1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THAM KHẢO | Tin tức, Lý luận, Phê bình Văn học nghệ thuật (NEW !!!mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi kienn79, 16/02/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Song thoại với cái mới của thơ hôm nay
    Trích bài của tác giả - nhà nghiên cứu Trần Wũ Khang
    Sống xa các trung tâm văn hóa nhưng may là loài mọt sách, lại nhờ mạng thông tin toàn cầu nên tôi nhận được nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Mười năm qua, tôi được làm quen với vài trăm cái tên người làm thơ bằng tiếng Việt. Để chọn các nhà thơ cho mình, tôi đã làm cuộc gạch bỏ. Đầu tiên: bỏ qua các tay viết mới tập tò ráp vần, tiếp: gạch bỏ các nhà thơ công bộc mà tên tuổi xuất hiện đều đặn trên trang báo Tết hàng năm mà Trương Nam Hương, Lê Minh Quốc là đại diện xứng danh; vài nhà thơ có thơ bán chạy: Trần Đăng Khoa đứng đầu bảng; sau cùng là các tên tuổi mà sự nghiệp thơ đã được kết toán.
    Ở bài Bên lề bàn tròn văn chương, tôi mạnh dạn nêu lên danh sách đó - danh sách các thi sĩ đang ra sức đẩy cỗ xe thi ca Việt lăn tới. Tạm nêu vài tiêu chí để giải minh rõ hơn danh sách của tôi:
    Giới hạn độ tuổi: U50, giới hạn thời gian: trên dưới 10 năm.
    Chỉ nêu các tác giả đã khởi động hay có đóng góp cho tiến trình cách tân, đổi mới.
    Không phân biệt vùng miền, địa phương/trung ương, trong/ngoài nước.
    Bất kể số lượng nhiều/ít, đơn vị bài/tập ở mỗi tác giả.
    Chắc chắn sẽ thiếu tên các nhà thơ tôi chưa có dịp tiếp cận.

    Trong thời gian qua, Việt Nam chứng kiến sự phân hóa trầm trọng của hệ mĩ học thơ đương đại, tình trạng sinh hoạt văn chương nhập nhằng (giữa bóng tối/ánh sáng, truyền thống/hiện đại, cũ/mới, văn chương/chính trị, bảo thủ/quá khích), những quan điểm sáng tác trái ngược (văn chương thù tạc, bán chuyên, nghiệp dư với văn chương chuyên nghiệp). Vì thế, để có được một cái nhìn tổng quan vô tư, chỉ có thể hi vọng ở tinh thần không thiên kiến và thái độ dũng cảm của người đánh giá. Với ý hướng đó, tôi thử nêu lên nhận định của mình, có thể chủ quan nhưng cần thiết.
    1. Thế hệ trước
    Tôi không kể thế hệ nhà thơ trên 50 tuổi, bởi đại đa số họ đã làm xong "sứ mệnh" của mình. Tài hoa như một Thanh Thảo vẫn đã phải dừng lại ở giọng sử thi cũ hay như một Khế Iêm dẫu rất nỗ lực cũng chỉ có thể làm đất cho cỏ mọc. Loạt bài mới nhất của Phan Đan trên tienve.org không có gì hơn ngoài việc đánh dấu một cựa quậy tuyệt vọng trong vùng thẩm mĩ một thời. Phải công bằng ghi nhận các nỗ lực này nhưng thành tựu thì không!.
    2. Các nhà thơ phía Bắc
    Nguyễn Quang Thiều phải được xem như cái đỉnh bất ngờ nhô lên giữa những ngọn đồi. Sự mất ngủ của lửa in năm 1992, được Hội Nhà văn trao giải thưởng một năm sau đó, là hiện tượng hiếm có trong sáng tác và cả trong nhìn nhận của dư luận. Qua Những người đàn bà gánh nước sông (1995), Nhịp điệu châu thổ mới (1997), Bài ca những con chim đêm (1999), chúng ta thấy biên độ thẩm mỹ thơ của anh được mở rộng tối đa. Không ít người cho Thiều ảnh hưởng thơ Mỹ hay Mỹ Latinh, cụ thể là J. Brodsky. Có sao đâu! Đây là giọng thơ lần đầu có mặt tại Việt Nam, và nó được tiếp nhận đầy sáng tạo. Nó tác động mạnh tới những cây bút thế hệ mới phía Bắc đến nỗi có thể vạch một ranh giới giữa nhóm làm thơ theo Thiều với nhóm làm thơ khác Thiều.
    Phan Huyền Thư có ảnh hưởng trực tiếp từ Lê Đạt và phần nào từ Hoàng Hưng. Có lẽ cũng nhờ tiếp nhận nguồn dinh dưỡng từ thơ Việt hải ngoại mà thơ cô có giọng riêng.
    Mai Văn Phấn trưởng thành từ truyền thống thơ cũ, nhưng người ta chỉ nhớ đến Mai Văn Phấn khi anh quyết định chuyển hướng. Từ Người cùng thời (1999) qua Vách nước (2003), chúng ta thấy rõ ảnh hưởng của thơ tự do miền Nam tới anh từ ngôn từ cho đến giọng điệu. Đây là một thái độ tiếp nhận dũng cảm, vì như thế anh mới có thể bứt ra khỏi nếp cũ để hi vọng đạt được cái gì đó gọi là mới.
    Khi loại Vi Thùy Linh khỏi Danh sách, có lẽ tôi hơi bất công với cây viết trẻ này. Dẫu sao, Linh cũng có được mươi bài đáng giá. Nhưng chính sự lặp lại mình quá sớm, quá đậm đã làm lu mờ sự quẫy đạp của cô.
    3. Các nhà thơ phía Nam
    Nền thơ tự do miền Nam cũ bị đứt quãng trong một thời gian dài, mãi khi tuyển tập Gieo & Mở xuất hiện vào đầu năm 1995, trước đó là Đêm mặt trời mọc (Nguyễn Quốc Chánh, 1990) và sau này là Thơ Tự do (1999), Viết thơ (2001), nó mới có cơ hội tái sinh, phát triển và mở ra một hướng mới.
    Nguyễn Quốc Chánh là kẻ xuất hiện sớm và nổi bật hơn cả. Thơ anh là loại thơ đô thị, đô thị miền Nam trước và sau thời đổi mới, một thứ thơ thế sự-tự sự với nhiều uẩn khúc và dày đặc ẩn dụ. Nguyễn Quốc Chánh ném cái nhìn trừng vào phía tối của vấn đề, mặt trái của "thành tựu", vào những ảo tượng và cuộc sống giả dối. Thơ anh nặng chịch, ngày càng nặng chịch hơn. Với Khí hậu đồ vật (1997) và Của căn cước ẩn dụ (in photocopy - 2002), anh hành hạ người đọc bằng những rối rắm của tư duy, nhịp thơ thiếu xuyên suốt, ngôn ngữ rậm chất triết lý [1] . Nhưng bất ngờ anh làm cháy sáng một khoảng tối đậm đặc trong ý thức và vô thức chúng ta, buộc chúng ta nhìn lại mình.
    Trong lớp người viết Sài Gòn, có thể nói Trần Tiến Dũng là tập đại thành của thơ Miền Nam cũ. Từ chối khía cạnh thế sự-tự sự, đề tài thơ anh đi về hai hướng. Khi làm bộ siêu thực (bầu trời có nắp đậy, khoảng không hói?), anh chẳng đạt được gì, chỉ khi hướng về đời thường anh mới tìm thấy giọng của mình. Nhiều ẩn dụ cùng với nhịp điệu trúc trắc khiến thơ anh khó đến với những độc giả quen đọc thơ truyền thống. Ngôn từ thơ anh cũng thế, dù ở Bầu trời lông gà lông vịt (in photocopy - 2003) anh đã cố gắng vượt lên nhưng nó vẫn là cái đuôi của thơ miền Nam cũ. Một cái đuôi xứng đáng góp tiếng nói nhất định vào sự khác lạ của mặt bằng thơ hôm nay.
    Inrasara: một giọng thơ lạ phát nguyên từ không gian thẩm mĩ khác (văn hóa Champa) góp vào nền thơ Việt. Nhưng thành tựu của Tháp nắng (1996) vẫn là một thành tựu trong dòng truyền thống. Chỉ sau đó - nhất là qua tập Lễ tẩy trần tháng tư (2002) - nhà thơ người Chăm này mới xứng đáng là "một trong những nhà thơ cách tân nhất hiện nay" [2] . Điều làm tôi ngạc nhiên không ít là tại sao 24 Những ngày rỗng với giọng thơ lạ biệt hẳn anh lại bó chung vào tập, rồi cho phép nhà xuất bản cắt mất 18 bài? Tách ra làm tập riêng không hay hơn ư? Lại còn gật đầu chịu cho biên tập viên thay từ "rỗng" bằng từ "trống". Chính sự dễ bảo này đã khiến cho sự "làm mới" của anh giảm hẳn giá trị.
    Nhóm thơ trẻ Sài Gòn:
    Nguyễn Hữu Hồng Minh có thơ in sớm và nổi bật hơn cả. Hai tập, mỗi tập đều có chất giọng riêng, tự làm khác lạ với tập có trước đó, nhất là Chất trụ (2002). Qua Vỉa từ (chưa in), thơ Minh ngày càng nặng chất suy tư hơn, lối suy tư sẵn sàng cho một nổi loạn, vừa siêu hình vừa xã hội.
    Bên cạnh là các thi sĩ trẻ thuộc nhóm Mở miệng gồm Lý Đợi, Bùi Chát, Khúc Duy, cả Phan Bá Thọ nữa. Trong đó Vòng tròn sáu mặt (in photocopy - 2002) của sáu tác giả, và nhất là Xáo chộn chong ngày (Bùi Chát, in photocopy - 2004) được xem là một hiện tượng đột phá. Thơ không còn "xa rời quần chúng", xa rời đời sống nữa mà song hành với dòng đời vụn vặt, bề bộn. Từ nội dung cho đến hình thức thể hiện, từ in ấn cho đến phát hành. "Thơ nhiều khi chỉ là chuyện gây hấn, một chút hài hước, một cú sốc nhận thức, thậm chí là một trò đùa vui nơi bàn nhậu, chẳng kém phần nhảm nhí".
    Hai khuôn mặt khác: Vương Huy và Nguyễn Vĩnh Nguyên. Vương Huy tài hoa nhưng đã tự làm cũ khá nhanh. Nguyễn Vĩnh Nguyên, nếu biết /dám vứt bỏ hẳn loại thơ thù tạc, thì xứng đáng là một cây viết nhiều triển vọng. Vài sáng tác mới đây của Nguyên thuyết phục tôi có nhận xét đó.
    4. Các nhà thơ hải ngoại
    Nguyễn Hoàng Nam có giọng thơ rất riêng, không cố ý cầu kỳ cả trong ngôn từ lẫn cách nói. Luôn có cái đáng nói trong mỗi bài thơ của anh, ngoại trừ vài bài tân hình thức sau này. Tôi nghĩ đây là thi sĩ tài hoa đặc biệt.
    Đỗ Kh. được biết đến nhiều qua vài bài cộm như: Linda mặt ngang hay Tôi thích ngồi sau em trên yên xe (câu đầu của bài?). Đây là các bài thơ hay, hay nhưng chưa thể hiện đầy đủ chất Đỗ Kh. Mượn ý một người bạn: thơ Đỗ Kh. có cốt cách của đạo Cao Đài, một thứ tôn giáo hỗn dung các tôn giáo trên thế giới: tuy tạp nham nhưng lôi cuốn rất nhiều đồ đệ. Như thơ Đỗ Kh. là thứ thơ của nền văn chương thời cạn kiệt. Khía cạnh này, Đỗ Kh đã đi trước nhóm Mở miệng 10 năm là ít!
    Tôi không nói Đinh Linh-tiếng Anh mà là Đinh Linh của thơ tiếng Việt hãy còn khá ít ỏi được đăng liên tục thời gian qua trên tienve.org. Thơ anh ngắn, đề cập một vấn đề rất cụ thể, chỉ chứa một nghĩa duy nhất, được nói bằng thứ ngôn ngữ thuần nghĩa đen, dứt khoát và sắc cạnh. Dù chấp nhận hay không, thơ Đinh Linh - bên cạnh thơ Nguyễn Hoàng Nam - là loại thơ làm vỡ tung chuẩn "bốn không" của Nguyễn Đăng Thường nêu ra cho thơ hiện đại: không vũ trụ, không siêu hình, không ngôn ngữ, không ẩn dụ. Một nổ tung vừa vinh danh sáng tác đồng thời lí luận.
    Phan Nhiên Hạo với Thiên đường chuông giấy (1998) có thể ví như Huy Cận với Lửa thiêng thời Thơ mới: có ngay một chỗ đứng biệt lập trên thi đàn khi vừa xuất hiện. Khác điều, Phan Nhiên Hạo không dừng lại, ôm mãi bó hoa cũ mà tàn héo, anh biết cách vượt lên chính mình để có sáng tạo mới hơn bằng ý thức nghệ thuật không quá khích nhưng lành mạnh và đủ đầy.
    Nếu có/cần một biểu tượng ********/giải phóng phụ nữ trong thơ Việt Nam đương đại thì Lê Thị Thấm Vân thật xứng danh, chứ không phải Vi Thùy Linh. Thấm Vân đa dạng và táo bạo trong nội dung hơn, nhiều sáng tạo phong phú trong hình thức thể hiện hơn.
    Hai khuôn mặt thơ trẻ hải ngoại: Lê Nghĩa Quang Tuấn và Nguyễn Hoàng Tranh, mỗi người mỗi vẻ, đã thực sự chinh phục tôi cả ở lối nghĩ lẫn hình thức thể hiện. Trong đó cái hay và thành công trong thể nghiệm các thể dạng thơ của Nguyễn Hoàng Tranh được Inrasara đề cập khá đầy đủ trong bài viết về Thở.
    5. Nhận mặt các lực cản đang trì níu thơ Việt
    Khi chủ quan và mạnh dạn đưa ra Danh sách cùng các nhận định-đánh giá sơ bộ trên, tôi không hi vọng nó thuyết phục được mọi người, nhất là các nhà thơ, cả nhà thơ có tên trong Danh sách. Không ít người sẽ cho tôi mâu thuẫn bởi trong Danh sách bao gồm các sáng tác mà hệ mĩ học khác xa nhau, thậm chí đối chọi nhau. Thơ "dơ" của Bùi Chát với thơ "sạch" của Nguyễn Vĩnh Nguyên, Nguyễn Quang Thiều đặt cạnh Đinh Linh. Làm sao một người cùng lúc chấp nhận bao nhiêu là quan điểm, nói chi đến phong cách! Ở đây cần xác định rõ: tiêu chí tôi định giá có đổi mới hay không, nhiều/ít ở mỗi tác giả/nhóm tác giả là cái khác biệt của họ với dòng chảy chung của thơ truyền thống, chính xác hơn: chính thống.
    Các nhà thơ ít chấp nhận nhau, nhất là các nhà trụ vững trong lập trường thẩm mĩ của mình/nhóm mình, bảo thủ lẫn cấp tiến. Khi không chấp nhận nhau, chúng ta có xu hướng đẩy nhau về phía đối nghịch, từ đó bôi nhọ muốn xóa trắng hay thậm chí cáo giác nhau ở những mặt không thuộc văn chương. Tư tưởng quá khích và tư duy loại trừ nhau giữa các "trường phái" văn chương là một trong những lực trì níu thơ Việt hôm nay phát triển.
    Lực thứ hai phát xuất từ văn hóa văn chương của chúng ta. Từ văn hóa văn chương này sinh ra quan điểm hoặc văn chương thù tạc, làm để chơi lúc ngẫu hứng, hoặc văn chương gồng gánh cả đống chức năng và "tính": tính nhân dân, tính giáo dục, tính chiến đấu, tính giai cấp... Thù tạc: người ta ít "học" làm thơ nên những trường hợp thi sĩ một bài hay nhà thơ tập đầu tay không phải là hiếm. Ít ai làm thơ vì thơ, chỉ vì sự phát triển của thơ.
    Lực thứ ba quan trọng không kém (trong tình trạng Việt Nam hiện nay, theo tôi, nó mang tính quyết định), đó là môi trường văn học.
    Môi trường báo chí: những kẻ trực trang báo - đa số là nhà thơ đã thành danh - sợ mất quyền lợi hay mất chỗ đứng nên rất dị ứng với cái mới, không dành một khe hở nào cho cái mới lọt vào. Đây là tình trạng chung của mọi tờ báo chuyên hay không chuyên, kể cả tờ báo THƠ của Hội Nhà văn. Nó gây bão hòa thơ, gây chán nản cho kẻ có xu hướng cách tân. Trầm trọng hơn nữa, nó lừa dối các cây bút mới vào nghề.
    Môi trường giáo dục: nhà trường, kể cả cấp Đại học, cứ bổn cũ lặp lại: thơ cổ điển, thơ Mới, và nhất là thơ Hiện thực xã hội chủ nghĩa. Rồi thì khi có diễn đàn thơ, vẫn cứ chừng ấy tên tuổi thuộc dòng chính thống nhảy lên sân khấu, múa môi mép.
    Môi trường in ấn: một khi các phương tiện thông tin đại chúng (báo giấy, báo hình, nhà trường?) tảng lờ thì cái mới vẫn cứ xa cách cả ngàn dặm với công chúng thơ dù nó được phép ra đời. Đằng này, những cái mới luôn bị chặn lại ở cửa xuất bản. Bởi, dẫu các nhà thơ trong nước cố tránh mặt chính trị, thế nhưng nói như Phan Nhiên Hạo, "khi đẩy vấn đề đến cùng, truy tìm câu trả lời rốt ráo cho mọi sự, dù là những việc bề ngoài có vẻ phi chính trị, chúng ta sẽ phải đề cập đến chính trị".
    Hạn chế cuối cùng nằm ngay "nội lực" thơ chúng ta. Trong cuộc "Ma-ra-tông" [3] thi ca, ngoảnh lại không thấy ai phía sau, chúng ta vội tâm lí yên vị, chậm rãi bước hoặc nằm dài chờ. Chưa có đỉnh Pyrénées nào trước mặt để chúng ta phấn đấu vượt qua. Thử nêu vài nguy cơ đã/sẽ xảy tới với chính những kẻ có tên trong Danh sách. Có khi do thể tạng, vài người chỉ chấp nhận đổi mới cầm chừng: Trần Tiến Dũng, Mai Văn Phấn. Cũng không ít trường hợp kẻ làm thơ không muốn hoặc không dám làm mới lần nữa, Nguyễn Quang Thiều chẳng hạn. Nguyễn Quốc Chánh lại rơi vào tình thế khác: dám, nhưng khi tái sử dụng thể nghiệm của kẻ khác anh đã thất bại tạm thời. Có kẻ lặp lại mình quá sớm: Vương Huy, hay chậm hơn đôi chút: Đỗ Kh. Inrasara thì tự ngộ nhận: đưa chùm thơ cách tân nhất vào nằm chung tập đổi mới nửa vời. Có kẻ chết sớm bởi hụt hơi: Nguyễn Quyến. Có kẻ nguy cơ teo tóp do toan tính giữa thơ đăng báo và thơ sáng tạo: Nguyễn Vĩnh Nguyên. Cũng có kẻ rất dễ yểu mệnh bởi quan niệm sáng tác quá khích: Bùi Chát, Phan Bá Thọ. Còn Nguyễn Hữu Hồng Minh, mới đụng sơ sơ chính trị [4] , vội quay lưng lại với đứa con do chính mình đẻ ra.
    Tất cả hiện thực này sẽ dẫn thơ Việt đi về đâu?
    18.04.2004.
    Trần Wũ Khang
    ( Từ Talawas - 2004 )[/i]
  2. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Chế Lan Viên - tháp Bayon bốn mặt là ông?
    Lê Quang Đức
    Chế Lan Viên là một trong những người suy tư và viết về lao động thơ nhiều nhất, ông thể hiện tất cả điều đó thành thơ:
    Thơ, thơ đong từng ngao nhưng tát bể
    Là cái cân nhỏ xíu lại cân đời

