1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thận ... các vấn đề có liên quan đến thận , nhiễm trùng đường tiểu

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi hongbach2000k3, 30/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Amazonefr

    Amazonefr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Chết thật, mình cứ quen mồm, chỉ biết BV ở SG thôi. Các bác bỏ quá cho vậy. Nhưng gì thì gì, vẫn phải đi khám chuyên khoa ngay!!
  2. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Hì, ở đây có 3 khả năng:
    1. Địa chỉ ảo, còn địa chỉ thật của hongbach2000k3 ở TP.HCM.
    2. Địa chỉ thật nhưng bạn của hongbach2000k3 ở TP.HCM
    3. Bạn của hongbach2000k3 ở HN.
    ==> chưa chắc Amazonefr đã sai . (j/k)
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  3. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Hì, ở đây có 3 khả năng:
    1. Địa chỉ ảo, còn địa chỉ thật của hongbach2000k3 ở TP.HCM.
    2. Địa chỉ thật nhưng bạn của hongbach2000k3 ở TP.HCM
    3. Bạn của hongbach2000k3 ở HN.
    ==> chưa chắc Amazonefr đã sai . (j/k)
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  4. SilverWings

    SilverWings Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2003
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0
    Nếu mà có mủ màu trắng nữa thì em thấy nó hơi giống cái bệnh gì mà người ta gọi bằng "Dòng sông buổi sớm" đó bác ạ. vào mấy bệnh viện chuyên trị bệnh xã hội là được rồi. Vào Bạch Mai - đa khoa là ổn nhất.
    Lần sau đi đâu phải mặc áo mưa vào bác hongback ạ.
    Em xin nói thêm là bác không chữa nhanh thì đứng trên ghế nhảy xuống là rụng cái bộp bác à.
    Còn nếu không có mủ, mà máu màu đen đóng cục thì có thể bác bị chấn thương nội tạng, cũng cần soi chụp kĩ.
    Nói chung là tìm bệnh viện đa khoa.


    Người cầm 4-6 đi trong Thảo Luận, diệt trừ những tên camping.

    Được silverwings sửa chữa / chuyển vào 01:02 ngày 10/05/2003
  5. SilverWings

    SilverWings Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2003
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0
    Nếu mà có mủ màu trắng nữa thì em thấy nó hơi giống cái bệnh gì mà người ta gọi bằng "Dòng sông buổi sớm" đó bác ạ. vào mấy bệnh viện chuyên trị bệnh xã hội là được rồi. Vào Bạch Mai - đa khoa là ổn nhất.
    Lần sau đi đâu phải mặc áo mưa vào bác hongback ạ.
    Em xin nói thêm là bác không chữa nhanh thì đứng trên ghế nhảy xuống là rụng cái bộp bác à.
    Còn nếu không có mủ, mà máu màu đen đóng cục thì có thể bác bị chấn thương nội tạng, cũng cần soi chụp kĩ.
    Nói chung là tìm bệnh viện đa khoa.


    Người cầm 4-6 đi trong Thảo Luận, diệt trừ những tên camping.

    Được silverwings sửa chữa / chuyển vào 01:02 ngày 10/05/2003
  6. boycocon

    boycocon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    638
    Đã được thích:
    0
    Uống nhiều nước có tốt không ?
    Từ khi đọc được thông tin, mỗi buổi sáng nên uống 1 cốc nước, tôi đã làm theo và thấy đi tiểu rất nhiều vào buổi sáng sau khi uống nước 2-4 lần 1 buổi sáng. ?? như vậy có phải thận có vấn đề
    boy1con loves rikku
  7. boycocon

    boycocon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    638
    Đã được thích:
    0
    Uống nhiều nước có tốt không ?
    Từ khi đọc được thông tin, mỗi buổi sáng nên uống 1 cốc nước, tôi đã làm theo và thấy đi tiểu rất nhiều vào buổi sáng sau khi uống nước 2-4 lần 1 buổi sáng. ?? như vậy có phải thận có vấn đề
    boy1con loves rikku
  8. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Chào boycocon,
    Theo những gì tôi biết thì uống nước nhiều không có hại gì chỉ có bất tiện thôi .
    Bạn có thể chỉ giúp tôi ai không "đi tiểu rất nhiều sau khi uống nước 2-4 lần trong buổi sáng" ? Yên tâm đi bạn ơi, ai mà không đi tiểu nhiều sau khi uống nước nhiều thì thận mới có vấn đề .
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  9. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Chào boycocon,
    Theo những gì tôi biết thì uống nước nhiều không có hại gì chỉ có bất tiện thôi .
    Bạn có thể chỉ giúp tôi ai không "đi tiểu rất nhiều sau khi uống nước 2-4 lần trong buổi sáng" ? Yên tâm đi bạn ơi, ai mà không đi tiểu nhiều sau khi uống nước nhiều thì thận mới có vấn đề .
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  10. abc

    abc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2001
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Viêm đường tiết niệu - Bệnh mùa hè
    Tình cờ có người bạn hỏi về bệnh này. Sau khi lượn trên mạng tôi tìm được một số bài viết khá thú vị.
    Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

    Uống nước là thói quen tốt giúp phòng chống viêm đường tiết niệu
    Một loại vi khuẩn (thường là escherichia coli, chiếm đến 80% các ca) xuất phát từ ruột, hiện diện ở vùng âm hộ và hậu môn khiến người nhiễm đi tiểu nhiều lần trong ngày; thấy gắt, rát, khó chịu, nặng bụng dưới. 50% các bà, các cô và không ít giới mày râu bị triệu chứng khó chịu này; trong khi biện pháp phòng ngừa khá đơn giản.


