1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tháng 4-5: Kỷ niệm những trận hải chiến lớn

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi doctorhuy, 24/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. doctorhuy

    doctorhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Tháng 4-5: Kỷ niệm những trận hải chiến lớn

    Trận chiến trên vùng biển San hô​
    Giới thiệu
    Trận hải chiến trên vùng biển San hô là cuộc đụng độ trên biển lớn trong Đệ nhị thế chiến, nó diễn ra trong hai ngày 7-8 tháng 5/1942 giữa lực lượng của Mỹ và Nhật Bản. Trận chiến này là một bước ngoặt bởi vì nó đã chặn đứng đà tiến công của quân Nhật xuống phía nam.
    Mục tiêu Australia
    Nỗi lo sợ về mưu đồ của chủ nghĩa đế quốc Nhật đối với Austrlia bắt đầu từ đầu thế kỷ khi mà nước Nga bị đánh bại trong cuộc chiến Nga-Nhật năm 1904-1905. Những câu chuyện và những vở kịch đã góp phần làm thổi phồng lên nguy cơ đó hay còn được gọi là ?omối đe doạ da vàng?. Trong những năm 30, những tài liệu của Nhật như tài liệu về Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á thỉnh thoảng đề cập Australia như một thuộc địa tiếm năng. Sau khi tiếp cận một số tài liệu mật, các sử gia ngày nay cho rằng ý tưởng này, đề xuất bởi Hải quân Nhật, đã bị Bộ tư lệnh tối cao bác bỏ. Những cuộc ném bom vào Darwin hay những vùng khác của nước Úc chỉ nhằm làm suy yếu, không cho nó trở thành một căn cứ của Mỹ. Tuy vậy, lúc đó, người ta không nhận thức được điều này và nỗi lo sợ về một cuộc xâm lăng là có thật. Trong suốt tháng 3/1942, đà tiến công của Nhật vẫn tiếp tục. Lực lượng của họ chiếm giữ nhiều hòn đảo phía đông Papua như Solomon, Bougainville. Những sân bay quan trọng được thiết lập ở trên đảo Tulagi và Guadalcanal. Cuối tháng tư, tình báo Mỹ phát hiện một hải đội Nhật đang tiến về vùng biển San hô. Mật danh của Nhật cho hải đội này là Chiến dịch MO. Mục tiêu của nó là cảng Moresby, New Guinea, một vị trí nhỏ nhưng đặc biệt quan trọng.
    Diễn biến toàn chiến dịch
    Ngày 7/4/1942
    Trung uý Kiyoshinge Sato của quân đội Hoàng gia Nhật rời Rabaul, nằm trên mũi phía bắc của đảo New Britain trong vùng biển San hô vào vùng nội địa của Talasea. Nhiệm vụ của anh ta là bảo đảm rằng không còn một trạm vô tuyến nào còn lại trên đảo, cho phép quân Nhật mở một chiến dịch đổ bộ vào cảng Moresby và quần đảo Solomon từ Rabaul, bắt đầu từ Tulagi. Việc chiếm được cảng Moresby là bước quyết định để tấn công bắc Úc, khống chế không lực nước này.
    Nước Nhật đã tin chắc vào ưu thế tuyệt đối của mình tại chiến trường Thái Bình Dương. Sau vụ đột kích vào Trân Châu Cảng, lá cờ Mặt trời mọc đã dễ dàng tung bay ở Hồng Kông, Singapore, Philippine, Java, Sumatra?Những hạm đội của phương Tây tan vỡ, và cái ngày mà quyền kiểm soát của Nhật được đưa đến từng ngóc ngách của thế giới dường như không còn xa.

    Ngày 8/4/1942
    Nhật chiếm được Talasea. Bộ tư lệnh tối cao chuẩn bị chiếm cảng Moresby, một căn cứ không quân lớn của Australia ở New Guinea và Tulagi trong quần đảo Solomon, nơi mà một căn cứ thủy phi cơ có thể được xây dựng. Việc này cho phép nước Nhật kiểm soát vùng biển San hô, từ đó dễ dàng tiếp cận Bắc Australia và quan sát mọi hoạt động chuẩn bị lực lượng của quân đồng minh ở đây.

    Giữa tháng 4/1942
    Đơn vị tình báo của tướng Douglas McArthur liên tục cập nhật thông tin về hoạt động của quân Nhật trong khu vực gần Tulagi và Rabaul cho đô đốc Nimitz và bộ tham mưu, đang đóng tại Trân Châu Cảng. MacArthur đặt cược lớn vào sự an toàn của Moresby. Kế hoạch của ông là điều động binh lính hỗ trợ cho các chuỗi đảo, biến Moresby thành bước đệm để sau này tiến thẳng đến Philippine.

    Ngày 29/4/1942
    Chiến dịch MO, được chỉ huy bởi Đô đốc Inouye nhận được quân lệnh tấn công cảng Moresby. Lực lượng Nhật đóng ở Rabaul và Tulagi. Hạm đội đồng minh tại khu vực do chuẩn đô đốc Fletcher chỉ huy. Còn chỉ huy toàn bộ hải quân đồng minh ở Thái Bình Dương là Đô đốc C.W.Nimitz. Những tàu chiến của đồng minh lúc đó được trang bị radar, một kỹ thuật mà người Nhật chưa có.
    Về phía hạm đội của Australia, chỉ huy là Chuẩn Đô đốc Sir John Gregory Crace, một thành viên của Hải quân Anh sinh tại Australia. Lực lượng bao gồm tuần dương hạm hạng nặng HMAS Australia (tàu chỉ huy), tuần dương hạm hạng nhẹ HMAS Hobart, và chiếc HMAS Canberra, ngoài ra còn có một số tàu của Mỹ là tuần dương hạm USS Chicago, khu trục hạm USS Perkins, USS Walker, USS Farragut cũng nằm dưới sự chỉ huy của Crace. Không quân của Crace gồm những máy bay bay từ các căn cứ ở Queensland bởi cả những phi đoàn người Úc hay Mỹ.

    Ngày 30/4/1942
    Tình báo Nhật xác định Mỹ có khoảng 200 máy bay chủ lực ở Australia. Sau 5 tháng giao tranh và tổn thất khá ít, người Nhật không cảm thấy lo lắng gì nhiều. Lực lượng không quân từ các căn cứ trên bộ của Nhật thuộc chiến dịch MO là 150 chiếc, lực lượng xung kích gồm 2 tuần dương hạm hạng nặng Myoko và Haguro, 6 khu trục hạm, một tàu dầu và hai tàu sân bay cỡ lớn Shokaku và Zuikaku, là những chiếc đã tham gia tấn công Trân Châu Cảng. Lực lượng tấn công chiếm Tulagi gồm 6 khu trục hạm, 11 tàu vận tải, một số tàu quét mìn, 2 tàu dầu và một tàu sửa chữa, 2 tuần dương hạm hạng nhẹ. Kế hoạch của quân Nhật là chiếm Tulagi ngày 3/5 và Moresby ngày 10/5.
    Trong thời gian này, đơn vị tình báo Mỹ ?oMagic? biết được rằng phía Nhật đang di chuyển không lực của mình từ quần đảo Marina và Marshall về khu vực này. Những cuộc không kích vào cảng Moresby và Tulagi đang đến gần. Tất cả các dấu hiện đều cho thấy một chiến dịch quân sự lớn từ Rabaul có thể bắt đầu vào khoảng đầu tháng 5. Đô đốc Nimitz biết được rằng tàu sân bay Zuikaku và Shokaku đang ở quanh Rabaul, và quân Nhật đang tập trung tàu thuyền ở đây.
    Phía Mỹ cũng đã điều động 22000 quân tới New Caledonia, phía nam quần đảo Solomon. Bắc New Caledonia, Efate thuộc quần đảo New Hebride do một số tàu của New Zealand và Mỹ canh giữ.
    Hải quân Nhật cũng đoán rằng sẽ có hải chiến trước khi họ có thể đổ bộ lên Moresby. Tình báo của họ xác định rằng có 1 tàu sân bay Mỹ đang trong khu vực, họ nghĩ rằng đó là chiếc Saratoga. Nhưng thật ra nó là chiếc Yorktown của chuẩn đô đốc Fletcher. Đô đốc Inouye dự định sẽ nhử các đơn vị hải quân Mỹ vào khu vực biển San hô, và kẹp họ trong một gọng kềm, với một bên là tàu sân bay hạng nhẹ Shoho cùng những tuần dương hạm của nó, và một bên là 2 tàu sân bay hạng nặng, khu trục hạm, tuần dương hạm.
    Nimitz không bị lừa dễ dàng. Đô đốc Fitch cùng tàu sân bay Lexington được lệnh gặp chiếc Yorktown của Fletcher ở phía tây quần đảo New Hebride. Lực lượng hải quân của tướng MacArthur và đô đốc Crace sẽ đóng góp một số tàu chiến, trong số đó có chiếc USS Chicago và USS Perkins. Đô đốc Halsey cùng 2 tàu sân bay của mình trở về từ chiến dịch ném bom Tokyo có thể đến trong vài ngày tời, nhưng có thể ông ta sẽ không đến kịp. Nimitz chắc chắn rằng Fletcher sẽ đụng với một trận hải chiến lớn trong vùng biển San hô. Hai tàu sân bay, 5 tuần dương hạm và 8 khu trục hạm, đó là lực lượng tạo nên Nhóm tác chiến 17 của hải quân Mỹ trong khu vực này, do Chuẩn đô đốc Frank Fletcher chỉ huy.

