1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Thằng bán tơ" đã nói những gì?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi ao2daybenho, 24/09/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kimdung89

    kimdung89 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Bài viết:
    2.994
    Đã được thích:
    0
    Hoài cổ thì cũng chả phải hoài Tây Sơn. Sĩ phu Bắc Hà sợ, khinh và ghét quân TS rõ ra mặt. NH ở TL cũng rất ngắn, chak ông cũng hiểu thái độ của dân BH với mình.

    Cái lạ là sử VN sau này viết về việc vua Nguyễn ko hài lòng nọ kia...mà họ ko suy nghĩ gì cả. ND là quan vừa, khác hẳn với anh là Nguyễn Khản...Ko hiểu 1 quan cỡ tòng nhị phẩm còn chưa chak với tới thì vua Gia Long quan tâm quá làm gì? Cái này cũng giống việc nâng bi Nguyễn Trãi vậy.

    Sử sau 45 ko phải cái gì cũng sai, nhưng nhiều cái bị sửa và thiếu logic.
  2. maybeU

    maybeU Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5.175
    Đã được thích:
    1
    Thời phong kiến, lắm lời và ghen tuông là 2 trong "thất xuất" (7 tội) của người vợ mà chồng có quyền vin vào đó để bỏ. Do đó, các bà vợ không dám tỏ ra ghen tuông 1 cách quá đáng hoặc quá lộ liễu. Huống hồ, phụ nữ Việt Nam xưa nay được coi là hiền hậu, đảm đang, chịu thương chịu khó, mí lại bản chất dân mình làm sao thâm bằng dân Tàu được. :D
    Cho nên ghen như Hoạn Thư trong quan niệm phong kiến là kinh khủng lắm rồi. Ai mà dám tưởng tượng ra một người đàn bà ghê gớm như Vương Hy Phượng nữa chứ!\:D/

    @ kimdung89: Nguyễn Du là một sĩ phu có ảnh hưởng và uy tín lớn đối với người Bắc Hà. Triều Nguyễn đương nhiên coi trọng và muốn sử dụng ông để lấy lòng dân Bắc Hà và những người của chế độ cũ. Vua Nguyễn không quan tâm quá nhưng cũng không hài lòng. Điều đó có gì lạ đâu nhỉ? Còn Nguyễn Trãi, tại sao lại dùng từ "nâng bi" ở đây? Theo bạn thì Nguyễn Trãi không có vai trò gì trong con mắt của Lê Lợi và triều đình nhà Lê chăng?
  3. song_nhi1325

    song_nhi1325 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2006
    Bài viết:
    4.547
    Đã được thích:
    1
    Hoạn Thư cũng là người tàu chứ khác gì Hy Phượng ,cái khác là ngu hơn Hy Phượng
  4. maybeU

    maybeU Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5.175
    Đã được thích:
    1
    Ơ hay! Người Tàu nhưng mà mang hồn Việt, tạo hình Việt! :) Cốt truyện mượn của Tàu, nhưng con người, suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm, hành động là Việt đấy, nàng ạ!
  5. song_nhi1325

    song_nhi1325 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2006
    Bài viết:
    4.547
    Đã được thích:
    1
    Củ chuối , bảo sao mình thích đọc sử Tàu hơn. Vậy là cụ Du phạm tội sao chép còn làm lệch lạc bản gốc phỏng
  6. knmjbayjo

    knmjbayjo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2010
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    nếu vậy thì cần phải hỏi tôi tổ chức UNESSCO mới được, vì dám công nhận ông là "Danh nhân văn hóa thế giới" ---> nâng bi
    sau, lại phải hỏi tội cả dân tộc đại việt, bởi dám gọi ông một cách kính trọng là "Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du" ---> bế trứng

    Còn, nếu nhắm khả năng mình không kham nổi mấy việc hỏi tội đó, thì phải tự mua/down Kiều về mà xem
    Xem rồi thì xem lại-xem lại mà vẫn không hiều thì tụng-tụng cho đến lúc nào ngộ ra thì tự có câu trả lời cho mình.

    còn bây giờ, chúa có nói thì cũng như chó sủa qua tai mà thôi.
  7. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    chỉ một buổi không vào mà các bác đã bình luận nhiều thế này rồi cơ à. Bây giờ tôi xin đóng góp ý kiến của mình nhé. Chuyện của thằng bán tơ vậy là ok rồi, bác chủ top không còn hỏi gì nửa đúng không.

