1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tham vọng của người Thái!

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi buonet, 25/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. jongtaese

    jongtaese Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2010
    Bài viết:
    321
    Đã được thích:
    1
    Mịa mấy ku VFF và bọn bơm vá nói giải V-league là số 1 đông nam á mà ko biết nhục.
  2. ricky_tran

    ricky_tran Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    423
    các đội bóng ở Thai league marketing rất tốt, cho dù là những clb nhỏ hay tầm cỡ. sự cổ vũ của khán giả,cách tổ chức trận đấu... đều rất pro. trang phục các cầu thủ mặc có nhãn hiệu hẳn hoi như: addidas, umbro, nike, lega, kappa và một số nhãn hiệu kém nổi tiếng hơn mà mình ko bít tên. nhìn sang v-league mà nản: toàn mặc đồ nhái của addidas và nike, chỉ vài đội như Hà Nội T&T, SLNA, v. Hải Phòng là mặc đồ hiệu. mấy năm trước Bình Dương đá AFC mặt đồ nhái addidas thi đấu, mình quê muốn chết được. y như đội bóng phong trào
  3. erickb

    erickb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    bóng đá thái lan luôn hướng mục tiêu đến đấu trường world cup. dưới đây là 1 bài phân tích của Steve Darby, giám đốc kĩ thuật hiện tại của liên đoàn BD TL.





    IF WE DON’T TRY TO PLAN AND DON’T START TO PLAN… WE WILL FAIL.

    All the elite footballing nations that regularly appear in the World Cup Final have long term development plans in action. To be successful (qualify) for the World Cup finals in 2014, 2018 and 2022 Thailand must start to put into place programs that include


    • Talent identification


    • Quality coaching


    • High level competition


    • Education programs that target nutrition, life style and psychological programs

    My research taken from official FIFA technical studies has shown that World Cup Teams are usually made up of mature players between the ages of 25 and 30; there will always be exceptions such as Owen, Messi, and Rooney (or Teerasil). Or at the other age spectrum of Baresi or Zoff, quite often Goalkeepers are the exception. However logic points to programs that are targeted to improve the elite players who are in the 25-30 age brackets DURING A 4 YEAR World Cup cycle.

    I have spoken to many Thai Coaches and international players and listened to their opinion and advice. There is a great deal of knowledge and talent within the Thai Football and education community. What I have learned is that no one person has all the knowledge, there needs to be a synthesis of all the people involved in football, administrators, Coaches , sponsors and of course players.

    To give it a simplified name, Goal 22 could be a Football THAILAND initiative aimed at laying down the foundations required to give our elite youth footballers the highest chance possible *****cceed at the elite level as adult footballers. Goal 22 would aim to develop the next generation of Footballers who will compete at the FIFA World Cup in 2018 and 2022

    When examining world’s best practice, that being youth academies in developed footballing nations such as England, Japan, Germany and Spain and Italy, we fall below the required standard particularly in organization and facilities. The reality is that they have far greater financial investment in facilities and man power.

    All academic and football research into the area of expertise clearly identifies that there needs to be at least 10,000 hours of deliberate practice to become an expert performer.

    It is generally agreed in the Thailand football community that our elite players are not currently developed in an environment in which we can compete against other countries throughout the world. Whilst some truly great players have emerged, this may have been through sheer talent or luck. Also the numbers have not been sufficient to make great teams.

    We need to develop a National Curriculum which highlights a number of gaps in the
    development of our players. All of these gaps relate to technical development. From attacking creativity to the tactics of defence. All require a huge amount of technical development. Not for one or two players but for the whole team. Time is the most important ingredient for technical development. One cannot expect to kick a ball a few times in training and expect that during the game you will be successful. Learning requires a permanent change in behaviour. Repetition is critical to make this permanent change. Time is the investment and the environment must extend and challenge players to excel.

