1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thần chiến tranh NAPOLEON

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi meocon1113, 08/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenhhdang

    nguyenhhdang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    ha ha đúng là cossack rồi.
  2. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Bộ bác kô quân Anh pháo à?
    Lâu lắm rồi tớ cũng chơi trò này nhiều,lần đó kô biết mua rất nhiều kị binh giống của quân Anh,sau hết tiền mới biết chúng là lính đánh thuê,kô có tiền trả cho chúng nó thì nó quay lại chém mình,chán out luôn(1/3 quân đội là lính đánh thuê)
  3. nguyenhhdang

    nguyenhhdang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    quân đánh thuê không di chuyển. bác mua quân đánh thuê cho canh phònh các vị trí quan trong. hết vàng kệ nó. nếu nó yếu bác có thể cho pháo yểm trợ nó. còn quân minh , bác để chờ đúng thời điểm thọc cho một dao kết liễu
  4. nguyenhhdang

    nguyenhhdang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    napoleon thất bại vì napoleon là napoleon. vì con người vi quá trình sinh ra và hoạt động của mình. Ông là một chiến tướng, con người chính trị trong ông nhỏ hơn con người chiến tướng. Ông là Hàn Tín , không là lưu Bang. Hàn Tín tự phụ cho mình là chiến tướng vô địch thiên hạ bởi tài trị quân của mình. lưu bang hỏi vậy tài trị quân của nhà người có giỏi hơn ta không. hàn tín run sợ đáp rằng bệ hạ trị quân không bằng thần nhưng tài trị tướng của bệ hạ là vô cùng.

    ký tên ông già mới học lớp mầm
  5. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    4.212
    Đã được thích:
    2.248
    Nhân đợt vừa rồi tớ có dịch thử một phần cuốn Marengo - David Hopllins cóp được của bác OV10, gửi lên đây cho đồng bào xem thế nào. Nếu đồng bào thấy hay xin ủng hộ. Nếu dở thì đừng ném đá nhé.
    Đường Tới chiến tranh
    Ngày 17/10/1797, Nước Cộng hoà Pháp và Đế chế Áo đã ký hiệp định hoà bình tại Campo Formio, chấm dứt cuộc chiến tranh của Khối Liên minh quân sự lần thứ nhất, nhưng tất cả các cường quốc chính đều chỉ xem nó như một cuộc ngừng bắn tạm thời. Cứu vãn được bờ hữu ngạn sông Rhine, và vì le patrie (đất nước) không còn nằm trong tình trạng nguy hiểm, một Viện Đốc Chính đang rối loạn vẫn tiếp tục bí mật theo đuổi một cuộc chiến giành quyền bá chủ ở Tây Âu. Trong mùa xuân năm 1798, những lãnh thổ đã bị chinh phục đã được sát nhập vào nước Pháp (các xứ Piedmont và Hà Lan - thuộc Áo) hay bị biến thành các chư hầu: các nước cộng hoà Roma, Ligurian (Genoa) và Cisalpine (Lombardi) được thành lập. Hà Lan trở thành đồng minh ngày 12/4. Theo Lazare Carnot, Cuộc Chiến tranh liên minh lần thứ nhất đã không bị biến thành một cuộc chiến tổng lực, nhưng nó đã bòn rút một cách khổng lồ các nguồn nhân lực và vật lực của nước Pháp. Cũng theo tuyên bố một cách quả quyết của Carnot, Cộng hoà Pháp đã quyết định tiến hành ?ochiến tranh nuôi chiến tranh? với những đòi hỏi cống nạp rất lớn ?" và để cướp bóc tất cả những vùng đã bị chinh phục trong thời gian hoà bình, tất cả các chư hầu phải nuôi toàn bộ quân đội Pháp chiếm đóng.
    Nước Phổ và Bắc Đức đã trở thành trung lập từ tháng 4/1795, cho phép người Pháp - dẫn đầu bởi Charles Talleyrand ?" gây ảnh hưởng đối với nước Đức tại cuộc hoà đàm Rastatt trước mắt Hoàng Đế Áo của Đế Chế La Mã thần thánh, Francis II. Để khiến cho các đối thủ lục địa của mình phải phân tâm, những người Cộng hoà cũng đã giúp đỡ cho phong trào giành độc lập ở Ba Lan, nhưng hành động của họ ở Thuỵ Sĩ lại gây ra xung đột. Tháng 3/1798, Viện Đốc Chính tìm cách gây ra những cuộc cách mạng khác, biến nước Thuỵ Sĩ trung lập trở thành nước Cộng hoà Helvetian. Chính phủ Helvetian trở thành đồng minh của nước Pháp vào tháng 8, thế là Pháp có toàn quyền kiểm soát các vị trí chiến lược kiểm soát những con đường chính của Thuỵ Sĩ nối Đức và Italy.
