Thần tượng bóng bàn Tôi thấy các cầu thủ bóng đá (kể cả siêu sao) hay bảo từ nhỏ anh ấy (siêu sao khác) đã là thần tượng của tôi...v.v Các tay vợt bóng bàn cũng thế. Thế không biết các tay vợt chuyên nghiệp VN thế nào nhỉ? Họ có đam mê cháy bóng và mong muốn bắt chước thần tượng của mình từ nhỏ không? Hay chủ yếu họ được luyện kiểu "gà công nghiệp" từ nhỏ? Thấy các tay vợt nghiệp dư tôi tiếp xúc chả mấy ai thích xem các trận đấu bóng bàn. Tôi định bàn luận này nọ thì họ phủ đầu: trình độ còn thấp xem gì cho hư tay...Tư tưởng thế chắc chắn không được rồi. Nhưng đúng là ở trình độ thấp thì xem cho vui và thưởng thức cái đẹp dễ thấy chứ phân tích học hỏi thì chưa làm được.
Làm thế nào để mấy tay vợt nước ta xem được mấy trận quốc tế đỉnh cao từ nhỏ mà biết ai là ai và đánh thế nào chứ. Ngay cả tiền ăn tiền duy trì hoạt động đã phải chạy xuôi chạy ngược mới đủ, làm gì có thời gian tâm sức như anh em mình lên mạng down về rồi có cái máy tính ngồi xem. Mấy người như họ có nơi tập, có thầy, có bàn, có dụng cụ là đã sướng lắm rồi, ai cho họ cơ sở vật chất như tivi, đĩa, đầu...mà xem. Khi đào tạo được 5 năm đã hình thành cách đánh riêng rồi, muốn học hỏi cách đánh mới thì khó lắm. Đáng tiếc là còn có nhiều người khi đã ở phía bên kia của sự nghiệp còn cảm thấy chán bóng bàn vì non nửa cuộc đời dính liền với nó rồi, muốn tìm, muốn thử những cái khác. Cho họ xem những video bóng bàn họ ko thích là phải. Cái này rất đáng thông cảm. Với anh em ta bóng bàn là sở thích và đam mê, với họ ban đầu cũng là vậy, sau này chỉ là cái nghiệp kiếm cơm thôi. Cho nên dù bóng bàn Việt Nam có xếp thấp trong bảng xếp hạng thế giới, thành tích có phập phù mấy em vẫn cảm thấy rất thông cảm với vận động viên bóng bàn nước mình. Chẳng như bóng đá, cầu thủ chuyên nghiệp được đãi ngộ về vật chất cũng như tinh thần thuộc loại nhất trong lãnh vực thể thao, thế mà họ đã làm được gì? Không kể có những người tự cho mình là to lớn lắm, vĩ đại lắm rồi coi thường người khác, làm những việc người ta muốn nhổ bọt vào.
Có thể em nói không sát chủ đề cho lắm nhưng thú thật là em không thích câu "TRÌNH ĐỘ THẤP xem làm gì cho hư tay", nghe vừa tự ti vừa ngông mà lại không hiểu được là mục đích của xem video không phải là cố nhồi đầu kĩ thuật còn là "siêu phàm" của các vđv quốc tế. Cái này có lẽ là câu cửa miệng của những người đánh phủi 100%. Em nghĩ với những người nghiệp dư song có cơ bản một chút chứ chưa nói đến chuyên nghiệp thì sẽ không nói như vậy. Với trường hợp một số thầy nghiệp dư thì có lẽ là họ sợ các học trò/bạn ngựa non háu đá của mình dục tốc bất đạt. Nhồi đầu các hình ảnh về các kĩ thuật phức tạp sẽ nóng vội, thiếu kiên trì chịu khó rèn luyện cơ bản dẫn đến rối loạn, đi vào tả đạo. (Cái này thì phải cám ơn bác loving, trong mấy câu trao đổi với bác em đã kịp nhận ra ý này). Tuy nhiên với những người nghiệp dư 100% thích tìm hiểu các kĩ thuật hiện đại và tìm đến bóng bàn với quan niệm là môn thể thao hoa mĩ và vui vẻ thay vì thành tích thì lại khác; xem rất nhiều, học lóm nhiều kĩ thuật mà họ thấy thích và cố gắng áp dụng ở mức "biểu diễn". Tất nhiên dù những người này đánh lâu năm và đạt đến một trình độ nhất định đi chăng nữa thì cũng nói chung là cũng không khó phát hiện những điểm thiếu trong kĩ thuật cơ bản của họ và đó là điểm yếu khiến họ dễ bị thua thảm hại. Việc khắc phục là có thể - cấm xem film, thắt lưng, bó tay tu luyện một thời gian... - nhưng đôi khi lại không được chính họ cho là một vấn đề lớn. Về chuyện niềm say mê bóng bàn của các vdv thì có lẽ cần phải hỏi chính họ. Trong suy nghĩ của em thì họ say mê