1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thắng cảnh Phú Thọ - Mục lục sẽ làm ở trang 1. Mới nhất: Clip - Ao Châu: Nét vẽ hoang sơ!

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi hoangha_deptrai, 23/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. HanhDung_ptht

    HanhDung_ptht Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2006
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Có vẻ như mọi người dạo này ít tham gia post bài nhỉ????Một chủ đề tương đối hay vậy mà bị lãng quên cho nó ra tận rìa ngoại ô thế này!!!!!!!!!!Thôi phải up nó lên cáiChẹp!!!!!!!!!!Mà không biết dạo này chủ nhà đâu hết rồi nữa.
    Hạ Hoà ngoài Đầm Ao Châu còn nổi tiếng với Đền Âu Cơ cùng với Ao Giời nữa.Tôi không biết các bạn có nhiều người biết đến 2 địa danh này hay không nhưng Ao Giời là một điểm du lịch hấp dẫn rất nhiều các bạn trẻ ở các tỉnh bạn xung quanh(Yên Bái,Hà Tây).Ao giời hoàn toàn là một điểm du lịch lý tưởng chưa có bàn tay con người tác động vào.Vì vậy,theo như tôi được biết NÓ chưa được ghi lại trong bất cứ quyển sách nào.Tôi post nó lên đây bởi nó hoàn toàn đủ điều là một điểm du lịch hấp dẫn của Phú Thọ trong tương lai.Tôi ghi lại nó theo trí nhớ của mình,không có cơ sở tài liệu nào.Có gì sai sót mong các bạn gần xa(những ai biết thông tin về nó) có thể tham gia góp ý kiến.
    Ao Giời nằm trên địa phận xã Vô Tranh và xã Quân Khê của huyện Hạ Hoà.Cách Thị Trấn Hạ Hoà khoảng trên dưới 10km.Từ Hà Nội các bạn có thể đi theo quốc lộ 32(Đường bây giờ rất đẹp),khi đến địa phận xã Bằng Giã(135km mất khoảng 2tiếng rưỡi đi xe máy) các bạn có thể hỏi bất cứ người dân nào người ta cũng có thể chỉ đường cho bạn đến với Ao Giời.Hoặc các bạn có thể đi theo quốc lộ 2(nhưng đường này xấu và xa hơn).Đến thị trấn Hạ Hoà bạn phải đi thuyền qua sông Hồng (Cảnh đẹp và thơ mộng miễn chê luôn)rồi mới sang đến xã Bằng Giã.Chỉ cần cách Ao Giời khoảng 2-3km là bạn có thể nghe thấy tiếng suối và thác đổ rồi.Nếu vào mùa hè mà bạn đi Ao giời thì tuyệt cú mèo...........Chưa vào đến nơi đã cảm thấy mát lịm rồi.Không khí ở đây thật tuyệt vời ,khung cảnh thoáng mát nên thơ.Khi đến với Ao Giời bạn hoàn toàn bị chinh phục bởi vẻ đẹp kỳ vĩ của nó.
    Ao Giời nằm trên độ cao khoảng 700-1000m.Để lên được đến Ao Giời bạn phải lội suối và thác qua 5 tầng.Qua mỗi tầng bạn lại thấy không khí như lạnh hơn.Tôi được nghe mọi người truyền nhau rằng chưa ai co đủ mọi yếu tố để có thể vượt lên được tới tầng thứ 4 của nó.Tôi hi vọng trong nay mai sẽ có người được lên ngắm toàn cảnh thực thụ của Ao giời trên 5 tầng thác.Chắc là thú vị lắm nhỉ.
    Thôi chào tạm biệt mọi người!Có rất nhiều thông tin hấp dẫn ở nhiều địa danh nữa nhưng giờ bận rồi.Lần sau tiếp tục thôi!!!!!!!!!!!!
  2. HanhDung_ptht

    HanhDung_ptht Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2006
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Chán!cái topic này lại rơi xuống tận trang 3 rồi.Mình lại up nó lên vậy!