    Bộ trưởng ngoại giao Áo, Baron Franz Thugut - một đệ tử của thuyết Domino - nhận ra rằng sự bành trướng của nước Pháp là mối đe doạ lớn nhất đối với Áo, nhưng cũng biết rằng Đế chế Habsburg không thể đơn độc đối mặt với Pháp được. Quan hệ giữa Anh Quốc và Áo trở nên căng thẳng do những bất đồng về tài chính vào năm 1797, nên Thugut mở cánh cửa cho nước Nga tiến vào Châu Âu bằng việc tìm kiếm hỗ trợ quân sự của Sa hoàng. Không hài lòng với các tướng lĩnh Áo, Thugut mong muốn vị chỉ huy quân sự lỗi lạc nhất của Nga trong thế kỷ 18, Nguyên soái chiến trường Suvarov sẽ làm tổng chỉ huy quân đội liên minh ở Italy.
    Không thể trực tiếp tấn công nước Anh, Pháp chấp nhận một chiến dịch ?ođi đường vòng?. Tháng 5/1798, được tháp tùng bởi các cựu binh từ đội quân đã chinh phục Italy, tướng Napoleon Bonaparte dẫn đầu một đoàn viễn chinh đi Ai Cập, chiếm giữ vị trị then chốt chiến lược Malta trên đường đi vào tháng 6. Tháng 8, tướng Humbert được lệnh sang giúp đỡ những người nổi loạn Ailen. Hậu quả trực tiếp của việc Bonaparte chiếm Malta đã đánh động người Anh. Ngoại trưởng Anh Lord Grenville tuyên bố sẽ chiến đấu với Người Pháp cả trên biển lẫn trên đất liền. Nhưng thất bại của Anh trong chiến dịch ở Caribbe (hơn cả cuộc chiến Bán Đảo) và quân đội bị trói chặt ở Ailen và Ấn Độ khiến họ không thể triển khai hoạt động trên bộ được. Dù vậy, nước Anh vẫn chứng tỏ ưu thế vượt trội về hải quân của mình bằng chiến thắng tuyệt đối của Nelson trong trận chiến sông Nile ngày 1/8/1798, chiến thắng đã khôi phục quyền kiểm soát của Anh quốc trên Địa Trung Hải và giam hãm quân đội của Bonarpate trong một cái bẫy ở Ai Cập. Vì đã mất tất cả các căn cứ ở Italy vào năm 1796, Anh quốc chiếm Menorca vào tháng 11/1798 từ đồng minh Tây Ban Nha của Pháp, sau này trở thành căn cứ quan trọng cho việc phong toả các cảng của Pháp tại Địa Trung Hải. Anh vẫn đang tìm kiếm căn cứ tại Italy, nhưng vai trò chính yếu của nó giờ là ?onhà tài trợ? cho Cuộc liên minh.
    Do thiếu các hoạt động ngoại giao phù hợp, cuộc xâm lược của Napoleon tại Ai Cập đã đưa người bạn đồng minh lâu năm trước đây là Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập khối liên minh lần thứ 2. Thổ Nhĩ Kỳ tuyên chiến vào tháng 9/1798 và tham gia hiệp ước Anh Nga vào đầu năm sau. Rất tự nhiên, Naples, dưới quyền Nguyên soái Áo Mack, tấn công quân Pháp ở Rome vào tháng 11/1798 nhưng nhanh chóng bị đánh bại. Nước Pháp thành lập nước cộng hoà Parthenope ở Naples đầu năm 1799.
    Theo quan điểm của Thugut, việc kiểm soát Thuỵ Sĩ là vô ích nếu nước Pháp vẫn chiếm giữ miền nam Italy. Vì thế miền Bắc Italy trở thành sân khấu chính. Cố vấn quân sự của ông ta, Nguyên soái Graf Heinrich Bellegarde, xây dựng một kế hoạch thiết lập một hệ thống phòng thủ dọc theo sông Rhine và tiến quân vào miền bắc Italy nhằm chia cắt quân đội Pháp từ cả Italy và Thuỵ Sĩ. Tướng chỉ huy liên quân Suvarov, nhận nhiệm vụ chinh phục miền Lombardy và Piedmont, mặc dù ông vẫn chưa nhận được kế hoạch cụ thể.
