1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THAM KHẢO | Tin tức, Lý luận, Phê bình Văn học nghệ thuật (NEW !!!mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi kienn79, 16/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Liệu pháp Thơ
    Những sự kiện của đời sống như sự sinh đẻ, cái chết, bệnh tật, chia lìa, sự di chuyển, có tầm ảnh hưởng lớn trong tuổi ấu thơ và ngay khi chúng ta đã trưởng thành. Cái chết của một con chó nhỏ, hay việc dời trường học, theo cha mẹ tới một ngôi làng mới xa cách hàng cây cũ, một dòng sông vàng rực mây chiều, một dãy núi như màu xanh bất tận... Sự ra đời của một đứa em trai, chẳng hạn, có thể là niềm vui với đứa trẻ này, nhưng lại là thời điểm khó khăn với sự xúc động sâu xa trong lòng đứa trẻ khác.
    Sự biến mất của người cha hay người mẹ trong gia đình, bởi li hôn, chết chóc và bệnh tật, mang lại những chấn thương với cảm giác có tội về một điều mơ hồ xảy ra, giữa biên giới của số phận và trách nhiệm, giữa may mắn và một điều gì có thể kiểm soát được. Nhà thơ đi qua cuộc đời như một đứa trẻ mất mẹ đi tìm hình phạt của mình trên đôi vai nhỏ bé mà nó tưởng rằng đã đủ mang đầy sức nặng của sự phân li. Người làm thơ suy nghĩ bằng cảm giác, những kinh nghiệm trong đời sống, nỗi đau lòng can đảm và sự thấu hiểu câu chuyện của gia đình họ, những ước vọng lặng lẽ tạo nên con đường đi tới, như sợi dây xuyên ngầm dưới mặt nước dành cho người bộ hành băng qua sông.
    Dù con đường của bạn có chuyển về hướng này hay chuyển về hướng khác, đầy chông gai hiện thực, hay dịu dàng đẫm ánh trăng, vươn tới những tâm hồn kẻ khác, hay sống đẹp nhất thế giới dữ dội và tàn bạo của riêng mình, tất cả các bạn đều mong sống những cuộc đời đầy ý nghĩa. Và nơi chốn mà chúng ta đang sống, và nơi chốn mà chúng ta sẽ đến, vẫn ở trong tầm ảnh hưởng của những nơi chốn mà chúng ta đã đi qua.
    Giữa những giòng chữ của câu chuyện kể là cảm giác đầy thể xác của bạn, như dáng đứng của người yêu cũ trên bậc cửa, hay trong một buổi chiều mùa hạ, khi bạn vừa đi qua một khúc quanh, vầng trăng non đột ngột hiện ra cuối chân trời, chạm vào khuôn mặt bạn.
    Những giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời có khi tự tìm lấy những nối kết của chúng trong một hình thức thật giản dị, như thể tương lai là một thai nhi trong bụng mẹ bên đường chờ được sinh ra. Hình tượng, hay hình ảnh thơ ca, trong thi pháp học, trong chuyển hóa của thơ, là cảm thức về cuộc đời như một tổng thể được nén lại trong giây phút, cho phép một câu chuyện kể được cô đặc lại, và nhiều năm tháng của người hát du ca và người kể chuyện rong được giữ lại trên một trang giấy, trong một câu thơ, như người đàn bà cầm ánh sáng tuổi thanh xuân đi ngược thời gian chảy xiết.
    Cảm giác thơ phải là cảm giác thể xác như đụng chạm, sờ mó, như hơi thở nóng ấm sau gáy trong lớp học buổi chiều tối mùa đông, mưa vạch những vệt buồn rầu ngoài cửa kính, khi ngoài xa thị trấn đã lên đèn. Những kết hợp hình ảnh và cảm giác, được nén lại trong giây phút bất ngờ, được xếp đặt lại để xảy ra liên tiếp, có khả năng khơi mở, duy trì và thúc đẩy quá trình lành bệnh, sự bình phục, sự lên da non trên những vết thương đến hôm qua còn chảy máu.
    Quá trình sáng tạo thơ ca của người viết và đồng sáng tạo của người đọc giúp họ vượt qua những đau khổ của mất mát, nỗi buồn của chia cách, cảm giác trống vắng mà đời sống buồn tẻ thường nhật thường chờ đợi để đánh bẫy chúng ta. Thơ dẫn chúng ta tới chỗ tập trung kì lạ của năng lực tinh thần, đưa chúng ta vào vòng liên kết sống động đầy cảm thông của đời sống, trong đó năng lực cảm thụ là yếu tố quyết định. Chỉ những kẻ có khả năng tự mở lòng mình ra, như một bông hoa hồn nhiên ca hát, hay, như đứa trẻ đứng bên đường, lặng lẽ mỉm cười bí mật, thì mới có thể học được nghệ thuật cảm thụ. Thơ và nghệ thuật cảm thụ là người canh giữ tài giỏi nhất của tâm hồn bạn qua những sự kiện đầy ấn tượng trong đời sống, sinh đẻ, cái chết, mất mát chia lìa, sự di chuyển và sự vắng bóng, là người đưa đò chở bạn qua dòng sông li biệt giữa hai bờ, bên này là không gian, bên kia là thời gian. Thơ dạy cho tâm hồn bạn trở nên sâu sắc, suy tưởng của bạn thành trẻ thơ, và làm cho bạn trở nên người tử tế.
    Như khi mùa xuân tàn, trên mặt hồ xa sen vừa nở, thơ là liệu pháp hoa.
    Nguyễn Đức Tùng - Talawas.org
  2. xuongrong

