1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THẮNG CẢNH DU LỊCH (Giới thiệu).

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi Tasmalakan, 23/10/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tasmalakan

    Tasmalakan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2004
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    THẮNG CẢNH DU LỊCH (Giới thiệu).

    Đền Hùng trên Đất tổ Hùng Vương - TP. Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ


    Đền Hùng




    Đền dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

    Phong Châu là đế đô của nước Văn Lang, từ năm 40.000 năm trước. Đấy là đất tổ của dân tộc Việt Nam.


    Tương truyền, xa xưa, các vua Hùng lựa chọn nhiều nơi, cuối cùng mới tìm được thánh địa này để đóng đô. Nơi này ở phía trước có sông tụ hội, hai bên có núi chầu hầu. Bãi sông tiện lợi cho sinh hoạt nhân dân. Đất đai màu mỡ thích hợp việc cày cấy, trồng trọt. Đất gò đồi cao thuận lợi việc lập ấp mở làng.

    Ngày nay, những dấu tích phát hiện được trong các đợt khai quật khảo cổ ở Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Làng Cả... cho thấy quanh vùng đất Phong Châu đều có tính chất tiêu biểu. Điều này chứng minh rằng đây là địa bàn sinh tụ của người Việt cổ thời Hùng Vương. Cuộc sống vật chất và tinh thần của con người ở đây đã đạt tới đỉnh cao văn minh lúc bấy giờ.

    Theo sử cũ, sau khi định đô ở Phong Châu, các vua Hùng đã chọn núi Nghĩa Lĩnh làm nơi tế trời đất, chủ thần và tiên tổ. Với những cái tên được gọi qua nhiều thời điểm khác nhau như là: Hy Chương, Nghĩa Cương, Hùng Lĩnh, núi Hùng, núi Nghĩa Linh cao 175m, nằm trên địa phận thôn Cổ Tích. Cây cối ở đây um tùm, xung quanh là gò đồi nhấp nhô trùng điệp.

    Tương truyền có tất cả 99 ngọn đồi vốn là 99 con voi có nghĩa phủ phục chầu núi Tổ, riêng có 1 con bất nghĩa, quay ngược lại bị chém đầu. Vì vậy, vùng này có một quả đồi có vết xẻ thành khe.

    Du khách đi đến đền Hùng, từ Hà Nội qua Cổ Loa, Đông Anh, khu công nghiệp Việt Trì, khu mộ cổ Làng Cả, cầu Bạch Hạc là nhìn thấy núi Hùng, núi Trọc, núi Văn in hình trên nền trời. Sau đó, tới Ngã Ba Đền Hùng, du khách rời đường lớn, rẽ vào con đường đất đỏ như xẻ qua đồi, dưới rừng cây tỏa rợp bóng mát. Cổng đền Hùng hiện ra ở chân núi phía Tây, bên những gốc thông đại thụ cao vút.

    Cổng xây theo kiểu tam quan, hai tầng, góc mái uốn cong. Bờ nóc có "lưỡng long chầu nhật". Cửa chính giữa cao rộng. Cách hai tường ngắn là hai cột trụ, đỉnh có đắp đèn ***g, con nghê. Phía trên cửa chính có 4 đại tự "CAO SƠN CẢNH HÀNG" có nghĩa là "NÚI CAO ĐƯỜNG LỚN".

    Vào cảnh du khách phải trèo lên 255 bậc đá để đến Đền Hạ. Theo truyền thuyết, ở đây bà Âu Cơ đẻ bọc trăm trứng, nở thành trăm người con: 50 theo cha là Lạc Long quân xuôi về miền biển, 49 người theo mẹ lên núi, để lại 1 người làm vua nước Văn Lang. Đấy là vua Hùng thứ nhất.

    Trong khu vực đền Hạ có chùa Thiên Quang. Trước cửa chùa là cây thiên tuế sống được 700 năm. Tại nơi này, vào ngày 19 tháng 8 năm 1954, bác Hồ nói chuyện với cán bộ và chiến sĩ sư đoàn 308 có nhiệm vụ tiếp quản thủ đô Hà Nội. Bác dặn: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta hãy cùng nhau giữ nước"

    Từ Đền Hạ, qua nhà đặt bia xinh xắn, bên gốc đại thụ, đi xuống chân núi ở mặt Đông Nam khoảng vài chục bậc đá, du khách đến được Đền Giếng. Đây là nơi thờ hai vị công chúa là Tiên Dung và Ngọc Hoa, con gái vua Hùng thứ 18.