    Bác nào ở trên so sánh Hoạn Thư và Vương Hy phượng tôi thấy sai lầm quá. Vương Hy Phượng chỉ xuất thân bình thường, về làm dâu trong nhà họ Giả còn bản thân Hoạn Thư là thiên kim tiểu thư. Cha của Hoạn Thư làm Thượng thư bộ lại dưới triều Minh nắm quyền " thiên quang trũng tễ" tương đương với thủ_tướng bây giờ. Vậy mà nhìn cái cách cô ta đối xử với Thuý Kiều và Thúc Sinh: hết sức hợp lý. Thuý Kiều không có 1 cơ hội nào để đối lại, sau dù có dựa hơi Từ Hải thì Thuý Kiều cũng chẳng dám làm gì Hoạn Thư. Về lý thì rõ ràng Thuý Kiều đuối còn về quyền thì rõ ràng Từ Hải chỉ là 1 thằng cha cướp biển làm loạn không thể so được với 1 quan tể tướng đầu triều. Hơn nữa Thuý Kiều cũng không dám làm bậy vì còn nghỉ đến đường rút sau này.
    Hãy nhìn cách Hoạn Thư đối xử với Thúc Sinh xem: cô ta quá cao thủ. bản thân Thúc sinh rõ ràng có lỗi vậy mà cả truyện Kiều tôi không đọc thấy dòng nào Hoạn Thư trì chiết hay chưởi bới Thúc Sinh cả mặc dù cô ta thừa sức làm điều này, Hoạn Thư luôn giử danh dự cho Thúc Sinh, không hề làm Thúc Sinh mất mặt. Cô ta chỉ giở 1 chút thủ đoạn ra là Kiều sợ mất mặt phải chuồn. Và tôi cam đoan là cả đời Thúc Sinh cũng không dám qua mặt Hoạn Thư lần nào nửa. Ghen như Hoạn Thư mới đáng mặt cao thủ, tiếc là phụ nử hiện giờ rất ít người có được cái bãn lĩnh ghen như Hoạn Thư, nếu như có được cô vợ như Hoạn Thư nói thật tôi không biết là mình nên vui hay nên buồn nữa.
    Còn về thái độ của Nguyễn Du với nhà Nguyễn thì rõ ràng là ông không mặn mà với triều đại của Gia Long. cái mà ông hy vọng là phục hưng lại cái thuở huy hoàng của vua Lê chúa Trịnh, cái thời mà cha với anh của ông còn làm quan đầu triều. ông ra làm quan với nhà Nguyễn một phần vì bị ép nhưng cũng 1 phần vì sinh kế quãn bách nên ông thường tõ ra bị động, nhún nhường và không tỏ rõ thái độ. Hơn nữa quan trường dưới triều Nguyễn rất phức tạp ông không theo Gia Long từ những ngày gian khổ nên nếu chứng tỏ mình quá thì sẽ nhận được sự ganh tị của đám quan lại cùng triều, hơn nữa vụ xử Đặng Trần Thường trong đó có liên luỵ đến một người bạn của Nguyễn Du càng làm ông thêm chán nản không còn nhiệt tâm để cống hiến. Hơn nửa chức quan của ông tương đối thấp chỉ cở tứ hoặc ngũ phẩm nên ông cũng chẳng có vai trò gì lớn.
    Truyện Kiều của Nguyễn Du tuy dựa vào nội dung từ nước ngoài nhưng cái tài của Nguyễn Du là biến 1 truyện có nội dung bình thường thậm chí phải nói là dở thành một áng thơ đặc sắc. Những câu thơ tả cảnh, tả tình, tả người phải nói là tuyệt đĩnh. Chưa kể trong truyện Kiều còn vận dụng rất nhiều Điển tích, điển cố từ thời xa xưa vậy mà khi đưa vào truyện Kiều ta thấy không 1 chút nào gượng ép. Nếu có topic nào mở về Điển tích hay Điển cố của Truyện Kiều nhất định tôi sẽ tham gia. Lúc đó còn nhiều cái hay để bình luận.
  8. kimdung89

    kimdung89 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Bài viết:
    2.994
    Đã được thích:
    0
    vị trí của Trãi ra sao ở triều Lê thì bạn thử tìm hiểu xem. Chỉ biết trong số các công thần thì ông không được đứng hàng đầu đâu.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Ơ nói thật là kể cả cụ Trãi là danh nhân VH thế giới thì cũng ko có nghĩa là ở triều Lê (Sơ) cụ có vị trí quan trọng kinh khủng hay trong hàng công thần đứng đầu. Huống hồ nói thật là ngoài 1 tài liệu ở trên portal của UNESCO mà đến năm ghi nhận cũng sai be bét (1890???) thì ko thấy ở nguồn chính thống nào ghi nhận cả. Thế là thế nào. Các nguồn VN ko thấy bao giờ dẫn nguồn UNESCO, cũng chỉ dám ghi nhận đến Great Man of culture/poetry-người có ảnh hưởng đến văn hóa/thi ca. Thế nên nếu đầu óc có như con vật thì ai nói gì cũng tin, nhỉ. Dám nó cũng chả biết tổ chức này là gì, cứ nghe hơi nồi chõ thế thôi. Và xin chú, viết đúng tên hộ anh cái. Chú viết thế kia anh dò mãi chả hiểu nó là cái tổ chức/cá nhân nào cả.

