1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THAM KHẢO | Tin tức, Lý luận, Phê bình Văn học nghệ thuật (NEW !!!mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi kienn79, 16/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
  2. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
  3. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
  4. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
  5. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
  6. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nhà thơ Lê Thị Kim : Đời thơ đã nhận kiếp tằm...
    Làm thơ, vẽ tranh, nghiên cứu khoa học, kinh doanh? từng là nhà thơ nữ duy nhất trong nhóm ca khúc chính trị của Hội Tri thức yêu nước thành phố lưu diễn nhiều nơi, là nhà thơ nữ đầu tiên của miền Nam được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam kể từ sau giải phóng, là người đầu tiên được tổ chức đêm thơ nhạc riêng (năm 1986). Xem ra người phụ nữ này có quá nhiều cái nhất !
    - Là một nhà thơ nữ có nhiều tác phẩm được giới trẻ thuộc, xin được hỏi chị đến với thơ từ lúc nào?

    Nhà thơ Lê Thị Kim


    - Gia đình tôi ai cũng yêu nghệ thuật. Cha tôi là thầy dạy học nhưng rất mê vẽ tranh, làm thơ. Cha truyền cho tôi tình yêu nghệ thuật từ rất sớm. Tôi nghĩ ai cũng có thể làm thơ. Khi tình cảm chất chứa trong lòng, thốt nhiên sẽ có thơ. Tôi vẫn quan niệm rằng viết văn và làm thơ là một cái nghiệp, đã là nghiệp thì không thể bỏ được, dù trong hoàn cảnh nào. Với tôi, thơ ca là đam mê thứ nhất. Tôi cũng yêu hội họa. Cả hai gặp nhau ở một điểm chung lớn: khám phá và sáng tạo, thế nên bổ sung cho nhau rất nhiều.

    - Theo chị, có thể dựa vào tiêu chí nào để đánh giá hay dở một bài thơ?
    - Thơ là cảm xúc riêng của mỗi người. Tâm tính, bản ngã, trạng thái tâm lý, tâm hồn mỗi người rất khác nhau nên thơ ca cũng ẩn chứa muôn màu sắc, dáng vẻ. Người có tâm cảm dịu dàng thì tiếng thơ sâu lắng, dễ đi vào lòng người. Người có cá tính mãnh liệt thì tiếng thơ cũng sẽ nói lên được "chất lửa" trong tâm hồn họ. Trong hội họa, yếu tố kỹ thuật là rất cần thiết, Song, trong thơ ca, yếu tố cảm xúc vẫn quan trọng hơn, kỹ thuật ngôn từ chỉ là phương tiện hỗ trợ thêm. Và không thể không kể đến cảm nhận từ phía người đọc. Thơ hay nhưng bạn đọc có "thẩm thấu" được cái hay đó không lại là chuyện khác. Tôi muốn nói vai trò của giáo dục ở nhà trường trong tiếp nhận thơ ca là rất cần thiết.
    - Có thể nói chị cùng Đỗ Trung Quân, Bùi Chí Vinh, Nguyễn Nhật Ánh, Thanh Nguyên, Hồ Thi Ca, Nguyễn Thái Dương, Cao Vũ Huy Miên... đã làm nên một lớp tên tuổi thơ hoạt động sung mãn, đứng vững trên thi đàn, xứng đáng kế thừa thế hệ thơ ca kháng chiến chống Mỹ. Nhớ về thời kỳ trước, chị có muốn chia sẻ điều gì với các cây bút trẻ hôm nay ?
    ?o?Và tôi, lúc nào một niềm mơ ước hiển hiện, một nỗi khát khao dâng trào, tôi viết. Có thể là những dòng thơ, có thể là một cái gì đó? không biết rồi nó có được chắt lọc thành thơ. Cho nên tôi không mộng tưởng điều gì ?" bởi chính tôi khi làm thơ, tôi vẫn cảm thấy như mình đang lạc vào chốn nào đó, một cõi riêng mình, nghe lại chính giọng nói của mình và đôi khi còn như một kẻ lữ hành đang đi ngược chiều gió thổi??
    - Bạn thơ cùng thời với tôi nay hầu hết đã thành danh, có nhiều người giữ những trọng trách quan trọng trong lĩnh vực nghệ thuật ở TP.HCM và trên cả nước. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã phải trả giá nhiều, nếm trải nhiều trong thời kỳ đất nước còn khốn khó. Nhưng, có thể nói giờ đây chúng tôi đã phần nào hãnh diện về những cố gắng của mình. Đời thơ đã nhận kiếp tằm thì phải rút ruột nhả tơ. Âu những sợi tơ thơ vàng óng cũng chính là niềm hạnh phúc không thể đong đếm...
    - "Đừng nhìn em như thế - Cháy lòng em còn gì - Sự nồng nàn của bể - Cuốn mất hồn em đi" là một trong những vần thơ rất nổi tiếng của chị. Chị làm bài thơ "Đừng nhìn em như thế" trong hoàn cảnh nào ?
    - Lần ấy, đã lâu lắm rồi, tôi cùng người bạn trai ngồi uống cafe trong quán. Khi đứng dậy ra về, bất chợt tôi nhận thấy có một người đàn ông ngồi trong góc khuất cứ nhìn mình đăm đăm, cái nhìn rất là... dữ dội. Trong niềm xúc cảm khó tả ấy, dẫu chỉ một khoảnh khắc, tứ thơ "Đừng nhìn em như thế - Cháy lòng em còn gì" chợt nảy ra. Điểm nhấn của toàn bài thơ là đôi mắt, đôi mắt là nơi dễ khiến người ta xiêu lòng nhất. Và nếu tinh ý sẽ hiểu vì sao tôi viết tiếp bốn câu này: "Bởi tình yêu có thực - Vĩnh cửu trong cuộc đời - Bởi ghen tuông có thực - Xuống mồ biết có thôi".
    - Có vẻ như thơ chị rất "có duyên" với âm nhạc?

