1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tháng 4-5: Kỷ niệm những trận hải chiến lớn

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi doctorhuy, 24/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. doctorhuy

    doctorhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Thế cái gì đây ạ? Nói vậy thôi, a e mình stop mom nó đi là vừa rồi, mk, nãy giờ cãi nhau với bác mỏi tay wá!
  2. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Trong bộ sách 2 tập "Chiến tranh Thái Bình Dương" có ở trong Thư viện Quốc gia Hà Nội (tớ quên mất tên tác giả) có nói đến lực lượng này rồi, cũng chưa đến mức "rất hiếm tư liệu" đâu bạn ạ
    Trong bộ sách tôi vừa kể, vai trò của người Úc và Anh trong cuộc chiến ở Thái Bình Dương cũng được đề cập khá kỹ đấy!
    Nhưng dù sao có thông tin và bỏ công để post lên thì đều tốt cả, có người biết, nhưng cũng có nhiều người khác chưa biết mà
  3. toan_ce

    toan_ce Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Thôi, chấm dứt chuyện nguồn ở đây được rùi. Mà bác doctorhuy cũng đã nói rõ là bài viết của bác được tổng hợp từ nhiều nguồn rồi mà, chẳng lẽ bài viết này được tổng hợp từ 100 nguồn thì phải chỉ rõ 100 nguồn đó ra à (tôi chỉ ví dụ thôi, làm gì nhiều đến mức đó). Còn bài nào copy - paste nguyên con thì nên chú thích rõ nguồn.
    Tui nghĩ nên mở rông topic này thành topic nói về các trận hải chiến, không nên giới hạn trong tháng 4,5. Bác nào có bài hay thì tiếp tục post lên cho anh em đọc.
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Hê hê hê, thấy có hải chiến, em đóng góp chút ít cho các bác
    -Trận thư hùng trên biển!
    http://5nam.ttvnol.com/gdqp/269767.ttvn
    Tiện thể ghi nguồn luôn: Thế giới mới 9-1991. Lúc đấy em mới lên đây chả biết quy định nó như thế nào nền chả ghi nguồn ở đâu. Giờ thì... chẹp, người khác rồi nên phải làm đúng luật cái.
  5. doctorhuy

    doctorhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Trận chiến Trafalgar
    Trafalgar có thể coi là một trong những trận hải chiến nổi tiếng và quan trọng nhất trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Nó diễn ra ngày 21/10/1805 giữa hạm đội Anh gồm 27 chiếc dưới quyền của Đô đốc Horatio Nelson và hạm đội liên hợp Pháp-Tây Ban Nha gồm 33 chiếc dưới quyền Đô đốc Pháp Pierre Charles de Villeneuve. Địa điểm là ngoài khơi mũi Trafalgar, bờ biển phía nam Tây Ban Nha.
    Bối cảnh trước trận chiến: Để hiểu rõ tính chất quan trọng của trận hải chiến này, ta phải xem lại chiến lược tổng thể của Hoàng đế Napoleon lúc đó. Với sự khởi đầu mạnh mẽ trong chiến tranh Liên minh thứ ba (1805-1807), mục tiêu của hoàng đế bây giờ là thống nhất hạm đội Pháp ở Brest và Toulon với hạm đội Tây Ban nga ở Cádiz và Cartagena. Một khi hạm đội liên hợp này được thành lập ở Đại Tây Dương, Bonaparte sẽ có đủ tàu thuyền để xem xét nghiêm túc việc xâm chiếm nước Anh. Đầu năm 1805, Napoleon khởi động kế hoạch của ông bằng cách yêu cầu hạm đội Pháp-TBN phá vỡ vòng phong toả của Hải quân Anh, mở đường đến Tây ấn. Mục đích chính là nhằm tàn phá các thuộc địa của Anh, ngăn chặn giao thương, và làm nước Anh phải bối rối về dự định thật sự của Napoleon. Sau khi đã hoàn thành, hạm đội sẽ quay lại Đại Tây dương, đánh bại hạm đội Anh gần đảo Ushant ngoài khơi Brittany, quét sạch các tàu chiến Anh khỏi biển Manche, để dọn đường cho một đội quân viễn chinh hơn 350.000 người.
    Đô đốc Villeneuve thoát khỏi vòng phong toả của Anh ở Toulon, do Đô đốc Horatio Nelson chỉ huy, và đạt được bước đầu tiên của kế hoạch vào ngày 30/3 bằng việc gia nhập với hạm đội Tây Ban Nha từ Cadiz tới do đô đốc Gravina chỉ huy. Hạm đội liên hợp 20 chiếc này chạy tới Martinique. Trong khi đó, Đô đốc Nelson lại sai lầm khi tin rằng quân Pháp đang hướng về Ai cập, do đó ông chạy theo hướng đông nam. Khi nhận ra sai lầm này, Nelson cùng 10 chiến hạm của mình liền thay đổi lộ trình và hướng ra Đại Tây Dương. Việc này đã tạo cho hạm đội Pháp-Tây Ban Nha khoảng thời gian là hơn một tuần. Tuy vậy, dưới áp lực tạo ra từ phía Nelson, Villeneuve buộc phải quay lại châu Âu. Trên đường đi, hạm đội Pháp-TBN gặp một đội tàu Anh gồm 18 chiếc ngoài khơi mũi Finisterre ngày 22/7 trong một trận chiến nhỏ, tuy vậy Villeneuve cũng mất 2 chiếc tàu, ông buộc phải quay về bảo vệ Cadiz và xin thêm viện binh.
    Quyết tâm giam chân và tiêu diệt kẻ thù của mình, Nelson cùng hạm đội của mình lảng vảng gần đó chờ đợi cơ hội, và nó đến nhanh hơn mong đợi.
    Những sự kiện trong mùa hè đó đã ngăn cản Napoleon thực hiện những bước cuối cùng trong việc xâm chiếm nước Anh, thay vào đó, ông hướng mục tiêu vào nước Áo. Để bảo vệ cho chiến lược mới này, ông yêu cầu Villeneuve quay trở lại Địa Trung Hải và hợp nhất với những tàu chiến Pháp khác ở Cartagena. Tuy nhiên, Villeneuve lo ngại rằng hạm đội Anh đang được tăng cường, và nếu hạm đội liên hợp giao chiến với họ thì sẽ trả một giá đắt. Nhưng cuối cùng, ngày 19/10, Villeneuve, dưới nguy cơ bị loại bỏ khỏi vị trí tư lệnh vì nhát gan, ra lệnh giương buồm ra Địa Trung Hải.
    Vì gió yếu, hạm đội của Villeneuve không thể ra khỏi cảng trong đội hình hoàn chỉnh. Trên thực tế, chỉ có 3 chiếc khinh hạm cùng 7 tàu chủ lực là có thể ra khỏi cảng, sẽ là một thảm hoạ nếu hạm đội Anh xuất hiện và tấn công. Do đó, hạm đội được lệnh quay lại cảng và sẽ cố gắng một lần nữa vào ngày hôm sau. Đô đốc Nelson đã nhận được tin tức về những hoạt động của Villeneuve và ông ra lệnh cho hạm đội chạy đến Gibraltar. Với lợi thế cả một ngày dài, hạm đội Anh đã hoàn toàn đóng chặt cửa vào Địa Trung Hải của hạm đội Pháp-Tây Ban nha và bắt buộc Villeneuve phải tham chiến.
    Ngày 20/10, hạm đội của Villeneuve thoát khỏi Cadiz, nhưng bị Nelson phát hiện ngoài khơi mũi Trafalgar ngày 21.