    Hiểu giá trị của thơ, ông là người trong suốt hành trình sáng tạo đã luôn tìm cách tốt nhất để chuyển hóa chất liệu đời sống thành chất liệu tâm hồn bằng cách thầm lặng đánh vật với câu chữ, ý tưởng như người phu chữ. Ông luôn tuân theo những hình luật khắc nghiệt của sáng tạo nhưng bao giờ cũng biết vượt qua để hướng tới bến bờ nghệ thuật: thơ phải có ích cho tư tưởng và phải mới lạ cho xúc cảm:
    Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm
    Như cây xanh quá thẳng chim không về

    Cả nghĩ như thế nên Chế Lan Viên luôn trung thực là mình, thơ ông thể hiện rất rõ cách tư duy sâu sắc, cách cảm nhận tinh tế và cách thể hiện độc đáo hiếm thấy. Trước sau trong sáng tạo, tiếng thơ của ông luôn đậm chất chính luận, triết lý và đầy sáng tạo. Ông luôn hướng thơ về những vấn đề trung tâm của đời sống, những vấn đề ở tầm dân tộc, thời đại. Tư duy thơ ông sắc sảo, đa diện, ông không bao giờ nhìn sự vật một phía một chiều, ông xoay trở, quan sát ở nhiều bình diện, góc độ, tự nâng mình lên một tầm cao bao quát về văn hóa, tư tưởng, luôn đặt sự kiện, vấn đề trong mối tương quan nhiều sự vật khác để so sánh đối chọi, liên hệ, tổng hợp. Chính vì thế ý tưởng thơ của ông sắc sảo; lời thơ tân kỳ, sáng tạo; nhịp thơ cuồn cuộn; mạch thơ căng, nâng cao và gợi nhiều suy tưởng cho người đọc. Chúng ta cảm thấy rất rõ tâm hồn nhà thơ, đã yêu thương thì yêu thương da diết, điên dại và căm ghét thì cũng đến độ ?otừ bỏ, loại trừ". Cho nên trong Điêu tàn cảm xúc thơ có lúc bị xô lệch nghiêng ngửa về phía buồn đau, tuyệt vọng, đó là một nỗi đau khổ thống thiết của một tâm hồn bị vong nô:
    Trời hỡi trời! Hôm nay ta chán hết
    Những sắc màu hình ảnh của trần gian