    - À, nói chuyện thơ phổ nhạc thì tôi hơi "bị" nhiều đấy. Bài Đừng nhìn em như thế có đến 5 nhạc sĩ phổ nhạc, là Trương Tuyết Mai, Vũ Hoàng, Nguyễn Tôn Nghiêm, Quỳnh Hợp, Dzoãn Bình... Bài Trên cánh sầu đông có Quốc Bảo, Nguyễn Hiệp, Vũ Hoàng phổ nhạc. Bài Vu vơ và Hư ảo tình ta thì có một kỷ niệm rất khó quên. Ban đầu, thấy bài Hư ảo tình ta có chút chút chất nhạc, tôi bèn nhờ anh Hoàng Hiệp chuyển tới nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu. Ít lâu sau ghé lại, Hoàng Hiệp bảo anh đã phổ nhạc xong và đệm dương cầm tôi nghe. Từ chỗ anh Hiệp bước ra, tôi lại "đụng" ngay anh Phạm Trọng Cầu, anh Cầu bảo: "Dạo này có bài năm chữ nào mới không Kim ?". Nghe anh hỏi, tự dưng tôi thấy áy náy quá. Ngay lúc đó, cái tứ Vu vơ chợt nảy ra trong đầu, tôi ngồi xuống viết ngay. Xong, tôi đưa cho anh Cầu rồi vào Hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ) làm việc tiếp. Khoảng 20 phút sau quay ra lại gặp anh. Anh bảo: "Tao phổ xong rồi nè, vào đây nghe thử xem sao". Thành ra bài thơ Vu vơ từ khi ra đời đến khi thành nhạc chỉ vỏn vẹn có nửa tiếng đồng hồ. Thơ và nhạc nó tương đồng khắng khít như vậy đấy !
    - Xin cảm ơn chị về cuộc trò chuyện khá thú vị.
    Nhà thơ Lê Thị Kim tên thật là Lê Thị Ngà, sinh năm 1950 tại Thanh Hóa . Là hội viên Hội Nhà văn TP.HCM (từ năm 1981), hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1990), hội viên Hội Mỹ thuật TP.HCM (1996) . Được báo Tuổi Trẻ bình chọn người "Phụ nữ tài năng" (1990) . Là một trong 20 gương mặt được biểu dương Văn học thành phố 20 năm (1995)
    Tác phẩm thơ :
    - Vòm me mùa hạ (in chung,1985)
    - Thành phố tháng tư (in chung, 1985)
    - Khi tình yêu đến (1989)
    - Đóa quỳnh hư ảo (1990)
    - Sương bụi tình yêu (1997)
    - Nguyên đán tình yêu (in chung, 2003)



    Túc Hạnh - VNN
    Được votrungh sửa chữa / chuyển vào 02:03 ngày 18/03/2004
  7. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nhà thơ Lê Thị Kim : Đời thơ đã nhận kiếp tằm...
    Làm thơ, vẽ tranh, nghiên cứu khoa học, kinh doanh? từng là nhà thơ nữ duy nhất trong nhóm ca khúc chính trị của Hội Tri thức yêu nước thành phố lưu diễn nhiều nơi, là nhà thơ nữ đầu tiên của miền Nam được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam kể từ sau giải phóng, là người đầu tiên được tổ chức đêm thơ nhạc riêng (năm 1986). Xem ra người phụ nữ này có quá nhiều cái nhất !
    - Là một nhà thơ nữ có nhiều tác phẩm được giới trẻ thuộc, xin được hỏi chị đến với thơ từ lúc nào?

    Nhà thơ Lê Thị Kim


    - Gia đình tôi ai cũng yêu nghệ thuật. Cha tôi là thầy dạy học nhưng rất mê vẽ tranh, làm thơ. Cha truyền cho tôi tình yêu nghệ thuật từ rất sớm. Tôi nghĩ ai cũng có thể làm thơ. Khi tình cảm chất chứa trong lòng, thốt nhiên sẽ có thơ. Tôi vẫn quan niệm rằng viết văn và làm thơ là một cái nghiệp, đã là nghiệp thì không thể bỏ được, dù trong hoàn cảnh nào. Với tôi, thơ ca là đam mê thứ nhất. Tôi cũng yêu hội họa. Cả hai gặp nhau ở một điểm chung lớn: khám phá và sáng tạo, thế nên bổ sung cho nhau rất nhiều.

    - Theo chị, có thể dựa vào tiêu chí nào để đánh giá hay dở một bài thơ?
    - Thơ là cảm xúc riêng của mỗi người. Tâm tính, bản ngã, trạng thái tâm lý, tâm hồn mỗi người rất khác nhau nên thơ ca cũng ẩn chứa muôn màu sắc, dáng vẻ. Người có tâm cảm dịu dàng thì tiếng thơ sâu lắng, dễ đi vào lòng người. Người có cá tính mãnh liệt thì tiếng thơ cũng sẽ nói lên được "chất lửa" trong tâm hồn họ. Trong hội họa, yếu tố kỹ thuật là rất cần thiết, Song, trong thơ ca, yếu tố cảm xúc vẫn quan trọng hơn, kỹ thuật ngôn từ chỉ là phương tiện hỗ trợ thêm. Và không thể không kể đến cảm nhận từ phía người đọc. Thơ hay nhưng bạn đọc có "thẩm thấu" được cái hay đó không lại là chuyện khác. Tôi muốn nói vai trò của giáo dục ở nhà trường trong tiếp nhận thơ ca là rất cần thiết.
    - Có thể nói chị cùng Đỗ Trung Quân, Bùi Chí Vinh, Nguyễn Nhật Ánh, Thanh Nguyên, Hồ Thi Ca, Nguyễn Thái Dương, Cao Vũ Huy Miên... đã làm nên một lớp tên tuổi thơ hoạt động sung mãn, đứng vững trên thi đàn, xứng đáng kế thừa thế hệ thơ ca kháng chiến chống Mỹ. Nhớ về thời kỳ trước, chị có muốn chia sẻ điều gì với các cây bút trẻ hôm nay ?
    ?o?Và tôi, lúc nào một niềm mơ ước hiển hiện, một nỗi khát khao dâng trào, tôi viết. Có thể là những dòng thơ, có thể là một cái gì đó? không biết rồi nó có được chắt lọc thành thơ. Cho nên tôi không mộng tưởng điều gì ?" bởi chính tôi khi làm thơ, tôi vẫn cảm thấy như mình đang lạc vào chốn nào đó, một cõi riêng mình, nghe lại chính giọng nói của mình và đôi khi còn như một kẻ lữ hành đang đi ngược chiều gió thổi??
    - Bạn thơ cùng thời với tôi nay hầu hết đã thành danh, có nhiều người giữ những trọng trách quan trọng trong lĩnh vực nghệ thuật ở TP.HCM và trên cả nước. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã phải trả giá nhiều, nếm trải nhiều trong thời kỳ đất nước còn khốn khó. Nhưng, có thể nói giờ đây chúng tôi đã phần nào hãnh diện về những cố gắng của mình. Đời thơ đã nhận kiếp tằm thì phải rút ruột nhả tơ. Âu những sợi tơ thơ vàng óng cũng chính là niềm hạnh phúc không thể đong đếm...
    - "Đừng nhìn em như thế - Cháy lòng em còn gì - Sự nồng nàn của bể - Cuốn mất hồn em đi" là một trong những vần thơ rất nổi tiếng của chị. Chị làm bài thơ "Đừng nhìn em như thế" trong hoàn cảnh nào ?
    - Lần ấy, đã lâu lắm rồi, tôi cùng người bạn trai ngồi uống cafe trong quán. Khi đứng dậy ra về, bất chợt tôi nhận thấy có một người đàn ông ngồi trong góc khuất cứ nhìn mình đăm đăm, cái nhìn rất là... dữ dội. Trong niềm xúc cảm khó tả ấy, dẫu chỉ một khoảnh khắc, tứ thơ "Đừng nhìn em như thế - Cháy lòng em còn gì" chợt nảy ra. Điểm nhấn của toàn bài thơ là đôi mắt, đôi mắt là nơi dễ khiến người ta xiêu lòng nhất. Và nếu tinh ý sẽ hiểu vì sao tôi viết tiếp bốn câu này: "Bởi tình yêu có thực - Vĩnh cửu trong cuộc đời - Bởi ghen tuông có thực - Xuống mồ biết có thôi".
    - Có vẻ như thơ chị rất "có duyên" với âm nhạc?

