1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THAM KHẢO | Tin tức, Lý luận, Phê bình Văn học nghệ thuật (NEW !!!mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi kienn79, 16/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Dương Tường với ?oThơ ngoài lời?
    Cuối năm 2003 khi nghe tin dịch giả Dương Tường vừa công bố một tập thơ lạ có tựa đề ?oĐàn - Thơ ngoài lời? (do NXB Trẻ ấn hành), chưa được ?ođọc?, cũng chưa hề được ?onhìn? thấy tác phẩm ấy ra sao, nhưng trong tôi trỗi dậy một sự tò mò. May mà anh bạn tôi có số điện thoại của ông. Tôi liền bấm máy...
    Nhà ông Tường ở vào một con ngõ rộng của phố Phan Huy Chú. Cửa vào nhà có gắn tấm biển ?oGallery?. À, thì ra nhà ông có một phòng tranh. Người nhà ông lịch lãm mời tôi vào. Trong căn phòng la liệt tranh với đủ loại phong cách, có vẻ gì hơi lạc lõng, song cũng thật đặc biệt. Rồi lát sau ông xuống. Tôi lại một lần nữa ngạc nhiên: Dương Tường, một ông già hơi gầy trong bộ trang phục áo thun cộc tay, quần soóc kẻ chùng tới đầu gối, chân đi đôi dép lê. Ở ông có một cái gì đó đặc biệt khó diễn tả, nó ẩn trong khuôn mặt ông, ở đôi mắt - một cá tính rất khác biệt, riêng rẽ, không lẫn với bất cứ ai. Tôi không có duyên được đàm đạo với ông bởi ngay lúc đó ông có khách, song ấn tượng ban đầu khi tiếp xúc gây cho tôi một cảm giác ấm áp. Ông trao cho tôi tập thơ có đề tặng và chữ ký của ông, nhỏ nhẹ: "Bạn về xem cho vui".
    Cũng phải 10 giờ khuya tôi mới ngồi vào bàn. Ngắm nét bút của ông rồi mở tập thơ ra. Sững sờ. Mở tiếp. Tiếp nữa. Càng lúc càng ngạc nhiên, và?. vô cùng thú vị! Theo tôi biết thì cách ?olàm thơ? này ở Việt Nam vô cùng ít. Trình ra cho độc giả một ?otập thơ? kiểu này thì có lẽ ông là người đầu tiên. Không khỏi có ý nghĩ, ông già hiền lành, thận trọng Dương Tường là người ưa sáng tạo, ưa thử nghiệm ?ocái mới? trong nghệ thuật. Ngẫm kỹ, cũng là phù hợp với con người như ông thôi. Đôi mắt với cái nhìn sáng, thấu thị nơi ông cho thấy một khả năng, một tự tin sáng tạo không thể lường trước. Và sự sáng tạo nhiều khi mang chút cực đoan, nhưng là cần thiết và vô cùng quý giá, nó khiến cho vườn nghệ thuật những bông hoa lạ - rất lạ, tránh được sự nhàm tẻ vì những gì quá quen thuộc.
    Bắt đầu bằng bìa sách với gam màu đen chủ đạo. Có khác chăng là ở phía trên cùng có một ô màu trắng, trong đó có chữ ?ođàn? biến thể như một nốt nhạc ngân lên với quang cách âm thanh khác nhau, rồi tắt lặng, để lại độ vang vọng trong tư duy người đọc. Đây cũng là ?onốt? chủ âm, là điểm ?onhấn? của toàn bộ tập thơ. Người không đồng quan điểm sáng tạo với Dương Tường khi mở tập sách ra chắc sẽ cho đây là một tập tranh in trên giấy tốt. Người tương đồng sẽ reo lên thích thú và khẳng định đây đích thực là một tập thơ - một tập ?othơ ngoài lời?, để thưởng thức tự do khám phá, sáng tạo.
    Tôi cũng làm một công việc mạo hiểm là lang thang vào các trang thơ của Dương Tường để thử cảm nhận, thử khám phá xem sao. Này, một trang có chữ ?ođàn? cách điệu, có con diều hay cánh buồm phía trên (?) hay chỉ đơn giản là một hình khối, gợi lên một cái gì hơi hoang dại? Trên nền vàng nhạt ?ođàn? vừa có đường tròn, đường cong, cành nhánh, lại có những nét kẻ ngang kẻ chéo gợi một âm thanh run rẩy, ngoắt ngoéo. ?oĐàn? ngân một nốt như một vạch không cụ thể, không đầu, không cuối. ?oĐàn? bắt đầu bằng âm mạnh nhưng rồi sau đó rất mỏng, có hoa leo, có một cánh ****, nụ hoa như con mắt nhìn soi mói. ?oĐàn? như ốc sên trên sa mạc bỏng. Hoang liêu. ?oĐàn? bện quyện ngang dọc, so le, quấn quýt. ?oĐàn? của nốt tượng hình. Rồi ?oĐàn? thành ?ođàn bà? có mảnh trăng, đàn bà, địa cầu, có mắt, đàn bà hay mây sắp che khuất trăng, mây hay là sóng; trăng xanh, dòng sóng ngoằn ngoèo kéo qua cả địa cầu. ?oĐàn? có lá rơi, có ô cửa (hay ô gì?), có lưới, có hai khuôn mặt trộn nhau không ranh giới, có hình khối mang dáng người lộn ngược. ?oĐàn? mưa không gợi nốt buồn; trầm, nhưng kỳ quái và hơi phồn thực. ?oĐàn? có chớp trắng trong nền xanh. Những nét cuộn xoắn ngang, xiên của mực tàu? Rồi đây, ?oĐàn? nghìn dặm. ?oĐàn? mang dáng nét hình - số học. ?oĐàn? bất địa đồ như lạc vào cõi mê. ?oĐàn? như bức tạo hình cần chắp vá để đi đến một hình khối thống nhất... Để rồi dần kết thúc bằng những trang thơ có màu nền khác nhau, chỉ chung một điểm kết cấu và có một ô màu đen phía phi góc dưới. Thực sự kết thúc là ?ođàn? có hình ốc sên trên khối màu xám pha rất khó miêu tả.
    Tôi đã thử lang thang vào các trang thơ ngoài lời của Dương Tường, không khỏi thấy một sự mệt mỏi, choáng váng nhưng vô cùng kỳ thú. Hình như những trang thơ của Dương Tường lay động những góc khuất bí hiểm nào đó trong tôi. Và tôi tin, mỗi một lần thưởng thức lại, tôi sẽ có một cảm xúc khác hoàn toàn. Cảm nhận của tôi có thể không giống với ai, cũng rất có thể không hề giống với ý tưởng của Dương Tường. Nhưng phải chăng, đó cũng là điều mà tác giả tập thơ kỳ lạ này mong muốn?
    Tôi lật lại phần giới thiệu của NXB, thấy một lời khẳng định: ?oĐây là một tập thơ?. Vâng, đây là một tập thơ và thơ này là thơ kiểu Dương Tường. Trong thời điểm mà thông tin bùng nổ, cái mới rất nhanh trở thành cái cũ, người sáng tạo nghệ thuật đang nỗ lực hết sức mình để khám phá, sáng tạo nên cái mới, thì tập thơ của Dương Tường như thêm vào công cuộc vất vả đó một nét lạ, cũng như niềm tự tin của người đi trên đường dài không rõ đích. Tôi tin, với những người ưa khám phá, sáng tạo, tập thơ này của Dương Tường sẽ như một sự cổ vũ, một chia sẻ, một đồng hành trên con đường khắc nghiệt. Bạn đọc muốn thưởng thức thi phẩm này, chỉ có một cách phải có cuốn sách trong tay. Hãy đọc, hãy nghe, rồi xem tiếng ?ođàn? Dương Tường có động thức được bạn, được những người xung quanh hay không?
    Đào Bá Đoàn ( VNN )

  2. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Đôi dòng cảm nhận
    về tập thơ ĐÀN của Dương Tường.

