1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thận ... các vấn đề có liên quan đến thận , nhiễm trùng đường tiểu

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi hongbach2000k3, 30/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Ngoài chất K+ cao có hại cho tim, người suy thận cần tránh chất Phốt-pho (P) vì chất này có thể làm rỗng xương.
    http://www.vh.org/adult/patient/internalmedicine/faq/renaldisease.html
    Examples of foods high in potassium include potatoes, tomatoes, bananas, oranges, broccoli, chocolate and salt substitutes. (Khoai tây, cà chua, chuối, cam, bông cải xanh, chocolat, và chất muối giả thường làm bằng K+)
    Dairy products, nuts, colas and chocolate are foods that contain high amounts of phosphorus. (Thực phẩm = sữa, sữa chua, phô mát, các loại hạt như lạc, hột điều, hạnh nhân, hạt dẻ, nước ngọt có cola như coca pepsi, chocolat)
    u?c Milou s?a vo 05:41 ngy 17/05/2004
  2. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Chào bác -VanLyDocHanhDienBaQuang ,
    G . xin lỗi là chưa thể trả lời câu hỏi of bác hôm nay vì có vài danh từ chuyên khoa bằng tiếng VN ... như " đặt ống JJ , hẹp nệu quả trái " G. không biết tiếng anh gọi là gì ? .... áp huyết của bác khá cao lại liên quan đến thận và gan ... G. khuyên bác nên đi khám thường xuyên , ăn uống theo sự chỉ dẫn ... cách trị bệnh thận ở mỹ không có đặt ống JJ ... nhưng G. sẽ tìm tài liệu về vấn đề này và sẽ trở lại discuss ... xin bác kiên nhẫn chờ đợi .
    Còn vấn đề tìm vi trùng lao trong nước tiểu ????? ... cách hay nhất là bác nên gặp khoảng ba người bác sĩ địa phương để tham khảo xem chữa bằng phương pháp nào thì thích hợp nhất .
    Chúc bác luôn may mắn và sớm khỏi bệnh .
    Được gerbich sửa chữa / chuyển vào 08:21 ngày 12/10/2004
  3. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Chào bác -VanLyDocHanhDienBaQuang ,
    G . xin lỗi là chưa thể trả lời câu hỏi of bác hôm nay vì có vài danh từ chuyên khoa bằng tiếng VN ... như " đặt ống JJ , hẹp nệu quả trái " G. không biết tiếng anh gọi là gì ? .... áp huyết của bác khá cao lại liên quan đến thận và gan ... G. khuyên bác nên đi khám thường xuyên , ăn uống theo sự chỉ dẫn ... cách trị bệnh thận ở mỹ không có đặt ống JJ ... nhưng G. sẽ tìm tài liệu về vấn đề này và sẽ trở lại discuss ... xin bác kiên nhẫn chờ đợi .
    Còn vấn đề tìm vi trùng lao trong nước tiểu ????? ... cách hay nhất là bác nên gặp khoảng ba người bác sĩ địa phương để tham khảo xem chữa bằng phương pháp nào thì thích hợp nhất .
    Chúc bác luôn may mắn và sớm khỏi bệnh .
    Được gerbich sửa chữa / chuyển vào 08:21 ngày 12/10/2004
  4. VanLyDocHanhDienBaQuang

    VanLyDocHanhDienBaQuang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    455
    Đã được thích:
    0
    Hy vọng bác giúp đỡ được cho tôi. Mong bác.
  5. VanLyDocHanhDienBaQuang

