1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thận ... các vấn đề có liên quan đến thận , nhiễm trùng đường tiểu

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi hongbach2000k3, 30/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. abc

    abc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2001
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Tại sao phụ nữ hay bị viêm bàng quang?


    Hầu như tất cả phụ nữ đều biết đến một lần trong đời mình bị các triệu chứng liên tục buồn đi tiểu, rát bỏng khi đi, rồi đau ở bụng dưới. Bệnh nhiễm trùng bàng quang (hay viêm bàng quang) tuy dễ xử lý có thể rất khó điều trị nếu không được phát hiện sớm và đã gây biến chứng.
    Trong số nhiều lý do gây lây nhiễm qua đường tiểu tiện, lý do chủ yếu là cấu tạo phức tạp của cơ quan sinh dục nữ. Niệu đạo - đường dẫn nước tiểu của phụ nữ ngắn nên mầm bệnh ở vùng hậu môn thường di chuyển dễ dàng đến bàng quang.
    Một nguyên nhân khác gây bệnh viêm bàng quang ở phụ nữ là thói quen uống ít nước dẫn đến tình trạng khó đẩy các mầm bệnh ra ngoài. Nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang sẽ tăng lên vào mùa hè, nhất là ở các nước xứ nóng, khi người dân ra mồ hôi nhiều và tiểu ít đi.
    Bạn cũng nên hết sức cẩn thận với thuốc tránh thai vì đây cũng là một trong các nguyên nhân gây viêm bàng quang. Thuốc ngừa thai khi thực hiện nhiệm vụ của mình sẽ gây tác dụng phụ là làm trở ngại việc bài tiết; mặt khác, còn thay đổi hệ vi khuẩn ở cơ quan sinh dục.
    Vệ sinh kém cũng khiến các vi khuẩn sản sinh nhanh. Chị em cần đặc biệt lưu ý điều này trong các kỳ kinh nguyệt. Ít thay băng vệ sinh cũng dễ dẫn đến viêm nhiễm. Ngược lại, làm vệ sinh nhiều quá cũng chưa hẳn đã tốt. Nhiều chị em mắc chứng sợ hãi vô cớ với các loại vi khuẩn nên thường xuyên sử dụng các chất diệt khuẩn hoặc không biết sử dụng phù hợp các sản phẩm vệ sinh. Chính sự chăm chỉ này đã vô tình giết chết các loài vi khuẩn không nguy hiểm và có thể ngăn chặn các loài vi khuẩn có hại ở ''''chỗ kín''''; nguy cơ lây nhiễm qua đường tiểu tiện vì thế mà tăng lên.
    Có một điều tồn tại mà người ta gọi là cân bằng môi sinh vi khuẩn địa phương. Cũng giống như trong tự nhiên, giết hại một loài (ở đây là vi khuẩn) sẽ tạo điều kiện để các loài khác phát triển và sản sinh. Dùng vòi hoa sen trực tiếp vào âm đạo sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn cũng là nguồn gốc gây bệnh.
    Các nhân tố gây ra việc đọng nước tiểu ở bàng quang, nhất là bệnh táo bón cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Một vài loại bệnh tật cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm do đọng nước tiểu ở bàng quang; đó là bệnh đái đường, chứng bại liệt hay các bệnh thần kinh.
    Một số loại viêm bàng quang cũng phụ thuộc vào đời sống ******** của bạn và sự thay đổi hormone. Ở phụ nữ, căn bệnh đặc biệt này xuất hiện vào thời kỳ đang mang thai hoặc mãn kinh, vì đây là giai đoạn thay đổi hormone mạnh mẽ nhất.
    Cuối cùng, có một nguyên nhân ít được lưu tâm của bệnh viêm bàng quang là mặc quần áo. Việc mặc quần áo quá chật có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây ẩm vùng kín tạo điều kiện cho các vi khuẩn cư trú và phát triển.
    Khắc phục
    Vào thời kỳ mãn kinh, cơ thể người phụ nữ không còn sản sinh estrogene (hormone nữ). Âm đạo và âm hộ trở nên khô, gây ngứa ở bộ phận sinh dục. Đây là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Nên sử dụng kem có chứa estrogene bôi vào âm đạo để xoá bỏ bất lợi.