  3. HanhDung_ptht

    HanhDung_ptht Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2006
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay là đền Mẫu Âu Cơ nhé! Đền Âu cơ mình muốn nói đến không phải là cái đền mới được xây dựng nằm trong khu di tích đền Hùng đâu mà là nó nằm ở Huyện nhà mình cơ,cách nhà mình khoảng 15km và là quê ngoại của mình đó.Nhà bà ngoại mình cách đền chừng 500m.Ngày xưa mỗi lần về quê mình hay ra đó chơi.Giờ lớn rồi,đi học và đi lmà xa nhà nên cũng ít về hơn.Nếu hôm nào mọi người muốn đến đó chơi mình hi vọng sẽ được đưa các bạn đi.Đền này cách khu vực Ao giờ và Ao Châu không xa lắm !Các bạn đi 1 vệt là có thể tham quan được ba nơi tuyệ vời này.Mình cam đoan các bạn sẽ bị hút hồn với cảnh đẹp thanh bình ở nơi đây!
  4. HanhDung_ptht

    HanhDung_ptht Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2006
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Tìm về đền Mẫu Âu cơ
    Đền nằm giữa một cánh đồng lúa bên dòng sông Thao thuộc xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà (Phú Thọ). Tương truyền trong số 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên núi, người con cả dừng ở đất Phong Châu dựng kinh đô Văn Lang cai quản đất nước truyền ngôi được 18 đời, gọi là các vua Hùng. 49 người con theo mẹ tiếp tục ngược thượng nguồn sông Thao, đến vùng Hiền Lương thấy sơn thuỷ hữu tình, đất đai tươi tốt bèn hạ trại khai hoang lập ấp, dạy cho dân làng nghề trồng lúa, nuôi tằm? Làng xóm từ đó ngày một trù phú, cư dân ngày càng đông đúc. Thấy muôn dân đã thạo nghề cày cấy, một ngày kia mẹ Âu Cơ cùng các tiên nữ bay về trời, vương lại một tấm lụa đào bên gốc đa giữa cánh đồng. Dân làng lập đền thờ tại đó để thờ mẹ, hàng năm mở hội đền vào mùng 7 tháng Giêng là ngày "Tiên giáng"?
    Trong lịch sử tồn tại mấy ngàn năm, đền thờ Mẫu Âu Cơ đã ba lần được các triều đại nhà nước Việt Nam sắc phong. Lần thứ nhất dưới triều vua Lê Thánh Tông (1428-1527), nhà vua đã sai giám quốc sư lên Hạ Hoà phong thần và cấp tiền cho nhân dân tôn tạo đền Mẫu Âu Cơ. Dưới triều Nguyễn, năm 1874 vua Tự Đức sắc phong là đền thờ Quốc Mẫu. Ngày 3-8-1991 đền Mẫu Âu Cơ được Bộ VH-TT cấp bằng công nhận di tích lịch sử quốc gia.
    Trải bao biến thiên của lịch sử, ngôi đền đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần. Lần trùng tu gần đây nhất vào năm 1991. Đền có năm gian hình chữ nhất (-), cột gỗ lom, mái lợp ngói vẩy. Cây đa cổ thụ sau đền cành lá xum xuê gần như bao phủ kín ngôi đền bé nhỏ. Pho tượng Quốc mẫu Âu Cơ cao 0,93m đặt trên ngai vị, hai tay đặt trên đầu gối, chân đi hài cong, đầu đội mũ lấp lánh kim cương, dáng hình hiền hậu và thanh tú. Toàn bộ tượng và ngai được đặt trong một khám cao 1,82m, xung quanh trạm trổ tùng, cúc, mai và rồng chầu mặt nguyệt. Các thành phần khác bằng gỗ trong đền đều được chạm trổ cầu kỳ và sơn son thếp vàng?