    THAILAND must make some real changes to our current structure in youth development in order to give our best players the best opportunity to reach the same levels of competency as our counterparts elsewhere the world. It is pointed out by many Thai Coaches that our players lack the physical qualities and game awareness needed to be successful in international football. Whilst technically Thai footballers are excellent. Also potential world class players have been produced such as Pyapong, Zico, Tawan and Surachai

    Therefore THAILAND must create an environment that at the very least replicates what other countries do in the delivery of successful youth programs. From experience and observation all over the world, it is clear that technical proficiency and game awareness result from a long term football development plan implemented and monitored by the Association with the support of clubs, governments and of course corporate sponsors.

    Players must train at least 4 times per week for over ten years in the youth phase. In ad***ion, regular competition is structured to reinforce the skills and tactical components that are learnt through repetition on the training field.

    The strengths of our competitors are numerous. They may not have the numbers of players we have, but they often have facilities and most importantly the money.

    Our strength will have to be our passion and love of the game.

    It is obvious that we have very successful Grass roots programs, illustrated by the number of players both male and female that we have. Therefore the next step may be to direct our financial and human resource investment to the best of the best, the elite young player. This requires careful identification and nurturing of the best players in the best environment. We must continue to learn and implement the principles behind the world’s best youth programs. The final step is to exceed them. We must anticipate footballing trends and teach our players accordingly.

    In order to deliver a quality youth development program four (4) principles of youth development must be considered. These are:

    1. The best players: The starting point is critical to the end product, identification is key. It must not be a victim of nepotism, a poor boy must have equal rights as a rich boy.

    2. The best coaches: Football educators not just football coaches, playing experience vital.

    3. The best facilities: You will not develop good players on poor pitches. Maybe use artificial surfaces?

    4. The best football curriculums: Sound education practices including Sports Sciences and Strong links with Universities


    What we can control is; effective identification, training time, quality of coaching, development program structure, curriculum and cost.

    We must aim to be world leaders in the implementation of development initiatives with limited resources. We must be creative in our approach and must maximise our talent pool. The best interest of player development must be at the heart of the football community. Creating an environment that will positively affect performance is an issue that eludes many of the best clubs in the world. The English Academy structure is constantly changing as they don’t feel they have got it right yet.

    However Associations and Clubs that have succeeded share a number of common elements. These include identifying the best players, providing an environment that focuses on technical development linked to appropriate competition

    WHERE ARE WE NOW?

    2014 World Cup

    World Cup qualification for the 2014 World cup will start in 2012; hence the Thailand National team should consist of


    • Current national players aged between 24-28
    • The SEA Games team
    • The best players from the U19s
    • A continued search for Thai origin players playing professionally overseas

    These players are in many cases already identified.

    What is needed now is a planned competitive program for the national team with a detailed physiological program for the individual players. It is apparent that only a few TPL Clubs are physically developing the players in the best manner.

    2018 World Cup

    Players will need to be identified who are born in the years

    1988-1994

    1988/89/90 will be developed through the TPL and regional league and current national team Programs

    1991 Players could be trained in the WORLD CUP 22 program for 1 year on a regional basis

    1992/3 Players could be trained in the WORLD CUP 22 program for 2 years on a regional basis


    2022 World Cup

    Players born between

    1994- 2000

    The identification

    U10 – born 2000 & 2001
    U12 – born 1998 & 1999
    U14 – born 1996 & 1997
    U15 born 1994 & 1995


    WORLD CUP 22 TRAINING PROGRAM

    • Football THAILAND could provide players with a training environment specific to their geographical region facilitating an easy option for parents to access player development.


    The many benefits of a WORLD CUP 22 Program include:


    • International recognition (and possible funding) for Youth development


    • Access to year-round elite training, coaches and competitions for free


    • Minimal effect on clubs (maybe 42 players per age group to be selected)


    • Training within a periodised program integrated with a specific long term Football Development Program


    • Game specific skill development for players


    • Integrated social, cognitive and emotional development


    • Professional development opportunity for coaches working with elite athletes on a full-time basis. Leading to Coach talent Identification and career paths for Thai Coaches.