    Trong Ánh sáng và phù sa lại là những câu thơ gieo lửa vào lòng người, thúc giục tiến lên, hăm hở, hào sảng, vang vọng về hiện tại và tràn đầy niềm tin. Nhưng đối với kẻ thù nhân dân, ý tưởng thơ cứ gân guốc, thô thiển, sần sùi chạy trên câu thơ. Những câu thơ không có ?otrang phục thơ? ấy là do lòng phẫn nộ mãnh liệt. Ở Di cảo thơ II, nhà thơ dường như "kê biên? tài sản suy nghiệm của mình, ông lật trái mình một cách thành thật, trần trụi, vừa thể hiện, vừa lý giải; tứ thơ, mạch thơ, nhịp thơ cuộn lên liên tục, dằn xoáy dữ dội để đi đến được tận cùng lý lẽ, chân lý. Thơ Chế Lan Viên vì thế là đại diện cho một hồn thơ thời đại, một hồn thơ đã vận động đi theo những bước tiến của lịch sử. Với Điêu tàn, thế giới thơ Chế Lan Viên đứng riêng một cõi "giữa đồng bằng văn học Việt Nam ở nửa thế kỷ XX. Nó đứng sững như một cái tháp Chàm, chắc chắn và lẻ loi, bí mật" (Hoài Thanh). Đó là một cõi âm giới với xương sọ đầu lâu, với mồ không huyệt lạnh, với tha ma pháp trường, đó là một dòng sông Linh hư ảo được dựng lên giữa tà dương nắng xế, trong những đêm mờ sương tàn lạnh, với những hồn ma vất vưởng, những thành quách đổ nát trong một sắc màu tàn lụi, kinh dị. Và Điêu tàn vì thế là một thế giới hư linh, ma quái, chìm đắm trong bóng tối cô đơn lạnh lẽo với những cơn mê sảng của một tâm hồn giá lạnh bị vong nô. Bằng một lòng tin đau đớn, ông dựng lên một thế giới hoang tưởng, hư ngụy và ông tin là nó có thật. Rồi ông bị hút theo xác tín siêu hình đó. Nhưng sau đó, xác tín bị đánh vỡ, lúc ấy ông trở nên cô độc và câm lặng. Và thế là nhà thơ kêu lên hốt hoảng, một tiếng kêu khắc khoải về nỗi đau bị biến chất, về việc mất lòng tin và chỉ còn lại sự cô đơn. Thực ra đó là cách nhà thơ cố tạo ra một sự ngăn cách giả định giữa nhà thơ và cuộc đời. Khác với Hàn Mặc Tử, nỗi đau đời được diễn đạt bằng nỗi đau người, nỗi đau trải nghiệm của ?othịt da tôi sượng sần và tê điếng?, Chế Lan Viên nhức nhối một nỗi đau trí tuệ sâu sắc. Đó là cơn vật vã của suy tưởng, chiêm nghiệm về xác tín, về niềm tin, về sự tồn tại của con người trên mặt đất. Tiếng thơ ấy là tiếng thơ của một thế hệ bị mất nước luôn bất hòa với thực tại và mong đòi trốn thoát. Vì thế, có thể nói với Điêu tàn Chế Lan Viên là một nhà thơ lãng mạn.
    Sau 1945, đi theo cách mạng, đất nước được độc lập, tự do, thế giới Điêu tàn hư ngụy bị sụp đổ. Lòng tin trở lại sinh thành và có căn cứ. Từ đó, người ta thấy tâm hồn ấy đã ?ogiã từ thung lũng đau thương để bước ra cánh đồng vui, từ chân trời một người để đến chân trời của tất cả?. Nhà thơ chia tay cái gia tài đồ sộ hàng triệu nỗi buồn để đến với tố quốc và nhân dân. Thoát khỏi cái tôi siêu hình, tâm hồn nhà thơ tràn ngập một vẫy gọi yêu thương mới, một mê đắm tin tưởng mới. Ánh sáng và phù sa vì thế chứa đựng nhiều chất liệu hiện thực của cuộc đời, giàu ý nghĩa xã hội và chan hòa tình cảm cộng đồng. Chính ở đây, Chế Lan Viên là nhà thơ cách mạng.
    Song cần phải thấy rõ rằng, trong Ánh sáng và phù sa, khi lịch sử đi những bước khổng lồ thì cái ?otinh tế nở hoa? tạm thời chưa nghĩ đến. Nhà thơ vì thế chỉ biết hướng ngoại với tư cách công dân hay nhà sử học. Đó là nhà thơ cách mạng hành động. Còn ở Di cảo thơ II, con người đứng trước sự đòi gọi của thiên mệnh bó buộc, nhà thơ phải trở về với mình để chân thành phản tỉnh. Nhà thơ cách mạng vì thế hướng nội trong cách thế của một triết nhân đầy suy tư, chiêm nghiệm. Giọng thơ trở nên đằm thắm, sâu lắng, trầm tĩnh, đầy tự vấn "Anh phải tự làm hoa tiêu lấy chính mình?. Ông lật trái mình qua giông bão ?osấm chớp". Và cứ thế, nhà thơ mải miết săn lùng sự thật về cuộc đời, con người, về nghệ thuật và chính mình. Trong cơn mặc khải suy tưởng, đôi lúc ông trở nên hoài nghi, mặc cảm, chua chát, sắc lạnh, hóm hỉnh, đùa cợt. Ông suy tư về những vấn đề bản thể, song vẫn nhìn thấy cả một nền triết học sẵn sàng nảy lộc của cây bàng. Đấy là một thứ minh triết tự nhiên của đời, vượt lên mọi "lý thuyết màu xám?. Ở Di cảo thơ II, Chế Lan viên là nhà thơ cách mạng suy tưởng.
    Trong nền thơ ca Việt Nam ở vào thế kỷ XX vừa khép lại, sự nghiệp thơ ca đồ sộ đầy ý nghĩa thời đại của Chế Lan Viên là một hiện tượng thơ mang tầm thế kỷ. Gương mặt nghệ thuật đa diện của ông là gương mặt tiêu biểu cho nhiều thế hệ nhà thơ đã gắn bó và sáng tạo suốt chiều dài một thế kỷ văn học chứa nhiều canh tân về mặt thi pháp của một nền văn học hiện đại có gia tốc lớn. Ở chặng đường nào, dù là Thơ Mới lãng mạn (1932 - 1945), thơ Cách mạng (1945 - 1975) hay thơ thời kỳ Đổi mới (1986 -2000), ông vẫn ở hàng đỉnh cao tiêu biểu với những tập thơ biết gây sôi động thi đàn: Điêu tàn, Ánh sáng và phù sa, Di cảo thơ II. Có thể nói, đấy là một cuộc chạy maratông văn học bền bỉ nhất và cũng sung sức nhất trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại thế kỷ XX mà ông là người duy nhất đến chót cuộc hành trình. Không chỉ thế, dường như bước chạy bằng thơ ấy vẫn còn mải miết ở về phía trước bởi những giá trị hằng cửu của cái Đẹp thi ca trong thơ của ông. Thật quá lời nhưng cũng không có gì miễn cưỡng và e dè để nói rằng: mỗi bài thơ của Chế Lan Viên là một bậc thềm của ngôi đền suy tưởng độc đáo mà người đọc có thể từ đó bước tới được nơi cao đẹp sang trọng, để từ đó chúng ta có thể khởi hành một cuộc lãng du luôn luôn mới mẻ trong việc suy tư về con người, cuộc đời và thơ ca.
    _____________
    Ghi chú: ?oTháp Bayon bốn mặt? là tên một bài thơ của Chế Lan Viên

  3. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Chế Lan Viên - tháp Bayon bốn mặt là ông?
    Lê Quang Đức
    Chế Lan Viên là một trong những người suy tư và viết về lao động thơ nhiều nhất, ông thể hiện tất cả điều đó thành thơ:
    Thơ, thơ đong từng ngao nhưng tát bể
    Là cái cân nhỏ xíu lại cân đời

    Hiểu giá trị của thơ, ông là người trong suốt hành trình sáng tạo đã luôn tìm cách tốt nhất để chuyển hóa chất liệu đời sống thành chất liệu tâm hồn bằng cách thầm lặng đánh vật với câu chữ, ý tưởng như người phu chữ. Ông luôn tuân theo những hình luật khắc nghiệt của sáng tạo nhưng bao giờ cũng biết vượt qua để hướng tới bến bờ nghệ thuật: thơ phải có ích cho tư tưởng và phải mới lạ cho xúc cảm:
    Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm
    Như cây xanh quá thẳng chim không về

    Cả nghĩ như thế nên Chế Lan Viên luôn trung thực là mình, thơ ông thể hiện rất rõ cách tư duy sâu sắc, cách cảm nhận tinh tế và cách thể hiện độc đáo hiếm thấy. Trước sau trong sáng tạo, tiếng thơ của ông luôn đậm chất chính luận, triết lý và đầy sáng tạo. Ông luôn hướng thơ về những vấn đề trung tâm của đời sống, những vấn đề ở tầm dân tộc, thời đại. Tư duy thơ ông sắc sảo, đa diện, ông không bao giờ nhìn sự vật một phía một chiều, ông xoay trở, quan sát ở nhiều bình diện, góc độ, tự nâng mình lên một tầm cao bao quát về văn hóa, tư tưởng, luôn đặt sự kiện, vấn đề trong mối tương quan nhiều sự vật khác để so sánh đối chọi, liên hệ, tổng hợp. Chính vì thế ý tưởng thơ của ông sắc sảo; lời thơ tân kỳ, sáng tạo; nhịp thơ cuồn cuộn; mạch thơ căng, nâng cao và gợi nhiều suy tưởng cho người đọc. Chúng ta cảm thấy rất rõ tâm hồn nhà thơ, đã yêu thương thì yêu thương da diết, điên dại và căm ghét thì cũng đến độ ?otừ bỏ, loại trừ". Cho nên trong Điêu tàn cảm xúc thơ có lúc bị xô lệch nghiêng ngửa về phía buồn đau, tuyệt vọng, đó là một nỗi đau khổ thống thiết của một tâm hồn bị vong nô:
    Trời hỡi trời! Hôm nay ta chán hết
    Những sắc màu hình ảnh của trần gian

    Trong Ánh sáng và phù sa lại là những câu thơ gieo lửa vào lòng người, thúc giục tiến lên, hăm hở, hào sảng, vang vọng về hiện tại và tràn đầy niềm tin. Nhưng đối với kẻ thù nhân dân, ý tưởng thơ cứ gân guốc, thô thiển, sần sùi chạy trên câu thơ. Những câu thơ không có ?otrang phục thơ? ấy là do lòng phẫn nộ mãnh liệt. Ở Di cảo thơ II, nhà thơ dường như "kê biên? tài sản suy nghiệm của mình, ông lật trái mình một cách thành thật, trần trụi, vừa thể hiện, vừa lý giải; tứ thơ, mạch thơ, nhịp thơ cuộn lên liên tục, dằn xoáy dữ dội để đi đến được tận cùng lý lẽ, chân lý. Thơ Chế Lan Viên vì thế là đại diện cho một hồn thơ thời đại, một hồn thơ đã vận động đi theo những bước tiến của lịch sử. Với Điêu tàn, thế giới thơ Chế Lan Viên đứng riêng một cõi "giữa đồng bằng văn học Việt Nam ở nửa thế kỷ XX. Nó đứng sững như một cái tháp Chàm, chắc chắn và lẻ loi, bí mật" (Hoài Thanh). Đó là một cõi âm giới với xương sọ đầu lâu, với mồ không huyệt lạnh, với tha ma pháp trường, đó là một dòng sông Linh hư ảo được dựng lên giữa tà dương nắng xế, trong những đêm mờ sương tàn lạnh, với những hồn ma vất vưởng, những thành quách đổ nát trong một sắc màu tàn lụi, kinh dị. Và Điêu tàn vì thế là một thế giới hư linh, ma quái, chìm đắm trong bóng tối cô đơn lạnh lẽo với những cơn mê sảng của một tâm hồn giá lạnh bị vong nô. Bằng một lòng tin đau đớn, ông dựng lên một thế giới hoang tưởng, hư ngụy và ông tin là nó có thật. Rồi ông bị hút theo xác tín siêu hình đó. Nhưng sau đó, xác tín bị đánh vỡ, lúc ấy ông trở nên cô độc và câm lặng. Và thế là nhà thơ kêu lên hốt hoảng, một tiếng kêu khắc khoải về nỗi đau bị biến chất, về việc mất lòng tin và chỉ còn lại sự cô đơn. Thực ra đó là cách nhà thơ cố tạo ra một sự ngăn cách giả định giữa nhà thơ và cuộc đời. Khác với Hàn Mặc Tử, nỗi đau đời được diễn đạt bằng nỗi đau người, nỗi đau trải nghiệm của ?othịt da tôi sượng sần và tê điếng?, Chế Lan Viên nhức nhối một nỗi đau trí tuệ sâu sắc. Đó là cơn vật vã của suy tưởng, chiêm nghiệm về xác tín, về niềm tin, về sự tồn tại của con người trên mặt đất. Tiếng thơ ấy là tiếng thơ của một thế hệ bị mất nước luôn bất hòa với thực tại và mong đòi trốn thoát. Vì thế, có thể nói với Điêu tàn Chế Lan Viên là một nhà thơ lãng mạn.
    Sau 1945, đi theo cách mạng, đất nước được độc lập, tự do, thế giới Điêu tàn hư ngụy bị sụp đổ. Lòng tin trở lại sinh thành và có căn cứ. Từ đó, người ta thấy tâm hồn ấy đã ?ogiã từ thung lũng đau thương để bước ra cánh đồng vui, từ chân trời một người để đến chân trời của tất cả?. Nhà thơ chia tay cái gia tài đồ sộ hàng triệu nỗi buồn để đến với tố quốc và nhân dân. Thoát khỏi cái tôi siêu hình, tâm hồn nhà thơ tràn ngập một vẫy gọi yêu thương mới, một mê đắm tin tưởng mới. Ánh sáng và phù sa vì thế chứa đựng nhiều chất liệu hiện thực của cuộc đời, giàu ý nghĩa xã hội và chan hòa tình cảm cộng đồng. Chính ở đây, Chế Lan Viên là nhà thơ cách mạng.
    Song cần phải thấy rõ rằng, trong Ánh sáng và phù sa, khi lịch sử đi những bước khổng lồ thì cái ?otinh tế nở hoa? tạm thời chưa nghĩ đến. Nhà thơ vì thế chỉ biết hướng ngoại với tư cách công dân hay nhà sử học. Đó là nhà thơ cách mạng hành động. Còn ở Di cảo thơ II, con người đứng trước sự đòi gọi của thiên mệnh bó buộc, nhà thơ phải trở về với mình để chân thành phản tỉnh. Nhà thơ cách mạng vì thế hướng nội trong cách thế của một triết nhân đầy suy tư, chiêm nghiệm. Giọng thơ trở nên đằm thắm, sâu lắng, trầm tĩnh, đầy tự vấn "Anh phải tự làm hoa tiêu lấy chính mình?. Ông lật trái mình qua giông bão ?osấm chớp". Và cứ thế, nhà thơ mải miết săn lùng sự thật về cuộc đời, con người, về nghệ thuật và chính mình. Trong cơn mặc khải suy tưởng, đôi lúc ông trở nên hoài nghi, mặc cảm, chua chát, sắc lạnh, hóm hỉnh, đùa cợt. Ông suy tư về những vấn đề bản thể, song vẫn nhìn thấy cả một nền triết học sẵn sàng nảy lộc của cây bàng. Đấy là một thứ minh triết tự nhiên của đời, vượt lên mọi "lý thuyết màu xám?. Ở Di cảo thơ II, Chế Lan viên là nhà thơ cách mạng suy tưởng.
    Trong nền thơ ca Việt Nam ở vào thế kỷ XX vừa khép lại, sự nghiệp thơ ca đồ sộ đầy ý nghĩa thời đại của Chế Lan Viên là một hiện tượng thơ mang tầm thế kỷ. Gương mặt nghệ thuật đa diện của ông là gương mặt tiêu biểu cho nhiều thế hệ nhà thơ đã gắn bó và sáng tạo suốt chiều dài một thế kỷ văn học chứa nhiều canh tân về mặt thi pháp của một nền văn học hiện đại có gia tốc lớn. Ở chặng đường nào, dù là Thơ Mới lãng mạn (1932 - 1945), thơ Cách mạng (1945 - 1975) hay thơ thời kỳ Đổi mới (1986 -2000), ông vẫn ở hàng đỉnh cao tiêu biểu với những tập thơ biết gây sôi động thi đàn: Điêu tàn, Ánh sáng và phù sa, Di cảo thơ II. Có thể nói, đấy là một cuộc chạy maratông văn học bền bỉ nhất và cũng sung sức nhất trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại thế kỷ XX mà ông là người duy nhất đến chót cuộc hành trình. Không chỉ thế, dường như bước chạy bằng thơ ấy vẫn còn mải miết ở về phía trước bởi những giá trị hằng cửu của cái Đẹp thi ca trong thơ của ông. Thật quá lời nhưng cũng không có gì miễn cưỡng và e dè để nói rằng: mỗi bài thơ của Chế Lan Viên là một bậc thềm của ngôi đền suy tưởng độc đáo mà người đọc có thể từ đó bước tới được nơi cao đẹp sang trọng, để từ đó chúng ta có thể khởi hành một cuộc lãng du luôn luôn mới mẻ trong việc suy tư về con người, cuộc đời và thơ ca.
    _____________
    Ghi chú: ?oTháp Bayon bốn mặt? là tên một bài thơ của Chế Lan Viên