    Cuộc chiến của khối Liên minh quân sự lần thứ 2
    Bị thúc đẩy bởi những nhu cầu về tiền bạc và mở rộng lãnh thổ, Viện Đốc Chính ra lệnh tiến công trên các mặt trận từ mùa xuân năm 1799. Quân đội Pháp dưới quyền tướng Jourdan vượt sông Rhine vào tháng 3/1799, nhưng bị Đại Công tước Charles đánh bai ở Stockach ngày 25/3. Charles sau đó tiến xuống phía nam đánh bại nốt Massena trong trận Jurich lần thứ nhất vào tháng 6.
    Tướng chỉ huy quân Áo ở Italy, Paul Kray, ngăn chặn quân Pháp ở Magnano và vào ngày 9/4, được Suvarov tới tiếp viện với 30.000 người, nâng tổng số quân Liên Minh ở Italy lên 90.000 quân. Tuớng Melas giờ chỉ huy quân đội Áo. Vào cuối tháng, quân Liên Minh chiếm lại Milan và tiến về Piedmont. Các lực lượng này buộc chỉ huy quân Pháp là MacDonald phải bỏ trống miền Nam Italy, mở cửa Naples và Leghorn (Livorno) cho tàu chiến Anh. Quân Liên minh đánh bại MacDonald ở Trebbia vào giữa tháng 6 và Suvarov tiến vào Turin ngày 20/6. Qua suốt mùa hè nổ ra một loạt trận chiến ở miền đất bằng phẳng phía Đông Alessandria khi quân Pháp bị đẩy lui trên con đường về Genoa và bờ biển Ligurian. Tiếp theo chiến thắng của Liên Minh tại Novi ngày 15/8, Quân Pháp như bị ?ođóng chai? dọc theo đường bờ biển này. Nghi ngờ về kế hoạch xâm chiếm của Áo, nước Anh và Nga bí mật lên kế hoạch tấn công Thuỵ Sỹ. Suvarov sẽ vượt đèo St Gothard vào Thuỵ Sỹ, trong khi Korsakov và Nguyên soái Áo Hotze đánh vào Zurich. Cùng tháng đó, quân Anh và Nga đổ bộ ở Hà Lan.
    Nghe tin quân Pháp thua trận ở Lục địa, tướng Bonaparte quyết định nắm lấy cơ hội và, từ bỏ quân đội ở Ai Cập, ?obiến mất trong không khí? ngày 23/8/1799. Tuy nhiên cùng thời gian ông ta đến Paris sau khi đổ bộ ở Frejus ngày 9/10, các vị trí đã ổn định như sau: Brune đang quét quân Anh ?" Nga khỏi Hà Lan, Massena đánh bại Korsakov trong trận Zurich lần thứ 2 vào tháng 9, buộc Suvarov về Áo. Mặc dù Đức và Ý đã hầu như sạch bóng quân Pháp, Khối Liên minh nhanh chóng tan ra từng mảnh sau trách nhiệm về thảm hoạ ở Thuỵ Sỹ. Đầu tháng 11/1799, Nga hoàng Paul gọi Suvarov về (tháng 1 năm sau)
    Mặc dù vậy, một Viện Đốc Chính không có khả năng đã không được lòng dân chúng đến nỗi Bonaparte có thể hành động chống lại nó. Được nhiều nhà chính trị, quân đội và các tướng lĩnh giúp đỡ, Bonaparte chiếm lấy quyền lực trong cuộc đảo chính ngày 18 tháng Brumaire (9/11/1799) và nhanh chóng đảm bảo được vị trí danh tiếng là Tổng tài thứ nhất. Sau 7 năm nước Pháp trong tình trạng chiến tranh, các đề nghị đàm phán hoà bình của Bonaparte theo bức thư ngày 25/12/1799 đã bị nước Anh từ chối, nhưng Thugut lại tỏ vẻ hoà giải. Ông ta tin rằng chính phủ cách mạng Pháp đang làm lây lan sự mất ổn định khắp Châu Âu, nhưng ông ta sẵn sàng đàm phán với Bonaparte, một kẻ có thể kiểm soát được các nhân tố gây chia rẽ. Thugut đòi hỏi những điều khoản rõ ràng thay cho những đảm bảo chung chung, nhưng hoà bình không phải là mục đích của Bonaparte. Ông ta vẫn chỉ yêu cầu một sự lặp lại hoà ước Campo Formio và việc đàm phán trở nên bất khả thi
  6. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    4.212
    Đã được thích:
    2.248
    Kế hoạch của phe liên minh
    Liên minh năm 1800 chỉ còn Anh Quốc, Áo, Naples và một số tiểu bang Đức nhỏ hơn. Vào tháng 12/1799, Viên đề nghị tấn công Thuỵ Sỹ qua Basle và xâm nhập nước Pháp để buộc quân Pháp lùi trở về từ hồ Constance, trong khi quân đội ở Italy tiến vào miền nam Pháp để tăng thêm lực lượng ở phía nam. Thugut tiếp tục thương lượng với Talleyrand, nhưng nhận ra rằng Bonaparte đang mong chờ chiến tranh. ?oTất cả các báo ở Paris?-ông ta viết vào ngày 10/1/1800-?o ngày càng xác nhận rằng những tên người Pháp đểu giả này đang không phí phạm thời gian trong việc chuẩn bị một sự bất ngờ cho chúng ta trước cả khi chúng ta đã sẵn sàng?.