    VanLyDocHanhDienBaQuang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    455
    Đã được thích:
    0
    Hy vọng bác giúp đỡ được cho tôi. Mong bác.
  6. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Chào bác ,
    Cách chữa trị of bệnh hẹp niệu quản ( ureteral stricture , ureteral scar hay là ureteral obstruction ) tuỳ ở bệnh bị nặng hay nhẹ và nằm ở nơi nào of phần ống ( ureter ) thường thì phần ống dễ bị nghẽn / hẹp ở phần gần thận gọi là ureteropelvic junction obstruction ( UPJ ) ...ureter dài khoảng 20-30 cm ( tuỳ vào chiều cao of mỗi người ) ống rộng khoảng 4-10 mm .... việc không may là nếu ống dẫn nước tiểu này bị hư / hẹp do vi trùng lao gây ra , thì cái vết sẹo đôi khi sẽ tiếp tục phát triển , nhất là khi bị nhiễm trở lại .
    Phải chữa trị bằng cách nào ? Có nên tiếp tục đặt ống không ? Tìm tài liệu ở đâu ?
    Tài liệu bằng tiếng VN thì G. không có , còn nếu bác muốn tham khảo bằng tiếng anh thì vào trang :
    http://www.emedicine.com/MED/topic2871.htm
    Rất tiếc là bệnh này cho đến nay vẫn chưa có thể trị bằng thuốc ...chỉ có cách là trực tiếp sữa chữa thôi , có nhiều cách chữa trị khác nhau tuỳ vào bệnh nặng nhẹ như Balloon dilation ( làm cho rộng ra như cách chữa bệnh nghẽn mạch máu tim vậy ... thành công 50-76% ) hoặc là giải phẩu cắt , gọt bỏ chổ bị hư ... tuỳ theo trường hợp .
    Đặt ống JJ để dẫn tiểu còn gọi là internal stenting ( ureteral stents ) chỉ là cách tạm thời khoảng 6 weeks sau khi giải phẩu để thoát nước tiểu ... tuy là stent có thể đặc đến 6 tháng nhưng trung bình là khoảng 4 - 6 tuần ... cách này cũng dùng cho những người sau khi mỗ sạn thận .
    Trường hợp đặt JJ như là cách chữa trị lâu dài chỉ dành cho những BN rất là lớn tuổi ( không sống được bao lâu ) bị bệnh ung thư thời kỳ cuối với điều kiện là có thể tolerates internal stenting well . .
    Bạn tôi chuyên khoa về thận nói là có rất nhiều BN phàn nàn về sự khó chịu khi phải đặt ống này ...mặc dù họ chỉ phải trãi qua trong vòng 4-6 tuần thôi ... đặc JJ lâu dài cũng sẽ gặp phải những sự việc không hay như bị nhiễm trùng , ống bị lệch vị trí , hoặc tệ hơi là có trường hợp là nước tiểu đi ngược về thận gọi là reflux , điều quan trọng nhất là không thoả mái không có ống này trong người .
    Bác nên tham khảo lại với bác sĩ xem tại VN có cách chữa trị nào tốt hơn là đặt ống JJ không ? việc quan trọng là phải thường xuyên khám nước tiểu , chụp hình phổi để phát hiện sớm nếu vi trùng lao trở lại .
    Nước tiểu vào sáng sớm sẽ dễ tìm thấy vi trùng hơn , nếu có thể làm xét nghiệm thường xuyên để xem lượng protein , đường trong nước tiểu ... creatinine , K+, BUN trong máu để xem thận có còn làm việc không ... thận không tốt nên đưa đến tình trạng áp huyết cao , suy hoặc thiếu dinh dưỡng , lượng iron trong máu cao cũng làm cho gan có mỡ .
    Chúc bác nhiều may mắn
