1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thận ... các vấn đề có liên quan đến thận , nhiễm trùng đường tiểu

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi hongbach2000k3, 30/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. abc

    abc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2001
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Viêm đường tiết niệu - Bệnh mùa hè
    Tình cờ có người bạn hỏi về bệnh này. Sau khi lượn trên mạng tôi tìm được một số bài viết khá thú vị.
    Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

    Uống nước là thói quen tốt giúp phòng chống viêm đường tiết niệu
    Một loại vi khuẩn (thường là escherichia coli, chiếm đến 80% các ca) xuất phát từ ruột, hiện diện ở vùng âm hộ và hậu môn khiến người nhiễm đi tiểu nhiều lần trong ngày; thấy gắt, rát, khó chịu, nặng bụng dưới. 50% các bà, các cô và không ít giới mày râu bị triệu chứng khó chịu này; trong khi biện pháp phòng ngừa khá đơn giản.


    Tác nhân gây bệnh
    Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chính gây nhiễm trùng đường tiết niệu là quan hệ ********; bạn gái trẻ có nguy cơ mắc bệnh ngay từ những lần giao hợp đầu tiên. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, trên thực tế mầm bệnh đã hiện diện sẵn ở vùng âm hộ. Hành động giao hợp tạo điều kiện thuận lợi, giúp chúng dễ dàng xâm nhập vào niệu đạo.
    Ngoài ra, ở giai đoạn mãn kinh, nguy cơ này cũng thường gặp phải. Tình trạng khô màng nhầy do thiếu hụt estrogen cũng giúp vi khuẩn dễ lấn chiếm. Các tác nhân gây viêm sẽ phát triển nhanh hơn do sự khan hiếm của các trực khuẩn Doderlein ở vùng âm hộ - vũ khí chống các mầm bệnh. Điều trị với hormone thay thế có thể tái cân bằng và tránh những rắc rối này.
    Một nguyên nhân khác dẫn đến bệnh viêm đường tiết niệu là chứng táo bón. Thức ăn di chuyển qua ruột chậm trễ, gây ứ đọng trong vùng hậu môn và âm hộ.
    Phòng bệnh bằng thói quen tốt
    Viêm đường tiết niệu là bệnh dễ tái nhiễm nếu không được phòng và điều trị tận gốc. Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, mọi rối loạn ở đường tiết niệu phải được chú ý và khám chuyên khoa ngay để ngăn đường tiến của vi khuẩn từ các đường tiết niệu vào vùng thận. Trường hợp bệnh nặng, bạn cần nằm viện. Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh khi chưa có kết quả xét nghiệm nước tiểu. Hơn nữa, các điều trị lặp lại có thể gây kháng thuốc.
    Để tránh viêm đường tiết niệu lặp đi lặp lại, bạn nên tập những thói quen tốt sau:
    - Uống nước: Rất cần thiết để rửa bàng quang, tránh sự tăng sinh của mầm bệnh. Mỗi ngày nên uống 2 lít nước và nhiều hơn khi trời oi bức và mồ hôi đổ nhiều. Thói quen ăn cam, chanh, bưởi thường xuyên cũng giúp bạn phòng viêm đường tiết niệu hữu hiệu. Với những loại trái cây này, nước tiểu của bạn chua. Đây là môi trường acid khiến vi khuẩn khó phát triển.
    - Đi tiểu đều, 2-3 giờ/lần, không nín tiểu quá lâu. Nước tiểu càng ứ đọng, các mầm bệnh càng phát triển.
    - Tập phản xạ tốt: Sau mỗi lần giao hợp, cần đi tiểu ngay để loại bỏ các vi khuẩn được đưa vào niệu đạo và bàng quang.
    - Khi vệ sinh chỗ kín, nên thực hiện từ trước ra sau để tránh mang các vi khuẩn có sẵn ở âm hộ và hậu môn vào đường tiểu.
    - Thường xuyên thay băng trong chu kỳ kinh nguyệt, dù có ít. Mọi ứ đọng sẽ tạo điều kiện cho mầm phát triển và sau đó tấn công bàng quang.
    (Theo Tiếp thị & Gia đình)
    "Viêm đường tiết niệu" là một bệnh rất dễ tái phát, nhất là ở nữ vì có những ổ nhiễm khuẩn cận kề đường niệu (trực tràng, hậu môn và đường sinh dục nữ). Vì không nắm được nguyên nhân, cơ chế của viêm đường tiết niệu nên khi thấy bệnh dai dẳng, ta thường gọi đó là "yếu thận". Trường hợp của bạn cũng vậy.
    Viêm đường tiết niệu trên (từ niệu quản lên thận) thường dẫn tới "viêm thận - bể thận" mạn tính, lâu ngày gây biến chứng teo thận, tăng huyết áp; chức năng thận suy thoái dần, dẫn tới "suy thận giai đoạn cuối".
    Viêm đường tiết niệu dưới (từ bàng quang xuống niệu đạo) thường là viêm bàng quang. Nếu trong bàng quang có sỏi, túi thừa hoặc u thì bệnh rất nặng và dai dẳng, nhất là khi không giải quyết được nguyên nhân. Trường hợp viêm niệu đạo hay gặp nhất là do cầu trùng lậu; triệu chứng điển hình là có vài giọt mủ rỉ ra đầu miệng sáo khi ngủ dậy và lúc đái thì buốt rát như lưỡi dao cứa vào!
    Trong điều trị, điều quan trọng đầu tiên là phải uống nhiều nước (mỗi ngày 1,2-1,5 lít); tốt nhất là uống nước mát, uống vào buổi sáng để tránh ra mồ hôi. Cần giữ vệ sinh vùng hậu môn, âm hộ, âm đạo. Việc dùng kháng sinh phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.
    "Yếu thận" hay đúng hơn là thận "kém chức năng" không dẫn đến stress. Tuy nhiên, do bệnh dai dẳng, khó khỏi và gây nhiều biến chứng nên cơ thể dần suy nhược, thần kinh cũng suy nhược theo.
    Khi cả hai thận (hoặc một thận đơn độc) bị suy ở giai đoạn cuối (nghĩa là thận không còn chức năng nữa) thì phải lọc máu chu kỳ (chạy thận nhân tạo) hoặc ghép thận. Bạn nên đến khoa thận - tiết niệu của bệnh viện để được chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị triệt để.
    ( Sức Khỏe & Đời Sống )
    Được gerbich sửa chữa / chuyển vào 09:57 ngày 09/10/2004
  2. abc