    Và khi bình mình thế kỷ mới bắt đầu hiện ra, kế hoạch của người Áo thay đổi: Kray, tướng chỉ huy ở Đức, tiếp tục kêu ca rằng ông ta thiếu người để vừa tấn công Thuỵ Sỹ trong khi vẫn phải bảo vệ sông Rhine, vậy thì ông ta sẽ chỉ chuyên về phòng ngự. Với 85.000 người ở Italy, Melas sẽ có lợi thế khi rặng núi Apennine đã hết tuyết trước rặng Alps 6 tuần lễ, để chiếm Genoa và đuổi quân Pháp về Var, nơi đánh dấu tuyến biên giới. Để lại một lực lượng đồn trú, quân đội còn lại ở Piedmont sẽ hành quân về phía Thuỵ Sỹ để đánh Moreau. Hành động phối hợp này sẽ kéo đủ số quân Pháp ra xa khỏi sông Rhine để cho phép Kray tiến quân, tại một chiến trường mà người Pháp có lẽ sẽ buộc phải chấp nhận, với nước Áo đã kiểm soát miền Bắc Italy và miền nam Đức.
    Ưu tiên của Anh quốc là đuổi người Pháp khỏi Malta và Ai Cập, và do đó 10.000 quân đã đóng đồn ở Menorca. Vào tháng 1, Phó đô đốc Lord Keith, đã nhận nhiệm vụ chỉ huy hạm đội Địa Trung Hải, dự định trước tiên sẽ xiết chặt cuộc bao vây Malta. Di chuyển căn cứ về Leghorn, Keith sau đó sẽ tiếp tục phong toả đường biển với Genoa, nhưng London từ chối cho phép sử dụng quân đội đóng đồn ở Menorca.
    kế hoạch của người Pháp
    Thuỵ Sỹ là điểm then chốt trong kế hoạch của Pháp, vì nó nằm ở vị trị trung tâm và kiểm soát mọi con đường xuyên ?" alpine giữa Italy và Đức, cực kỳ thiết yếu cho việc gửi quân tiếp viện và các vật lực. Chưa thể ra lệnh ngay, Napoleon đề nghị Moreau rằng quân đội sông Rhine của ông ta, đóng giữ bờ trái từ miền trung nước Đức đến miền đông Thuỵ Sỹ, cần tập trung về phía phải và cắt đứt các đường giao thông của Kray, buộc hắn lùi xa khỏi các tuyến đường xuyên ?"alpine. Tin tưởng rằng Thuỵ Sỹ không thể hỗ trợ cho một lực lượng lớn được, Moreau trải dài quân đội của ông ta để tấn công xuyên ngang vào một mặt trận rộng. Bonaparte luôn muốn lặp lại các chiến thắng năm 1796 ở Italy của ông và tiến qua đèo St Gotthard và đèo Simplon để đưa quân Pháp vào sâu ngay rìa ở các vị trí Áo. Tuy nhiên, do sự bố trí quân của Moreau và lo rằng quân Áo có thể tấn công qua núi Cenis về phía các kho quân nhu ở Chambery khiến Bonaparte phải vượt qua Đèo St.Bernard đầy khó khăn để đến Milan.