    Lễ chính đền Mẫu Âu Cơ vào ngày 7-1, kéo dài trong ba ngày, sau khi tế nữ xong mới đến lễ Mẫu dâng hương sớ. Trong dịp này trước sân đền và tại đình làng có nhiều trò chơi dân gian địa phương như: cướp cờ, đánh phết, hát ghẹo, hát xoan? Đặc biệt có tục làm bánh vôi từ bột gạo nếp và nước mía là đặc sản ngon nổi tiếng của vùng Hạ Hoà. Nhân dân địa phương ai cũng thuộc câu ca truyền tụng nhiều đời:
    Mùng bảy đang tiết tháng Giêng
    Dân hiền tế lễ trống chiêng vang trời
    Anh em Bách Việt ta ơi!
    Ngày xuân thong thả tới nơi xem tường
    Đây ngày hội tế Mẫu vương
    Người sinh ra Tổ Hùng Vương nước nhà?
    Đền Mẫu Âu Cơ nằm trong một quần thể có nhiều di tích lịch sử và công trình văn hóa. Cách đền 500m về phía Đông có đình thờ Đức Ông Đột Ngột Cao Sơn - Thánh Vương Nam Việt và hai tướng quân nổi tiếng của vua Hùng là Hùng Trấn Quý Minh và Hùng Trấn Bảo Quốc. Cách đó không xa về phía Tây là chùa Linh Phúc có quả chuông đồng đề bốn chữ lớn "Linh Phúc tự chung" và 20 pho tượng cổ. Vùng đất Hiền Lương còn có nhiều di tích khảo cổ thuộc nền văn hoá Sơn Vi như: Động Lâm, Ấm Thượng, Lang Sơn? Đặc biệt, Hiền Lương - Hạ Hoà là chiến khu văn hoá trong kháng chiến chống Pháp với di tích đền Cả, nơi ra đời Hội Nhà văn Việt Nam và trụ sở của nhiều cơ quan văn hoá nghệ thuật thời đó. Chiến khu Ngòi Vần - Hiền Lương vừa là một di tích cách mạng, vừa là một khu du lịch sinh thái rất lý tưởng. Tiếc là do đường sá cách trở nên thông thường du khách hành hương về Phú Thọ chỉ dừng chân ở khu vực đền Hùng ở Phong Châu? (Theo TBDL)
  5. HanhDung_ptht

    HanhDung_ptht Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2006
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Thức dậy vùng du lịch sinh thái mới Xuân Sơn
    Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trên địa bàn huyện Thanh Sơn, Phú Thọ, cách TP Việt Trì hơn 80 km và cách thủ đô Hà Nội 120 km. Đây là khu vực núi đá vôi có hệ sinh thái rừng điển hình của miền bắc. Một khu thiên nhiên kỳ vĩ với tất cả vẻ hoang sơ của nó có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với ai mới đến đây.
    Mây tạnh, trước mắt chúng tôi hiện ra những cây chò hàng trăm năm, cao thẳng vút lên trời, thân cây mấy người ôm mới xuể. Không khí trong lành, mát rượi, cảm giác như mùa hè của vùng ôn đới. Những tán cây đủ loại tầng tầng lớp lớp xanh đến ngợp mắt. Phía xa xa giữa màu xanh, thỉnh thoảng xuất hiện những con suối nước chảy lấp lánh và những nếp nhà sàn. Tổng diện tích Vườn quốc gia Xuân Sơn hơn 15 nghìn ha, so sánh với 25 vườn quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt thì Xuân Sơn đứng vào hàng thứ 12. Về diện tích vườn có nhiều sinh cảnh độc đáo. Hệ thực vật có 32 loại được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, trong đó có nhiều loại cây quý hiếm có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế cao như: lát, sến mật, chò chỉ, nghiến, củ dòm, rau sắng, dây ngót rừng... Hệ động vật có 46 loài quý hiếm, có tên trong sách đỏ Việt Nam và 18 loài có tên trong sách đỏ thế giới.
