1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thần chiến tranh NAPOLEON

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi meocon1113, 08/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. meocon1113

    meocon1113 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Napoleon cùng các tướng lĩnh trong trận Austerlitz
  2. meocon1113

    meocon1113 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Chiến thắng Austerlitz. Chiến thắng huy hoàng nhất trong đời Napoleon
  3. leminh86

    leminh86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2005
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    Nhân đây các bác cho em hỏi về chiến thuật hồi đó: em xem phim và chơi game, thấy quân đội được dàn hàng ngang, có thằng đánh trống, thằng thổi kèn, cứ thế mà tiến, trong khi đối phương nã đại bác ầm ầm. Chỉ khổ thân mấy thằng lính đứng đầu, dễ chết. Các bác phân tích cho em cái chiến thuật này cái.
  4. meocon1113

    meocon1113 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Thật ra việc có mấy thằng đánh trống, thổi kèn là để giúp lên tinh thần cho binh sĩ ( chủ yếu trong lúc hành quân đường dài vì lúc đó binh sĩ rất mỏi mệt ).
    Còn việc binh lính dàn hàng ngang mà tiến theo meo con được biết thì đó là lúc quân đối phương đã bị đánh tan, chỉ còn vài thằng cố gắng chống cự ( nhưng trước sau gì cũng bị diệt ). Khi đó binh lính mới tà tà mà tiến được. Còn lúc xung phong tấn công thì binh lính tràn lên nhanh lắm, không chậm như vậy đâu.
    Còn việc bị pháo binh bắn thì không phải lo vì:
    -Vào thời đó thuốc súng rất kém nên thông thường một quả đạn pháo chỉ làm chết khoảng một đến hai thằng lính thôi .
    _Pháo thời đó nạp đạn rất rề rà. Trước tiên phải nhồi thuốc súng, rồi nhét đạn vô sau đó mới châm ngòi nên mất rất nhiều thời gian. Nên thông thường người ta thường đưa kị binh ra tấn công các trận địa pháo là vì lính kị binh phi ngựa chạy như bay nên pháo bắn được vài phát là bị diệt rồi.
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    ... Chỉ khổ thân mấy thằng lính đứng đầu, dễ chết...
    => Em bổ sung thêm: lúc đó pháo sau khi bắn thì bị giật lùi tít ra sau nên sau một lúc bắn, pháo thủ pháo kéo pháo lại vị trí cũ, mất thời gian lắm!
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Quân dàn thành hàng ngang và tiến dần dần thay vì xung phong ào ạt là để đảm bảo giữ đội hình không bị rối loạn (lính đánh trống cũng có nhiệm vụ này). Thời Napoleon khả năng chiến đấu của người lính không linh hoạt như ngày nay, súng thì bắn chậm và khó sử dụng, các trận đánh lớn toàn trên địa hình bằng phẳng không có nơi ẩn nấp. Vì vậy việc giữ được đội hình (cả trong tấn công và phòng thủ) đều rất quan trọng:
    - Trong quá trình tiến có thể dừng lại bắn, rồi lại tiếp tục tiến, bắn, tiến...
    - Chống được trong trường hợp kỵ binh địch phản kích (nếu xung phong ào ạt mà bất ngờ gặp kỵ binh là cầm chắc chết).
    - Khi chuẩn bị đánh giáp lá cà với đội hình địch thì giữ được đội hình sẽ giúp binh lính vững tinh thần hơn, đồng thời địch thấy 1 đội hình vững chắc với cả rừng lưỡi lê đang tiến lại thì cũng mất tinh thần.
  7. khansephiroth