    Dàn trận
    Lực lượng của hạm đội Anh:
    Chiến hạm Số đại bác Chỉ huy
    Phần ở phía đón gió
    Victory 100 Tư lệnh Nelson
    Thuyền trưởng Thomas Hardy
    Temeraire 98 Eliab Harvey
    Neptune 98 Thomas Freemantle
    Conqueror 74 Israel Pellew
    Leviathan 74 Henry Paytun
    Ajax 74 John Pilford
    Orion 74 Edward Codrington
    Agamemnon 64 Sir Edward Berry
    Minotaur 74 Chrales Mansfield
    Spartiate 74 Sir Charles LaForey
    Britannia 100 Charles Bullen
    Africa 64 Henry Digby
    Phần ở phía khuất gió
    Royal Sovereign 100 Đô đốc Cuthbert Collingwood
    T.trưởng Edward Rotherham
    Mars 74 George Duff
    Belleisle 74 William Hargood
    Tonnant 80 Charles Tyler
    Bellerophon 74 John Cooke
    Colossus 74 James Morris
    Achille 74 Richard King
    Polyphemus 64 Richard Redmill
    Revenge 74 Robert Moorsom
    Swiftsure 74 William Rutherford
    Defence 74 George Hope
    Thunderer 74 John Stockham
    Defiance 74 Phillip Durham
    Prince 98 Richard Grindall
    Dreadnought 98 John Conn
    Những tàu khác
    Euryalus 36 Henry Blackwood
    Naiad 38 Thomas Dundas
    Phoebe 36 Thomas Capel
    Sirius 36 William Prowse
    Pickle 10 John Lapenotiere
    Entreprenante 8 Robert Young
    Lực lượng của hạm đội Pháp:
    Chiến hạm Số đại bác Chỉ huy
    Bucentaure 80 Đô đốc Villeneuve
    T.trưởng J.Magendie
    Formidable 80 Admiral Dumanoir de Pelley
    T.trưởng Letellier
    Neptuno 80 Esprit Maistral
    Indomptable 80 J Hubert
    Algesiras 74 Đô đốc Cahrles Magon
    T.trưởng Gabriel Brouard
    Pluton 74 Cosmao Kerjulien
    Mont-Blanc 74 Noel La Villegris
    Intrepide 74 Louis Infernet
    Swiftsure 74 L''Hospitalier Villemadrin
    Aigle 74 P Gourrege
    Scipion 74 C Berenger
    Duguay-Trouin 74 C Touffet
    Berwick 74 J Camas
    Argonaut 74 J Epron
    Achille 74 G de Nieport
    Redoutable 74 J Lucas
    Fougueux 74 L Beaudouin
    Heros 74 Jean Poulain
    Những tàu khác
    Cornelie
    Hermione
    Hortense
    Rhin
    Themis
    Argus
    Furet
    Dreadnought
    Lực lượng của hạm đội Tây Ban Nha
    Chiến hạm Số đại bác Chỉ huy
    Santissima Trinidad 130 Đô đốc Don Hidalgo Cisneros
    T.trưởng Don Francisco de Uriate
    Principe de Asturias 112 Đô đốc Carlos de Gravina
    Đô đốc Don Antonio Escano
    Santa Anna 112 Đô đốc Don Maria de Alava
    T.trưởng Don Josef Guardoqui
    Rayo 100 Don Enrique Macdonel
    Neptuno 80 Don C Valdes
    Argonauta 80 Don A Parejas
    Bahama 74 Don Dionisio Galiano
    Montanez 74 Don Josef Salcedo
    San Augustin 74 Don Felipe Cagigal
    San Ildefonso 74 Don Josef Bargas
    San Juan Nepomuceno 74 Don Cosme Churruca
    Monarca 74 Don Teodoro Argumosa
    San Francisco de Asis 74 Don Louis de Flores
    San Justo 74 Don Miguel Gaston
    San Leandro 64 Don Josef Quevedo
    Đô đốc Villeneuve ra lệnh cho hạm đội liên hợp xếp thành đội hình hàng dọc theo hướng Bắc-Nam, hy vọng rằng lợi thế về số lượng tàu 33 so với 27 có thể giúp mình giành thắng lợi. Đô đốc Nelson, khác với tất cả thông lệ trước đó, ra lệnh (theo một kế hoạch đã được chuẩn bị trước) chia hạm đội của mình ra làm hai nhóm, và đột kích thẳng vào trung tâm đội hình hàng dọc của hạm đội Pháp-Tây Ban nha. Điều đó có nghĩa là những chiến hạm Anh sẽ bị phơi mình trước toàn bộ những mạn tàu (nơi đặt súng đại bác) của đối phương, nhưng nó sẽ chia cắt đội hình của Villeneuve, giảm thiểu chênh lệch lực lượng, và sau đó cho phép những thủy thủ được huấn luyện tốt hơn của Anh sử dụng ưu thế vượt trội của mình về bắn đại bác và những kỹ năng khác để tiêu diệt đối phương ở khoảng cách gần.
  6. doctorhuy

    doctorhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Thông điệp của Đô đốc Nelson: Lúc 11h50 sáng, đô đốc Nelson, từ trên boong tàu HMS Victory, chuyển đi bằng cờ hiệu thông điệp nổi tếng của mình đến toàn hạm đội: ?o England expects that every man will do his duty? (?oNước Anh mong đợi tất cả mọi người sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình?).


    Chiến thắng của Hải quân Hoàng gia Anh
    Tóm tắt trận đánh

    Sau khi Đô đốc Nelson truyền chỉ thị của mình đến toàn hạm đội, liên đội phía nam do Đô đốc Cuthbert Collingwood chỉ huy từ trên chiếc Royal Sovereign giao chiến với đội hình tàu Pháp-TBN. Tiếp đó, Nelson bắt đầu nhắm bắn vào tàu của Villeneuve, chiếc Bucentaure. Hạm đội Anh đột phá qua được đội hình của hạm đội liên hợp, và bắn ra vô số đạn đại bác từ 2 bên sườn tàu. Đến khoảng 5h chiều, trận chiến kết thúc, và hạm đội Pháp-Tây Ban Nha bị đập tan. Villeneuve bị bắt sống, khoảng 20 chiếc tàu của ông ta bị phá huỷ hoặc bị chiếm. 14000 thủy thủ Pháp-TBN thiệt mạng, con số này của phía Anh là 1500. Hạm đội Anh không mất một chiếc tàu nào. Song họ lại chịu một tổn thất lớn khác. Vào lúc 1h15 chiều, trong lúc đang giao chiến với chiếc Redoubtable, đô đốc Nelson bị một xạ thủ bắn trúng. Ông bị thương rất nặng và qua đời vào khoảng 4h30, nhưng cũng đã kịp biết rằng hạm đội của mình vừa giành được một chiến thắng vẻ vang.