    xuongrong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    1.084
    Đã được thích:
    0
    Hoàng Hưng
    Thơ Việt Nam đang chờ phiên đổi gác
    Năm trước, một bạn nhà báo dự định làm cuộc phỏng vấn các nhà thơ chỉ với hai câu hỏi.
    Một: Bạn vẫn làm thơ, bạn có điên không?
    Hai: Bao giờ Thơ chết?.
    Dĩ nhiên tòa báo không chấp nhận cho thực hiện cuộc phỏng vấn nhiều tính ?okhiêu khích? trên, nhưng thực tình, hai câu hỏi của bạn tôi có đầy đủ sự nghiêm túc và hợp thời. Bởi người ta đang chứng kiến sự ghẻ lạnh của công chúng với Thơ ?" Riêng đối với tôi, dấu hiệu lâm nguy rõ nhất của Thơ Việt Nam là thế hệ hai mươi tuổi không hiện diện trên thi đàn, trong khi những tên tuổi quan trọng nhất đều nằm trong lớp ?olão niên? và ?otrung niên thi sĩ?.
    Tưởng nên nhớ lại rằng: 60 năm trước, tất cả các nhà ?oThơ Mới? đã nhất tề làm nên một thời đại thi ca ở tuổi 20. Chế Lan Viên mới 16 đã xuất hiện ?onhư một niềm kinh dị?. ?oHèn? hơn nhiều, như thế hệ ?ochống Mỹ? chúng tôi, cũng đã làm nên một cái gì đó khi chưa đến 30 tuổi.
    Sau năm 1975, những người trẻ đến với thơ nhìn chung đã không ghi được dấu ấn của một thế hệ, họ giống như một sự kéo dài muộn màng của các thế hệ trước. Rồi đến thời ?okinh tế thị trường? thì nguy cơ ?odứt cái thơ ngàn năm? quá rõ.
    Trong tình cảnh ấy, tôi thật ngỡ ngàng khi một cô gái 20 tuổi mang đến một quyển vở dày chép đầy thơ ?" đúng hơn là những trang nhật ký viết từ năm cô 18 tuổi. Chị nhờ tôi đọc, chọn giùm để in một tập thơ. Sự tò mò của tôi nhanh chóng biến thành vui sướng. Tôi đang thấy trước mắt cái mà mình chờ đợi từ rất lâu, sự chờ đợi sắp trở thành vô vọng: một giọng điệu, một nhịp điệu, một cách cảm, và hơn thế, một thẩm mỹ mới về Thơ. Ðây là Thơ của lớp người trẻ lớn lên trong môi trường đại đô thị ?" có nghĩa là chủ nhân tương lai của một nước Việt Nam hiện đại hoá.
    Chinh Lê, tên cô gái, chỉ cần vài câu để dựng cả một không khí đời sống đô thị: phòng tranh, quán càphê, đường phố mưa, cảnh quay phim... Nhịp điệu thị trường hối hả ghi nhận ở một cửa hàng bách hoá. ?oÐến rồi đi/Ðưa rồi lấy/Cười rồi thôi/Hỏi rồi đứng/Ðứng rồi đi/Mặt đối mặt/Tiền đứng giữa/Lời cắt cụp?.
    Chị rất sớm cảm nhận được sự cô đơn tận cùng của cá thể giữa cái lạnh giá của thời đại kim khí. Hình ảnh cô bé con ?olần chân? trên đường ray tàu điện tuy vậy không làm ta mủi lòng, vì cô bé đầy tự tin. Cô ?othôi miên nó? và biến nó thành phương tiện cho mục đích của mình: ?oCả thế giới chỉ một mình tôi/Cái lạnh ngắt ?" trơn bóng/Ðưa tôi về quê ngoại? (Hà Nội).
    Hãy so sánh bước đi của cô bé hôm nay với lời khẩn cầu của chàng trai 17 tuổi 60 năm trước để thấy khoảng cách giữa các thế hệ thơ: ?oAi ơi trở lại mùa thu cũ/Nhặt lấy cho tôi những lá vàng/Và của hoa tươi muôn cánh úa/Về đây đem chắn nẻo xuân sang? (Thơ Chế Lan Viên).
    Người con gái 18 tuổi này còn hơn một lần làm tôi giật mình bởi năng lực ?obắt? được cái vô hình, cái trừu tượng. Chị nhìn ra hình khối tinh thần của một đám đông được quay phim: ?oKhông chút sợ hãi/Họ trở thành/Một tập thể trống rỗng? (Buổi quay phim).
    Nghe điện thoại mà chị nhận ra ?otiếng rè rè của không gian sâu thẳm?. Quý lắm, nếu nhớ rằng văn, thơ, nghệ thuật truyền thống của ta rất ít khi mở ra được chiều siêu hình ?" cũng dễ hiểu vì đó không phải điểm mạnh của tư duy tiểu nông.
    Những bài thơ đầu tiên của Chinh Lê được giới thiệu trên các báo Lao Ðộng, Tuổi Trẻ, Sông Hương, cũng như tập thơ gần 50 bài của cô sinh viên Ðại học Mỹ thuật do NXB Văn Nghệ TPHCM xuất bản năm 1990 đã không gây được sự chú ý của công chúng vốn quen nghe những âm điệu du dương tiền chiến hoặc dễ phấn khích với những ý tưởng chính trị, những bức xúc xã hội phát ra bằng văn vần.
    Thế là sự thất vọng của tôi chuyển đối tượng: Tôi bắt đầu nghĩ rằng lớp trẻ đã tiềm tàng những nhà thơ đích thực của họ, mà ?osự già nua của chúng ta đang đè nặng thi đàn không cho phép lộ diện? (tham luận tại Hội thảo về Thơ Mới tại TPHCM tháng 12.92). và tôi bắt đầu chăm chú.
    Ðầu năm nay, vô tình, một cuốn sách nhỏ của một NXB địa phương rơi vào tay tôi, cuốn ?oMây bán đảo? do nhà thơ Hoàng Minh Nhân tập hợp sáng tác của những cây bút mới Quảng Nam ?" Ðà Nẵng. Hai cái tên xuất hiện trên mục ?oThơ của cây bút mới? của báo Lao Ðộng lần này gây tiếng vang đáng kể trong làng thơ.
    Lê Thu Thuỷ với tứ thơ táo bạo: ?oÐêm/Chúa ở chỗ nào cứ ở nguyên chỗ ấy...?. Ðể kết thúc bằng sự khẳng định thân phận trần thế của con người: ?oTôi nhỏ tí như một vì sao lạc/Lũ gián bò lặng lẽ đến rờ tôi? (Ðêm). Bài thơ viết năm 18 tuổi. Sau đó, cô sinh viên Ðại học Ngoại ngữ Ðà Nẵng gửi cho tôi một tập thơ đã xuất bản năm 1991 (lúc 19 tuổi) ở Ðà Nẵng (*Thơ cho Isaura). Tập thơ xứng đáng được ghi nhận vì giọng điệu mới lạ trong thể thơ bậc thang đã lâu bị quên lãng nhưng được chị làm mới trở lại một cách dễ thương. Tập thơ có nhiều bài khiến tôi phải ngạc nhiên vì cái nhìn đầy bản lĩnh về thế giới, vũ trụ, loài người, trong cái cảm vẫn hồn nhiên nghịch ngợm của cô học trò ương bướng, thách đố. Tiếc thay, tập thơ cũng đã chịu chung số phận với người bạn đồng lứa ở Sài Gòn.
    Người thứ hai là Lê Viết Hoàng Mai, cũng sinh viên Ðà Nẵng. Tôi mới đọc vài bài của cô, nhưng tôi cho bài ?oHẹn chị trên đồi cỏ úa? mà báo Lao Ðộng giới thiệu là một trong những bài thơ tình độc đáo và xúc động nhất. Ðây là thơ của một người con gái thương một người con gái vất vả lỡ thì. Bài thơ rất thực thà, dân dã: ?oChị tôi đen/sấp ngửa nắng mưa trên cánh đồng nứt nẻ/ra đường chị te tái chạy/duyên đâu?/mà để tìm chồng? để rồi hạ một câu kết bàng hoàng thật nhân bản: ?oƯớc chị hoá đàn ông/hẹn chị trên đồi cỏ tía?. Sắc cỏ này thật là thời đại, nó không vàng ảo não như đã thành sáo trong tiền chiến, không xanh mướt một cách thông dụng dễ dãi mỗi khi nói về tình yêu. Sắc tía này có sự cứng cỏi và có vị đắng. Còn cái hẹn ước ở đây, giữa hai người đàn bà, dù được cẩn thận rào đón (ước chị hoá đàn ông), cũng thật là thấm đượm tinh thần thời đại!
    Ba cây bút trên có điểm chung là phóng bút nhanh, bao quát gọn, đường thơ bất ngờ, câu sắc, kiệm lời. Tôi nhìn thấy bóng dáng những cô gái cưỡi xe phân khối lớn lướt vèo trên đường phố.
    Nhật Lệ thì phức tạp, dùng dằng hơn. Cô gái gốc Quảng Bình học ở Huế, sống ở TPHCM này giãi bày suy tư trong một tâm thế vừa xô đẩy vừa giằng co. Băn khoăn tự nhận dạng thế hệ mình, chị cảm nhận được sức mạnh của bản thân nhưng không giấu giếm sự bất lực và lo sợ trước thế giới ?ongười lớn?: ?oTôi thích dùng những động từ mạnh, những hình dung từ treo ngược chính tôi/Nhưng tôi chưa thấu hiểu/Cái gì mạnh, cái gì đáng sợ treo ngược con người? (Năm tôi 23 tuổi).
    Trong tình yêu cũng thế, khước từ đi liền khẩn khoản, hoài nghi rồi lại cuồng nhiệt, càng phân tích lại càng rối rắm. Nhưng cuối cùng, chết gục trong hạnh phúc bao giờ cũng là khao khát của thế hệ hiện đại này, như lời tuyên ngôn của Nhật Lệ: ?oNhững con thiêu thân nằm duỗi cánh trên đồng/Cuộc sống của chúng được chôn trong ngày hội.../...Anh chẳng cần biết gì nhiều về em/Hãy biết một con sói cần làm gì khi con mồi bật khóc? (Nếu như anh biết yêu em).
    Những giọng điệu mới này đã được công chúng năm 1993 đón nhận. Thế là việc phải đến đã đến, hay nói cách khác, cái gì cũng phải chờ đến lúc của nó!
    Cuộc thi Thơ báo Văn nghệ TPHCM vừa qua, Nguyễn Quyến, học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông trung học ở một tỉnh trung du phía bắc là phát hiện ý nghĩa nhất của nó. Ðến nỗi nhiều người coi việc anh không được giải thưởng vì phạm quy đã khiến ?ochông chênh? cả giải.
    Không ngoa, nếu so sự mới lạ của anh với vẻ cũ kỹ khó gây ấn tượng của hầu hết các giải được trao. Trước đó, Nguyễn Quyến tham gia ?oNhóm thơ Thanh Xuân? (Hà Nội) do Nguyễn Quang Thiều sáng lập và cũng mới giật giải thưởng lần thứ nhất của nhóm này (chỉ có 50.000đ!). Anh cũng đã tự in một tập thơ riêng (?oMưa ban mai?).
    Người ta sửng sốt vì tài tung phá ngôn từ của cậu học trò 18 tuổi: ?oKhông còn gì đón phía trước/Không còn gì đợi phía sau/Nhìn cỏ cây bằng cái nhìn vàng úa/Nhìn sỏi đá bằng cái nhìn nhớp nhúa?; những ?otriết lý? ngược ngược, hay hay kiểu như: ?oKhông phải ta khát mặt trời mà chính mặt trời khát ta/Không phải ta khát cặp môi em mà chính ta khát cặp môi ta?.
    Cũng theo con đường của Nguyễn Quang Thiều: Ðưa cách nói mới, kỹ thuật mới (của phương Tây) vào những đề tài quen thuộc của đời sống nông thôn (Việt Nam), nhưng Nguyễn Quyến hấp dẫn hơn nhờ cái giọng sôi nổi của tuổi trẻ. Kể ra có hơi ?oồn? và lắm khi biểu diễn lý sự, nhưng cũng quý như bất cứ nỗ lực nào ?ovần? bánh xe thơ đi tới.
    Trong khi phần lớn các nhà nghiên cứu, phê bình, giảng dạy vận dụng kiến thức thi pháp giữa thế kỷ XIX để bàn, giảng, đánh giá thơ hôm nay, rõ ràng cái thiếu nhất để thế hệ thơ hai mươi tuổi làm nên chuyện là những thông tin đáng tin cậy về mỹ học nói chung và thi pháp thơ nói riêng của nhân loại thế kỷ XX, tương tự những điều mà các bạn đồng lứa của họ bên hội họa được hưởng. Dẫu sao, năm 1993, này, mối ưu tư của tôi đã được giải tỏa: Thơ Việt Nam đã tiềm tàng một kíp đổi gác để sống sót qua thiên niên kỷ mới.
    Sài Gòn, tháng 11.93 (Lao Ðộng Xuân 93)
  3. xuongrong