    - À, nói chuyện thơ phổ nhạc thì tôi hơi "bị" nhiều đấy. Bài Đừng nhìn em như thế có đến 5 nhạc sĩ phổ nhạc, là Trương Tuyết Mai, Vũ Hoàng, Nguyễn Tôn Nghiêm, Quỳnh Hợp, Dzoãn Bình... Bài Trên cánh sầu đông có Quốc Bảo, Nguyễn Hiệp, Vũ Hoàng phổ nhạc. Bài Vu vơ và Hư ảo tình ta thì có một kỷ niệm rất khó quên. Ban đầu, thấy bài Hư ảo tình ta có chút chút chất nhạc, tôi bèn nhờ anh Hoàng Hiệp chuyển tới nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu. Ít lâu sau ghé lại, Hoàng Hiệp bảo anh đã phổ nhạc xong và đệm dương cầm tôi nghe. Từ chỗ anh Hiệp bước ra, tôi lại "đụng" ngay anh Phạm Trọng Cầu, anh Cầu bảo: "Dạo này có bài năm chữ nào mới không Kim ?". Nghe anh hỏi, tự dưng tôi thấy áy náy quá. Ngay lúc đó, cái tứ Vu vơ chợt nảy ra trong đầu, tôi ngồi xuống viết ngay. Xong, tôi đưa cho anh Cầu rồi vào Hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ) làm việc tiếp. Khoảng 20 phút sau quay ra lại gặp anh. Anh bảo: "Tao phổ xong rồi nè, vào đây nghe thử xem sao". Thành ra bài thơ Vu vơ từ khi ra đời đến khi thành nhạc chỉ vỏn vẹn có nửa tiếng đồng hồ. Thơ và nhạc nó tương đồng khắng khít như vậy đấy !
    - Xin cảm ơn chị về cuộc trò chuyện khá thú vị.
    Nhà thơ Lê Thị Kim tên thật là Lê Thị Ngà, sinh năm 1950 tại Thanh Hóa . Là hội viên Hội Nhà văn TP.HCM (từ năm 1981), hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1990), hội viên Hội Mỹ thuật TP.HCM (1996) . Được báo Tuổi Trẻ bình chọn người "Phụ nữ tài năng" (1990) . Là một trong 20 gương mặt được biểu dương Văn học thành phố 20 năm (1995)
    Tác phẩm thơ :
    - Vòm me mùa hạ (in chung,1985)
    - Thành phố tháng tư (in chung, 1985)
    - Khi tình yêu đến (1989)
    - Đóa quỳnh hư ảo (1990)
    - Sương bụi tình yêu (1997)
    - Nguyên đán tình yêu (in chung, 2003)



    Túc Hạnh - VNN
    Được votrungh sửa chữa / chuyển vào 02:03 ngày 18/03/2004
  8. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Tấm chân tình đằng sau những tiếng cười
    Ông thường sử dụng bút danh Bút chiến đấu, và đã thực sự tuyên chiến với bao thói hư tật xấu, nhưng trong tâm trí của những bạn đồng niên và nhiều người khác, đằng sau ngòi bút hóm hỉnh này là cả một tấm chân tình. Ông luôn muốn chia sẻ với mọi người, dù chỉ bằng tiếng cười. Bài viết của Nguyễn Tý nhân kỷ niệm 104 năm ngày sinh nhà thơ trào phúng Tú Mỡ (14/3/1900).
    Vài nét về nhà thơ Tú Mỡ

    Tú Mỡ tên thật là Hồ Trọng Hiếu. Sinh ngày 14/3/1900 tại Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình tiểu thủ công.
    Lúc nhỏ, được học chữ Hán và chữ Quốc ngữ. Thời Pháp thuộc, sau khi đỗ bằng Thành chung, làm Thư ký ở Sở Tài chính. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông lên chiến khu tham gia kháng chiến, dùng ngòi bút tuyên truyền động viên nhân dân.
    Năm 1951, được giải nhất về thơ ca của Hội Văn nghệ Việt Nam. Năm 1952, tham dự Ðại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc, được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhì. Từ 1954, tiếp tục sáng tác, phục vụ cuộc đấu tranh trong giai đoạn mới. Năm 1956, ông được giải nhì về thơ ca của Hội Văn nghệ Việt Nam. Năm 1957, được bầu là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Ông còn là Ủy viên Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam khóa I, II. Ông mất ngày 13/7/1976.
    Tác phẩm chính: Giòng nước ngược (tập I, 1934; tập II,1941); Ðịch vận diễn ca (1949); Nụ cười kháng chiến (1952); Anh hùng vô tận (1952); Trung du cười chiến thắng; Nhà sư giết giặc (chèo); Rồng nan xuống nước (tuồng); Tấm Cám (1955); Nụ cười chính nghĩa (1958); Bút chiến đấu (1960); Ðòn bút (1962); Ông và cháu (tập thơ thiếu nhi - 1970); Thơ Tú Mỡ (thơ tuyển -1971)...