    Đi khỏi rừng đến một cánh đồng rộng giống như thung lũng bốn bề núi rừng vây quanh. Vượt qua cánh đồng chúng tôi đến một cái hang thật độc đáo. Đó là hang Sơn Tinh có lối xuống nhỏ, hẹp, thẳng đứng chỉ đủ một người chui. Nhưng khi vào trong lại rất rộng có thể chứa vài trăm người. Những thanh nhũ rủ xuống đẹp lộng lẫy. Có cái rủ xuống giống như cái chuông, gõ vào tạo ra những âm thanh độc đáo. Riêng ở dãy núi Ten cũng có tới vài chục hang động, mỗi hang có vẻ đẹp riêng. Ở độ cao 400 m so với mặt biển, Hang Lạng có suối chảy quanh năm, từ xóm Lạng ra xóm Lấp rồi vòng về xóm Cỏi, cứ qua mỗi xóm lại có một bình nguyên, ở đó có hồ rộng chừng 4-5 ha, nơi cư ngụ của những loài cá: trê, chép, quất và măng xanh. Cá măng xanh nơi đây được coi như một đặc sản vì thịt thơm và rắn chắc, có con nặng tới 7 kg. Hệ thống núi, hang động và rừng tự nhiên, nhất là rừng nguyên sinh trên núi đá vôi gọi là thạch lâm xanh đã tạo thành một quần thể thắng cảnh hết sức phong phú và đa dạng. Khu vườn có ba đỉnh núi cao: Núi Voi (1.387 m), núi Ten (1.244 m) và núi Cẩn (1.144 m) so với mặt biển. Nối ba đỉnh núi này tạo thành một "tam giác cân" với mỗi cạnh chừng 4,5 km toàn là rừng nguyên sinh. Chỉ về phía núi Voi, anh Lâu cho biết: Tới đây chúng tôi lên kế hoạch xây dựng tuyến cáp treo nối ba đỉnh Voi, Ten, Cẩn thành những con đường du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học và nghỉ dưỡng. Bởi lẽ khi ngồi trên ca-bin cáp treo, chúng ta sẽ nhìn thấy rất rõ thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La và cũng có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vùng đồng bằng Bắc Bộ, khu du lịch Tam Đảo, Ba Vì và cả khu di tích văn hóa Đền Hùng nữa. Hiện nay chúng tôi còn khó khăn rất nhiều về kinh phí để biến ý tưởng này thành hiện thực.
    Được biết mấy năm gần đây khi UBND tỉnh Phú Thọ đặt một trong năm mũi nhọn phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh là phát triển du lịch sinh thái ở Xuân Sơn. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển tiềm năng du lịch nơi đây. Tỉnh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để mở đường vào khu rừng quốc gia. Cán bộ và nhân dân Xuân Sơn ngày càng có ý thức sâu sắc bảo vệ, nuôi dưỡng cảnh đẹp và những gì quý giá mà thiên nhiên ban tặng để tạo ra môi trường du lịch thật tốt. Việc quan trọng đầu tiên là phải bảo vệ rừng. Để ngăn chặn những kẻ phá rừng, hai hạt kiểm lâm: Thanh Sơn và Xuân Sơn đã đặt hai trạm gác rừng ở thế hiểm yếu của đường bộ, đường sông là: trạm Co - Minh Đài ở phía nam, trạm Vèo - Kiệt Sơn ở phía bắc, tuy chỉ là nhà tạm (tranh tre, nứa lá) song với tinh thần trách nhiệm làm việc hết mình của anh em ở trạm gác, nạn khai thác và vận chuyển gỗ trái phép được ngăn chặn. Các trạm sau này xây dựng theo sơ đồ hệ sinh thái khép kín nhiều tác dụng với hai chức năng chính là bảo vệ rừng và xây dựng vốn rừng đã phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, cán bộ, nhân viên của vườn còn làm nhiều việc khác như khuyến lâm, chuyển giao công nghệ cho nhân dân địa phương, hướng dẫn khách tham quan, nghiên cứu khoa học... Các trạm đã được xây dựng kiên cố và có những vườn ương giống cây rất rộng để cung cấp cây giống đặc sản cho bà con các dân tộc trong vùng như: rau sắng, chè đắng, vầu đắng, dổi... Các nhân viên của trạm đến các xóm người Dao, người Mường như về nhà, vận động tuyên truyền bảo vệ Vườn quốc gia, hướng dẫn bà con trồng và khai thác lâm sản thành hàng hóa hợp lý,... Họ thật sự sống trong lòng dân được dân yêu mến, tin cậy; trong Vườn quốc gia Xuân Sơn hiện nay có mười xóm hầu hết là người Mường, Dao giữ được bản sắc dân tộc độc đáo qua trang phục, những điệu hát xoan, ghẹo và múa xòe. Người dân ở đây còn phát huy tốt các mặt hàng thủ công và dệt thổ cẩm... Việc giao đất lâm nghiệp đến hộ gia đình, phát triển kinh tế trang trại vừa và nhỏ, thực hiện các dự án trồng rừng... đã khuyến khích nhân dân tích cực tham gia bảo vệ, nuôi dưỡng vườn quốc gia, hiện tượng phá rừng không còn nữa. Nhất là từ khi có chủ trương phát triển du lịch ở đây thì nhân dân càng có ý thức hơn về vấn đề này.