    Napoleon và Moreau đã nhất trí về bản kế hoạch cuối cùng vào ngày 22/3: Moreau sẽ vượt sông Rhine vào giữa tháng 4, nhằm vào các kho quân nhu của Áo ở xung quanh Ulm. Một khi đã ở đó, ông ta sẽ đưa 2 sư đoàn vượt đèo St Gotthard. Trong khi đó, đội dự bị sẽ tiến gần giữa Geneva và Martigny. Từ đó, Napoleon dự kiến chiếm Milan với tất cả các kho quân nhu giá trị ở đó, và cho phép quân đội của ông ta đứng ở vị trí trung tâm giữa nguyên soái Vukassovich, tướng chỉ huy Áo ở Lombardy và phần còn lại của đạo quân Melas. Sau đó ông ta sẽ vượt sông Po để cắt đứt tuyến giao thông chính của quân Áo từ Turin tới Mantua, chạy dọc theo bờ nam sông Po, và bằng việc chiếm đóng Stradella, một nút thắt trên con đường chính nơi những dãy núi dốc đứng Apennines gần nhất với sông Po hung dữ. ?ovị trí này được tạo ra đặc biệt dành cho quân đội Pháp? - Napoleon viết ?okỵ binh địch không thể làm gì được vì nó quá gần, lại nối với các làng được xây dựng rất kiên cố và vững chãi và uy lực pháo binh sẽ khó phát huy ở đây hơn bất kỳ nơi nào?, và Bonaparte hy vọng Melas sẽ buộc phải chiến đấu lấy đường đi, trong khi Massena đóng chốt một số lượng nhỏ hơn quân Áo ở Genoa và ở Apinnines.
    Chìa khoá của chiến dịch là tốc độ hành quân mà Melas có thể đưa quân đội từ Riviera, mà cái này thì lại phụ thuộc vào khả năng giữ được Genoa. Massena đã đến nhận nhiệm vụ chỉ huy 35.000 quân sinh lực ở Italy vào tháng 2/1800. Dựa vào Genoa với phòng tuyến chạy về phía tây dọc theo bờ biển tới Var, ông ta tái tổ chức lại quân đội và các tuyến tiếp vận. Với lời hứa sẽ đáp ứng yêu cầu viện trợ muộn nhất vào tháng 5, Napoleon thúc giục Massena cố cầm cự tới ngày 4/6.
  7. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    4.212
    Đã được thích:
    2.248
    Các hành động mở đầu
    Trong vòng 3 tuần kể từ khi Napoleon ra sắc lệnh thành lập đội dự bị ngày 7/1/1800, các đội trinh sát Áo ở Alps đã phát hiện các lực lượng Pháp, trong khi vẫn đóng căn cứ ở Dijon, đang hội sư ở thị trấn Hạ Valais (đông nam Thuỵ Sỹ). Trong lúc đó tướng Zach đang vạch ra một kế hoạch hành động cho một cuộc tấn công bất ngờ vào Riviera, ấn định vào ngày 25/2, nhưng do mùa tuyết rơi đã đến gần và cuộc tiến công bị huỷ bỏ.
    Các cuộc tấn công của người Áo được khởi động vào đầu tháng 4, khi các con đèo đã sạch tuyết. Biết rằng mình có 6 tuần trước khi Bonaparte có thể hành động, Melas dẫn 50.000 quân đến Riviera vào ngày 6/4. Đối mặt với họ là tướng Suchet đứng ở Final cánh trái quân Pháp (12.000 người) chiếm giữ Col di Tenda; trung tâm có tướng Soult (9.620 người) giữa Cadibona và Bocchetta; với các đội dự bị và Miollis dưới quyền Massena (5.900 người) ở Genoa, cũng như các lực lượng đồn trú , lực lượng hỗ trợ và những người ốm yếu.
    Đóng căn cứ quanh Acqui, Quân đội của Melas quét qua Montenotte đến bờ biển Savona, chia cắt quân Pháp thành 2 mảnh và cắt đứt cánh phải của Massena ở Genoa. Cánh quân chính dưới quyền nguyên soái Palffy đã tấn công Altare ngày 6/4 với quân đánh lựu đạn của tướng Latterman ở điểm cao phía trên và tướng St Julien chiếm Montenotte. Palffy sau đó điều đơn vị IR51 Splenyi đến oanh tạc vào các công sự dưới đất của Pháp ở Monte Ajuto bằng hoả lực pháo binh, buộc Soult phải rút lui và bị lữ đoàn của tướng Bussy truy đuổi đến tận Savona. Để lại một lực lượng nhỏ trong thành, Soult bỏ trốn lên phía bắc theo bờ biển ngay trong đêm. Nguyên soái Elsnitz tiến về Mallare, và tướng Ulm điều vài sư đoàn về phiá đỉnh Settepanni. Từ đó, Elsnitz sẽ tấn công San Giacomo phía bắc Final để đối diện với Suchet, trong khi Melas sẽ tiến công về con đường chính dọc bờ biển với cánh phải đã chiếm giữ đỉnh Settepanni.