    Tác nhân gây bệnh
    Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chính gây nhiễm trùng đường tiết niệu là quan hệ ********; bạn gái trẻ có nguy cơ mắc bệnh ngay từ những lần giao hợp đầu tiên. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, trên thực tế mầm bệnh đã hiện diện sẵn ở vùng âm hộ. Hành động giao hợp tạo điều kiện thuận lợi, giúp chúng dễ dàng xâm nhập vào niệu đạo.
    Ngoài ra, ở giai đoạn mãn kinh, nguy cơ này cũng thường gặp phải. Tình trạng khô màng nhầy do thiếu hụt estrogen cũng giúp vi khuẩn dễ lấn chiếm. Các tác nhân gây viêm sẽ phát triển nhanh hơn do sự khan hiếm của các trực khuẩn Doderlein ở vùng âm hộ - vũ khí chống các mầm bệnh. Điều trị với hormone thay thế có thể tái cân bằng và tránh những rắc rối này.
    Một nguyên nhân khác dẫn đến bệnh viêm đường tiết niệu là chứng táo bón. Thức ăn di chuyển qua ruột chậm trễ, gây ứ đọng trong vùng hậu môn và âm hộ.
    Phòng bệnh bằng thói quen tốt
    Viêm đường tiết niệu là bệnh dễ tái nhiễm nếu không được phòng và điều trị tận gốc. Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, mọi rối loạn ở đường tiết niệu phải được chú ý và khám chuyên khoa ngay để ngăn đường tiến của vi khuẩn từ các đường tiết niệu vào vùng thận. Trường hợp bệnh nặng, bạn cần nằm viện. Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh khi chưa có kết quả xét nghiệm nước tiểu. Hơn nữa, các điều trị lặp lại có thể gây kháng thuốc.
    Để tránh viêm đường tiết niệu lặp đi lặp lại, bạn nên tập những thói quen tốt sau:
    - Uống nước: Rất cần thiết để rửa bàng quang, tránh sự tăng sinh của mầm bệnh. Mỗi ngày nên uống 2 lít nước và nhiều hơn khi trời oi bức và mồ hôi đổ nhiều. Thói quen ăn cam, chanh, bưởi thường xuyên cũng giúp bạn phòng viêm đường tiết niệu hữu hiệu. Với những loại trái cây này, nước tiểu của bạn chua. Đây là môi trường acid khiến vi khuẩn khó phát triển.
    - Đi tiểu đều, 2-3 giờ/lần, không nín tiểu quá lâu. Nước tiểu càng ứ đọng, các mầm bệnh càng phát triển.
    - Tập phản xạ tốt: Sau mỗi lần giao hợp, cần đi tiểu ngay để loại bỏ các vi khuẩn được đưa vào niệu đạo và bàng quang.
    - Khi vệ sinh chỗ kín, nên thực hiện từ trước ra sau để tránh mang các vi khuẩn có sẵn ở âm hộ và hậu môn vào đường tiểu.
    - Thường xuyên thay băng trong chu kỳ kinh nguyệt, dù có ít. Mọi ứ đọng sẽ tạo điều kiện cho mầm phát triển và sau đó tấn công bàng quang.
    (Theo Tiếp thị & Gia đình)
    "Viêm đường tiết niệu" là một bệnh rất dễ tái phát, nhất là ở nữ vì có những ổ nhiễm khuẩn cận kề đường niệu (trực tràng, hậu môn và đường sinh dục nữ). Vì không nắm được nguyên nhân, cơ chế của viêm đường tiết niệu nên khi thấy bệnh dai dẳng, ta thường gọi đó là "yếu thận". Trường hợp của bạn cũng vậy.
    Viêm đường tiết niệu trên (từ niệu quản lên thận) thường dẫn tới "viêm thận - bể thận" mạn tính, lâu ngày gây biến chứng teo thận, tăng huyết áp; chức năng thận suy thoái dần, dẫn tới "suy thận giai đoạn cuối".
    Viêm đường tiết niệu dưới (từ bàng quang xuống niệu đạo) thường là viêm bàng quang. Nếu trong bàng quang có sỏi, túi thừa hoặc u thì bệnh rất nặng và dai dẳng, nhất là khi không giải quyết được nguyên nhân. Trường hợp viêm niệu đạo hay gặp nhất là do cầu trùng lậu; triệu chứng điển hình là có vài giọt mủ rỉ ra đầu miệng sáo khi ngủ dậy và lúc đái thì buốt rát như lưỡi dao cứa vào!
    Trong điều trị, điều quan trọng đầu tiên là phải uống nhiều nước (mỗi ngày 1,2-1,5 lít); tốt nhất là uống nước mát, uống vào buổi sáng để tránh ra mồ hôi. Cần giữ vệ sinh vùng hậu môn, âm hộ, âm đạo. Việc dùng kháng sinh phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.
    "Yếu thận" hay đúng hơn là thận "kém chức năng" không dẫn đến stress. Tuy nhiên, do bệnh dai dẳng, khó khỏi và gây nhiều biến chứng nên cơ thể dần suy nhược, thần kinh cũng suy nhược theo.
    Khi cả hai thận (hoặc một thận đơn độc) bị suy ở giai đoạn cuối (nghĩa là thận không còn chức năng nữa) thì phải lọc máu chu kỳ (chạy thận nhân tạo) hoặc ghép thận. Bạn nên đến khoa thận - tiết niệu của bệnh viện để được chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị triệt để.
    ( Sức Khỏe & Đời Sống )
    Được gerbich sửa chữa / chuyển vào 09:57 ngày 09/10/2004

Chia sẻ trang này