    abc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2001
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Tại sao dễ bị viêm đường tiết niệu vào mùa hè?
    "Tại sao vào mùa hè có nhiều người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu? Nguyên nhân và cách phòng tránh?".
    Trả lời:
    Về mùa hè, thời tiết nóng, nếu ít uống nước, lượng nước đưa vào sẽ được ưu tiên cho việc chống nóng của cơ thể (mồ hôi và hơi thở). Do đó, lượng nước tiểu sẽ ít và lưu lượng nước tiểu chậm. Điều này tạo điều kiện cho các chủng vi khuẩn phát triển mạnh, tiến sâu vào niệu đạo, bàng quang rồi lên thận. Ngoài ra vi khuẩn E.coli có khả năng bám dính vào tế bào biểu mô đường niệu để di chuyển lên trên. Khi lưu lượng nước tiểu dưới 25 ml/h, các vi khuẩn rất dễ phát triển từ bàng quang lên thận.
    Nhiễm khuẩn niệu có thể từ thận, bàng quang tới niệu đạo. Tùy vị trí mà bệnh nhân có những bệnh cảnh khác nhau. Các triệu chứng chung là đái ra máu, đái đục, đái buốt, đái nhiều lần... làm cho bệnh nhân rất khó chịu.
    Có thể phòng chống bệnh này bằng cách uống nhiều nước nhằm tạo nhiều nước tiểu, lưu lượng dòng nước tiểu lớn, không cho các vi khuẩn có điều kiện phát triển và đi ngược lên. Cần giữ vệ sinh cơ thể (đặc biệt là tầng sinh môn, nơi có cơ quan sinh dục và miệng sáo), điều trị triệt để các chứng viêm nhiễm của cơ quan sinh dục (nếu có). Nếu có dị dạng đường tiết niệu thì cần trị dứt điểm. Sau cùng là điều trị bằng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
    TS Trần Văn Hinh, KH&ĐS
    Nguồn Vnexpress
  3. abc

    abc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2001
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Tại sao dễ bị viêm đường tiết niệu vào mùa hè?
    "Tại sao vào mùa hè có nhiều người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu? Nguyên nhân và cách phòng tránh?".
    Trả lời:
    Về mùa hè, thời tiết nóng, nếu ít uống nước, lượng nước đưa vào sẽ được ưu tiên cho việc chống nóng của cơ thể (mồ hôi và hơi thở). Do đó, lượng nước tiểu sẽ ít và lưu lượng nước tiểu chậm. Điều này tạo điều kiện cho các chủng vi khuẩn phát triển mạnh, tiến sâu vào niệu đạo, bàng quang rồi lên thận. Ngoài ra vi khuẩn E.coli có khả năng bám dính vào tế bào biểu mô đường niệu để di chuyển lên trên. Khi lưu lượng nước tiểu dưới 25 ml/h, các vi khuẩn rất dễ phát triển từ bàng quang lên thận.
    Nhiễm khuẩn niệu có thể từ thận, bàng quang tới niệu đạo. Tùy vị trí mà bệnh nhân có những bệnh cảnh khác nhau. Các triệu chứng chung là đái ra máu, đái đục, đái buốt, đái nhiều lần... làm cho bệnh nhân rất khó chịu.
    Có thể phòng chống bệnh này bằng cách uống nhiều nước nhằm tạo nhiều nước tiểu, lưu lượng dòng nước tiểu lớn, không cho các vi khuẩn có điều kiện phát triển và đi ngược lên. Cần giữ vệ sinh cơ thể (đặc biệt là tầng sinh môn, nơi có cơ quan sinh dục và miệng sáo), điều trị triệt để các chứng viêm nhiễm của cơ quan sinh dục (nếu có). Nếu có dị dạng đường tiết niệu thì cần trị dứt điểm. Sau cùng là điều trị bằng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
    TS Trần Văn Hinh, KH&ĐS
    Nguồn Vnexpress
  4. abc