    Trong đền có Giếng Ngọc. Tương truyền, hồi chưa hạ giá, hai công chúa vẫn còn ra đây soi bóng chải tóc. Bây giờ du khách hãy trở lại Đền Hạ, leo 168 bậc lên Đền Trung. Tương truyền đây là nơi các vua Hùng thường đến họp bàn việc nước với quần thần. Tiếp tục lên 102 bậc đá nữa, du khách đến được Đền Thượng, nơi các vua Hùng làm lễ tế Trời Đất. Thần Núi và Thần Lúa.

    Đền có bức hoành phi lớn đề 4 đại tự "NAM QUỐC SƠN HÀ". Trước đền Thượng có một cột đá lớn, dựng trên bệ cao, khói hương ám đen kịt, được gọi là đá thề. Tương truyền đây là nơi vua Thục Phán đã nguyện xin đời đời tế tự các vua Hùng và giữ gìn cơ nghiệp họ Hùng truyền lại.

    Phía bên đền Thượng, thấp hơn vài chục bậc lăng là vua Hùng, tượng trưng cho mộ tổ xây dựng vào đầu thế kỷ 20, kiến trúc giản dị đơn sơ. Toàn bộ khu di tích hiện nay bao gồm 4 đền 1 chùa, 1 lăng, đều được trùng tu hoặc xây thêm cách nay vào khoảng trăm năm.

    Gần đây, những cuộc nghiên cứu khảo sát trên núi Hùng, nhiều di vật của kiến trúc cổ thời Lý Trần trở về trước như gạch ngói cổ, tháp đất nung, cột đá... Ngay cái cột đá được gọi là "đá thề" cũng là cột đền chùa miếu mạo vì trên thân cột còn thấy có lỗ đục để lắp xà..

    Theo lời kể của các cụ già ở địa phương đền Trung có sớm nhất, do thôn Trẹo (tên nôm của làng Triệu Phú, có đông người họ Trẹo, nay đổi thành Triệu) xây dựng từ thời xa xưa để thờ các vua Hùng. Sau làng Trẹo đông dần, chia thành ba làng là: Triệu Phú, Cổ Tích, Vi Cương. Hai làng mới cũng lập đền thờ trên núi. Làng Cổ Tích dựng đền Thượng. Làng Vi Cương dựng đền Hạ. Triệu Phú là làng gốc vẫn trông nom thờ cúng đền Trung như cũ.

    Ba bài vị thờ các thần núi có tên nôm na là núi Cả, núi Vặn, núi Trọc và tên chữ Hán là "Đột Ngột Cao Sơn", "Ất Sơn" (núi gần), "Viễn Sơn" (núi xa) đặt trong các đền. Vỏ trấu lớn bằng đá, về sau làm lại bằng gỗ thờ ở đền Thượng. Tảng đá "cối xay" đường kính trên 2m ở trên núi Trọc được chú ý bảo tồn. Những mảnh đá lớn kê hai bên bệ thờ ở đền Hạ là những dấu tích gợi nhớ những nghi thức thờ cùng nguyên thủy của cư dân thời Hùng Vương.

    Quanh đền Hùng, một loại tên đất, tên xóm làng, còn vang vọng một thời! Xã Thậm Thình là nơi xã giã gạo cho vua. Kẻ Sủ, nơi làm việc cho các quan. Kẻ Đọi là chỗ rèn luyện quân sĩ. Kẻ Gát, nơi vua dựng lầu kén rể, v.v...

    Khu vực Đền Hùng được bảo vệ, tôn tạo khá chu đáo. Đường đi được làm thêm vào thời gian gần đây; bậc đá lên đền được sửa lại; cây được trồng thêm. Ngoài ra, còn xây thêm khu công quán, đào hồ chứa nước Lạc Long Quân...

    Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn xuống, du khách thấy phía xa xa là Ngã Ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông Hồng. Xưa kia, mênh mông như biển cả. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện... Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.

    Đền Hùng hiện còn một số kiến trúc cổ thời hậu Lê là gác chuông, tam quan, đền Hạ. Với tấm lòng tôn kính các Vua Hùng, nhiều địa phương như TPHCM, các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Lâm Đồng, Minh Hải... đều có đền thờ. Riêng ở Phú Thọ và Vĩnh Phúc có hơn 600 nơi thờ các vua Hùng cùng gia quyến và các tướng lĩnh. Đặc biệt, Việt Kiều về nước đã xin đất và chân hương ở Đền Thượng, lập bài vị các Vua Hùng đưa sang thờ tại Pari (Pháp) và bang California (Mỹ). Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của người Việt Nam. Trước kia, lễ hội Đền Hùng định lệ cứ năm chẵn, có quan triều đình và quan hàng tỉnh về cúng tế. Những năm khác thì do dân "Trưởng tạo lệ" gồm hai làng Hy Cương và Vy Cương sắm lễ cúng Tổ. Năm hội chính, treo cờ thần, 40 làng chung quanh đền rước kiệu tới chầu. Mỗi làng rước ba kiệu: một kiệu trầu cau, hoa quả, rượu hương nến; một kiệu nhang án và một kiệu bánh chưng, bánh dày, có chấm giải và trao thưởng. Những nghi thức hành lễ rất trang trọng và tôn nghiêm. Nhiều trò chơi dân gian và nghệ thuật diễn xướng như hát xoan, hát chèo, hát tuồng diễn ra, thu hút đông đảo công chúng tham dự.

    Hội đủ thế đất "sơn chầu, thủy tụ", dồi dào "khí thiêng sông núi", Đền Hùng chứa đựng những sự tích thần kỳ của nước Văn Lang cổ đại, và là nơi thể hiện tấm lòng gắn bó và thành kính nhớ ơn những bậc tiền nhân của người Việt. Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng 3.2 đầu xuân Canh Thìn 2000, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, ************* Trần Đức Lương đã tới dâng hương, trồng cây tại Đền Hùng và làm việc với Đảng bộ, chính quyền tỉnh Phú Thọ. Vinh dự được sống ở vùng đất Tổ, cán bộ, nhân dân Phú Thọ cố gắng làm tròn phận sự giữ gìn Đền Hùng và tha thiết nghị hai vấn đề chủ yếu. Thứ nhất, ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam phát động phong trào "Cả nước hướng về Đền Hùng" nhằm thu hút sự hỗ trợ của các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, các cá nhân trong nước và kiều bào ở nước ngoài đầu tư, tu bổ quần thể di tích lịch sử Đền Hùng, xây dựng khu trung tâm lễ hội và làng văn hóa thời HùngVương. Thứ hai, Quốc hội và Chính phủ xem xét, quyết định ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mồng 10 tháng ba lịch âm hằng năm là ngày quốc lễ.

    Trong quá trình giao lưu, vùng văn hóa đất Tổ và các vùng văn hóa ở mọi miền đất nước sẽ phong phú thêm, và hình thành rõ nét bản sắc văn hóa dân tộc.





    Được Tasmalakan sửa chữa / chuyển vào 23:55 ngày 23/10/2004
  2. Tasmalakan

    Tasmalakan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2004
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0