    Các chị đang mang bầu nhớ kiểm tra đều đặn 1 lần/tháng bằng cách dùng một dải băng mỏng dài, một miếng giấy nhỏ đặt vào niệu đạo. Nếu thấy đổi màu thì tức là bạn đã bị viêm nhiễm.
    Bạn cũng có thể bị viêm bàng quang ngay sau lần quan hệ ******** đầu tiên. Đây là loại viêm bàng quang cổ điển hay còn có tên là viêm bàng quang ''''tuần trăng mật''''. Khi bạn quan hệ dù ít hay nhiều cũng gây ra những chấn động nhỏ dẫn đến ngoại thương. Đây một nhân tố gây bệnh viêm bàng quang.
    Một số phụ nữ bị viêm bàng quang thường xuyên cảm thấy đau ngay sau khi quan hệ. Trong trường hợp này, hãy đi tiểu ngay để đẩy vi khuẩn gây bệnh đang cư trú ở niệu đạo ra ngoài.
    Tránh tái nhiễm viêm bàng quang
    Để sức khoẻ phái yếu không bị suy giảm vì căn bệnh dễ phòng và không khó chữa này, các chuyên gia tiết niệu khuyến cáo:
    - Uống đủ nước. Mỗi ngày nên uống từ 1,5 - 2 lít nước. Uống đủ lượng nước này giúp cơ thể bài tiết tốt tránh nước tiểu ứ đọng ở bàng quang đồng thời nước tiểu là biện pháp đẩy vi khuẩn ra ngoài hạn chế được viêm nhiễm. Nguy cơ bị viêm bàng quang sẽ tăng lên vào mùa hè vì do tiết mồ hôi nhiều thì đi tiểu sẽ ít đi.
    - Không nhịn đi tiểu. Cố gắng đi tiểu đều đặn và không được nhịn lâu. Vì đây cũng gây ra hiện tượng ứ đọng nước tiểu ở bàng quang.
    - Đi tiểu ngay sau khi quan hệ. Nếu thấy hiện tượng đau của viêm bàng quang ngay sau khi quan hệ, bạn nên đi tiểu ngay vì nước tiểu sẽ giúp đuổi những vi khuẩn có hại đang trú ngụ ở ngay niệu đạo.
    - Tránh gây ẩm ướt hay làm tăng nhiệt độ cơ thể. Tránh mặc quần áo quá chật vì sẽ kích thích tiết mồ hôi.
    - Vận dụng đúng các thao tác. Sau khi đi tiểu hay đại tiện bạn nên rửa nước nhưng hãy làm từ trước ra sau tránh làm ngược lại. Đồng thời cũng hãy nhớ vệ sinh luôn tay minh bằng xà phòng.
    - Điều trị bệnh táo bón. Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng táo bón hãy chú ý đến cân bằng chế độ ăn uống của mình nên kết hợp ăn nhiều rau xanh, hoa quả, chất xơ. Cố gắng ăn đúng giờ và có chế độ tập luyện thể dục. Táo bón gây ra tình trạng ứ đọng phân trong ruột già cũng là tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi.
    - Không quá vệ sinh. Hạn chế vệ sinh bên trong cơ quan sinh dục của mình. Chỉ nên làm từ 1-2 lần/ngày. Sử dụng các sản phẩm có độ pH phù hợp( 5-7), không nên dùng các sản phẩm diệt khuẩn.
    - Chú ý giữ vệ sinh trong thời gian kinh nguyệt. Trong thời gian này nên thường xuyên thay băng vệ sinh.
    - Không được tự điều trị. Bạn phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ vì nếu không vi khuẩn sẽ kháng thuốc và bệnh của bạn lại xuất hiện.
    - Cùng bạn đời đến bác sĩ kiểm tra, phân tích nước tiểu, vì viêm nhiễm có thể xuất hiện trong quá trình quan hệ. Nếu phân tích nước tiểu cho thấy sự có mặt của lây nhiễm qua đường ******** thì cả hai cùng điều trị ngay.
    Lưu ý: Cảm giác rát bỏng khi đi tiểu chưa hẳn đã là biểu hiện viêm bàng quang. Hơn nữa, đây là bệnh nhiễm trùng không gây sốt. Vì vậy, khi có nghi vấn, nên đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
  2. abc

    abc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2001
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Dị dạng đường tiết niệu gây nhiễm trùng tiểu - bệnh bẩm sinh dễ bị bỏ quên
    Ngay sau khi chào đời, trẻ không đi tiểu như những trẻ bình thường khác, nước tiểu không chảy thành dòng mà cứ rỉ từng chút. Sau đó là biểu hiện biếng ăn, suy dinh dưỡng kèm theo những cơn đau bụng dai dẳng và sốt lặp đi lặp lại. Căn nguyên, đôi khi chỉ là một dị dạng đường tiết niệu không được phát hiện sớm.

