trung tâm thương mại thế giới ở Mỹ sau vụ khủng bố 11-9 (nhà thơ là phóng viên chiến trường và chụp ảnh từ năm 1972).
    Năm 2001, nhà thơ bị tai nạn và làm lịch thơ với chủ đề về Huế, nhà thơ trình làng những bài thơ rất riêng về Huế trên lịch 2002. Năm 2003, Nguyễn Duy tiếp tục thể hiện với chủ đề "Kính thưa Liền Thị" cùng những bài thơ và tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái về "Bà chúa thơ Nôm" Hồ Xuân Hương trên giấy dó rất đặc sắc, tuy giá thành cao nhưng được nhiều người ủng hộ. Với chủ đề "Môi trường thiên nhiên" xuân Giáp Thân 2004, Nguyễn Duy trở về thiên nhiên với hoa cỏ, chim chóc... tuyệt đẹp và cùng với lịch thơ về những bài thơ Hồ Xuân Hương: Tự tình, Tranh Tố Nữ, Thiếu nữ ngủ ngày, Giếng nước, Vịnh hang Cắc Cớ, Vịnh quạt chuyển song ngữ Hán và Anh. Một tin vui: con trai nhà thơ (anh có ba con, hai trai và một gái) là Nguyễn Duy Sơn, người thiết kế và trình bày lịch thơ Nguyễn Duy, sẽ cưới vợ vào cuối đông năm nay.
    Xin chúc mừng nhà thơ Nguyễn Duy !
    ( VNN )

  5. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nhà thơ Nguyễn Duy - Duyên thơ với lịch thơ

    Năm 1997, Nguyễn Duy tuyên bố ?ogác bút? giã từ sân thơ để chiêm nghiệm lại mình. Một sự dừng lại đúng lúc. Năm ấy anh bước sang tuổi 50 và kỷ niệm 30 năm làm bạn cùng nàng thơ với 13 tập thơ và 3 tác phẩm văn xuôi ( trong đó có một tiểu thuyết ).
    Hiện Nguyễn Duy đang tập hợp để làm "Tuyển tập thơ Nguyễn Duy chọn lọc". Nguyễn Duy là nhà thơ viết chữ đẹp vào hạng nhất nhì trong giới cầm bút hiện nay nên từ năm 1995, nhà thơ trình làng rất riêng "Nguyễn Duy" qua lịch thơ trên giấy dó. Nguyễn Duy có nhiều cái nhất, trong đó có chuyện anh là người Việt Nam đầu tiên triển lãm thơ, lịch thơ và in lịch thơ trên giấy dó. Theo nhà thơ, "đây là cuộc chơi lớn nhất trong cuộc đời tôi".
    - Những cuộc triển lãm người xem nhận thấy còn đó ?ochất nhà quê? trong anh ?
    - Tôi vốn là anh hay mê những thứ rất nhà quê, hàng 5, 7 năm nay đã ấp ủ in một tập thơ bằng giấy dó với những ảnh minh họa do tôi chụp, và đặc biệt là tập thơ của một nhà thơ nữ ?ongông? bậc nhất Việt Nam - Hồ Xuân Hương và tranh của ông hoạ sĩ cũng ?ongông? bậc nhất Việt Nam - Bùi Xuân Phái. Song loay hoay mãi vẫn chưa ra được, nhân có chuyến sang Mỹ gặp David Thomas - người triển lãm trên giấy dó về Bác Hồ, tôi gặp may từ đó và tôi nghiệm thấy rằng, ?ocủa báu? nhà mình, nhiều khi lại là người nước ngoài tìm thấy trước.
    - Anh cũng thuộc loại ?ongông? thứ ba, vì ở anh ?ochất hoài cổ? là để quay về cội nguồn dân tộc ?