    Tại khu vườn Xuân Sơn hầu hết hang động ở các dãy núi Voi, Ten và núi Cẩn đều có dơi, dơi nhiều vô kể, sải cánh có con tới 95 cm, người dân nơi đây thường vào hang lấy phân dơi để bón cho các loại cây họ đậu và ươm các loại cây giống phục vụ trồng rừng. Câu chuyện bảo vệ con dơi ở đây đã gây cho chúng tôi một ấn tượng sâu sắc. Từ cụ già đến trẻ em đều coi con dơi là vật có ích vì nó đã mang hạt cây đi gieo rừng. Có thầy giáo làm thơ về con dơi và học sinh đã thuộc lòng như những bài học vậy. Mải nghe chuyện về việc bảo vệ con dơi, bất chợt chúng tôi nghe được một câu hát từ một em nhỏ: "Ắn thịt dơi dơi muôn đời học dốt". Và khi tìm hiểu, chúng tôi được biết ở đây mọi người dân đều quan tâm việc bảo vệ dơi. Giám đốc Trần Đăng Lâu thì nảy ra ý tưởng lấy hình con dơi làm biểu tượng cho Vườn quốc gia Xuân Sơn. Và đã từ lâu (15 năm nay), những tay súng săn giỏi của vùng này đã trở thành những người bảo vệ rừng tích cực nhất, không còn ai săn bắt thú rừng nữa, họ cùng bà con dân bản và cả tập thể Vườn quốc gia Xuân Sơn chung sức, chung lòng cùng nhau xây dựng cho Xuân Sơn thật sự là điểm du lịch sinh thái - văn hóa của tỉnh Phú Thọ. Ý thức ấy của người dân chắc chắn sẽ sớm tạo ra môi trường du lịch cho Xuân Sơn.(ND)
  6. HanhDung_ptht

    HanhDung_ptht Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2006
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Chà chà,có người đọc mà không có ai giới thiệu tiếp về danh lam thắng cảnh quê mình sao?
  7. HanhDung_ptht

    HanhDung_ptht Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2006
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay nói về cái lễ hội lớn nhất của Tỉnh ta vậy!!!!!!!!!!!!!!!
    Lễ hội đền Hùng Vương
    Có thể nói Phú Thọ là cái nôi sinh thành của dân tộc Việt Nam ?" nơi mà cách đây hàng ngàn năm đã ra đời Nhà nước đầu tiên của người Việt, cũng là Nhà nước sớm nhất của vùng Đông Nam Á- Nhà nước Văn Lang các vua Hùng. Phú Thọ, nơi có đền Hùng - cội nguồn linh thiêng của cả dân tộc Việt Nam, với sức hút tâm linh không phải dân tộc nào cũng có.
    Thông thường, sự có mặt của một kinh thành không phải bao giờ cũng kéo theo nơi thờ cúng linh thiêng của cả dân tộc. Nhưng ngược lại, tại Phú Thọ, ngọn núi Nghĩa Lĩnh lại từng là nơi tế Thần, nơi tế Đất Trời của nhiều vị vua Việt Nam đầu tiên. Nơi đây lại là nơi gắn kết khằng khít với sự ra đời, với sự nghiệp dựng nước và giữ nước với nền tảng vật thể là nền văn minh Đông Sơn.
