1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thẩm quyền và thủ tục cảnh cáo?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi vietnguyen08, 23/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vietnguyen08

    vietnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Thẩm quyền và thủ tục cảnh cáo?

    Đây là một câu hỏi liên quan đến một việc thuộc dạng hơi bị nhạy cảm nên trươc khi vaof tảo luận tôi xin phép ban quản trị cho phép post và đề nghị các bạn khác chỉ thảo luận liên quan đến khía cạnh pháp luật, không đề cập đến các khía cạnh chính trị, nhạy cảm khác


    Hiện nay, trên báo chí đưa tin Chủ tịch UBND thành phố H có văn bản cảnh cáo một số vị chức sắc trong một tổ chức tôn giáo
    Tôi thấy đây không phải là văn bản áp dụng hình phạt cảnh cáo trong xử phạt hành chính (vì như thế phải ra quyết định xử phạt chứ không thể là công văn hay văn bản gì đấy và phải có biên bản vi phạm hành chính và ban hành theo trình tự và thủ tục của Pháp lệnh xử phạt vp hành chính)

    Nên tôi không hiểu văn bản cảnh cáo ấy được ban hành theo trình tự thủ tục nào? văn bản quy phạm pháp luật nào quy định thẩm quyền ban hành văn bản cảnh cáo như vậy?

    Các bạn nào am hiểu về lĩnh vực pháp luật cảnh cáo này (tạm gọi là thế vi tôi không biết xếp văn bản này vào loại lĩnh vực gì) thì xin kiến giải để tại hạ được mở rộng thêm tầm mắt.
    Chân thành cảm ơn.

    Hãy hành xử theo pháp luật.
  2. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Văn bản cảnh cáo này là một hình thức "dằn mặt, nắn gân thôi", chẳng được quy định ở đâu kể cả PL tín ngưỡng-tôn giáo và NĐ hướng dẫn. Có điều bản lĩnh cỡ thị trưởng là phải lấy đích danh mình mới hay, còn lấy tập thể thì ...
  3. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Mấy người học luật đi đâu hết rồi. Câu hỏi hay thế mà không ai trả lời à ?
  4. vietnguyen08

    vietnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Nếu đúng vậy thì hơi thấy vọng đối với đội ngũ giúp việc cho vị thị trưởng này nhỉ. Có cả một sở to đùng canh cửa về pháp luật rồi một đội ngũ đông đảo các thư ký, trợ lý vậy mà lại để lãnh đạo ký một văn bản không có quy định trong hệ thống pháp luật hay sao?
  5. prclub

    prclub Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Chương II
    CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
    VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

    Điều 12. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
    1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
    a) Cảnh cáo;
    b) Phạt tiền.
    2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
    a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
    b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
    3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
    a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
    b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
    c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
    d) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;
    đ) Các biện pháp khác do Chính phủ quy định.
    4. Người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.

    Điều 13. Cảnh cáo
    Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
    ............
    Điều 30. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
    Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
    1. Phạt cảnh cáo;
    2. Phạt tiền đến mức tối đa đối với các lĩnh vực quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 14 của Pháp lệnh này;
    3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
    4. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
    5. áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này;
    6. Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
    7. Quyết định áp dụng biện pháp quản chế hành chính.

    .........
    Điều 56. Quyết định xử phạt
    1. Thời hạn ra quyết định xử phạt là mười ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính; đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là ba mươi ngày. Trong trường hợp xét cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá ba mươi ngày. Quá thời hạn nói trên, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp xử phạt trục xuất; trong trường hợp không ra quyết định xử phạt thì vẫn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này và tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.
    Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh này.
    2. Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung.
    3. Trong quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có), các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); thời hạn, nơi thi hành quyết định xử phạt và chữ ký của người ra quyết định xử phạt.
    Trong quyết định xử phạt cũng phải ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử phạt nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
    4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.
    5. Quyết định xử phạt được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
    Như vậy, Quyết định xử phạt hành chính bằng văn bản của UBND TP HN là hoàn toàn đúng pháp lệnh này. Đây là xử phạt hành chính bằng hình thức CẢNH CÁO. Trong trường hợp khác, người bị xử phạt có thể khiếu nại hoặc khởi kiện ra toà hành chính.
  6. vietnguyen08

    vietnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    gửi: Prclub
    Nếu bạn không phải dân nhà luật thì đừng vào phán linh tinh.
    Còn nếu bạn là dân nhà luật thì mời bạn về học lại luật
    Thật buồn vì bạn không phân biệt được quyết định và công văn, không biết thế nào là thủ tục để ra một quyết định xử phạt hành chính nhưng lại vào phán như chuyên gia về pháp luật vậy.
  7. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Gần đây có nhiều chuyên gia PR vô đây phán luật quá! Chán vãi!
  8. prclub

    prclub Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    ttốt nhất là khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa nếu cảm thấy UBND TP HN sai
  9. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Em thấy chữ "văn bản cảnh cáo" là do một số báo chí đưa tin, còn văn bản của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có phải là quyết định cảnh cáo hay không thì cần xem vào:
    1-Hình thức văn bản
    2-Căn cứ của văn bản.
    Hai cái này em đều không được thấy

Chia sẻ trang này