    Dự định là sẽ buộc Massena phaỉ rời bỏ Genoa, nhưng quân Áo đã không trực tiếp tấn công thành phố. Người Pháp mong đợi một cuộc phản công về Montenotte, và nhiệm vụ của Ott là dẫn một sư đoàn về phía Genoa để giam chân quân Pháp trong thành phố. Hohenzollern sẽ tiến theo đường chính xuống Novi, trong khi Ott quét sạch từ phía viễn đông tới Sturka, để tạo ấn tượng là cuộc tấn công chính sẽ được bắt đầu ngày 7/4. Khi cuộc tiến công bắt đầu ngày 6/4, một hạm đội khu trục của Anh bắn phá Genoa, và Ott điều Petitot từ Monte Fascio trở lại sông Bisagno.
    Đại quân Áo tiến đúng theo kế hoạch. Ngày 7/4, Nguyên soái Elsnitz lập đội hình giữa Vado và San Giacomo tiến về phía bờ biển phía nam của Vado, trong khi cánh chính (main column) tiến về Arbizola trên bờ biển để cố định cánh phải nằm ở bờ biển và cánh trái ở Montenotte. Khi Soult rút cánh trái theo bờ biển, Elsnitz đã đánh bại Suchet ở Col di Melogno và buộc hắn phải bỏ Final. Trung tâm của Massena đã bị rung động và sự liên lạc của ông ta với Suchet đã bị bẻ gãy. Massena biết rằng để tái hợp với cánh trái ông ta phải đánh bại cánh quân chính, cùng phối hợp với Suchet. Tuy nhiên, mối đe doạ trực tiếp của quân Áo vẫn nằm ở cánh phải, vậy trước tiên ông ta phải đẩy lùi Ott và nhanh chóng thực hiện cuộc tấn công chính yếu về phía Tây Nam. Vào bình minh ngày 7/4 Massena lệnh cho các lữ đoàn của Darnaud và Miollis phản công về Monte Fascio, nơi vẫn bị chiếm bởi tướng Gottesheim, và đẩy Gottesheim và rồi toàn bộ lực lượng của Ott lui lại.

    Câu hỏi: Có ai cho biết một IR gồm những gì không??
  8. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    4.212
    Đã được thích:
    2.248
    ?oChìa khoá? Đèo Bocchetta nơi có con đường Genoa-Novi bị 3 tiểu đoàn Pháp có 6 đại bác chiếm giữ, phong toả tuyến liên lạc của Ott. Một đêm trăng sáng đã giúp ích cho cuộc thám thính của Hohenzollern và vào bình minh ngày 9/4, 2 tiểu đoàn thuộc IR 34 và 19 đã nã pháo vào một số tuyến công sự phòng thủ và chiếm giữ con đèo sau 3 giờ chiến đấu. Ba tiểu đoàn Áo bảo vệ thung lũng Bisagno đã ngăn trở các nỗ lực muộn màng của Soult nhằm giúp đỡ lính của Gazan. Tuyến quân Áo bây giờ đã gần hơn về phía bắc và phía đông Genoa. Trong khi Massena cùng Miolis phòng thủ thành phố, Soult hướng các hành động ra bên ngoài thành phố bằng các sư đoàn của Gazan và Gardanne. Nếu chỉ nhằm trì hoãn đà tiến của quân Áo thì Massena muốn dựa vào Savona và khôi phục lại liên lạc với Suchet. Ngày 9/4 Massena ra lệnh cho Soult tiền về Sasselo cùng với Gazan, và tới Varaggio với Gardanne (được chính Massena theo sau). Suchet sẽ tấn công San Giacomo để lại gần sườn của Melas và hội quân với Soult ở Montenotte.