    abc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2001
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    NHIỄM TRÙNG NIỆU Ở PHỤ NỮ
    Thế nào là nhiễm trùng niệu?
    Nhiễm trùng niệu là tình trạng viêm đường tiết niệu gây ra bởi một tác nhân gây nhiễm, thường gặp nhất là do vi trùng. Cấy nước tiểu có >105 khóm vi trùng/ml.
    Phân loại nhiễm trùng niệu?
    Có nhiều cách phân loại: có thể phân loại theo tác nhân gây nhiễm trùng; nhiễm trùng niệu trên hoặc nhiễm trùng niệu dưới; nhiểm trùng tiểu lần đầu, tái nhiễm (cùng một tác nhân gây bệnh với lần nhiễm trước) hoặc tái phát (tác nhân gây bệnh mới); nhiễm trùng niệu có biến chứng hoặc nhiễm trùng niệu không có biến chứng.
    Nhiễm trùng niệu không có biến chứng là nhiễm trùng niệu không kèm sốt xảy ra trên một dường tiết niệu bình thường. Nhiễm trùng niệu có biến chứng là nhiễm trùng xảy ra trên một đường tiết niệu có bất thường hoặc viêm thận- bể thận
    Ða số nhiễm trùng niệu ở phụ nữ là nhiễm trùng niệu dưới không biến chứng, chủ yếu là viêm bàng quang do vi trùng.
    Triệu chứng của viêm bàng quang cấp và viêm thận- bể thận cấp
    Viêm bàng quang cấp thường có triệu chứng tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, nước tiểu đục, co mùi hôi, tiểu mủ, tiểu máu, nước tiểu có vi trùng.
    Viêm thận bể thận cấp thường có sốt, lạnh run, đau hông lưng kèm theo các triệu chứng của viêm bàng quang.
    Chẩn đoán nhiễm trùng niệu
    - Triệu chứng cơ năng
    - Triệu chứng thực thể
    - Soi tươi nước tiểu dưới kính hiển vi
    - Cấy nước tiểu
    Cách lấy nước tiểu để cấy?
    Lấy nước tiểu sạch giữa dòng. Nếu không lấy nước tiểu bằng cách này được thì phải lấy nước tiểu bằng chọc hút trên xương mu
    Các vi trùng thường gặp trong nhiễm trùng niệu ở phụ nữ?
    - E. coli là tác nhân gây ra 70- 85% nhiễm trùng niệu mắc phải trong cộng đồng ở phụ nữ lứa tuổi sinh sản
    - Staphylococcus saprophyticus là nguyên nhân thứ hai chiếm tỷ lệ 10- 20%
    - Các tác nhân còn lại chủ yếu là trực trùng gram âm đường ruột
    Con đường lây nhiễm chủ yếu trong nhiễm trùng niệu ở phụ nữ?
    Phổ biến nhất là nhiễm trùng ngược dòng từ niệu đạo. Do phụ nữ có niệu đạo ngắn và có nhiều vi trùng đường ruột thường trú ở hội âm và âm đạo nên phụ nữ thường dễ bị nhiễm trùng niệu qua con đường ngược chiều này.
    Một số trường hợp hiếm hơn có thể nhiễm trùng qua đường máu (lao niệu), qua đường bạch mạch và qua lan truyền trực tiếp từ các cơ quan lân cận (bệnh viêm đại tràng, dò?)
    Ðiều trị nhiễm trùng niệu ở phụ nữ?
    Ở bệnh nhân viêm bàng quang cấp tính do vi trùng, sau khi lấy nước tiểu gởi đi cấy, nên bắt đầu điều trị bằng kháng sinh phổ rộng nhạy với các chủng vi trùng đường ruột 3- 5 ngày.
    Ở bệnh nhân viêm thận- bể thận cấp, phải bắt đầu ngay lập tữc bằng kháng sinh phổ rộng sau khi cấy nước tiểu. Nếu các triệu chừng không rầm rộ thì có thể điều trị ngoại trú bằng kháng sinh uống, nhưng nếu triệu chứng nặng thì phải nhập viện để điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch
    Ðiều trị nhiễm trùng niệu tái phát ở phụ nữ?
    Nhiễm trùng niệu tái phát được chia thành: tái phát thường xuyên ((3 lần/ năm) và tái phát không thường xuyên (<3 lần/ năm)
    Trường hợp tái phát không thường xuyên thì mỗi lần tái phát có thể coi như một đột nhiễm trùng mới và điều trị bằng kháng sinh ngắn ngày.
    Nếu tái phát thường xuyên, bệnh nhân phải được truy tìm các nguyên nhân tiềm ẩn thúc đẩy tái nhiễm. Nếu không tìm thấy nguyên nhân đặc hiệu nào thì phải sử dụng kháng sinh dự phòng liều thấp tối thiểu là 6 tháng. Thuốc thường dùng là Nitrofurantoin.
    (50- 100mg) hoặc trimethoprim/ sulfamethoxazole (80/400 mg). Vai trò của kháng sinh dự phòng không phải để ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát mà là để loại trừ những vi trùng thường trú ở hội âm.
    Biến chứng của nhiễm trùng niệu nếu không điều trị?
    Nếu không điều trị nhiễm trung niệu sẽ gây ra trào ngược bàng quang- niệu quản, viêm thận- bể thận ngược chiều, tổn thương nhu mô thận. Trường hợp nặng có thể choáng nhiễm trùng và tử vong.
    Thế nào là khả năng kết dính của vi trùng?
    Một số vi trùng có khả năng kết dính vào niệu mạc bàng quang nhờ vào fimbriae (pili). Pili nằm trên bề mặt của vi trùng và nhận biết được một số thụ thể đặc hiệu trên bề mặt biểu mô. Các pili được phân loại dựa vào khả năng ngưng kết hồng cầu và khả năng sử dụng đường để ức chế sự ngưng kết này. Sự kết dính của vi trùng được chia thành hai loại: nhạy với mannose (ức chế bởi mannose) và kháng với mannose (sự kết dính không bị ức chế bởi manose). Sự kết dính nhạy với mannose được điều khiển bởi pili loại 1, có khả năng ngưng kết hồng cầu của heo guinea. Pili loại 2 kháng với mannose và có khả năng ngưng kết hồng cầu người. Fimbriae loại 1 có ở hầu như tất cả các chủng E. coli và kết dính vào niêm mạc âm đạo, niêm mạc má nhưng không kết dính vào niệu mạc. Fimbriae loại 2 (cụ thể là P fimbriae) tương tác với thụ thể có chứa disaccharide (chất disaccharide này là một phần của chuỗi oligosaccharide của kháng nguyên nhóm máu P) trên bề mặt niệu mạc, kết dính vào niệu mạc và chỉ hiện diện ở một số chủng E. coli. P fimbriae gắn kết vào kháng nguyên nhóm máu P + và hiện diện ở trên hồng cầu và niệu mạc ở những bệnh nhân P+. Những vi trùng có P fimbriae thường gây ra nhiễm trùng niệu. Khoảng 30% phụ nữ có kháng nguyên nhóm máu P+. E. coli có pili P là tác nhân của 90% các tru?ng hợp viêm thận- bể thận và 20% các trường hợp viêm bàng quang.
    Khi nào nhiễm trùng niệu cần phải theo dõi chi tiết hơn?
    Nếu nhiễm trùng đáp ứng kém với điều trị, nhiễm trùng tái phát, cấy ra những vi trùng lạ nghi ngờ có một bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của đường tiết niệu thì cần phải theo dõi thêm.
    Cần theo dõi bằng UIV (để đánh giá cấu trúc, chức năng của hệ niệu và để loại trừ sỏi niệu). Tuỳ thuộc vào kết quả của UIV mà phải làm thêm siêu âm, chụp điện toán cắt lớp, xạ hình thận, chụp bàng quang có cản quang lúc rặn tiểu, soi bàng quang, UPR.
    Ðiều trị nhiễm trùng niệu ở phụ nữ có thai?
    Tất cả những trường hợp có triệu chứng hoặc không có triệu chứng ở phụ nữ có thai đều phải điều trị với kháng sinh thích hợp như: cephalosporine, aminopenicilline, nitrofurantoin.
    Thế nào là viêm bàng quang sau giao hộp?
    Nguyên nhân là do sự chà xát liên tục lên niệu đạo trong lúc giao hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi trùng khu trú quanh niệu đạo đi ngược chiều vào trong bàng quang. Hiện tương này có thể giảm đi đáng kể nếu đi tiểu sau giao hợp hoặc kháng sinh dự phòng một liều đơn sau giao hợp.
  5. abc