    Ngay sau khi tập thơ nói trên được phát hành, tôi có dịp may được tiếp cận nhờ đơn vị tôi cộng tác là Doanh nghiệp sách Thành Nghĩa ( Nhà sách Nguyễn Văn Cừ I). Tôi ngồi nhìn gần 100 cuốn Đàn trước mặt mà trong lòng gợn lên không biết bao nhiêu tâm trạng. Một tập thơ không lời, chỉ là những nét vẽ đơn giản, gợi cảm xúc suy tư cho người đọc. Đọc mà không đọc, xem mà không xem, nhưng đọng lại rất nhiều trong tư duy logic mỗi ai tiếp cận. Đó là cảm nhận đầu tiên của tôi khi cầm cuốn sách trên tay.
    Sự sáng tạo luôn là những cống hiến cho nhân loại. Không riêng gì những danh nhân đã đi vào lịch sử, mà là tất cả mọi người đều phải không ngừng sáng tạo. Như thế mới có thể tồn tại và phát triển. Ấy là điều thứ hai tôi nghiện ra từ tập hợp những bức tranh thơ Dương Tường ( tôi tạm gọi là bức tranh thơ). Con người luôn bị gò bó không chỉ trong cuộc sống, mà ngay trong cách nghĩ của mình. Nói cách khác là khó thoát tục bởi vướng tục quá nhiều. Cần thiết phải có những thay đổi trong suy nghĩ và hành động. Đó cũng là những gì tập thơ muốn nói. ĐÀN dẫn tôi bay ra khỏi những hiện thực xô bồ, hướng suy nghĩ của tôi lạc vào những không gian hoàn toàn mới lạ. Qua những nét thơ uốn lượn như tâm hồn con người, ĐÀN đã phác họa nên bao điều thú vị.
    Tuy nhiên, với một hình thức mới lạ( Xuất hiện lần đầu tại Việt Nam, thế giới đã có từ lâu), tập thơ là một công trình sáng tạo nghiêm túc, vạch ra những hướng đi mới cho suy nghĩ cũng như kích thích sự sáng tạo của Văn Nghệ Sĩ. Đồng thời cũng tạo được nhiều sự đồng cảm của người đọc thời hiện đại. Song, vì như đã nói, tập thơ không có lời. Nên cũng là một hạn chế cho đại đa số người đọc Việt Nam, với những cách cảm thụ lâu nay.
    Thời đại ngày một phát triển rầm rộ. Tuy không thể phủ định sạch trơn những gì truyền thống đã có, nhưng cũng phải không ngừng tiếp cận và bổ sung cái mới. Đó là con đường tất yếu của sự phát triển. Tôi xin phép được nói rằng, tập thơ Đàn của Dương Tường xứng đáng có chỗ nằm trong lòng người yêu thích nghệ thuật. Vì nhiều ít nó giúp người đọc được nhiều thứ, không đơn giản chỉ là thơ. Chúng ta hãy tìm đọc và tự rút ra cho mình một vài cảm nhận.
    Trịnh Tuấn
    Bút nghiên đao kiếm hai tay múa
    Văn võ toàn song vẫn đói dài!
  3. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Đôi dòng cảm nhận
    về tập thơ ĐÀN của Dương Tường.