  4. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Vũ Quần Phương: ''Tôi hơi sa đà vào việc nói chuyện thơ''
    Khởi nghiệp là một bác sĩ, rồi đến với văn chương như một cái nghiệp, nhà thơ Vũ Quần Phương quan niệm thơ là kinh nghiệm sống, được thu nhận từ cảm xúc và cũng được gửi đi bằng cảm xúc.
    - Là người đi nói chuyện thơ rất nhiều, ông đã đến với "nghề" này như thế nào?
    - Năm 1973, nhà thơ Định Hải, Nguyễn Bùi Vợi và tôi đạp xe từ Việt Trì lên Lào Cai. Trên đường đi, chúng tôi ghé qua một trường cấp III huyện Phù Ninh nhờ nghỉ qua đêm. Khi xưng tên, chúng tôi rất sung sướng biết họ từng đọc thơ của mình. Mọi người đề nghị chúng tôi nói chuyện thơ cho trường nghe. Mấy anh em sướng rơn. Tối hôm đó, tôi là người cầm trịch, hình như tôi có nói nhiều về thơ chiến tranh, thơ Phạm Tiến Duật. Anh em rất say mê lắng nghe. Đến đêm, tôi cùng anh Vợi đi dạo ngang qua phòng giáo viên, thấy các cô giáo đang giở sách giáo khoa đối chiếu lại với bài nói chuyện, chứng tỏ các cô phần nào suy nghĩ sâu thêm về những bài thơ. Khi lên Lào Cai, chúng tôi cũng được mời nói chuyện thơ với Trường trung cấp Y tế. Dạo đó đang chiến tranh nên cả trường đi ngủ sớm. Ông hiệu trưởng phải đánh thức từng phòng dậy. Thù lao đầu tiên của chúng tôi là hai hộp sữa. Hồi ấy có như vậy là quý lắm rồi. Bên Tỉnh ủy nghe tin cũng mời sang, rồi cho chúng tôi một chuyến xe lên Sapa. Đó là lần đầu tiên tôi được đi Sapa, lại được đi xe của tỉnh mới sang. Từ đó, tôi đâm "có duyên" được mời đi nói chuyện thơ.
    - Ông nghĩ thế nào về việc nói chuyện thơ?
    - Tưởng là nhàn nhưng rất mất sức và tốn thời gian. Thu hoạch đi nói chuyện thơ một tuần không bằng đi thực tế một ngày. Hơn nữa với những người đã nghe mình nói thì lần sau lại phải khác lần trước. Mặc dù làm thơ, viết phê bình và nói chuyện là một sự liên hoàn nhưng nhiều khi tôi thấy mình hơi sa đà vào chuyện ấy. Bạn bè vẫn hay đùa là nhiều khi mở TV ra đã thấy ông ngồi sẵn ở trong rồi.
    - Cách tiếp nhận thơ giữa người nghe và người đọc khác nhau như thế nào?
    - Đi nói chuyện thơ, thuận lợi là mình biết độc giả thích thơ ở khía cạnh, đề tài nào và giúp người đọc hiểu việc đời qua những trang thơ, nhất là các bạn trẻ. Trong những chuyến đi như thế, tôi tranh thủ thu lượm thực tế và sáng tác. Rất nhiều bài thơ xuất phát từ những ý tưởng khi đang nói chuyện. Lâu dần, cái nọ móc vào cái kia thành hệ thống, buổi sau rút kinh nghiệm của buổi trước, nên không phải tốn nhiều công.
    - Số lần ông đi nói chuyện thơ đã lên đến hơn 2.000. Bằng cách nào ông tính được và ông sẽ vượt con số lỷ lục ấy chứ?
    - Mười năm trở lại đây, vì có nhiều nơi mời nên tôi phải ghi vào sổ lịch, bình quân có đến 70-100 cuộc nói chuyện một năm. Mà tôi đã nói chuyện thơ được 30 năm rồi đấy! Ngày xưa, ông Chế Lan Viên trách Xuân Diệu là đáng lẽ cuối đời phải viết hồi ký và thi thoại thì cứ mải mê đi nói chuyện thơ. Vận vào mình, tôi nhận thấy tính mình cả nể, người ta mời lại ngại từ chối, trong khi lại phải điều hòa để còn viết. Nói chuyện thì tốt, nhưng chỉ tốt lúc ấy thôi chứ không tốt bằng việc viết ra chữ. Tôi đang cố gắng thu thập những thứ đã sáng tác để in thành sách và viết cho được một cuốn hồi ký.
    (Theo Thể Thao & Văn hoá)
  5. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Vũ Quần Phương: ''Tôi hơi sa đà vào việc nói chuyện thơ''
    Khởi nghiệp là một bác sĩ, rồi đến với văn chương như một cái nghiệp, nhà thơ Vũ Quần Phương quan niệm thơ là kinh nghiệm sống, được thu nhận từ cảm xúc và cũng được gửi đi bằng cảm xúc.
    - Là người đi nói chuyện thơ rất nhiều, ông đã đến với "nghề" này như thế nào?
    - Năm 1973, nhà thơ Định Hải, Nguyễn Bùi Vợi và tôi đạp xe từ Việt Trì lên Lào Cai. Trên đường đi, chúng tôi ghé qua một trường cấp III huyện Phù Ninh nhờ nghỉ qua đêm. Khi xưng tên, chúng tôi rất sung sướng biết họ từng đọc thơ của mình. Mọi người đề nghị chúng tôi nói chuyện thơ cho trường nghe. Mấy anh em sướng rơn. Tối hôm đó, tôi là người cầm trịch, hình như tôi có nói nhiều về thơ chiến tranh, thơ Phạm Tiến Duật. Anh em rất say mê lắng nghe. Đến đêm, tôi cùng anh Vợi đi dạo ngang qua phòng giáo viên, thấy các cô giáo đang giở sách giáo khoa đối chiếu lại với bài nói chuyện, chứng tỏ các cô phần nào suy nghĩ sâu thêm về những bài thơ. Khi lên Lào Cai, chúng tôi cũng được mời nói chuyện thơ với Trường trung cấp Y tế. Dạo đó đang chiến tranh nên cả trường đi ngủ sớm. Ông hiệu trưởng phải đánh thức từng phòng dậy. Thù lao đầu tiên của chúng tôi là hai hộp sữa. Hồi ấy có như vậy là quý lắm rồi. Bên Tỉnh ủy nghe tin cũng mời sang, rồi cho chúng tôi một chuyến xe lên Sapa. Đó là lần đầu tiên tôi được đi Sapa, lại được đi xe của tỉnh mới sang. Từ đó, tôi đâm "có duyên" được mời đi nói chuyện thơ.
    - Ông nghĩ thế nào về việc nói chuyện thơ?
    - Tưởng là nhàn nhưng rất mất sức và tốn thời gian. Thu hoạch đi nói chuyện thơ một tuần không bằng đi thực tế một ngày. Hơn nữa với những người đã nghe mình nói thì lần sau lại phải khác lần trước. Mặc dù làm thơ, viết phê bình và nói chuyện là một sự liên hoàn nhưng nhiều khi tôi thấy mình hơi sa đà vào chuyện ấy. Bạn bè vẫn hay đùa là nhiều khi mở TV ra đã thấy ông ngồi sẵn ở trong rồi.
    - Cách tiếp nhận thơ giữa người nghe và người đọc khác nhau như thế nào?
    - Đi nói chuyện thơ, thuận lợi là mình biết độc giả thích thơ ở khía cạnh, đề tài nào và giúp người đọc hiểu việc đời qua những trang thơ, nhất là các bạn trẻ. Trong những chuyến đi như thế, tôi tranh thủ thu lượm thực tế và sáng tác. Rất nhiều bài thơ xuất phát từ những ý tưởng khi đang nói chuyện. Lâu dần, cái nọ móc vào cái kia thành hệ thống, buổi sau rút kinh nghiệm của buổi trước, nên không phải tốn nhiều công.
    - Số lần ông đi nói chuyện thơ đã lên đến hơn 2.000. Bằng cách nào ông tính được và ông sẽ vượt con số lỷ lục ấy chứ?
    - Mười năm trở lại đây, vì có nhiều nơi mời nên tôi phải ghi vào sổ lịch, bình quân có đến 70-100 cuộc nói chuyện một năm. Mà tôi đã nói chuyện thơ được 30 năm rồi đấy! Ngày xưa, ông Chế Lan Viên trách Xuân Diệu là đáng lẽ cuối đời phải viết hồi ký và thi thoại thì cứ mải mê đi nói chuyện thơ. Vận vào mình, tôi nhận thấy tính mình cả nể, người ta mời lại ngại từ chối, trong khi lại phải điều hòa để còn viết. Nói chuyện thì tốt, nhưng chỉ tốt lúc ấy thôi chứ không tốt bằng việc viết ra chữ. Tôi đang cố gắng thu thập những thứ đã sáng tác để in thành sách và viết cho được một cuốn hồi ký.
    (Theo Thể Thao & Văn hoá)
  6. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Thơ Nguyễn Vĩnh Tiến: câu chuyện lôi thôi của con chồn hoang

    Trong những nhà thơ trẻ của Hà Nội, Nguyễn Vĩnh Tiến được biết đến như một người làm thơ già và cũ. Già ở đây vì Tiến đã có một thời gian hơn 14 năm làm thơ, kể từ giải thưởng văn học Tuổi Xanh của báo Tiền Phong năm 1990. Tôi nghĩ, thâm niên như thế với tuổi đời vừa qua 30 thì cũng là đáng kể. Cũ ở chỗ, so với Vi Thùy Linh và Phan Huyền Thư?, tuy Nguyễn Vĩnh Tiến xuất hiện có sớm hơn nhưng thơ Tiến vẫn chưa được đánh giá cao và tên tuổi anh vẫn không được biết đến nhiều hơn họ. Theo tôi, ngoài những nguyên nhân chủ quan (như ưu tiên phái đẹp, dòng dõi quí-xờ-tộc *?) thì khách quan mà nói, thơ Nguyễn Vĩnh Tiến (từ đề tài, cấu trúc đến ngôn ngữ, hình thức) đều khá cũ - không kể chùm thơ vừa qua trên eVăn mà Tiến đã gửi cho tôi khi anh đang tu nghiệp ở Pháp. Đọc Tiến, tôi cứ nhớ âm vọng một truyện ngắn của nhà văn Trần Vũ với cái tên trần trụi, khốc liệt: Cái chết sau quá khứ! (Hồng Lĩnh, 1998). Vâng, tập thơ Những bình minh khác của Nguyễn Vĩnh Tiến (NXB Hội Nhà văn, 2002), ngoài những vàng son, thuật giả kim của nó, đáng tiếc, cũng chỉ gợi nhớ bóng dáng cái chết sau quá khứ! Vì sự đổi mới của thơ, tôi sẽ lần lượt vạch rõ nguyên nhân ?ovì sao thơ Tiến chết? trong bài viết này .
    Bài thơ hay nhất, nổi tiếng nhất của Nguyễn Vĩnh Tiến, đã có trong tập thơ anh, theo tôi đó là bài Chồn hoang. Xin được giới thiệu với bạn đọc như sau:
    Những con chồn hoang
    Đêm đêm mò về làng
    Mắt như sao rơi xuống đất
    Mỗi chiếc lông rụng mang theo một hạt bụi của núi đồi

    Chúng nối chân nhau đi theo đường dích dắc
    Vắt qua khe hở bất trắc
    Vòng theo những thớ đất lồi
    Và nói với nhau những chuyện lôi thôi

    Chồn hoang chồn hoang
    Có câu hát rằng:

    ?o?Hễ có mặt trăng
    Là thêm cái bóng
    Theo ta về làng

    Hễ có mặt trăng
    Là thêm cái ánh
    Theo ta màu vàng

    Hễ có mặt trăng
    Là thêm cái tối
    Theo ta lang thang??