    khansephiroth Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2002
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Người ta tính rằng với súng hoả mai thì 1 người lính cần bắn 30 phát để trúng 1 người khác ở cách 100m, còn nếu là 50 m thì chỉ cần 3 phát .
  8. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    muốn coi cảnh đánh nhau hồi xưa với đại bác, nên xem phim The Patriot dễ tìm. Nhưng mà phim này cũng là phim thôi nên đạn bắn trúng hơn nhiều so với thực tế!
    Nói chung thì nòng súng không có rãnh xoáy, đạn bắn ra nó sẽ bay tứ tung, cho nên cần phải tập hợp thật nhiều súng trường, đứng sát lại với nhau để tăng thêm hỏa lực. Nhất là khi 2 bên bắn nhau thì khói bốc mù mịt, chả còn thấy gì cả, nên loạt đạn đầu tiên là giết nhau nhiều nhất. Việc bắn súng của hai bên thời đó chỉ là để làm "mềm" đối phương mà thôi. Sát thương chính là do đại bác, rồi do lính hai bên sau khi bắn nhau 1 hồi sẽ xông lên đánh giáp lá cà, cuối cùng khi 1 bên thua thì bên còn lại sẽ tung kỵ binh ra truy kích. Đa số thương vong là do đại bác hay do kỵ binh truy kích.
    Đại bác thời đó bắn thong thả khoảng 1 phát 1 phút, như vậy pháo thủ không mệt mà có thời gian cho khói súng tan đi bớt. Mức sát thương thì cho rằng bình quân khoảng 1 người /1 viên, tuy nhiên trong những trận như Borodino thì ít hơn. Trung bình cứ 1.000 lính thì có 3 khẩu, riêng Napoleon hay cố gắng tăng tỉ lệ này lên cho quân Pháp. Tương truyền Napoleon phát minh ra phương pháp bắn viên đạn vào mặt đất phía trước để cho nó bay lên nảy lên vào hàng ngũ đối phương.Ông có câu: Bộ binh tham gia cuộc chiến, pháo binh quyết định nó và kỵ binh thu hoạch nó!
    Còn về hàng ngũ thì như thế này:
    - Hàng ngang 1 người hay 2 người: đội hình chiến đấu cơ bản, tối đa hoá hỏa lực! Nhưng di chuyển chậm.
    - Hàng ngang 3 người: quân Anh hay bị bộ binh hay kỵ binh Pháp xông lên đánh giáp lá cà nên Wellinton mới phát minh ra đội hình này. Vẫn là hàng ngang nhưng có thể triển khai nhanh thành đội hình ô vuông chống kỵ binh hay thành đội hình hàng dọc chống bộ binh đánh lưỡi lê.
    Bắn loạt hay bắn "tự do": bắn loạt thì gây ảnh hưởng tâm lý hơn, nhưng bắn tự do thì nhanh hơn. Thông thường các chỉ huy cho bắn loạt khi mới tiếp cận địch, nhất là lúc chưa có khói súng che phủ, sau khi bắn 1-2 loạt xong thì chuyển sang bắn tự do.
    - Ô vuông: đội hình chống kỵ binh, nhưng dễ bị pháo binh bắn.
    - Hàng dọc: đội hình dùng di chuyển nhanh, nhưng dễ bị pháo binh bắn.
    - Đội hình hàng khối: 1 đơn vị đi hàng ngang phía trước, phía sau là các đơn vị hàng dọc. Đây là đặc sản của quân Pháp. Quân Pháp vốn là quân "cách mạng" nên có tinh thần cao hơn các quân nước khác. Ra trận họ thường tìm cách xông lên đánh giáp lá cà với đội hình này, nó cho phép 1 khối rất lớn quân sĩ di chuyển nhanh, binh lính đứng gần chỉ huy, có thể tiến công dồn vào 1 chổ rất nhanh, phá tung thế trận của bên kia.
    Người ta cũng rút ra kết luận là khi đánh giáp lá cà, giữ đội hình đứng sát vào nhau là việc rất quan trọng, bên nào không có đội hình thì rất dễ bỏ chạy. Do đó cho dù xông lên đánh lưỡi lê hay kỵ binh charge cũng phải giữ đội hình chứ không phải mạnh ai nấy xông lên.