    Ngày 1/5/1942
    Người Úc biết rằng quân Nhật đang hướng về Tulagi, và họ cho rút đơn vị đồn trú nhỏ của họ ở đó trước khi người Nhật đến vào ngày 3.
    Đội tàu của đô đốc Fitch và Crace gặp lực lượng của Fletcher. Fletcher, chỉ huy đội tuần dương hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, xem tàu sân bay chủ yếu là nơi để phóng máy bay đi, nhưng vẫn là một tàu chiến mặt biển với khả năng tư chiến đấu. Ông thuộc những người theo trường phái cũ, những người luôn xem tàu sân bay như một con tàu luôn cần được tiếp nhiên liệu và phải sẵn sàng di chuyển bất cứ lúc nào. Tiếp dầu và tiếp tế luôn nằm trong suy nghĩ của Fletcher. Những con tàu được tập trung lại và chờ được tiếp tế để chuẩn bị cho giao tranh. Tuy vậy, trận hải chiến ở biển San hô lại là trận giao tranh trên biển đầu tiên mà những tàu chiến rên mặt biển không hề bắn ra một phát đạn. Những máy bay ném bom bổ nhào, máy bay phóng ngư lôi từ tàu sân bay là trở thành một phần mới của chiến tranh.

    Ngày 2/5/1942
    MacArthur báo cáo rằng đối phương đang di chuyển về phía Tulagi. Fletcher vội rời đội hình, để Fitch ở lại tiếp nhiên liệu. Fletcher lao nhanh về phía Solomon xem ông ta có thể làm được gì. Ông lo ngại rằng quân Nhật có thể nhận thấy sự có mặt của mình ở khu vực bởi vì một máy bay trinh sát của ông đã phát hiện và ném bom một tàu ngầm Nhật tối hôm qua. Fletcher đã gặp may, bởi vì trong đêm mà 11 chiếc tàu của ông hướng về quần đảo Solomon, thời tiết xấu đã che giấu sự hiện diện của ông.

    Ngày 3/5/1942
    Quân Nhật chiếm Tulagi mà không gặp sự kháng cự nào, chuẩn bị xây dựng một căn cứ thủy phi cơ. Lính công binh với trang thiết bị đổ bộ lên bờ, và người Nhật ghi thêm một thắng lợi dễ dàng nữa.
    Fletcher đang ở giữa vùng biển San hô và lại đang tiếp nhiên liệu. Những khu trục hạm của ông ta đợi tàu dầu Neosho, từng chiếc một. Đến 7h tối, tin về việc Tulagi bị chiếm đến tới Fletcher, lực lượng Mỹ bị phân rã ra thành nhiều mảnh. Fitch và Crace đang hướng đến điểm tập kết 300 dặm về phía nam Guadalcanal. Fletcher rơi vào cảnh một mình, 100 dặm ngoài khơi Guadalcanal, hoàn toàn không có sự chuẩn bị cho bất cứ cuộc tấn công nào của quân Nhật. Việc đánh mất tính bất ngờ mà Fletcher từng trông đợi có lẽ là điều tệ hại nhất có thể xảy ra.

    Ngày 4/5/1942
    Yorktown bắt đầu phóng đi những phi cơ của mình trong cơn mưa và gió giật tới 35 hải lý/h. Từng đợt phi cơ ném bom Mỹ tấn công Tulagi vào sáng sớm. Những pháo thủ Nhật tỏ ra thiếu kinh nghiệm và hoả lực của họ không chính xác. Những con tàu của Nhật bắt đầu quay đầu chạy về phía bắc, trở lại Rabaul và an toàn.
    Ba thủy phi cơ Nhật bay lên không. Fletcher gửi đi bốn tiêm kích cơ để chặn đánh những thủy phi cơ này. Cả 3 chiếc đều bị bắn rơi. Lần đầu tiên, người Mỹ gặp kẻ thù trong một trận đánh mở, họ để lỡ một trận đánh lớn vì sương mù, nhưng tin rằng mình đã đánh đắm 2 khu trục hạm, 1 tàu vận tải, 4 tàu chiến nhỏ, làm mắc cạn một tuần dương hạm hạng nhẹ, và làm hư hỏng một khu trục hạm và tàu vận tải khác.

    Ngày 5/5/1942
    Đội tàu Yorktown của Fletcher gặp đội Lexington của Fitch và đơn vị hỗ trợ của Crace 300 dặm về phía nam Solomon. Hai phi công tiêm kích cơ của Yorktown bị rơi và được giải cứu. Một máy bay phóng lôi gặp nạn, không ai sống sót.
    Đêm đó, Fletcher lại tiếp liệu, và hướng về tây bắc, ước tính rằng bất cứ lực lượng nào muốn tấn công Moresby đều phải qua đây từ Rabaul. Mục đích chính của ông là tiếp tục chuẩn bị cho trận giao chiến quyết định. Bề ngoài thì đó là một mong muốn hợp lo-gic, nhưng sau đó Fletcher chịu nhiều sự chỉ trích vì sự chuẩn bị liên tục của mình. Tại Washington, Đô đốc King, tư lệnh hải quân, trách Fletcher cứ chạy vòng vòng trong khi ông có thể tấn công quân Nhật mạnh hơn nữa. Một tháng sau, trong trận Midway, những chỉ trích đó trở thành sự thật, khi mà những yếu kém của Fletcher dẫn đến việc mất chiếc Yorktown, và lúc đó thì ông bị thay thế bởi một sĩ quan trẻ hơn.

    Ngày 6/5/1942
    Nhật phái một thủy phi cơ trinh sát đi để xác định xem có phải một đơn vị Mỹ đang di chuyển lên phía bắc không. Trên boong những chiếc tàu sân bay Shokaku và Zuikaku, những phi công Nhật đang rất háo hức giao chiến với người Mỹ, họ đã chờ đợi được phá huỷ những tàu sân bay Mỹ trong 6 tháng nay. Người Nhật tỏ vẻ khinh thường sức mạnh quân sự của phương tây. Hại đội quân đang di chuyển về phía nhau. Fletcher phái đi chiếc tàu chở dầu Neosho cùng với khu trục hạm Sims là tàu hộ tống, phòng trường hợp ông cần thêm nhiên liệu.
  2. doctorhuy

    doctorhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Ngày 7/5/1942
    6h sáng, máy bay trên tàu sân bay Nhật được phái đi trinh sát khu vực phía sau hạm đội để bảo đảm rằng hạm đội Mỹ không vòng ra phía sau hậu quân.
    7h30, máy bay Nhật phát hiện tàu chiến trên mặt biển. Những máy bay ném bom bắt đầu áp sát. Chúng không phải là tàu sân bay mà là chiếc Neosho và Sims. Đài quan sát trên Neosho phát hiện ra hai máy bay, nhưng nghĩ rằng đó là máy bay Mỹ.
    8h sáng, một phi công trinh sát của chiếc Yorktown báo cáo rằng anh phát hiện 2 tàu sân bay và 4 tuần dương hạm hạng nặng. Để đối phó, chiếc Lexington phái đi 2 tiêm kích cơ, 28 máy bay ném bom bổ nhào, cùng một tá máy bay phóng ngư lôi nhắm đến mục tiêu cách đó 175 dặm. Fitch đã đưa hầu hết lực lượng của mình đi, chỉ để lại 8 máy bay ném bom bổ nhào lại trên tàu. Tuy vậy, báo cáo đó là sai lầm. Hai tuần dương hạm hạng nhẹ cũ, một tàu sân bay hạng nhẹ, 3 thuyền chiến là tất cả những gì mà người phi công đã thấy. Cuộc tìm kiếm của Yorktown của thất bại.
    8h30, những máy bay của Lexington và Yorktown, 93 chiếc cả thảy, đối mặt với 9 tiêm kích cơ mà người Nhật dùng để bảo vệ hạm đội trên. Người Mỹ phát hiện ra một điều quan trọng là khả năng cơ động linh hoạt của những chiếc Zero phần lớn là nhờ trọng lượng nhẹ của nó, tuy nhiên vì vậy mà chỗ ngồi của phi công không được bọc thép, cũng như không có lớp vỏ tự hàn kín bảo vệ thùng xăng. Một tràng đạn súng máy bắn chính xác có thể giết chết phi công hay làm máy bay bốc cháy. Còn một điều tệ hại khác được phát hiện, những chiếc máy bay phóng ngư lôi TBD của Mỹ rất chậm chạp. Những máy bay ném bom bổ nhào đã ở phía trước nhiều dặm, chờ đợi sự hỗ trợ của những máy bay phóng ngư lôi. Việc phải bay vòng vòng của các máy bay ném bom báo động cho kẻ thù, nếu phải tác chiến một mình thì hiệu quả những cuộc tấn công phối hợp cao-thấp sẽ không còn. Một tháng sau, trong trận Midway, toàn bộ Liên đội phóng ngư lôi số 8, sử dụng TBD, đã bị Zero tiêu diệt vì sự chậm chạp của mình.
    9h20, tàu sân bay hạng nhẹ của Nhật, chiếc Shoho, bị ném bom và phóng ngư lôi, nó bắt đầu chìm. 6 chiếc Zero vẫn còn trên không. Hai tiêm kích cơ của Mỹ bị rơi, 3 trong số 6 chiếc Zero bị hạ, cùng với một máy bay trinh sát bay từ đất liền ra. Những phi công Mỹ đã được khuyến cáo không cố không chiến với những chiếc Zero, vốn cơ động hơn, mà bay thật cao, nhằm khiến cho Zero cạn nhiên liệu trong nỗ lực truy đuổi máy bay Mỹ.
    Những người Mỹ trở nên hân hoan. Một nước Mỹ đang khổ sở vì sự tiếp nối liên tục của những thất bại từ Trân Châu Cảng đến Philippine đã nghe thấy một thông điệp làm chấn động quốc gia. Chỉ huy Liên đội trinh sát số 2, Robert E.Dixon, hét trong điện đài ?oDixon gọi tàu mẹ-Đã đánh trúng một tàu sân bay?, ý nói đến chiếc Shoho. Lúc bấy giờ, trên tàu sân bay Mỹ, người ta cho phát liên lạc vô tuyến của phi công ra loa để cả thủy thủ đoàn có thể nghe. Và khi nhận được thông tin từ Dixon, người ta reo hò sung sướng, vì đây là lần đầu tiên, nước Mỹ đánh chìm một tàu sân bay Nhật trong thế chiến thứ hai. Tuy vậy, cả Fletcher và Fitch đều biết rằng, trận chiến thật sự chưa bắt đầu.
    Một tình huống kỳ quái xảy ra trong đêm, khi đó những phi công đồng minh đang quay trở về tàu sân bay Yorktown thì có 18 chiếc máy bay Nhật gia nhập đội hình. Những phi công Nhật mỏi mệt sau một ngày dài đã nhầm chiếc Yorktown là tàu của họ. Chỉ khi những phi công Mỹ khai hoả, người Nhật mới biết được sự nhầm lẫn của mình và bay đi.
    Lúc bấy giờ, trên đài chỉ huy của chiếc HMAS Australia là chuẩn đô đốc Crace, thuyền trưởng chiếc kỳ hạm Harold Francomb, cùng những sĩ quan chuyên trách. Hải đội của Crace được gọi là Lực lượng Anzac. Lúc 10h30, Crace ra lệnh cho toàn đơn vị vào vị trí sẵn sàng chiến đấu, tiếng kèn hiệu vang lên trên khắp con tàu. Đó là cấp độ sẵn sàng đầu tiên. Tất cả các cửa sập, cửa không thấm nước đều được đóng lại. Tất cả các tháp pháo, ụ súng, kho chứa đạn dược, các vị trí cấp cứu đều phải trong tình trạng sẵn sàng. Các bác sĩ, y tá trực chiến trong các trạm xá. Cha tuyên uý cũng sẵn sàng giúp đỡ những ai bị thương hay hấp hối. Những bữa ăn vẫn được cung cấp trong khi giao chiến. Hải đội di chuyển với vận tốc 25 hải lý/h hướng về eo Jomard (lối vào biển San hô) trước khi trời tối. Crace cùng đội tàu của mình giờ đây hoàn toàn tách ra khỏi hạm đội Mỹ, các tàu đều được sơn xám và nguỵ trang. Nhiệm vụ của lực lượng Anzac bây giờ là tuần tra, bảo vệ eo Jomard (gần quần đảo Louisiade), đây là nơi mà lực lượng Nhật đổ bộ chiếm cảng Moresby sẽ đi qua. Lực lượng Anzac nói chung dễ bị tổn thương vì không có không quân hỗ trợ.
    12h09, chiếc Sims lãnh cú đánh trực tiếp đầu tiên. Trong vòng nửa giờ, nó bắt đầu chìm. Chiếc Neosho bắn rơi một chiếc máy bay ném bom của Nhật. Viên phi công lái máy bay lao vào boong tàu, làm bùng lên một ngọn lửa và lan nhanh ra cả mạn phải. Thủy thủ trên chiếc Sims cố gắng thoát qua chiếc Neosho, trong khi thủy thủ đoàn của Neosho lại đang hoảng loạn và đang cố bỏ tàu lên những chiếc bè cứu sinh.
    5h chiều, hai hạm đội đang ở rất gần. Trước đó phía Mỹ đã tấn công một cách nhầm lẫn vào một đội tàu mà họ nghĩ là đội chủ lực. Còn phía Nhật thì tấn công một tàu chở dầu và tàu hộ tống của nó. Người Mỹ quay lui trở ra, đô đốc Fletcher hướng về phía đông nam để đợi đến sáng. Người Nhật đi về phía bắc, nhiệm vụ của họ là yểm trợ lực lượng chiếm Moresby chứ không phải tiêu diệt hạm đội Mỹ.
    Thủy thủ đoàn của Neosho và những người sống sót từ chiếc Sims đang chờ đợi lực lượng tiếp cứu. Neosho vẫn chưa bị chìm, các hoa tiêu cố gắng thông báo vị trí của họ trước khi điện bị cắt hoàn toàn.
    Về phía Lực lượng Anzac do Crace chỉ huy, đến cuối buổi chiều hôm đó, họ phát hiện một đội phi cơ đang hướng về phía mình, ước tính có khoảng 21 máy bay. Chúng được trang bị một quả bom 800 kg hay một ngư lôi với đầu đạn chứa nửa tấn TNT và được đẩy đi bằng một hỗn hợp oxy lỏng và không khí. Những ngư lôi có tốc độ khoảng 90 hải lý/h, tầm hoạt động 20km và có thể đánh đắm hầu như mọi con tàu với chỉ một cú đánh.
    Khi bom Nhật bắt đầu rơi xuống, thuyền trưởng Farncomb của chiếc kỳ hạm HMAS Australia đủ kinh nghiệm để đưa chiếc tàu tránh khỏi nơi mà những quả bom rơi xuống 10 giây sau. Đội tàu di chuyển trong đội hình viên kim cương, hướng về phía những phi đội Nhật. Thuyền trưởng của mỗi con tàu thực hiện các hành động tránh bom của riêng mình, với những yêu cầu đặc biệt lớn đặt lên những động cơ. Từ trên đài chỉ huy, liên tục là những yêu cầu tăng thêm vòng quay động cơ, hay những cứ ngoặt dữ dội ở cả 2 mạn tàu, và nhiều lần gần như đã đạt đến điểm giới hạn của con tàu.
    Những thợ máy trong buồng động cơ sớm nhận ra những âm thanh lốp bốp mà họ nghe thấy là từ những đinh tán rivê rơi ra từ sườn tàu và những chỗ nối dưới làn mưa đạn từ trên không bắn xuống. Còn những thủy thủ trên boong thì nghe được những tiếng vù vù bên tai do những làn đạn đang xẹt qua. Lực lượng Anzac đáp trả với tất cả những gì họ có. Ngay cả những khẩu trọng pháo cỡ 200mm cũng bắn ra những viên đạn 120 kg để tạo ra những bức tường nước trước mặt những phi cơ bay thấp.