    abc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2001
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    NHIỄM TRÙNG NIỆU Ở PHỤ NỮ
    Thế nào là nhiễm trùng niệu?
    Nhiễm trùng niệu là tình trạng viêm đường tiết niệu gây ra bởi một tác nhân gây nhiễm, thường gặp nhất là do vi trùng. Cấy nước tiểu có >105 khóm vi trùng/ml.
    Phân loại nhiễm trùng niệu?
    Có nhiều cách phân loại: có thể phân loại theo tác nhân gây nhiễm trùng; nhiễm trùng niệu trên hoặc nhiễm trùng niệu dưới; nhiểm trùng tiểu lần đầu, tái nhiễm (cùng một tác nhân gây bệnh với lần nhiễm trước) hoặc tái phát (tác nhân gây bệnh mới); nhiễm trùng niệu có biến chứng hoặc nhiễm trùng niệu không có biến chứng.
    Nhiễm trùng niệu không có biến chứng là nhiễm trùng niệu không kèm sốt xảy ra trên một dường tiết niệu bình thường. Nhiễm trùng niệu có biến chứng là nhiễm trùng xảy ra trên một đường tiết niệu có bất thường hoặc viêm thận- bể thận
    Ða số nhiễm trùng niệu ở phụ nữ là nhiễm trùng niệu dưới không biến chứng, chủ yếu là viêm bàng quang do vi trùng.
    Triệu chứng của viêm bàng quang cấp và viêm thận- bể thận cấp
    Viêm bàng quang cấp thường có triệu chứng tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, nước tiểu đục, co mùi hôi, tiểu mủ, tiểu máu, nước tiểu có vi trùng.
    Viêm thận bể thận cấp thường có sốt, lạnh run, đau hông lưng kèm theo các triệu chứng của viêm bàng quang.
    Chẩn đoán nhiễm trùng niệu
    - Triệu chứng cơ năng
    - Triệu chứng thực thể
    - Soi tươi nước tiểu dưới kính hiển vi
    - Cấy nước tiểu
    Cách lấy nước tiểu để cấy?
    Lấy nước tiểu sạch giữa dòng. Nếu không lấy nước tiểu bằng cách này được thì phải lấy nước tiểu bằng chọc hút trên xương mu
    Các vi trùng thường gặp trong nhiễm trùng niệu ở phụ nữ?
    - E. coli là tác nhân gây ra 70- 85% nhiễm trùng niệu mắc phải trong cộng đồng ở phụ nữ lứa tuổi sinh sản
    - Staphylococcus saprophyticus là nguyên nhân thứ hai chiếm tỷ lệ 10- 20%
    - Các tác nhân còn lại chủ yếu là trực trùng gram âm đường ruột
    Con đường lây nhiễm chủ yếu trong nhiễm trùng niệu ở phụ nữ?
    Phổ biến nhất là nhiễm trùng ngược dòng từ niệu đạo. Do phụ nữ có niệu đạo ngắn và có nhiều vi trùng đường ruột thường trú ở hội âm và âm đạo nên phụ nữ thường dễ bị nhiễm trùng niệu qua con đường ngược chiều này.
    Một số trường hợp hiếm hơn có thể nhiễm trùng qua đường máu (lao niệu), qua đường bạch mạch và qua lan truyền trực tiếp từ các cơ quan lân cận (bệnh viêm đại tràng, dò?)
    Ðiều trị nhiễm trùng niệu ở phụ nữ?
    Ở bệnh nhân viêm bàng quang cấp tính do vi trùng, sau khi lấy nước tiểu gởi đi cấy, nên bắt đầu điều trị bằng kháng sinh phổ rộng nhạy với các chủng vi trùng đường ruột 3- 5 ngày.
    Ở bệnh nhân viêm thận- bể thận cấp, phải bắt đầu ngay lập tữc bằng kháng sinh phổ rộng sau khi cấy nước tiểu. Nếu các triệu chừng không rầm rộ thì có thể điều trị ngoại trú bằng kháng sinh uống, nhưng nếu triệu chứng nặng thì phải nhập viện để điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch
    Ðiều trị nhiễm trùng niệu tái phát ở phụ nữ?
    Nhiễm trùng niệu tái phát được chia thành: tái phát thường xuyên ((3 lần/ năm) và tái phát không thường xuyên (<3 lần/ năm)
    Trường hợp tái phát không thường xuyên thì mỗi lần tái phát có thể coi như một đột nhiễm trùng mới và điều trị bằng kháng sinh ngắn ngày.