    Hang Lạng - Tỉnh Phú Thọ
    Xuân Sơn (thuộc huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) là một địa điểm có nhiều tiềm năng du lịch của đất Tổ Phú Thọ. Ðến với Xuân Sơn, du khách không thể không đến hang Lạng, một kỳ tích thiên nhiên làm say đắm lòng người.
    Hang Lạng ăn sâu trong lòng núi Ten, cửa vào hang nhìn thẳng ra cánh đồng Mường Lạng. Hang Lạng là hang lớn nhất, dài nhất trong số hang động thạch nhũ ở Xuân Sơn. Vòm hang Lạng có chỗ cao đến mười lăm, hai mươi mét và chiều rộng cũng cỡ khoảng như vậy. Hang chạy dài, dọc dãy núi đá vôi. Người ta thả quả bưởi có đánh dấu vào hang lúc sáng thì chiều tối đã thấy nó ở suối Lấp, cùng dãy núi nhưng cách chỗ thả chừng khoảng 20km.
    Chạy dọc đáy hang là một con suối lớn. Những chỗ hang phình ra, nền hang trải đều một lớp đá củ đậu, cát vàng và đất sét. Nhiều chỗ thạch nhũ buông xuống, qua hàng triệu triệu năm đã tạo nên muôn hình ngàn dạng như ngàn vạn toà thờ Phật, thờ thần. Lại có nhiều trụ cột, được thiên nhiên đắp, vẽ, điểm tô, chống từ đáy hang lên vòm trần như các cột nối từ cõi âm ti lên đỉnh thiên đàng. Các phiến thạch nhũ tạo cho hang động đẹp một cách huyền bí, tâm linh. ở các pho tượng, nhũ đá vừa giống như ma quỷ, vừa như thần linh, nhô lên giữa dòng suối long lanh trong ánh đèn, ánh đuốc. Nhũ đá ở đây không sỉn thành một màu xám như nhiều hang động núi đá vôi, mà sáng trắng và nhiều chỗ lấp lánh muôn hồng ngàn tía rất kỳ lạ.
    Hang Lạng rộng và dài đủ cho hàng ngàn người cùng vào chiêm ngưỡng. Cách cửa hang vài giờ đi bộ, đáy hang trở thành suối sâu đến 2 mét nước. Từ đây, người ta có thể tiếp tục soi đuốc, ngồi mảng để thăm thú về sự kỳ diệu của thiên nhiên, đã tạo dựng nên một kỳ quan để cho con người vui chơi giải trí. Suối nước trong hang có khá nhiều cá măng, cá ngạnh nặng cỡ dăm bảy ký. Loài dơi màu đen đậu nhan nhản trên trần hang.
    Ngày xưa, cứ vào mồng bốn tết hàng năm, sau khi cúng cấm (cúng vị thần hang cho phép vào cửa), người dân Mường Lạng lại đốt đèn đốt đuốc đưa nhau vào sâu trong hang, chọn bãi rộng để ném còn, hát rang, hát ống, đánh trống đá, đàn đá, những "nhạc cụ" do thiên nhiên tạo ra.
    Hang Lạng không những có cảnh đẹp thiên nhiên kỳ bí mà nó còn hấp dẫn du khách bởi những truyền thuyết đầy huyền bí. Từ xa xưa, dân làng Xuân Sơn đã thờ thần hang Lạng. Thần là con rắn hoá thân thành chàng trai tuấn tú vẫn thường đến giúp việc nhà Thổ Lang xóm Lạng. Nhiều hôm chàng giúp nàng Bạch, con gái Thổ Lang cấy lúa trên những thửa ruộng ở đồng Lạng. Chàng nhổ mạ, cấy gặt nhanh hơn hết thảy mọi người. Dần dà, nàng Bạch đem lòng yêu mến chàng. Một hôm, ăn uống xong, chàng lên giường trùm chăn ngủ. Do ngủ say, vô tình cựa quậy chàng để hở ra ngoài chăn nguyên hình hài một con rắn trắng. Quan Thổ Lang xua đuổi con rắn trắng ra khỏi nhà, nhắc nhở con gái tránh bị rắn hoá thành người lừa lọc cám dỗ. Một hôm, nàng dệt vải, con sợi rơi lăn mãi xuống ao sâu. Nàng ra ao vớt con sợi về thì bị ốm chết.