    Những máy bay Nhật gầm rú trên không, phía dưới, những khẩu súng phòng không liên tục nhả đạn. Cao xạ bắn ra những viên đạn 40mm hay súng máy 6 nòng Oerlikon bắn ra những tràng đạn 13mm. Đã có một quả ngư lôi chạy ngang qua bên dưới chiếc USS Chicago. HMAS Hobart bị một lỗ thủng khổng lồ trên ống khói.
    Nhưng nói chung thì thiệt hại cho Anzac là không lớn, do hoả lực phía Nhật không chính xác. Có 3 người Mỹ và 6 người Australia bị thương hay thiệt mạng.
    Khi mà những máy bay Nhật gần như rút đi, thì thình lình một tốp máy bay ném bom tầm cao xuất hiện và trút xuống những đợt bom 225 kg. chúng tạo thành những cột nước khổng lồ, có chiều cao lớn hơn cả đài chỉ huy. Nhưng những chiến hạm vẫn may mắn tránh được. Một phút sau đó, có thêm 3 chiếc máy bay ném bom bay tới và tấn công đội tàu Australia. Cuối cùng, khi bầu trời trở nên quang đãng, người ta nhận thấy rằng đó là những chiếc B-17 của Mỹ bay từ Queensland ra. Phía Mỹ không xác nhận điều này. Nếu quả thực từng có điều này, thì nguyên nhân có lẽ là vì quy ước nghiêm ngặt không sử dụng radio trong suốt cuộc giao tranh của các lực lượng đồng minh.
    Những phi công Nhật, đến lượt mình, lại báo cáo rằng họ đã đánh chìm một thiết giáp hạm, làm hư hỏng nặng một thiết giáp hạm khác và một tuần dương hạm. Trên thực tế thì lực lượng của Crace gần như vẫn toàn vẹn.
    Sự kháng cự kiên cường của lực lượng Anzac đã khiến lực lượng đổ bộ chiếm Moresby của Nhật (Chiến dịch MO) lúng túng. Trong khi đó, lực lượng tàu sân bay hỗ trợ cho đơn vị này lại đang phải giao chiến với Mỹ, kết quả là đô đốc Takagi và Goto phải rút khỏi trận chiến, có lẽ là lần đầu tiên sau 1000 năm lịch sử hải quân Nhật.
    Ngày 8/5/1942
    5h30 sáng, những máy bay cất cánh từ đất liền của Mỹ không phát hiện được tàu sân bay địch. Đô đốc Fitch, người được chỉ định điều khiển chiến dịch về mặt chiến thuật, phát động một đợt tìm kiếm khắp 360 độ quanh vị trí hạm đội.
    8h23, nhóm tác chiếm của Mỹ bị người Nhật phát hiện, họ cũng đang tích cực tìm kiếm kẻ thù. Phía Nhật có lợi thế về thời tiết, họ ẩn nấp dưới sự che chở của những tán mây dày, còn phía Mỹ phơi mình trước ánh mặt trời.
    9h24, chiếc Yorktown phóng ra 24 máy bay ném bom, 6 tiêm kích cơ, 9 máy bay phóng lôi. Lexington cũng phóng ra một lực lượng tương đương 10 phút sau. Trận chiến chính thức bắt đầu. Những tinh hoa của quân đội Mỹ đụng độ với những tinh hoa của quân đội Thiên Hoàng. Những phi công của Shokaku và Zuikaku là những người kinh nghiệm nhất trong cuộc chiến. họ đã từng tham gia vụ tập kích Trân Châu Cảng. Mỗi bên đều đã tìm thấy tàu sân bay của phía kia, nằm cách xa khoảng 175 dặm.
    11h40, phi công của chiếc Yorktown làm chiếc Shokaku hỏng nặng. 100 trong số thuỷ thủ đoàn của nó bị thiệt mạng, 50 người khác bị thương. Shokaku là một trong số những tàu chiến được yêu thích nhất ở Nhật Bản. Sau này, khi trận Midway diễn ra, cả nó và Zuikaku đều đang được sửa chữa ở cảng nhà. Nếu 2 chiến binh kỳ cựu này có mặt, có thể Yamamoto đã chiến thắng ở Midway, và cục diện chiến tranh ở TBD đã thay đổi hoàn toàn. Công lớn trong việc đánh hỏng chiếc Shokaku thuộc về Trung uý J.J.Powers, một phi công lái máy bay ném bom bổ nhào, khi anh đợi đến phút cuối mới thả quả bom của mình lên đường băng. Powers tất nhiên đã hy sinh và được truy tặng Huân chương danh dự của Quốc hội Mỹ.
    Còn chiếc Zuikaku thì mất hầu hết số máy bay của mình.
    Những chiến đấu cơ Zero và máy bay phóng ngư lôi của Nhật liên tục công kích chiếc Lexington. Nó đã không gặp may trong ngày hôm nay. Ban đầu, khi đang cất cánh 1 trong 4 tiêm kích cơ được chỉnh định để bảo vệ máy bay ném bom đã đâm vào đuôi một chiếc máy bay khác. Thêm 3 tiêm kích cơ nữa bị hạ. Còn phi đội máy bay phóng lôi thì phí thời gian vô ích khi không thể tìm ra mục tiêu. Cuối cùng, số tiêm kích cơ ít ỏi còn lại cạn nhiên liệu và đối mặt với 20 chiếc Zero. Những chiếc Zero đã hạ họ, từng chiếc một. Còn chiếc Yorktown thì bị hư hại nhẹ, mặc dù hứng chịu khá nhiều đòn đánh. Sau này, người ta chỉ mất có 3 ngày để sữa chữa nó ở Trân Châu Cảng thay vì 6 tháng, và nó kịp tham gia trận Midway.
    Trận hải chiến trong biển San hô hoàn toàn diễn ra trên và từ không trung. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một trận hải chiến diễn ra mà không tàu của bên nào nhìn thấy nhau.
    Những ước tính của người Mỹ tỏ ra thận trọng. Họ cho rằng 1 trong 2 tàu sân bay của Nhật đã bị hư hỏng, nhưng vẫn có thể chiến đấu được. Tuy vậy, người Nhật thì cho rằng họ đã thắng. Họ báo cáo rằng cả 2 tàu sân bay Mỹ đã bị đánh chìm. Trong trận hải chiến tàu sân bay lớn đầu tiên trong lịch sử, người Nhật có vẻ thắng thế.
    2h47 chiều, một trong số những ngư lôi đánh trúng Lexington đã làm vỡ một số thùng nhiên liệu của con tàu này. Hơi xăng đang toả ra. Cả phòng điện năng đang là một quả bom nổ chậm. Và khi nó nổ, tất cả thông tin liên lạc bị ngắt. Ban hàng không của con tàu vẫn cho phép các máy bay hạ cánh. Còn bộ phận kiểm soát thiệt hại thì cố gắng ngăn chặn ngọn lửa khi mà nhiệt độ đã lên đến 150 độ C.
    4h chiều, Lexington đề nghị Yorktown cho hạ cánh 14 chiếc máy bay còn lại của mình. Tất cả thủy thủ đoàn được chuyển về phía cuối tàu.
    4h30, tất cả các vị trí được bỏ ngỏ, con tàu mất hoàn toàn năng lượng. Nó đã thật sự bị chết.
    4h35, 3 khu trục hạm Anderson, Hammann, Morris chạy vòng quanh chiếc Lexington. Tuần dương hạm Minneapolis và New Orleans cũng dừng lại để chờ giúp đỡ.
    5h07 chiều, đô đốc Fitch ra lệnh từ trên đài chỉ huy, ?oHãy đưa tất cả mọi người ra ngoài?, đó là mệnh lệnh bỏ tàu. Đến 6h tối, hầu hết trong số 2700 thủy thủ và sĩ quan đã rời Lexington và lên boong những khu trục hạm. Ngay cả chú chó của Fitch, được bọc trong áo phao, cũng được một con tàu gần đó vớt lên.
    6h10 tối, mệnh lệnh chấm dứt sự tồn tại của Lexington được đưa ra. Phó đô đốc Thomas C.Kinkaid ra lệnh ?oBiệt phái một tàu khu trục đánh đắm Lexington bằng ngư lôi, rồi gia nhập lại đội hình ngay lập tức. Lexington là tổn thất chính của nước Mỹ trong trận chiến. Tin chắc rằng hạm đội Thái Bình Dương đã giành được thắng lợi cuối cùng, những người Mỹ buồn bã nhìn chiếc Lexington từ từ chìm vào lòng biển trong giờ phút chiến thắng.
    Khi màn đêm buông xuống, đô đốc Fletcher lưỡng lự không biết có nên tiếp tục phát động một đợt tấn công mới nhằm vào quân Nhật không. Câu trả lời của đô đốc Nimitz từ Trân Châu Cảng là yêu cầu Fletcher rút khỏi biển San hô. Hạm đội quay về hướng nam mà không ý thức rằng họ đang ở gần xác tàu Neosho cùng những người sống sót đang chờ đợt tuyệt vọng.
    Đô đốc Inouye từ Rabaul ra lệnh hoãn cuộc tấn công vào Moresby vô thời hạn. Mất chiếc Shoho, cùng với việc Shokaku bị hỏng nặng, ông ta không muốn liều lĩnh. Khi đô đốc Yamamoto, tổng tư lệnh hạm đội liên hợp biết quyết định đó, ông ta gần như nổi điên. Ông yêu cầu đô đốc Takagi quay lại vùng biển San hô và quét sạch lực lượng Mỹ ra khỏi đó ngay lập tức.