    Về kỵ binh: đến thời này thì các chỉ huy đã rút ra kết luận, kỵ binh không thể charge 1 đơn vị bộ binh có đội ngũ chắc chắn. Bởi vì súng trường tuy bắn xa thì tệ nhưng bắng gần 5-10 mét thì không trật tí nào! Sau đó lại còn lưỡi lê! Chỉ có thể xông lên khi đội hình đối phương đã lộn xộn. Một số trường hợp kỵ binh giả vờ xông tới gần để cho bộ binh thiếu kinh nghiệm của đối phương bắn ra, sau đó mới xông vào thật sự!
    Nói chung kỵ binh không thể chọi với bộ binh, nên vai trò của kỵ binh là dọ thám, truy kích, chống pháo binh và chống kỵ binh đối phương. Bộ binh muốn tiến lên nhanh thì phải đi hàng dọc và vì thế phải dẹp kỵ binh đối phương. Về kỵ binh thì quân Pháp khá đông hơn quân Anh, nhưng lại thường ít hơn so với quân Nga và quân Áo, Phổ. Do đó nhiều khi bộ binh Pháp thắng trận nhưng đối phương rút lui an toàn vì kỵ binh Pháp bị chặn lại không truy đuổi được.
    Về kỵ binh thì chủ yếu có 2 loại: kỵ binh nhẹ và kỵ binh nặng ( thiết giáp). Kỵ binh nhẹ chủ yếu là được huấn luyện để dọ thám, truy kích. Còn kỵ binh thiết giáp là loại chuyên được huấn luyện để charge, tuyển những anh to cao khoẻ nhất, ngựa cũng lựa loại lớn con nhất, mũ thì cao vồng lên để đối phương tưởng là người cao lớn! Trước ngực đeo 1 miếng giáp sắt để cho an tâm, chứ đến gần thì đạn cũng xuyên tốt!.
    Sau này thêm loại dragoon tức là bộ binh cưỡi ngựa, di chuyển bằng ngựa nhưng đánh nhau thì xuống ngựa đánh như bộ binh. Dragoon kiểu đó là đời sau chứ thời Napoleon thì dragoon cũng chỉ kỵ binh nặng của 1 số nước.
  9. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.194
    Đã được thích:
    5.429
    Chiến thuật bộ binh thời đó: Súng kém phát triển, bắn chậm, kô có rãnh xoáy, thuốc súng yếu, nên kô có uy lực mạnh. Vũ khí chính của bộ binh vẫn là lưỡi lê. Vì thế việc dàn hàng ngang giống như cách đánh của lính giáo.
    Sau này khi súng phát triển, các liều thuốc được gói vào từng gói giấy nhỏ (kô còn phải đong đếm nữa), khai hoả bằng cò (thay vì để cái ngòi như hồi xưa) rồi phát triển quan trọng nhất là rãnh xoáy. Với những phát minh trên thì 1 viên đạn có thể làm trật khớp nạn nhân. Lưỡi lê về sau được dùng để ... đào hào. Trong cuộc nội chiến ở Mỹ, 1 nhà văn đã tả "Những hàng lưỡi lê trông thật hùng dũng nhưng trước khi đến được kẻ thù thì đã được tắm máu bởi chính quân mình"
    Pháo binh: thời gian đầu chỉ bắn đạn tròn, nhưng sau này có thêm đạn là những hộp đinh gỉ, 1 phát bắn có thể vạt đi cả một đội hình bộ binh.
    Kỵ binh: Kỵ binh thời kỳ này cũng có một tiến triển mới về chiến thuật. Vì những hàng bộ binh dày đặc lưỡi lê với súng trường , nên kỵ binh cũng dùng chiến thuật dày đặc, các kỵ binh phi sát vào nhau, không thừa 1 khoảng trống, đến nỗi đấu gối cũng sát vào nhau, tạo thành 1 quả đấm giáng thẳng vào đội hình địch. Như thế thì hàng đầu có chết thì bộ binh địch cũng bị dày xéo dưới móng ngựa.
  10. meocon1113

    meocon1113 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Meo con có một thắc mắc mong mấy bác giải thích giùm.
    Tại sao trong các trận đánh lớn như: Austerlitz, Marengo, Friedland, Borodino........, tổn thất của hai bên rất thấp nhưng trận đánh lại kết thúc. Ví dụ như trận Austerlitz (1805 ), liên quân Nga-Áo chỉ mất 25 ngàn quân trong tổng số 85 ngàn quân mà đã vỡ trận bỏ chạy nên đã bị kị binh Pháp truy kích diệt gần hết. Còn trận Friedland ( 1807 ) thì quân Nga đông đến 125 ngàn nhưng mới tổn thất chừng 25 ngàn quân cũng đã rút lui. Meo con thấy lạ quá
    [​IMG]
    Trận Borodino
    u?c chiangshan s?a vo 16:29 ngy 15/11/2005

Chia sẻ trang này