    Được gerbich sửa chữa / chuyển vào 10:16 ngày 28/05/2004
  7. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Chào bác ,
    Cách chữa trị of bệnh hẹp niệu quản ( ureteral stricture , ureteral scar hay là ureteral obstruction ) tuỳ ở bệnh bị nặng hay nhẹ và nằm ở nơi nào of phần ống ( ureter ) thường thì phần ống dễ bị nghẽn / hẹp ở phần gần thận gọi là ureteropelvic junction obstruction ( UPJ ) ...ureter dài khoảng 20-30 cm ( tuỳ vào chiều cao of mỗi người ) ống rộng khoảng 4-10 mm .... việc không may là nếu ống dẫn nước tiểu này bị hư / hẹp do vi trùng lao gây ra , thì cái vết sẹo đôi khi sẽ tiếp tục phát triển , nhất là khi bị nhiễm trở lại .
    Phải chữa trị bằng cách nào ? Có nên tiếp tục đặt ống không ? Tìm tài liệu ở đâu ?
    Tài liệu bằng tiếng VN thì G. không có , còn nếu bác muốn tham khảo bằng tiếng anh thì vào trang :
    http://www.emedicine.com/MED/topic2871.htm
    Rất tiếc là bệnh này cho đến nay vẫn chưa có thể trị bằng thuốc ...chỉ có cách là trực tiếp sữa chữa thôi , có nhiều cách chữa trị khác nhau tuỳ vào bệnh nặng nhẹ như Balloon dilation ( làm cho rộng ra như cách chữa bệnh nghẽn mạch máu tim vậy ... thành công 50-76% ) hoặc là giải phẩu cắt , gọt bỏ chổ bị hư ... tuỳ theo trường hợp .
    Đặt ống JJ để dẫn tiểu còn gọi là internal stenting ( ureteral stents ) chỉ là cách tạm thời khoảng 6 weeks sau khi giải phẩu để thoát nước tiểu ... tuy là stent có thể đặc đến 6 tháng nhưng trung bình là khoảng 4 - 6 tuần ... cách này cũng dùng cho những người sau khi mỗ sạn thận .
    Trường hợp đặt JJ như là cách chữa trị lâu dài chỉ dành cho những BN rất là lớn tuổi ( không sống được bao lâu ) bị bệnh ung thư thời kỳ cuối với điều kiện là có thể tolerates internal stenting well . .
    Bạn tôi chuyên khoa về thận nói là có rất nhiều BN phàn nàn về sự khó chịu khi phải đặt ống này ...mặc dù họ chỉ phải trãi qua trong vòng 4-6 tuần thôi ... đặc JJ lâu dài cũng sẽ gặp phải những sự việc không hay như bị nhiễm trùng , ống bị lệch vị trí , hoặc tệ hơi là có trường hợp là nước tiểu đi ngược về thận gọi là reflux , điều quan trọng nhất là không thoả mái không có ống này trong người .
    Bác nên tham khảo lại với bác sĩ xem tại VN có cách chữa trị nào tốt hơn là đặt ống JJ không ? việc quan trọng là phải thường xuyên khám nước tiểu , chụp hình phổi để phát hiện sớm nếu vi trùng lao trở lại .
    Nước tiểu vào sáng sớm sẽ dễ tìm thấy vi trùng hơn , nếu có thể làm xét nghiệm thường xuyên để xem lượng protein , đường trong nước tiểu ... creatinine , K+, BUN trong máu để xem thận có còn làm việc không ... thận không tốt nên đưa đến tình trạng áp huyết cao , suy hoặc thiếu dinh dưỡng , lượng iron trong máu cao cũng làm cho gan có mỡ .
    Chúc bác nhiều may mắn
    Được gerbich sửa chữa / chuyển vào 10:16 ngày 28/05/2004
  8. polly_forever