    Ngay sau khi tập thơ nói trên được phát hành, tôi có dịp may được tiếp cận nhờ đơn vị tôi cộng tác là Doanh nghiệp sách Thành Nghĩa ( Nhà sách Nguyễn Văn Cừ I). Tôi ngồi nhìn gần 100 cuốn Đàn trước mặt mà trong lòng gợn lên không biết bao nhiêu tâm trạng. Một tập thơ không lời, chỉ là những nét vẽ đơn giản, gợi cảm xúc suy tư cho người đọc. Đọc mà không đọc, xem mà không xem, nhưng đọng lại rất nhiều trong tư duy logic mỗi ai tiếp cận. Đó là cảm nhận đầu tiên của tôi khi cầm cuốn sách trên tay.
    Sự sáng tạo luôn là những cống hiến cho nhân loại. Không riêng gì những danh nhân đã đi vào lịch sử, mà là tất cả mọi người đều phải không ngừng sáng tạo. Như thế mới có thể tồn tại và phát triển. Ấy là điều thứ hai tôi nghiện ra từ tập hợp những bức tranh thơ Dương Tường ( tôi tạm gọi là bức tranh thơ). Con người luôn bị gò bó không chỉ trong cuộc sống, mà ngay trong cách nghĩ của mình. Nói cách khác là khó thoát tục bởi vướng tục quá nhiều. Cần thiết phải có những thay đổi trong suy nghĩ và hành động. Đó cũng là những gì tập thơ muốn nói. ĐÀN dẫn tôi bay ra khỏi những hiện thực xô bồ, hướng suy nghĩ của tôi lạc vào những không gian hoàn toàn mới lạ. Qua những nét thơ uốn lượn như tâm hồn con người, ĐÀN đã phác họa nên bao điều thú vị.
    Tuy nhiên, với một hình thức mới lạ( Xuất hiện lần đầu tại Việt Nam, thế giới đã có từ lâu), tập thơ là một công trình sáng tạo nghiêm túc, vạch ra những hướng đi mới cho suy nghĩ cũng như kích thích sự sáng tạo của Văn Nghệ Sĩ. Đồng thời cũng tạo được nhiều sự đồng cảm của người đọc thời hiện đại. Song, vì như đã nói, tập thơ không có lời. Nên cũng là một hạn chế cho đại đa số người đọc Việt Nam, với những cách cảm thụ lâu nay.
    Thời đại ngày một phát triển rầm rộ. Tuy không thể phủ định sạch trơn những gì truyền thống đã có, nhưng cũng phải không ngừng tiếp cận và bổ sung cái mới. Đó là con đường tất yếu của sự phát triển. Tôi xin phép được nói rằng, tập thơ Đàn của Dương Tường xứng đáng có chỗ nằm trong lòng người yêu thích nghệ thuật. Vì nhiều ít nó giúp người đọc được nhiều thứ, không đơn giản chỉ là thơ. Chúng ta hãy tìm đọc và tự rút ra cho mình một vài cảm nhận.
    Trịnh Tuấn
    Bút nghiên đao kiếm hai tay múa
    Văn võ toàn song vẫn đói dài!
  4. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    nsn post
    Trong những đường hầm của thi ca
    Ngô Tự Lập
    I . Khi coi thơ là hàng hóa hoặc là dịch vụ, tôi biết rõ nguy cơ sẽ bị các nhà thơ, các nhà phê bình, và cả những người yêu thơ - những người mà tôi không chỉ kính yêu mà còn luôn hướng tới với niềm hy vọng - phản bác, thậm chí nguyền rủa. Tôi còn biết rằng nguy cơ sẽ tăng gấp đôi nếu tôi coi thơ là cả hai thứ ấy. Mà đó chính là điều tôi đang định làm.
    Theo tôi, thơ vừa là hàng hóa vừa là dịch vụ.
    II . Nhưng xin được bắt đầu từ xa hơn một chút.
    Trong suốt lịch sử của mình, để tồn tại và phát triển, con người không thể sống ngoài cộng đồng. Điều đó xuất phát từ chính bản chất của con người, với tư cách một sinh vật xã hội. Marx nói rằng con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, rằng "con người là tự nhiên có tính chất người". Thật khó có nhận xét nào thâm thúy hơn thế, bởi lẽ chính bản chất xã hội đã làm cho con người khác hẳn con vật. Để đáp ứng những nhu cầu mà họ không thể tự đáp ứng, mặc dù đôi khi người ta không ý thức được rõ ràng, con người sử dụng lao động của nhau, dưới dạng sản phẩm hoặc tác động trực tiếp, được thể hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau.
    Thực ra thì con người đã và sẽ không bao giờ ngừng tồn tại như là một sinh vật, nhưng trình độ văn minh của của con người tỉ lệ thuận với tính xã hội của nó. Trong vô số những biểu hiện cụ thể khác nhau, tôi muốn lưu ý về sự lệ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa các cá nhân trong xã hội, một sự lệ thuộc vừa là cội nguồn vừa là kết quả của tính xã hội trong việc đáp ứng những nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người. Tất nhiên, sự phụ thuộc lẫn nhau đã có ở động vật và thậm chí cả ở thực vật. Chúng ta ai cũng đã từng trông thấy cỏ mềm dựa vào nhau để vươn lên. Chúng ta càng không lạ gì sự phân chia nhiệm vụ trong những đàn thú hoang dã. Ở một số loài động vật đặc biệt, như loài ong chẳng hạn, sự phân công nhiệm vụ thật đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, sự phân công lao động mang tính tự nhiên như thế chẳng thấm tháp gì so với sự phân công lao động trong xã hội loài người. Nếu như ở các loài động vật bậc thấp, và cả ở người nguyên thủy, phần lớn các nhu cầu trong cuộc sống của mỗi cá thể do chính cá thể đó tự đáp ứng, kể cả những nhu cầu tương đối phức tạp như chế tạo công cụ hay chăm sóc mùa màng, thì ở con người văn minh các công việc dần dần được chuyên môn hóa. Đến lượt nó, sự chuyên môn hóa trong xã hội làm phong phú đời sống vật chất của con người, tạo ra những nhu cầu vật chất mới ngày càng cao hơn, ngày càng phức tạp hơn, đòi hỏi sự chuyên môn hóa sâu sắc hơn.
    Tất cả những gì mà sự chuyên môn hóa lao động trong xã hội cung cấp cho con người có thể chia ra làm hai loại là hàng hóa và dịch vụ, với những đặc tính rất dễ phân biệt.
    Hàng hóa là những sản phẩm được thể hiện dưới dạng vật chất và tồn tại tự thân, còn dịch vụ thì phi vật chất và chỉ có thể thực hiện trong quá trình quan hệ. Một chiếc cốc chẳng hạn, đó là một thứ hàng, dù đó là cái cốc tốt hay tồi, dù nó đẹp hay xấu, dù nó được làm bằng sứ hay bằng nhựa, và thậm chí dù nó có được đem bán hay không.
    Bạn có thể phản bác rằng một đồ vật chỉ trở thành hàng hóa nếu nó được làm ra để bán. Tôi đồng ý, về lý thuyết thì đúng như vậy. Nhưng trong xã hội loài người, mà bản chất là một xã hội chuyên môn hóa, ngay cả ở trình độ thấp, mọi đồ vật đều có thể định giá trên thị trường. Mọi con cá đều có giá trị tính theo mức lao động xã hội cần thiết và ứng một giá bán nhất định trên thị trường, cho dù đó là một con cá tình cờ nhảy từ dưới sông vào thuyền của bạn. Tương tự như vậy, cái cốc không bán của bạn bất kể lúc nào cũng có thể đem bán cho khách hàng và vì thế ngay từ lúc làm ra nó đã là hàng hóa, chỉ có điều đó là hàng chưa hoặc không bán mà thôi.
    Còn về dịch vụ thì khác. Người ta chỉ có thể cung cấp dịch vụ khi có quan hệ giao tiếp của ít nhất là hai đối tác: người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ. Nếu bạn làm nghề cắt tóc thì bạn chỉ có thể cung cấp dịch vụ cắt tóc chừng nào có người đến thuê bạn cắt tóc.
    Đặc điểm của dịch vụ là kén chọn, hay đúng hơn là phụ thuộc, vào người sử dụng dịch vụ. Nếu bạn hành nghề cắt tóc, bạn chỉ có thể cung cấp dịch vụ của bạn cho người có nhu cầu cắt tóc mà không thể cung cấp dịch vụ đó cho người có nhu cầu tẩm quất. Nếu không có yêu cầu, dịch vụ chỉ có thể tồn tại dưới dạng tiềm năng. Hơn nữa, nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng cũng thường biến động và nhất thời. Người ta không thể ngày nào cũng cần cắt tóc hay lúc nào cũng cần tẩm quất. Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy một điểm khác biệt thứ hai giữa hàng hóa và dịch vụ. Nếu như hàng hóa tương đối ít thay đổi và có thể đánh giá theo những tiêu chí tương đối cụ thể và xác định trong xã hội thì các dịch vụ thường xuyên phải thay đổi và được đánh giá theo những cách khác nhau, tùy thuộc không chỉ vào thời gian mà còn vào người sử dụng dịch vụ. Quá trình này lại dẫn đến sự thay đổi của người cung cấp dịch vụ.
    III . Trong số các sản phẩm mà con người làm ra bằng lao động, các tác phẩm nghệ thuật, trong đó có thi ca, thuộc loại đặc biệt, vừa mang những đặc tính của hàng hóa, vừa mang những đặc tính của dịch vụ.
    Khi bạn làm xong một bài thơ thì nó cũng đã là một bài thơ, nhưng là một bài thơ chưa hoàn chỉnh. Thật vậy, với tư cách là một bài thơ, nó chỉ tồn tại theo đúng nghĩa khi có người đọc nó. Điều này xưa nay vẫn thế, nhưng người ta mới chỉ nhận ra cách đây không lâu. Điều này không phải là ngẫu nhiên và chúng ta sẽ lý giải dưới đây.
    Chính vì nó phụ thuộc vào người đọc nên một bài thơ được cảm nhận khác nhau bởi những người đọc khác nhau, phụ thuộc vào thị hiếu, kiến thức, tuổi tác, kinh nghiệm thưởng thức và nhiều đặc điểm cá nhân khác, đó là chưa kể những hoàn cảnh khách quan như phong cảnh, thời tiết... cũng ít nhiều ảnh hưởng đến anh ta.
    Rõ ràng là trong mỗi bài thơ đều song song tồn tại những yếu tố bất biến và những yếu tố biến đổi. Những yếu tố bất biến phần nhiều gắn liền với phẩm chất hàng hóa, còn những yếu tố biến đổi phần nhiều gắn liền với phẩm chất dịch vụ.
    Những yếu tố bất biến chủ yếu về hình thức là thể loại, niêm luật, nhịp điệu, cách gieo vần, các thủ pháp ngữ pháp... Những yếu tố bất biến về nội dung có thể là chủ đề, nội dung thông báo, và trong chừng mực nào đó là ẩn dụ...
    Những yếu tố biến đổi chủ yếu là về nội dung như cảm xúc, ấn tượng, ẩn dụ, biểu tượng và thường nằm ngoài văn bản, cái mà các nhà thơ xưa gọi là "ý tại ngôn ngoại".
    Tôi xin lấy bài Thăng Long hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan làm ví dụ:
    Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
    Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương...