    xuongrong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    1.084
    Đã được thích:
    0
    Hoàng Hưng
    Thơ Việt Nam đang chờ phiên đổi gác
    Năm trước, một bạn nhà báo dự định làm cuộc phỏng vấn các nhà thơ chỉ với hai câu hỏi.
    Một: Bạn vẫn làm thơ, bạn có điên không?
    Hai: Bao giờ Thơ chết?.
    Dĩ nhiên tòa báo không chấp nhận cho thực hiện cuộc phỏng vấn nhiều tính ?okhiêu khích? trên, nhưng thực tình, hai câu hỏi của bạn tôi có đầy đủ sự nghiêm túc và hợp thời. Bởi người ta đang chứng kiến sự ghẻ lạnh của công chúng với Thơ ?" Riêng đối với tôi, dấu hiệu lâm nguy rõ nhất của Thơ Việt Nam là thế hệ hai mươi tuổi không hiện diện trên thi đàn, trong khi những tên tuổi quan trọng nhất đều nằm trong lớp ?olão niên? và ?otrung niên thi sĩ?.
    Tưởng nên nhớ lại rằng: 60 năm trước, tất cả các nhà ?oThơ Mới? đã nhất tề làm nên một thời đại thi ca ở tuổi 20. Chế Lan Viên mới 16 đã xuất hiện ?onhư một niềm kinh dị?. ?oHèn? hơn nhiều, như thế hệ ?ochống Mỹ? chúng tôi, cũng đã làm nên một cái gì đó khi chưa đến 30 tuổi.
    Sau năm 1975, những người trẻ đến với thơ nhìn chung đã không ghi được dấu ấn của một thế hệ, họ giống như một sự kéo dài muộn màng của các thế hệ trước. Rồi đến thời ?okinh tế thị trường? thì nguy cơ ?odứt cái thơ ngàn năm? quá rõ.
    Trong tình cảnh ấy, tôi thật ngỡ ngàng khi một cô gái 20 tuổi mang đến một quyển vở dày chép đầy thơ ?" đúng hơn là những trang nhật ký viết từ năm cô 18 tuổi. Chị nhờ tôi đọc, chọn giùm để in một tập thơ. Sự tò mò của tôi nhanh chóng biến thành vui sướng. Tôi đang thấy trước mắt cái mà mình chờ đợi từ rất lâu, sự chờ đợi sắp trở thành vô vọng: một giọng điệu, một nhịp điệu, một cách cảm, và hơn thế, một thẩm mỹ mới về Thơ. Ðây là Thơ của lớp người trẻ lớn lên trong môi trường đại đô thị ?" có nghĩa là chủ nhân tương lai của một nước Việt Nam hiện đại hoá.
    Chinh Lê, tên cô gái, chỉ cần vài câu để dựng cả một không khí đời sống đô thị: phòng tranh, quán càphê, đường phố mưa, cảnh quay phim... Nhịp điệu thị trường hối hả ghi nhận ở một cửa hàng bách hoá. ?oÐến rồi đi/Ðưa rồi lấy/Cười rồi thôi/Hỏi rồi đứng/Ðứng rồi đi/Mặt đối mặt/Tiền đứng giữa/Lời cắt cụp?.
    Chị rất sớm cảm nhận được sự cô đơn tận cùng của cá thể giữa cái lạnh giá của thời đại kim khí. Hình ảnh cô bé con ?olần chân? trên đường ray tàu điện tuy vậy không làm ta mủi lòng, vì cô bé đầy tự tin. Cô ?othôi miên nó? và biến nó thành phương tiện cho mục đích của mình: ?oCả thế giới chỉ một mình tôi/Cái lạnh ngắt ?" trơn bóng/Ðưa tôi về quê ngoại? (Hà Nội).
    Hãy so sánh bước đi của cô bé hôm nay với lời khẩn cầu của chàng trai 17 tuổi 60 năm trước để thấy khoảng cách giữa các thế hệ thơ: ?oAi ơi trở lại mùa thu cũ/Nhặt lấy cho tôi những lá vàng/Và của hoa tươi muôn cánh úa/Về đây đem chắn nẻo xuân sang? (Thơ Chế Lan Viên).
    Người con gái 18 tuổi này còn hơn một lần làm tôi giật mình bởi năng lực ?obắt? được cái vô hình, cái trừu tượng. Chị nhìn ra hình khối tinh thần của một đám đông được quay phim: ?oKhông chút sợ hãi/Họ trở thành/Một tập thể trống rỗng? (Buổi quay phim).
    Nghe điện thoại mà chị nhận ra ?otiếng rè rè của không gian sâu thẳm?. Quý lắm, nếu nhớ rằng văn, thơ, nghệ thuật truyền thống của ta rất ít khi mở ra được chiều siêu hình ?" cũng dễ hiểu vì đó không phải điểm mạnh của tư duy tiểu nông.
    Những bài thơ đầu tiên của Chinh Lê được giới thiệu trên các báo Lao Ðộng, Tuổi Trẻ, Sông Hương, cũng như tập thơ gần 50 bài của cô sinh viên Ðại học Mỹ thuật do NXB Văn Nghệ TPHCM xuất bản năm 1990 đã không gây được sự chú ý của công chúng vốn quen nghe những âm điệu du dương tiền chiến hoặc dễ phấn khích với những ý tưởng chính trị, những bức xúc xã hội phát ra bằng văn vần.
    Thế là sự thất vọng của tôi chuyển đối tượng: Tôi bắt đầu nghĩ rằng lớp trẻ đã tiềm tàng những nhà thơ đích thực của họ, mà ?osự già nua của chúng ta đang đè nặng thi đàn không cho phép lộ diện? (tham luận tại Hội thảo về Thơ Mới tại TPHCM tháng 12.92). và tôi bắt đầu chăm chú.
    Ðầu năm nay, vô tình, một cuốn sách nhỏ của một NXB địa phương rơi vào tay tôi, cuốn ?oMây bán đảo? do nhà thơ Hoàng Minh Nhân tập hợp sáng tác của những cây bút mới Quảng Nam ?" Ðà Nẵng. Hai cái tên xuất hiện trên mục ?oThơ của cây bút mới? của báo Lao Ðộng lần này gây tiếng vang đáng kể trong làng thơ.
    Lê Thu Thuỷ với tứ thơ táo bạo: ?oÐêm/Chúa ở chỗ nào cứ ở nguyên chỗ ấy...?. Ðể kết thúc bằng sự khẳng định thân phận trần thế của con người: ?oTôi nhỏ tí như một vì sao lạc/Lũ gián bò lặng lẽ đến rờ tôi? (Ðêm). Bài thơ viết năm 18 tuổi. Sau đó, cô sinh viên Ðại học Ngoại ngữ Ðà Nẵng gửi cho tôi một tập thơ đã xuất bản năm 1991 (lúc 19 tuổi) ở Ðà Nẵng (*Thơ cho Isaura). Tập thơ xứng đáng được ghi nhận vì giọng điệu mới lạ trong thể thơ bậc thang đã lâu bị quên lãng nhưng được chị làm mới trở lại một cách dễ thương. Tập thơ có nhiều bài khiến tôi phải ngạc nhiên vì cái nhìn đầy bản lĩnh về thế giới, vũ trụ, loài người, trong cái cảm vẫn hồn nhiên nghịch ngợm của cô học trò ương bướng, thách đố. Tiếc thay, tập thơ cũng đã chịu chung số phận với người bạn đồng lứa ở Sài Gòn.
    Người thứ hai là Lê Viết Hoàng Mai, cũng sinh viên Ðà Nẵng. Tôi mới đọc vài bài của cô, nhưng tôi cho bài ?oHẹn chị trên đồi cỏ úa? mà báo Lao Ðộng giới thiệu là một trong những bài thơ tình độc đáo và xúc động nhất. Ðây là thơ của một người con gái thương một người con gái vất vả lỡ thì. Bài thơ rất thực thà, dân dã: ?oChị tôi đen/sấp ngửa nắng mưa trên cánh đồng nứt nẻ/ra đường chị te tái chạy/duyên đâu?/mà để tìm chồng? để rồi hạ một câu kết bàng hoàng thật nhân bản: ?oƯớc chị hoá đàn ông/hẹn chị trên đồi cỏ tía?. Sắc cỏ này thật là thời đại, nó không vàng ảo não như đã thành sáo trong tiền chiến, không xanh mướt một cách thông dụng dễ dãi mỗi khi nói về tình yêu. Sắc tía này có sự cứng cỏi và có vị đắng. Còn cái hẹn ước ở đây, giữa hai người đàn bà, dù được cẩn thận rào đón (ước chị hoá đàn ông), cũng thật là thấm đượm tinh thần thời đại!
    Ba cây bút trên có điểm chung là phóng bút nhanh, bao quát gọn, đường thơ bất ngờ, câu sắc, kiệm lời. Tôi nhìn thấy bóng dáng những cô gái cưỡi xe phân khối lớn lướt vèo trên đường phố.
    Nhật Lệ thì phức tạp, dùng dằng hơn. Cô gái gốc Quảng Bình học ở Huế, sống ở TPHCM này giãi bày suy tư trong một tâm thế vừa xô đẩy vừa giằng co. Băn khoăn tự nhận dạng thế hệ mình, chị cảm nhận được sức mạnh của bản thân nhưng không giấu giếm sự bất lực và lo sợ trước thế giới ?ongười lớn?: ?oTôi thích dùng những động từ mạnh, những hình dung từ treo ngược chính tôi/Nhưng tôi chưa thấu hiểu/Cái gì mạnh, cái gì đáng sợ treo ngược con người? (Năm tôi 23 tuổi).
    Trong tình yêu cũng thế, khước từ đi liền khẩn khoản, hoài nghi rồi lại cuồng nhiệt, càng phân tích lại càng rối rắm. Nhưng cuối cùng, chết gục trong hạnh phúc bao giờ cũng là khao khát của thế hệ hiện đại này, như lời tuyên ngôn của Nhật Lệ: ?oNhững con thiêu thân nằm duỗi cánh trên đồng/Cuộc sống của chúng được chôn trong ngày hội.../...Anh chẳng cần biết gì nhiều về em/Hãy biết một con sói cần làm gì khi con mồi bật khóc? (Nếu như anh biết yêu em).
    Những giọng điệu mới này đã được công chúng năm 1993 đón nhận. Thế là việc phải đến đã đến, hay nói cách khác, cái gì cũng phải chờ đến lúc của nó!
    Cuộc thi Thơ báo Văn nghệ TPHCM vừa qua, Nguyễn Quyến, học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông trung học ở một tỉnh trung du phía bắc là phát hiện ý nghĩa nhất của nó. Ðến nỗi nhiều người coi việc anh không được giải thưởng vì phạm quy đã khiến ?ochông chênh? cả giải.
    Không ngoa, nếu so sự mới lạ của anh với vẻ cũ kỹ khó gây ấn tượng của hầu hết các giải được trao. Trước đó, Nguyễn Quyến tham gia ?oNhóm thơ Thanh Xuân? (Hà Nội) do Nguyễn Quang Thiều sáng lập và cũng mới giật giải thưởng lần thứ nhất của nhóm này (chỉ có 50.000đ!). Anh cũng đã tự in một tập thơ riêng (?oMưa ban mai?).
    Người ta sửng sốt vì tài tung phá ngôn từ của cậu học trò 18 tuổi: ?oKhông còn gì đón phía trước/Không còn gì đợi phía sau/Nhìn cỏ cây bằng cái nhìn vàng úa/Nhìn sỏi đá bằng cái nhìn nhớp nhúa?; những ?otriết lý? ngược ngược, hay hay kiểu như: ?oKhông phải ta khát mặt trời mà chính mặt trời khát ta/Không phải ta khát cặp môi em mà chính ta khát cặp môi ta?.
    Cũng theo con đường của Nguyễn Quang Thiều: Ðưa cách nói mới, kỹ thuật mới (của phương Tây) vào những đề tài quen thuộc của đời sống nông thôn (Việt Nam), nhưng Nguyễn Quyến hấp dẫn hơn nhờ cái giọng sôi nổi của tuổi trẻ. Kể ra có hơi ?oồn? và lắm khi biểu diễn lý sự, nhưng cũng quý như bất cứ nỗ lực nào ?ovần? bánh xe thơ đi tới.
    Trong khi phần lớn các nhà nghiên cứu, phê bình, giảng dạy vận dụng kiến thức thi pháp giữa thế kỷ XIX để bàn, giảng, đánh giá thơ hôm nay, rõ ràng cái thiếu nhất để thế hệ thơ hai mươi tuổi làm nên chuyện là những thông tin đáng tin cậy về mỹ học nói chung và thi pháp thơ nói riêng của nhân loại thế kỷ XX, tương tự những điều mà các bạn đồng lứa của họ bên hội họa được hưởng. Dẫu sao, năm 1993, này, mối ưu tư của tôi đã được giải tỏa: Thơ Việt Nam đã tiềm tàng một kíp đổi gác để sống sót qua thiên niên kỷ mới.
    Sài Gòn, tháng 11.93 (Lao Ðộng Xuân 93)
  4. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Nhân đọc bài trong topic: Văn chương, chữ nghĩa và tiền bên Box Cùng đọc và suy ngẫm
    Với cái tiêu đề của topic là Văn chương, chữ nghĩa và tiền , em cố khoan nhượng và thiên vị cho mình trong cách nghĩ, vẫn không thể làm sao đặt được mình vào vị trí sở hữu một cái nào. Văn chương thì lởm khởm, chữ nghĩa thì lùng bùng, tiền thì kiết xác quanh năm, lại nhảy vào đây, e rồi có ngày lại trở nên hoang tưởng. Tuy nhiên, ở đời con người ta thường như vậy. Cái mình chẳng biết mới mong cho biết, cái mình chẳng có lại mới khát thèm. Và đương nhiên em cũng thuộc những người như vậy. Thế thì cứ ti toe một cái để có thêm cơ hội học hỏi.
    Bữa trước, em đi cày về, nhét vội mấy bát cơm nguội vào bụng rồi vù chạy đến chỗ mấy Quan Bác bên Thi Ca đang Ọp lai ( Xin lỗi, giọng địa phương quê em nặng lắm và em là nông dân chẳng biết tiếng Anh), để nghe ngóng Văn Chương. Hờ, mà văn chương thì đời nào cũng vậy. Em nghe người ta nói, xã hội nào văn học nấy, và tác phẩm văn chương chính là cái nơi ghi lại lịch sử một cách hình tượng nhất. Em nghe như thế thôi, chứ em cũng chả biết có đúng không! Mà có sai thì các bác chỉnh giùm em. Ấy thế thì nói đến văn chương ở cái thời đại bây giờ là nói cụ thể cái gì vậy bác? Em nghe bác Phán chung chung, thành thử cũng chả dám bàn. Mà suy cho cùng, khi mà kẻ bần nông như em đã biết gõ bàn phím máy tính thế này, thì câu hỏi: Văn chương thời hiện đại ra sao? Ai mà biết được! Lọ chăng có biết thì cũng cái kiểu như thống kê của giới Lí Luận - Phê Bình hàng năm thôi. Ví như thế kỉ 20 trôi qua với bao nhiêu máu lửa - một thế kỉ hùng tráng như thế mà Văn Chương ở Việt Nam chả có lấy một tác phẩm Lí Luận - Phê Bình nào xứng tầm cả. Nói gì đến những việc to to. Còn việc hàng ngày như gắp thức ăn cho vào miệng thì lúc 2 tuổi, Mẹ em đã dạy cho em, chắc là các bác cũng biết gắp từ khi 2 tuổi!
    Hờ, còn cái chuyện chữ nghĩa, loại như em thì nói năng viết lách sai bét toè loe đủ thứ chẳng ai nói làm gì. Vì khi thấy mình nói, viết sai, họ chổng mông lên cười chứ mấy người chỉ sai cho mà sửa? Thế nhưng có nhiều vị Giáo sư, Tiến sĩ, phá biết bao nhiêu rừng lấy cây nghiền thành bột giấy để học cho thấu chữ, vẫn viết sai chính tả toè loè. Em thì em chả biết gì cả, chỉ nghe nói thế, và nghe xong thì cũng chỉ buột miệng: Thế à?! Còn các bác chắc là thông thạo lắm! Vâng, được vậy thì quý hoá cho dân Việt quá! Mai sau, trong gia phả những giòng tộc, con cháu đỡ phải đánh vần. Hơn nữa, có khi còn mát mặt dân ta khi có tác phẩm nào của thiên hạ ngoài nước được dịch và xuất bản, đỡ sai câu cú, văn phong. Chắc là họ cũng hả lòng hả dạ, vì dân Việt không dùng sai chữ Việt.
    Ối giời, còn tiền ấy hả? Bố ai mà không thích. Như em đây quanh năm chổng đít lên cày, cũng chỉ mong đến cuối năm mua được dăn cân thịt mỡ, mấy củ xu hào, vài rành dưa, và nếu còn tiền thì mua thêm đôi câu đối. Thế mà chẳng có cơn mơ nào không hơi hám mùi tiền. Cứ ngửi thấy là bao nhiêu lương tri vèo bay tất cả. Chả trách con người ta thích tiền đến thế! Ấy mới có bao cảnh thoạt nghe qua ớn lạnh cái xương sườn. Nào là con giết mẹ, cháu giết bà; nào là bán cả đất canh tác cho người làm thành đất thổ cư; nào là rút ngân khố quốc gia làm của riêng ăn chơi trác táng v.v.. Xời, nghĩ đến thôi là lại muốn chết sớm cho khỏi phải sống giống như đang tồn tại nghĩa thông thường. Lại còn phải chứng kiến hàng ngày cảnh người sống cứ phải làm người chết khổ, cũng bởi chữ tiền. Cứ được như bữa đi cỗ đầy tháng của chị H. chửa hoang, tôi nghe mấy cụ nhiều râu đọc:
    Mê tiền tưởng chỉ có tiền
    Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm

    Chả biết mấy cụ làng em học mót hai câu ấy ở đâu, nhưng nghe sao mà thấy thích. Vâng, thôi thì người làng quê chúng em hay vay đi mượn lại, em cũng mượn luôn hai cái câu vừa dẫn kết thúc cái mớ ý dài dòng. Kính và cứu quý bác!
  5. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Nhân đọc bài trong topic: Văn chương, chữ nghĩa và tiền bên Box Cùng đọc và suy ngẫm
    Với cái tiêu đề của topic là Văn chương, chữ nghĩa và tiền , em cố khoan nhượng và thiên vị cho mình trong cách nghĩ, vẫn không thể làm sao đặt được mình vào vị trí sở hữu một cái nào. Văn chương thì lởm khởm, chữ nghĩa thì lùng bùng, tiền thì kiết xác quanh năm, lại nhảy vào đây, e rồi có ngày lại trở nên hoang tưởng. Tuy nhiên, ở đời con người ta thường như vậy. Cái mình chẳng biết mới mong cho biết, cái mình chẳng có lại mới khát thèm. Và đương nhiên em cũng thuộc những người như vậy. Thế thì cứ ti toe một cái để có thêm cơ hội học hỏi.
    Bữa trước, em đi cày về, nhét vội mấy bát cơm nguội vào bụng rồi vù chạy đến chỗ mấy Quan Bác bên Thi Ca đang Ọp lai ( Xin lỗi, giọng địa phương quê em nặng lắm và em là nông dân chẳng biết tiếng Anh), để nghe ngóng Văn Chương. Hờ, mà văn chương thì đời nào cũng vậy. Em nghe người ta nói, xã hội nào văn học nấy, và tác phẩm văn chương chính là cái nơi ghi lại lịch sử một cách hình tượng nhất. Em nghe như thế thôi, chứ em cũng chả biết có đúng không! Mà có sai thì các bác chỉnh giùm em. Ấy thế thì nói đến văn chương ở cái thời đại bây giờ là nói cụ thể cái gì vậy bác? Em nghe bác Phán chung chung, thành thử cũng chả dám bàn. Mà suy cho cùng, khi mà kẻ bần nông như em đã biết gõ bàn phím máy tính thế này, thì câu hỏi: Văn chương thời hiện đại ra sao? Ai mà biết được! Lọ chăng có biết thì cũng cái kiểu như thống kê của giới Lí Luận - Phê Bình hàng năm thôi. Ví như thế kỉ 20 trôi qua với bao nhiêu máu lửa - một thế kỉ hùng tráng như thế mà Văn Chương ở Việt Nam chả có lấy một tác phẩm Lí Luận - Phê Bình nào xứng tầm cả. Nói gì đến những việc to to. Còn việc hàng ngày như gắp thức ăn cho vào miệng thì lúc 2 tuổi, Mẹ em đã dạy cho em, chắc là các bác cũng biết gắp từ khi 2 tuổi!
    Hờ, còn cái chuyện chữ nghĩa, loại như em thì nói năng viết lách sai bét toè loe đủ thứ chẳng ai nói làm gì. Vì khi thấy mình nói, viết sai, họ chổng mông lên cười chứ mấy người chỉ sai cho mà sửa? Thế nhưng có nhiều vị Giáo sư, Tiến sĩ, phá biết bao nhiêu rừng lấy cây nghiền thành bột giấy để học cho thấu chữ, vẫn viết sai chính tả toè loè. Em thì em chả biết gì cả, chỉ nghe nói thế, và nghe xong thì cũng chỉ buột miệng: Thế à?! Còn các bác chắc là thông thạo lắm! Vâng, được vậy thì quý hoá cho dân Việt quá! Mai sau, trong gia phả những giòng tộc, con cháu đỡ phải đánh vần. Hơn nữa, có khi còn mát mặt dân ta khi có tác phẩm nào của thiên hạ ngoài nước được dịch và xuất bản, đỡ sai câu cú, văn phong. Chắc là họ cũng hả lòng hả dạ, vì dân Việt không dùng sai chữ Việt.
    Ối giời, còn tiền ấy hả? Bố ai mà không thích. Như em đây quanh năm chổng đít lên cày, cũng chỉ mong đến cuối năm mua được dăn cân thịt mỡ, mấy củ xu hào, vài rành dưa, và nếu còn tiền thì mua thêm đôi câu đối. Thế mà chẳng có cơn mơ nào không hơi hám mùi tiền. Cứ ngửi thấy là bao nhiêu lương tri vèo bay tất cả. Chả trách con người ta thích tiền đến thế! Ấy mới có bao cảnh thoạt nghe qua ớn lạnh cái xương sườn. Nào là con giết mẹ, cháu giết bà; nào là bán cả đất canh tác cho người làm thành đất thổ cư; nào là rút ngân khố quốc gia làm của riêng ăn chơi trác táng v.v.. Xời, nghĩ đến thôi là lại muốn chết sớm cho khỏi phải sống giống như đang tồn tại nghĩa thông thường. Lại còn phải chứng kiến hàng ngày cảnh người sống cứ phải làm người chết khổ, cũng bởi chữ tiền. Cứ được như bữa đi cỗ đầy tháng của chị H. chửa hoang, tôi nghe mấy cụ nhiều râu đọc:
    Mê tiền tưởng chỉ có tiền
    Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm

    Chả biết mấy cụ làng em học mót hai câu ấy ở đâu, nhưng nghe sao mà thấy thích. Vâng, thôi thì người làng quê chúng em hay vay đi mượn lại, em cũng mượn luôn hai cái câu vừa dẫn kết thúc cái mớ ý dài dòng. Kính và cứu quý bác!
  6. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Thơ tự do, thơ có vần , và thơ tân hình thức.
    Nguyễn Ðức Tùng
    Về hình thức, thơ tự do khác với thơ vần, ở đó người đọc thường không biết trước được những câu thơ và nhịp điệu của chúng sắp đưa họ về đâu. Thơ có vần, ngược lại, được nhào nặn qua nhiều thế kỷ, đã tìm được cho mình những nhịp điệu và sự ngắt câu nhịp nhàng, cân đối, hài hòa, mang vẻ đẹp cổ điển, ở đó cả người viết lẫn người đọc đều thừa nhận về một sự đồng ý chung, thỏa mãn và khoan khoái thưởng thức vẻ đẹp cổ điển đó. Do vậy sự tiên liệu, tính báo trước của hình thức, và qua hình thức là thông điệp được truyền đi, hoặc là sự thiếu vắng hoàn toàn điều này, là sự phân biệt có tính quyết định giữa thơ có vần và thơ tự do.
    Việc đặt tên như trên chỉ có tính quy ước, vì khi nhìn sâu vào cấu trúc hình thức, thơ tự do bao giờ cũng có nhạc điệu riêng của từng bài hay từng tác giả. Do một số tính chất nội tại của ngôn ngữ, nhạc điệu của thơ được ký gởi ở vần, ở sự ngắt câu và xuống hàng, mặc dù thường khi là trong một sự xuất hiện kín đáo và bí ẩn hơn.
    Sự nhầm lẫn đến từ hai phía, vốn như thường thấy trong cuộc đời. Những người làm và đọc thơ vần thừa nhận mà không cần chứng minh rằng cái đẹp chỉ xuất hiện trong những mẫu mực vần điệu thường lộ rõ ra ngoài, có tính hiển nhiên, do đó họ không thấy được cấu trúc âm nhạc ngấm ngầm và mãnh liệt hàm chứa trong những bài thơ tự do có sức công phá. Mặt khác, một số không ít những người làm hoặc yêu thơ tự do không biết hoặc không hiểu hoặc không tin rằng yếu tính của thơ, yếu tính đầu tiên, duy nhất đầu tiên, không có gì thay thế được, là cấu trúc âm nhạc nội tại của nó. Ðiều kỳ lạ hơn nữa là, hơn ở bất cứ nơi nào khác, một bài thơ tự do cần tạo ra một nhịp điệu riêng, vần riêng, xuống hàng riêng, ngắt câu riêng, sự nhắc lại các âm thanh và tiết tấu riêng, không được tìm thấy ở bất cứ một bài thơ nào khác, trước nó, bởi các tác giả khác, và quanh nó, bởi chính tác giả này.
    Có lẽ ở nơi mà người khác tìm thấy sự xung đột và mâu thuẫn giữa thơ tự do và thơ có vần, chúng ta chỉ nên thấy sự bao trùm lên nhau, sự bao trùm của thơ tự do lên chu vi của thơ có vần, mở ra những khai phá rộng rãi, như chân trời mùa hạ không bờ bến đằng sau những cánh đồng của mùa gặt hái cuối cùng. Những người làm thơ mới và thơ tự do, nếu kẻ nào tin rằng họ có thể đi vòng qua cánh cửa của âm nhạc, thứ âm nhạc cốt tủy của thơ, để mau chóng có được tên tuổi, hay khiêm tốn hơn tạo ra được một thứ gì đó có vẻ mới mẻ và phá phách, sẽ thấy mình đi vào một cánh cửa khác: cánh cửa của sự tự lường gạt mình.
    Trong cả hai loại thơ, nhà thơ đều cố gắng tác động vào quá trình dự báo của người đọc. Trong thơ tự do, nhà thơ cố gắng một cách mãnh liệt để làm sai lạc những dự báo thẩm mỹ, làm cho người đọc bị ngạc nhiên bất ngờ, những bất ngờ thú vị đầy cảm hứng mới mẻ, hay những bất ngờ khó chịu, hoặc phi thẩm mĩ hoặc đầy tính thách thức thẩm mĩ, tùy thuộc vào bài thơ tự do thành công hay thất bại.
    Khác với nhà thơ làm thơ có vần, sự thành công hay thất bại của một nhà thơ tự do tùy thuộc quá nhiều vào hệ thống thẩm mỹ và các hệ thống giá trị khác, kể cả những kinh nghiệm thơ ca và kinh nghiệm cá nhân, của người đọc.
    Hoặc tiếp theo thơ tự do, hoặc như chỉ là một nhánh chảy khác của thơ tự do, tùy theo quan điểm của mỗi người, sự xuất hiện của thơ Tân hình thức ( New Formalism), mà có người gọi nôm na là thơ vắt dòng, được xem là xuất phát từ Mỹ trong những năm gần đây, đã gây ra nhiều tranh cãi, đứng đắn hoặc không đứng đắn, có tính học thuật hay không, người ủng hộ người chống đối, và đáng yêu thay, có người còn cho đó là cái phao cuối cùng của thơ ca Việt nam, có nghĩa là nếu không có cái phao đó thì chúng ta sẽ chết chìm cả nút. Như một phương tiện biểu hiện nghệ thuật, thơ tân hình thức quả thật là mới mẻ. Dĩ nhiên những người chống đối cũng có thể biện luận rằng chúng không mới mẻ. Nhưng ở đời không có sự mới mẻ nào là không có dấu vết trong quá khứ. Ở Mỹ, thơ THT đã tạo ra những thành công nhất định, khá lớn, với những bài thơ hay, hoặc rất hay, tự chúng đi tìm lấy Tân Hình Thức, đặc biệt trong hai trường hợp sau đây: hình thức tự sự, kể chuyện, hoặc bản thân truyện kể, hoặc nội dung, có những diễn tiến dồn dập, đầy kịch tính.
    Ở các nhà thơ Việt Nam hiện nay, và hình như nhất là ở Cali, thì Tân Hình Thức đi tìm chúng.
    Thật ra thơ THT trong những ví dụ thành công nhất, là sự kết tinh những tố chất tưởng như mâu thuẫn nhau của hai loại thơ nói trên: tính quy ước và tính bất ngờ, tính dự báo và tính phi dự báo. Một bài thơ thường tự nó chọn trước hình thức và nhạc điệu riêng của mình, ngoài dự định và chủ ý của tác giả. Khi nhà thơ trịnh trọng đưa chủ định cấu trúc của mình vào bằng cửa chính, thì âm nhạc của cấu trúc, liền đi ra bằng cửa sổ.
    Theo sau cái bóng của nó là một bài thơ chưa được trưởng thành, và như một đứa trẻ ở Mỹ, khi đã bỏ nhà ra đi, thì thường là đi mất.
    ( © 2003 talawas )
  7. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Thơ tự do, thơ có vần , và thơ tân hình thức.
    Nguyễn Ðức Tùng
    Về hình thức, thơ tự do khác với thơ vần, ở đó người đọc thường không biết trước được những câu thơ và nhịp điệu của chúng sắp đưa họ về đâu. Thơ có vần, ngược lại, được nhào nặn qua nhiều thế kỷ, đã tìm được cho mình những nhịp điệu và sự ngắt câu nhịp nhàng, cân đối, hài hòa, mang vẻ đẹp cổ điển, ở đó cả người viết lẫn người đọc đều thừa nhận về một sự đồng ý chung, thỏa mãn và khoan khoái thưởng thức vẻ đẹp cổ điển đó. Do vậy sự tiên liệu, tính báo trước của hình thức, và qua hình thức là thông điệp được truyền đi, hoặc là sự thiếu vắng hoàn toàn điều này, là sự phân biệt có tính quyết định giữa thơ có vần và thơ tự do.
    Việc đặt tên như trên chỉ có tính quy ước, vì khi nhìn sâu vào cấu trúc hình thức, thơ tự do bao giờ cũng có nhạc điệu riêng của từng bài hay từng tác giả. Do một số tính chất nội tại của ngôn ngữ, nhạc điệu của thơ được ký gởi ở vần, ở sự ngắt câu và xuống hàng, mặc dù thường khi là trong một sự xuất hiện kín đáo và bí ẩn hơn.
    Sự nhầm lẫn đến từ hai phía, vốn như thường thấy trong cuộc đời. Những người làm và đọc thơ vần thừa nhận mà không cần chứng minh rằng cái đẹp chỉ xuất hiện trong những mẫu mực vần điệu thường lộ rõ ra ngoài, có tính hiển nhiên, do đó họ không thấy được cấu trúc âm nhạc ngấm ngầm và mãnh liệt hàm chứa trong những bài thơ tự do có sức công phá. Mặt khác, một số không ít những người làm hoặc yêu thơ tự do không biết hoặc không hiểu hoặc không tin rằng yếu tính của thơ, yếu tính đầu tiên, duy nhất đầu tiên, không có gì thay thế được, là cấu trúc âm nhạc nội tại của nó. Ðiều kỳ lạ hơn nữa là, hơn ở bất cứ nơi nào khác, một bài thơ tự do cần tạo ra một nhịp điệu riêng, vần riêng, xuống hàng riêng, ngắt câu riêng, sự nhắc lại các âm thanh và tiết tấu riêng, không được tìm thấy ở bất cứ một bài thơ nào khác, trước nó, bởi các tác giả khác, và quanh nó, bởi chính tác giả này.
    Có lẽ ở nơi mà người khác tìm thấy sự xung đột và mâu thuẫn giữa thơ tự do và thơ có vần, chúng ta chỉ nên thấy sự bao trùm lên nhau, sự bao trùm của thơ tự do lên chu vi của thơ có vần, mở ra những khai phá rộng rãi, như chân trời mùa hạ không bờ bến đằng sau những cánh đồng của mùa gặt hái cuối cùng. Những người làm thơ mới và thơ tự do, nếu kẻ nào tin rằng họ có thể đi vòng qua cánh cửa của âm nhạc, thứ âm nhạc cốt tủy của thơ, để mau chóng có được tên tuổi, hay khiêm tốn hơn tạo ra được một thứ gì đó có vẻ mới mẻ và phá phách, sẽ thấy mình đi vào một cánh cửa khác: cánh cửa của sự tự lường gạt mình.
    Trong cả hai loại thơ, nhà thơ đều cố gắng tác động vào quá trình dự báo của người đọc. Trong thơ tự do, nhà thơ cố gắng một cách mãnh liệt để làm sai lạc những dự báo thẩm mỹ, làm cho người đọc bị ngạc nhiên bất ngờ, những bất ngờ thú vị đầy cảm hứng mới mẻ, hay những bất ngờ khó chịu, hoặc phi thẩm mĩ hoặc đầy tính thách thức thẩm mĩ, tùy thuộc vào bài thơ tự do thành công hay thất bại.
    Khác với nhà thơ làm thơ có vần, sự thành công hay thất bại của một nhà thơ tự do tùy thuộc quá nhiều vào hệ thống thẩm mỹ và các hệ thống giá trị khác, kể cả những kinh nghiệm thơ ca và kinh nghiệm cá nhân, của người đọc.
    Hoặc tiếp theo thơ tự do, hoặc như chỉ là một nhánh chảy khác của thơ tự do, tùy theo quan điểm của mỗi người, sự xuất hiện của thơ Tân hình thức ( New Formalism), mà có người gọi nôm na là thơ vắt dòng, được xem là xuất phát từ Mỹ trong những năm gần đây, đã gây ra nhiều tranh cãi, đứng đắn hoặc không đứng đắn, có tính học thuật hay không, người ủng hộ người chống đối, và đáng yêu thay, có người còn cho đó là cái phao cuối cùng của thơ ca Việt nam, có nghĩa là nếu không có cái phao đó thì chúng ta sẽ chết chìm cả nút. Như một phương tiện biểu hiện nghệ thuật, thơ tân hình thức quả thật là mới mẻ. Dĩ nhiên những người chống đối cũng có thể biện luận rằng chúng không mới mẻ. Nhưng ở đời không có sự mới mẻ nào là không có dấu vết trong quá khứ. Ở Mỹ, thơ THT đã tạo ra những thành công nhất định, khá lớn, với những bài thơ hay, hoặc rất hay, tự chúng đi tìm lấy Tân Hình Thức, đặc biệt trong hai trường hợp sau đây: hình thức tự sự, kể chuyện, hoặc bản thân truyện kể, hoặc nội dung, có những diễn tiến dồn dập, đầy kịch tính.
    Ở các nhà thơ Việt Nam hiện nay, và hình như nhất là ở Cali, thì Tân Hình Thức đi tìm chúng.
    Thật ra thơ THT trong những ví dụ thành công nhất, là sự kết tinh những tố chất tưởng như mâu thuẫn nhau của hai loại thơ nói trên: tính quy ước và tính bất ngờ, tính dự báo và tính phi dự báo. Một bài thơ thường tự nó chọn trước hình thức và nhạc điệu riêng của mình, ngoài dự định và chủ ý của tác giả. Khi nhà thơ trịnh trọng đưa chủ định cấu trúc của mình vào bằng cửa chính, thì âm nhạc của cấu trúc, liền đi ra bằng cửa sổ.
    Theo sau cái bóng của nó là một bài thơ chưa được trưởng thành, và như một đứa trẻ ở Mỹ, khi đã bỏ nhà ra đi, thì thường là đi mất.
    ( © 2003 talawas )
  8. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Trịnh Cung-Trịnh Công Sơn và mối đồng cảm từ bài thơ "Thiên sứ"
    Thiên sứ