    - Tôi không phải là người hoài cổ, mà là người phục cổ. Chữ ?ophục? ở đây phải hiểu theo cả hai nghĩa khôi phục và khâm phục. Văn hóa của dân tộc mình, tôi không nói đẹp hơn, lớn hơn ai, nhưng chắc chắn không thua kém bất cứ quốc gia nào. Chỉ riêng hai tuần cuối của tháng sáu 2001, cuốn ?oHồ Xuân Hương? trên đất Mỹ đã bán được 15.000 bản, một con số nhiều nhà thơ Mỹ mơ cũng không được. Tôi triển lãm thơ trên giấy dó ở Mỹ, nhiều tri thức Mỹ phải ngẩn ngơ trầm trồ: "đẹp quá!". Vẻ đẹp của tất cả các nền văn hóa đều bình đẳng với nhau. Mỗi sản phẩm, vật dụng tồn tại trong lòng dân tộc mình, dù nhỏ bé, giá trị đến đâu, cũng ẩn chứa linh hồn của xứ sở. Mà cái linh hồn đó, tâm hồn tôi cũng có chung một nhịp đập, một tần số. Tôi là người đi nhiều, đã qua hàng chục quốc gia, qua biết bao nhiêu thành phố sầm uất, những thủ đô hoa lệ, nhưng rồi lại thấy đi đâu cũng không bằng trở về nhà mình, được sống giữa tâm hồn dân tộc mình? Tôi thấy mình đơn độc nhưng tôi tin đến một lúc nào đó, người ta sẽ chán khoác lên mình những thứ chẳng phải của mình, người ta sẽ nhận ra những giá trị đích thực và bền vững, những giá trị làm họ bình đẳng với cả nhân loại.

    Nhà thơ tâm sự, những chuyến đi và trở về trước đây rồi dần lãng quên. Đây là chuyến trở về đúng nghĩa của tôi sau bao năm bôn ba kiếm tiền xây dựng nhà cửa, ổn về kinh tế.
    - Qua những chuyến lang thang, nhà thơ sẽ...
    - Chiêm nghiệm. Sau bắt tay vào làm ?o10 thế kỷ thơ Thiền Việt Nam trên giấy dó? và sẽ viết tiểu thuyết Du ký. Từ trong bụng mẹ đã bắt đầu du ký (cười). Lang thang nhưng vẫn có trách nhiệm với gia đình. Năm 1996 mang ?oán tử hình? vì phát hiện bệnh tiểu đường nên tôi bi quan lắm, dốc toàn tâm lực để xây nhà cho con, rồi nợ nần nên nghĩ ra cách làm thơ trên lịch. Chính lúc túng quẫn như thế mà hay. Tôi là người lang thang, lang thang từ những ngày tuổi thơ trên đồng quê và nhất là trong cuộc chiến, sau này là lang thang với những cuộc đọc thơ và triển lãm thơ mà lang thang hoàn toàn với tư cách nhà thơ chứ không có sự vụ gì cả. Lang thang đọc thơ, bán tranh để tiếp tục? lang thang. Những cuộc lang thang với số phận dân tộc nhưng tôi vẫn đau đáu trong lòng nỗi niềm nhớ quê, nhớ nhà? (trầm ngâm). Tôi sẽ viết từ những cuộc lang thang đó.
    - Nguyễn Duy là thế hệ nhà thơ xuất thân từ trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cùng với Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn... Theo anh thì thế hệ sau thời kỳ đổi mới có gì mới?

    - Tôi ủng hộ các bạn trẻ. Họ là lực lượng có tri thức. Tuy nhiên họ làm thơ bằng "miệng" thì nhiều, nhiều bài thơ nhàn nhạt, làng nhàng không tạo ra phong cách riêng gì cả. Thế hệ tôi làm thơ trong giai đoạn đất nước cực kỳ khó khăn nhưng với riêng tôi không phải để lãnh nhuận bút, kiếm tiền. Tôi kiếm tiền qua nhiều việc khác như viết kịch bản phim, lời bình, viết báo... Tuyệt nhiên không làm thơ vì kinh tế, mặc dù rất... đói. Thế nhưng những gì tôi kiếm tiền được đều ra đi... chỉ có thơ là tự khẳng định được mình. Các bạn mới, làm thơ có kiến thức và đất dụng võ nhưng đừng xem thơ là "cứu cánh", hãy tạo riêng cho mình một phong cách. Tôi nhớ Trần Đăng Khoa viết lời bình trong tập "Thơ với tuổi thơ" của Nguyễn Duy rằng: "Nguyễn Duy sẽ sống với chính thơ và với riêng một cõi". Tôi cho đó là nhận định rất chính xác. Tôi đang làm kinh tế và chỉ khi nào không nặng nợ "áo cơm" tôi sẽ thảnh thơi lang thang...