    Ngày 9/5/1942
    Đô đốc Fletcher vẫn sẵn sàng tiếp tục chiến đấu. Tờ ?oNew York Times? gọi đây là một thắng lợi vĩ đại của Mỹ và cho rằng 17 trong số 22 chiến hạm Nhật bị chìm. Còn ước tính của Fletcher về thiệg hại của đối phương là 2 khu trục hạm, 3 tàu vận tải, 4 thuyền chiến, 1 tuần dương hạm, một tàu sân bay hạng nhẹ, cùng một tuần dương hạm hạng nhẹ khác bị mắc cạn. Số máy bay Nhật bị rơi là khoảng 144, tổng số thương vong là 5100. Tổn thất về phía Mỹ là 1 tàu sân bay, một khu trục hạm và một tàu chở dầu, 66 máy bay và 543 người thiệt mạng.
    Vào nửa đêm, khu trục hạm Mỹ USS Henley hướng về phía chiếc Neosho mà không biết. Những người sống sót đã đấu tranh và chống chọi trong 2 đêm liền. Khi chiếc Henley cách Neosho 15 hải lý, nó nhận được báo cáo rằng phía trước đang có tàu sân bay địch và quay trở lui.

    Ngày 10/5/1942
    12h30, chiếc Neosho đang chìm dần. Đúng lúc đó một chiếc Hudson của Australia bay ngang qua, những con người khốn khổ cầu nguyện rằng nó sẽ thấy họ.
    Khi đêm xuống, những người sống sót tiếp tục tuyệt vọng. Họ không biết liệu con tàu có thể chịu được hết đêm nay. Những người trên bè cứu sinh đang chết dần, từng người một.

    Ngày 11/5/1942
    Cuối cùng thì chiếc USS Henley cũng tới được chỗ chiếc Neosho, 109 người trên Neosho và 14 người trên chiếc Sims được đưa lên tàu. 21 người thiệt mạng. Chiếc Neosho bị Henley đánh chìm vào lúc 2h28 chiều.

  3. doctorhuy

    doctorhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Thoạt nhìn, thì trận hải chiến trên vùng biển San hô có vẻ là một thắng lợi cho người Nhật. Họ chỉ mất một tàu sân bay hạng nhẹ và đã đánh chìm chiếc Lexington. Nhưng nếu như nó là một thắng lợi chiến thuật của người Nhật thì lại đồng thời là thắng lợi chiến lược cho Đồng minh. Nó chấm dứt sự bành trướng xuống phía nam của Nhật, chặn đứng đà tiến công vũ bão của họ, ngăn chặn nguy cơ Australia và New Zealand bị cô lập. Cùng với chiến thắng ở Midway không lâu sau đó, người Mỹ đã chấm dứt ưu thế thống trị trên mặt biển của người Nhật.
  4. doctorhuy

    doctorhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Trận chiến trên eo biển Tsushima​
    Giới thiệu
    Trận chiến Tsushima diễn ra ngày 27-28/5/1905 giữa Hạm đội Baltic của Nga dưới quyền đô đốc Zinovi Rozhdestvensky và hạm đội Nhật dưới quyền Đô đốc Togo Heihachiro trên eo biển Triều Tiên. Nó đánh dấu một bước ngoặt về sự thay đổi quyền lực ở khu vực Thái Bình Dương đầu thế kỷ 20.
    Căn nguyên sâu xa
    Chiến tranh Nga-Nhật nổ ra như là kết quả của sự tranh giành phạm vi ảnh hưởng từ đống tro tàn của đế chế Trung Hoa giữa một cường quốc cũ (Nga) và cường quốc mới (Nhật). Trong cuộc chiến Trung-Nhật (1895-1896) mà chiến thắng thuộc về quân đội hiện đại hơn của Nhật, đã tạo cho đế quốc mặt trời mọc này một chỗ đứng trong châu Á đại lục, với cảng chiến lược Arthur tại Mãn Châu, cùng với Đài loan và một khoản tiền bồi thường lớn.
    Nước Nga, sử dụng sức mạnh ngoại giao của mình giữa các cường quốc phương Tây, đã buộc Trung quốc ký một hợp đồng cho thuê, đưa cảng Arthur lại cho Nga. Phong trào Nghĩa hoà Đoàn nổ ra năm 1900 đã tạo điều kiện cho Nga để lại một đơn vị gìn giữ hoà bình ở TQ, và nước Nga đã sử dụng lực lượng đó để chiếm và củng cố cảng Arthur. Căng thẳng vẫn ở mức cao vào năm 1901 mặc dù quá trình đàm phán vẫn tiếp tục, Nhật Bản sắp xếp một hiệp ước với Anh theo đó bảo đảm sự trợ giúp của Anh nếu như có một cường quốc nào khác ngoài Nga liên quan đến vụ việc. Bộ Hải quân Nga đã đánh giá thấp một cách nghiêm trọng quyết tâm của người Nhật và khả năng tiến hành chiến tranh hiện đại của họ. Nhưng thật sự thì con đường dẫn đến chiến thắng của người Nhật đã bắt đầu từ rất lâu trước đó, khi mà họ mở cửa đối với phương Tây.
    Phát triển Hải quân
    Trong thế kỷ 16, tướng quân mạc phủ Tokugawa, lãnh chúa phong kiến của Nhật, đã tách rời nước Nhật khỏi phần còn lại của thế giới. Trong nhiều thế kỷ, kỹ thuật quân sự tiên tiến nhất ở đây là súng hoả mai. Cùng với sự tiếp xúc với phương Tây, sau khi hạm đội của đô đốc Perry (Mỹ) tới vịnh Tokyo, nước Nhật nhận ra rằng họ phải hiện đại hoá (không như TQ). Đến năm 1867, họ mua một thiết giáp của phe ly khai trong nội chiến Mỹ, chiếc CSS Stonewall, và bắt đầu xây dựng hải quân hiện đại. Năm 1877 đánh dấu sự thất bại của những samurai cũ trong nội chiến. Một triều đại mới, gọi là Meiji (Minh Trị), nắm quyền và ngay lập tức tái xây dựng nền kinh tế Nhật bằng cách cùng lúc công nghiệp hoá và quân sự hoá, với những thành công vang dội. Từ 1894 đến 1905, chi tiêu cho quốc phòng đạt đến 40% ngân sách. Nếu như năm 1880, tổng trọng tải hạm đội của Nhật chỉ là 15000 tấn thì đến năm 1905, con số này là 252000 tấn, cùng một hạm đội đầy kiêu hãnh với 31 tuần dương hạm và thiết giáp hạm hiện đại.
    Hạt nhân của hải quân mới chính là sự huấn luyện, mà đã vượt quá mức yêu cầu. Một ví dụ sống động là về đô đốc Isoroku Yamamoto, người đã bị thương trong trận chiến Tsushima, sau này là kiến trúc sư trưởng của vụ tập kích Trân Châu Cảng lịch sử. Khi còn là một học viên trẻ của hải quân Nhật, cả lớp của ông ta đã được yêu cầu phải bơi qua giữa 2 hòn đảo ngoài khơi phía bắc Nhật Bản. Nơi đó đang có một luồng nước lạnh chảy rất xiết, cùng với những bầy cá mập. Nhiều tá học viên đã không thể chạm tới bờ.
    Kỹ năng pháo binh và vận động cũng được tập luyện rất thường xuyên như thể họ đang chiến đấu thật. Các pháo thủ tập bắn với đạn thật, các chiến hạm tập di chuyển vận động với vận tốc như trong chiến đấu mà kết quả có thể khiến con tàu bị hỏng, thậm chí mất tàu. Các sĩ quan và thủy thủ luôn được đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu ở mức cao nhất, không có bất cứ sự kém cỏi nào được chấp nhận. Việc giáng chức, hay đuổi khỏi quân đội rất thường xuyên xảy ra, từ các sĩ quan cao cấp cho tới những lính mới.
    Chú gấu già nua
    Hải quân Nga, hoàn toàn trái ngược, đang ở trong tình trạng suy tàn. Mặc dù nhiều thủy thủ Nga rất có năng lực, Bộ hải quân lại toàn những kẻ thủ cựu, và ngân sách dùng để duy trì hạm đội Nga lại đặc biệt nhỏ. Tuy vậy, nước Nga, vì sức mạnh trên bộ, vẫn được các nước phương Tây vị nể. Nhưng ngày 10/1/1904, nước Nhật đã làm cả thế giới ngạc nhiên khi tuyên chiến với Nga và tấn công cảng Arthur từ biển. Hải quân Nhật nhanh chóng chiếm ưu thế và tiêu diệt hạm đội Thái Bình Dương của Nga trong trận chiến Shantung ngày 10/8/1904. Các chiến dịch trên bộ cũng diễn ra quyết liệt mà đỉnh cao là trận chiến Mukden (hay Shenyang) từ 19/2/-10/3/1905 với sự tham gia của 330.000 quân Nga và 270.000 quân Nhật, được nhiều nhà sử học coi là trận chiến ?ohiện đại? đầu tiên trong lịch sử. Chiến thắng cuối cùng thuộc về người Nhật.
    Yêu cầu cần phải tái thiết lập lại quyền lực trên bộ và trên biển đã dẫn tới việc Hạm đội Baltic được lệnh lên đường sang châu Á ngày 15/10/1904. Hạm đội khi đó được đổi tên là Hải đội Thái Bình Dương số 2. Hạm đội được đặt dưới sự chỉ huy của đô đốc Zinovy Petrvich Rozhestvensky, được tăng thêm bởi một số tuần dương hạm cũ kiểu những năm 1880 dưới quyền đô đốc Nebagatov cùng một số tàu vận tải. Rozhestvensky đã chỉ huy hạm đội của mình thực hiện một kỳ công là đi qua một quãng đường dài hơn 18000 hải lý (hơn 33.300 km) và đến châu Á nhiều tháng sau đó (trong số những nơi mà hạm đội này ghé qua có cảng Cam Ranh ở Việt nam). Đáng tiếc là thất bại thảm hại của hạm đội Nga sau đó đã làm lu mờ kỳ tích trên. Mục tiêu của hạm đội là đến được Vladivostok, cảng duy nhất của Nga trong khu vực. Đô đốc Togo biết điều đó, và ông ra lệnh cho tàu của mình tuần tra trên 3 tuyến đường mà hạm đội Nga có thể đi qua.
    Diễn biến trận chiến
    Trước khi bước vào cuộc chiến, ngườ Nhật đang có những lợi thế mang tính quyết định: chiến trường gần quê nhà, một lực lượng gọn nhẹ hơn gồm toàn những chiến hạm kiểu mới và đồng bộ về tốc độ và hoả lực, thủy thủ được huấn luyện chu đáo và đang có nhuệ khí rất cao, việc lên kế hoạch và tập luyện kỹ lưỡng cho cả mục tiêu chiến lược và chiến thuật.
    Ngày 27/5/1905, đô đốc Togo nói với toàn hạm đội ?oVận mệnh của đế chế chúng ta phụ thuộc vào chỉ một trận chiến này, mọi người hãy chiến đấu với tất cả khả năng của mình?.
    Hạm đội Nga bị phát hiện khi một đội tuần dương hạm của Nhật tìm ra 2 tàu bệnh viện của họ trong một khu vực đầy sương mù ở eo Tsushima tối ngày 26/5/1905. Chiều ngày 27/5, hai hạm đội giáp mặt nhau. Hạm đội Nga xếp thành đội hình hàng dọc từ Nam-Tây Nam sang Bắc-Đông Bắc, còn hạm đội Nhật là từ Tây sang Đông Bắc. Hạm đội Nga có 45 chiếc, gồm 12 thiết giáp hạm (tàu chủ lực), 8 tuần dương hạm, các khu trục hạm và tàu hỗ trợ khác. Phía Nhật có 4 thiết giáp hạm và một số tuần dương hạm, khu trục hạm. Đô đốc Togo có một quyết định táo bạo cho ra lệnh cho hạm đội của mình di chuyển chặn đầu hạm đội Nga và tập trung hoả lực vào chiếc kỳ hạm của hạm đội Baltic, chiếc Knyaz Suvorov, với đô đốc Rozhestvensky trên boong. Cách vận động táo bạo này làm hạm đội Nga bất ngờ, và chỉ có thể được thực hiện nhờ vào lợi thế tốc độ cũng như thủy thủ đoàn thiện nghệ của hạm đội Nhật.
    Kỳ hạm Knyaz Suvorov khai hoả trước tiên, ba phút sau, chiếc kỳ hạm của đô đốc Togo, chiếc Mikasa, đáp trả. Đội hình hai hạm đội giữ một khoảng cách ổn định khoảng 6200m và xối hoả lực vào nhau. Nhịp bắn của quân Nhật rất ấn tượng, ước tính khoảng hơn 2000 phát đạn hạng nặng trong 1 giờ. Hơn nữa, người Nhật sử dụng một loại chất nổ có công thức mới trong đạn của mình, bắn vào những cấu trúc phía trên của tàu Nga và làm bùng lên những đám cháy dữ dội trên bất cứ con tàu nào bị bắn trúng. Mức độ chính xác của hoả lực Nhật làm người Nga phải sững sờ. Một sĩ quan Nga, thuyền trưởng Semenoff, đã viết ?oTôi chưa bao giờ chứng kiến hoả lực nào như thế trước đây, tôi thậm chí không bao giờ dám tưởng tượng ra. Đạn dường như đang được rót xuống chúng tôi liên tục, cái này tiếp nối cái kia?. Thêm nữa, những chiến hạm của Nhật có thể đạt tốc độ 16 hải lý/h, trong khi của hạm đội Nga chỉ là 8 hải lý/h, chủ yếu vì phải chờ những chiếc tàu vận tải chậm chạp. Không những thế, người Nhật còn sử dụng một loại vũ khí mới là ngư lôi. Đã có lúc trong trận chiến, 30 khu trục hạm Nhật đồng loạt phóng ra 74 quả ngư lôi, đánh chìm ngay lập tức thiết giáp hạm Sisoy Veliky và 2 tuần dương hạm khác.
    Trở lại với diễn biến của trận chiến, trong 40 phút đầu tiên, người Nhật xối mưa đạn xuống 2 thiết giáp hạm Nga là chiếc Knyaz Suvorov (tàu chỉ huy) và Oslyabya. Chiếc Oslyabya bị đánh đắm cùng với thuyền trưởng Vladimir Ber cùng phần lớn thủ thủ đoàn. Đô đốc Rozhestvensky bị thương nặng ở đầu, còn chiếc kỳ hạm của ông cũng bị hư hại nặng, hầu như không thể chỉ huy hạm đội được nữa. Chỉ huy 2 thiết giáp hạm Hoàng đế Alexander III và Borodino, thuyền trưởng Bukhvostov và Serebrenikov, cố gắng trong vô vọng để che chắn cho chiếc kỳ hạm và đưa hạm đội trở lại tuyến đường đến Vladivostok. Chiếc Borodino dẫn những thiết giáp hạm quay trở lại đội hình hàng dọc chính, nơi những tuần dương hạm đang chống cự để bảo vệ những chiếc tàu vận tải.
    Bỏ lại chiếc kỳ hạm Knyaz Suvorov đang bốc cháy, chiếc Borodino chạy về phía nam, thuyền phó Makarov thay thế thuyền trưởng Serebrenikov, đang bị thương, chỉ huy tàu. Tuy nhiên, nó cùng những chiếc khác bị quân Nhật chặn lại. Chiếc Borodino và Hoàng đế Alexander III bị đánh chìm ngay trước khi màn đêm buông xuống. Và gần như cùng lúc, kỳ hạm Knyaz Suvorov bắt đầu chìm vì bị ngư lôi Nhật đánh trúng. Chiếc khu trục hạm Buyny do Kolomeitsov chỉ huy vội chạy đến để cứu tư lệnh Rozhestvensky và bộ tham mưu. Những sĩ quan của chiếc Kyaz Suvorov gồm đại uý Nikolay Bogdanov, Vyrbov, và thiếu uý Verner Kursel từ chối rời tàu và đã chịu chung số phận với chiếc kỳ hạm.
    Tối hôm đó, từ trên boong chiếc Hoàng đế Nicholas I, chuẩn đô đốc Nebogatov tiếp nhận quyền chỉ huy hạm đội. Togo ra lệnh tạm ngừng bắn và cho những khu trục hạm áp sát và tấn công ở khoảng cách gần. 30 khu trục hạm Nhật phóng ra 74 quả ngư lôi Whitehead và đã đánh chìm thiết giáp hạm Sysoy Veliky cùng với tuần dương hạm Đô đốc Nakhimov và Vladimir Monomakh.
    Sang ngày hôm sau, 5 chiếc thiết giáp hạm dưới quyền Nebogatov buộc phải đầu hàng. Chuẩn đô đốc Enkwist cùng 3 tuần dương hạm Oleg, Aurora, Zhemchug chạy về được đến căn cứ hải quân Mỹ ở Manila và bị giam giữ ở đó. Chỉ có khoảng 3 chiến hạm bị hư hỏng nặng của Nga, 1 tuần dương hạm hạng nhẹ và 2 khu trục hạm, là tới được Vladivostok. Đô đốc Rozhestvensky và bộ tham mưu được chuyển từ chiếc Buyny, bị hỏng động cơ, sang chiếc Bedovy, và sau đó bị quân Nhật bắt làm tù binh.
    Nói chung, một số chiến hạm Nga đã chiến đấu rất anh dũng, đôi lúc trước nhiều tàu địch. Nhưng trước một đối phương hơn hẳn về mọi mặt thì tinh thần thôi là chưa đủ, chưa kể là tinh thần chiến đấu của toàn hạm đội Nhật cũng rất cao. Tổng kết cuộc chiến đã phản ánh chiến thắng vang dội cho phía Nhật. Hạm đội Nga mất phần lớn số tàu chiến, 4380 người chết, 5917 bị thương, 4000 bị bắt làm tù binh, trong đó có 3 đô đốc. Hạm đội Thái Bình Dương, Baltic, và hạm đội dự bị của họ hầu như không còn tồn tại. Phía Nhật mất 117 người, 583 bị thương, mất 3 tàu phóng lôi.
    Ảnh hưởng của trận Tsushima
    ?oNgười Nga không quá tệ như cái cách mà họ bị đánh bại, và họ bị thảm bại vì họ đã thờ ơ và không bị đẩy vào thế đường cùng như ở Crimea hay như ở cuộc kháng chiến chống Napoleon, trong khi mỗi binh sĩ và thủy thủ Nhật tin rằng, mà thật sự nó đúng như vậy, rằng vận mệnh dân tộc họ đang lâm nguy và mỗi cố gắng của từng cá nhân có thể quyết định đại cục? (theo tờ New York Sun).
    Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt chủ trì hội nghị hoà bình ở Portsmouth, New Hampshire, và một hiệp định được ký ngày 6/11/1905. Nước Nga rút khỏi Mãn Châu, công nhận Triều Tiên là ?ovùng ảnh hưởng? của Nhật, đồng ý cho Nhật thuê bán đảo Liêu Đông, cho Nhật quyền kiểm soát Tuyến đường sắt Nam Mãn Châu, từ bỏ chủ quyền của đảo Sakhalin nằm về phía nam vĩ tuyến 50, cho Nhật quyền đánh bắt cá.
    TT Roosevelt đã nhận ra sự ra đời của một con hổ mới của phương Đông. Ông viết trong một bức thư cá nhân năm 1906: ?oTrong nhiều năm, người Anh, người Mỹ, người Đức, những người xem nhau như kẻ thù trong nền ngoại thương ở Thái Bình Dương, sẽ phải dè chứng Nhật Bản hơn bất cứ quốc gia nào khác trong quá khứ ? Nếu chúng ta cố đối xử với họ như cách ta đối xử với người TQ, và cùng lúc chúng ta không thể giữ cho lực lượng hải quân ở mức cao nhất về trình độ và quy mô, thì chẳng khác nào chúng ta đã tự rước hoạ vào thân?.
    Về phản ứng của công chúng Nhật trước hiệp định Portsmouth thì nói chung họ coi đó là một sự phản bội. Lời giáo huấn về fukoken kyohei ( một đất nước giàu có với một quân đội mạnh) và cơ sở cho những suy nghĩ của họ. Họ cảm thấy hiệp ước đã cướp đi những lợi ích chính đáng của họ, nước Nhật đã bị o ép. Và họ cho rằng chính quyền dân sự phải chịu trách nhiệm chính, còn giới quân sự là những anh hùng. Đó là nhân tố dẫn đến việc chính quyền Meiji cuối cùng bị phế truất và một chế độ độc tài quân sự được thiết lập và đã dẫn nước Nhật vào Thế chiến thứ hai.
    Nước Nhật giờ đây đã có ưu thế trên biển để hỗ trợ cho những bước đi của nó ở Mãn châu, Triều tiên và nhiều nơi khác. Trong khi đó, trong hơn 3 thập niên tiếp theo, những nước phương Tây phải đối phó với chiến tranh thế giới thứ nhất, cách mạng Nga, sự tái sinh của nước Đức quốc xã, và dần rời xa khu vực châu Á. Còn Yamamoto thì lên chỉ huy hạm đội Nhật, và những bài học từ Tsushima, cảng Arthur đã trở thành triết lý quân sự của ông. Những nền tảng quân sự, chính trị, kinh tế cho một trận chiến mới ở Thái Bình Dương đã được thiết lập mà những diễn viên chính trong đó là nước Nhật và nước Mỹ.
  5. doctorhuy

    doctorhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Cuộc chiến Falkland Một cuộc xung đột kỳ lạ trên khu vực Nam Đại Tây Dương, khi nước Anh và Argentina lao vào một cuộc chiến trên khu vực đảo Falkland, một thuộc địa của Anh.
    Sự đối địch bắt đầu 19/3/1982, khi 60 công nhân Argentina được một tàu chiến của nước này thả lên một hòn đảo be tí gọi là South Georgia ,một nơi hầu như không có người ở, cách bờ biển Argentina 1200 dặm, và là một phần của Falkland. Những công nhân mau chóng tháo dỡ một trại săn cá voi bỏ hoang để tận dụng sắt thép, rồi họ giương ngọn cờ trắng-xanh lơ của Argentina. Chỉ một hành động đơn giản đó thôi nhưng đã kích hoạt một cuộc chiến giữa Liên hiệp Anh và Argentina, mà đã cướp đi mạng sống của hơn 1000 người, làm thiệt hại mỗi bên hàng tỷ dollar, mà cho phần còn lại của thế giới những cái gì ớn lạnh về những gì có thể xảy ra trong một cuộc chiến quy ước ở thời đại kỹ thuật cao này. Sau ?ocuộc chiến nhỏ đẫm máu? này, những lãnh đạo quân sự đã bắt đầu viết lại những cuốn sách giáo khoa về chiến tranh, trong khi những chuyên gia tranh cãi về thành công, thất bại của những vũ khí cũng như chiến thuật tại Falkland.
    Quần đảo Falkland bao gồm khoảng 200 hòn đảo ở Nam Đại Tây Dương, ngoài khơi nơi tận cùng của lục địa Nam Mỹ, một nơi khét tiếng vì cái lạnh khủng khiếp, biển động dữ dội, và đất đai cằn cỗi. Đảo Đông và Tây Falkland, những hòn đảo lớn nhất, cách bờ biển khoảng 300 dặm.
    Dân cư của đảo gồm khoảng 2000 người, hơn 600.000 con cừu, và 10 triệu con chim cánh cụt. Nuôi cừu là ngành kinh tế chính.Người dân ở đây chủ yếu có nguồn gốc Anh.
    Anh và Argentina đã tranh chấp nhau vùng đảo này từ gần 150 năm qua. Quần đảo được phát hiện năm 1592 bởi nhà hàng hải Anh John Davids. Người Anh, Pháp,Tây Ban nha đã định cư ở đó vào những lúc khác nhau. Argentina tuyên bố chủ quyền sau khi giành được độc lập từ TBN đầu thế kỷ 19. 1832, quân Anh đổ bộ lên đảo và tuyên bố chủ quyền đối với nó. Từ đó, Argentina liên tục đòi hỏi chủ quyền của họ ở đó, và người Anh cũng dần đồng thuận. Những cuộc đàm phán để chuyển giao đảo cho Argentina bắt đầu từ những năm 60, nhưng đã bị đóng băng do người dân Falkland mong muốn được tiếp tục là công dân Anh.
    Sau sự kiên công nhân Argentina đổ bộ lên đảo, nhà đương cục Anh ở đây thông báo rằng những hành động như vậy là phi pháp, và yêu cầu những người này rời đảo, hoặc xin phép chính thức nếu muốn ở lại. Mặc dù một số công nhân rời đi, phần lớn vẫn ở lại. Thủ tướng Anh Margaret Thatcher đưa ra một sự phản đối ngoại giao mạnh mẽ, tàu phá băng Endurance, đang ở Nam Đại Tây Dương, đã tiến sát South Georgia như một sự thị uy.
    Đến cuối tháng 3, trên các phương tiện truyền thông tràn ngập thông tin về những căng thẳng ngày càng dâng cao giữa Argentina và Anh. Những tàu của Argentina được thông báo là đang tiến về Falkland, về giới chức trên đảo lo rằng một cuộc xâm lăng sắp xảy ra. Những quan sát viên quân sự khắp nơi trên thế giới theo dõi sát sao tình hình.Nó hứa hẹn sẽ là một cuốn sách giáo khoa về chiến tranh giữa những lực lượng quân sự khá cân bằng với những vũ khí hiện đại, và là cuộc giao tranh trên biển-trên không lớn đầu tiên kể từ sau Đệ nhị thế chiến. Mặc dù nước Anh có quân đội lớn hơn khá nhiều và vũ khí cũng có vẻ hiện đại hơn, nhưng Argentina lại có một lợi thế rõ rệt về địa lợi, chiến trường nằm ngay sân nhà của họ, trong khi cách London 8000 dặm. So sánh về trang bị, hạm đội Anh có 2 tàu sân bay : Invincible và Hermes, Argentina có 1 : Veinticinco de Mayo. Anh có phản lực cơ Harrier trên tàu sân bay, Argentina có A-4 (Mỹ) và Mirage (Pháp). Anh có máy bay ném bom Vulcan, Argentina có Canberra. Cả 2 gần như tương đương nhau về trực thăng, khu trục hạm, tuần dương hạm, khinh hạm.
    Tại Lầu Năm Góc , Lực lượng phản ứng nhanh (RDF)đặc biệt quan tấm đến quá trình cuộc chiến, vì khoảng cách địa lý mà phía Anh phải đối diện cũng tương tự từ Mỹ đến Vùng Vịnh, một nhiệm vụ mà RDF sẽ phải gánh vác.
    Cuộc xâm lăng của Argentina: 2/4/1982 ,một đơn vị khoảng 1000 lính Argentina bất thần tràn từ bờ biển vào gần thủ phủ Stanley của đảo và tấn công một trại lính , nơi có khoảng 70 đến 80 lính thủy quân lục chiến Hoàng gia. Theo phía Anh, sau một cuộc chạm súng dữ dội, thủy quân lục chiến đã tiệu diệt 5 lính Argentina , làm bị thương 17, phá huỷ một xe bọc thép, còn phía Argentina thông báo 1 chết,2 bị thương. Số thủy quân lục chiến bị bắt sau 3 giờ rưỡi đấu súng, không có thương vong nào. Trong ngày đầu tiên đó, Argentina đã đổ 4000 lính lên đảo.
    3/4/1982, biệt kích Argentina tràn lên South Georgia, nơi họ đụng độ với một nhóm nhỏ lính thủy đánh bộ Anh, được gởi đến để đuổi những công nhân xây dựng Argentina còn ở lại. Trong cuộc chiến ở cảng Grytviken, phía Anh thông báo đã tiêu diệt 2 trực thăng và giết từ 10 đến 15 lính Argentina, phía Argentina thông báo có 3 thương vong. Một lần nữa, lính Anh bị bắt mà không có thương vong nào.
    Xuyên suốt cuộc chiến Falkland, thế giới biết về cuộc chiến chỉ thông qua những tuyên bố của Anh và Argentina. Không như những cuộc chiến khác, không có một phóng viên của một nước không tham chiến nào có mặt tại Falkland. Sau cuộc chiến, một số phóng viên Anh,những người được phép đi cùng với binh sĩ, đã tiết lộ những chi tiết mà đã được bảo mật trong thời gian chiến sự, họ thậm chí phỏng vấn cả những người lính Argentina trở về từ chiến tranh.
    Trả đũa: Ngày 5/4, đội tiên phong của hạm đội liên hợp Anh, bao gồm 2 tàu sân bay Invincible và Hermes, bắt đầu hướng tới Falkland, chở theo từ 5000 đến 6000 lính.Anh sử dụng đảo Ascension , ở khoảng giữa từ Anh tới Falkland, như một điểm tập trung quân.
    Ngày 7/4, phía Anh tuyên bố từ ngày 12/4, chiến hạm của nước này sẽ phong toả một vùng biển có bán kính 200 dặm kể từ đảo Falkland. Hải quân Hoàng gia cảnh báo rằng những tàu ngầm hạt nhân của họ sẽ đánh đắm bất cứ con tàu nào của Argentina tìm cách xâm nhập vùng cấm. Argentina ngay lập tức phản ứng bằng cách rút toàn bộ hạm đội của mình về những cảng trong đất liền. Những con tàu của họ không bao giờ dám thật sự thách thức vòng phong toả đó.
    Những nhà phân tích sau đó đã kết luận rằng chính khoảng thời gian trong tháng tư là bước ngoặt trong quá trình chuẩn bị chiến tranh, khi mà những tư lệnh của Argentina phạm những sai lầm tai hại. Trong khi mà hạm đội Anh đang Nam tiến, những đơn vị Argentina đã cố gắng và thất bại trong việc mở rộng những đường băng ở những sân bay thô sơ ở Stanley và Goose Green để có thể tiếp nhận những máy bay lớn như Skyhawk của Mỹ và Mirage, Super Etendard của Pháp. Binh lính sau này than phiền là những chỉ huy của họ không biết gì về kỹ thuật xây dựng.
    Thiếu những đường băng tương xứng, Argentina đã không bao giờ có thể thực hiện được những phi vụ không kích quy mô nhắm vào hạm đội Anh từ Falkland. Thay vào đó, máy bay của họ phải bay từ những sân bay ở đất liền rồi quay về trong một quãng đường hơn 600 dặm. Do đó, phía Anh chỉ cần giữ hạm đội của mình ngoài tầm hoạt động của A-4 hay Mirage, rồi từ đó họ phóng ra hết đợt này đến đợt khác những cuộc oanh tạc nhắm vào đảo. Sau này, khi giao tranh xảy ra trên đất liền, lính Argentina cũng nhận được rất ít yểm trợ từ trên không, do những phi công của họ, bay từ đất liền ra, có rất ít thời gian bay phía trên đảo, trước khi phải quay về.
    Giữa tháng 4, cả 2 bên đều hung hăng vận động lực lượng, khí tài đến khu vực chiến sự. Tàu sân bay Veinticinco de Mayo rời quân cảng Puerto Belgrano tiến về Falkland, cùng với 3 tàu ngầm, 1 tuần dương hạm, 2 khu trục hạm và một số tàu khác.Tàu của Argentina chủ yếu ở ngoài khu vực phong toả của người Anh. 22/4, con tàu đầu tiên của hạm đội Anh tiến vào khu vực chiến sự. Sáng đó, một đơn vị lính Anh bí mật đổ bộ lên South Georgia để trinh sát, 2 trực thăng của Anh bị rơi trong một trân bão tuyết trong chiến dịch đó, tất cả nhân viên phi hành đoàn được cứu, và tai nạn đã không được thông báo mãi đến 3 tuần rưỡi sau.
    Cuộc tấn công của người Anh: Ngày 25/4, một lực lượng gồm trực thăng vũ trang và những đơn vị chiến đấu Anh tấn công lực lượng Argentina ở South Georgia. Tại cảng Grytviken, trực thăng Anh tấn công tàu ngầm Santa Fe, lúc đó đang thả lính tăng viện trong vịnh. Một phi công Anh đã đánh đắm con tàu ngầm bằng 3 quả tên lửa. Trên cạn, sau một cuộc đọ súng ngắn, quân Anh bắt giữ 194 tù binh Argentina, bao gồm 38 công nhân xây dựng trước đó, và người Anh giành lại quyền kiểm soát South Georgia.
    Trận chiến đầu tiên trên 2 đảo chính Đông và Tây Falkland diễn ra ngày 1/5, khi những chiến đấu cơ Harrier và máy bay ném bom Vulcan (được tiếp dầu trên không trong hành trình từ đảo Ascension, một kỷ lục với một chuyến ném bom) của Anh oanh tạc dữ dội sân bay tại Stanley và Goose Green.
    Trận không chiến đầu tiên cũng diễn ra ngày 1/5, khi một nhóm máy bay Mirage và máy bay ném bom Canberra của Argentina tấn công và làm hư hại nhẹ 2 tàu chiến Anh. Một phi công Anh lái phi cơ Harrier được gửi đến để giao chiến với Mirage sau này kể lại anh ta đã phóng một tên lửa không đối không Sidewinder của Mỹ vào một máy bay Argentina như thế nào ?o Sau khoảng 3 đến 4 giây, tên lửa súng mục tiêu. Có một tiếng nổ khủng khiếp, và tôi cảm thấy muốn bệnh?. Trong suốt cuộc chiến, phía Argentina chịu thiệt hại rất lớn về số máy bay vì sự vượt trội về tên lửa phòng không, cả không đối không và đất đối không, trong kho vũ khí của Anh.
    Sự kiện đẫm máu nhất cuộc chiến diễn ra ngày 2/5, khi một tàu ngầm Anh, chiếc Conqueror, phóng 2 quả ngư lôi điều khiển bằng dây vào thân tàu của tuần dương hạm Tướng Belgrano. Trong hơn 1000 người đang ở trên tàu, hơn 320 người chết trong nước biển lạnh cóng, số còn lại được những tàu gần đó cứu.
    Sự kiện đó đã làm Argentina choáng váng, nhưng chỉ 2 ngày sau, người Anh cũng phải nếm trải sự khủng khiếp của chiến tranh. Ngày 4/5, một phi công Argentina bay trên chiếc máy bay lỗi thời Super Etendard phóng một tên lửa điều khiển bằng radar Exocet(Pháp) từ khoảng cách 20 dặm trúng và làm hư hại rất nặng khu trục hạm Sheffield của hải quân Anh. 20 người chết, 24 người khác bị phỏng nặng. Theo một số báo cáo sau này, tàu Sheffield bị hỏng nặng là do tên lửa đã bắt cháy vào phần cấu trúc bên trên bằng nhôm của tàu. Sực việc này sau đó đã dẫn đến những tranh cãi lớn giữa những nhà quân sự liệu việc sử dụng nhôm thay cho thép ở một phần cấu trúc trong những con tàu chiến hiện đại có khiến nó trở nên dễ tổn thương hơn không ? Chính phủ Anh sau đó tuyên bố Sheffield được chế tạo từ nhôm và thép, nhưng không chứa nhiều nhôm như báo chí ban đầu đã nói.
    Cùng ngày, không quân Anh tiếp tục oanh tạc sân bay ở Stanley. Một máy bay Harrier bị bắn rơi, phi công bị thiệt mạng.Cùng lúc, một số tàu chiến Anh tiến gần Falkland và pháo kích bờ biển gần Stanley với pháo 4,5 inch. Trong vài tuần kế tiếp , lực lượng Anh và Argentina còn nhiều lần giao chiến trên không và trên biển, và quân Anh tấn công một kho quân sự nhỏ tại Pebble Island, phá hủy 11 máy bay, loại có khả năng hạ cánh trên đường băng ngắn và đầy cỏ trên đảo. Cả 2 bên đều chịu những tổn thất nhất định.
    Cuộc chiến lớn trên bộ bắt đầu vào ngày 21/5, khi 1000 lính thủy đánh bộ Hoàng gia đổ bộ lên đảo Đông Falkland. Với lực lượng tăng viện, họ dựng nên công sự trên bờ biển đầu tiên của quân Anh, gần khu dân cư nhỏ xíu tên là Port San Carlos, trên bờ biển phía tây của đảo. 5 tàu của Anh bị hư hại nặng trong cuộc đổ bộ,bao gồm khinh hạm Ardent, sau đó bị chìm, làm 22 người chết.
    Từ 21 đến 25 tháng 5, Argentina và Anh giao tranh dữ dội trên không và trên bộ. Tổng cộng, phía Anh mất 5 trong số 40 phi cơ Harrier, cả 5 phi công đều thiệt mạng. Phía Argentina mất hơn 2 tá A-4 Skyhawk và Mirage vì tên lửa Sidewinder, Rapier, Blowpipe phóng từ máy bay, tàu chiến và mặt đất. Khinh hạm Antelope của Anh bốc cháy và bị bỏ lại ngày 23/5.
    Trận không-hải chiến chính diễn ra ngày 25/5, nay là ngày lễ của Argentina. Phi công Argentina xuất kích những phi vụ mà sau này được so sánh với những cuộc tấn công cảm tử của đội Kamikaze, Nhật Bản, đánh chìm khu trục hạm Coventry, và tàu vận tải Atlantic Conveyor. 24 thủy thủ Anh thiệt mạng.