    Quan Thổ Lang biết con gái mình đã bị rắn bắt đi làm vợ. Dân làng phải đem xác nàng Bạch chôn cao trên đỉnh núi Ten để rắn không lấy được xác nàng đi. Nhưng rồi rắn làm mây mưa tầm tã rạch ngang dọc núi Ten thành sông thành suối để chở xác vợ về hang Lạng sống với mình. Từ đấy, người ta phải cúng rắn thần và nàng Bạch, cầu phù hộ cho mưa gió thuận hoà để có nước cày cấy. Hang Lạng được coi là Thủy cung của thần bảo hộ xóm Lạng. Sau này, người ta mới dựng đình Lạng để các ngày lễ có nơi cầu tế thần phù hộ cho dân khang vật thịnh. Rắn và nàng Bạch từ lâu đã là Thành hoàng của người Xuân Sơn. Giống như nhiều làng Việt, Thành hoàng đều có đền, miếu yên tĩnh để nghỉ ngơi. Miếu thờ Thành hoàng cũng có ban thờ để các ngày sóc, vọng, ông từ của các làng người Kinh, ông mo của các làng người Mường thắp hương cúng thần. Hàng năm vào các ngày tiệc lớn, người ta mới rước thần từ miếu ra đình để cầu tế. Làm xong lại rước thần về ngự ở miếu cũ. Hang Lạng cũng như miếu của làng Việt, là nơi thần ở. Thần là loài sống ở dưới nước nên gọi hang Lạng là Thủy cung. Các ngày sóc, vọng (mồng 1, rằm) hàng tháng, ông mo lại vào hang thắp hương cúng thần. Chỉ các ngày tiệc của làng: lễ cầu mùa, lễ mở cửa rừng, ngày kỵ của vợ thần... người ta mới tổ chức tế lễ ở đình Lạng. Lễ cúng thần bao giờ cũng có gạo và trứng. Gạo là sản phẩm của lúa nước, là âm tính thuộc về thế giới của loài rắn sống dưới nước. Còn trứng biểu tượng cho chim ở trên rừng thuộc về dương. Truyền thuyết thần hang Lạng và tục thờ cũng của người Mường Xuân Sơn phản ánh tư duy thần thoại của tộc người Việt cổ làm lúa nước sống ở vùng Xuân Sơn này. Thần tích này cùng mô típ với thần thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ chỉ khác ở chỗ là nó xuất hiện ở thời kỳ hình thái đã phát triển khá cao, có hôn nhân một vợ một chồng, chế độ mẫu hệ đã bàn giao quyền sang cho người đàn ông. Vợ phải sang ở nhà chồng. ở đây nàng Bạch đã phải sang Thủy cung sống với chồng là con rắn trắng.
    Giải mã truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ và thần Lạng, Thành hoàng làng Mường Xuân Sơn chúng ta sẽ thấy được đôi phần xã hội thời đại Hùng Vương, những quan niệm của cư dân Lạc Việt và tinh thần con người thời đại đó đã ăn sâu trong tâm thức cộng đồng người Việt ở tận nơi thâm sơn cùng cốc này. Huyền thoại hang Lạng đã làm cho tâm hồn các thế hệ người dân Xuân Sơn trường tồn trong lịch sử dài dặc của dân tộc Việt. Hãy gìn giữ thần thoại ấy thành di sản văn hoá làm món quà quý báu dâng cho du khách mai này khi Xuân Sơn trở thành vườn cấm quốc gia, một thắng cảnh kỳ thú, một khu du lịch hiếm hoi ở vùng đất Tổ, nơi Vua Hùng dựng nước.
  3. Tasmalakan

