1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thận ... các vấn đề có liên quan đến thận , nhiễm trùng đường tiểu

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi hongbach2000k3, 30/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn,
    Mình có tìm được bài viết này cho bạn: http://www.vnn.vn/suckhoe/bacsitaigia/2003/10/32859/
    Người bệnh thận nên ăn gì?

    Theo các nhà chuyên môn, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh thận. Để thuốc đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt dưới đây, áp dụng cho từng bệnh cảnh.

    Bệnh viêm cầu thận cấp
    Thực phẩm nên dùng:
    - Chất bột đường: Có nguồn gốc từ các loại đường, mật ong, khoai sọ, khoai lang, miến dong, bột sắn dây.
    - Chất béo: Nên sử dụng 30-35g/ngày.
    - Chất đạm: Giảm đạm, số lượng tùy thuộc vào cân nặng. Nên sử dụng đạm có nguồn gốc từ động vật như thịt nạc, cá, sữa, trứng.
    - Các loại rau quả: Trong giai đoạn vô niệu thì không được ăn rau quả. Nếu tiểu được nhiều thì ăn rau quả như bình thường.
    Những thực phẩm không nên dùng hoặc hạn chế:
    - Chất bột đường: Không nên sử dụng loại ngũ cốc nhiều đạm như gạo, mì. Chỉ nên ăn dưới 150g/ngày.
    - Chất béo: Không nên sử dụng các loại có nguồn gốc động vật.
    - Chất đạm: Không nên sử dụng nhiều các chất đạm có nguồn gốc thực vật.
    - Các loại rau quả: Theo dõi lượng nước tiểu để sử dụng số lượng rau quả hợp lý. Nếu vô niệu hoặc thiểu niệu thì không ăn rau quả.
    Lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày:
    - Gạo tẻ: 100-150g.
    - Khoai sọ, khoai lang: 200-300g.
    - Thịt nạc hoặc cá: 50-100g.
    - Trứng vịt, gà: 1 quả, tuần ăn 2-3 lần.
    - Dầu ăn: 20-30g.
    - Rau: 200-300g.
    - Quả: 200-300.
    - Nước: bằng số lượng nước tiểu hàng ngày cộng thêm 300-500ml.
    Nếu ăn số lượng như trên thì giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn sẽ là:
    - Năng lượng: 1.600-1.700kcal.
    - Ðạm có nguồn gốc động vật: 20-25g.
    - Ðạm có nguồn gốc thực vật: 10-15g.
    - Tổng số đạm: 30-40g.
    - Chất béo động vật: 7-10g.
    - Chất béo thực vật: 20-30g.
    - Tổng số chất béo: 30-40g.
    Chú ý trong giai đoạn phù phải ăn nhạt hoàn toàn, hết phù có thể ăn hai thìa cà phê nước mắm mỗi ngày.
    Viêm cầu thận có hội chứng thận hư, chưa suy thận
    Thực phẩm nên dùng:
    - Chất bột đường: Các loại gạo, mì, khoai sắn đều được.
    - Chất béo: Chỉ nên sử dụng 20-25g/ngày, 2/3 là dầu thực vật.
    - Chất đạm: Ăn thịt nạc, cá, sữa, trứng, đậu đỗ; Lượng đạm 1,5-2g/kg/ngày. Nên sử dụng sữa bột tách bơ để tăng cường đạm và calci.
    - Các loại rau quả: Ăn rau quả như bình thường. Nếu tiểu ít thì cần hạn chế.
    Những thực phẩm không nên dùng hoặc hạn chế:
    - Chất bột đường: Không phải kiêng.
    - Chất béo: Không nên sử dụng các loại có nguồn gốc động vật. Giảm số lượng.
    - Chất đạm: Không nên sử dụng các phủ tạng động vật như tim, óc, thận. Hạn chế trứng, chỉ ăn 1-2 quả/tuần.
    - Các loại rau quả: Nếu vô niệu hoặc thiểu niệu thì không ăn rau quả.
    Lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày:
    - Gạo tẻ: 300-350g.
    - Thịt nạc hoặc cá: 200g hoặc 300g đậu phụ.
    - Dầu ăn: 10-15g.
    - Rau: 300-400g.
    - Quả: 200-300g.
    - Muối: 2g.
    Nếu ăn số lượng như trên thì giá trị dinh dưỡng của khẩu phần sẽ là:
    - Năng lượng: 1.800-2.000kcal.
    - Ðạm có nguồn gốc động vật: 20-25g.
    - Ðạm có nguồn gốc thực vật: 30-35g.
    - Tổng số đạm: 50-60g.
    - Chất béo động vật: 7-10g.
    - Chất béo thực vật: 15-20g.
    - Tổng số chất béo: 20-25g.
    Chú ý trong giai đoạn phù phải ăn nhạt hoàn toàn, hết phù có thể ăn hai thìa cà phê nước mắm mỗi ngày.
    Suy thận
    Thực phẩm nên dùng:
    - Chất bột đường: Các loại đường, mật ong, khoai sọ, khoai lang, miến dong, bột sắn dây.
    - Chất béo: Dầu, mỡ, bơ. Nên sử dụng 35-40g/ngày, 2/3 là thực vật.
    - Chất đạm: Giảm đạm; Thịt nạc, cá 50g/ngày; Sữa 100-200ml/ngày; Trứng gà, vịt: 2-3 quả/tuần.
    - Các loại rau quả: Ăn loại ít đạm, nên dùng loại ngọt, hàm lượng kali thấp.
    Những thực phẩm không nên dùng hoặc hạn chế:
    - Chất bột đường: Hạn chế gạo, mì. Chỉ nên ăn dưới 150g/ngày.
    - Chất béo: Ăn ít mỡ, tránh các loại phủ tạng động vật.
    - Chất đạm: Không nên ăn đậu, đỗ, lạc, vừng.
    - Các loại rau quả: Tránh các loại có vị chua: Rau ngót, mồng tơi, đay.
    Lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày:
    - Gạo tẻ: 50-100g.
    - Khoai sọ, khoai lang: 200-300g.
    - Miến dong: 100-120g.
    - Bột sắn, bột đao: 20g.
    - Ðường kính: 30-50g.
    - Sữa tươi: 100-200ml.
    - Thịt nạc hoặc cá: 50g.
    - Trứng vịt, gà 1 quả, tuần ăn: 2-3 lần.
    - Dầu ăn: 20-30g.
    - Rau: 200-300g.
    - Quả chín: 200-300g.
    Nếu ăn số lượng như trên thì giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn sẽ là:
    - Năng lượng: 1.600-1.700kcal.
    - Ðạm có nguồn gốc động vật: 16-18g.
    - Ðạm có nguồn gốc thực vật: 11-13g.
    - Tổng số đạm: 27-29g.
    - Chất béo động vật: 10-12g.
    - Chất béo thực vật: 30-32g.
    - Tổng số chất béo: 40-45g.
    Chú ý ăn nhạt hoàn toàn, hết phù có thể ăn 2 thìa cà phê nước mắm mỗi ngày.