    Những gì đã diễn ra:
    Ngày 19/10, Nelson, vẫn đang giám sát mọi động tĩnh của Cadiz từ trên chiếc kỳ hạm Victory, nhận được tin hạm đội liên hợp đã ra khơi, gió lúc này đang thổi nhẹ từ hướng tây. Tư lệnh Nelson kết luận rằng đích đến của hạm đội này là Địa Trung Hải, ngay lập tức ông ra lệnh cho toàn hạm đội dong buồm đến chặn tại tất cả các lối ra vào của eo biển, tức là eo Gibraltar, nơi mà hạm đội liên hợp sẽ phải đi qua nếu muốn vào Địa Trung Hải. Sau đó, Nelson được thuyền trưởng Blackwood của chiếc Euryalus, đang trinh sát các hoạt động của đối phương, báo cáo rằng Villeneuve chưa vượt qua eo biển vì thời tiết bất lợi.
    Vào thứ hai, 21/10, mũi Trafalgar lúc này đang ở phía đông hơi lệnh về phía nam, cách hạm đội Anh khoảng 34km, đô đốc Nelson phát hiện kẻ thù của mình ở khoảng 6 hay 7 dặm về phía đông, gió tây và rất nhẹ. Nelson ngay lập tức ra lệnh cho hạm đội của mình lập thành 2 hàng dọc như trong kế hoạch.
    Hạm đội của Villeneuve gồm 33 chiếc, 18 chiếc của Pháp và 15 của TBN, tổng tư lệnh là đô đốc Villeneuve, chỉ huy bên phía TBN là Gravina. Họ hướng về phía nam, lập thành đội hình hàng dọc cổ điển theo hướng Bắc-nam rất chặt chẽ và chính xác. Nhưng cấu trúc của đội hình không giống bình thường lắm, nó tạo thành hình trăng lưỡi liềm, với phần lồi hướng về phía dưới gió. Mỗi chiếc cách nhau khoảng 183m.
    Đô đốc Villeneuve ở trên chiếc Bucentaure ở giữa đội hình, còn đô đốc Gravina thì trên chiếc Prince of Asturias ở phía cuối. Tàu của Pháp và Tây Ban Nha sếp theo thứ tự ngẫu nhiên, không chia theo quốc gia. Kế hoạch tấn công đã được đô đốc Nelson truyền đạt rất kỹ cho các thuyền trưởng, do đó hầu như không có tín hiệu nào phải được truyền đi giữa các chiến hạm.
    Tổng tư lệnh Nelson dẫn đầu hàng dọc bên phía gió, phó tư lệnh Cuthbert Collingwood dẫn đầu hàng dọc bên phía khuất gió.
    Giao tranh bắt đầu lúc khoảng 12h, bằng việc những tàu dẫn đầu 2 nhóm đột kích qua đội hình hạm đội liên hợp. Đội của Nelson đột kích vào khoảng chiếc thứ 10 tính từ đầu đội hình, đội của Collingwood vào khoảng chiếc thứ 12 kể từ cuối đội hình Pháp-TBN. Những chiến hạm Anh phía sau liên tục xông vào đội hình của Villeneuve và giao tranh ở cự ly gần. Trận chiến rất ác liệt. Hạm đội liên hợp chiến đấu anh dũng, nhưng không thể đương cự lại được cuộc tấn công của hải quân Anh.
    Khoảng 3h chiều, nhiều tàu của hạm đội Pháp-TBN đã hạ cờ, đội hình của họ bị phá vỡ. Đô đốc Gravina cùng với 10 tàu, gia nhập với những khinh hạm ở phía khuất gió. 5 chiếc tàu trên cùng của đội hình trở buồm chạy chữ chi về phía nam, chiếc cuối cùng bị chiếm. Một số chiếc bỏ chạy, để lại 19 chiếc, trong đó có 2 chiếc tàu hạng nhất Santissima Trinidad và Santa Anna, với 3 đô đốc chỉ huy là Đô đốc Villeneuve, tổng tư lệnh, phó đô đốc Don Ignatio Maria D?TAliva và chuẩn đô đốc Don Baltazar Hidalgo Cisneros.
    Chiến hạm 74 đại bác của Pháp Achille sau khi đầu hàng, do bất cẩn của thủy thủ Pháp, đã bốc cháy và nổ tung, hơn 200 thủy thủ được cứu nhờ tàu tiếp tế. Chiến hạm Anh Temeraire bị một tàu Pháp và một tàu TBN áp sát 2 bên mạn tàu, thủy thủ 2 tàu này tràn sang chiếc Temeraire. Giao tranh diễn ra rất ác liệt. Và người Anh đã giành được thắng lợi sau cùng, với nhiều thương vong.
    Trong lúc chiến sự đang diễn ra thì đô đốc Nelson bị một viên đạn hoả mai bắn trúng vào ngực trái. Ngoài ra, thuyền trưởng Duff của chiếc Mars và Cooke của chiếc Bellerophon thuộc hạm đội Anh cũng thiệt mạng.
    Lúc này, gió bỗng trở nên rất mạnh. Đô đốc Collingwood, lúc này thay thế Nelson làm tổng tư lệnh, không thể liên lạc được với các tàu khác. Chiếc Royal Sovereign của ông bị mất các cột buồm, trừ cột buồm mũi cũng đang lung lay. Collingwood gọi chiếc Euryalus lại và dùng nó để chuyển tín hiệu đến các tàu khác. Sau khi giao tranh kết thúc, ông chuyển cờ lệnh của mình qua chiếc Euryalus để dễ dàng chỉ huy hơn. Chiếc Royal Sovereign phải được kéo đi.
    Tình thế của hạm đội Anh lúc này khá nguy cấp, nhiều chiếc bị mất cột buồm, tất cả đều bị hỏng khá nặng. Họ đang ở trên vùng nước chỉ sâu khoảng 24m, ngoài khơi bãi cát ngầm Trafalgar. Khi Collingwood ra lệnh thả neo, chỉ có vài chiếc còn neo để sử dụng. Họ may mắn cầm cự được hết đêm, khi mà gió đổi hướng và đẩy họ ra xa bờ biển.
    Tầm ảnh hưởng của trận chiến: Trận chiến Trafalgar đã tàn phá sức mạnh của hải quân Pháp. Nó kết thúc mọi cố gắng của Hoàng đế Napoleon nhằm xâm lăng Anh Quốc. Kể từ đó (1805) trở đi, Napoleon hầu như chỉ còn thực hiện các chiến dịch trên bộ. Chiến thắng ở Trafalgar cũng bảo đảm vị trí thống trị trên mặt biển của Hải quân Anh cho đến hết thế kỷ 19.
  7. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Trong bài Falkland, có phần phân tích của các "chuyên gia". Thực ra, các vị chuyên gia này phân tích cũng đúng nhưng là đúng với tình hình của những nước yếu, không có đảo ở xa (vd như ta). Còn tàu Sheffield chìm nhanh là do thiết kế dở, phòng không yếu. Thực ra với 165kg HE của Exocet thì chẳng có lớp thép nào chịu nổi.
  8. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Đây chính là điểm lăn tăn đầu tiên; HMS Sheffield là tàu hàng container hoán cải cấp tốc làm tàu sân bay hạng nhẹ; chỉ cho phép trực thăng và các máy bay có khả năng hạ cánh thẳng đứng lên xuống. Nó chưa bao giờ là khu trục hạm hết.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  9. TuanDam