    Cùng lúc đó, Melas đang hướng đến Genoa. Khi Soult va chạm với tướng St Julien ở Sasselo vào ngày 10/4, tướng Latterman đã di chuyển ra hướng biển để chiếm Varaggio, đe doạ sườn của Gardanne khi ông định tiến sâu vào lục địa để hội quân với Soult. Đại quân Áo, sau khi được gia tăng sức mạnh bằng quân đoàn của Bellegarde, đã tiến sâu vào lục địa: Tướng St Julien hình thành cánh trái, trung tâm bao gồm các lữ đoàn dưới quyền Bellegarde và Brentano, cánh phải do Palffy chỉ huy. Từ đạo quân này, Latterman được ra lệnh phải ?oleo? xuống con đường bờ biển với 4 tiểu đoàn lính Grenadiers, trong khi Palffy tiến lên bằng các lữ đoàn của Bussy và Sticker dọc bờ biển, dự định sát nhập lực lượng ở Varaggio. Hành động của Palffy dự kiến sẽ đi sát ngang sườn quân Pháp qua Monte Croce, vốn đã bị Massena chiếm giữ một cách vội vàng. Các quân đoàn Áo mới leo được nửa đường lên núi thì bị quân Pháp từ trên đánh xuống, buộc họ phải rút lui bằng đòn phối hợp giữa hoả lực tàn sát và đá tảng lăn. Cố gắng lần thứ 2 cũng không nên có kết quả gì, Melas liền ra lệnh cho tướng Sticker, người đã đến điểm cao Stella cùng lúc đó, tung lữ đoàn của ông ta vào sườn quân Pháp, trong khi ông tổ chức đợt tấn công thứ 3 lên đỉnh núi, lần này là phối hợp giữa pháo đội IR51 Splenyi và Lính Grenadiers ở trung tâm. Những đội quân gan lỳ tiến lên dưới hoả lực tàn phá kinh khủng và những trận mưa đá, không hề ngừng lại, buộc quân Pháp cuối cùng phải bỏ lại ngọn núi và rút lui. Khi đêm xuống, được sát nhập với lực lượng của Latterman và phần còn lại của quân đoàn Bussy, cuộc truy đuổi chỉ còn là hình thức. Massena hi vọng gặp Soult trong màn đêm, nhưng quân đội của ông ta, những kẻ hiện đang cướp phá Varaggio, bây giờ đã hoàn toàn bất khả ra lệnh.
    Soult đã đẩy St Julien lùi về phía L?TErmetta vào ngày 11/4 và sau một đòn tấn công hung bạo, quân Áo bỏ chạy. Các lữ đoàn Bellegarde và Brentano được tách khỏi trung tâm của Melas để hỗ trợ ông ta. Tuy nhiên, không có viện binh đang mong đợi từ Genoa, và không hề biết về cuộc tiến quân của Soult, Massena từ bỏ cuộc tấn công và rút lui về Voltri, bị cánh phải của Melas đuổi theo. Viện binh cuối cùng cũng đến vào ngày 12, và Massena đã có thể tái khôi phục lại lực lượng của Gardanne, có tổng số là 4.000 người, trong khi Soult chiếm đỉnh Fajale. Bây giờ Melas rút Latterman từ cánh phải tới Albissola và vào ngày 14, tập trung 5 lữ đoàn quanh Montenotte. Họ tấn công Soult ở Ponteinvrea ngày tiếp theo trong khi Massena lại tiến lên phía trước chống Latterman. Khi toàn thể quân Áo cùng xông lên, Bellegarde suýt bắt được Soult, và tới ngày 17/4, toàn bộ quân đội Pháp lại trở lại Voltri.
    Sáng sớm ngày 18/4, Melas tự leo lên đỉnh Fajale để quan sát các vị trí quân Pháp. Sau đó ông dẫn lữ đoàn của Bussy, làm thành mũi nhọn dẫn đầu cuộc tổng tấn công vào Voltri. Cuối cùng, phần còn lại của quân đội của Soult nhanh chóng rút về Sestri, rồi toàn bộ quân đội Pháp bỏ chạy về Genoa. Mặc dù mất 8.310 người trong khoảng từ ngày 6 ?" 19/4, nhưng Melas đã tập trung được lực lượng trên các dãy núi và cắt Genoa khỏi mọi lực lượng Pháp khác. Ngày 21/4, St Julien bao vây pháo đài Savona.
    Nguyên soái Kaim, tướng chỉ huy quân Áo ở Piedmont, với các lữ đoàn dưới quyền Nimbsch, Knesvich, La Marseille và de Briey chiếm đèo Mt.Cenis ngày 8/4, bắt sống 300 quân Pháp và 16 đại bác. Tướng Gorupp vẫn ở Cunco với 5 tiểu đoàn và 16 liên đội kỵ binh, tạo thành cánh tây đạo quân Kaim. Hầu hết kỵ binh thuộc Hadik - một lữ đoàn dưới quyền Pilatti và Festendberg ?" đã từng ở Piedmont. Nguyên soái Vukassovich chiếm giữ Lombardy với các lữ đoàn của Laudon và Dedovich (7.647 người). Tướng Doller gia nhập với ông ta từ sau cuộc bao vây Gavi với hầu hết kỵ binh của mình (1.000 người).