    Nhà nước Văn Lang, quá khứ lịch sử xa xôi, một nền văn minh rực rỡ đã ẩn mình trong lòng đất sâu khảo cổ học cùng với một kho tàng văn hóa dân gian cực kỳ phong phú. Nhà nước ấy đã được ghi lại trong các thư tịch cổ, trong kho tàng truyền thuyết đã một thời in đậm trong tiềm thức của người xưa nhưng lại có nguy cơ mờ nhạt dần trong tiềm thức của những thế hệ tương lai.
    Một trong những tác phẩm sử học lâu đời nhất còn lại tới ngày nay là cuốn Đại Việt sử lược có chép về thời Hùng Vương và các Vua Hùng như sau:?Đầu thời Trang Vương nhà Chu (tức vào năm 696-682 trước Công nguyên) ở Bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang? Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương.? (Tiền Hy Tộ: Đại Việt sử lược, quyển I, tờ 1a)
    Như vậy, thư tịch cổ đã chỉ rõ có một nước Văn Lang, có các Vua Hùng ở vào quãng thời gian thế kỷ VII trước Công nguyên, đã có công dựng nước mà địa bàn ban đầu là Bộ Gia Ning, tức Phú Thọ ngày nay. Nhiều thư tịch khác cũng có nhiều đoạn chép về thời Hùng Vương, tuy có khác biệt chút ít nhưng đều nói về sự kiện Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, nay thuộc tỉnh Phú Thọ, thậm chí còn chỉ rõ việc Vua Hùng đóng đô ở Việt Trì ngày nay (Truyện Hồng Bàng Thị và truyện Núi Tản Viên trong sách Lĩnh Nam Trích Quái)
    Không những thư tịch cổ nước ta mà ngay cả những sách sử Trung Quốc cũng đề cập nhiều về Vua Hùng và nước Văn Lang:?TĐất Giao Chỉ xưa rất phì nhiêu, có quân trưởng là Hùng Vương? (Lưu Hú: Cựu Đường Thư).
    Hàng trăm đền miếu ở khắp đồng bằng, trung du Bắc Bộ và Trung Bộ (riêng ở phú thọ có số lượng) thờ cúng Hùng Vương và các bộ tướng, điều đó đã nói lên lòng tôn kính của nhân dân ta với công lao dựng nước của các Vua Hùng và lòng tự hào lớn lao được mang danh con Lạc, cháu Hồng mang danh là người Việt Nam.
    Bên cạnh thư tịch và các di tích thờ cúng, các truyền thuyết về thời Hùng Vương đã khắc sâu trong lòng nhân dân Phú Thọ, nhất là khu vực quanh Đền Hùng: truyền thuyết Vua HÙng dạy dân cày cấy, truyền thuyết đám cưới Sơn tinh với nàng Ngọc Hoa, truyền thuyết thần Tản Viên giúp Vua Hùng dẹp Thục, Truyện Tam giang Bạch Hạc Đại Vương, truyện Sơn nữ Thần linh từ Tam Đảo đem ba ngàn quân xuống giải cứu kinh đô Văn lang ở ngã ba Bạch Hạc?
    Tiếp đến phải kể đến các lễ hội mang đậm tính ngưỡng dân gian xung quanh chủ đề thời đại các Vua Hùng rất đậm đặc trên đất Phú Thọ như tục hát xoan, hát ghẹo nổi tiếng mà tương truyền là có xuất xứ từ Hùng Duệ vương tức Vua Hùng thứ 17, tục hát giao duyên ở huyện Thanh Ba, tục bơi chải có suốt dọc hai bờ sông Thao, sông Đà cũng có từ thời Hùng Vương được khắc hoạ trên mặt các trống đồng Phú Thọ. Các nhà nghiên cứu còn sưu tầm, phát hiện hàng loạt các tục khác liên quan đến thời vua Hùng Vương: đánh phết, cướp cầu, làm bánh dầy (ở xã Tiên Du, xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh), tục đập trâu, chém lợn, tục bánh trưng bánh dày ngày Tết gắn liền với truyền thuyết Lang Liêu làm bánh dâng Vua Hùng?