  6. doctorhuy

    doctorhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Cuộc chiến trên bộ: đến cuối tháng 5, sự chú ý chuyển sang cuộc chiến trên bộ. Quân Anh rời khỏi công sự tại Port San Carlos và chiếm lại Darwin, Goose Green. Cùng lúc, một số lớn quân tăng viện tới ngoài khơi quần đảo, bao gồm 3000 lính di chuyển tới Falkland bằng chiếc du thuyền sang trọng Queen Elizabeth 2, vốn đã được chính phủ Anh trưng dụng vào đầu tháng 5. Trên tàu QE2 là Lữ đoàn bộ binh số 5, bao gồm những đon vị kỳ cựu: Vệ binh Scotland, Vệ binh xứ Wales, và đơn vị Gurkha.
    Suốt đầu tháng 6, phía Anh chuyển đại pháo, súng cối, và những thiết bị khác lên vùng đất cao gần Stanley, và tàu chiến tiếp tục rót đạn pháo vào các vị trí của quân Argentina. Những đơn vị biệt kích tinh nhuệ của Anh di chuyển ngang qua hòn đảo từ Darwin, Goose Green tới chiếm lĩnh những vị trí gần Stanley, xuyên qua bão tuyết, địa hình lởm chởm, và sự tiếp tế không đầy đủ.
    8/6, với chiến thắng đã trong tầm tay, người Anh lại chịu cuộc phản công đầy tính coi thường nhất của Argentina. Từng đợt,từng đợt máy bay Skyhawk, Mirage tấn công những vị trí mới được thiết lập của Gurkha và Vệ binh ở Bluff Cove và Fitzroy, 15 dặm về phía tây nam của Stanley. Trong đợt không kích, một tàu chở lính, chiếc Sir Galahad, đang di chuyển binh lính từ cảng San Carlos, bị hỏng nặng, 50 người chết, 57 bị thương. Một chiếc khác, chiếc Sir Tristam, cũng bị hư hại. Phía Anh nói họ đã bắn rơi 11 máy bay Argentina.
    Bắt đầu bằng một cuộc tấn công bất ngờ đêm 11, rạng sáng 12/6, những đơn vị Gurkha và Vệ binh dày dặn trận mạc tiến về Stanley, băng qua vài dặm còn lại. 14/6, lính Anh bắt đầu tiến vào thủ phủ Stanley, Chuẩn tướng Mario Benjamin Menendez đầu hàng Thiếu tướng Jeremy Moore, tư lệnh lực lượng trên bộ của Anh. Điện báo chiến thắng của Moore viết ?oQuần đảo Falkland một lần nữa trở lại với chính phủ mà được mong muốn bởi cư dân của nó. Cầu chúa phù hộ nữ Hoàng?.
    Sau này, những nhà phân tích cho rằng nước Anh nợ chiến thắng của họ đối với những đơn vị tinh nhuệ Gurkha, Vệ binh Scotland, Vệ binh xứ Wales, khi họ đã mở một cuộc tấn công rất ác liệt vào một vị trí pháo binh của Argentina trông xuống Stanley. Những cuộc phỏng vấn lính Argentina sau đó đã xác định, chìa khoá cho chiến thắng của Anh là do những đơn vị kinh nghiệm của nước này đụng với một đội quân khố rách áo ôm của những tân binh trẻ, được huấn luyện kém của Argentina. Những binh lính Argentina sau này cay đắng kể cho những phóng viên họ đã phải chui rúc trong chiến hào trong thời tiết băng giá như thế nào khi không có ủng cao su, và cố gắng một cách vô ích để nhóm lửa với dầu hoả đã bị pha loãng với nước bởi những tên đầu cơ chiến tranh ở Argentina. quần áo ấm , thực phẩm, đạn dược cũng thiếu thốn. Sau chiến tranh, theo những nhà báo Anh, binh lính Anh tìm thấy một nhà kho tại Stanley chứa đầy ủng cao su, dầu hoả, và đạn dược.

    Tổn thất: Trong suốt cuộc chiến, 2 bên đưa ra rất nhiều báo cáo khác nhau về tổn thất, và có thể sẽ chẳng ai có thể khẳng định con số chính xác. Nhưng theo ước đoán gần nhất thì số thiệt hại nhân mạng về phía Anh là 260, và phía Argentina là 800.
    Phía Anh công bố đã tiêu diệt 74 máy bay Argentina. Anh mất 5 tàu chiến: khu trục hạm Coventry và Sheffield, khinh hạm Ardent và Antelope, tàu vận tải Atlantic Conveyor. Một số khác bị hư hỏng khá nghiêm trọng. Argentina mất 5 tàu : tuần dương hạm Tướng Belgrano, tàu tiếp tế Isla de los Estados, tàu ngầm Santa Fe, một tàu tuần tiễu không tên, và một tàu đánh cá Narwal ( bị nghi là đang do thám).

    Phân tích: Trong khi tìm kiếm những bài học từ chiến tranh, cuộc tranh luận sôi nổi nhất là những có phải trận giao chiến trên biển chỉ ra rằng tốt hơn là nên có một số lượng lớn hơn những con tàu nhỏ hơn chứ không phải một số ít hơn những con tàu lớn hơn. Một số chuyên gia biện luận rằng nếu một tên lửa Exocet trị giá 200.000 dollar có thể phá hủy một khu trục hạm 50 triệu dollar như chiếc Coventry thì một vũ khí tương tự có thể phá hủy một tuần dương hạm trang bị hệ thống Aegis trị giá 1 tỷ dollar của hải quân Mỹ, một chiếc tàu cũng có nhiều cấu trúc làm bằng nhôm ( trên thực tế, hiện nay các tàu của Hải quân Mỹ đều không còn sử dụng nhôm).Những người này nói tốt hơn là nên chế tạo nhiều hơn những chiếc tàu rẻ hơn, thay vì những chiếc kiểu Aegis hay tàu sân bay lớn.
    Những người khác lại phản bác rằng những tổn thất của Hải quân Anh đã không xảy ra nếu họ có một loại tàu sân bay lớn (như lớp Nimitz của Mỹ) để bảo vệ hạm đội bằng những tiêm kích cơ F-14, máy bay cảnh báo sớm và radar. Nhớ đó, có thể phát hiện và phá hủy phi cơ đối phương rất lâu trước khi nó kịp khai hỏa.
    Tuy vậy, bài học chung nhất có thể rút ra từ cuộc chiến Falkland là lòng dũng cảm và sự yếu đuối của con người vẫn là chìa khoá của thành công hay thất bại kể cả trong thời đại kỹ thuật cao.
  7. JVeron

    JVeron Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Cam on bac doctorhuy! Bac cho a e nhung thong tin bo ich ve lich su chien tranh!
  8. beautymaple

    beautymaple Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Thế chả nhẽ nước ta không có trận hải chiến nào ra trò chống các loại giặc hả bác, dân ta sông nước có kém gì ai đâu nhỉ
  9. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    01 câu hỏi cực kỳ cổ điển: nguồn?
  10. doctorhuy

    doctorhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Vậy u còn lăn tăn chi tiết nào?

Chia sẻ trang này