hơn bọn em rất nhiều, họ là những người có thể ăn bóng bàn, ngủ bóng bàn, nói bóng bàn, có thế họ mới chơi bóng bàn hay được. Và có đam mê thì có nghĩa là có thần tượng lí tưởng, như ta yêu người con gái của ta chứ ta không yêu tất cả phụ nữ trông giống cô ấy hay yêu tất cả người đẹp ở trên đời (ta chỉ thích thôi ). Khi đã thành cái nghiệp để sống thì họ có thể bị chi phối bởi nhiều thứ như tiền bạc, dư luận... làm cho niềm yêu bớt giảm nhưng Họ biến thành cái máy là do cách người khác nhìn vào và đối xử với họ thôi. Với những người đã công thành danh toại thì việc họ chuyển hướng, nghỉ ngơi là hoàn toàn bình thường, như ta vừa trải qua một kì thi lớn giờ ta nghỉ ngơi và dành thời gian cho bạn bè. Cuộc sống phải có một đam mê lớn nhưng đàng sau nó còn có nhiều điều cũng rất ý nghĩa nữa. Còn amatuer xem sao đánh thì khác nào trâu nhìn khẩu hiệu. Nhưng nhiều trâu thì sẽ nhìn một khẩu hiệu theo nhiều cách khác nhau, một này chúng sẽ hiểu được một ít. Có lúc họ hiểu sai nhưng cũng có cái đúng, ta không nên cầu toàn quá. Và nếu có người bên cạnh chỉ cho họ thấy đâu là điểm để họ có thể bắt đầu học và đâu là điểm khác biệt của các vdv thì lại hết sức bổ ích và thú vị, theo em đó là một cách dạy trực quan nhất. Được ocervn sửa chữa / chuyển vào 15:24 ngày 03/01/2006
thiếu kiên trì chịu khó rèn luyện cơ bản dẫn đến rối loạn, đi vào tả đạo. (Cái này thì phải cám ơn bác loving, trong mấy câu trao đổi với bác em đã kịp nhận ra ý này). "Tà đạo" nha chú em. Loving mà thấy chú viết như vầy là có hôm hắn cắn lưỡi tự vẫn đấy, hihi
Thực ra chưa hẳn các tay vợt chuyên nghiệp đã có thể ăn bóng bàn, thở ra mùi bóng bàn & ngủ mơ bóng bàn. Bình luận viên Trung Quốc đã từng có nhận xét: các tay vợt Trung Quốc thường có động lực thi đấu khác với các tay vợt châu Âu: một bên lấy bóng bàn làm vui + kiếm sống, một bên thuần tuý kiếm sống và để bước lên bục vinh quang. Một trong những lý do Waldner đánh bại tất cả các tay vợt hay nhất thế giới trong cuộc đời bóng bàn của anh ta là vì anh ta không bao giờ có áp lực thi đấu mà lấy đó làm tiêu khiển. Tất nhiên đó là ưu điểm riêng của Waldner, nhưng nếu một người mà vẫn còn bị cuộc sống chi phối/ bị cách nhìn nhận của xã hội ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình thì chắc chắn độ say mê của người đó vẫn chưa đủ & vì vậy anh ta không bao giờ có thể phát huy tột cùng của khả năng của mình. Các tay vợt chuyên nghiệp của chúng ta đã có ai tự mình bỏ tiền sang Trung Quốc học lóm chưa? Tôi cho rằng một trong những yếu tố làm bóng bàn Việt Nam yếu kém có một phần là thiếu sự nuôi dưỡng tâm lý cầu tiến của vận động viên. Vận động viên ta có cái nhìn quá hẹp, đạt mục tiêu quá khiêm tốn. Tôi nhớ không nhầm thì billiard không được coi trọng ở Trung Quốc nhưng cha của Đinh Quân Huy đã đầu tư cho con hết mình để cuối cùng anh đạt được quán quân billiard thế giới. Nếu một ông bố nào đó quyết định cho con trở thành vận động viên bóng bàn, bán tài sản sang học nghệ ở Trung Quốc thì tôi tin tương lai VN sẽ có tay vợt tầm cỡ thế giới. Nói về chuyện tà đạo thì đúng tôi bị tẩu hoả nhập ma vì xem bóng bàn nhiều quá. Cái hại thứ nhất là đánh với cao thủ (chưa bắt bài mình) thì rất dễ đánh vì bóng họ khá chuẩn, nhưng đánh với người dưới cơ/ngang cơ hoặc trên cơ mà bị bắt bài thì đánh như gà mắc tóc. Cái hại thứ hai là khi xem trái bóng họ đánh hay mình không hiểu các yếu điểm nên tuy có bắt chước được 1 2 trái nhưng nhìn chung độ ổn định rất thấp.
Nhất định thằng con em sẽ là cây vợt lừng danh thế giới. Trước mắt em lo kiếm tiền để sau này nuôi nó ăn học bên Trung Quốc. Hớ hớ.