    Con chim về đậu
    bên người,
    Là Thiên sứ đó,
    là tôi cũng chừng!
    Vô tình
    em thả bâng khuâng,
    Tôi làm chim nhặt
    để phần mai sau.
    Mai sau
    Thiên sứ về trời
    Còn tôi ở lại
    bên người tôi yêu.

    (Trịnh Cung)


    Vậy là đã ngót 3 năm kể từ ngày Trịnh Công Sơn lìa bỏ cõi đời (1/4/2001). Hơn một năm trước khi mất, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã phổ nhạc bài thơ ?oThiên sứ? của Trịnh Cung. Bài thơ là sự giao hòa tâm trạng giữa hai nghệ sĩ họ Trịnh, một vẫn còn, còn người kia đã bước vào cõi hư...
    Trịnh Cung viết ?oThiên sứ? không hẳn cho riêng Trịnh Công Sơn; trước hết, ông viết cho chính tình cảm nội thân, nhưng bài thơ đã khơi dậy những đồng cảm sâu xa trong nhạc sĩ.
    Bài thơ là không gian nghệ thuật nuôi dưỡng ba nhân vật: chú chim - cái tôi trữ tình - và người con gái. Nhưng chỉ có hai tính cách bởi cái tôi trữ tình đã hòa nhập vào Thiên sứ (chú chim), tác giả xem chú chim như một Thiên sứ mang tình yêu đến cho nhân loại.
    ?oCon chim về đậu
    bên người,
    Là Thiên sứ đó,
    là tôi cũng chừng!?


    Chú chim được ?oThiên sứ? hóa rồi lại được nhân cách hóa thành chính tác giả. Trịnh Cung ẩn mình dưới bóng Thiên sứ để được gần người mình yêu. Trịnh Công Sơn cũng thế, bởi cuộc đời anh đâu chút ngọt ngào; có người nào anh yêu gần anh trong một thời gian dài? Huống hồ là vĩnh viễn... Nói một cách hình ảnh, tình yêu như một làn khói, những tưởng anh đã nắm chặt trong đôi tay gầy guộc, thế mà không biết lọt qua kẻ tay tự bao giờ... để rồi ôm nuối tiếc: ?oNhìn những mùa thu đi, tay trơn buồn ôm nuối tiếc? ("Nhìn những mùa thu đi").
    Mạch ý tưởng của thi phẩm được tiếp nối:
    ?oVô tình
    em thả bâng khuâng
    Tôi làm chim nhặt
    để phần mai sau.?

    Hóa ra, chủ thể sáng tạo tự nguyện làm chim không phải để hót líu lo bên tai người con gái, đậu trên đôi vai hay mái tóc mềm của nàng, mà chỉ lặng lẽ ?onhặt?T?T những ?obâng khuâng? mà nàng vô tình đánh rơi với mục đích ?ođể phần mai sau?. Tình yêu đó có vẻ trẻ thơ nhưng thấm nhuần trải nghiệm cuộc đời: sự nâng niu, chắt lượm những nét đẹp ở người mình yêu không phải để thưởng thức trong giây phút hiện tại mà ?ođể phần mai sau?, bởi biết đâu, trong khoảnh khắc em sẽ vuột khỏi tầm tay như làn khói. Sự tuyệt vọng có ý thức chăng?
    Giây phút có nhau chỉ là khoảnh khắc, Trịnh Công Sơn hiểu và nhiều lần đớn đau về điều này. Nỗi nhớ trong anh lúc thì dịu dàng ?oNgày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về? ("Biển Nhớ"), khi thì thắt quặn, nhức nhối và gọi Người về trong nỗi hờn trách: ?oTrời còn làm mưa, sao em không lại?? và ?o...làm sao em biết bia đá không đau...? ("Diễm xưa"). Bia đá hãy còn biết đau, huống hồ con người...

    ?oThiên sứ? kết thúc cũng là lúc cái tôi trữ tình của bài thơ và chú chim (Thiên sứ) tách rời nhau. Thiên sứ về trời, còn chủ thể sáng tạo ngập tràn ước mơ, hy vọng ở lại ?obên người tôi yêu?.
    Cho đến cuối đời, Trịnh Công Sơn vẫn chưa thể biến mơ ước đó thành hiện thực cho chính mình. Anh vẫn một mình lẻ bóng, ?o...Bao nhiêu cô đơn vào tuổi này...? ("Còn tuổi nào cho em"). Nhưng anh đã kịp thổi vào ?oThiên sứ? những giai điệu nâng những ước mơ về tình yêu trở thành hiện thực cho nhân loại.
    Với thể thơ lục bát biến thể, cấu trúc gọn; ?oThiên sứ? đã để lại những dư vị độc đáo trong lòng người đọc. Hai nghệ sĩ họ Trịnh, một họa sĩ-nhà thơ, một nhạc sĩ, một người vẫn còn và người kia đã khuất, cùng đồng cảm gặp nhau trong ?oThiên sứ?.
    Trịnh Thế Vinh ( VNN )

  9. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Trịnh Cung-Trịnh Công Sơn và mối đồng cảm từ bài thơ "Thiên sứ"
    Thiên sứ

    Con chim về đậu
    bên người,
    Là Thiên sứ đó,
    là tôi cũng chừng!
    Vô tình
    em thả bâng khuâng,
    Tôi làm chim nhặt
    để phần mai sau.
    Mai sau
    Thiên sứ về trời
    Còn tôi ở lại
    bên người tôi yêu.

    (Trịnh Cung)


    Vậy là đã ngót 3 năm kể từ ngày Trịnh Công Sơn lìa bỏ cõi đời (1/4/2001). Hơn một năm trước khi mất, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã phổ nhạc bài thơ ?oThiên sứ? của Trịnh Cung. Bài thơ là sự giao hòa tâm trạng giữa hai nghệ sĩ họ Trịnh, một vẫn còn, còn người kia đã bước vào cõi hư...
    Trịnh Cung viết ?oThiên sứ? không hẳn cho riêng Trịnh Công Sơn; trước hết, ông viết cho chính tình cảm nội thân, nhưng bài thơ đã khơi dậy những đồng cảm sâu xa trong nhạc sĩ.
    Bài thơ là không gian nghệ thuật nuôi dưỡng ba nhân vật: chú chim - cái tôi trữ tình - và người con gái. Nhưng chỉ có hai tính cách bởi cái tôi trữ tình đã hòa nhập vào Thiên sứ (chú chim), tác giả xem chú chim như một Thiên sứ mang tình yêu đến cho nhân loại.
    ?oCon chim về đậu
    bên người,
    Là Thiên sứ đó,
    là tôi cũng chừng!?


    Chú chim được ?oThiên sứ? hóa rồi lại được nhân cách hóa thành chính tác giả. Trịnh Cung ẩn mình dưới bóng Thiên sứ để được gần người mình yêu. Trịnh Công Sơn cũng thế, bởi cuộc đời anh đâu chút ngọt ngào; có người nào anh yêu gần anh trong một thời gian dài? Huống hồ là vĩnh viễn... Nói một cách hình ảnh, tình yêu như một làn khói, những tưởng anh đã nắm chặt trong đôi tay gầy guộc, thế mà không biết lọt qua kẻ tay tự bao giờ... để rồi ôm nuối tiếc: ?oNhìn những mùa thu đi, tay trơn buồn ôm nuối tiếc? ("Nhìn những mùa thu đi").
    Mạch ý tưởng của thi phẩm được tiếp nối:
    ?oVô tình
    em thả bâng khuâng
    Tôi làm chim nhặt
    để phần mai sau.?

    Hóa ra, chủ thể sáng tạo tự nguyện làm chim không phải để hót líu lo bên tai người con gái, đậu trên đôi vai hay mái tóc mềm của nàng, mà chỉ lặng lẽ ?onhặt?T?T những ?obâng khuâng? mà nàng vô tình đánh rơi với mục đích ?ođể phần mai sau?. Tình yêu đó có vẻ trẻ thơ nhưng thấm nhuần trải nghiệm cuộc đời: sự nâng niu, chắt lượm những nét đẹp ở người mình yêu không phải để thưởng thức trong giây phút hiện tại mà ?ođể phần mai sau?, bởi biết đâu, trong khoảnh khắc em sẽ vuột khỏi tầm tay như làn khói. Sự tuyệt vọng có ý thức chăng?
    Giây phút có nhau chỉ là khoảnh khắc, Trịnh Công Sơn hiểu và nhiều lần đớn đau về điều này. Nỗi nhớ trong anh lúc thì dịu dàng ?oNgày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về? ("Biển Nhớ"), khi thì thắt quặn, nhức nhối và gọi Người về trong nỗi hờn trách: ?oTrời còn làm mưa, sao em không lại?? và ?o...làm sao em biết bia đá không đau...? ("Diễm xưa"). Bia đá hãy còn biết đau, huống hồ con người...