    Một trong những ngành khoa học đã là cơ sở vững chắc cho việc khẳng định Phú Thọ là đất tổ Hùng Vương chính là khảo cổ học. Từ mây mù truyền thuyết đã hé dần diện mạo lịch sử: một loạt làng cổ, các khu mộ táng, hàng vạn di vật của các nền văn hoá thời đại kim khí là nền tảng cho thời Hùng Vương đã được phát hiện. Niên đại nền văn hoá Đông Sơn phát triển rực rõ nhất trong thời đại này mà mở đầu dường như trùng khít với sự ra đời của Nhà nước Văn Lng của các Cua Hùng như thư tịch cổ ghi lại, đó là vào khoảng thế kỷ thứ VII trước Công nguyên.
    Nhiều sản phẩm điển hình của thời đại Hùng Vương được tìm thấy ngày trong lòng đất Phú Thọ như trống đồng, thạp đồng, âu đồng, giáo, lao, lưỡi cày, lưỡi liềm, đồ trang sức bằng đá ngọc, các loại đồ gốm?.
    Các nhà khảo cổ học đã có thể hoạch định được ranh giới văn hoá Đông Sơn là văn hóa nền tảng vật chất của thòi đại các Vua Hùng: từ các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta trải dài đến tận Đèo Ngang, Quảng Bình. Trong một khu vực rộng lớn đến vậy có hàng trăm di tích thì Phú Thọ lại à điểm có mật độ di tích lớn nhất liên quan đến thời đại này: 83 làng cổ, mộ táng và những nơi phát hiện hiện vật ngẫu nhiên(thống kê của Phòng Kim khí, Viện Khảo cổ học cho đến tháng 12 năm 2000)
    Đáng lưu ý là vùng đất ?o tụ thuỷ, tụ sơn? này là vùng ngã ba sông Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, rộng ra là cả huyện Lâm Thao nơi sử sách và truyền thuyết đều cho rằng có kinh thành Văn Lang, thì khoả cổ học đã có những phát hiện hết sức quan trọng: một khu mộ táng Làng Cả nổi tiếng với vài trăm mộ, một chiếc trống đồng Hy Cương có kích thước vào loại lớn nhất nước (đường kính mặt 93 cm, chiều cao 66cm).
    Có thể nói, nếu như phú Thọ là đất Tổ Hùng Vương thì Đền Hùng và ngã ba sông Bạch Hạc chính là một trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế của vùng Đất Tổ.
    Đền Hùng được xây dựng trên núi Nghĩa lĩnh cao 175m so với mặt biển, thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, gồm 4 đền, 1 chùa và 1 lăng mộ tổ Hùng Vương thứ VI, hài hoà trong phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Trên địa thế cao ngoạn mục của núi Nghĩa Lĩnh ta có thể quan sát cả một vùng rộng lớn. Xa xa kia, dòng sông Thao đỏ nặng phù sa, bên phía Đông, dòng sông Lô xanh như hai giải lụa viền thành ranh giới cố đô xưa. Tương truyền, Vua Hùng đã đi khắp mọi vùng trong nước, cuối cùng mới chọn được nơi kỳ thú, đầy khí thiêng sông núi, non nước hữu tình này làm vị trí đóng đô.
    Có khả năng vào thế kỷ thứ X người Việt Nam đã xây nên Đền Hùng và tổ chức ngày giỗ tổ Hùng Vương với những nghi thức, phong tục đầy bẳn sắc dân gian Việt Nam. Vào thế kỷ thứ X, khi Việt Nam giành được độc lập, vua Đinh Tiên Hoàng đã trao cho viết thần tích vào năm Thiên Phúc nguyên niên. Việc xây dựng các công trình kiến trúc và tổ chức ngày giỗ Tổ - Lễ hội Đền Hùng ?" ngày càng được duy trì và hoàn thiện.