    ThS. Nguyễn Vĩnh Hưng, Sức khoẻ & Đời sống
    PS: Mình không biết chị của bạn phải ăn nhạt hoàn toàn hay không, nhưng trong bản thân một số thực phẩm cũng chứa sẵn muối mà người phải kiêng muối hoàn toàn không được ăn như thịt, cá bể, sữa bò, trứng, rau muống, cà rốt.
  2. BlackII_man

    BlackII_man Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2004
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    xin cho hỏi tôi dạo này thấy mình đi tiểu khá nhiều, tôi sợ mình bị bệnh gì đó liên quan đến việc đi tiểu nhiều ( kiểu như tiểu đường ). Nhưng sức khỏe của tôi thì vẫn bình thường. Vậy tôi muốn hỏi một người một ngày tiểu lượng khoảng bao nhiêu, bao nhiêu lần là bình thường, thế nào là không bình thường và cần phải đi khám. cám ơn
  3. BlackII_man

    BlackII_man Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2004
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    xin cho hỏi tôi dạo này thấy mình đi tiểu khá nhiều, tôi sợ mình bị bệnh gì đó liên quan đến việc đi tiểu nhiều ( kiểu như tiểu đường ). Nhưng sức khỏe của tôi thì vẫn bình thường. Vậy tôi muốn hỏi một người một ngày tiểu lượng khoảng bao nhiêu, bao nhiêu lần là bình thường, thế nào là không bình thường và cần phải đi khám. cám ơn
  4. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn ,
    Nhiều nước tiểu ( excessive urination ) khác với đi tiểu nhiều lần ( frequent urination ) ... với người lớn trung bình mỗi ngày có khoảng 800 to 2000 ml/day .... vậy trường hợp bạn là đi tiểu nhiều lần trong 1 ngày hay là có nhiều nước tiểu ? nước tiểu màu gì ? khi đi tiểu có bị đau không ?
  5. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn ,
    Nhiều nước tiểu ( excessive urination ) khác với đi tiểu nhiều lần ( frequent urination ) ... với người lớn trung bình mỗi ngày có khoảng 800 to 2000 ml/day .... vậy trường hợp bạn là đi tiểu nhiều lần trong 1 ngày hay là có nhiều nước tiểu ? nước tiểu màu gì ? khi đi tiểu có bị đau không ?
  6. heodatneu