    BS. Huỳnh Thoại Loan- Trưởng Khoa Thận BV Nhi Đồng 1 cho biết, dị dạng đường tiết niệu là dị tật bẩm sinh khá phổ biến; bằng chứng là mỗi tháng BV khám và điều trị cho trên 30 trẻ nhiễm trùng tiểu do dị tật này. Điều đáng lưu ý là đa số các cháu đều được phát hiện bệnh muộn và điều trị không đúng cách.
    Những dị tật khác như không có hậu môn hoặc u, bướu chỉ cần nhìn là có thể phát hiện được, còn dị dạng đường tiết niệu ở bên trong cơ thể, lại biểu hiện mơ hồ nên khó phát hiện.
    Các dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh thường gặp
    - Hẹp van niệu đạo sau: Chỉ xuất hiện ở các bé trai. Biểu hiện ban đầu chỉ là tiểu yếu, không thành dòng, tiểu khó, tiểu rặn, nhiều lúc do rặn đau quá khiến trẻ khóc. Nếu không được điều trị sớm nước tiểu sẽ nhiễm trùng, màu nước tiểu đục, có mùi hôi.
    - Thận ứ nước: Đây là dị dạng thường gặp, biểu hiện qua những cơn đau bụng không kèm rối loạn tiêu hóa (không nôn, không tiêu chảy) lặp đi lặp lại. Khi thấy dấu hiệu này nên sớm cho trẻ đi siêu âm bụng hoặc tổng phân tích nước tiểu để kiểm tra. Nếu không phát hiện sớm, trẻ dễ bị nhiễm trùng tiểu.
    Trẻ đã bị thận ứ nước lại còn nhiễm trùng tiểu sẽ bị tàn phá thận nhanh chóng, bị nhiều biến chứng nặng như cao huyết áp, nhiễm trùng huyết, suy thận mãn...
    Phòng ngừa
    - Phụ nữ mang thai nên phát hiện sớm dị tật đường tiết niệu cho con bằng cách siêu âm kiểm tra vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Ngay sau khi sinh, nếu có kết quả siêu âm thận ứ nước phải đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán xác định.
    - Đưa trẻ đi phân tích nước tiểu và siêu âm bụng ngay khi phát hiện một trong các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu để tránh bệnh tiến triển nặng hơn
    - Thường xuyên theo dõi cách thức tiểu, màu sắc nước tiểu của trẻ, không coi thường triệu chứng của trẻ. Khi thấy trẻ tiểu khó, không nên đổ cho nguyên nhân do con ăn nhiều đồ nóng.
    - Không dùng kháng sinh bừa bãi để điều trị nhiễm trùng tiểu.
    - Hướng dẫn trẻ cách giữ vệ sinh khi đi tiểu, thay đồ lót thường xuyên, xổ giun định kỳ và tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước để tránh cô đặc nước tiểu.
    (Theo NLĐ)

  3. abc

    abc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2001
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Dị dạng đường tiết niệu gây nhiễm trùng tiểu - bệnh bẩm sinh dễ bị bỏ quên
    Ngay sau khi chào đời, trẻ không đi tiểu như những trẻ bình thường khác, nước tiểu không chảy thành dòng mà cứ rỉ từng chút. Sau đó là biểu hiện biếng ăn, suy dinh dưỡng kèm theo những cơn đau bụng dai dẳng và sốt lặp đi lặp lại. Căn nguyên, đôi khi chỉ là một dị dạng đường tiết niệu không được phát hiện sớm.