    Nhiều người yêu thơ, đọc thơ anh có cảm giác nỗi buồn xâm chiếm tâm hồn anh nhiều hơn là niềm vui, mặc dầu có nhiều câu thơ hóm hỉnh thật vui và cũng là cách sáng tạo ngôn từ độc đáo của anh: ? Em hơi bị đẹp anh hơi bị nhàu. Hai âm tiết ?ohơi bị? cũng chính Nguyễn Duy là nhà thơ đầu tiên đưa vào thơ. Và Nguyễn Duy cũng là người Việt Nam cuối cùng chụp, lưu lại những bức ảnh Trung tâm thương mại thế giới ở Mỹ sau vụ khủng bố 11-9 (nhà thơ là phóng viên chiến trường và chụp ảnh từ năm 1972).
    Năm 2001, nhà thơ bị tai nạn và làm lịch thơ với chủ đề về Huế, nhà thơ trình làng những bài thơ rất riêng về Huế trên lịch 2002. Năm 2003, Nguyễn Duy tiếp tục thể hiện với chủ đề "Kính thưa Liền Thị" cùng những bài thơ và tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái về "Bà chúa thơ Nôm" Hồ Xuân Hương trên giấy dó rất đặc sắc, tuy giá thành cao nhưng được nhiều người ủng hộ. Với chủ đề "Môi trường thiên nhiên" xuân Giáp Thân 2004, Nguyễn Duy trở về thiên nhiên với hoa cỏ, chim chóc... tuyệt đẹp và cùng với lịch thơ về những bài thơ Hồ Xuân Hương: Tự tình, Tranh Tố Nữ, Thiếu nữ ngủ ngày, Giếng nước, Vịnh hang Cắc Cớ, Vịnh quạt chuyển song ngữ Hán và Anh. Một tin vui: con trai nhà thơ (anh có ba con, hai trai và một gái) là Nguyễn Duy Sơn, người thiết kế và trình bày lịch thơ Nguyễn Duy, sẽ cưới vợ vào cuối đông năm nay.
    Xin chúc mừng nhà thơ Nguyễn Duy !
    ( VNN )

  6. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nhà thơ Thanh Thảo: Thơ chính là số phận
    "Muôn đời, thơ vẫn là chuyện rút gan rút ruột mình mà thôi. Thơ phải chính là số phận của người làm thơ" - đó là tâm sự của nhà thơ Thanh Thảo.
    - PV: Có ý kiến cho rằng, không nên phân biệt thơ già, thơ trẻ, chỉ có thơ hay và thơ dở mà thôi. Liệu có nên xem đây là một quan niệm đem lại công bằng trong đánh giá về người làm thơ trẻ hôm nay hay không, thưa anh?
    Nhà thơ Thanh Thảo: Đúng là cuối cùng, chỉ có thơ hay và thơ dở. Nhưng thế nào là thơ hay và thơ dở. Thoạt nhìn có vẻ dễ phân biệt, nhưng đi sâu vào lại không đơn giản. Và sẽ đến cái điểm, khi đứng trước một bài thơ, người này cho là hay, người kia chê là dở, thì lúc đó người ta lại phải phân biệt thơ già và thơ trẻ. Và "già" đây chưa hẳn là "già tuổi", "trẻ" kia cũng chưa hẳn đã là "trẻ người". Sẽ có những quan niệm khác nhau về thơ, trong đó già - trẻ cũng là sự phân biệt quan trọng. Nhưng cuối cùng thì, vẫn sẽ chỉ có thơ hay và thơ dở, có điều, sự phân định phải qua thời gian, không thể sốt ruột.
    - Quan niệm thơ của anh là gì
    - Với tôi, thơ phải hiện đại, bởi chúng ta đang sống thời hiện đại, nhưng muôn đời, thơ vẫn là chuyện rút gan rút ruột mình ra mà thôi. Thơ phải chính là số phận của người làm thơ.
    - Thơ của chúng ta từ đầu thế kỷ trước đã bắt đầu có sự du nhập, cách tân mạnh mẽ. Cho đến bây giờ, vẫn có nhiều người "nhập khẩu thơ", làm thơ theo phong cách "tây" và bị chê là lai căng, là mất bản sắc... Theo anh đây có phải là một khuôn mặt của thơ hiện đại?