    TuanDam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2005
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Thấy Tiến sỹ Huy pot bài hay quá, để ủng hộ em cũng xin ké theo 1 bài. Bài này cũng là em tổng hợp từ nhiều nguồn, như sách "Về chiến tranh thế giới lần thứ II" của W.Churchill và tìm trên yahoo hay google những chữ liên quan đến Graf Spee.
    Bài em pot bên trang mohinhVN.com, vì bài khá dài pot lại mất công quá và em cũng không quen cách pot bài ở TTVNOL. Nếu bác nào thấy hứng thú qua đó coi giúp em, em cảm ơn lắm lắm.
    Địa chỉ đây: http://mohinhvn.com/forum/showthread.php?t=2673
    (*) tiếng Anh của em củ chuối lắm nên em ghép từ đại đại thế, các bác đọc thấy sai thì thông cảm nhé. Chỗ nào sai bác cứ nói để em sửa, em muôn vàn cảm tạ.
    Được tuandam sửa chữa / chuyển vào 16:53 ngày 27/04/2007
    Được tuandam sửa chữa / chuyển vào 16:55 ngày 27/04/2007
  10. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Bài em pot bên trang mohinhVN.com, vì bài khá dài pot lại mất công quá và em cũng không quen cách pot bài ở TTVNOL. Nếu bác nào thấy hứng thú qua đó coi giúp em, em cảm ơn lắm lắm.
    -------------------------------------------------------------------------------
    À, tưởng ai! Hóa ra là bác sĩ Tún- đại úy không quân chuyên trị lao phổi! Bài này hay đấy chứ, việc post bài bên TTVN cngx có khó gì đâu, chú Ctrl+C và Ctrl+V từ bên ấy sang đây là ổn mà, riêng có ảnh thì phải post lại!
    Quéo cằm chú sang bên này! Vote chú 5* gọi là quà ra mắt nhá!

Chia sẻ trang này