    Cho dù vẫn được coi là một kiệt tác trong kho tàng thơ ca nước Việt, cho dù tôi say mê nó từ khi còn cắp sách đến trường, tôi vẫn buộc phải nói một sự thật là không phải ai cũng thích nó. Và điều sau đây cũng là sự thật: trong thế hệ trẻ, tỷ lệ những người yêu thích nó đang ngày một giảm đi. Chưa hết, ngay cả trong số những người yêu thích nó thì sự yêu thích cũng không giống nhau ở những người đọc khác nhau. Người Hà Nội dĩ nhiên là cảm thấy gần gũi hơn so với người tỉnh khác. Người ở trong nước cảm nhận khác với người đi xa. Những người từng đi học chữ Nho, từng được chứng kiến kinh thành sụp đổ chắc chắn cảm nhận nó thấm thía hơn so với những chàng trai mới lớn đang đánh võng trên đường phố bằng xe máy... Trung Quốc! Cuối cùng, đối với những người nước ngoài không biết tiếng Việt, đó chỉ là một mớ các ký hiệu vô nghĩa, chẳng khác gì một tác phẩm bằng tiếng Nga của Puskin là hoàn toàn vô nghĩa đối với những người Việt không biết tiếng Nga.
    Tuy nhiên, trong cảm nhận của tất cả mọi người Việt bình thường vẫn có những điểm chung: đó là một bài thơ buồn về sự đổi thay của Hà Nội xưa... Những người am hiểu thơ Đường thì còn có thể đánh giá những cái hay của nó theo những tiêu chuẩn của thi pháp thơ Đường. Người ta cũng có thể phân tích những cái hay về ngôn từ, về hình ảnh, nhịp điệu... Những phân tích này, tuy không thể tuyệt đối đồng nhất, nhưng dù sao cũng gần gũi nhau hơn, căn cứ vào những thước đo tương đối ổn định và được thừa nhận rộng rãi hơn so với những gì chúng ta vừa nói.
    Xin lưu ý rằng, cũng giống như hầu hết các khái niệm khác trong khoa học nhân văn, những khái niệm như yếu tố bất biến hay biến đổi, hình thức và nội dung... đều cần hiểu một cách tương đối, bởi lẽ chẳng có gì hoàn toàn bất biến, và mọi sự biến đổi cũng lại có một khuôn khổ nhất định.
    IV . Những điều vừa trình bày có vẻ đơn giản, nhưng thực ra nó cho phép chúng ta giải thích những vấn đề rất cốt lõi của đời sống thi ca.
    Thời xưa, trong một xã hội nông nghiệp tương đối thuần nhất, cuộc sống của con người cũng thuần nhất, hay ít ra là gần gũi với nhau. Tất nhiên, khi đó cũng đã có các thành thị, cũng có các giai cấp, cũng có những ngành nghề khác nhau trong xã hội. Nhưng thành thị khi đó còn gắn chặt với nông thôn, các ngành nghề chưa mấy xa nhau, đến cả những ông quan cũng phần lớn xuất thân từ nông thôn, họ không hề xa rời đồng ruộng và bất cứ lúc nào cũng có thể trở về với đồng ruộng để sống như một người nông dân thực thụ. Tóm lại, con người khi đó không khác nhau nhiều lắm và thị hiếu của họ cũng tương đối gần gũi. Dễ hiểu rằng khi đó, một bài thơ viết ra sẽ có nhiều cơ hội được nhiều người đón nhận hoặc khen chê giống nhau. Người đọc, do cuộc sống tương đối giống nhau, có cách cảm nhận giống nhau và vì thế dễ thống nhất.
    Thời đại của của những kiệt tác phổ cập đã qua rồi. Ngày nay thật khó có thể có một bài thơ làm cho tất cả mọi người cùng ưa thích. Tất nhiên, con người vẫn luôn luôn có những điểm chung, thị hiếu của họ cũng vậy. Nhưng họ đã có quá nhiều điểm khác nhau, và sẽ còn có nhiều hơn gấp bội. Trong xã hội hiện đại, khi mà mọi lĩnh vực khoa học đã được phân chia thành nhiều nhánh nhỏ, khi mà ngay cả món bánh mì kẹp thịt cũng được sản xuất qua nhiều công đoạn theo phương pháp dây chuyền, thì về bản chất, con người đã bị nhốt vào những đường hầm vô hình, những đường hầm qui định không chỉ không gian xã hội mà cả không gian tinh thần của họ. Trong những đường hầm đó, họ chỉ còn đủ kỹ năng để tương tác với các thành viên của một cộng đồng hẹp. Trên thực tế, họ trở thành những cộng đồng biệt lập, cho dù nhờ các phương tiện thông tin hiện đại họ vẫn có cơ hội tiếp cận với các cộng đồng khác - chủ yếu là gián tiếp và thông qua lăng kính định kiến đủ loại, thường là của xã hội nhưng đôi khi là của chính họ.
    Những cộng đồng biệt lập mang tính nghề nghiệp như thế cũng đồng thời là những cộng đồng người cảm thụ. Những cộng đồng biệt lập, không ngừng thay đổi và ngày càng biệt lập hơn. Engels nói rằng lao động đã sản sinh ra bản thân con người - chúng ta cần phải hiểu rằng lao động ở đây được dùng theo nghĩa rộng và quá trình sản sinh ra con người vẫn còn đang tiếp tục.
    Sự phân hóa của những người cảm thụ tác phẩm văn học, nghệ thuật ngày nay sâu sắc đến mức thật khó có thể tìm thấy một tác phẩm nào chung cho tất cả mọi người. Điều đó giải thích việc tại sao thơ ngày nay in ra với số lượng rất ít và nhà thơ rất khó nổi tiếng.
    V . Tôi đã được đọc những dòng của ai đó, hình như là Pablo Neruda, than thở rằng thơ đang dần dần thu hẹp vào vương quốc riêng nó, rằng bây giờ chỉ có các nhà thơ đọc nhau. Thậm chí tình trạng còn trầm trọng hơn: ngay cả các nhà thơ cũng không đọc nhau nữa. Có lẽ, rồi sẽ đến lúc chỉ còn tác giả thơ đọc thơ của chính mình mà thôi.

    Một nhận xét quả là bi quan. Nhưng với tư cách một người làm thơ, tôi buộc phải cay đắng thú nhận rằng nó không phải hoàn toàn không có cơ sở, mặc dù tôi và bạn bè đồng lứa với tôi chẳng còn đường nào khác. Chẳng còn cơ hội nào cho chúng tôi để viết những bài thơ truyền thống theo những tiêu chuẩn truyền thống cho những độc giả truyền thống. Thời đại đã đổi thay và chính chúng tôi cũng đã đổi thay rồi. Chỉ có một điều còn lại: thơ vẫn là một kẻ song trùng, vừa là hàng hóa vừa là dịch vụ.
    Còn các nhà thơ, giống như tất cả mọi người, họ đang đi vào những đường hầm biệt lập, trong đó họ sáng tạo ra những bài thơ mới cho những độc giả mới của họ. Đó là lý do duy nhất để họ tồn tại. Đó cũng là niềm hy vọng làm một điều có ích. Chỉ điều đó thôi cũng đã đem lại cho họ sức mạnh để không gục ngã.
    Bài này đã được giới thiệu trong tập Những đường bay của mê lộ, NXB Hội nhà văn, 2003