    - Thơ không chỉ có sự "du nhập" từ đầu thế kỷ trước, mà có ảnh hưởng qua lại với thơ Trung Quốc từ hàng nghìn năm nay. Nhưng ảnh hưởng cũng chỉ là ảnh hưởng, còn hồn cốt thơ Việt thì vẫn lặng lẽ chìm dưới tất cả những hình thức, dù cổ điển hay cách tân. Cái quyết định cuối cùng vẫn là hồn cốt Việt, là dấu ấn cá nhân, là chính tài năng và số phận của từng nhà thơ hiện rõ trong thơ họ. Với thơ hiện đại, tính hiện đại không chỉ đến từ những kỹ thuật phương Tây, mà còn đến từ sự phối hợp tự nhiên và bất ngờ của thơ phương Tây với khả năng dồn nén, tích chứa, u mặc, phẳng lặng mà sâu thẳm của thơ phương Đông, của tâm hồn thơ Việt. Và cái chính, là phải qua ngôn ngữ riêng biệt của từng nhà thơ.
    - Đã xuất hiện cụm từ "sản xuất... thơ", "công nghệ làm... thơ", "rô-bốt - nhà thơ"... Tuy nhiên không ít người đọc thơ và làm thơ vẫn tin rằng thơ cũng như tình yêu, chỉ thuộc về tâm hồn con người, những cỗ máy dù siêu việt đến mấy cũng chỉ có thể chơi trò "xếp chữ". Nhà thơ, đi đến tận cùng cảm xúc trên đôi cánh của ngôn từ, để sáng tạo ra thơ. Không có cảm xúc nửa vời, ngôn từ nửa gánh mà có tác phẩm thơ hoàn chỉnh. Anh nghĩ sao về nhận xét đó ?
    - Giống như tình yêu và sự sinh nở, thơ không thể nửa vời. Nửa vời là chết. Nhưng để có được sự "hết cỡ" của cảm xúc, điều không dễ và không định trước, vì thế không thể sản xuất hàng loạt, không thể viết theo đơn đặt hàng. Những "đơn đặt hàng" nếu có và nếu có tác dụng, cũng chỉ là cái cớ để nhà thơ tích chứa năng lượng và cảm xúc, để thơ có thể bật ra một lúc nào đó. Còn ngôn từ ? Đó là một phần thiên bẩm, một phần lớn do nhà thơ tự tích chứa trong suốt đời mình. Không ai mới sinh đã có ngôn từ, nhưng quả thật, có những người đặc biệt nhạy cảm với ngôn từ. Và người ta gọi họ là nhà thơ.
    - Vấn đề tuyển chọn, cập nhật thơ vào sách giáo khoa sử dụng trong nhà trường hiện nay đang có nhiều thiếu sót, nhiều vấn đề bàn luận chưa ngã ngũ. Với tư cách một nhà thơ và một Ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam, ý kiến anh về vấn đề này ra sao?
    - Theo chỗ tôi biết, ở nhiều nước, người ta chỉ chọn các nhà thơ đã trở thành "giá trị kinh điển" vào sách giáo khoa, còn tác phẩm các nhà thơ mới, hiện đại thì được chọn vào các chương trình đọc thêm. Vì học sinh trung học cũng chỉ nên học những kiến thức đã được công nhận, đã rõ ràng. Mọi sự lựa chọn thơ tùy tiện để đưa vào sách giáo khoa đều có hại cho cảm thụ thẩm mỹ của học sinh.
    - Thường người trẻ hay xây dựng cho mình thần tượng, tất nhiên chúng ta chỉ nói trong lĩnh vực văn học, còn anh hiện nay ?
    - Tôi vẫn có những thần tượng của mình, ngay khi tôi không còn trẻ. Tôi sung sướng mỗi khi bắt được kênh giao cảm với họ. Họ tiếp lửa cho tôi. Họ kích thích tôi sáng tác. Và khi tôi đọc họ, tôi nghĩ họ cũng đang đọc tôi, đang "soi" tôi, ngay khi họ không còn trên cõi đời này. Những thần tượng luôn sống một cách tích cực trong tôi.
    - Thanh Thảo sẽ là ai, nếu không làm thơ? Anh nghĩ thế nào về thơ có vần hay thơ không vần?