    BS. Huỳnh Thoại Loan- Trưởng Khoa Thận BV Nhi Đồng 1 cho biết, dị dạng đường tiết niệu là dị tật bẩm sinh khá phổ biến; bằng chứng là mỗi tháng BV khám và điều trị cho trên 30 trẻ nhiễm trùng tiểu do dị tật này. Điều đáng lưu ý là đa số các cháu đều được phát hiện bệnh muộn và điều trị không đúng cách.
    Những dị tật khác như không có hậu môn hoặc u, bướu chỉ cần nhìn là có thể phát hiện được, còn dị dạng đường tiết niệu ở bên trong cơ thể, lại biểu hiện mơ hồ nên khó phát hiện.
    Các dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh thường gặp
    - Hẹp van niệu đạo sau: Chỉ xuất hiện ở các bé trai. Biểu hiện ban đầu chỉ là tiểu yếu, không thành dòng, tiểu khó, tiểu rặn, nhiều lúc do rặn đau quá khiến trẻ khóc. Nếu không được điều trị sớm nước tiểu sẽ nhiễm trùng, màu nước tiểu đục, có mùi hôi.
    - Thận ứ nước: Đây là dị dạng thường gặp, biểu hiện qua những cơn đau bụng không kèm rối loạn tiêu hóa (không nôn, không tiêu chảy) lặp đi lặp lại. Khi thấy dấu hiệu này nên sớm cho trẻ đi siêu âm bụng hoặc tổng phân tích nước tiểu để kiểm tra. Nếu không phát hiện sớm, trẻ dễ bị nhiễm trùng tiểu.
    Trẻ đã bị thận ứ nước lại còn nhiễm trùng tiểu sẽ bị tàn phá thận nhanh chóng, bị nhiều biến chứng nặng như cao huyết áp, nhiễm trùng huyết, suy thận mãn...
    Phòng ngừa
    - Phụ nữ mang thai nên phát hiện sớm dị tật đường tiết niệu cho con bằng cách siêu âm kiểm tra vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Ngay sau khi sinh, nếu có kết quả siêu âm thận ứ nước phải đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán xác định.
    - Đưa trẻ đi phân tích nước tiểu và siêu âm bụng ngay khi phát hiện một trong các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu để tránh bệnh tiến triển nặng hơn
    - Thường xuyên theo dõi cách thức tiểu, màu sắc nước tiểu của trẻ, không coi thường triệu chứng của trẻ. Khi thấy trẻ tiểu khó, không nên đổ cho nguyên nhân do con ăn nhiều đồ nóng.
    - Không dùng kháng sinh bừa bãi để điều trị nhiễm trùng tiểu.
    - Hướng dẫn trẻ cách giữ vệ sinh khi đi tiểu, thay đồ lót thường xuyên, xổ giun định kỳ và tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước để tránh cô đặc nước tiểu.
    (Theo NLĐ)

  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ là thận của bạn tốt 100%. Hiện tượng bài tiết thường xuyên thải bớt chất độc ra ngoài, nếu thận bạn yếu thì người sẽ phù lên vì nước ứ đọng trong người. Hoặc nếu bạn sợ không dám uống nước thì chất độc có thể ứ đọng trong thận tạo nên sạn thận.
  5. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ là thận của bạn tốt 100%. Hiện tượng bài tiết thường xuyên thải bớt chất độc ra ngoài, nếu thận bạn yếu thì người sẽ phù lên vì nước ứ đọng trong người. Hoặc nếu bạn sợ không dám uống nước thì chất độc có thể ứ đọng trong thận tạo nên sạn thận.
  6. jazz222

    jazz222 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Ban co the đoc them tai lieu o website viet nam:
    www.vim-online.com
    Tha^n men

    J2
  7. jazz222

    jazz222 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Ban co the đoc them tai lieu o website viet nam:
    www.vim-online.com
    Tha^n men

    J2
  8. tuannj

    tuannj Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn bạn về thông tin hữu ích. tôi sẽ giảm lưọng nưóc uống sau bữa tối xem sao....
    ---------------------------------------------------
    "life is too short not to take a chance"
  9. tuannj

    tuannj Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn bạn về thông tin hữu ích. tôi sẽ giảm lưọng nưóc uống sau bữa tối xem sao....
    ---------------------------------------------------
    "life is too short not to take a chance"
  10. Global

    Global Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    1.677
    Đã được thích:
    0
    Uống thuốc bổ thận thôi. Bác nhỉ?
    Mùa thu lưng chừng đến.
    Lá vàng lưng chừng rơi.
    Lưng chừng em với tôi,
    Tình yêu hay là bạn.

Chia sẻ trang này