    Nếu tái phát thường xuyên, bệnh nhân phải được truy tìm các nguyên nhân tiềm ẩn thúc đẩy tái nhiễm. Nếu không tìm thấy nguyên nhân đặc hiệu nào thì phải sử dụng kháng sinh dự phòng liều thấp tối thiểu là 6 tháng. Thuốc thường dùng là Nitrofurantoin.
    (50- 100mg) hoặc trimethoprim/ sulfamethoxazole (80/400 mg). Vai trò của kháng sinh dự phòng không phải để ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát mà là để loại trừ những vi trùng thường trú ở hội âm.
    Biến chứng của nhiễm trùng niệu nếu không điều trị?
    Nếu không điều trị nhiễm trung niệu sẽ gây ra trào ngược bàng quang- niệu quản, viêm thận- bể thận ngược chiều, tổn thương nhu mô thận. Trường hợp nặng có thể choáng nhiễm trùng và tử vong.
    Thế nào là khả năng kết dính của vi trùng?
    Một số vi trùng có khả năng kết dính vào niệu mạc bàng quang nhờ vào fimbriae (pili). Pili nằm trên bề mặt của vi trùng và nhận biết được một số thụ thể đặc hiệu trên bề mặt biểu mô. Các pili được phân loại dựa vào khả năng ngưng kết hồng cầu và khả năng sử dụng đường để ức chế sự ngưng kết này. Sự kết dính của vi trùng được chia thành hai loại: nhạy với mannose (ức chế bởi mannose) và kháng với mannose (sự kết dính không bị ức chế bởi manose). Sự kết dính nhạy với mannose được điều khiển bởi pili loại 1, có khả năng ngưng kết hồng cầu của heo guinea. Pili loại 2 kháng với mannose và có khả năng ngưng kết hồng cầu người. Fimbriae loại 1 có ở hầu như tất cả các chủng E. coli và kết dính vào niêm mạc âm đạo, niêm mạc má nhưng không kết dính vào niệu mạc. Fimbriae loại 2 (cụ thể là P fimbriae) tương tác với thụ thể có chứa disaccharide (chất disaccharide này là một phần của chuỗi oligosaccharide của kháng nguyên nhóm máu P) trên bề mặt niệu mạc, kết dính vào niệu mạc và chỉ hiện diện ở một số chủng E. coli. P fimbriae gắn kết vào kháng nguyên nhóm máu P + và hiện diện ở trên hồng cầu và niệu mạc ở những bệnh nhân P+. Những vi trùng có P fimbriae thường gây ra nhiễm trùng niệu. Khoảng 30% phụ nữ có kháng nguyên nhóm máu P+. E. coli có pili P là tác nhân của 90% các tru?ng hợp viêm thận- bể thận và 20% các trường hợp viêm bàng quang.
    Khi nào nhiễm trùng niệu cần phải theo dõi chi tiết hơn?
    Nếu nhiễm trùng đáp ứng kém với điều trị, nhiễm trùng tái phát, cấy ra những vi trùng lạ nghi ngờ có một bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của đường tiết niệu thì cần phải theo dõi thêm.
    Cần theo dõi bằng UIV (để đánh giá cấu trúc, chức năng của hệ niệu và để loại trừ sỏi niệu). Tuỳ thuộc vào kết quả của UIV mà phải làm thêm siêu âm, chụp điện toán cắt lớp, xạ hình thận, chụp bàng quang có cản quang lúc rặn tiểu, soi bàng quang, UPR.
    Ðiều trị nhiễm trùng niệu ở phụ nữ có thai?
    Tất cả những trường hợp có triệu chứng hoặc không có triệu chứng ở phụ nữ có thai đều phải điều trị với kháng sinh thích hợp như: cephalosporine, aminopenicilline, nitrofurantoin.
    Thế nào là viêm bàng quang sau giao hộp?
    Nguyên nhân là do sự chà xát liên tục lên niệu đạo trong lúc giao hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi trùng khu trú quanh niệu đạo đi ngược chiều vào trong bàng quang. Hiện tương này có thể giảm đi đáng kể nếu đi tiểu sau giao hợp hoặc kháng sinh dự phòng một liều đơn sau giao hợp.
  6. abc