    polly_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2004
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Mọi người ơi! Rất mong mọi người giúp đỡ cho tôi những thông tin cần thiết về Bệnh Viêm Cầu Thận với .Tôi có một chị gái bị bệnh này cho nên tôi rất mong được biết những thông tin cần thiết. Và nữa, do những người bị bệnh này phải luôn tuân theo chế độ ăn uống rất khổ ( Không được ăn món ăn có muối, cay, ko nhiều đường ) Và do trong thời gian đầu chăm sóc chị nên tôi không biết phải nấu những món ăn nào cho hợp lí cả, vì nấu ăn không có gia vị như vậy khó quá, có ai có thể cho tôi một số lời khuyên trong việc chuẩn bị các món ăn được không ạ ....Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các bạn, cảm ơn nhiều
  9. polly_forever

    polly_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2004
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Mọi người ơi! Rất mong mọi người giúp đỡ cho tôi những thông tin cần thiết về Bệnh Viêm Cầu Thận với .Tôi có một chị gái bị bệnh này cho nên tôi rất mong được biết những thông tin cần thiết. Và nữa, do những người bị bệnh này phải luôn tuân theo chế độ ăn uống rất khổ ( Không được ăn món ăn có muối, cay, ko nhiều đường ) Và do trong thời gian đầu chăm sóc chị nên tôi không biết phải nấu những món ăn nào cho hợp lí cả, vì nấu ăn không có gia vị như vậy khó quá, có ai có thể cho tôi một số lời khuyên trong việc chuẩn bị các món ăn được không ạ ....Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các bạn, cảm ơn nhiều
  10. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn,
    Mình có tìm được bài viết này cho bạn: http://www.vnn.vn/suckhoe/bacsitaigia/2003/10/32859/
    Người bệnh thận nên ăn gì?

    Theo các nhà chuyên môn, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh thận. Để thuốc đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt dưới đây, áp dụng cho từng bệnh cảnh.