    - Thì cũng vẫn là tôi thôi. Nhiều lúc tôi đâu có làm được thơ, nhưng vẫn sống bình thường. Có điều, như thế tự mình cũng thấy thiêu thiếu thế nào. Còn thơ có hoặc không có vần ? Tôi thỉnh thoảng vẫn làm thơ có vần, nhưng đã có vần thì phải đúng... vần, tôi không thích là thơ lục bát mà... trật vần. Có điều, nếu cứ làm thơ có vần mãi thì với tôi, quả là sự mỏi mệt.
    - Nhìn lại đời thơ của bản thân, anh thấy thơ đã "chọn" anh hay anh đã "chọn" thơ ?
    - Tôi viết báo và làm được gì suốt 30 năm qua, chính là nhờ... thơ. Tôi mang ơn thơ suốt đời. Đừng bao giờ nghĩ người ta chỉ có thể chết vì thơ. Người ta cũng có thể sống lại nhờ thơ đấy. Xét riêng, thơ chẳng là gì nhưng cũng có thể là tất cả.
    (Báo Nhân dân)
  7. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nhà thơ Thanh Thảo: Thơ chính là số phận
    "Muôn đời, thơ vẫn là chuyện rút gan rút ruột mình mà thôi. Thơ phải chính là số phận của người làm thơ" - đó là tâm sự của nhà thơ Thanh Thảo.
    - PV: Có ý kiến cho rằng, không nên phân biệt thơ già, thơ trẻ, chỉ có thơ hay và thơ dở mà thôi. Liệu có nên xem đây là một quan niệm đem lại công bằng trong đánh giá về người làm thơ trẻ hôm nay hay không, thưa anh?
    Nhà thơ Thanh Thảo: Đúng là cuối cùng, chỉ có thơ hay và thơ dở. Nhưng thế nào là thơ hay và thơ dở. Thoạt nhìn có vẻ dễ phân biệt, nhưng đi sâu vào lại không đơn giản. Và sẽ đến cái điểm, khi đứng trước một bài thơ, người này cho là hay, người kia chê là dở, thì lúc đó người ta lại phải phân biệt thơ già và thơ trẻ. Và "già" đây chưa hẳn là "già tuổi", "trẻ" kia cũng chưa hẳn đã là "trẻ người". Sẽ có những quan niệm khác nhau về thơ, trong đó già - trẻ cũng là sự phân biệt quan trọng. Nhưng cuối cùng thì, vẫn sẽ chỉ có thơ hay và thơ dở, có điều, sự phân định phải qua thời gian, không thể sốt ruột.
    - Quan niệm thơ của anh là gì
    - Với tôi, thơ phải hiện đại, bởi chúng ta đang sống thời hiện đại, nhưng muôn đời, thơ vẫn là chuyện rút gan rút ruột mình ra mà thôi. Thơ phải chính là số phận của người làm thơ.
    - Thơ của chúng ta từ đầu thế kỷ trước đã bắt đầu có sự du nhập, cách tân mạnh mẽ. Cho đến bây giờ, vẫn có nhiều người "nhập khẩu thơ", làm thơ theo phong cách "tây" và bị chê là lai căng, là mất bản sắc... Theo anh đây có phải là một khuôn mặt của thơ hiện đại?
    - Thơ không chỉ có sự "du nhập" từ đầu thế kỷ trước, mà có ảnh hưởng qua lại với thơ Trung Quốc từ hàng nghìn năm nay. Nhưng ảnh hưởng cũng chỉ là ảnh hưởng, còn hồn cốt thơ Việt thì vẫn lặng lẽ chìm dưới tất cả những hình thức, dù cổ điển hay cách tân. Cái quyết định cuối cùng vẫn là hồn cốt Việt, là dấu ấn cá nhân, là chính tài năng và số phận của từng nhà thơ hiện rõ trong thơ họ. Với thơ hiện đại, tính hiện đại không chỉ đến từ những kỹ thuật phương Tây, mà còn đến từ sự phối hợp tự nhiên và bất ngờ của thơ phương Tây với khả năng dồn nén, tích chứa, u mặc, phẳng lặng mà sâu thẳm của thơ phương Đông, của tâm hồn thơ Việt. Và cái chính, là phải qua ngôn ngữ riêng biệt của từng nhà thơ.