    abc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2001
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0

    Rau dừa nước
    Rau dừa nước còn có tên là Thủy Long, cây loại dây bò mọc ở ao hồ đầm lầy, có nơi người ta dùng ngọn và lá non ăn sống cho mát. Công dụng quan trọng nhất của cây này là dùng để chữa các bệnh về thận như đái đục, đái buốt, đái dắt, viêm cầu thận, thận nóng và sỏi đường tiết niệu. Ngoài ra còn là thuốc phòng cho những người có huyết áp cao. Uống nước sắc rau dừa nước có tác dụng làm cho huyết áp ổn định, người bệnh thấy yên tâm hơn. Những người bị suy thận có biểu hiện nước tiểu đục đái ra dưỡng chất, uống nước sắc rau dừa nước liên tục từ 7-10 ngày thì bệnh đỡ, nước tiểu trong trở lại. Ngoài ra rau dừa nước còn là thuốc tốt chữa được những căn bệnh sau:
    - Trong vú có u cục đau nhức, người sốt.
    Rau dừa nước tươi rửa sạch, thêm vài hạt muối giã nhỏ, đắp vào vú băng lại, bệnh nhân cảm thấy mát, dễ chịu, vài ngày thì u cục tiêu biến.
    - Bị nóng trong bụng, đại tiện bí:
    Rau dừa nước tươi 100g, rửa sạch giã vắt lấy nước, pha thêm một chén mật mía, uống hết một lần, thấy trong bụng mát, đại tiện thông là được.
    - Viêm đường tiết niệu dai dẳng gây ngứa và đái buốt.
    Rau dừa nước tươi 50g, kim ngân 30g, đinh lăng 30g, rau dấp 20g, mã đề 20g sắc uống ngày một thang. Dùng liên tục từ 5-7 ngày.
    - Phụ nữ bị khí hư, bạch đới.
    Rau dừa nước 40g, cây chó đẻ răng cưa 30g, mẫu lệ chế 20g, thổ linh 20g, hoàng bá 20g, trạch lan 20g, bạc sau 20g. Sắc uống ngày một thang.
    - Vết thương lâu ngày không liền miệng.
    Rau dừa nước, lá vông theo tỷ lệ 2/1 hai thứ giã nhỏ đắp vào vết thương băng lại. Trước khi đắp thuốc hãy rửa vết thương bằng muối pha loãng.
    . (Theo Phụ nữ Việt Nam)

  7. abc

    abc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2001
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0

    Rau dừa nước
    Rau dừa nước còn có tên là Thủy Long, cây loại dây bò mọc ở ao hồ đầm lầy, có nơi người ta dùng ngọn và lá non ăn sống cho mát. Công dụng quan trọng nhất của cây này là dùng để chữa các bệnh về thận như đái đục, đái buốt, đái dắt, viêm cầu thận, thận nóng và sỏi đường tiết niệu. Ngoài ra còn là thuốc phòng cho những người có huyết áp cao. Uống nước sắc rau dừa nước có tác dụng làm cho huyết áp ổn định, người bệnh thấy yên tâm hơn. Những người bị suy thận có biểu hiện nước tiểu đục đái ra dưỡng chất, uống nước sắc rau dừa nước liên tục từ 7-10 ngày thì bệnh đỡ, nước tiểu trong trở lại. Ngoài ra rau dừa nước còn là thuốc tốt chữa được những căn bệnh sau:
    - Trong vú có u cục đau nhức, người sốt.
    Rau dừa nước tươi rửa sạch, thêm vài hạt muối giã nhỏ, đắp vào vú băng lại, bệnh nhân cảm thấy mát, dễ chịu, vài ngày thì u cục tiêu biến.
    - Bị nóng trong bụng, đại tiện bí:
    Rau dừa nước tươi 100g, rửa sạch giã vắt lấy nước, pha thêm một chén mật mía, uống hết một lần, thấy trong bụng mát, đại tiện thông là được.
    - Viêm đường tiết niệu dai dẳng gây ngứa và đái buốt.
    Rau dừa nước tươi 50g, kim ngân 30g, đinh lăng 30g, rau dấp 20g, mã đề 20g sắc uống ngày một thang. Dùng liên tục từ 5-7 ngày.
    - Phụ nữ bị khí hư, bạch đới.
    Rau dừa nước 40g, cây chó đẻ răng cưa 30g, mẫu lệ chế 20g, thổ linh 20g, hoàng bá 20g, trạch lan 20g, bạc sau 20g. Sắc uống ngày một thang.
    - Vết thương lâu ngày không liền miệng.
    Rau dừa nước, lá vông theo tỷ lệ 2/1 hai thứ giã nhỏ đắp vào vết thương băng lại. Trước khi đắp thuốc hãy rửa vết thương bằng muối pha loãng.
    . (Theo Phụ nữ Việt Nam)

  8. abc

    abc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2001
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Châm cứu có thể ngăn ngừa viêm đường tiết niệu tái phát


    Những phụ nữ bị viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần (UTI) có thể dùng phương pháp châm cứu để ngăn ngừa đợt viêm tiếp theo. Những phụ nữ bị UTI được châm cứu sẽ giảm được một nửa nguy cơ bị đợt viêm khác trong thời gian 6 tháng so với những phụ nữ không điều trị bằng châm cứu. Châm cứu có giá trị như một điều trị phòng ngừa. Hàng năm, chỉ riêng ở Mỹ đã có khoảng 11,3 triệu người bị UTI, khoảng 6% phụ nữ trưởng thành bị ít nhất 3 đợt UTI mỗi năm. Hiện nay UTI được điều trị bằng kháng sinh, việc phải dùng kháng sinh thường xuyên để ngăn ngừa UTI ở những phụ nữ bị UTI sẽ góp phần làm gia tăng hiện tượng kháng kháng sinh. Một nghiên cứu trên 94 phụ nữ bị ít nhất 3 đợt UTI trong 12 tháng có ít nhất là 2 đợt viêm đã được bác sĩ chẩn đoán và điều trị; 67 bệnh nhân được châm cứu 2 lần/tuần trong 4 tuần cho kết quả: 73% số phụ nữ được điều trị bằng châm cứu không bị viêm trong vòng 6 tháng so với 52% của nhóm không điều trị bằng châm cứu. Sự khác nhau này được tính là giảm 50% nguy cơ bị đợt viêm khác. Những phụ nữ được điều trị bằng châm cứu giảm 50% nước tiểu tồn dư trong bàng quang sau khi tiểu tiện, so với những người không được điều trị bằng châm cứu. Nước tiểu tồn dư là một yếu tố nguy cơ bị UTI. Các nhà nghiên cứu cho rằng châm cứu có tác dụng đối với phụ nữ bị UTI do làm giảm mức nước tiểu tồn dư. (Ngày 4-11-2002 - Theo Báo SK& ĐS)
  9. abc

