1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tháng Giêng

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi rapchieubongthienduong, 03/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Tháng ba trung du

    Mòn mỏi đầu làng cây gạo
    Đỏ mình ngóng tiếng chào mào
    Nhọc nhằn thuyền qua lạch cạn
    Phập phồng bạc tướp buồm nâu

    Bãi trơ gầy những thân dâu
    Cầu hoá vô duyên lạ lẫm
    Muỗi khuya ong ong như sáo
    Mẹ ngồi lắng tiếng ho khan

    ?Bật mình măng thay áo be
    Gió nồm ***g lộng đê dài
    Dường như nước nguồn cuồn cuộn
    Mắt người rân rấn phù sa?
    28/ 4/ 1999
  2. cho_ghe

    cho_ghe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    620
    Đã được thích:
    0
    Ờ! Chó có tí ý kiến thế thôi. Đất Cẩm Giàng, Cẩm Bình hay Mộ Trạch thường có những họ tộc lớn. Cả làng một họ ấy chứ, đình làng của họ cũng là nhà thờ họ luôn.
    Tớ chỉ nói là thường thì thôi mừ, hjì hjì! Còn đây là ý kiến của các nhà Phả học:
    Gia phả là bản ghi chép tên họ, tuổi tác, vai trò và công đức của cha mẹ, ông bà, tiên tổ ... trong thời đại mà họ đã sinh ra và lớn lên của một gia đình hay một dòng họ.
    Gia phả có thể được coi như một bản sử ký của một gia đình hay một dòng họ. Gia phả có khi gọi là Phổ ký, có khi là Phổ truyền. Các nhà Tông thất (dòng dõi vua quan), có khi gọi gia phả của vương triều mình hay gia tộc mình bằng từ ngữ trân trọng hơn: Ngọc phả, Thế phả...
    Tại các nước Đông Á, chịu ảnh hưởng của Đạo Khổng, các thế hệ sau trong dòng họ hay vương triều phải giữ đạo Trung đạo Hiếu. Việc xây dựng và lưu truyền gia phả được xem là một cách ghi nhớ công ơn tổ tiên, gây dựng lòng tự hào trong dòng tộc.
    Ở Tây phương, người ta có tập tục làm cây phả hệ, tương tự như Tông đồ của người Hoa hay người Việt.
    Một Tông đồ, một Gia phả, một Phả ký, một Phổ truyền dù đơn sơ hay súc tích cũng đều trở nên những tài liệu quý báu cho nhà xã hội học, nhà sử học về sau. Nó còn có thể hữu dụng cho những nghiên cứu về tâm lý, về di truyền học, huyết học, y học nữa...

  3. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Ờ! Chó có tí ý kiến thế thôi. Đất Cẩm Giàng, Cẩm Bình hay Mộ Trạch thường có những họ tộc lớn. Cả làng một họ ấy chứ, đình làng của họ cũng là nhà thờ họ luôn.
    Tớ chỉ nói là thường thì thôi mừ, hjì hjì! Còn đây là ý kiến của các nhà Phả học:
    Cảm ơn bạn Chó có 01 ý kiến tí nhiều. Qua bạn, tôi biết thêm thông tin về thế phả, ngọc phả rất thú vị.
    Thường thì những làng có chữ Xá, ví dụ Nguyên Xá (làng Nguyễn), Đặng Xá (làng Đặng), Phạm Xá (họ Phạm)... đầu tiên là một gia đình, nhóm gia đình trong cùng dòng họ tới lập làng (vì chữ Xá trong tiếng Khí Khựa khừa khưa có một nghĩa là ngôi nhà), nên điều bạn nói cũng đúng.
  4. cho_ghe

    cho_ghe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    620
    Đã được thích:
    0

    Vẫn khó mà nói rằng Ngọc phả tồn tại ở Đình Làng
  5. cho_ghe

    cho_ghe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    620
    Đã được thích:
    0
    Để bù lại việc tranh luận rất chi là máu, chó tớ tặng bạn cái ảnh này
    cho nó oách, hihi! Tớ mới chụp xong.
    [​IMG]
    Mong rằng bạn sẽ vui và tham gia đều đều ở đây, Chó tớ & thi dân nhiệt liệt chào mừng.
  6. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Tháng bảy cho mẹ

    Chạy hụt hơi tưởng thoát khỏi mùa hè
    Nắng tháng sáu cồn cào. Và gió
    Cắm mặt dúi mạ xuống vạc nước
    Mẹ mong ngày lúa căng bông

    Tháng bảy ầng ậc nước mắt sông
    Ngằn ngặt phù sa, thân cò bối rối
    Lúa nghẹn đòng trong cơn bão xối
    Đê cong mình níu sắc sinh sôi

    Người căng như bóng vạc đơn côi
    Tầm tã mồ hôi chống hạn, lại rét run chặn lụt
    Chiếc nón lá rít phần phật trong gió cháy
    Góc trời xa mòn mỏi mảnh trăng

    1998
  7. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Bạn Chó có ý kiến 01 tí ơi.
    Nếu bạn có thời gian thì đọc lại cuốn Địa danh Bắc Việt của cụ Ngô Vi Liễn một ít. Khó mà tin thì vẫn phải tin thôi,kaka.
    Bạn chụp ảnh ở chỗ nào mà đẹp thế? Hoa gạo ngả đỏ cả mái đình. Thời gian này còn ở Bắc, tớ lại xách máy du lịch lang thang chụp ảnh, nhưng bây giờ thì hỡi ôi, còn đâu...
  8. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Ký ức tuổi thơ
    Tôi cất con dấu nâu vào hộp đen
    Nó vẫn hân hoan kéo vĩ cầm
    Nhoi nhói nơi tim
    Phố phường tìm dế

    Tôi nhốt con dế xanh vào chiếc vali lớn
    Nó vẫn ri rỉ gáy
    Tôi bán tiếng đàn bằng hai tay vô cảm
    Chẳng còn rung lên
    Trẻ con vốn tò mò, người lớn thường nghịch ác!

    Tôi tống con dế nhỏ vào két sập mật mã
    Sao còn nghe run run tiếng gáy hoang dã?
    Này cỏ mật, này hoa, này sương và trăng óng như tơ?
    Làm sao thành đồng dao?

    Tôi cất?Tôi giấu?Làm sao kín được
    Người lớn hạch toán bất cứ điều gì cũng thành to tát
    Trẻ con kể cho nhau nghe tiếng cười như cuội vỡ lao xao
    Con dế rưng rưng khóc
    Đồng xanh phập phồng gọi nó trở về

    Tôi oà khóc
    Nước mắt vỡ trong veo, kết thành vạn mảnh sao bay vút
    Con dế xa
    Nó xa?Xa mãi. Chân trời
    Mình tôi?
    7/ 11/ 1997
  9. kurosa

    kurosa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Cứ như là Phạm Khắc Thạch ấy nhỉ?
    Bài thơ có nhiều ý hay, tiếc là rơi vào giọng của người khác...
  10. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Kurusa
    Nguyễn Khắc Thạch chứ không phải Phạm Khắc Thạch bạn ạ.
    Bài kia là Dòng sông một bờ.

Chia sẻ trang này