    Bệnh viêm cầu thận cấp
    Thực phẩm nên dùng:
    - Chất bột đường: Có nguồn gốc từ các loại đường, mật ong, khoai sọ, khoai lang, miến dong, bột sắn dây.
    - Chất béo: Nên sử dụng 30-35g/ngày.
    - Chất đạm: Giảm đạm, số lượng tùy thuộc vào cân nặng. Nên sử dụng đạm có nguồn gốc từ động vật như thịt nạc, cá, sữa, trứng.
    - Các loại rau quả: Trong giai đoạn vô niệu thì không được ăn rau quả. Nếu tiểu được nhiều thì ăn rau quả như bình thường.
    Những thực phẩm không nên dùng hoặc hạn chế:
    - Chất bột đường: Không nên sử dụng loại ngũ cốc nhiều đạm như gạo, mì. Chỉ nên ăn dưới 150g/ngày.
    - Chất béo: Không nên sử dụng các loại có nguồn gốc động vật.
    - Chất đạm: Không nên sử dụng nhiều các chất đạm có nguồn gốc thực vật.
    - Các loại rau quả: Theo dõi lượng nước tiểu để sử dụng số lượng rau quả hợp lý. Nếu vô niệu hoặc thiểu niệu thì không ăn rau quả.
    Lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày:
    - Gạo tẻ: 100-150g.
    - Khoai sọ, khoai lang: 200-300g.
    - Thịt nạc hoặc cá: 50-100g.
    - Trứng vịt, gà: 1 quả, tuần ăn 2-3 lần.
    - Dầu ăn: 20-30g.
    - Rau: 200-300g.
    - Quả: 200-300.
    - Nước: bằng số lượng nước tiểu hàng ngày cộng thêm 300-500ml.
    Nếu ăn số lượng như trên thì giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn sẽ là:
    - Năng lượng: 1.600-1.700kcal.
    - Ðạm có nguồn gốc động vật: 20-25g.
    - Ðạm có nguồn gốc thực vật: 10-15g.
    - Tổng số đạm: 30-40g.
    - Chất béo động vật: 7-10g.
    - Chất béo thực vật: 20-30g.
    - Tổng số chất béo: 30-40g.
    Chú ý trong giai đoạn phù phải ăn nhạt hoàn toàn, hết phù có thể ăn hai thìa cà phê nước mắm mỗi ngày.
    Viêm cầu thận có hội chứng thận hư, chưa suy thận
    Thực phẩm nên dùng:
    - Chất bột đường: Các loại gạo, mì, khoai sắn đều được.
    - Chất béo: Chỉ nên sử dụng 20-25g/ngày, 2/3 là dầu thực vật.
    - Chất đạm: Ăn thịt nạc, cá, sữa, trứng, đậu đỗ; Lượng đạm 1,5-2g/kg/ngày. Nên sử dụng sữa bột tách bơ để tăng cường đạm và calci.
    - Các loại rau quả: Ăn rau quả như bình thường. Nếu tiểu ít thì cần hạn chế.
    Những thực phẩm không nên dùng hoặc hạn chế:
    - Chất bột đường: Không phải kiêng.
    - Chất béo: Không nên sử dụng các loại có nguồn gốc động vật. Giảm số lượng.
    - Chất đạm: Không nên sử dụng các phủ tạng động vật như tim, óc, thận. Hạn chế trứng, chỉ ăn 1-2 quả/tuần.
    - Các loại rau quả: Nếu vô niệu hoặc thiểu niệu thì không ăn rau quả.
    Lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày:
    - Gạo tẻ: 300-350g.
    - Thịt nạc hoặc cá: 200g hoặc 300g đậu phụ.
    - Dầu ăn: 10-15g.
    - Rau: 300-400g.
    - Quả: 200-300g.
    - Muối: 2g.
    Nếu ăn số lượng như trên thì giá trị dinh dưỡng của khẩu phần sẽ là:
    - Năng lượng: 1.800-2.000kcal.
    - Ðạm có nguồn gốc động vật: 20-25g.
    - Ðạm có nguồn gốc thực vật: 30-35g.
    - Tổng số đạm: 50-60g.
    - Chất béo động vật: 7-10g.
    - Chất béo thực vật: 15-20g.
    - Tổng số chất béo: 20-25g.
    Chú ý trong giai đoạn phù phải ăn nhạt hoàn toàn, hết phù có thể ăn hai thìa cà phê nước mắm mỗi ngày.
    Suy thận
    Thực phẩm nên dùng:
    - Chất bột đường: Các loại đường, mật ong, khoai sọ, khoai lang, miến dong, bột sắn dây.
    - Chất béo: Dầu, mỡ, bơ. Nên sử dụng 35-40g/ngày, 2/3 là thực vật.
    - Chất đạm: Giảm đạm; Thịt nạc, cá 50g/ngày; Sữa 100-200ml/ngày; Trứng gà, vịt: 2-3 quả/tuần.
    - Các loại rau quả: Ăn loại ít đạm, nên dùng loại ngọt, hàm lượng kali thấp.
    Những thực phẩm không nên dùng hoặc hạn chế:
    - Chất bột đường: Hạn chế gạo, mì. Chỉ nên ăn dưới 150g/ngày.
    - Chất béo: Ăn ít mỡ, tránh các loại phủ tạng động vật.
    - Chất đạm: Không nên ăn đậu, đỗ, lạc, vừng.
    - Các loại rau quả: Tránh các loại có vị chua: Rau ngót, mồng tơi, đay.
    Lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày:
    - Gạo tẻ: 50-100g.
    - Khoai sọ, khoai lang: 200-300g.
    - Miến dong: 100-120g.
    - Bột sắn, bột đao: 20g.
    - Ðường kính: 30-50g.
    - Sữa tươi: 100-200ml.
    - Thịt nạc hoặc cá: 50g.
    - Trứng vịt, gà 1 quả, tuần ăn: 2-3 lần.
    - Dầu ăn: 20-30g.
    - Rau: 200-300g.
    - Quả chín: 200-300g.
    Nếu ăn số lượng như trên thì giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn sẽ là:
    - Năng lượng: 1.600-1.700kcal.
    - Ðạm có nguồn gốc động vật: 16-18g.
    - Ðạm có nguồn gốc thực vật: 11-13g.
    - Tổng số đạm: 27-29g.
    - Chất béo động vật: 10-12g.
    - Chất béo thực vật: 30-32g.
    - Tổng số chất béo: 40-45g.
    Chú ý ăn nhạt hoàn toàn, hết phù có thể ăn 2 thìa cà phê nước mắm mỗi ngày.

    ThS. Nguyễn Vĩnh Hưng, Sức khoẻ & Đời sống
    PS: Mình không biết chị của bạn phải ăn nhạt hoàn toàn hay không, nhưng trong bản thân một số thực phẩm cũng chứa sẵn muối mà người phải kiêng muối hoàn toàn không được ăn như thịt, cá bể, sữa bò, trứng, rau muống, cà rốt.

Chia sẻ trang này