    Được deny_me sửa chữa / chuyển vào 18:28 ngày 01/04/2004
  5. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    nsn post
    Trong những đường hầm của thi ca
    Ngô Tự Lập
    I . Khi coi thơ là hàng hóa hoặc là dịch vụ, tôi biết rõ nguy cơ sẽ bị các nhà thơ, các nhà phê bình, và cả những người yêu thơ - những người mà tôi không chỉ kính yêu mà còn luôn hướng tới với niềm hy vọng - phản bác, thậm chí nguyền rủa. Tôi còn biết rằng nguy cơ sẽ tăng gấp đôi nếu tôi coi thơ là cả hai thứ ấy. Mà đó chính là điều tôi đang định làm.
    Theo tôi, thơ vừa là hàng hóa vừa là dịch vụ.
    II . Nhưng xin được bắt đầu từ xa hơn một chút.
    Trong suốt lịch sử của mình, để tồn tại và phát triển, con người không thể sống ngoài cộng đồng. Điều đó xuất phát từ chính bản chất của con người, với tư cách một sinh vật xã hội. Marx nói rằng con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, rằng "con người là tự nhiên có tính chất người". Thật khó có nhận xét nào thâm thúy hơn thế, bởi lẽ chính bản chất xã hội đã làm cho con người khác hẳn con vật. Để đáp ứng những nhu cầu mà họ không thể tự đáp ứng, mặc dù đôi khi người ta không ý thức được rõ ràng, con người sử dụng lao động của nhau, dưới dạng sản phẩm hoặc tác động trực tiếp, được thể hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau.
    Thực ra thì con người đã và sẽ không bao giờ ngừng tồn tại như là một sinh vật, nhưng trình độ văn minh của của con người tỉ lệ thuận với tính xã hội của nó. Trong vô số những biểu hiện cụ thể khác nhau, tôi muốn lưu ý về sự lệ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa các cá nhân trong xã hội, một sự lệ thuộc vừa là cội nguồn vừa là kết quả của tính xã hội trong việc đáp ứng những nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người. Tất nhiên, sự phụ thuộc lẫn nhau đã có ở động vật và thậm chí cả ở thực vật. Chúng ta ai cũng đã từng trông thấy cỏ mềm dựa vào nhau để vươn lên. Chúng ta càng không lạ gì sự phân chia nhiệm vụ trong những đàn thú hoang dã. Ở một số loài động vật đặc biệt, như loài ong chẳng hạn, sự phân công nhiệm vụ thật đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, sự phân công lao động mang tính tự nhiên như thế chẳng thấm tháp gì so với sự phân công lao động trong xã hội loài người. Nếu như ở các loài động vật bậc thấp, và cả ở người nguyên thủy, phần lớn các nhu cầu trong cuộc sống của mỗi cá thể do chính cá thể đó tự đáp ứng, kể cả những nhu cầu tương đối phức tạp như chế tạo công cụ hay chăm sóc mùa màng, thì ở con người văn minh các công việc dần dần được chuyên môn hóa. Đến lượt nó, sự chuyên môn hóa trong xã hội làm phong phú đời sống vật chất của con người, tạo ra những nhu cầu vật chất mới ngày càng cao hơn, ngày càng phức tạp hơn, đòi hỏi sự chuyên môn hóa sâu sắc hơn.
    Tất cả những gì mà sự chuyên môn hóa lao động trong xã hội cung cấp cho con người có thể chia ra làm hai loại là hàng hóa và dịch vụ, với những đặc tính rất dễ phân biệt.
    Hàng hóa là những sản phẩm được thể hiện dưới dạng vật chất và tồn tại tự thân, còn dịch vụ thì phi vật chất và chỉ có thể thực hiện trong quá trình quan hệ. Một chiếc cốc chẳng hạn, đó là một thứ hàng, dù đó là cái cốc tốt hay tồi, dù nó đẹp hay xấu, dù nó được làm bằng sứ hay bằng nhựa, và thậm chí dù nó có được đem bán hay không.
    Bạn có thể phản bác rằng một đồ vật chỉ trở thành hàng hóa nếu nó được làm ra để bán. Tôi đồng ý, về lý thuyết thì đúng như vậy. Nhưng trong xã hội loài người, mà bản chất là một xã hội chuyên môn hóa, ngay cả ở trình độ thấp, mọi đồ vật đều có thể định giá trên thị trường. Mọi con cá đều có giá trị tính theo mức lao động xã hội cần thiết và ứng một giá bán nhất định trên thị trường, cho dù đó là một con cá tình cờ nhảy từ dưới sông vào thuyền của bạn. Tương tự như vậy, cái cốc không bán của bạn bất kể lúc nào cũng có thể đem bán cho khách hàng và vì thế ngay từ lúc làm ra nó đã là hàng hóa, chỉ có điều đó là hàng chưa hoặc không bán mà thôi.
    Còn về dịch vụ thì khác. Người ta chỉ có thể cung cấp dịch vụ khi có quan hệ giao tiếp của ít nhất là hai đối tác: người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ. Nếu bạn làm nghề cắt tóc thì bạn chỉ có thể cung cấp dịch vụ cắt tóc chừng nào có người đến thuê bạn cắt tóc.
    Đặc điểm của dịch vụ là kén chọn, hay đúng hơn là phụ thuộc, vào người sử dụng dịch vụ. Nếu bạn hành nghề cắt tóc, bạn chỉ có thể cung cấp dịch vụ của bạn cho người có nhu cầu cắt tóc mà không thể cung cấp dịch vụ đó cho người có nhu cầu tẩm quất. Nếu không có yêu cầu, dịch vụ chỉ có thể tồn tại dưới dạng tiềm năng. Hơn nữa, nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng cũng thường biến động và nhất thời. Người ta không thể ngày nào cũng cần cắt tóc hay lúc nào cũng cần tẩm quất. Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy một điểm khác biệt thứ hai giữa hàng hóa và dịch vụ. Nếu như hàng hóa tương đối ít thay đổi và có thể đánh giá theo những tiêu chí tương đối cụ thể và xác định trong xã hội thì các dịch vụ thường xuyên phải thay đổi và được đánh giá theo những cách khác nhau, tùy thuộc không chỉ vào thời gian mà còn vào người sử dụng dịch vụ. Quá trình này lại dẫn đến sự thay đổi của người cung cấp dịch vụ.
    III . Trong số các sản phẩm mà con người làm ra bằng lao động, các tác phẩm nghệ thuật, trong đó có thi ca, thuộc loại đặc biệt, vừa mang những đặc tính của hàng hóa, vừa mang những đặc tính của dịch vụ.
    Khi bạn làm xong một bài thơ thì nó cũng đã là một bài thơ, nhưng là một bài thơ chưa hoàn chỉnh. Thật vậy, với tư cách là một bài thơ, nó chỉ tồn tại theo đúng nghĩa khi có người đọc nó. Điều này xưa nay vẫn thế, nhưng người ta mới chỉ nhận ra cách đây không lâu. Điều này không phải là ngẫu nhiên và chúng ta sẽ lý giải dưới đây.
    Chính vì nó phụ thuộc vào người đọc nên một bài thơ được cảm nhận khác nhau bởi những người đọc khác nhau, phụ thuộc vào thị hiếu, kiến thức, tuổi tác, kinh nghiệm thưởng thức và nhiều đặc điểm cá nhân khác, đó là chưa kể những hoàn cảnh khách quan như phong cảnh, thời tiết... cũng ít nhiều ảnh hưởng đến anh ta.
    Rõ ràng là trong mỗi bài thơ đều song song tồn tại những yếu tố bất biến và những yếu tố biến đổi. Những yếu tố bất biến phần nhiều gắn liền với phẩm chất hàng hóa, còn những yếu tố biến đổi phần nhiều gắn liền với phẩm chất dịch vụ.
    Những yếu tố bất biến chủ yếu về hình thức là thể loại, niêm luật, nhịp điệu, cách gieo vần, các thủ pháp ngữ pháp... Những yếu tố bất biến về nội dung có thể là chủ đề, nội dung thông báo, và trong chừng mực nào đó là ẩn dụ...
    Những yếu tố biến đổi chủ yếu là về nội dung như cảm xúc, ấn tượng, ẩn dụ, biểu tượng và thường nằm ngoài văn bản, cái mà các nhà thơ xưa gọi là "ý tại ngôn ngoại".
    Tôi xin lấy bài Thăng Long hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan làm ví dụ:
    Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
    Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương...

    Cho dù vẫn được coi là một kiệt tác trong kho tàng thơ ca nước Việt, cho dù tôi say mê nó từ khi còn cắp sách đến trường, tôi vẫn buộc phải nói một sự thật là không phải ai cũng thích nó. Và điều sau đây cũng là sự thật: trong thế hệ trẻ, tỷ lệ những người yêu thích nó đang ngày một giảm đi. Chưa hết, ngay cả trong số những người yêu thích nó thì sự yêu thích cũng không giống nhau ở những người đọc khác nhau. Người Hà Nội dĩ nhiên là cảm thấy gần gũi hơn so với người tỉnh khác. Người ở trong nước cảm nhận khác với người đi xa. Những người từng đi học chữ Nho, từng được chứng kiến kinh thành sụp đổ chắc chắn cảm nhận nó thấm thía hơn so với những chàng trai mới lớn đang đánh võng trên đường phố bằng xe máy... Trung Quốc! Cuối cùng, đối với những người nước ngoài không biết tiếng Việt, đó chỉ là một mớ các ký hiệu vô nghĩa, chẳng khác gì một tác phẩm bằng tiếng Nga của Puskin là hoàn toàn vô nghĩa đối với những người Việt không biết tiếng Nga.
    Tuy nhiên, trong cảm nhận của tất cả mọi người Việt bình thường vẫn có những điểm chung: đó là một bài thơ buồn về sự đổi thay của Hà Nội xưa... Những người am hiểu thơ Đường thì còn có thể đánh giá những cái hay của nó theo những tiêu chuẩn của thi pháp thơ Đường. Người ta cũng có thể phân tích những cái hay về ngôn từ, về hình ảnh, nhịp điệu... Những phân tích này, tuy không thể tuyệt đối đồng nhất, nhưng dù sao cũng gần gũi nhau hơn, căn cứ vào những thước đo tương đối ổn định và được thừa nhận rộng rãi hơn so với những gì chúng ta vừa nói.
    Xin lưu ý rằng, cũng giống như hầu hết các khái niệm khác trong khoa học nhân văn, những khái niệm như yếu tố bất biến hay biến đổi, hình thức và nội dung... đều cần hiểu một cách tương đối, bởi lẽ chẳng có gì hoàn toàn bất biến, và mọi sự biến đổi cũng lại có một khuôn khổ nhất định.
    IV . Những điều vừa trình bày có vẻ đơn giản, nhưng thực ra nó cho phép chúng ta giải thích những vấn đề rất cốt lõi của đời sống thi ca.
    Thời xưa, trong một xã hội nông nghiệp tương đối thuần nhất, cuộc sống của con người cũng thuần nhất, hay ít ra là gần gũi với nhau. Tất nhiên, khi đó cũng đã có các thành thị, cũng có các giai cấp, cũng có những ngành nghề khác nhau trong xã hội. Nhưng thành thị khi đó còn gắn chặt với nông thôn, các ngành nghề chưa mấy xa nhau, đến cả những ông quan cũng phần lớn xuất thân từ nông thôn, họ không hề xa rời đồng ruộng và bất cứ lúc nào cũng có thể trở về với đồng ruộng để sống như một người nông dân thực thụ. Tóm lại, con người khi đó không khác nhau nhiều lắm và thị hiếu của họ cũng tương đối gần gũi. Dễ hiểu rằng khi đó, một bài thơ viết ra sẽ có nhiều cơ hội được nhiều người đón nhận hoặc khen chê giống nhau. Người đọc, do cuộc sống tương đối giống nhau, có cách cảm nhận giống nhau và vì thế dễ thống nhất.
    Thời đại của của những kiệt tác phổ cập đã qua rồi. Ngày nay thật khó có thể có một bài thơ làm cho tất cả mọi người cùng ưa thích. Tất nhiên, con người vẫn luôn luôn có những điểm chung, thị hiếu của họ cũng vậy. Nhưng họ đã có quá nhiều điểm khác nhau, và sẽ còn có nhiều hơn gấp bội. Trong xã hội hiện đại, khi mà mọi lĩnh vực khoa học đã được phân chia thành nhiều nhánh nhỏ, khi mà ngay cả món bánh mì kẹp thịt cũng được sản xuất qua nhiều công đoạn theo phương pháp dây chuyền, thì về bản chất, con người đã bị nhốt vào những đường hầm vô hình, những đường hầm qui định không chỉ không gian xã hội mà cả không gian tinh thần của họ. Trong những đường hầm đó, họ chỉ còn đủ kỹ năng để tương tác với các thành viên của một cộng đồng hẹp. Trên thực tế, họ trở thành những cộng đồng biệt lập, cho dù nhờ các phương tiện thông tin hiện đại họ vẫn có cơ hội tiếp cận với các cộng đồng khác - chủ yếu là gián tiếp và thông qua lăng kính định kiến đủ loại, thường là của xã hội nhưng đôi khi là của chính họ.
    Những cộng đồng biệt lập mang tính nghề nghiệp như thế cũng đồng thời là những cộng đồng người cảm thụ. Những cộng đồng biệt lập, không ngừng thay đổi và ngày càng biệt lập hơn. Engels nói rằng lao động đã sản sinh ra bản thân con người - chúng ta cần phải hiểu rằng lao động ở đây được dùng theo nghĩa rộng và quá trình sản sinh ra con người vẫn còn đang tiếp tục.
    Sự phân hóa của những người cảm thụ tác phẩm văn học, nghệ thuật ngày nay sâu sắc đến mức thật khó có thể tìm thấy một tác phẩm nào chung cho tất cả mọi người. Điều đó giải thích việc tại sao thơ ngày nay in ra với số lượng rất ít và nhà thơ rất khó nổi tiếng.
    V . Tôi đã được đọc những dòng của ai đó, hình như là Pablo Neruda, than thở rằng thơ đang dần dần thu hẹp vào vương quốc riêng nó, rằng bây giờ chỉ có các nhà thơ đọc nhau. Thậm chí tình trạng còn trầm trọng hơn: ngay cả các nhà thơ cũng không đọc nhau nữa. Có lẽ, rồi sẽ đến lúc chỉ còn tác giả thơ đọc thơ của chính mình mà thôi.