    Bầy chồn về bắt vạ chuyện làng
    Bầy chồn đi như tìm đói khát

    Chồn ơi chồn đứng ở đâu
    Ban ngày đang ngủ trên đầu ban đêm
    Chồn đi đá cứng chân mềm
    Về làng mà hát, mà xuyên qua làng
    Cái bi kịch lớn nhất của con chồn hoang Nguyễn Vĩnh Tiến là nó không được còn lãng du, hát bài ca ?oTrăng trăng trăng là trăng trăng trăng? (Hàn Mặc Tử) khoáng đãng, man dại ở làng nữa mà đã đi lạc vào thành phố. Hay khi làng quê, nông thôn có xu hướng thu hẹp dần, đời sống truy bức xua đuổi khiến nó phải bứt khỏi núi đồi lang thang kiếm ăn vào đô thị, ?ođi như tìm đói khát?. Chồn hoang, chó hoang hay mèo hoang? đều vậy. Những con hoang dã thường dữ tợn. Nhưng khi cập cửa ngõ thành phố không khéo ?otheo đường dích dắc? thì nó sẽ trở thành những món nhậu đặc sản. Bởi đô thị có luật chơi riêng. Vì vậy cũng chẳng có gì khó hiểu khi Tiến muốn suy tư về số phận ?okhe hở bất trắc? thì bất ngờ anh đã trở thành sến, không muốn nói là Mari Sến. Vâng, đó là luộc, nhừ, nướng, ninh, hầm xả, rựa mận? Phơi số phận bằm nát trên mặt bàn bóng loáng trước khi đi qua khe hở êm ái trắc trở khoái khẩu của vòm họng.
    Trong thơ, đô thị và làng quê không những chống đối nhau về thi pháp mà còn ở nội dung, cách thể hiện. Đơn cử, nếu làng quê giản dị thì đô thị phức tạp. Nếu đô thị đầy rẫy mâu thuẫn thì làng quê ?olề thói? và liền một mối, co cụm trong triết lý ?otối lửa tắt đèn có nhau?. Không riêng gì Nguyễn Vĩnh Tiến, điều dễ thấy trong thơ, trong văn chương Việt Nam là tâm lý hồi ức của mặc cảm ?oMẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ở nông thôn...? (Nguyễn Huy Thiệp). Việc đó rất dễ hiểu. Bởi chúng ta là cư dân của lúa nước, của nền kinh tế nông nghiệp nhiệt đới. Của không gian và sự chi phối của cánh đồng, con trâu, cái cày. Tâm thức ám ảnh không nguôi về mất mùa, lam lũ, nghèo đói. Và sẽ thực sự nguy hiểm khi cái làng quê thơ mộng ấy trở thành sự hãnh tiến của những ?otrí thức đỏm dáng? hay ?otriết lý đồng xu lẻ?. Có nghĩa là anh ta đã biến cái làng tàn tạ, rệu rã của mình thành một thành trì, một ?olô cốt? vững chắc cuối cùng mong chắn giữ văn minh Internet hoàn cầu đang có nguy cơ nối kết toàn nhân loại. Nói cách khác, từ cái chòi điếm canh mục nát còn lưu cữu lại sau biến thiên thời gian, với một máy vi tính, anh hy vọng có thể nhìn thấy toàn thế giới. Nhưng thế vẫn không có nghĩa cái váy của mẹ Đốp rồi có ngày sẽ là thời trang sáng giá nhất trên những sàn diễn ?oà la mode? ở Paris hay chiếc điếu cày của anh cu Đĩ có thể phà khói, phả hơi cay khoái trá vào khuôn mặt văn hóa thế giới. Hình ảnh so sánh này buộc tôi nhớ tới những anh chàng bán dạo trên những chuyến tàu Nam Bắc, Hà Nội - Sài Gòn những năm trước đổi mới. Vừa đi chuyển trên những toa tàu nối nhau chạy rầm rập chênh vênh, các anh vừa rao: ?oChè chén thuốc lào, đỉnh cao thời đại !?.
    Nhà thơ ?oBóng chữ? Lê Đạt cũng đã từng lên tiếng cảnh tỉnh về hai câu ca dao: ?oTa về ta tắm ao ta / Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn? là ?obáu gì một cái ao nhỏ bé?, thậm chí còn rất ?omất vệ sinh?.
    Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cũng nỗ lực trong thi pháp hiện đại ?ohuyền ảo? nối kết kỹ thuật ?ocắt lớp?, ?ochụp ảnh? hậu soi chiếu văn hóa làng quê châu thổ để đem lại cho người đọc một không khí, chân dung mới chưa từng thấy trong không gian thơ Việt. Thế còn những nhà thơ trẻ như Nguyễn Vĩnh Tiến thì sao? Thật kỳ lạ. Hầu như anh rất ít xoay chuyển. Vẫn tái hiện (hay chịu đựng?) một ?ocái chết sau quá khứ?.
    Tôi đáng lẽ ngồi chờ chuyến đò định mệnh
    Nhưng đã bật dậy chạy theo cánh cung triền đê vàng
    Để rồi lạc tiếp giữa những cánh cung sườn đồi căng nắng
    Thoát theo một đường nhỏ, cây cọ xoè tay đã nhuộm rát từ mặt trời

    Nhưng điều khả quan nhất, và đáng để hy vọng nhất là hơn mười năm đọc thơ anh, đó là tôi chưa bao giờ thấy Nguyễn Vĩnh Tiến bớt bối rối. Phải chăng nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn cũng đã nhận ra sự bối rối ấy và ghi nhận rằng tập Những bình minh khác là tập thơ nhiều triển vọng trong năm 2002? (báo Lao Động) Tuy thế nó vẫn nằm trong những rào cản sau đây: a) Tâm thế Nguyễn Vĩnh Tiến vẫn là tâm thế của một con người quá hoàn chỉnh trong thước đo của các giá trị cũ; b) Tâm hồn của Nguyễn Vĩnh Tiến vẫn là tâm hồn của làng quê Việt, hay Nguyễn Bính hiện hồn về mượn thân xác Tiến mà sống khắc khoải với ?oHôm qua em đi tỉnh về / Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều? cho dù ngôn ngữ Nguyễn Vĩnh Tiến đã có một tranh chấp giữa giới biên nông thôn và thành thị.
    Thơ Tiến trước hết là thơ của một làng quê trung du đúng nghĩa: ?oNhững khuôn mặt lưỡi cày / Nụ cười hay lúa chín / Ưỡn ngực cho nắng quay / Mó bàn tay bịn rịn? (Ngủ ngày). Hay là những câu chuyện trong ký ức bóng ảnh: ?oNhững con chồn hoang đêm đêm mò về làng / Chúng nối chân nhau đi theo đường dích dắc / Vắt qua khe hở bắc trắc / Vòng theo những thớ đất lồi / Và nói với nhau những chuyện lôi thôi? (Chồn hoang). ?oĐưa em đưa em sang bên cầu / Anh theo con sông chảy về đâu / Đưa em đưa em sang bên cầu / Anh mang con sông về làm dâu? (Giữa con sông làng). Chúng ta dễ dàng tìm thấy ở đây những câu chữ móc ngoéo dễ dãi (dích dắc/ bắt trắc), những liên kết vần vè kỳ quặc (thớ đất lồi / Nói lôi thôi) những lắp ráp non nẻo (Ưỡn ngực / nắng quay), và bất hợp lý (con sông / làm dâu) nhưng lại dễ dàng mượn văn hóa đồng dao để ?othoát? hay mong ?oxóa trắng? lấp liếm đi tất cả. Lối tư duy bao biện này thật nguy hiểm. Nó đã giết chết Nguyễn Vĩnh Tiến trong lối tìm về hay đối mặt trơ lạnh với những tiền-đồn-thơ-hiện-đại. Bởi bản tính của thơ hiện đại là đọc tên những trạng thái phức hợp một cách chính xác. Lần mò trong rừng mâu thuẫn, phân rã tối tăm của tâm hồn, sự rối loạn chồng chéo của cuộc sống để xác định động mạch chủ hay bứt đứt động mạch chủ. Nó không phải là lớp da thối bao biện cảm giác mà là cuộc giải phẫu cắt thẳng vào mạch máu.
    Thơ Nguyễn Vĩnh Tiến chưa làm được điều đó. Như con chồn hoang đã mất rừng núi, những đêm trăng rải ánh vàng nhưng chưa thể quên cuộc sống hoang dã. Bằng nhiều cách, Tiến cũng muốn thể hiện trong thơ tâm thế của con người hiện đại. Nhưng tiếc thay, đó không phải là những gì căn rễ của anh. Nó khiến bạn đọc buồn cười vì tính triết lý pha trò ngô nghê. Vẫn không thoát khỏi ám ảnh đồng dao, kiểu ?oMồng một lưỡi trai / Mồng hai lá lúa / Mồng ba câu liêm ...?, những gì người nông dân rút tỉa, sàng sảy qua kinh nghiệm của bàn tay cuộc sống, thiên nhiên, thời tiết dễ hiểu. Nhưng khi sử dụng lại thủ pháp ?obao biện?, thiếu chính xác đó, ví như viết về một đối tượng siêu hình, hay cái chết chẳng hạn, Tiến viết rất buồn cười:
    Nhảy nhót cho ta xem nào
    Cái chết
    Hôm nay mi mặc cái váy nào?
    Hôm nay mi có đội mũ đen
    Hôm nay mi có cầm cây đèn?

    Nó gợi nhớ hình ảnh cây đèn thần của Aladin hay bà phù thủy cưỡi trên cây chổi. Và càng bi kịch hơn hơn khi Tiến đi sâu vào lý luận với thần Chết hay mối quan hệ biện chứng giữa nhà thơ và thần Chết:
    Ta phải sống và phải viết
    Những điều đã biết và không biết
    Mi phải sống và không phải viết
    Nên ta thành bạn của nhau?

    (Cái chết)
    Nhiều bài thơ của Tiến được làm bất cẩn không thể chịu được. Ví dụ như bài Thân thể.
    Thân thể trong một đêm xuân
    Trơ ra những xương đốt khấc
    Những dòng máu chảy về hướng nào?

    Những suy tư kiểu ông chằng bà chuột đó vẫn có thể cho qua. Nhưng cho đến những câu:
    Râu mọc dài thêm
    Lớp da lần lượt chết
    Không có lý do để cười được (!?)

    thì... Vâng, đọc những câu thơ bất hợp lý và ngớ ngẩn đến thế thì đúng là?không có lý do để cười được!
    Nhưng cũng với bài thơ này ở một trạng huống khác, Tiến lại có những câu thật hay:
    Thân thể như một bệnh viện kín
    Các tế bào tự chạy chữa cho nhau

    Hoặc:
    Ý nghĩ
    Không đủ sức là một giấy thông hành
    Và người nằm lại
    Trong một chùm kỷ niệm vàng xanh

    Hãy xem Tiến triết lý về thời gian qua một nhân chứng nằm trên ?ophản gỗ màu nâu?:
    Trên tấm phản gỗ màu nâu
    Ông lão hát vang
    -Ta là người trẻ nhất của kiếp sau
    Mà vẫn là người trẻ nhất của kiếp trước !

    (Những người trẻ nhất)
    Còn những đồng dao (hay đồng sàng dị mộng?) vô thưởng vô phạt như thế này trong tập Những bình minh khác của Tiến đầy rẫy.
    Ti vi trong lúc ngủ yên
    Câm như một lời dậy bảo
    ?
    Xe đạp có đôi chân đất
    Chạy thì khác mấy gì đi
    ?
    Giầy dẫm phải dây giầy bẩn
    Dép cười vì dép không răng?