    ?oThiên sứ? kết thúc cũng là lúc cái tôi trữ tình của bài thơ và chú chim (Thiên sứ) tách rời nhau. Thiên sứ về trời, còn chủ thể sáng tạo ngập tràn ước mơ, hy vọng ở lại ?obên người tôi yêu?.
    Cho đến cuối đời, Trịnh Công Sơn vẫn chưa thể biến mơ ước đó thành hiện thực cho chính mình. Anh vẫn một mình lẻ bóng, ?o...Bao nhiêu cô đơn vào tuổi này...? ("Còn tuổi nào cho em"). Nhưng anh đã kịp thổi vào ?oThiên sứ? những giai điệu nâng những ước mơ về tình yêu trở thành hiện thực cho nhân loại.
    Với thể thơ lục bát biến thể, cấu trúc gọn; ?oThiên sứ? đã để lại những dư vị độc đáo trong lòng người đọc. Hai nghệ sĩ họ Trịnh, một họa sĩ-nhà thơ, một nhạc sĩ, một người vẫn còn và người kia đã khuất, cùng đồng cảm gặp nhau trong ?oThiên sứ?.
    Trịnh Thế Vinh ( VNN )

  10. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Song thoại với cái mới của thơ hôm nay
    Trích bài của tác giả - nhà nghiên cứu Trần Wũ Khang
    Sống xa các trung tâm văn hóa nhưng may là loài mọt sách, lại nhờ mạng thông tin toàn cầu nên tôi nhận được nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Mười năm qua, tôi được làm quen với vài trăm cái tên người làm thơ bằng tiếng Việt. Để chọn các nhà thơ cho mình, tôi đã làm cuộc gạch bỏ. Đầu tiên: bỏ qua các tay viết mới tập tò ráp vần, tiếp: gạch bỏ các nhà thơ công bộc mà tên tuổi xuất hiện đều đặn trên trang báo Tết hàng năm mà Trương Nam Hương, Lê Minh Quốc là đại diện xứng danh; vài nhà thơ có thơ bán chạy: Trần Đăng Khoa đứng đầu bảng; sau cùng là các tên tuổi mà sự nghiệp thơ đã được kết toán.
    Ở bài Bên lề bàn tròn văn chương, tôi mạnh dạn nêu lên danh sách đó - danh sách các thi sĩ đang ra sức đẩy cỗ xe thi ca Việt lăn tới. Tạm nêu vài tiêu chí để giải minh rõ hơn danh sách của tôi:
    Giới hạn độ tuổi: U50, giới hạn thời gian: trên dưới 10 năm.
    Chỉ nêu các tác giả đã khởi động hay có đóng góp cho tiến trình cách tân, đổi mới.
    Không phân biệt vùng miền, địa phương/trung ương, trong/ngoài nước.
    Bất kể số lượng nhiều/ít, đơn vị bài/tập ở mỗi tác giả.
    Chắc chắn sẽ thiếu tên các nhà thơ tôi chưa có dịp tiếp cận.