    abc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2001
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Châm cứu có thể ngăn ngừa viêm đường tiết niệu tái phát


    Những phụ nữ bị viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần (UTI) có thể dùng phương pháp châm cứu để ngăn ngừa đợt viêm tiếp theo. Những phụ nữ bị UTI được châm cứu sẽ giảm được một nửa nguy cơ bị đợt viêm khác trong thời gian 6 tháng so với những phụ nữ không điều trị bằng châm cứu. Châm cứu có giá trị như một điều trị phòng ngừa. Hàng năm, chỉ riêng ở Mỹ đã có khoảng 11,3 triệu người bị UTI, khoảng 6% phụ nữ trưởng thành bị ít nhất 3 đợt UTI mỗi năm. Hiện nay UTI được điều trị bằng kháng sinh, việc phải dùng kháng sinh thường xuyên để ngăn ngừa UTI ở những phụ nữ bị UTI sẽ góp phần làm gia tăng hiện tượng kháng kháng sinh. Một nghiên cứu trên 94 phụ nữ bị ít nhất 3 đợt UTI trong 12 tháng có ít nhất là 2 đợt viêm đã được bác sĩ chẩn đoán và điều trị; 67 bệnh nhân được châm cứu 2 lần/tuần trong 4 tuần cho kết quả: 73% số phụ nữ được điều trị bằng châm cứu không bị viêm trong vòng 6 tháng so với 52% của nhóm không điều trị bằng châm cứu. Sự khác nhau này được tính là giảm 50% nguy cơ bị đợt viêm khác. Những phụ nữ được điều trị bằng châm cứu giảm 50% nước tiểu tồn dư trong bàng quang sau khi tiểu tiện, so với những người không được điều trị bằng châm cứu. Nước tiểu tồn dư là một yếu tố nguy cơ bị UTI. Các nhà nghiên cứu cho rằng châm cứu có tác dụng đối với phụ nữ bị UTI do làm giảm mức nước tiểu tồn dư. (Ngày 4-11-2002 - Theo Báo SK& ĐS)
  10. abc

    abc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2001
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Tại sao phụ nữ hay bị viêm bàng quang?