    Một nhận xét quả là bi quan. Nhưng với tư cách một người làm thơ, tôi buộc phải cay đắng thú nhận rằng nó không phải hoàn toàn không có cơ sở, mặc dù tôi và bạn bè đồng lứa với tôi chẳng còn đường nào khác. Chẳng còn cơ hội nào cho chúng tôi để viết những bài thơ truyền thống theo những tiêu chuẩn truyền thống cho những độc giả truyền thống. Thời đại đã đổi thay và chính chúng tôi cũng đã đổi thay rồi. Chỉ có một điều còn lại: thơ vẫn là một kẻ song trùng, vừa là hàng hóa vừa là dịch vụ.
    Còn các nhà thơ, giống như tất cả mọi người, họ đang đi vào những đường hầm biệt lập, trong đó họ sáng tạo ra những bài thơ mới cho những độc giả mới của họ. Đó là lý do duy nhất để họ tồn tại. Đó cũng là niềm hy vọng làm một điều có ích. Chỉ điều đó thôi cũng đã đem lại cho họ sức mạnh để không gục ngã.
    Bài này đã được giới thiệu trong tập Những đường bay của mê lộ, NXB Hội nhà văn, 2003

    Được deny_me sửa chữa / chuyển vào 18:28 ngày 01/04/2004
  6. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Trần Đăng Khoa: ''Suốt đời tôi là vận động viên leo núi''

    Nhà thơ Trần Đăng Khoa.
    "Đối với người làm văn chương chân chính thì làm gì có cái đỉnh nào là cao, càng không có đỉnh cuối cùng. Người viết như vận động viên leo núi, trèo lên đỉnh rồi lại thấy trước mặt là dãy khác cao hơn", nhà thơ tâm sự.
    - Có nhiều ý kiến cho rằng một số nhà thơ khi bế tắc thường chuyển sang viết văn, anh có đồng ý với nhận định này?
    - Tôi không nghĩ như vậy, dùng thể loại nào là do hiện thực của đời sống đòi hỏi, cũng như khi ta ngồi vào mâm cơm, gắp rau hay gắp thịt thì dùng đũa, múc canh phải dùng đến muôi rồi. Trên thực tế cho thấy các nhà thơ Chế Lan Viên, Vũ Quần Phương, Nguyễn Đình Thi... đều chuyển sang viết văn và họ rất thành công.
    - Khi chuẩn bị viết cuốn "Chân dung và đối thoại", anh nói rằng sẽ "lườm nguýt" các bạn viết cùng thời, vậy anh đã làm được điều đó chưa?

    - Đấy là câu nói vui về nghề phê bình, còn nghĩa nghiêm túc, sang trọng là chiêm ngưỡng họ, phải yêu mến bạn lắm tôi mới viết ra được cuốn đó.
    - Đã đặt chân đến nhiều quốc gia, tiếp xúc với nhiều nền văn học khác nhau, anh thấy văn học Việt Nam đang ở thang bậc nào?


    - Tôi nghĩ, các tác giả Việt Nam không nên huyênh hoang nhưng cũng chẳng có gì phải tự ti cả. Về tiểu thuyết, quả thật chúng ta không thể so được với thiên hạ, nhưng về truyện ngắn và thơ thì chẳng có gì phải xấu hổ với thế giới. Đọc thơ đại trà trên mặt báo hoặc những cuốn sách các tác giả tự tin thì rất dễ nản, nhưng bình tĩnh, sàng lọc thì thấy các nhà thơ Việt Nam chẳng đến nỗi nào. Đối với truyện ngắn thì dễ nhận thấy hơn, không khó để tìm ra những truyện ngắn hay. Bạn hãy bình tĩnh đọc và hãy đặt nó bên cạnh những truyện ngắn được coi là có tiếng vang ở một số nước thì sẽ thấy yên tâm ngay. Bây giờ ở Việt Nam công tác dịch thuật rất tốt, những tác phẩm nào có tiếng vang ở nước ngoài lập tức sẽ xuất hiện ngay ở trong nước, còn văn chương Việt Nam ra thế giới lại rất vất vả.

    - Trong văn chương anh rất lãng mạn, vậy trong cuộc sống thường ngày anh là người như thế nào?
    - Một người bình thường của đời sống bình thường và tôi vô cùng hạnh phúc vì điều đó. Những chức danh nhà thơ, giáo sư, viện sĩ, nghệ sĩ hay là gì chăng nữa chỉ lung linh với những người đang yêu, còn khi ta làm một ông chồng thì tất cả những danh vị ấy là gánh nặng không cần thiết. Lúc đó, chỉ còn trần sì một ông chồng, một gã đàn ông trụ cột gia đình với những lo toan rất cụ thể. Anh ta có nuôi được vợ con khong? Có chu đáo chăm sóc bố mẹ hai bên không? Rồi nuôi dạy con cái thế nào?...
    - Anh nghĩ sao khi nhiều độc giả nói rằng Trần Đăng Khoa rất "nhà quê"?
    - Đúng là tôi nhà quê thật, dù bao năm sống ở thành phố và không ít năm sống ở nước ngoài. Với tôi, món ăn ngon nhất vẫn là do mẹ nấu như cá kho dưa, rau lang luộc hay tép nấu khế hoặc đơn giản chỉ một chút mỡ lợn trộn muối trắng, đó là món ăn lý tưởng của đám thợ cày đói khổ.
    - Sắp bước sang tuổi ngũ thập tri thiên mệnh, trong đời văn chương, anh tự cho điểm bản thân mình như thế nào?
    - Việc ấy xin dành cho độc giả, những vị giám khảo nhiệt tình và công tâm nhất. Còn tôi thì chỉ thấy rất vui khi sách mình được in khá nhiều và sau vài tháng lại được tái bản liên tục. Đối với một người sáng tác thì chẳng có gì hạnh phúc là được công chúng đón nhận.