    • Improved regional selection process through daily contact with the best players in the best environment


    • Country Development Scheme for outside of Bangkok


    A good plan will improve our chances of success. We owe it to our young players to give them the best opportunity.







    Steve Darby
  4. rezozero

    rezozero Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2010
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    4
    Nói đến bóng đá Thái thì không thể không nhắc đến Worawi Makudi - chủ tịch của LĐBĐ Thái , 1 ông trùm bóng đá đúng nghĩa, ông làm thành viên thường trực của FIFA nên có những mối quan hệ rộng rãi trong làng bóng đá thế giới, người có công lớn trong việc đưa những đội bóng có tên tuổi đến Thái Lan như: Atletico, Bolton, Liverpool ..., ngoài ra còn kiếm được nhiều hợp đồng tài trợ béo bở cho bóng đá Thái như: Nike, Panasonic,Mc Donalds , Cocacola,... em dám cá tiền tài trợ của bóng đá Thái đủ sức để họ trả lương cho những HLV danh tiếng trong làng bóng đá tg. Bóng đá Thái bây h k còn coi trọng mấy cái cúp ở ao làng nữa mà đang phấn đấu chen chân vào top 10 đội mạnh nhất châu Á và xa hơn nữa là lọt vào WC, mặc dù Thái vừa thất bại ở suzuki cup nhưng ở Asiad họ lọt tới tận tứ kết và chỉ chịu thua 1 quả duy nhất trước Nhật , đã có lời kêu gọi từ chức của người hâm mộ bóng đá thái nhưng e tin rằng Worawi sẽ vẫn tại vị. Tuy giàu tham vọng như vậy nhưng để lọt vào WC, con đường bóng đá Thái cần phải đi còn rất xa, ngay cả Asian Cup 2011 còn k vượt qua vòng loại thì WC càng khó khăn hơn. Dù sao cách làm bóng đá của người Thái vẫn khiến chúng ta phải nhìn lại mình. Với những con người bảo thủ trì trệ ở VFF hiện nay thì bóng đá VN còn ì ạch mãi , k ngóc đầu dậy được
  5. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    10 NĂM LÊN "CHUYÊN" : BĐVN ĐƯỢC GÌ ?


    Kể từ năm 2001 , BĐVN bắt đầu cơ chế "chuyên nghiệp" đến nay đã 10 năm . 10 năm là 1 khoảng thời gian không dài , nhưng cũng vừa đủ để nhìn lại những gì đã qua ... Điều quanh trọng là BĐVN đã được và mất những gì trong 10 năm qua !?

    Những cái được chúng ta có thể nhận thấy như cuộc sống cầu thủ đã được chăm lo hơn thời bao cấp rất nhiều ... Không còn cảnh cả đội bóng xúm lại , vui vẻ bên xô trà đá hay vừa tự đi xe đạp về nhà vừa dùng tay lau mồ hôi , rồi tấp đại vào 1 quán ven đường nào đó làm 1 bát phở hay 1 tô cháo để lấy lại sức sau mỗi trận đấu mà bây giờ thay vào đó là những chai rượu ngoại cao cấp , bét lắm cũng là những thùng bia thượng hạng được khui vô tội vạ ở những vũ trường , quán bar xa hoa bậc nhất và cuối những buổi "liên hoan đánh chén" đó cho dù đội nhà thua hay thắng là bù khú bên những "người đẹp chân dài" quyến rũ...

    Nhưng có quá nhiều cái mà chúng ta đã bị mất đi ... Có những thứ bị mất đi vốn đã là điều đáng sợ, nhưng chưa bằng những thứ còn sẽ mất đi. Mười mùa bóng chuyên nghiệp trôi qua, nhiều cái tên lừng danh trong quá khứ không còn tồn tại đã là một nỗi buồn ghê gớm, nhưng dù sao cũng còn có cái để giải thích, để vổ về an ủi. Tuy nhiên, ngoài chuyện biến mất những cái tên, đằng sau đó còn là sự ra đi của những cái gọi là tính cách của đội bóng.…

    Mười năm qua, những cái tên nổi tiếng thực sự biến mất có thể kể: Hải Quan, Công an TPHCM, Công an Hà Nội . Thời buổi thị trường, nhịp sống hối hả, nên số người quên đi sự tồn tại của các cái tên đó rất nhiều, nhưng với những người hâm mộ thực thụ, dám chắc là họ không thể quên. Vì đơn giản, mỗi cái tên như vậy không đơn thuần chỉ là những tên gọi vô tri, vô giác.