    Cuộc bao vây Genoa
    Thành phố Genoa cổ xưa có hình như lưỡi liềm, bao quanh một bến cảng tự nhiên. Bị bao quanh bởi những thung lũng núi sông như Polcevera và Besagno, tới phía bắc của thành phố là những con đường lầy lội thoai thoải tới dãy Apennine. Thành phố có một vòng thành đôi dài 12,25 km, tạo thành hình tam giác có 2 cạnh dài hơn chạy từ bờ biển để hình thành một góc nhọn, đóng trên đó là cứ điểm Sperone. Ở phía bắc có 2 ngọn núi, Due Fratelli, đỉnh cao nhất có pháo đài Diamante kiểm soát con đường chính dẫn từ Novi tới. Các pháo đài được xây trên những điểm cao nhất, trước mặt có những con hào canh giữ, và từ đây đại bác có thể quét sạch mọi cuộc xung phong.
    Sau 12 ngày chiến đấu với cái giá 7.420 mất mát, bao gồm cả ốm và bị thương, Massena bị vây hãm ở Genoa cùng với 9.600 quân. Ông lập thành 2 sư đoàn: 1 dưới quyền Miolis (4.500 quân) chiếm sườn đông từ Due Fratelli tới biển, sư đoàn thứ 2 do Gazan chỉ huy (3.500 người) chiếm sườn phía tây. Một lực lượng dự bị 1.500 quân vẫn ở trong thành phố.
    Với 24.000 quân, Ott chỉ huy toàn bộ quân Áo xung quanh thành phố. Hiểm hoạ chính là một cuộc phá vây của người Pháp sang phía Tây, vì thế cánh phải của ông ta được tăng cường với tướng Schellenberg với 15 tiểu đoàn và 3 liên đội (6.600 quân) và Voselgang với 13 tiểu đoàn (7.800 quân). Ở trung tâm, từ Turazzo tới Ponte Decimo, có sư đoàn của Hohenzolern (5.270 người thuộc 11 tiểu đoàn) và các đội dân binh (peasant militia) của tướng Assaretto đóng quanh Monte Fascio, với một lữ đoàn khác của Gottesheim (4.450 người thuộc 8 tiểu đoàn và 10 đại đội Jager) tạo thành cánh trái chạy dài tới bờ biển. Ott cảm thấy rất khó có thể bố trí pháo một cách có hiệu quá. Thiếu cả pháo binh nặng (dù đã được sự trợ giúp của Hải quân Hoàng gia) và số lượng ít ỏi, ông ta bị hạn chế trong việc phong toả thành phố để làm đói quân Pháp. Bên trong, dự trữ của Genoa như sau: Vào ngày 24/4, bánh mì bị giảm chỉ còn là một hỗn hợp của mạch đen và kiều mạch, và ngựa của các sỹ quan bị giết để làm thịt, mỗi người lính nhận được ¼ pound (113g) theo tỷ lệ, mặc dù có rất nhiều rượu. Chuột nhanh chóng được bán với giá cao.
    Một hạm đội Hải quân Hoàng gia đến Genoa sớm ngày 24/4 và bắn phá thành phố. Sau đó là yêu cầu đầu tiên của Liên minh đòi phải đầu hàng, và Massena đáp lại rằng ?oông ta thà bị chôn trong đống đổ nát của Genoa còn hơn là dâng nộp thành phố?. Vượt qua Polcevera, Ott chiếm Rivarolo ngày 27/4, trong khi Miollis cố gắng không thành công trong việc phá vỡ Gottesheim để phá vây về phiá đông. 3 ngày sau, Due Fratelli, bảo vệ con đường chính, và Pháo đài Diamante, gần Monte Creto, bị oanh tạc, nhưng chúng nhanh chóng bị quân Pháp chiếm lại. Người Áo vẫn nỗ lực bắn phá Pháo đài Sperone và cổng Savanarola nhưng không thành công.

Chia sẻ trang này

Mudim v0.8 Disable VNI Telex VIQR Mix mode Auto detect Use speller featureUse new accent rule [ Toggle (F9) Toggle Panel (F8) ]