    (Cơn mệt)
    Ở thơ Tiến, ít tìm thấy sự xung đột của thế giới nội tâm, xủa con người đô thị bị tác động đến điên loạn vì nhịp chảy, sự rối ren của ngoại cảnh. Thường trong thơ hiện đại, ký ức miền quê yêu dấu bị khuất dần mòn dần thì ngược lại, thơ Nguyễn Vĩnh Tiến lại tô điểm làm cho nó sáng rõ lên.
    Còn những yếu tố khác?
    Cái gì làm cho thơ phản cảm? Đó là tính học đòi, khoe khoang. Sự đuổi bắt về hình thức và diêm dúa về tinh thần. Tôi rất chú ý phát biểu này của Đinh Linh, nhà thơ Mỹ, gốc Việt khi anh nghĩ về các chiều hướng cách tân nghệ thuật: ?oTôi chỉ chịu ảnh hưởng các nhà văn, cả cũ lẫn mới, chứ không chịu ảnh hưởng các phong trào. Thậm chí tôi luôn né tránh các phong trào. Ở những Lục tỉnh, mấy cô nhà quê thường hay mặc những bộ đồ môđen để được tân hình thức. Nhưng tôi nghĩ nhà văn phải tự may cho mình những bộ đồ. Không nên dườm lên người thời trang của người khác, nhất là những loại hàng si-đa phế thải?? (Đinh Linh trả lời phỏng vấn Lê Quỳnh Mai, Hợp Lưu, số 75, 5/2004).
    Tôi hy vọng nhiều ở tập thơ mới của Nguyễn Vĩnh Tiến, tập mà như anh gọi, Giữa mùa động vật âm vang. Rõ ràng chùm thơ từ Pháp anh gửi cho tôi đã có nhiều chuyển đổi. Mỗi tập thơ không lặp lại chính mình là tinh thần văn nghệ hiện đại, khi con chồn hoang mong ?ohung hiểm? hơn để không bị nướng tái trên bàn tiệc đô thị.
    Sài Gòn, 15/6/2004
    Nguyễn Hữu Hồng Minh - eVăn 2004

  7. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Thơ Nguyễn Vĩnh Tiến: câu chuyện lôi thôi của con chồn hoang

    Trong những nhà thơ trẻ của Hà Nội, Nguyễn Vĩnh Tiến được biết đến như một người làm thơ già và cũ. Già ở đây vì Tiến đã có một thời gian hơn 14 năm làm thơ, kể từ giải thưởng văn học Tuổi Xanh của báo Tiền Phong năm 1990. Tôi nghĩ, thâm niên như thế với tuổi đời vừa qua 30 thì cũng là đáng kể. Cũ ở chỗ, so với Vi Thùy Linh và Phan Huyền Thư?, tuy Nguyễn Vĩnh Tiến xuất hiện có sớm hơn nhưng thơ Tiến vẫn chưa được đánh giá cao và tên tuổi anh vẫn không được biết đến nhiều hơn họ. Theo tôi, ngoài những nguyên nhân chủ quan (như ưu tiên phái đẹp, dòng dõi quí-xờ-tộc *?) thì khách quan mà nói, thơ Nguyễn Vĩnh Tiến (từ đề tài, cấu trúc đến ngôn ngữ, hình thức) đều khá cũ - không kể chùm thơ vừa qua trên eVăn mà Tiến đã gửi cho tôi khi anh đang tu nghiệp ở Pháp. Đọc Tiến, tôi cứ nhớ âm vọng một truyện ngắn của nhà văn Trần Vũ với cái tên trần trụi, khốc liệt: Cái chết sau quá khứ! (Hồng Lĩnh, 1998). Vâng, tập thơ Những bình minh khác của Nguyễn Vĩnh Tiến (NXB Hội Nhà văn, 2002), ngoài những vàng son, thuật giả kim của nó, đáng tiếc, cũng chỉ gợi nhớ bóng dáng cái chết sau quá khứ! Vì sự đổi mới của thơ, tôi sẽ lần lượt vạch rõ nguyên nhân ?ovì sao thơ Tiến chết? trong bài viết này .
    Bài thơ hay nhất, nổi tiếng nhất của Nguyễn Vĩnh Tiến, đã có trong tập thơ anh, theo tôi đó là bài Chồn hoang. Xin được giới thiệu với bạn đọc như sau:
    Những con chồn hoang
    Đêm đêm mò về làng
    Mắt như sao rơi xuống đất
    Mỗi chiếc lông rụng mang theo một hạt bụi của núi đồi

    Chúng nối chân nhau đi theo đường dích dắc
    Vắt qua khe hở bất trắc
    Vòng theo những thớ đất lồi
    Và nói với nhau những chuyện lôi thôi

    Chồn hoang chồn hoang
    Có câu hát rằng:

    ?o?Hễ có mặt trăng
    Là thêm cái bóng
    Theo ta về làng

    Hễ có mặt trăng
    Là thêm cái ánh
    Theo ta màu vàng

    Hễ có mặt trăng
    Là thêm cái tối
    Theo ta lang thang??

    Bầy chồn về bắt vạ chuyện làng
    Bầy chồn đi như tìm đói khát

    Chồn ơi chồn đứng ở đâu
    Ban ngày đang ngủ trên đầu ban đêm
    Chồn đi đá cứng chân mềm
    Về làng mà hát, mà xuyên qua làng
    Cái bi kịch lớn nhất của con chồn hoang Nguyễn Vĩnh Tiến là nó không được còn lãng du, hát bài ca ?oTrăng trăng trăng là trăng trăng trăng? (Hàn Mặc Tử) khoáng đãng, man dại ở làng nữa mà đã đi lạc vào thành phố. Hay khi làng quê, nông thôn có xu hướng thu hẹp dần, đời sống truy bức xua đuổi khiến nó phải bứt khỏi núi đồi lang thang kiếm ăn vào đô thị, ?ođi như tìm đói khát?. Chồn hoang, chó hoang hay mèo hoang? đều vậy. Những con hoang dã thường dữ tợn. Nhưng khi cập cửa ngõ thành phố không khéo ?otheo đường dích dắc? thì nó sẽ trở thành những món nhậu đặc sản. Bởi đô thị có luật chơi riêng. Vì vậy cũng chẳng có gì khó hiểu khi Tiến muốn suy tư về số phận ?okhe hở bất trắc? thì bất ngờ anh đã trở thành sến, không muốn nói là Mari Sến. Vâng, đó là luộc, nhừ, nướng, ninh, hầm xả, rựa mận? Phơi số phận bằm nát trên mặt bàn bóng loáng trước khi đi qua khe hở êm ái trắc trở khoái khẩu của vòm họng.
    Trong thơ, đô thị và làng quê không những chống đối nhau về thi pháp mà còn ở nội dung, cách thể hiện. Đơn cử, nếu làng quê giản dị thì đô thị phức tạp. Nếu đô thị đầy rẫy mâu thuẫn thì làng quê ?olề thói? và liền một mối, co cụm trong triết lý ?otối lửa tắt đèn có nhau?. Không riêng gì Nguyễn Vĩnh Tiến, điều dễ thấy trong thơ, trong văn chương Việt Nam là tâm lý hồi ức của mặc cảm ?oMẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ở nông thôn...? (Nguyễn Huy Thiệp). Việc đó rất dễ hiểu. Bởi chúng ta là cư dân của lúa nước, của nền kinh tế nông nghiệp nhiệt đới. Của không gian và sự chi phối của cánh đồng, con trâu, cái cày. Tâm thức ám ảnh không nguôi về mất mùa, lam lũ, nghèo đói. Và sẽ thực sự nguy hiểm khi cái làng quê thơ mộng ấy trở thành sự hãnh tiến của những ?otrí thức đỏm dáng? hay ?otriết lý đồng xu lẻ?. Có nghĩa là anh ta đã biến cái làng tàn tạ, rệu rã của mình thành một thành trì, một ?olô cốt? vững chắc cuối cùng mong chắn giữ văn minh Internet hoàn cầu đang có nguy cơ nối kết toàn nhân loại. Nói cách khác, từ cái chòi điếm canh mục nát còn lưu cữu lại sau biến thiên thời gian, với một máy vi tính, anh hy vọng có thể nhìn thấy toàn thế giới. Nhưng thế vẫn không có nghĩa cái váy của mẹ Đốp rồi có ngày sẽ là thời trang sáng giá nhất trên những sàn diễn ?oà la mode? ở Paris hay chiếc điếu cày của anh cu Đĩ có thể phà khói, phả hơi cay khoái trá vào khuôn mặt văn hóa thế giới. Hình ảnh so sánh này buộc tôi nhớ tới những anh chàng bán dạo trên những chuyến tàu Nam Bắc, Hà Nội - Sài Gòn những năm trước đổi mới. Vừa đi chuyển trên những toa tàu nối nhau chạy rầm rập chênh vênh, các anh vừa rao: ?oChè chén thuốc lào, đỉnh cao thời đại !?.
    Nhà thơ ?oBóng chữ? Lê Đạt cũng đã từng lên tiếng cảnh tỉnh về hai câu ca dao: ?oTa về ta tắm ao ta / Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn? là ?obáu gì một cái ao nhỏ bé?, thậm chí còn rất ?omất vệ sinh?.
    Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cũng nỗ lực trong thi pháp hiện đại ?ohuyền ảo? nối kết kỹ thuật ?ocắt lớp?, ?ochụp ảnh? hậu soi chiếu văn hóa làng quê châu thổ để đem lại cho người đọc một không khí, chân dung mới chưa từng thấy trong không gian thơ Việt. Thế còn những nhà thơ trẻ như Nguyễn Vĩnh Tiến thì sao? Thật kỳ lạ. Hầu như anh rất ít xoay chuyển. Vẫn tái hiện (hay chịu đựng?) một ?ocái chết sau quá khứ?.
    Tôi đáng lẽ ngồi chờ chuyến đò định mệnh
    Nhưng đã bật dậy chạy theo cánh cung triền đê vàng
    Để rồi lạc tiếp giữa những cánh cung sườn đồi căng nắng
    Thoát theo một đường nhỏ, cây cọ xoè tay đã nhuộm rát từ mặt trời

    Nhưng điều khả quan nhất, và đáng để hy vọng nhất là hơn mười năm đọc thơ anh, đó là tôi chưa bao giờ thấy Nguyễn Vĩnh Tiến bớt bối rối. Phải chăng nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn cũng đã nhận ra sự bối rối ấy và ghi nhận rằng tập Những bình minh khác là tập thơ nhiều triển vọng trong năm 2002? (báo Lao Động) Tuy thế nó vẫn nằm trong những rào cản sau đây: a) Tâm thế Nguyễn Vĩnh Tiến vẫn là tâm thế của một con người quá hoàn chỉnh trong thước đo của các giá trị cũ; b) Tâm hồn của Nguyễn Vĩnh Tiến vẫn là tâm hồn của làng quê Việt, hay Nguyễn Bính hiện hồn về mượn thân xác Tiến mà sống khắc khoải với ?oHôm qua em đi tỉnh về / Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều? cho dù ngôn ngữ Nguyễn Vĩnh Tiến đã có một tranh chấp giữa giới biên nông thôn và thành thị.
    Thơ Tiến trước hết là thơ của một làng quê trung du đúng nghĩa: ?oNhững khuôn mặt lưỡi cày / Nụ cười hay lúa chín / Ưỡn ngực cho nắng quay / Mó bàn tay bịn rịn? (Ngủ ngày). Hay là những câu chuyện trong ký ức bóng ảnh: ?oNhững con chồn hoang đêm đêm mò về làng / Chúng nối chân nhau đi theo đường dích dắc / Vắt qua khe hở bắc trắc / Vòng theo những thớ đất lồi / Và nói với nhau những chuyện lôi thôi? (Chồn hoang). ?oĐưa em đưa em sang bên cầu / Anh theo con sông chảy về đâu / Đưa em đưa em sang bên cầu / Anh mang con sông về làm dâu? (Giữa con sông làng). Chúng ta dễ dàng tìm thấy ở đây những câu chữ móc ngoéo dễ dãi (dích dắc/ bắt trắc), những liên kết vần vè kỳ quặc (thớ đất lồi / Nói lôi thôi) những lắp ráp non nẻo (Ưỡn ngực / nắng quay), và bất hợp lý (con sông / làm dâu) nhưng lại dễ dàng mượn văn hóa đồng dao để ?othoát? hay mong ?oxóa trắng? lấp liếm đi tất cả. Lối tư duy bao biện này thật nguy hiểm. Nó đã giết chết Nguyễn Vĩnh Tiến trong lối tìm về hay đối mặt trơ lạnh với những tiền-đồn-thơ-hiện-đại. Bởi bản tính của thơ hiện đại là đọc tên những trạng thái phức hợp một cách chính xác. Lần mò trong rừng mâu thuẫn, phân rã tối tăm của tâm hồn, sự rối loạn chồng chéo của cuộc sống để xác định động mạch chủ hay bứt đứt động mạch chủ. Nó không phải là lớp da thối bao biện cảm giác mà là cuộc giải phẫu cắt thẳng vào mạch máu.
    Thơ Nguyễn Vĩnh Tiến chưa làm được điều đó. Như con chồn hoang đã mất rừng núi, những đêm trăng rải ánh vàng nhưng chưa thể quên cuộc sống hoang dã. Bằng nhiều cách, Tiến cũng muốn thể hiện trong thơ tâm thế của con người hiện đại. Nhưng tiếc thay, đó không phải là những gì căn rễ của anh. Nó khiến bạn đọc buồn cười vì tính triết lý pha trò ngô nghê. Vẫn không thoát khỏi ám ảnh đồng dao, kiểu ?oMồng một lưỡi trai / Mồng hai lá lúa / Mồng ba câu liêm ...?, những gì người nông dân rút tỉa, sàng sảy qua kinh nghiệm của bàn tay cuộc sống, thiên nhiên, thời tiết dễ hiểu. Nhưng khi sử dụng lại thủ pháp ?obao biện?, thiếu chính xác đó, ví như viết về một đối tượng siêu hình, hay cái chết chẳng hạn, Tiến viết rất buồn cười:
    Nhảy nhót cho ta xem nào
    Cái chết
    Hôm nay mi mặc cái váy nào?
    Hôm nay mi có đội mũ đen
    Hôm nay mi có cầm cây đèn?