    Có những người trong này, dù chưa được tận mắt xem các "tượng đài" ấy thi đấu nhiều, nhưng qua những trang báo ít ỏi ngày trước, qua những câu chuyện của bậc cha chú, tự nhiên có thể vẽ ra trong đầu mình lối chơi đặc trưng của đội bóng đó. Giống như nói đến Cảng Sài Gòn là nói đến lối chơi nhuyễn, nhỏ , kỹ thuật tuyệt hay. Nói Hải Quan là nói về câu chuyện từ tuyến tiền vệ trở xuống chứ không tính đến hàng công. Còn Công an TPHCM ? nói đến họ là nói đến những "tay chơi" trên sân cỏ. Không phải vô cớ mà các cựu cầu thủ của Công an TPHCM ít nhiều có liên quan đến những lời đồn thổi ở giới ăn chơi hay các kiểu scandal tình ái. Họ sống như thế nào thì đá như thế đó. Ngay cả Trưởng đoàn Hoàng Trọng Thanh một thời được gọi là "người đi xuyên tường", là "anh Hai" lịch lãm, điệu đàng và chịu chơi. Giới mộ điệu Sài Gòn ngày ấy kết luận rằng: Cảng là phần "hồn" của bóng đá Sài Gòn, CA.TPHCM là phần "chơi", còn Hải Quan đại diện cho phần "làm". Mỗi đội bóng có đặc trưng riêng, cầu thủ của họ cũng vậy.

    Ở thủ đô, Công an Hà Nội có tiếng là "quái" đến mức không bao giờ lường được họ sẽ đá như thế nào. Lối chơi phòng ngự - phản công của CAHN được "thiết kế" đến mức tinh xảo khiến nhiều đội mạnh phải lên bờ xuống ruộng vì không cách nào khắc chế được. Ở đội bóng đó, có những Nguyễn Văn Nhã sau này là Minh Hiếu hay Tuấn Thành, Danh Minh… đều là những "đàn anh" bên ngoài đời, ngang tàng, đôi khi khiến người ta ghét cũng nhiều mà nhớ cũng không ít.

    Sự biến mất của những cái tên ... Thôi rồi cũng đành phải chấp nhận, nếu như cái tên cũ không làm được điều mà giới hâm mộ mong muốn. Nhưng đổi tên không đồng nghĩa với một sự xóa đi, làm lại đơn thuần. Người ta không nên và không thể sống thiếu quá khứ được.

    Ngoại trừ trường hợp như Hải Quan là "cáo chung" hoàn toàn, các tên tuổi khác hiện được "sống lây lất" dưới những cái tên khác. CA.TPHCM sau là Ngân hàng Đông Á, rồi Sơn Đồng Tâm Và hiện tại là V.Ninh Bình . CAHN là HKVN và nay là HN.ACB. Cảng Sài Gòn là TMN.CSG , Rồi CLB TpHCM . CBL Quân Đội thành Thể Công Viettel rồi được rao bán và thành LS Thanh Hoá . Họ đổi tên, cũng cố giữ lại con người cũ nhưng dần dần chẳng giữ lại gì cả khi những gì làm nên tên tuổi ngày xưa không được các "ông chủ" mới trân trọng, hoặc có yêu quý nhưng lại không biết cách gìn giữ.