    Tasmalakan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2004
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0

    Có một Hạ Long trên đất Phú Thọ

    Ao Giời
    Đầm Ao Châu (thị trấn Hạ Hòa, Phú Thọ) có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái với diện tích mặt nước hơn 300 ha, hàng trăm đảo lớn nhỏ cùng các loại thực vật, động vật phong phú...
    Đầm Ao Châu được coi là một Hạ Long trên đất Phú Thọ. Đây là một tiềm năng du lịch hấp dẫn và đầy triển vọng của đất tổ Vua Hùng.
    Cách thành phố Việt Trì 80km và thị xã Phú Thọ 50 km, Ao Châu nằm trên địa bàn thị trấn Hạ Hòa thuộc các xã Y Sơn, Ấm Hạ và Phụ Khánh có vị trí địa lý hết sức thuận lợi. Về đường sắt, Ao Châu nằm trên tuyến đường Hà Nội-Lào Cai và tương lai đây sẽ là trục đường sắt xuyên Á, nối liền giữa các nước trong khu vực với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Về đường bộ, thắng cảnh này nằm trên trục quốc lộ số 2-tuyến đường bộ quan trọng nhất nối liền giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc. Còn về đường thủy, có nhiều con sông lớn chảy qua nơi đây như sông Hồng, sông Đà, sông Lô..., Ao Châu còn mang đậm nét nguyên sơ, thuần khiết của tạo hóa. Ao Châu có diện tích mặt nước hơn 300ha và chung quanh là hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ được bao phủ một thảm thực vật đa loài dầy đặc và phong phú (đỉnh cao nhất cao tới 177 m so với mặt biển) cộng với sự hình thành 99 ngách nước đan cài vào các khe núi. Đáng chú ý là mực nước trong hồ luôn có độ sâu khoảng 3 m, nhiều nơi sâu tới 35 m và quanh năm không bị cạn. Nhờ vậy, mặt nước Ao Châu trong xanh, không bị ô nhiễm và có nhiều thủy tộc sinh sống: dải, rùa vàng, ba ba... Đặc biệt, lâu nay nhân dân địa phương còn trồng nhiều loại cây ăn quả như: mít, bưởi, nhãn, vải... càng khiến cho Ao Châu trở nên hấp dẫn : Xác định rõ đây là cơ hội hiếm có để phát triển du lịch, phục vụ các nhu cầu của du khách, năm 2001, tỉnh Phú Thọ đã phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu du lịch đầm Ao Châu với diện tích khoảng 1.500 ha. Đồng thời, Sở Thương mại-Du lịch Phú Thọ và Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (Tổng cục Du lịch) đã phối hợp khảo sát và lập quy hoạch chung Khu du lịch Ao Châu. Qua đó, các chuyên gia đầu ngành về du lịch đều khẳng định tính khả thi của dự án Ao Châu có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển thành Khu du lịch sinh thái với các loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng, bơi thuyền, câu cá, leo núi, hái lượm..., góp phần đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước, nhất là khách du lịch Trung Quốc. Cùng với Khu du lịch này, các tài nguyên du lịch thuộc các địa phương khác trong tỉnh như: các lễ hội truyền thống, các di tích lịch sử văn hóa, khu danh thắng Xuân Sơn, khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Thanh Thủy, Ao Giời-Suối Tiên và đời sống sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc thuộc huyện Thanh Sơn, Yên Lập... sẽ tạo nên một tam giác du lịch mang những sắc thái khác nhau với nhiều loại hình du lịch đặc sắc, phong phú, đa dạng. Theo Phó Giám đốc Sở Thương mại-Du lịch Phú Thọ: Công ty TNHH Dân Cơ, Đài Loan vừa ký biên bản ghi nhớ với Sở Thương mại-Du lịch Phú Thọ. theo đó, Sở Thương mại-Du lịch Phú Thọ đồng ý cho Công ty TNHH Dân Cơ, Đài Loan đầu tư trực tiếp hình thức 100% vốn nước ngoài vào Khu du lịch Ao Châu (khoảng 200 triệu USD) để xây dựng các công trình kiến trúc, khách sạn quốc tế, bến cảng, du thuyền, biệt thự, Câu lạc bộ vui chơi điện tử quốc tế có thưởng, các công trình giao thông thủy, bộ (bao gồm cả thủy phi cơ), ngân hàng quốc tế, giao dịch xuất nhập khẩu.
    Trong tương lai gần, Khu du lịch Ao Châu sẽ là điểm đến đầy hấp dẫn, thúc đẩy sự phát triển của cả một vùng về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và ước tính có thể giải quyết việc làm cho khoảng 10 vạn lao động địa phương. Ngoài ra, sự xuất hiện của Ao Châu còn thúc đẩy sự phát triển các làng nghề truyền thống, các ngành sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, nhất là xuất khẩu tại chỗ các mặt hàng lưu niệm cũng như phát triển các khâu dịch vụ.
  4. Tasmalakan