    Sở dĩ ông có bút danh Tú Mỡ là vì vào năm 1918, ông bắt đầu mê thơ Tản Đà và ông mến tài thơ và tính khí khái của Tú Xương, hầu như bài thơ nào của cụ Tú Xương ông đều học thuộc cả, ông tự trào rằng Tú Mỡ ?oMỡ mà chẳng Mỡ?.
    Năm 1915, Tú Mỡ vào học trường Bưởi. Đây là ngôi trường có nhiều học trò sau này đã trở thành các trí thức uyên bác, nhà thơ, nhà văn, nhà văn hóa nổi tiếng như Hoàng Xuân Hãn, Tạ Quang Bửu, Ngụy Như KonTum, Tôn Thất Tùng, Phan Anh, Từ Giấy, Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Công Hoan, Xuân Diệu. Nguyễn Đình Thi, Nam Trân, Bàng Bá Lân, Đoàn Phú Tứ, Huyền Kiêu, Nguyễn Khắc Viện, Việt Phương...
    Theo Hoài Anh, Chân dung Văn học, tập I, NXB Hội Nhà văn 2001 thì: Khi ấy cậu Hiếu vốn thông minh và ranh mãnh hay trêu chọc các thầy cô giáo là Tây, đầm. Thầy Tây khi ấy không biết tiếng Việt gọi học sinh Hàn Dụng Cư là ?oHàn Rụng Cu? (mọi lần thì gọi học trò bằng con số). Thầy ra khỏi, học trò cười ầm. Hiếu đứng dậy nói to: "Đó là thầy ra cho chúng ta một vế đối. Tôi xin tức cảnh đối Hàn Rụng Cu với Đỗ Quẳng Giái!?. Hiếu muốn nói đến tên anh Đỗ Quang Giai, ngồi cạnh anh Cư. Cả lớp lại phá lên cười. Cũng vì nghịch ngợm nên chỉ trong một năm, Hiếu bị mất học bổng. Hiếu còn làm nhiều thơ châm biếm các ông thầy Tây như ông Roudet và đặc cho biệt hiệu là ?oRùa? rằng: "Bâng khuâng tôi nhớ cụ Rùa/Cái cổ thì rụt, cái mu lặc lè?.
    Về đời thường, Tú Mỡ ít quan tâm đến việc ăn uống, chuyện kể rằng, cô con gái ông nấu cơm vừa bị nát vừa bị khê bị mẹ la, ông liền ứng khẩu "bênh" con gái rằng:
    Sống - bùi, nát - dẻo, khê - thơm/Đố ai nấu được nồi cơm ba mùi. Rồi vui vẻ bảo cô con gái rằng: "Con nấu cơm thế này là chưa giỏi vì còn thiếu vị bùi".
    Trong tình bạn, ông đối xử rất mực thước và chân tình. Ông chơi thân với Hoàng Ngọc Phách tác giả của tiểu thuyết Tố Tâm thời đi học thường gọi ông là thằng "Bố lếu". Năm 1973, Hoàng Ngọc Phách mắc bệnh, ông đã làm thơ tặng: Mấy lời thăm hỏi bác Song An/Có phải va li đã sẵn sàng?/ Đấy thằng "bố lếu" thơ tinh ngịch/ Đây bạn "cô le" nghĩa cũ càng/ Bác thượng thọ rồi tôi cũng thượng/ Bác ra tàu trước đệ còn khoan". Nghe xong, Hoàng Ngọc Phách cười và ít ngày sau, Hoàng Ngọc Phách trút hơi thở cuối cùng.
    Khi nhà văn Nguyễn Công Hoan vào bệnh viện chữa mắt, ông làm thơ Tặng con mắt Bác Hoan và hỏi:
    "Bác không tham sắc chẳng tham tài/Cái mắt sao nhìn một hóa hai/Bác gái vào thăm duy có một/Con ngươi nhìn chệch hóa thành đôi...". Và khi Nguyễn Công Hoan vào bệnh viện nằm cùng ông, hai ông đã làm thơ xướng họa với nhau, mãi đến khi Nguyễn Công Hoan mất.
    Có lần Hội Nhà văn Việt Nam đã lập Ban tang lễ, nhưng lại là lễ tang hụt vì Tú Mỡ vẫn sống, ông gửi tiếng cười cảm ơn đồng nghiệp và nhắn rằng: "Lần sau có định làm tang lễ/Thì xin tổ chức đám ma vui".

    Nguyễn Tý - VNN


  9. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Tấm chân tình đằng sau những tiếng cười
    Ông thường sử dụng bút danh Bút chiến đấu, và đã thực sự tuyên chiến với bao thói hư tật xấu, nhưng trong tâm trí của những bạn đồng niên và nhiều người khác, đằng sau ngòi bút hóm hỉnh này là cả một tấm chân tình. Ông luôn muốn chia sẻ với mọi người, dù chỉ bằng tiếng cười. Bài viết của Nguyễn Tý nhân kỷ niệm 104 năm ngày sinh nhà thơ trào phúng Tú Mỡ (14/3/1900).
    Vài nét về nhà thơ Tú Mỡ