    Ko có cái gọi là "dân tộc Đại Việt"-mà nó còn chả thèm viết hoa cho, chú em ạ. Chú nói cả dân tộc này là những ai (anh đảm bảo trong 90 triệu người VN, khối người chả biết đến ông ND là ai đấy, nên nói "tất cả" thì nên xem lại 1 tí)? Còn đúng, như Nguyễn Du cũng thừa sức làm đại thi hào của dân tộc này rồi, vì còn mấy ai ra hồn nữa đâu, phỏng?
  9. song_nhi1325

    song_nhi1325 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2006
    Bài viết:
    4.547
    Đã được thích:
    1
    Đoạn gạch đít in đậm bác làm em tý thì sặc nước chết gục trên bàn phím, mãi hồn mới nhập vào xác để lóp ngóp gõ vài chữ.
    Dám hỏi bác đã đọc Hồng Lâu Mộng của cụ Tào chưa ạ. Chỉ trong mấy chương đầu thôi , có thằng người làm nhà họ Giả ngồi kể chuyện ở Kim Lăng. Nói rất rõ đoạn Hy Phượng xuất thân là thiên kim tiểu thư , Long Vương thiếu ngọc trắng làm giường , phải hỏi mượn của Kim Lăng Vương, Kim Lăng Vương là nhà họ Vương của Hy Phượng. Chú của Hy Phượng là tuần kiểm 9 tỉnh . Em họ của Hy Phượng là Tiết Bàn đánh chết người , nhờ thế của họ Vương và họ Giả mà vụ đấy chìm xuồng êm đẹp . Tầm thường quá bác nhỉ. Ko nói bừa nhé , bằng chứng đây , trích hồi thứ 4 Hồng Lâu Mộng
    Nhà họ Hoạn làm to mà tìm cho con gái 1 chỗ đi về chán nhở, họ Thúc chỉ là thương buôn chứ có gì to tát, sĩ nông công thương , làm to thế thì cứ xem thằng nào đỗ trạng nguyên ép nó bỏ vợ ở quê rồi gả con gái cho nó.
    Mà bằng chứng chỗ nào bác phán đc bố của Hoạn Thư là thượng thư bộ Lại , em ko tin có ông Thượng Thư nào lại cho con gái làm dâu bọn lái buôn hèn hạ. Thúc Sinh thì là loại phá gia chi tử chứ có phải buôn vua bán chúa cỡ Lã Bất Vi đâu mà tinh tướng với cả phải giữ gìn. Thiên kim của Thượng Thư thì tái hôn mấy hồi =))
  10. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    chú của Vương Hy Phượng làm tuần kiểm 9 tỉnh có lợi hại bằng Nghênh xuân làm vương phi không? Thằng Giả liễn nó chim chuột với vợ Bảo nghị mấy lần, cưới thiếp cưới hầu mà Vương Hy Phượng đâu có dám làm gì nó chỉ giỏi hành hạ mấy đứa thấp cổ bé họng.
    Cha của Hoạn Thư làm thượng bộ Lại và dưới triều Minh không có chức tể tướng nên Thượng thư bộ Lại chính là " thiên quang trũng Tể" đứng đầu các quan và triều đình tương đương chức thủ_tướng bây giờ. Cở Thúc sinh và Thuý Kiều Hoạn Thư bóp chết cái một. Bác không tin tìm đọc truyện Kiều sẽ thấy:
    "Vốn dòng họ Hoạn danh gia.
    con quan Lại Bộ tên là Hoạn Thư."
    " ngước trông toà rộng dãy dài
    Thiên quang trủng tể có bài treo tên".
    bác muốn biết Thiên quang trủng tể là gì thì tiện đây tôi giải thích luôn: đó là chức tể tướng đứng đầu các quan trong nước theo quan chế nhà Chu. Đời Đường, Tống về sau không có Tể tướng mà có lục bộ đứng đầu là bộ Lại. Lại Bộ thượng Thư cũng coi là Thiên Quang Trũng Tể nên nhà có biển treo như thế.
    sở dĩ Thượng Thư bộ Lại đồng ý Thúc Sinh làm rể có lẽ vì thằng này đẹp trai, tán gái giỏi. tán đổ được thiên kim tiểu thư nhà họ Hoạn nên bất đắc dĩ phải gả chứ sao. Bác đọc truyện Kiều không thấy Hoạn Thư yêu Thúc Sinh say đắm cở nào. Chứ uy quyền của mình như thế Hoạn Thư thừa sức cho cả nhà Thúc Sinh đi tàu suốt chứ đừng nói là mềm mỏng nhẹ nhàng, không hề có 1 câu trách mắng Thúc Sinh nửa lời. Cho Kiều 1 trận đòn và bắt đánh đàn là còn nhẹ cho Kiều lắm. Nếu Hoạn Thư thích thì Kiều có chục cái mạng cũng đi tong.
    Rõ ràng Hoạn Thư quá yêu Thúc sinh và cô ta quá dư bản lĩnh để giử chồng. Tôi cam đoan cả đời Thúc sinh sẽ không dám léng phéng với ai nửa. Bác chê Hoạn Thư Lỗ mãng nông cạn làm tôi đọc mà buồn cười quá. Bác cần đọc lại truyện KIều để thấy rõ cái bản lĩnh của Hoạn Thư.

Chia sẻ trang này