    Hầu như tất cả phụ nữ đều biết đến một lần trong đời mình bị các triệu chứng liên tục buồn đi tiểu, rát bỏng khi đi, rồi đau ở bụng dưới. Bệnh nhiễm trùng bàng quang (hay viêm bàng quang) tuy dễ xử lý có thể rất khó điều trị nếu không được phát hiện sớm và đã gây biến chứng.
    Trong số nhiều lý do gây lây nhiễm qua đường tiểu tiện, lý do chủ yếu là cấu tạo phức tạp của cơ quan sinh dục nữ. Niệu đạo - đường dẫn nước tiểu của phụ nữ ngắn nên mầm bệnh ở vùng hậu môn thường di chuyển dễ dàng đến bàng quang.
    Một nguyên nhân khác gây bệnh viêm bàng quang ở phụ nữ là thói quen uống ít nước dẫn đến tình trạng khó đẩy các mầm bệnh ra ngoài. Nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang sẽ tăng lên vào mùa hè, nhất là ở các nước xứ nóng, khi người dân ra mồ hôi nhiều và tiểu ít đi.
    Bạn cũng nên hết sức cẩn thận với thuốc tránh thai vì đây cũng là một trong các nguyên nhân gây viêm bàng quang. Thuốc ngừa thai khi thực hiện nhiệm vụ của mình sẽ gây tác dụng phụ là làm trở ngại việc bài tiết; mặt khác, còn thay đổi hệ vi khuẩn ở cơ quan sinh dục.
    Vệ sinh kém cũng khiến các vi khuẩn sản sinh nhanh. Chị em cần đặc biệt lưu ý điều này trong các kỳ kinh nguyệt. Ít thay băng vệ sinh cũng dễ dẫn đến viêm nhiễm. Ngược lại, làm vệ sinh nhiều quá cũng chưa hẳn đã tốt. Nhiều chị em mắc chứng sợ hãi vô cớ với các loại vi khuẩn nên thường xuyên sử dụng các chất diệt khuẩn hoặc không biết sử dụng phù hợp các sản phẩm vệ sinh. Chính sự chăm chỉ này đã vô tình giết chết các loài vi khuẩn không nguy hiểm và có thể ngăn chặn các loài vi khuẩn có hại ở ''''chỗ kín''''; nguy cơ lây nhiễm qua đường tiểu tiện vì thế mà tăng lên.
    Có một điều tồn tại mà người ta gọi là cân bằng môi sinh vi khuẩn địa phương. Cũng giống như trong tự nhiên, giết hại một loài (ở đây là vi khuẩn) sẽ tạo điều kiện để các loài khác phát triển và sản sinh. Dùng vòi hoa sen trực tiếp vào âm đạo sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn cũng là nguồn gốc gây bệnh.
    Các nhân tố gây ra việc đọng nước tiểu ở bàng quang, nhất là bệnh táo bón cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Một vài loại bệnh tật cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm do đọng nước tiểu ở bàng quang; đó là bệnh đái đường, chứng bại liệt hay các bệnh thần kinh.
    Một số loại viêm bàng quang cũng phụ thuộc vào đời sống ******** của bạn và sự thay đổi hormone. Ở phụ nữ, căn bệnh đặc biệt này xuất hiện vào thời kỳ đang mang thai hoặc mãn kinh, vì đây là giai đoạn thay đổi hormone mạnh mẽ nhất.
    Cuối cùng, có một nguyên nhân ít được lưu tâm của bệnh viêm bàng quang là mặc quần áo. Việc mặc quần áo quá chật có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây ẩm vùng kín tạo điều kiện cho các vi khuẩn cư trú và phát triển.
    Khắc phục
    Vào thời kỳ mãn kinh, cơ thể người phụ nữ không còn sản sinh estrogene (hormone nữ). Âm đạo và âm hộ trở nên khô, gây ngứa ở bộ phận sinh dục. Đây là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Nên sử dụng kem có chứa estrogene bôi vào âm đạo để xoá bỏ bất lợi.
    Các chị đang mang bầu nhớ kiểm tra đều đặn 1 lần/tháng bằng cách dùng một dải băng mỏng dài, một miếng giấy nhỏ đặt vào niệu đạo. Nếu thấy đổi màu thì tức là bạn đã bị viêm nhiễm.
    Bạn cũng có thể bị viêm bàng quang ngay sau lần quan hệ ******** đầu tiên. Đây là loại viêm bàng quang cổ điển hay còn có tên là viêm bàng quang ''''tuần trăng mật''''. Khi bạn quan hệ dù ít hay nhiều cũng gây ra những chấn động nhỏ dẫn đến ngoại thương. Đây một nhân tố gây bệnh viêm bàng quang.
    Một số phụ nữ bị viêm bàng quang thường xuyên cảm thấy đau ngay sau khi quan hệ. Trong trường hợp này, hãy đi tiểu ngay để đẩy vi khuẩn gây bệnh đang cư trú ở niệu đạo ra ngoài.
    Tránh tái nhiễm viêm bàng quang
    Để sức khoẻ phái yếu không bị suy giảm vì căn bệnh dễ phòng và không khó chữa này, các chuyên gia tiết niệu khuyến cáo:
    - Uống đủ nước. Mỗi ngày nên uống từ 1,5 - 2 lít nước. Uống đủ lượng nước này giúp cơ thể bài tiết tốt tránh nước tiểu ứ đọng ở bàng quang đồng thời nước tiểu là biện pháp đẩy vi khuẩn ra ngoài hạn chế được viêm nhiễm. Nguy cơ bị viêm bàng quang sẽ tăng lên vào mùa hè vì do tiết mồ hôi nhiều thì đi tiểu sẽ ít đi.
    - Không nhịn đi tiểu. Cố gắng đi tiểu đều đặn và không được nhịn lâu. Vì đây cũng gây ra hiện tượng ứ đọng nước tiểu ở bàng quang.
    - Đi tiểu ngay sau khi quan hệ. Nếu thấy hiện tượng đau của viêm bàng quang ngay sau khi quan hệ, bạn nên đi tiểu ngay vì nước tiểu sẽ giúp đuổi những vi khuẩn có hại đang trú ngụ ở ngay niệu đạo.
    - Tránh gây ẩm ướt hay làm tăng nhiệt độ cơ thể. Tránh mặc quần áo quá chật vì sẽ kích thích tiết mồ hôi.
    - Vận dụng đúng các thao tác. Sau khi đi tiểu hay đại tiện bạn nên rửa nước nhưng hãy làm từ trước ra sau tránh làm ngược lại. Đồng thời cũng hãy nhớ vệ sinh luôn tay minh bằng xà phòng.
    - Điều trị bệnh táo bón. Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng táo bón hãy chú ý đến cân bằng chế độ ăn uống của mình nên kết hợp ăn nhiều rau xanh, hoa quả, chất xơ. Cố gắng ăn đúng giờ và có chế độ tập luyện thể dục. Táo bón gây ra tình trạng ứ đọng phân trong ruột già cũng là tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi.
    - Không quá vệ sinh. Hạn chế vệ sinh bên trong cơ quan sinh dục của mình. Chỉ nên làm từ 1-2 lần/ngày. Sử dụng các sản phẩm có độ pH phù hợp( 5-7), không nên dùng các sản phẩm diệt khuẩn.
    - Chú ý giữ vệ sinh trong thời gian kinh nguyệt. Trong thời gian này nên thường xuyên thay băng vệ sinh.
    - Không được tự điều trị. Bạn phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ vì nếu không vi khuẩn sẽ kháng thuốc và bệnh của bạn lại xuất hiện.
    - Cùng bạn đời đến bác sĩ kiểm tra, phân tích nước tiểu, vì viêm nhiễm có thể xuất hiện trong quá trình quan hệ. Nếu phân tích nước tiểu cho thấy sự có mặt của lây nhiễm qua đường ******** thì cả hai cùng điều trị ngay.
    Lưu ý: Cảm giác rát bỏng khi đi tiểu chưa hẳn đã là biểu hiện viêm bàng quang. Hơn nữa, đây là bệnh nhiễm trùng không gây sốt. Vì vậy, khi có nghi vấn, nên đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Chia sẻ trang này