    CA.TPHCM sau khi trở thành NHĐÁ vội vã gạt sang bên một phong cách "dân chơi", họ định "Nghệ An hóa" đội bóng, rồi vụ tiêu cực năm 1995 đã xóa sổ đội bóng. Dù Sơn Đồng Tâm có tiếp nhận rồi chuyển cho Vinakansai Ninh Bình thì người ta vẫn khẳng định, đội bóng CA.TPHCM thực sự đã chết.

    HN.ACB thì như đã biết, cũng có phong trào "ngoại tỉnh hóa" đội bóng, và cũng đang lừ đừ chờ ngày… đổi tên lần nữa. Cái chất "quái" ngày trước mất sạch đến mức chẳng còn ai nhớ đến cái tên CAHN . Ngay như TMN.CSG hay CLB TpHCM , cái ngày vẫn có chữ "Cảng" trong cái tên, nhưng dám chắc là lối chơi hoàn toàn thay đổi khi hoàn cảnh bắt buộc họ phải chơi thực dụng để tồn tại. Cũng không ai dám chắc LS Thanh Hoá bây giờ có phải là Thể Công ngày trước hay không !?

    Giữ được một cái tên đã là trách nhiệm lớn lao mà những ai điều hành đội bóng cũng phải cố gắng thực hiện. Nếu việc ấy không làm được vì mục đích này, mục đích nọ thì ít ra cũng cố gắng giữ lại lối chơi vốn đã hình thành nên tính cách đội bóng. Người hâm mộ có thể chấp nhận cái tên mới theo thời gian, nếu như họ vẫn còn thích thú chiêm ngưỡng những pha bóng đặc trưng ở đội bóng cũ. Đằng này, người ta hay có xu hướng xóa hết, bỏ hết dù là vô tình hay cố ý.

    HA.GL, ĐT.LA hay Bình Dương thành công (dù lịch sử của họ có khi chỉ là con số 0) là ở chỗ họ biết tạo nên phong cách của mình. Họ xây dựng một cá tính như điều bắt buộc khi biết mình không có chỗ dựa ở quá khứ. Chỉ trong vòng vài năm, các đội bóng ấy đã hình thành nên một lối chơi mà ai cũng có thể cảm nhận được. Họ thành công như thế nào thì đã biết.

    Cứ xem các trận đấu gần nhất sẽ dự đoán được những điều còn sẽ mất đi ở tương lai. Số khán giả trung bình chưa đến 5000 người/trận . Đấy là con số được các giám sát tính đại khái theo kiểu lạc quan hóa. Khán đài Việt Nam đang có nguy cơ… chết đi theo từng mùa giải. Đừng đổ lỗi cho truyền hình vì ngay cả các chương trình trực tiếp bóng đá nội cũng đâu có quảng cáo. Làm gì có người xem mà có quảng cáo?!

    Những thứ đã biến mất vốn rất đáng sợ, nhưng những thứ sắp biến mất còn đáng sợ hơn. Tình yêu với một đội bóng không nằm ở sự hào nhoáng của các cái tên, của những đồng tiền đầu tư. Tất cả là vô nghĩa, đó chính là sự phản bội tình yêu của người hâm mộ nếu như họ đến sân mà chỉ thấy sự vô cảm đầy xa lạ đang diễn ra bên dưới sân cỏ. Người ta rồi sẽ không đến sân hoặc bật truyền hình xem trực tiếp nếu như sau trận đấu, họ không còn nhớ chút gì về đội bóng mà họ tưởng rằng là đội bóng của mình.

    Khổ thay, bây giờ khi người ta đầu tư vào bóng đá, cái được tính đến đầu tiên là bao nhiêu hecta đất được ưu đãi, bao nhiêu dự án được địa phương thông qua, thương hiệu có được chễm chệ ngồi trên tên gọi đội bóng hay không.

    Ôi ! Bóng đá chuyên nghiệp ... !!!
  6. Reddman4ever

    Reddman4ever Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2003
    Bài viết:
    10.486
    Đã được thích:
    1.163
    Một bài viết chất chứa nhiều nỗi niềm tâm sự của bác @ bdnuocnam.