    Trong thời gian qua, Việt Nam chứng kiến sự phân hóa trầm trọng của hệ mĩ học thơ đương đại, tình trạng sinh hoạt văn chương nhập nhằng (giữa bóng tối/ánh sáng, truyền thống/hiện đại, cũ/mới, văn chương/chính trị, bảo thủ/quá khích), những quan điểm sáng tác trái ngược (văn chương thù tạc, bán chuyên, nghiệp dư với văn chương chuyên nghiệp). Vì thế, để có được một cái nhìn tổng quan vô tư, chỉ có thể hi vọng ở tinh thần không thiên kiến và thái độ dũng cảm của người đánh giá. Với ý hướng đó, tôi thử nêu lên nhận định của mình, có thể chủ quan nhưng cần thiết.
    1. Thế hệ trước
    Tôi không kể thế hệ nhà thơ trên 50 tuổi, bởi đại đa số họ đã làm xong "sứ mệnh" của mình. Tài hoa như một Thanh Thảo vẫn đã phải dừng lại ở giọng sử thi cũ hay như một Khế Iêm dẫu rất nỗ lực cũng chỉ có thể làm đất cho cỏ mọc. Loạt bài mới nhất của Phan Đan trên tienve.org không có gì hơn ngoài việc đánh dấu một cựa quậy tuyệt vọng trong vùng thẩm mĩ một thời. Phải công bằng ghi nhận các nỗ lực này nhưng thành tựu thì không!.
    2. Các nhà thơ phía Bắc
    Nguyễn Quang Thiều phải được xem như cái đỉnh bất ngờ nhô lên giữa những ngọn đồi. Sự mất ngủ của lửa in năm 1992, được Hội Nhà văn trao giải thưởng một năm sau đó, là hiện tượng hiếm có trong sáng tác và cả trong nhìn nhận của dư luận. Qua Những người đàn bà gánh nước sông (1995), Nhịp điệu châu thổ mới (1997), Bài ca những con chim đêm (1999), chúng ta thấy biên độ thẩm mỹ thơ của anh được mở rộng tối đa. Không ít người cho Thiều ảnh hưởng thơ Mỹ hay Mỹ Latinh, cụ thể là J. Brodsky. Có sao đâu! Đây là giọng thơ lần đầu có mặt tại Việt Nam, và nó được tiếp nhận đầy sáng tạo. Nó tác động mạnh tới những cây bút thế hệ mới phía Bắc đến nỗi có thể vạch một ranh giới giữa nhóm làm thơ theo Thiều với nhóm làm thơ khác Thiều.
    Phan Huyền Thư có ảnh hưởng trực tiếp từ Lê Đạt và phần nào từ Hoàng Hưng. Có lẽ cũng nhờ tiếp nhận nguồn dinh dưỡng từ thơ Việt hải ngoại mà thơ cô có giọng riêng.
    Mai Văn Phấn trưởng thành từ truyền thống thơ cũ, nhưng người ta chỉ nhớ đến Mai Văn Phấn khi anh quyết định chuyển hướng. Từ Người cùng thời (1999) qua Vách nước (2003), chúng ta thấy rõ ảnh hưởng của thơ tự do miền Nam tới anh từ ngôn từ cho đến giọng điệu. Đây là một thái độ tiếp nhận dũng cảm, vì như thế anh mới có thể bứt ra khỏi nếp cũ để hi vọng đạt được cái gì đó gọi là mới.
    Khi loại Vi Thùy Linh khỏi Danh sách, có lẽ tôi hơi bất công với cây viết trẻ này. Dẫu sao, Linh cũng có được mươi bài đáng giá. Nhưng chính sự lặp lại mình quá sớm, quá đậm đã làm lu mờ sự quẫy đạp của cô.
    3. Các nhà thơ phía Nam
    Nền thơ tự do miền Nam cũ bị đứt quãng trong một thời gian dài, mãi khi tuyển tập Gieo & Mở xuất hiện vào đầu năm 1995, trước đó là Đêm mặt trời mọc (Nguyễn Quốc Chánh, 1990) và sau này là Thơ Tự do (1999), Viết thơ (2001), nó mới có cơ hội tái sinh, phát triển và mở ra một hướng mới.
    Nguyễn Quốc Chánh là kẻ xuất hiện sớm và nổi bật hơn cả. Thơ anh là loại thơ đô thị, đô thị miền Nam trước và sau thời đổi mới, một thứ thơ thế sự-tự sự với nhiều uẩn khúc và dày đặc ẩn dụ. Nguyễn Quốc Chánh ném cái nhìn trừng vào phía tối của vấn đề, mặt trái của "thành tựu", vào những ảo tượng và cuộc sống giả dối. Thơ anh nặng chịch, ngày càng nặng chịch hơn. Với Khí hậu đồ vật (1997) và Của căn cước ẩn dụ (in photocopy - 2002), anh hành hạ người đọc bằng những rối rắm của tư duy, nhịp thơ thiếu xuyên suốt, ngôn ngữ rậm chất triết lý [1] . Nhưng bất ngờ anh làm cháy sáng một khoảng tối đậm đặc trong ý thức và vô thức chúng ta, buộc chúng ta nhìn lại mình.
    Trong lớp người viết Sài Gòn, có thể nói Trần Tiến Dũng là tập đại thành của thơ Miền Nam cũ. Từ chối khía cạnh thế sự-tự sự, đề tài thơ anh đi về hai hướng. Khi làm bộ siêu thực (bầu trời có nắp đậy, khoảng không hói?), anh chẳng đạt được gì, chỉ khi hướng về đời thường anh mới tìm thấy giọng của mình. Nhiều ẩn dụ cùng với nhịp điệu trúc trắc khiến thơ anh khó đến với những độc giả quen đọc thơ truyền thống. Ngôn từ thơ anh cũng thế, dù ở Bầu trời lông gà lông vịt (in photocopy - 2003) anh đã cố gắng vượt lên nhưng nó vẫn là cái đuôi của thơ miền Nam cũ. Một cái đuôi xứng đáng góp tiếng nói nhất định vào sự khác lạ của mặt bằng thơ hôm nay.
    Inrasara: một giọng thơ lạ phát nguyên từ không gian thẩm mĩ khác (văn hóa Champa) góp vào nền thơ Việt. Nhưng thành tựu của Tháp nắng (1996) vẫn là một thành tựu trong dòng truyền thống. Chỉ sau đó - nhất là qua tập Lễ tẩy trần tháng tư (2002) - nhà thơ người Chăm này mới xứng đáng là "một trong những nhà thơ cách tân nhất hiện nay" [2] . Điều làm tôi ngạc nhiên không ít là tại sao 24 Những ngày rỗng với giọng thơ lạ biệt hẳn anh lại bó chung vào tập, rồi cho phép nhà xuất bản cắt mất 18 bài? Tách ra làm tập riêng không hay hơn ư? Lại còn gật đầu chịu cho biên tập viên thay từ "rỗng" bằng từ "trống". Chính sự dễ bảo này đã khiến cho sự "làm mới" của anh giảm hẳn giá trị.
    Nhóm thơ trẻ Sài Gòn:
    Nguyễn Hữu Hồng Minh có thơ in sớm và nổi bật hơn cả. Hai tập, mỗi tập đều có chất giọng riêng, tự làm khác lạ với tập có trước đó, nhất là Chất trụ (2002). Qua Vỉa từ (chưa in), thơ Minh ngày càng nặng chất suy tư hơn, lối suy tư sẵn sàng cho một nổi loạn, vừa siêu hình vừa xã hội.
    Bên cạnh là các thi sĩ trẻ thuộc nhóm Mở miệng gồm Lý Đợi, Bùi Chát, Khúc Duy, cả Phan Bá Thọ nữa. Trong đó Vòng tròn sáu mặt (in photocopy - 2002) của sáu tác giả, và nhất là Xáo chộn chong ngày (Bùi Chát, in photocopy - 2004) được xem là một hiện tượng đột phá. Thơ không còn "xa rời quần chúng", xa rời đời sống nữa mà song hành với dòng đời vụn vặt, bề bộn. Từ nội dung cho đến hình thức thể hiện, từ in ấn cho đến phát hành. "Thơ nhiều khi chỉ là chuyện gây hấn, một chút hài hước, một cú sốc nhận thức, thậm chí là một trò đùa vui nơi bàn nhậu, chẳng kém phần nhảm nhí".
    Hai khuôn mặt khác: Vương Huy và Nguyễn Vĩnh Nguyên. Vương Huy tài hoa nhưng đã tự làm cũ khá nhanh. Nguyễn Vĩnh Nguyên, nếu biết /dám vứt bỏ hẳn loại thơ thù tạc, thì xứng đáng là một cây viết nhiều triển vọng. Vài sáng tác mới đây của Nguyên thuyết phục tôi có nhận xét đó.
    4. Các nhà thơ hải ngoại
    Nguyễn Hoàng Nam có giọng thơ rất riêng, không cố ý cầu kỳ cả trong ngôn từ lẫn cách nói. Luôn có cái đáng nói trong mỗi bài thơ của anh, ngoại trừ vài bài tân hình thức sau này. Tôi nghĩ đây là thi sĩ tài hoa đặc biệt.
    Đỗ Kh. được biết đến nhiều qua vài bài cộm như: Linda mặt ngang hay Tôi thích ngồi sau em trên yên xe (câu đầu của bài?). Đây là các bài thơ hay, hay nhưng chưa thể hiện đầy đủ chất Đỗ Kh. Mượn ý một người bạn: thơ Đỗ Kh. có cốt cách của đạo Cao Đài, một thứ tôn giáo hỗn dung các tôn giáo trên thế giới: tuy tạp nham nhưng lôi cuốn rất nhiều đồ đệ. Như thơ Đỗ Kh. là thứ thơ của nền văn chương thời cạn kiệt. Khía cạnh này, Đỗ Kh đã đi trước nhóm Mở miệng 10 năm là ít!
    Tôi không nói Đinh Linh-tiếng Anh mà là Đinh Linh của thơ tiếng Việt hãy còn khá ít ỏi được đăng liên tục thời gian qua trên tienve.org. Thơ anh ngắn, đề cập một vấn đề rất cụ thể, chỉ chứa một nghĩa duy nhất, được nói bằng thứ ngôn ngữ thuần nghĩa đen, dứt khoát và sắc cạnh. Dù chấp nhận hay không, thơ Đinh Linh - bên cạnh thơ Nguyễn Hoàng Nam - là loại thơ làm vỡ tung chuẩn "bốn không" của Nguyễn Đăng Thường nêu ra cho thơ hiện đại: không vũ trụ, không siêu hình, không ngôn ngữ, không ẩn dụ. Một nổ tung vừa vinh danh sáng tác đồng thời lí luận.
    Phan Nhiên Hạo với Thiên đường chuông giấy (1998) có thể ví như Huy Cận với Lửa thiêng thời Thơ mới: có ngay một chỗ đứng biệt lập trên thi đàn khi vừa xuất hiện. Khác điều, Phan Nhiên Hạo không dừng lại, ôm mãi bó hoa cũ mà tàn héo, anh biết cách vượt lên chính mình để có sáng tạo mới hơn bằng ý thức nghệ thuật không quá khích nhưng lành mạnh và đủ đầy.
    Nếu có/cần một biểu tượng ********/giải phóng phụ nữ trong thơ Việt Nam đương đại thì Lê Thị Thấm Vân thật xứng danh, chứ không phải Vi Thùy Linh. Thấm Vân đa dạng và táo bạo trong nội dung hơn, nhiều sáng tạo phong phú trong hình thức thể hiện hơn.
    Hai khuôn mặt thơ trẻ hải ngoại: Lê Nghĩa Quang Tuấn và Nguyễn Hoàng Tranh, mỗi người mỗi vẻ, đã thực sự chinh phục tôi cả ở lối nghĩ lẫn hình thức thể hiện. Trong đó cái hay và thành công trong thể nghiệm các thể dạng thơ của Nguyễn Hoàng Tranh được Inrasara đề cập khá đầy đủ trong bài viết về Thở.
    5. Nhận mặt các lực cản đang trì níu thơ Việt
    Khi chủ quan và mạnh dạn đưa ra Danh sách cùng các nhận định-đánh giá sơ bộ trên, tôi không hi vọng nó thuyết phục được mọi người, nhất là các nhà thơ, cả nhà thơ có tên trong Danh sách. Không ít người sẽ cho tôi mâu thuẫn bởi trong Danh sách bao gồm các sáng tác mà hệ mĩ học khác xa nhau, thậm chí đối chọi nhau. Thơ "dơ" của Bùi Chát với thơ "sạch" của Nguyễn Vĩnh Nguyên, Nguyễn Quang Thiều đặt cạnh Đinh Linh. Làm sao một người cùng lúc chấp nhận bao nhiêu là quan điểm, nói chi đến phong cách! Ở đây cần xác định rõ: tiêu chí tôi định giá có đổi mới hay không, nhiều/ít ở mỗi tác giả/nhóm tác giả là cái khác biệt của họ với dòng chảy chung của thơ truyền thống, chính xác hơn: chính thống.
    Các nhà thơ ít chấp nhận nhau, nhất là các nhà trụ vững trong lập trường thẩm mĩ của mình/nhóm mình, bảo thủ lẫn cấp tiến. Khi không chấp nhận nhau, chúng ta có xu hướng đẩy nhau về phía đối nghịch, từ đó bôi nhọ muốn xóa trắng hay thậm chí cáo giác nhau ở những mặt không thuộc văn chương. Tư tưởng quá khích và tư duy loại trừ nhau giữa các "trường phái" văn chương là một trong những lực trì níu thơ Việt hôm nay phát triển.
    Lực thứ hai phát xuất từ văn hóa văn chương của chúng ta. Từ văn hóa văn chương này sinh ra quan điểm hoặc văn chương thù tạc, làm để chơi lúc ngẫu hứng, hoặc văn chương gồng gánh cả đống chức năng và "tính": tính nhân dân, tính giáo dục, tính chiến đấu, tính giai cấp... Thù tạc: người ta ít "học" làm thơ nên những trường hợp thi sĩ một bài hay nhà thơ tập đầu tay không phải là hiếm. Ít ai làm thơ vì thơ, chỉ vì sự phát triển của thơ.
    Lực thứ ba quan trọng không kém (trong tình trạng Việt Nam hiện nay, theo tôi, nó mang tính quyết định), đó là môi trường văn học.
    Môi trường báo chí: những kẻ trực trang báo - đa số là nhà thơ đã thành danh - sợ mất quyền lợi hay mất chỗ đứng nên rất dị ứng với cái mới, không dành một khe hở nào cho cái mới lọt vào. Đây là tình trạng chung của mọi tờ báo chuyên hay không chuyên, kể cả tờ báo THƠ của Hội Nhà văn. Nó gây bão hòa thơ, gây chán nản cho kẻ có xu hướng cách tân. Trầm trọng hơn nữa, nó lừa dối các cây bút mới vào nghề.
    Môi trường giáo dục: nhà trường, kể cả cấp Đại học, cứ bổn cũ lặp lại: thơ cổ điển, thơ Mới, và nhất là thơ Hiện thực xã hội chủ nghĩa. Rồi thì khi có diễn đàn thơ, vẫn cứ chừng ấy tên tuổi thuộc dòng chính thống nhảy lên sân khấu, múa môi mép.
    Môi trường in ấn: một khi các phương tiện thông tin đại chúng (báo giấy, báo hình, nhà trường?) tảng lờ thì cái mới vẫn cứ xa cách cả ngàn dặm với công chúng thơ dù nó được phép ra đời. Đằng này, những cái mới luôn bị chặn lại ở cửa xuất bản. Bởi, dẫu các nhà thơ trong nước cố tránh mặt chính trị, thế nhưng nói như Phan Nhiên Hạo, "khi đẩy vấn đề đến cùng, truy tìm câu trả lời rốt ráo cho mọi sự, dù là những việc bề ngoài có vẻ phi chính trị, chúng ta sẽ phải đề cập đến chính trị".
    Hạn chế cuối cùng nằm ngay "nội lực" thơ chúng ta. Trong cuộc "Ma-ra-tông" [3] thi ca, ngoảnh lại không thấy ai phía sau, chúng ta vội tâm lí yên vị, chậm rãi bước hoặc nằm dài chờ. Chưa có đỉnh Pyrénées nào trước mặt để chúng ta phấn đấu vượt qua. Thử nêu vài nguy cơ đã/sẽ xảy tới với chính những kẻ có tên trong Danh sách. Có khi do thể tạng, vài người chỉ chấp nhận đổi mới cầm chừng: Trần Tiến Dũng, Mai Văn Phấn. Cũng không ít trường hợp kẻ làm thơ không muốn hoặc không dám làm mới lần nữa, Nguyễn Quang Thiều chẳng hạn. Nguyễn Quốc Chánh lại rơi vào tình thế khác: dám, nhưng khi tái sử dụng thể nghiệm của kẻ khác anh đã thất bại tạm thời. Có kẻ lặp lại mình quá sớm: Vương Huy, hay chậm hơn đôi chút: Đỗ Kh. Inrasara thì tự ngộ nhận: đưa chùm thơ cách tân nhất vào nằm chung tập đổi mới nửa vời. Có kẻ chết sớm bởi hụt hơi: Nguyễn Quyến. Có kẻ nguy cơ teo tóp do toan tính giữa thơ đăng báo và thơ sáng tạo: Nguyễn Vĩnh Nguyên. Cũng có kẻ rất dễ yểu mệnh bởi quan niệm sáng tác quá khích: Bùi Chát, Phan Bá Thọ. Còn Nguyễn Hữu Hồng Minh, mới đụng sơ sơ chính trị [4] , vội quay lưng lại với đứa con do chính mình đẻ ra.
    Tất cả hiện thực này sẽ dẫn thơ Việt đi về đâu?
    18.04.2004.
    Trần Wũ Khang
    ( Từ Talawas - 2004 )[/i]

Chia sẻ trang này