1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thần Sa là gì?

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi flame_city, 14/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. flame_city

    flame_city Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2005
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Thần Sa là gì?

    Vì sao Hg là một kim loại yếu lại phản ứng với S ở điều kiện thường?HgS có phải là thần sa không?Nó chữa bệnh gì vậy?
    Mình nghe nói trong đông y có một loại thuốc gọi là thần sa, có tác dụng làm mát.Liệu hai loại này có phải là một?
    Ai biết chỉ giùm với
  2. hartstein1984

    hartstein1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2005
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Hg2+ và S 2- đều là soft acid và soft base nên chúng liên kết với nhau rất khoẻ. Chính vì thế nên khi Hg2+ vào trong cơ thể thì nó liên kết phức với S của Aminoacid Threonin (không biết đúng tên không vì mình học dốt hoá sinh). Hg2+ vì thế rất độc. Mình chỉ biết đến thế.
  3. xanhletimbiec

    xanhletimbiec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2005
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi của bạn khá hay đó .
    Theo tôi biết thì "Thần sa " chính là hợp chất HgS . Nhưng đây không phải là thuốc đâu vì bất kì hợp chất nào của thủy ngân cũng độc cả. Còn loại thần sa bạn nói tôi nghĩ nếu có cũng là trùng tên thôi .
    Hg là kim loại yếu mà lại tác dụng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường (theo tôi nghĩ) là vì Hg là một kim loại đặc biệt. Nó có dạng lỏng nên dễ tiếp xúc với bột lưu huỳnh. Hai là bình thường nó không tạo màng oxit như những kim loại hoạt động khác .Ba là hợp chất HgS khá bền do bản chất liên kết của nó (có tính cộng hoá trị mạnh), cho nên phản ứng có thể xảy ra dễ dàng .

  4. duongquangvinh

    duongquangvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    1
    Thần Sa đúng là HgS, tôi có nghe nói nó cũng được dùng làm thuốc, thuốc trị ghẻ. Nhưng đúng như bạn nói đấy, nói chung có Hg thì là độc rồi, trị ghẻ bây giờ dùng D.E.E.P (di etyl etal phtalat...) tốt hơn.
  5. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Nghe có vẻ rất đúng nhưng thực tế không phải như vậy. Thần sa đúng là HgS và trong y tế thần sa cũng chính là nó . Vậy thì tại sao nó lại không độc.
    Chúng ta biết rằng Hg ở dạng hơi rất độc, còn ở dạng lỏng Hg nguyên chất thực tế là không độc, nhưng vì nó rất dễ bị bay hơi thành ra nó lại độc.
    Còn ở dạng hợp chất thì đương nhiên nó độc rồi, nguyên nhân gây ra độc của nó là nó sẽ kết hợp với các gốc thio trong enzim và làm cho các enzim trong cơ thể chúng ta mất hoạt tính do vậy làm rối loạn các hoạt động của cơ thể --> dễ died.
    Vậy tại sao HgS của ta lại dùng được làm thuốc. Là vì HgS là kết tủa rất bền không tan trong axit, kể cả các axit mạnh, nó chỉ tan trong nước cường thuỷ thôi. Nguyên nhân gây ra độ tan kém như vậy là do tích số tan của nó rất rất nhỏ cỡ mười mũ trừ 50 (T =10*exp(-50)).
    Như vậy thì ở dạng HgS thì nó sẽ không bị phân ly thành các ion Hg2+ ==> không độc. chính vì vậy mà nó được dùng làm thuốc.
    Còn nguyên nhân tại sao Hg lại phản ứng được với S thì bạn gì ở trên đã giải thích rõ ràng rồi chỉ cần lưu ý đến tích số tan rất nhỏ của nó.
    Chính vì Hg phản ứng dễ với S như vậy nên người ta thường dùng S để thu hồi thuỷ ngân khi chúng ta vô ý để Hg lọt ra ngoài, vidụ như vỡ nhiệt kế chẳng hạn...Trong trường hợp đó thì các bạn nhanh chóng xin hoặc ra chợ mua S về và rắc vào xung quanh chỗ mà Hg bị phát tán nhất là trong các khe, vết nứt dưới sàn nhà...
    Còn tác dụng của thần sa này: Thần sa là vị thuốc có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chữa tâm trạng bất an, hoảng hốt, mất ngủ. Theo sách cổ thì phải dùng thần sa sống, không được chế biến qua lửa vì sức nóng sẽ biến thần sa thành muối thủy ngân gây độc. Người ta cũng lưu ý không được dùng thần sa với lượng nhiều và kéo dài. Liều lượng quy định là 0,04-1 g/ngày dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc viên.
    Còn đây là cách dùng thuốc của các cụ nhà ta: Thuốc của y học cổ truyền được khai thác từ 3 nguồn: thực vật (cây, hoa, lá, rễ, củ), động vật: (thịt, xương, da, sừng, vẩy?.) và khoáng vật (chu sa, thần sa, thạch cao, hoạt thạch, thủy ngân, thạch tín?). Chúng được bào chế nhằm làm tăng tác dụng tốt và giảm tác dụng không có lợi cho người dùng, giúp đưa thuốc vào những bộ phận nhất định. Thuốc y học cổ truyền có nhiều dạng bào chế như: cao, đan, hoàn, tán, thuốc thang sắc uống, thuốc rượu, rượu thuốc.
    --> sao thuốc mà các cụ dùng nhiều độc dược thế nhỉ. Không biết là có phải các cụ dùng chiêu "Dĩ độc trị độc không"
  6. xanhletimbiec

    xanhletimbiec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2005
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Rất cảm ơn bạn này
    Bạn biết nhiều cái hay quá .Mình cũng không ngờ hợp chất của thủy ngân lại có thể chữa bệnh như vậy .

  7. pinky111

    pinky111 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2005
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    T_N_T đã viết:
    sức nóng sẽ biến thần sa thành muối thủy ngân gây độc
    nhưng theo mình thì bản thân thần sa (HgS) đã là muối thủy ngân rồi, đâu cần nhiệt độ để biến đổi nũa.
  8. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Bé chẳng đọc kĩ bài gì cả.Vấn đề là nhiệt độ sẽ biến HgS thành muối thuỷ ngân gây độc. Còn bản thân HgS thì đúng là muối thật nhưng mà nó không độc.
  9. maivanganh

    maivanganh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin góp ý đính chính là thủy ngân rất độc, cả khi trong trạng thái kim loại nguyên chất (thể lỏng) và hợp chất đều hết sức độc. Dù là kim loại nặng nhưng Hg rất dễ bay hơi vì tương tác yếu giữa các nguyên tử trong kim loại (thể lỏng ở điều kiện thường). Hợp chất của thủy ngân vào cơ thể gây rối loạn đường ruột và thận, gây viêm loét miệng và làm suy tim. Thảm họa xảy ra ở Iraq năm 1973 làm 450 người chết vì ăn phải lúa mì có dính bụi thuốc trừ sâu chứa hợp chất của Hg. Còn những điều khác thì các bạn đã giải thích rất hoàn hảo rồi.
  10. hartstein1984

    hartstein1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2005
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    toàn bàn về việc thuỷ ngân kiểu đấy không độc trong cơ thể. Thế nếu nó mà như cái hòn gạch chẳng chịu tách ra với nhau thì chữa bệnh kiểu gì vậy.

Chia sẻ trang này