    Nhớ quá những trận đấu của CAHN vs The Cong, CAHN vs CATPHCM..các đội bóng giờ mất tên, mất luôn bản sắc. Đó là điều đáng buồn nhất. Rồi chục năm nữa những bạn trẻ xem bóng đá có ai còn nhớ tới những Thể Công, CAHN, CATPHCM, Hải Quan ? chẳng có ai cả, vì ngay cả những đội bóng bây giờ có ai dám chắc 10 nữa họ sẽ còn giữ được cái tên hiện nay của mình.
  7. vang9999

    vang9999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2011
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Bóng đá ạ bác nuocnam, em không biết đá bóng
    Chúc bác giữ mãi niềm say mê với trái bóng tròn :)
  8. Agalloch

    Agalloch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2008
    Bài viết:
    874
    Đã được thích:
    2
    Nhớ mấy năm trước ra Mỹ Đình cổ vũ Thể Công quá. :((.
    Vòng vừa rồi các cầu thủ HN ACB đuổi đánh trọng tài. Đúng là 1 sân khấu hài.
    Mong cho bọn Thái nó vào được WC để VN thấy đó mà nhục.
    VN bị xếp vào nhóm gà nhất châu Á, kém cả Indo, Sin, Malay (vòng loại Brazil2014)^:)^^:)^^:)^
  9. GDTLA04

    GDTLA04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/12/2009
    Bài viết:
    1.259
    Đã được thích:
    22
    Chê ngược chê xuôi tóm lại 1 điều: nhìn khán đài sân cỏ khắp nước trừ Hàng Đẫy ra (sân Thống Nhất hiện cũng tương đối khi khán đài B dạo này tương đối kín khán giả) thì Thái Lan còn lâu mới đuổi kịp được VN

    Các bác hãy 1 lần xem trực tiếp ở Cao Lãnh 1 trận, cảm giác nổi da gà khi nghe khán giả ĐT hò hét, người ĐT họ có cơ địa khỏe hơn so với mặt bằng chung người VN, khán giả ĐT khỏe vô cùng. Sân Gò Đậu cũng thế

    Bỗng thấy chạnh lòng với sân Tân An và Gạch mùa này, khán đài giờ chỉ còn lấp được 1 góc khán đài B, còn đâu thời khán giả lấp kín khán đài khi Gạch vô địch?
  10. ibra2912

    ibra2912 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/10/2010
    Bài viết:
    1.056
    Đã được thích:
    450
    Lượng khán giả đến sân giải Thái thường chỉ bằng 1/3 giải V-League nhà mình, nhưng sân của thái hầu hết đều nhỏ, sức chứa không quá 1 vạn nên CĐV đồng phục áo đấu đội nhà ngồi lèn kín nhìn cũng thấy đẹp mắt bác Gạch nhỉ, và hơn nữa CĐV Thái tuy ít nhưng đầu tư rất dữ, cổ vũ chuyên nghiệp tương tự CĐV giải Nhật.
    Sân ĐT thì khỏi nói rồi, chảo lửa miền Tây, đội khách vào sân đã thấy ngộp bởi cái nắng gay gắt rồi, nhìn lên khán đài càng ngộp hơn. Hải Phòng cũng thế. Đà Nẵng không còn máu như xưa.
    Không thích CĐV Bình Dương, cổ vũ bóng đá mà như xem nhạc thính phòng vậy, ngồi trầm tư, có pha bóng hay mới rộ lên rồi nín. Lại có cái màn thổi kèn nghe khó chịu, sân Long An hình như giờ cũng mới xuất hiện.
    Em thỉnh thoảng có xem lướt Thái League trên Truesport của Thái nhận định trình độ chuyên môn giải này nhỉnh hơn VN nhiều, cầu thủ có kỹ thuật đồng đều, tư duy chiến thuật tốt, và ngoại binh cũng hay hơn, đôi lúc nhìn những bàn thắng mà giật cả mình, tưởng như đang xem Premie League.

Chia sẻ trang này