    Tú Mỡ tên thật là Hồ Trọng Hiếu. Sinh ngày 14/3/1900 tại Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình tiểu thủ công.
    Lúc nhỏ, được học chữ Hán và chữ Quốc ngữ. Thời Pháp thuộc, sau khi đỗ bằng Thành chung, làm Thư ký ở Sở Tài chính. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông lên chiến khu tham gia kháng chiến, dùng ngòi bút tuyên truyền động viên nhân dân.
    Năm 1951, được giải nhất về thơ ca của Hội Văn nghệ Việt Nam. Năm 1952, tham dự Ðại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc, được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhì. Từ 1954, tiếp tục sáng tác, phục vụ cuộc đấu tranh trong giai đoạn mới. Năm 1956, ông được giải nhì về thơ ca của Hội Văn nghệ Việt Nam. Năm 1957, được bầu là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Ông còn là Ủy viên Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam khóa I, II. Ông mất ngày 13/7/1976.
    Tác phẩm chính: Giòng nước ngược (tập I, 1934; tập II,1941); Ðịch vận diễn ca (1949); Nụ cười kháng chiến (1952); Anh hùng vô tận (1952); Trung du cười chiến thắng; Nhà sư giết giặc (chèo); Rồng nan xuống nước (tuồng); Tấm Cám (1955); Nụ cười chính nghĩa (1958); Bút chiến đấu (1960); Ðòn bút (1962); Ông và cháu (tập thơ thiếu nhi - 1970); Thơ Tú Mỡ (thơ tuyển -1971)...


    Sở dĩ ông có bút danh Tú Mỡ là vì vào năm 1918, ông bắt đầu mê thơ Tản Đà và ông mến tài thơ và tính khí khái của Tú Xương, hầu như bài thơ nào của cụ Tú Xương ông đều học thuộc cả, ông tự trào rằng Tú Mỡ ?oMỡ mà chẳng Mỡ?.
    Năm 1915, Tú Mỡ vào học trường Bưởi. Đây là ngôi trường có nhiều học trò sau này đã trở thành các trí thức uyên bác, nhà thơ, nhà văn, nhà văn hóa nổi tiếng như Hoàng Xuân Hãn, Tạ Quang Bửu, Ngụy Như KonTum, Tôn Thất Tùng, Phan Anh, Từ Giấy, Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Công Hoan, Xuân Diệu. Nguyễn Đình Thi, Nam Trân, Bàng Bá Lân, Đoàn Phú Tứ, Huyền Kiêu, Nguyễn Khắc Viện, Việt Phương...
    Theo Hoài Anh, Chân dung Văn học, tập I, NXB Hội Nhà văn 2001 thì: Khi ấy cậu Hiếu vốn thông minh và ranh mãnh hay trêu chọc các thầy cô giáo là Tây, đầm. Thầy Tây khi ấy không biết tiếng Việt gọi học sinh Hàn Dụng Cư là ?oHàn Rụng Cu? (mọi lần thì gọi học trò bằng con số). Thầy ra khỏi, học trò cười ầm. Hiếu đứng dậy nói to: "Đó là thầy ra cho chúng ta một vế đối. Tôi xin tức cảnh đối Hàn Rụng Cu với Đỗ Quẳng Giái!?. Hiếu muốn nói đến tên anh Đỗ Quang Giai, ngồi cạnh anh Cư. Cả lớp lại phá lên cười. Cũng vì nghịch ngợm nên chỉ trong một năm, Hiếu bị mất học bổng. Hiếu còn làm nhiều thơ châm biếm các ông thầy Tây như ông Roudet và đặc cho biệt hiệu là ?oRùa? rằng: "Bâng khuâng tôi nhớ cụ Rùa/Cái cổ thì rụt, cái mu lặc lè?.
    Về đời thường, Tú Mỡ ít quan tâm đến việc ăn uống, chuyện kể rằng, cô con gái ông nấu cơm vừa bị nát vừa bị khê bị mẹ la, ông liền ứng khẩu "bênh" con gái rằng:
    Sống - bùi, nát - dẻo, khê - thơm/Đố ai nấu được nồi cơm ba mùi. Rồi vui vẻ bảo cô con gái rằng: "Con nấu cơm thế này là chưa giỏi vì còn thiếu vị bùi".
    Trong tình bạn, ông đối xử rất mực thước và chân tình. Ông chơi thân với Hoàng Ngọc Phách tác giả của tiểu thuyết Tố Tâm thời đi học thường gọi ông là thằng "Bố lếu". Năm 1973, Hoàng Ngọc Phách mắc bệnh, ông đã làm thơ tặng: Mấy lời thăm hỏi bác Song An/Có phải va li đã sẵn sàng?/ Đấy thằng "bố lếu" thơ tinh ngịch/ Đây bạn "cô le" nghĩa cũ càng/ Bác thượng thọ rồi tôi cũng thượng/ Bác ra tàu trước đệ còn khoan". Nghe xong, Hoàng Ngọc Phách cười và ít ngày sau, Hoàng Ngọc Phách trút hơi thở cuối cùng.
    Khi nhà văn Nguyễn Công Hoan vào bệnh viện chữa mắt, ông làm thơ Tặng con mắt Bác Hoan và hỏi:
    "Bác không tham sắc chẳng tham tài/Cái mắt sao nhìn một hóa hai/Bác gái vào thăm duy có một/Con ngươi nhìn chệch hóa thành đôi...". Và khi Nguyễn Công Hoan vào bệnh viện nằm cùng ông, hai ông đã làm thơ xướng họa với nhau, mãi đến khi Nguyễn Công Hoan mất.
    Có lần Hội Nhà văn Việt Nam đã lập Ban tang lễ, nhưng lại là lễ tang hụt vì Tú Mỡ vẫn sống, ông gửi tiếng cười cảm ơn đồng nghiệp và nhắn rằng: "Lần sau có định làm tang lễ/Thì xin tổ chức đám ma vui".