    Nó gợi nhớ hình ảnh cây đèn thần của Aladin hay bà phù thủy cưỡi trên cây chổi. Và càng bi kịch hơn hơn khi Tiến đi sâu vào lý luận với thần Chết hay mối quan hệ biện chứng giữa nhà thơ và thần Chết:
    Ta phải sống và phải viết
    Những điều đã biết và không biết
    Mi phải sống và không phải viết
    Nên ta thành bạn của nhau?

    (Cái chết)
    Nhiều bài thơ của Tiến được làm bất cẩn không thể chịu được. Ví dụ như bài Thân thể.
    Thân thể trong một đêm xuân
    Trơ ra những xương đốt khấc
    Những dòng máu chảy về hướng nào?

    Những suy tư kiểu ông chằng bà chuột đó vẫn có thể cho qua. Nhưng cho đến những câu:
    Râu mọc dài thêm
    Lớp da lần lượt chết
    Không có lý do để cười được (!?)

    thì... Vâng, đọc những câu thơ bất hợp lý và ngớ ngẩn đến thế thì đúng là?không có lý do để cười được!
    Nhưng cũng với bài thơ này ở một trạng huống khác, Tiến lại có những câu thật hay:
    Thân thể như một bệnh viện kín
    Các tế bào tự chạy chữa cho nhau

    Hoặc:
    Ý nghĩ
    Không đủ sức là một giấy thông hành
    Và người nằm lại
    Trong một chùm kỷ niệm vàng xanh

    Hãy xem Tiến triết lý về thời gian qua một nhân chứng nằm trên ?ophản gỗ màu nâu?:
    Trên tấm phản gỗ màu nâu
    Ông lão hát vang
    -Ta là người trẻ nhất của kiếp sau
    Mà vẫn là người trẻ nhất của kiếp trước !

    (Những người trẻ nhất)
    Còn những đồng dao (hay đồng sàng dị mộng?) vô thưởng vô phạt như thế này trong tập Những bình minh khác của Tiến đầy rẫy.
    Ti vi trong lúc ngủ yên
    Câm như một lời dậy bảo
    ?
    Xe đạp có đôi chân đất
    Chạy thì khác mấy gì đi
    ?
    Giầy dẫm phải dây giầy bẩn
    Dép cười vì dép không răng?

    (Cơn mệt)
    Ở thơ Tiến, ít tìm thấy sự xung đột của thế giới nội tâm, xủa con người đô thị bị tác động đến điên loạn vì nhịp chảy, sự rối ren của ngoại cảnh. Thường trong thơ hiện đại, ký ức miền quê yêu dấu bị khuất dần mòn dần thì ngược lại, thơ Nguyễn Vĩnh Tiến lại tô điểm làm cho nó sáng rõ lên.
    Còn những yếu tố khác?
    Cái gì làm cho thơ phản cảm? Đó là tính học đòi, khoe khoang. Sự đuổi bắt về hình thức và diêm dúa về tinh thần. Tôi rất chú ý phát biểu này của Đinh Linh, nhà thơ Mỹ, gốc Việt khi anh nghĩ về các chiều hướng cách tân nghệ thuật: ?oTôi chỉ chịu ảnh hưởng các nhà văn, cả cũ lẫn mới, chứ không chịu ảnh hưởng các phong trào. Thậm chí tôi luôn né tránh các phong trào. Ở những Lục tỉnh, mấy cô nhà quê thường hay mặc những bộ đồ môđen để được tân hình thức. Nhưng tôi nghĩ nhà văn phải tự may cho mình những bộ đồ. Không nên dườm lên người thời trang của người khác, nhất là những loại hàng si-đa phế thải?? (Đinh Linh trả lời phỏng vấn Lê Quỳnh Mai, Hợp Lưu, số 75, 5/2004).
    Tôi hy vọng nhiều ở tập thơ mới của Nguyễn Vĩnh Tiến, tập mà như anh gọi, Giữa mùa động vật âm vang. Rõ ràng chùm thơ từ Pháp anh gửi cho tôi đã có nhiều chuyển đổi. Mỗi tập thơ không lặp lại chính mình là tinh thần văn nghệ hiện đại, khi con chồn hoang mong ?ohung hiểm? hơn để không bị nướng tái trên bàn tiệc đô thị.
    Sài Gòn, 15/6/2004
    Nguyễn Hữu Hồng Minh - eVăn 2004

  8. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nhà thơ Trần Ninh Hồ : '' Thơ không cần ăn theo kiểu cầm hơi ''

    "Tôi vẫn không hiểu làm sao, nhiều tập thơ ra đời chỉ vì tác giả của chúng lắm tiền. Chẳng lẽ có nhiều người có lắm tiền, không biết làm gì, nên mới sinh chuyện với thơ như thế. Thơ không cần ăn một cách cầm hơi như vậy ", nhà thơ Trần Ninh Hồ nói về thơ hiện đại như thế.
    - Là người yêu thơ và có kiến thức đáng nể, nếu được chọn một nhà thơ uyên bác, ông sẽ chọn ai?
    - Tôi không cực đoan đến thế, và chỉ chọn có một thì thật khó. Nếu có thể, tôi chọn 3 nhà thơ: Huy Cận, Chế Lan Viên và Văn Cao. Thơ Huy Cận có vẻ đẹp kinh điển. Thơ Chế Lan Viên có vẻ đẹp bứt phá, ngang dọc đầy thể nghiệm và thành công. Còn một người nữa, đó là thơ của nhạc sĩ nổi tiếng Văn Cao. Thơ Văn Cao luôn cách tân và có giọng điệu mới. Có một thời, thơ ông đã chi phối sự cách tân cả "nền thơ" Hải Phòng. Thành công nhất của Văn cao là Trường ca Cửa biển.
    Sau 3 nhà thơ trên, tôi còn chọn thêm Nguyễn Bính nữa. Thơ Nguyễn Bính có vẻ đẹp dân dã và giang hồ.
    - Từng là Trưởng ban thơ Báo Văn nghệ và Trưởng ban sáng tác trẻ Hội Nhà văn Việt Nam, ông có nhận xét gì về thơ trẻ hôm nay ?
    - Tôi chia thơ trẻ ra làm hai dạng. Dạng thứ nhất, viết từ 1975. Dạng thứ 2, sinh từ sau 1975. Ở dạng thứ nhất, có một trường hợp ngoại lệ, đó là Hoàng Trần Cương. Mặc dù sinh năm 1948, Hoàng Trần Cương vẫn được coi là nhà thơ trẻ, vì nhà thơ này xuất hiện sau 1975.
    Những thi sĩ viết từ năm 1975 đã xác định được cá tính thơ và tạo ra được cảm giác phong phú về giọng điệu, bút pháp, đề tài. Và thêm nữa, họ là những tác giả vững vàng, không chỉ trong hiện tại, mà còn trong tương lai lâu dài nữa. Họ sẽ gắn bó lâu dài với thơ, chẳng hạn như Nguyễn Quang Thiều, Đỗ Minh Tuấn, Trần Anh Thái, Đặng Huy Giang, Thảo Phương, Ngô Minh, Trần Khắc Thạch, Bùi Chí Vinh.
    - Ông đánh giá về thơ của từng người ra sao?
    - Nguyễn Quang Thiều mới mẻ, mạnh mẽ, đôi khi hoang dã một cách chân thành. Hoàng Trần Cương mạnh về thơ viết về miền trung nghèo khổ, vật vã và thơ thường cất lên từ những chi tiết của đời sống. Đỗ Minh Tuấn thì giàu suy ngẫm, triết luận, liên tưởng và có nhiều hình ảnh lạ chấp nhận được. Trần Anh Thái làm phong phú tinh thần của người lính. Thơ anh không chỉ có khung cảnh của chiến trường, thao trường, mà còn có hình ảnh của cả một vùng quê cảm động và đáng nhớ của riêng anh.
    Đặng Huy Giang có những câu thơ cặp đôi hướng về những gì làm người đọc băn khoăn và có cái nhìn mang giá trị triết luận. Thảo Phương có nét mơ màng và không né tránh sự trần trụi của đời sống. Ngô Minh và Trần Khắc Thạch có giọng điệu Huế, nhỏ nhẹ, âm thầm, đôi khi khúc mắc và có những câu thơ tài hoa. Còn Bùi Chí Vinh thì phong sương hiện đại, được diễn đạt qua giọng điệu có khí vị cổ thi.
    - Ông sẽ nói gì với các nhà thơ trẻ?
    - Hãy bắt đầu từ gốc rễ, sức nghĩ, bắt đầu từ sự phong phú của đời sống và tri thức của dân tộc, nhân loại. Từ sức nghĩ sẽ tạo ra sức mạnh cho sức cảm. Bởi vì sức nghĩ là xương cốt, sức cảm là máu thịt. Hay còn gọi là mối quan hệ giữa hồn và cốt trong thơ. Theo Thánh Thán thì nghĩ mà đến được, thì đi một bước hay là viết một từ cũng gần cái nơi phải đến. Nghĩ mà không đến thì đi ngàn dặm, viết ngàn từ càng xa cái nơi phải đến.
    Có một câu nói dường như người Á đông nào cũng biết: "Đại giác thì đại mộng". Xem thế thì mọi tìm tòi chữ nghĩa, nếu chỉ dừng ở mức hình thức hoặc chỉ là hình thức, thì mới chỉ là lập lòe xanh đỏ, vẫn mang nhiều tính chất của quảng cáo hàng chợ. Chính ánh sáng trắng ngỡ như không có, mới là sự hòa nhập tuyệt vời của bảy màu căn bản. Những giá trị đích thực, hồn và cốt, mộng và giác, cho con người có cảm giác đứng trước sự trong trẻo trước ánh sáng trắng của khí trời.
    - Cách đây gần hai trăm năm, "Thần Siêu" (Nguyễn Văn Siêu) từng lên án và nói về sự duy hình thức rất hiện đại?
    - Đúng là "Thần Siêu" từng trao đổi qua thư từ với "Thánh Quát" (Cao Bá Quát) như thế. Nội dung bức thư như sau: "Gần đây ở Hà Thành, có một bọn tự biết mình bất tài, không thuyết phục được ai, liền sinh ra loại văn chương tắc tị và bí hiểm để hù dọa thiên hạ. Mới đầu thì kẻ ngu tin. Sau rồi, đôi kẻ có trí cũng a tòng mà đi theo. Cái sự độc hại này, xem ra còn ghê gớm hơn văn chương của bọn người không đọc sách".
    - Ông đánh giá thế nào về giá trị của văn chương đích thực?
    - Rước không lên. Dìm không xuống. Cái gì còn thì còn. Cái gì mất phải mất.
    - Có ý kiến cho rằng: "Thơ đang lạm phát". Ông thấy điều này đáng mừng hay đáng lo?
    - Chẳng có gì để nói là thơ "lạm phát"cả. Thay vì truyền miệng thơ thì người ta in ấn thơ. Âu cũng là thực hiện quyền tự do xuất bản. Chỉ có điều cần bàn nếu thấy cái gì gây tạp cho xã hội thì phải sàng lọc ngay không chờ thời gian, như người ta đánh phèn để cho nước trong ngay, không chờ nước tự lắng. Chúng ta làm thế để thỏa mãn kịp thời cho những cơn khát văn chương. Nhiệm vụ này đầu tiên thuộc các hội đồng biên tập của các nhà xuất bản .
    ( Nguồn : VNN )
  9. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nhà thơ Trần Ninh Hồ : '' Thơ không cần ăn theo kiểu cầm hơi ''