    - Đã xuất hiện cụm từ "sản xuất... thơ", "công nghệ làm... thơ", "rô-bốt - nhà thơ"... Tuy nhiên không ít người đọc thơ và làm thơ vẫn tin rằng thơ cũng như tình yêu, chỉ thuộc về tâm hồn con người, những cỗ máy dù siêu việt đến mấy cũng chỉ có thể chơi trò "xếp chữ". Nhà thơ, đi đến tận cùng cảm xúc trên đôi cánh của ngôn từ, để sáng tạo ra thơ. Không có cảm xúc nửa vời, ngôn từ nửa gánh mà có tác phẩm thơ hoàn chỉnh. Anh nghĩ sao về nhận xét đó ?
    - Giống như tình yêu và sự sinh nở, thơ không thể nửa vời. Nửa vời là chết. Nhưng để có được sự "hết cỡ" của cảm xúc, điều không dễ và không định trước, vì thế không thể sản xuất hàng loạt, không thể viết theo đơn đặt hàng. Những "đơn đặt hàng" nếu có và nếu có tác dụng, cũng chỉ là cái cớ để nhà thơ tích chứa năng lượng và cảm xúc, để thơ có thể bật ra một lúc nào đó. Còn ngôn từ ? Đó là một phần thiên bẩm, một phần lớn do nhà thơ tự tích chứa trong suốt đời mình. Không ai mới sinh đã có ngôn từ, nhưng quả thật, có những người đặc biệt nhạy cảm với ngôn từ. Và người ta gọi họ là nhà thơ.
    - Vấn đề tuyển chọn, cập nhật thơ vào sách giáo khoa sử dụng trong nhà trường hiện nay đang có nhiều thiếu sót, nhiều vấn đề bàn luận chưa ngã ngũ. Với tư cách một nhà thơ và một Ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam, ý kiến anh về vấn đề này ra sao?
    - Theo chỗ tôi biết, ở nhiều nước, người ta chỉ chọn các nhà thơ đã trở thành "giá trị kinh điển" vào sách giáo khoa, còn tác phẩm các nhà thơ mới, hiện đại thì được chọn vào các chương trình đọc thêm. Vì học sinh trung học cũng chỉ nên học những kiến thức đã được công nhận, đã rõ ràng. Mọi sự lựa chọn thơ tùy tiện để đưa vào sách giáo khoa đều có hại cho cảm thụ thẩm mỹ của học sinh.
    - Thường người trẻ hay xây dựng cho mình thần tượng, tất nhiên chúng ta chỉ nói trong lĩnh vực văn học, còn anh hiện nay ?
    - Tôi vẫn có những thần tượng của mình, ngay khi tôi không còn trẻ. Tôi sung sướng mỗi khi bắt được kênh giao cảm với họ. Họ tiếp lửa cho tôi. Họ kích thích tôi sáng tác. Và khi tôi đọc họ, tôi nghĩ họ cũng đang đọc tôi, đang "soi" tôi, ngay khi họ không còn trên cõi đời này. Những thần tượng luôn sống một cách tích cực trong tôi.
    - Thanh Thảo sẽ là ai, nếu không làm thơ? Anh nghĩ thế nào về thơ có vần hay thơ không vần?
    - Thì cũng vẫn là tôi thôi. Nhiều lúc tôi đâu có làm được thơ, nhưng vẫn sống bình thường. Có điều, như thế tự mình cũng thấy thiêu thiếu thế nào. Còn thơ có hoặc không có vần ? Tôi thỉnh thoảng vẫn làm thơ có vần, nhưng đã có vần thì phải đúng... vần, tôi không thích là thơ lục bát mà... trật vần. Có điều, nếu cứ làm thơ có vần mãi thì với tôi, quả là sự mỏi mệt.
    - Nhìn lại đời thơ của bản thân, anh thấy thơ đã "chọn" anh hay anh đã "chọn" thơ ?
    - Tôi viết báo và làm được gì suốt 30 năm qua, chính là nhờ... thơ. Tôi mang ơn thơ suốt đời. Đừng bao giờ nghĩ người ta chỉ có thể chết vì thơ. Người ta cũng có thể sống lại nhờ thơ đấy. Xét riêng, thơ chẳng là gì nhưng cũng có thể là tất cả.
    (Báo Nhân dân)
  8. nhungtamhonlangman

    nhungtamhonlangman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
  9. nhungtamhonlangman

    nhungtamhonlangman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
  10. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4

Chia sẻ trang này