    Tasmalakan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2004
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Tìm về đền Mẫu Âu Cơ - Tỉnh Phú Thọ
    Đền nằm giữa một cánh đồng lúa bên dòng sông Thao thuộc xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà (Phú Thọ). Tương truyền trong số 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên núi, người con cả dừng ở đất Phong Châu dựng kinh đô Văn Lang cai quản đất nước truyền ngôi được 18 đời, gọi là các vua Hùng. 49 người con theo mẹ tiếp tục ngược thượng nguồn sông Thao, đến vùng Hiền Lương thấy sơn thuỷ hữu tình, đất đai tươi tốt bèn hạ trại khai hoang lập ấp, dạy cho dân làng nghề trồng lúa, nuôi tằm? Làng xóm từ đó ngày một trù phú, cư dân ngày càng đông đúc. Thấy muôn dân đã thạo nghề cày cấy, một ngày kia mẹ Âu Cơ cùng các tiên nữ bay về trời, vương lại một tấm lụa đào bên gốc đa giữa cánh đồng. Dân làng lập đền thờ tại đó để thờ mẹ, hàng năm mở hội đền vào mùng 7 tháng Giêng là ngày "Tiên giáng"?
    Trong lịch sử tồn tại mấy ngàn năm, đền thờ Mẫu Âu Cơ đã ba lần được các triều đại nhà nước Việt Nam sắc phong. Lần thứ nhất dưới triều vua Lê Thánh Tông (1428-1527), nhà vua đã sai giám quốc sư lên Hạ Hoà phong thần và cấp tiền cho nhân dân tôn tạo đền Mẫu Âu Cơ. Dưới triều Nguyễn, năm 1874 vua Tự Đức sắc phong là đền thờ Quốc Mẫu. Ngày 3-8-1991 đền Mẫu Âu Cơ được Bộ VH-TT cấp bằng công nhận di tích lịch sử quốc gia.
    Trải bao biến thiên của lịch sử, ngôi đền đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần. Lần trùng tu gần đây nhất vào năm 1991. Đền có năm gian hình chữ nhất (-), cột gỗ lom, mái lợp ngói vẩy. Cây đa cổ thụ sau đền cành lá xum xuê gần như bao phủ kín ngôi đền bé nhỏ. Pho tượng Quốc mẫu Âu Cơ cao 0,93m đặt trên ngai vị, hai tay đặt trên đầu gối, chân đi hài cong, đầu đội mũ lấp lánh kim cương, dáng hình hiền hậu và thanh tú. Toàn bộ tượng và ngai được đặt trong một khám cao 1,82m, xung quanh trạm trổ tùng, cúc, mai và rồng chầu mặt nguyệt. Các thành phần khác bằng gỗ trong đền đều được chạm trổ cầu kỳ và sơn son thếp vàng?
    Lễ chính đền Mẫu Âu Cơ vào ngày 7-1, kéo dài trong ba ngày, sau khi tế nữ xong mới đến lễ Mẫu dâng hương sớ. Trong dịp này trước sân đền và tại đình làng có nhiều trò chơi dân gian địa phương như: cướp cờ, đánh phết, hát ghẹo, hát xoan? Đặc biệt có tục làm bánh vôi từ bột gạo nếp và nước mía là đặc sản ngon nổi tiếng của vùng Hạ Hoà. Nhân dân địa phương ai cũng thuộc câu ca truyền tụng nhiều đời:
    Mùng bảy đang tiết tháng Giêng
    Dân hiền tế lễ trống chiêng vang trời
    Anh em Bách Việt ta ơi!
    Ngày xuân thong thả tới nơi xem tường
    Đây ngày hội tế Mẫu vương
    Người sinh ra Tổ Hùng Vương nước nhà?
    Đền Mẫu Âu Cơ nằm trong một quần thể có nhiều di tích lịch sử và công trình văn hóa. Cách đền 500m về phía Đông có đình thờ Đức Ông Đột Ngột Cao Sơn - Thánh Vương Nam Việt và hai tướng quân nổi tiếng của vua Hùng là Hùng Trấn Quý Minh và Hùng Trấn Bảo Quốc. Cách đó không xa về phía Tây là chùa Linh Phúc có quả chuông đồng đề bốn chữ lớn "Linh Phúc tự chung" và 20 pho tượng cổ. Vùng đất Hiền Lương còn có nhiều di tích khảo cổ thuộc nền văn hoá Sơn Vi như: Động Lâm, Ấm Thượng, Lang Sơn? Đặc biệt, Hiền Lương - Hạ Hoà là chiến khu văn hoá trong kháng chiến chống Pháp với di tích đền Cả, nơi ra đời Hội Nhà văn Việt Nam và trụ sở của nhiều cơ quan văn hoá nghệ thuật thời đó. Chiến khu Ngòi Vần - Hiền Lương vừa là một di tích cách mạng, vừa là một khu du lịch sinh thái rất lý tưởng. Tiếc là do đường sá cách trở nên thông thường du khách hành hương về Phú Thọ chỉ dừng chân ở khu vực đền Hùng ở Phong Châu?
    Được Tasmalakan sửa chữa / chuyển vào 23:45 ngày 23/10/2004
  5. Tasmalakan