    ( VNExpress )
  7. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Trần Đăng Khoa: ''Suốt đời tôi là vận động viên leo núi''

    Nhà thơ Trần Đăng Khoa.
    "Đối với người làm văn chương chân chính thì làm gì có cái đỉnh nào là cao, càng không có đỉnh cuối cùng. Người viết như vận động viên leo núi, trèo lên đỉnh rồi lại thấy trước mặt là dãy khác cao hơn", nhà thơ tâm sự.
    - Có nhiều ý kiến cho rằng một số nhà thơ khi bế tắc thường chuyển sang viết văn, anh có đồng ý với nhận định này?
    - Tôi không nghĩ như vậy, dùng thể loại nào là do hiện thực của đời sống đòi hỏi, cũng như khi ta ngồi vào mâm cơm, gắp rau hay gắp thịt thì dùng đũa, múc canh phải dùng đến muôi rồi. Trên thực tế cho thấy các nhà thơ Chế Lan Viên, Vũ Quần Phương, Nguyễn Đình Thi... đều chuyển sang viết văn và họ rất thành công.
    - Khi chuẩn bị viết cuốn "Chân dung và đối thoại", anh nói rằng sẽ "lườm nguýt" các bạn viết cùng thời, vậy anh đã làm được điều đó chưa?

    - Đấy là câu nói vui về nghề phê bình, còn nghĩa nghiêm túc, sang trọng là chiêm ngưỡng họ, phải yêu mến bạn lắm tôi mới viết ra được cuốn đó.
    - Đã đặt chân đến nhiều quốc gia, tiếp xúc với nhiều nền văn học khác nhau, anh thấy văn học Việt Nam đang ở thang bậc nào?


    - Tôi nghĩ, các tác giả Việt Nam không nên huyênh hoang nhưng cũng chẳng có gì phải tự ti cả. Về tiểu thuyết, quả thật chúng ta không thể so được với thiên hạ, nhưng về truyện ngắn và thơ thì chẳng có gì phải xấu hổ với thế giới. Đọc thơ đại trà trên mặt báo hoặc những cuốn sách các tác giả tự tin thì rất dễ nản, nhưng bình tĩnh, sàng lọc thì thấy các nhà thơ Việt Nam chẳng đến nỗi nào. Đối với truyện ngắn thì dễ nhận thấy hơn, không khó để tìm ra những truyện ngắn hay. Bạn hãy bình tĩnh đọc và hãy đặt nó bên cạnh những truyện ngắn được coi là có tiếng vang ở một số nước thì sẽ thấy yên tâm ngay. Bây giờ ở Việt Nam công tác dịch thuật rất tốt, những tác phẩm nào có tiếng vang ở nước ngoài lập tức sẽ xuất hiện ngay ở trong nước, còn văn chương Việt Nam ra thế giới lại rất vất vả.

    - Trong văn chương anh rất lãng mạn, vậy trong cuộc sống thường ngày anh là người như thế nào?
    - Một người bình thường của đời sống bình thường và tôi vô cùng hạnh phúc vì điều đó. Những chức danh nhà thơ, giáo sư, viện sĩ, nghệ sĩ hay là gì chăng nữa chỉ lung linh với những người đang yêu, còn khi ta làm một ông chồng thì tất cả những danh vị ấy là gánh nặng không cần thiết. Lúc đó, chỉ còn trần sì một ông chồng, một gã đàn ông trụ cột gia đình với những lo toan rất cụ thể. Anh ta có nuôi được vợ con khong? Có chu đáo chăm sóc bố mẹ hai bên không? Rồi nuôi dạy con cái thế nào?...
    - Anh nghĩ sao khi nhiều độc giả nói rằng Trần Đăng Khoa rất "nhà quê"?
    - Đúng là tôi nhà quê thật, dù bao năm sống ở thành phố và không ít năm sống ở nước ngoài. Với tôi, món ăn ngon nhất vẫn là do mẹ nấu như cá kho dưa, rau lang luộc hay tép nấu khế hoặc đơn giản chỉ một chút mỡ lợn trộn muối trắng, đó là món ăn lý tưởng của đám thợ cày đói khổ.
    - Sắp bước sang tuổi ngũ thập tri thiên mệnh, trong đời văn chương, anh tự cho điểm bản thân mình như thế nào?
    - Việc ấy xin dành cho độc giả, những vị giám khảo nhiệt tình và công tâm nhất. Còn tôi thì chỉ thấy rất vui khi sách mình được in khá nhiều và sau vài tháng lại được tái bản liên tục. Đối với một người sáng tác thì chẳng có gì hạnh phúc là được công chúng đón nhận.

    ( VNExpress )
  8. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    P.N Thường Đoan - người miệt mài "Đếm cát"
    Bắt đầu làm thơ từ lớp 6, nhà thơ nữ P.N Thường Đoan được biết đến như một nhà thơ nữ viết về phụ nữ. Những người mẹ, người đàn bà, người chị, người vợ, em, tôi... trong thơ của chị là những cảm xúc của một người nhạy cảm và đa đoan. " Đếm cát " là tập thơ thứ ba của người phụ nữ sống vì thơ ấy.
    Nghề chính của nhà thơ là viết báo, vì vậy gần hết các bài thơ trong tập Đếm cát đều đã được in rải rác trên nhiều báo. Chị tập hợp lại và sắp xếp thành 5 phần: cha mẹ - quê hương và 4 mùa: xuân - hạ - thu - đông. Đọc thơ chị nhiều năm nhưng lúc nào cũng thấy ngồn ngộn cảm xúc. Một nguồn cảm xúc chưa bao giờ cạn với nghề viết báo dễ bị chai lì. Đó là sự hấp dẫn của những bài thơ tình của P.N Thường Đoan.
    Ngay bài Đếm cát mở đầu tập thơ, một người đàn bà cam chịu và nhẫn nại trong cuộc sống cũng như tình yêu, hình ảnh quen thuộc đến nao lòng những người đã từng đọc thơ P.N Thường Đoan. " Hạt khuyết cong là nỗi nhớ tràn đêm; hạt long lanh là môi thời hạnh phúc; hạt vùi sau mặt trời là khát vọng cháy rực; hư thực một đời nhảy múa giữa bàn tay... " . Đôi lúc người đàn bà trong thơ phẫn nộ vì thói đen bạc. Sự phản kháng đó, suy cho cùng là đánh vào khoảng không cô đơn của mình." No rượu mà không say; khát tình chứ không đói; ta trút xuống dòng sông bóng trăng phản bội; ngồi trên cầu vỗ tay hát tình tang " (Uống rượu). Vì một nỗi cô đơn định mệnh đeo đuổi, người đàn bà ước rằng " Anh đừng làm trăng thăm thẳm chân trời; anh đừng làm mây lang thang trăm nẻo; anh đừng làm mưa cho đời em lạnh; hãy là lửa hồng, đốt cháy em đi " (Điều riêng).
    Giống như những cuộc vui nào cũng có lúc tàn, những nỗi cô đơn của người đàn bà cũng có lúc dịu đi, thanh thản nhẹ nhàng. " Tháng sáu, tôi tập chơi lại trò chơi cút bắt với cánh hoa dầu, lượm một hòn đá lăn về quá khứ, sợ hãi khi thấy lòng dửng dưng, mặt hồ xưa im lặng quá, trong cỏ ven đường, có tiếng dế khóc. Không phải tôi " (Không phải tôi). Sự thanh thản trên nỗi đau, có lẽ vì nhờ vào cách sống hết mình , " Cuối cùng trăng cũng tàn thôi, em như ngọn nến kia đã sống hết mình rồi " (Sóng đêm). Với thơ, P.N Thường Đoan cũng thế. Sống hết mình với thơ dù biết "làm thơ thêm buồn và chẳng sống nổi với thơ".
    Thanh Chung - VNN