    Nguyễn Tý - VNN


  10. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    NHÀ THƠ VÀ THẾ GIỚI
    (Diễn từ Nobel của Wislawa Szymborska)
    Hình như trong mỗi bài diễn văn, câu đầu tiên bao giờ cũng được coi là khó nhất. Nếu quả thực là vậy thì tôi đã thoát được điều này? Nhưng tôi cảm thấy những câu sau lại còn khó hơn, câu thứ ba, thứ sáu, thứ mười và cho tới tận cùng câu cuối, bởi vì tôi phải nói về thơ. Trước đây tôi rất ít và gần như không nói gì về đề tài này. Và tôi luôn tin rằng mình không thể làm điều này tốt được. Vì thế mà bài phát biểu của tôi sẽ không dài. Người ta dễ chịu đựng hơn khi mọi khiếm khuyết được đưa ra với một liều lượng nhỏ.
    Nhà thơ thời nay thường bi quan và thậm chí còn nghi ngờ, có thể trước hết là đối với chính bản thân mình. Trước đám đông, người ta không muốn tuyên bố mình là nhà thơ, tựa hồ như hơi ngượng ngùng vì điều đó. Song trong thời đại ồn ĩ của chúng ta, thừa nhận những khuyết điểm của mình nếu như biết trình diễn một cách mỹ miều có lẽ còn dễ hơn nhiều so với việc thừa nhận những ưu điểm, bởi lẽ nó ẩn sâu và ngay bản thân người ta cũng không thực sự tin hoàn toàn vào nó? Trong những bản điều tra khác nhau hoặc trong những cuộc trò chuyện tình cờ với mọi người, khi nhà thơ buộc phải xác định công việc của mình họ thường nêu một cách chung chung ?onhà văn? hoặc kể thêm một thứ việc làm thêm nào đó. Các viên chức, các hành khách trên xe ô tô buýt khi biết mình đang đối mặt với nhà thơ thường tỏ ra nghi ngờ, e ngại. Tôi đồ rằng nhà triết học cũng gây ra một phản ứng tương tự. Nhưng nhà triết học còn ở trong tình thế khả dĩ hơn bởi thường có thêm một hàm vị khoa học. Giáo sư triết học ?" nghe vậy đã có vẻ quan trọng hơn nhiều.
    Song làm gì có giáo sư thơ. Bởi nếu vậy thì có nghĩa đó là một công việc đòi hỏi phải nghiên cứu chuyên sâu, thường xuyên thi cử, có công trình lý luận dày đặc những đề mục tham khảo và cuối cùng là những văn bằng được phát trao trọng thể. Và nếu vậy thì có nghĩa là chỉ với những trang giấy cho dù được in toàn những bài thơ hay nhất cũng vẫn chưa đủ để trở thành nhà thơ ?" mà trước hết phải có một mảnh giấy có con dấu nào đó. Chúng ta còn nhớ chính dựa trên một cơ sở như vậy mà người ta đã lưu đầy Brodski. Tôi cho rằng đó là một trong số những nhà thơ mà tôi quen biết thích nói về mình như là một ?oNhà thơ?, và nói lên từ đó không một chút ngập ngừng, với một sự thoải mái kỳ lạ. Tôi nghĩ có lẽ đó là vì những gì mà Brodski đã trải qua thời trai trẻ.
    Ở những nước may mắn, nơi phẩm giá con người được coi trọng, các nhà thơ tất nhiên là muốn in sách, được độc giả đọc và được hiểu. Nhưng họ lại chẳng làm gì, hoặc là rất ít, để làm cho mình nổi lên so với mọi người.
    Cách đây chưa lâu, vào những thập kỷ đầu của thế kỷ hai mươi, các nhà thơ còn thích làm cho ngựời ta bị sốc vì những bộ trang phục và cách cư xử dị kỳ. Song đó luôn là một trò diễn để chiều lòng công chúng. Đã đến lúc nhà thơ phải đóng cửa lại, trút hết mọi xiêm áo và cái vẻ hào nhoáng bên ngoài để đứng lặng im chờ đợi ở chính mình, bên một tờ giấy trắng. Bởi chỉ điều đó mới thực sự có ý nghĩa.
    Điều đáng chú ý là người ta vẫn liên tục làm nhiều phim về cuộc đời của các nhà khoa học và nghệ sỹ vĩ đại. Nhiệm vụ của những đạo diễn nhiều ước vọng là tạo dựng một cách xác thực quá trình sáng tạo dẫn tới những phát mình khoa học quan trọng hoặc những tác phẩm nghệ thuật lừng danh nhất. Ở một mức độ nào đó có thể thành công khi chỉ ra một công việc của một số nhà khoa học: các phòng thí nghiệm, những dụng cụ khác nhau, máy móc đang hoạt động có thể thu hút được sự chú ý của khán giả trong một khoảng thời gian nào đó. Thêm vào đó còn có những giây phút hết sức gay cấn, hồi hộp, không hiểu một thí nghiệm được tiến hành tới một nghìn lần chỉ với một chút đổi thay liệu có thành công không? Những bộ phim về các hoạ sỹ cũng có thể hấp dẫn ?" có thể tái tạo lại tất cả các giai đoạn hình thành của một bức tranh, từ nét bút đầu tiên cho tới nét cuối cùng. Phim về các nhạc sỹ cũng tràn ngập âm thanh ?" từ những nhịp điệu đầu tiên khi nhạc sỹ mới cảm nhận ở trong lòng cho tới khi thành tác phẩm chín muồi được viết ra qua nhạc cụ. Tất cả những thứ đó tuy vẫn chỉ là một cái gì đó ngây ngô, không nói gì về một trạng thái tinh thần kỳ lạ thường được gọi một cách phổ biến là cảm hứng, song ít nhất nó cũng cho ta một chút gì đó để mà xem, để mà nghe. Tồi tệ hơn là với các nhà thơ. Công việc của họ không ăn ảnh một cách tuyệt vọng. Một người ngồi bên bàn hoặc nằm trên đi văng, mắt dán vào tường hoặc trần nhà, thi thoảng viết dăm bẩy dòng rồi sau mười lăm phút lại gạch xoá đi và hàng giờ lại trôi qua mà chẳng viết được gì... Liệu có khán giả nào chịu được cảnh ấy không?
    Tôi đã nói về cảm hứng. Cảm hứng là gì nếu như nó tồn tại? Với câu hỏi này nhiều nhà thơ cận đại đã trả lời né tránh. Không phải là vì họ chưa từng bao giờ cảm thấy ân huệ của sự phấn khích bên trong đó. Nguyên do là ở chỗ khác. Không dễ gì giải thích cho một ai đó về điều mà ngay bản thân mình cũng hiểu không thật rõ.