    heodatneu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2003
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng bị đau bụng dưới hơn một tuần nay. Nó đau gần giống như khi bị.Thi thoảng mình cũng thấy ra máu (có lúc ra khá nhiều tưởng là bị nhưng mình bị mới cách đó chưa đầy nửa tháng mà). Hơn nữa dạo này thi thoảng mình rất hay cảm thấy buồn đi tiểu nhưng không đi được nhiều.
    Mình rất lo, vừa đi khám. Bác sĩ chuẩn đoán bị viêm đường tiết niệu nhẹ và kê cho mình 3 loại thuốc: Nitrofurantoin(chữ xấu quá mình ko chắc tên thuốc chính xác), Vitamin B1, Nospu . Theo bạn đó đã là những loại thuốc tốt nhất chưa. Bạn có thể cho mình vài lời khuyên chứ.
  7. heodatneu

    heodatneu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2003
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng bị đau bụng dưới hơn một tuần nay. Nó đau gần giống như khi bị.Thi thoảng mình cũng thấy ra máu (có lúc ra khá nhiều tưởng là bị nhưng mình bị mới cách đó chưa đầy nửa tháng mà). Hơn nữa dạo này thi thoảng mình rất hay cảm thấy buồn đi tiểu nhưng không đi được nhiều.
    Mình rất lo, vừa đi khám. Bác sĩ chuẩn đoán bị viêm đường tiết niệu nhẹ và kê cho mình 3 loại thuốc: Nitrofurantoin(chữ xấu quá mình ko chắc tên thuốc chính xác), Vitamin B1, Nospu . Theo bạn đó đã là những loại thuốc tốt nhất chưa. Bạn có thể cho mình vài lời khuyên chứ.
  8. ngoc_han_giang

    ngoc_han_giang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    To A@A ,
    Hân bên Dược thôi , không phải là BS , đưa vài ý kiến cho bạn .
    Đau bụng dưới , có rất nhiều nguyên nhân , phải đi BS khám , mới chắc chắn .
    Đau bụng dưới cả hai bên trái và phải :
    - Viêm đường tiểu ( triệu chứng : muốn đi tiểu thường , khi tiểu đau rát , nếu có máu trong nước tiểu , phải đi BS liền .)
    - viêm bể thận , sạn thận .
    - viêm ống dẩn trứng , đau buồng trứng ( Zýte )
    - sưng đuờng ruột ( đi kèm theo táo bón ,hoặc tiêu chảy )
    - có thai ở ống dẩn trứng .
    Đau bụng dưới đau ở giữa :
    - bị nghẻn đường ruột
    - Ileus
    - Thrombose
    Đau bụng dưới ở bên phải :
    - đau ruột thừa
    - sự thoát vị bẹn ( Leistenbruch - Hân xem trong Tự Điển Đức Việt , nên dịch ra như thế , không biết trúng không !? )
    Đau bụng dưới ở bên trái :
    -Ung thư ruột già
    - Diverti Kulitis
    Lời khuyên :
    Đi đến BS khám . Xiêu âm . Thử máu , thử phân , thử nước tiểu , thử xem có thai không .
    Chúc khoẻ !
  9. ngoc_han_giang

    ngoc_han_giang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    To A@A ,
    Hân bên Dược thôi , không phải là BS , đưa vài ý kiến cho bạn .
    Đau bụng dưới , có rất nhiều nguyên nhân , phải đi BS khám , mới chắc chắn .
    Đau bụng dưới cả hai bên trái và phải :
    - Viêm đường tiểu ( triệu chứng : muốn đi tiểu thường , khi tiểu đau rát , nếu có máu trong nước tiểu , phải đi BS liền .)
    - viêm bể thận , sạn thận .
    - viêm ống dẩn trứng , đau buồng trứng ( Zýte )
    - sưng đuờng ruột ( đi kèm theo táo bón ,hoặc tiêu chảy )
    - có thai ở ống dẩn trứng .
    Đau bụng dưới đau ở giữa :
    - bị nghẻn đường ruột
    - Ileus
    - Thrombose
    Đau bụng dưới ở bên phải :
    - đau ruột thừa
    - sự thoát vị bẹn ( Leistenbruch - Hân xem trong Tự Điển Đức Việt , nên dịch ra như thế , không biết trúng không !? )
    Đau bụng dưới ở bên trái :
    -Ung thư ruột già
    - Diverti Kulitis
    Lời khuyên :
    Đi đến BS khám . Xiêu âm . Thử máu , thử phân , thử nước tiểu , thử xem có thai không .
    Chúc khoẻ !
  10. koquenaihet

    koquenaihet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi cái này với,
    Nước tiểu đục (có cặn như có bột trắng rắc vào), là tiền sử bệnh gì ạ?
    Nếu ở nam thì sao? ở nữ và kèm huyết trắng nhiều, ko mùi hôi, ko ngứa, thì bệnh gì?

Chia sẻ trang này