  9. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    P.N Thường Đoan - người miệt mài "Đếm cát"
    Bắt đầu làm thơ từ lớp 6, nhà thơ nữ P.N Thường Đoan được biết đến như một nhà thơ nữ viết về phụ nữ. Những người mẹ, người đàn bà, người chị, người vợ, em, tôi... trong thơ của chị là những cảm xúc của một người nhạy cảm và đa đoan. " Đếm cát " là tập thơ thứ ba của người phụ nữ sống vì thơ ấy.
    Nghề chính của nhà thơ là viết báo, vì vậy gần hết các bài thơ trong tập Đếm cát đều đã được in rải rác trên nhiều báo. Chị tập hợp lại và sắp xếp thành 5 phần: cha mẹ - quê hương và 4 mùa: xuân - hạ - thu - đông. Đọc thơ chị nhiều năm nhưng lúc nào cũng thấy ngồn ngộn cảm xúc. Một nguồn cảm xúc chưa bao giờ cạn với nghề viết báo dễ bị chai lì. Đó là sự hấp dẫn của những bài thơ tình của P.N Thường Đoan.
    Ngay bài Đếm cát mở đầu tập thơ, một người đàn bà cam chịu và nhẫn nại trong cuộc sống cũng như tình yêu, hình ảnh quen thuộc đến nao lòng những người đã từng đọc thơ P.N Thường Đoan. " Hạt khuyết cong là nỗi nhớ tràn đêm; hạt long lanh là môi thời hạnh phúc; hạt vùi sau mặt trời là khát vọng cháy rực; hư thực một đời nhảy múa giữa bàn tay... " . Đôi lúc người đàn bà trong thơ phẫn nộ vì thói đen bạc. Sự phản kháng đó, suy cho cùng là đánh vào khoảng không cô đơn của mình." No rượu mà không say; khát tình chứ không đói; ta trút xuống dòng sông bóng trăng phản bội; ngồi trên cầu vỗ tay hát tình tang " (Uống rượu). Vì một nỗi cô đơn định mệnh đeo đuổi, người đàn bà ước rằng " Anh đừng làm trăng thăm thẳm chân trời; anh đừng làm mây lang thang trăm nẻo; anh đừng làm mưa cho đời em lạnh; hãy là lửa hồng, đốt cháy em đi " (Điều riêng).
    Giống như những cuộc vui nào cũng có lúc tàn, những nỗi cô đơn của người đàn bà cũng có lúc dịu đi, thanh thản nhẹ nhàng. " Tháng sáu, tôi tập chơi lại trò chơi cút bắt với cánh hoa dầu, lượm một hòn đá lăn về quá khứ, sợ hãi khi thấy lòng dửng dưng, mặt hồ xưa im lặng quá, trong cỏ ven đường, có tiếng dế khóc. Không phải tôi " (Không phải tôi). Sự thanh thản trên nỗi đau, có lẽ vì nhờ vào cách sống hết mình , " Cuối cùng trăng cũng tàn thôi, em như ngọn nến kia đã sống hết mình rồi " (Sóng đêm). Với thơ, P.N Thường Đoan cũng thế. Sống hết mình với thơ dù biết "làm thơ thêm buồn và chẳng sống nổi với thơ".
    Thanh Chung - VNN

  10. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Liệu pháp Thơ
    Những sự kiện của đời sống như sự sinh đẻ, cái chết, bệnh tật, chia lìa, sự di chuyển, có tầm ảnh hưởng lớn trong tuổi ấu thơ và ngay khi chúng ta đã trưởng thành. Cái chết của một con chó nhỏ, hay việc dời trường học, theo cha mẹ tới một ngôi làng mới xa cách hàng cây cũ, một dòng sông vàng rực mây chiều, một dãy núi như màu xanh bất tận... Sự ra đời của một đứa em trai, chẳng hạn, có thể là niềm vui với đứa trẻ này, nhưng lại là thời điểm khó khăn với sự xúc động sâu xa trong lòng đứa trẻ khác.
    Sự biến mất của người cha hay người mẹ trong gia đình, bởi li hôn, chết chóc và bệnh tật, mang lại những chấn thương với cảm giác có tội về một điều mơ hồ xảy ra, giữa biên giới của số phận và trách nhiệm, giữa may mắn và một điều gì có thể kiểm soát được. Nhà thơ đi qua cuộc đời như một đứa trẻ mất mẹ đi tìm hình phạt của mình trên đôi vai nhỏ bé mà nó tưởng rằng đã đủ mang đầy sức nặng của sự phân li. Người làm thơ suy nghĩ bằng cảm giác, những kinh nghiệm trong đời sống, nỗi đau lòng can đảm và sự thấu hiểu câu chuyện của gia đình họ, những ước vọng lặng lẽ tạo nên con đường đi tới, như sợi dây xuyên ngầm dưới mặt nước dành cho người bộ hành băng qua sông.
    Dù con đường của bạn có chuyển về hướng này hay chuyển về hướng khác, đầy chông gai hiện thực, hay dịu dàng đẫm ánh trăng, vươn tới những tâm hồn kẻ khác, hay sống đẹp nhất thế giới dữ dội và tàn bạo của riêng mình, tất cả các bạn đều mong sống những cuộc đời đầy ý nghĩa. Và nơi chốn mà chúng ta đang sống, và nơi chốn mà chúng ta sẽ đến, vẫn ở trong tầm ảnh hưởng của những nơi chốn mà chúng ta đã đi qua.
    Giữa những giòng chữ của câu chuyện kể là cảm giác đầy thể xác của bạn, như dáng đứng của người yêu cũ trên bậc cửa, hay trong một buổi chiều mùa hạ, khi bạn vừa đi qua một khúc quanh, vầng trăng non đột ngột hiện ra cuối chân trời, chạm vào khuôn mặt bạn.
    Những giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời có khi tự tìm lấy những nối kết của chúng trong một hình thức thật giản dị, như thể tương lai là một thai nhi trong bụng mẹ bên đường chờ được sinh ra. Hình tượng, hay hình ảnh thơ ca, trong thi pháp học, trong chuyển hóa của thơ, là cảm thức về cuộc đời như một tổng thể được nén lại trong giây phút, cho phép một câu chuyện kể được cô đặc lại, và nhiều năm tháng của người hát du ca và người kể chuyện rong được giữ lại trên một trang giấy, trong một câu thơ, như người đàn bà cầm ánh sáng tuổi thanh xuân đi ngược thời gian chảy xiết.
    Cảm giác thơ phải là cảm giác thể xác như đụng chạm, sờ mó, như hơi thở nóng ấm sau gáy trong lớp học buổi chiều tối mùa đông, mưa vạch những vệt buồn rầu ngoài cửa kính, khi ngoài xa thị trấn đã lên đèn. Những kết hợp hình ảnh và cảm giác, được nén lại trong giây phút bất ngờ, được xếp đặt lại để xảy ra liên tiếp, có khả năng khơi mở, duy trì và thúc đẩy quá trình lành bệnh, sự bình phục, sự lên da non trên những vết thương đến hôm qua còn chảy máu.
    Quá trình sáng tạo thơ ca của người viết và đồng sáng tạo của người đọc giúp họ vượt qua những đau khổ của mất mát, nỗi buồn của chia cách, cảm giác trống vắng mà đời sống buồn tẻ thường nhật thường chờ đợi để đánh bẫy chúng ta. Thơ dẫn chúng ta tới chỗ tập trung kì lạ của năng lực tinh thần, đưa chúng ta vào vòng liên kết sống động đầy cảm thông của đời sống, trong đó năng lực cảm thụ là yếu tố quyết định. Chỉ những kẻ có khả năng tự mở lòng mình ra, như một bông hoa hồn nhiên ca hát, hay, như đứa trẻ đứng bên đường, lặng lẽ mỉm cười bí mật, thì mới có thể học được nghệ thuật cảm thụ. Thơ và nghệ thuật cảm thụ là người canh giữ tài giỏi nhất của tâm hồn bạn qua những sự kiện đầy ấn tượng trong đời sống, sinh đẻ, cái chết, mất mát chia lìa, sự di chuyển và sự vắng bóng, là người đưa đò chở bạn qua dòng sông li biệt giữa hai bờ, bên này là không gian, bên kia là thời gian. Thơ dạy cho tâm hồn bạn trở nên sâu sắc, suy tưởng của bạn thành trẻ thơ, và làm cho bạn trở nên người tử tế.
    Như khi mùa xuân tàn, trên mặt hồ xa sen vừa nở, thơ là liệu pháp hoa.
    Nguyễn Đức Tùng - Talawas.org

Chia sẻ trang này