    Thời Lý- Trần, Đền Hùng là một khu di tích khá đẹp do lang Cổ Tích dựng nên. Trong một số hố đào thám sát tại đây, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều hiện vật: bát đĩa men ngọc, nhiều viên ngọc trang trí, có cả lon đựng sơn?thuộc thời Lý-Trần.
    Vào thời Lê, làng Cổ Tích và khu di tích Đền Hùng đã bị giặc phương Bắc tàn phá. Sau khi giành lại độc lập, vua Lê đã cho xây dựng lại Đền Hùng, cho soạn Ngọc Phả Hùng Vương (thần tích) vào năm Hồng Đức nguyên niên (1460), được sao lại vào năm Hoàng Địch nguyên niên (1600).
    Kiến trúc ở Đền Hùng có từ thời Lý- Trần đã được tôn tạo qua nhiều thời kỳ, đến nay chỉ còn lại một kiến trúc khá cổ là Gác Chuông, Tam Quan và Đền Hạ có từ thời Hậu Lê, những phần còn lại chủ yếu là các kiến trúc được xây dựng vào thời Nguyễn.
    Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng đậm đà bản sắc dân tộc. Người xưa thường tổ chức hai cuộc cầu chính vào tháng Giêng và tháng Tám; tháng Ba cùng nhau nô nức mở cửa Đền làm Hội. Vào thời Lê, cư dân xã Hy Cương được đảm nhận ?oDân trưởng tạo lễ? cho một công việc rất hệ trọng của cả nước.
    Kể từ năm 2000 trở đi, theo quyết định của Đảng và Nhà nước, ngày 10 tháng 3 Âm lịch, lễ dâng hương giỗ Tổ Vua Hùng trở thành Quốc lễ.
    Cho tới nay, trên thế giới thường vẫn còn nhiều cuộc hành hương về với gốc rễ tâm linh nhưng hầu hết đều gắn với những nghi thức tôn giáo. Ví dụ như người đi đạo Phật hành hương về Tây Trúc thỉnh kinh, người theo đạo Hồi hành hương về thánh địa Lamecque, người theo Do Thái giáo lại hành hương về đất Tổ Hùng Vương của dân tộc Việt Nam thì lại mang bản ngã riêng, không hoàn toàn tự nguyện, mang ý nghĩa tưởng nhớ cội nguồn dân tộc, không mang màu sắc tôn giáo. Đó là một nét riêng chỉ có ở Việt Nam.
    ?oDù ai đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba?
    Và trên mảnh đất linh thiêng ấy, người Mường cổ (hay còn gọi là người Việt Mường cổ) đã cùng các dân tộc anh em khác dựng nên văn hoá Đông Sơn trên vùng đất Tổ Phú Thọ, làm nền tảng cho văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc các dân tộc anh em, trong đó có dân tộc Mường.
  8. hoangha_deptrai

    hoangha_deptrai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2005
    Bài viết:
    658
    Đã được thích:
    0
    hix. không bác nào post cái ảnh àhem đọc mờ hết cả mắt
  9. sillychicken

    sillychicken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Ới các bác, em có tâm hồn ăn uống nên post bài nì vào đây. Thế dưng mà các cụ đã bẩu ĂN-CHƠI mà lại.
    Các bác bẩu PT nhà minh có những đặc sản gì , em biết cá lăng, cá anh vũ, thịt chó (nhưng mà thịt chó thì cũng thường thôi các bác nhỉ), hồng Hạc trì (ngon tuyệt vời, mà cũng đến mùa rồi đấy).
    Bác nào ở Bạch Hạc có biết chỗ bán hồng bẩu em với, em đi chợ VT ai cũng bảo hồng Hạc đấy mà chả phải các bác ạ.
    Và còn ....
  10. sillychicken

    sillychicken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Ới, sao post bài mà nó vẫn ko up lên nhỉ?

Chia sẻ trang này