    "Tôi vẫn không hiểu làm sao, nhiều tập thơ ra đời chỉ vì tác giả của chúng lắm tiền. Chẳng lẽ có nhiều người có lắm tiền, không biết làm gì, nên mới sinh chuyện với thơ như thế. Thơ không cần ăn một cách cầm hơi như vậy ", nhà thơ Trần Ninh Hồ nói về thơ hiện đại như thế.
    - Là người yêu thơ và có kiến thức đáng nể, nếu được chọn một nhà thơ uyên bác, ông sẽ chọn ai?
    - Tôi không cực đoan đến thế, và chỉ chọn có một thì thật khó. Nếu có thể, tôi chọn 3 nhà thơ: Huy Cận, Chế Lan Viên và Văn Cao. Thơ Huy Cận có vẻ đẹp kinh điển. Thơ Chế Lan Viên có vẻ đẹp bứt phá, ngang dọc đầy thể nghiệm và thành công. Còn một người nữa, đó là thơ của nhạc sĩ nổi tiếng Văn Cao. Thơ Văn Cao luôn cách tân và có giọng điệu mới. Có một thời, thơ ông đã chi phối sự cách tân cả "nền thơ" Hải Phòng. Thành công nhất của Văn cao là Trường ca Cửa biển.
    Sau 3 nhà thơ trên, tôi còn chọn thêm Nguyễn Bính nữa. Thơ Nguyễn Bính có vẻ đẹp dân dã và giang hồ.
    - Từng là Trưởng ban thơ Báo Văn nghệ và Trưởng ban sáng tác trẻ Hội Nhà văn Việt Nam, ông có nhận xét gì về thơ trẻ hôm nay ?
    - Tôi chia thơ trẻ ra làm hai dạng. Dạng thứ nhất, viết từ 1975. Dạng thứ 2, sinh từ sau 1975. Ở dạng thứ nhất, có một trường hợp ngoại lệ, đó là Hoàng Trần Cương. Mặc dù sinh năm 1948, Hoàng Trần Cương vẫn được coi là nhà thơ trẻ, vì nhà thơ này xuất hiện sau 1975.
    Những thi sĩ viết từ năm 1975 đã xác định được cá tính thơ và tạo ra được cảm giác phong phú về giọng điệu, bút pháp, đề tài. Và thêm nữa, họ là những tác giả vững vàng, không chỉ trong hiện tại, mà còn trong tương lai lâu dài nữa. Họ sẽ gắn bó lâu dài với thơ, chẳng hạn như Nguyễn Quang Thiều, Đỗ Minh Tuấn, Trần Anh Thái, Đặng Huy Giang, Thảo Phương, Ngô Minh, Trần Khắc Thạch, Bùi Chí Vinh.
    - Ông đánh giá về thơ của từng người ra sao?
    - Nguyễn Quang Thiều mới mẻ, mạnh mẽ, đôi khi hoang dã một cách chân thành. Hoàng Trần Cương mạnh về thơ viết về miền trung nghèo khổ, vật vã và thơ thường cất lên từ những chi tiết của đời sống. Đỗ Minh Tuấn thì giàu suy ngẫm, triết luận, liên tưởng và có nhiều hình ảnh lạ chấp nhận được. Trần Anh Thái làm phong phú tinh thần của người lính. Thơ anh không chỉ có khung cảnh của chiến trường, thao trường, mà còn có hình ảnh của cả một vùng quê cảm động và đáng nhớ của riêng anh.
    Đặng Huy Giang có những câu thơ cặp đôi hướng về những gì làm người đọc băn khoăn và có cái nhìn mang giá trị triết luận. Thảo Phương có nét mơ màng và không né tránh sự trần trụi của đời sống. Ngô Minh và Trần Khắc Thạch có giọng điệu Huế, nhỏ nhẹ, âm thầm, đôi khi khúc mắc và có những câu thơ tài hoa. Còn Bùi Chí Vinh thì phong sương hiện đại, được diễn đạt qua giọng điệu có khí vị cổ thi.
    - Ông sẽ nói gì với các nhà thơ trẻ?
    - Hãy bắt đầu từ gốc rễ, sức nghĩ, bắt đầu từ sự phong phú của đời sống và tri thức của dân tộc, nhân loại. Từ sức nghĩ sẽ tạo ra sức mạnh cho sức cảm. Bởi vì sức nghĩ là xương cốt, sức cảm là máu thịt. Hay còn gọi là mối quan hệ giữa hồn và cốt trong thơ. Theo Thánh Thán thì nghĩ mà đến được, thì đi một bước hay là viết một từ cũng gần cái nơi phải đến. Nghĩ mà không đến thì đi ngàn dặm, viết ngàn từ càng xa cái nơi phải đến.
    Có một câu nói dường như người Á đông nào cũng biết: "Đại giác thì đại mộng". Xem thế thì mọi tìm tòi chữ nghĩa, nếu chỉ dừng ở mức hình thức hoặc chỉ là hình thức, thì mới chỉ là lập lòe xanh đỏ, vẫn mang nhiều tính chất của quảng cáo hàng chợ. Chính ánh sáng trắng ngỡ như không có, mới là sự hòa nhập tuyệt vời của bảy màu căn bản. Những giá trị đích thực, hồn và cốt, mộng và giác, cho con người có cảm giác đứng trước sự trong trẻo trước ánh sáng trắng của khí trời.
    - Cách đây gần hai trăm năm, "Thần Siêu" (Nguyễn Văn Siêu) từng lên án và nói về sự duy hình thức rất hiện đại?
    - Đúng là "Thần Siêu" từng trao đổi qua thư từ với "Thánh Quát" (Cao Bá Quát) như thế. Nội dung bức thư như sau: "Gần đây ở Hà Thành, có một bọn tự biết mình bất tài, không thuyết phục được ai, liền sinh ra loại văn chương tắc tị và bí hiểm để hù dọa thiên hạ. Mới đầu thì kẻ ngu tin. Sau rồi, đôi kẻ có trí cũng a tòng mà đi theo. Cái sự độc hại này, xem ra còn ghê gớm hơn văn chương của bọn người không đọc sách".
    - Ông đánh giá thế nào về giá trị của văn chương đích thực?
    - Rước không lên. Dìm không xuống. Cái gì còn thì còn. Cái gì mất phải mất.
    - Có ý kiến cho rằng: "Thơ đang lạm phát". Ông thấy điều này đáng mừng hay đáng lo?
    - Chẳng có gì để nói là thơ "lạm phát"cả. Thay vì truyền miệng thơ thì người ta in ấn thơ. Âu cũng là thực hiện quyền tự do xuất bản. Chỉ có điều cần bàn nếu thấy cái gì gây tạp cho xã hội thì phải sàng lọc ngay không chờ thời gian, như người ta đánh phèn để cho nước trong ngay, không chờ nước tự lắng. Chúng ta làm thế để thỏa mãn kịp thời cho những cơn khát văn chương. Nhiệm vụ này đầu tiên thuộc các hội đồng biên tập của các nhà xuất bản .
    ( Nguồn : VNN )
  10. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    Rabindranath Tagore - Nhà thơ lớn Ấn Độ ​
    Mai Thế Phụ ​
    Ông là nhà thơ lớn của Ấn Độ, đồng thời là nhà tiểu thuyết gia, nhà viết kịch và đạo diễn, triết gia, nhà giáo dục, nhạc sĩ và hoạ sĩ.Tagore là người Châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng Nobel Văn chương vào năm 1913.
    Rabindranath Tagore sinh ngày 7.5.1861 ttại Calcutta, thuộc một dòng họ có công khai phá từ cuối thế kỷ XVII vùng đất mà sau này trở thành Calcutta, một hải cảng lớn trên bơ biển phía Đông, bên vịnh Bengal,thủ đô của Ấn Độ từ 1772 đến 1912.Gia đình Tagore sở hữu một tài sản trong công ty Anh-Đông Ấn với các hoạt động ngân hàng thương mại. Ông nội và cha của Rabindranath là những người rất tôn trọng truyền thống dân tộc và Ấn giáo nhưng đồng thời cũng là những người ủng hộ nhiệt tình công cuộc cải cách xã hội và tôn giáo ở Ấn Độ. Rabindranath là con thứ 14 trong một gia đình mà các anh, chị đều là nhà thơ, nhạc sĩ, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia; văn chương và âm nhạc ngự trị trong sinh hoạt gia đình.Đồng thời họ còn quan tâm đến đời sống các giai tầng khác nhau trong xã hội Ấn Độ. Rabindranath học ở trường không nhiều, chủ yếu là học ở nhà với các gia sư giỏi. Năm 17 tuổi, cậu được cha gửi sang Anh học với ý đồ muốn cậu trở thành một công chức Ấn Độ hoặc một luật sư. Nhưng Rabindranath chỉ thích thú theo các giáo trình văn chương,đồng thời dành thời gian tìm hiểu đời sống xã hội và âm nhạc.Và chỉ sau 18 tháng, cậu lại trở về tiếp tục học hỏi ở quê nhà và bắt đàu thử tài về thơ văn và âm nhạc. Tập thơ đầu tay của Tagore viết bằng tiếng Bengala Sandhya Sangeet( Dạ khúc) ra mắt năm 1882. Cũng trong năm này, tập Nirjharer Swapna Banga(sự thức tỉnh của nguồn cội) được xuất bản, thể hiện tài năng của Tagore và gây được tiếng vang. Ngoài văn chương, nghệ thuật, ông cũng chú tâm đến các vấn đề chính trị, tham gia hoạt động chống chủ nghĩa thực dân. Tháng 12.1910, ông mở trường học ở Santinikitan, thầy và trò cùng sống khắc khổ trong môi trường thiên nhiên. Sau này, vào năm 1921, ngôi trường trở thành trường đại học quốc tế Visva Bharati, chuyên truyền bá những tư tưởng truyền thống của Ấn Độ về văn hoá và đạo đức. Sau thế chiến thứ nhất, Tagore đi nhiều nước( Châu Âu, Mỹ, các nước Đông Á và có qua cả Sàigòn) để tuyên truyền lý tưởng hoà bình.
    Ngay từ thập niên 1880, song song với nhiều hoạt động phong phú, Tagore đã viết rất nhiều, đủ các thể loại. Giọng thơ của ông, và cả con người ông, tưởng như rất đạo, như hoàn toàn thoát tục, mà thực ra, lại rát đời, rất thực tế. Ở Tagore, người ta không tìm thấy những vấn đề thời sự nóng bỏng, những nhân vật cụ thể- như nhiều nhà thơ của thế kỷ XX thường đề cập đến. Tất cả các vấn đề này ,trong thơ của Tagore,và cả trong kịch đều có nói đến, nhưng nói theo cách của ông, nghĩa là bằng hình tượng, bằng ngụ ngôn giống cách nói của kinh Phật hay kinh thánh. Theo văn của Tagore và nền văn học Ấn Độ nói chung, từ xưa đến nay dễ làm cho người đọc say mê bởi cái bản sắc vừa rất đạo vừa rất đời, giọng nói thì như một nhà truyền giáo mà truyện lại là chuyện hàng ngày của cuộc đời. Một vở kịch có nội dung chiến tranh gay gắt, nhưng dùng điển tích của Phật giáo. Một vở kịch khác nói về tình yêu được khai thác từ sự tích trong bản sử thi cổ cách đây hơn ba nghìn năm của Ấn Độ...Chúa trong thơ Tagore khác hẳn chúa trong thơ của Paul Claudel ( 1868- 1955) hay thơ của Charle pegyu ( 1873 - 1914) ở Pháp, không phải là một vị chúa nào cụ thể của một tôn giáo nào cụ thể trong nền văn minh đa thần đa giáo của Ấn Độ, mà là một hình ảnh đẹp đẽ, nơi ta có thể hướng lòng tin và gửi gắm tâm sự của mình, tưởng rất cao xa nhưng lại rất gần gũi. Thực tế cuộc đời khi vào thơ Tagore, đã trở thành suy nghĩ, tâm trạng thành những ước mơ, hy vọng, những nỗi khát khao cháy bỏng. Lời thơ thường nhẹ nhàng, thanh thoát, nhưng ẩn bên trong những sức sống mãnh liệt, say mê... Tầm lớn lao của Tagore ở đó.
    Các tác phẩm hay nhất của ông là tập thơ: Shatabdir Surdsha ( hoàng hôn của thế kỷ, 1899) đề cập đến bản chất tàn tệ của chủ nghĩa đế quốc, tập thơ Gitannjali ( thơ dâng , 1910 )gồm 103 bài, tiểu thuyết Gora ( 1910) miêu tả cuộc đấu tranh chống thực dân và những mâu thuẫn trong nội bộ một gia đình tư sản, tập thơ Dshedin Tchaitanja Mor ( khi tinh thần ta được giải phóng, 1937) lên án bọn phát xít trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha... Hầu hết thơ, văn, kịch của Tagore đều do tác giả tự dịch từ tiếng Bengali sang tiếng Anh. Một số tác phẩm ông viết thẳng bằng tiếng Anh.
    Tagore để lại khoảng 1000 bài thơ, 24 vở kịch, 8 tiểu thuyết, 8 tập truyện ngắn, trên 2000 bài hát và rất nhiều tiểu luận. ông mất năm 1941 tại Calcutta..

Chia sẻ trang này