    Tôi cũng vậy. Đôi khi được hỏi tôi thường lánh xa thực chất của vấn đề. Nhưng tôi trả lời theo cách: Cảm hứng không chỉ là độc quyền của các nhà thơ, nghệ sỹ nói chung. Trước đây, hiện nay và cả sau này luôn có một nhóm người được cảm hứng ghé thăm. Đó là tất cả những ai biết lựa chọn cho mình một công việc một cách có ý thức và thực hiện nó với một niềm say mê và trí tưởng tượng. Có những bác sĩ, nhà giáo, người làm vườn và cả những người từ trăm nghề khác nhau như vậy. Công việc của họ có thể là một cuộc viễn du liên tục nếu như họ biết phát hiện trong công việc đó ngày càng nhiều thách thức mới. Dẫu gặp nhiều khó khăn, thất vọng, song tính tò mò của họ không hề nguội lạnh. Từ một vấn đề vừa được giải quyết xong lại vút bay lên một chuỗi câu hỏi mới. Cảm hứng dẫu là gì đi chăng nữa thì cũng được sinh ra từ cái ?otôi không biết? liên tục.
    Những người như vậy thực chẳng nhiều. Phần lớn cư dân trên trái đất này đều làm việc để mà kiếm sống, làm việc bởi phải làm. Họ chọn công việc không phải theo sở thích của mình mà chính hoàn cảnh cuộc đời đã chọn thay cho họ. Một công việc tẻ nhạt, không được ưa thích nhưng vẫn được coi trọng chỉ vì thậm chí ngay ở dạng tồi tệ ấy cũng có nhiều người không kiếm được. Đó chính là một trong những nỗi bất hạnh nặng nề nhất của con người. Và chưa có gì cho thấy là những thiên niên kỷ tới sẽ mang lại một sự đổi thay tốt đẹp nào đó trong lĩnh vực này.
    Tôi có thể nói rằng, đúng tôi có tước mất độc quyền về cảm hứng của các nhà thơ, nhưng tôi vẫn xếp họ vào một nhóm rất ít người được số phận lựa chọn.
    Đến đây, người nghe sẽ có thể nghi ngờ. Những tên đao phủ, những kẻ độc tài, mị dân tranh giành quyền lực bằng một vài khẩu hiệu ầm ĩ cũng thích công việc của mình và thực hiện nó một cách hết sức nhiệt thành. Đúng là như vậy. Nhưng ?ohọ biết? và cái mà họ biết ấy họ cho rằng đã đủ cho họ cả một đời. Họ không thích thú một cái gì khác nữa, bởi điều đó có thể làm suy yếu sức mạnh các lập luận của họ. Bất cứ một tri thức nào mà không tự đặt ra cho mình những câu hỏi mới thì sẽ nhanh chóng trở thành tri thức chết, mất đi sức sống bổ trợ cho đời.
    Lịch sử đã cho thấy trong nhiều trường hợp cực đoan nhất, tri thức có thể trở nên vô cùng nguy hiểm đối với loài người. Chính vì vậy mà tôi đánh giá cao hai từ nhỏ bé ?otôi không biết?. Nhỏ bé nhưng có cánh. Cuộc sống mở ra cho chúng ta những khoảng không rộng lớn. Khoảng không ngay ở trong ta và khoảng không mà ở đó trái đất mỏng manh của chúng ta treo một cách lửng lơ. Nếu như Niutơn không nói với mình rằng ?otôi không biết? thì có lẽ táo trong vườn ông sẽ rụng xuống như mưa đá và trong trường hợp khả dĩ nhất ông cũng chỉ cúi xuống nhặt lên ăn một cách ngon lành. Nếu như người đồng hương của tôi, Maria Quiri, không nói với mình rằng ?otôi không biết?, thì có lẽ bà cũng chỉ trở thành một cô giáo hoá học dạy ăn lương cho các tiểu thư con nhà quyền quí, và cuộc đời bà cũng chỉ kết thúc ở cái công việc đức hạnh ấy. Thế nhưng Maria Quiri đã nói với mình ?otôi không biết?, và chính những từ ấy đã hai lần đưa bà tới Xtôckhôm, nơi những người có tâm hồn sôi động, luôn tìm tòi sáng tạo được trao tặng giải Nôben.
    Nhà thơ cũng vậy. Nếu như đó là nhà thơ thực thụ thì phải luôn nhắc mình ?otôi không biết?. Hãy cố gắng tìm câu trả lời bằng mỗi tác phẩm của mình. Nhưng khi vừa đặt xong dấu chấm là lại phải cảm thấy băn khoăn, thấy rằng đó mới chỉ là một câu trả lời nhất thời và tuyệt nhiên chưa đầy đủ. Vậy là phải thử một lần, một lần nữa, và sau đó, những di chứng về sự không hài lòng với bản thân mình của nhà thơ sẽ được các nhà nghiên cứu lịch sử văn học găm lại bằng một chiếc ghim lớn và gọi đó là một ?osự nghiệp sáng tác?.
    Đôi khi tôi mơ có những tình huống không sao có được. Trong sự mạo muội của mình, tôi tưởng tượng ra rằng tôi có dịp được trò chuyện với một nhà truyền giáo cổ đại, tác giả của những bản thán ca vô cùng xúc động về sự phung phí bao sức lực của con người. Tôi sẽ cúi rạp xuống để chào ông, bởi đối với tôi, ít nhất ông cũng là một nhà thơ quan trọng nhất. Rồi kế đó tôi sẽ níu cánh tay ông. ?oChẳng có gì mới mẻ dưới bầu trời này cả?, ông đã từng nói vậy. Nhưng ngay chính ông cũng được sinh ra như một con người mới. Bản trường ca mà ông viết ra cũng mới vì trước ông nào có ai viết nó. Tất cả các độc giả của ông cũng mới vì những người sống trước ông làm sao đọc được những trường ca ấy. Ngay cả cây trắc bá mà ông từng ngồi dưới bóng của nó cũng không mọc lên từ ngay buổi hồng hoang của thế giới. Một cây trắc bá nào đó đã sinh ra nó, nhưng lại không hoàn toàn giống nó. Và thưa nhà truyền giáo, tôi cũng muốn được hỏi ông giờ đây ông định viết gì mới mẻ về thế gian này. Viết một cái gì đó để bổ sung cho những suy nghĩ của mình hay ông muốn phản bác lại một số suy nghĩ đó? Trong bản trường ca trước đây ông cũng đã từng thấy cả niềm vui. Dẫu nó luôn trôi đi thì cũng có sao! Vậy bản trường ca mới của ông sẽ lại nói về niềm vui chứ? Liệu ông đã có những ghi chép, phác thảo ban đầu? Có lẽ ông sẽ không bảo rằng: ?otôi đã viết tất cả và chẳng còn gì để viết?. Không một nhà thơ nào trên thế giới lại trả lời như vậy, nhất lại là một người vĩ đại như ông.