    Tasmalakan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2004
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0

    Khu du lịch sinh thái Xuân Sơn
    Cách Hà Nội 120 km, nằm trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ là vườn quốc gia Xuân Sơn rộng hơn 15 nghìn ha, đứng thứ 12 trong số 15 vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam. Nơi đây có hệ sinh thái rừng điển hình của miền Bắc vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ nên có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với du khách.
    Không khí ở khu du lịch rất trong lành, mát rượi, cảm giác như mùa hè của vùng ôn đới. Những tán cây đủ loại tầng tầng lớp lớp xanh đến ngợp mắt, phía xa xa giữa mầu xanh, thỉnh thoảng xuất hiện những con suối nước chảy lấp lánh và những nếp nhà sàn. Hệ thực vật của rừng có 32 loại được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, trong đó có nhiều loại cây quý hiếm có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế cao như: lát, sến mật, chò chỉ, nghiến, củ dòm, rau sắng, dây ngót rừng... Hệ động vật có 46 loài quý hiếm, có tên trong sách đỏ Việt Nam và 18 loài có tên trong sách đỏ thế giới.
    Đi khỏi rừng đến một cánh đồng rộng giống như thung lũng bốn bề núi rừng vây quanh, vượt qua cánh đồng là đến hang Sơn Tinh có lối xuống nhỏ, hẹp, thẳng đứng chỉ đủ một người chui, nhưng khi vào trong lại rất rộng có thể chứa vài trăm người. Ở độ cao 400 m so với mặt biển, hang Lạng có suối chảy quanh năm, từ xóm Lạng ra xóm Lấp rồi vòng về xóm Cỏi, cứ qua mỗi xóm lại có một bình nguyên, ở đó có hồ rộng chừng 4-5 ha, nơi cư ngụ của những loài cá: trê, chép, quất và măng xanh. Cá măng xanh nơi đây được coi như một đặc sản vì thịt thơm và rắn chắc, có con nặng tới 7 kg.
    Hệ thống núi, hang động và rừng ở đây rất tự nhiên, nhất là rừng nguyên sinh trên núi đá vôi gọi là thạch lâm xanh đã tạo thành một quần thể thắng cảnh phong phú và đa dạng. Khu vườn có ba đỉnh núi cao: Núi Voi, núi Ten và núi Cẩn. Nối ba đỉnh núi này tạo thành một "tam giác cân" với mỗi cạnh chừng 4,5 km toàn là rừng nguyên sinh. Sắp tới, tại khu vực này sẽ xây dựng tuyến cáp treo nối ba đỉnh núi, ngồi trên cáp treo, du khách sẽ nhìn rất rõ thuỷ điện Hòa Bình, thuỷ điện Sơn La, khu du lịch Tam Đảo, Ba Vì và di tích Đền Hùng.
  6. chungtm2000

    chungtm2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    487
    Đã được thích:
    0
    Rất cảm ơn bạn vì sự đóng góp của bạn với Box Phú thọ, nhưng chủ đề này đã được đề cập tại topic Đất Tổ Vua Hùng (Truyền thuyết, lịch sử, văn hóa, địa lý, con người...)
    (http://ttvnol.com/Phutho/429038.ttvn), để tránh loãnh chủ đề và bài viết, mong bạn hãy post bài vào đúng chủ đề. Tôi khoá chủ đề này lại, mong bạn thông cảm và hiểu cho tôi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này