    Cho dù chúng ta lo âu nghĩ về thế giới này bởi sự khổng lồ của nó và sự bất lực của chúng ta; cho dù chúng ta thất vọng vì sự thờ ơ của thế giới đối vối sự đau khổ của con người, súc vật và có thể cả cỏ cây, bởi ai dám đoan chắc rằng cỏ cây không đau khổ; cho dù đất được khâu bằng ánh sáng của các vì sao, các vì sao mà quanh chúng người ta bắt đầu phát hiện ra những hành tinh nào đó, đã chết hoặc hãy còn đang chết, thì cũng không biết chúng ta sẽ nói gì về cái rạp hát vô danh này, cái rạp hát mà chúng ta tuy có vé vào thật đấy, nhưng thời hạn giá trị của nó ngắn ngủi đến nực cười, bởi được giới hạn bằng hai ngày rõ rệt. Cho dù chúng ta có nghĩ gì thêm về thế giới này đi chăng nữa, thì nó vẫn cứ là thế giới đáng để ngạc nhiên.
    Song trong khái niệm ?ongạc nhiên? cũng ẩn chứa một cái bẫy lôgic. Bởi lẽ, những gì khác với những chuẩn mực quen thuộc được thừa nhận rộng rãi, khác với một thực tại nào đó mà chúng ta quá quen đều làm chúng ta ngạc nhiên. Nhưng không hề có một thế giới hiển nhiên như vậy. Bản thân sự ngạc nhiên của chúng ta cũng có tính độc lập và không rút ra từ những sự so sánh với bất cứ một điều gì.
    Vâng, đúng là trong ngôn ngữ thường ngày, khi người ta không cân nhắc kỹ từng từ một, tất cả chúng ta đều dùng khái niệm: ?omột thế giới bình thường?; ?omột công việc gì đó bình thường?... nhưng trong ngôn ngữ của thi ca, nơi mỗi từ đều vô cùng quan trọng thì chẳng có gì là bình thường nữa cả. Một viên đá, một đám mây, một ngày và nhất là sự sống của ai đó trên thế gian này.
    Và có lẽ các nhà thơ sẽ còn luôn bộn bề công việc.
    1996
    ===================================
    Bên lề: Tôi nghĩ nếu mỗi thành viên thi ca hay văn học đều đọc bài diễn từ này của Wislawa Szymborska thì sẽ dần cải thiện được những cảm giác mơ hồ, ngờ nghệch và đầy bất công về công việc thực thụ của một nhà văn, nhà thơ. Và nếu trung thực, sẽ có cảm giác khó khăn thế nào khi tự gọi mình là thi sỹ, văn sỹ với một cảm giác chân chính về từ này và không định giễu mình. W.S không chỉ nói về thơ mà về tất cả những công việc sáng tạo, những cái cần câu cảm hứng - con cá đau đớn và sung sướng khi vừa ngậm giun béo ú vừa ngậm lưỡi câu sắc ngọt. Cảm hứng, quãng bay mong manh và đầy rủi ro khi người ta liên tục nhảy qua các miệng vực ?otôi biết? và ?otôi không biết? xoay tròn.
    Tôi không định viết nhiều về một mạch nước đã đủ dịu dàng và rên xiết mà mỗi người đều có thể khơi mở tiếp bằng chính cái xẻng hồn mình. Chỉ để lại một tin nhắn dù là thừa với những người biết đọc và suy ngẫm: Hãy đọc lại bài diễn từ này của W.S không chỉ một lần và không chỉ vào một ngày. Thế đã đủ để bạn trở thành một con người tử tế và thực tế hơn, nếu bạn chưa.
    ======================
    Chúng ta đều ít nhiều muốn cảm ơn bác Quan_Di_Ngo về mong muốn và nỗ lực của bác muốn làm thi ca tốt đẹp hơn.
    Tôi nghĩ, trước hết, chẳng nên đòi hỏi ở những thành viên một điều gì to tát ngoài một tư cách thành viên thi ca, đọc và đọc kỹ những giá trị và nếu có điều kiện, phổ biến chúng với mọi người. Tôi biết việc đọc trên mạng là rất hại mắt và sức khoẻ. In ra thì không phải ai cũng có điều kiện, nhưng những bài như bài diễn từ của W.S này, in ra và chia sẻ với người khác nhấm nháp dần cũng không phí gì cả.
    Ngay cái topic này, dù bác Votrungh độc diễn hay không không quan trọng, vấn đề là bác này có chọn lựa những bài viết có chất lượng không. Topic này chưa cần nhiều bài trước khi các thành viên có ý thức đọc nó nhiều hơn. Để các thành viên biết đây là một topic cần đọc thì tôi đã gợi ý các mod hay bất kỳ thành viên nào có thể thì bên cạnh chữ ký của mình, làm một lời mời và đường dẫn vào topic này.
    Chặng đường còn dài và còn cần nhiều khoảng lặng để suy ngẫm, chứ các thành viên trao đổi với lượng thời gian vào thica quá ít và tri thức không nhiều thì việc cơ bản vẫn là cập nhật cái đã.
    Tôi chỉ mong bác Quan_Di_Ngo cứ làm gì bác cho là đúng nhưng luôn không bê trễ trong việc nâng niu thân mình, giữ sức khoẻ cho lâu dài. Người ta cứ cần xác định thế chứ đời người mong manh đâu biết trước thế nào, tí nữa tôi ra đường thấy cô gái nào xinh lên cơn đứt mạch máu não hay ngơ ngẩn bị ông xe tải nào phóng nhanh sờ phải thì tôi cũng chả hối hận đã viết những điều này. Bác QDN còn hơn thế, phải không ạ.
    ===========================
    Bài này post mãi không vào được mục Phê bình lí luận của bác Votrungh, post vào đây rồi nhờ các mod post hộ lên vậy.
    ...ngày mai sẽ nở hay tàn-nghe đi em tiếng bầy đàn xôn xao...

Chia sẻ trang này