1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Thăng Long phi chiến địa" và 60 ngày đêm khói lửa

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Va_xi_lip, 07/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    "Thăng Long phi chiến địa" và 60 ngày đêm khói lửa

    Cho đến trước ngày Toàn quốc kháng chiến, nhiều người vẫn luôn luôn tin tưởng vào câu sấm "Thăng Long phi chiến địa" được truyền từ bao đời. Họ không thể tin được rằng một ngày nào đó, Thủ đô Hà Nội lại có thể trở thành chiến trường. Cũng phải thôi khi vào năm 1873 và 1882, thành Thăng Long với hơn 5.000 quân đã phải thất thủ trước có vài trăm lính thuỷ Phú-lang-sa mà gần như không bị tàn phá (đấy là nhờ "công" của triều đình nhà Nguyễn "chủ hoà không chủ chiến" để lại nỗi hận ngàn đời cho hai vị tổng đốc hộ thành Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu). Đến trước ngày Kháng chiến bùng nổ, nhiều người còn tin rằng chính phủ của ***** sẽ đạt được thoả ước hoà bình nào đó với Pháp vì câu sấm đã nói "Thăng Long phi chiến địa". Nhưng không như họ nghĩ, tổ quốc chỉ còn một con đường là đứng lên chiến đấu giành lấy tự do cho dân tộc, và Hà Nội đã mở màn cho cuộc chiến đấy với 60 ngày đêm quyết tử, điều mà nhiều nhà sử gia thế giới đều đánh giá là "điều không tưởng", cũng như không một giáo trình quân sự hay trường sỹ quan nào dám dậy những ông tướng tương lai có những quyết định tương tự => đương đầu với một kẻ thù có quân số tương đương nhưng tinh nhuệ và trang bị hiện đại hơn nhiều lần, trong khi đội quân của ta phần lớn chỉ là những anh học sinh, bác tiểu thương, cu-ly phu phen ...lần đầu ra trận với súng bắn chim, dao, kiếm, lựu đạn tự tạo thậm chí là gạch đá. Họ đã đứng lên thách thức lời tuyên bố của đối phương "sẽ dọn dẹp sạch sẽ Hà Nội trong vòng 24 tiếng đồng hồ".
  2. doduonghien1980

    doduonghien1980 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0

    [/quote]
    Hic
    Bác Va Sip sao lại là một cô gái nhỉ.
    Đùa tí.
    Đây là 1 chủ đề hay Bác cố nuôi nó nhé. Tớ sẽ giúp. Có ai biết câu sấm này từ đâu đến không.
    ALOOOOO!
    Ai có trọn bộ phim: "Sống mãi với Thủ Đô" không. Cho em xin (hay $ cũng được). Có thể nói, đây là một phim hay nhất về Hà Nội 60 ngày đêm. Bác nào có tài liệu hay truyện về giai đoạn này Pót lên chia sẻ cho anh em với.
    Hic
    Hồi Đại học, em có cuốn tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng với "Luỹ hoa" và "Sống mãi với Thủ đô"; cho mấy đứa bạn mượn thế là thất lạc - TIẾC ĐỨT RUỘT, giờ không biết kiếm đâu ra.
    SẮP KỶ NIỆM 40 năm "điện phụt tắt ..." rồi các bác cố gắng nuôi Topic này đến tháng 12 nhé
    Thân ái
    (Đã ký và đóng dấu)
  3. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bác động viên iem! Em sẽ cố gắng, cũng mong các cao thủ giúp một tay nhé!
    Tháng 12 năm 1946, lực lượng quân Pháp tại Hà Nội có khoảng 6.500 quân của đủ các binh chủng, từ lính dù, biệt kích, hải quân, thiết giáp, 1 tiểu đoàn pháo? trang bị đầy đủ, ngoài ra còn 7.000 Pháp kiều cũng được trang bị vũ khí. (Pháp kiều là những người có quốc tịch Pháp, bao gồm cả đám Việt Gian đã đổi quốc tịch theo đuôi Pháp chống lại mặt trận ********* hoặc Việt Quốc, Việt Cách?). Lực lượng của ta gồm 5 tiểu đoàn Vệ Quốc Quân khoảng 2.500 người và 8.000 tự vệ (con số này chưa chính xác vì có nhiều anh chàng, khi phong trào thành lập tự vệ sôi động thì hăng hái tham gia, chủ yếu là ?olấy le? với mọi người, có anh có tý chữ nghĩa và biết cách tạo vỏ bọc ngang tàng khiến mọi người ngưỡng mộ bầu ngay làm trung đội trưởng đi đâu cũng khệnh khạng dao kiếm, súng lục, lựu đạn, máy ảnh đeo quanh người?đến khi tiếng súng bắt đầu vang lên thì không tìm thấy anh ta đâu nữa. Thậm chí còn có Việt gian trà trộn vào được hàng ngũ chỉ huy của các tổ tự vệ)) với trang bị lộ-cộ. 1/3 Vệ quốc quân được trang bị các loại súng cổ lỗ, chủ yếu đã đến tuổi nghỉ hưu sau khi phục vụ WW1 với rất ít đạn, còn lại là dao, mác, lựu đạn PĐP, chai xăng. Tự vệ chủ yếu là tay không, chỉ có một số ít những người xuất thân gia đình có của cải thì tự bỏ tiền mua vũ khí (chủ yếu là súng ngắn và súng săn), còn lại thì tự nhặt nhạnh trang bị cho mình bằng cuốc, xẻng gậy gộc?Hầu hết tự vệ chưa được huấn luyện quân sự, chưa có ý thức chính trị rõ ràng (thời gian này có ít đảng viên CS, ngay cả trong VQĐ cũng vậy), tất cả mọi người đi theo tiếng gọi cứu nước của chính phủ ***** là xuất phát từ tinh thần dân tộc, cảm thấy căm thù giặc Pháp xâm lược chỉ cần được đánh nhau với Pháp là khoái rồi. Chính vì thế trước khi TQKC nổ ra, bọn Pháp ở Hà Nội mặc dù thường xuyên gây hấn khiêu khích nhưng ít khi dám nhằm vào đám ?osao vuông? vì như chúng nói với nhau ?ođám này không có kỷ luật như ?osao tròn?(VQĐ), dễ manh động?chả dại dây vào!?.
    Việc chuẩn bị cho cuộc chiến dài kỳ tại Hà Nội cũng không được đầy đủ (vì không có điều kiện. Cụ VNG lúc đầu cũng chỉ xác định thời hạn Hà Nội cầm cự tối thiểu là nửa tháng). Việc phá hoại trước khai chiến không đạt yêu cầu vì yếu tố trang bị kém. Thuốc nổ cung cấp đến các đơn vị tự vệ là loại sức nổ thấp, thường gọi là ?omìn gôm? vì nó dẻo và có vị ngọt. Chính vì vậy nhiều lần sau khi đã khoét thân cây nhồi thuốc nổ vào để chờ lệnh hạ cây chặn đường địch, thế nhưng khi quay lại tìm thì không thấy thuốc nổ đâu nữa, hoá ra bọn trẻ con đã moi trộm hết chia nhau ăn như ?ăn kẹo, ngoài ra đám Việt Gian cũng cản trở đắc lực các hoạt động chuẩn bị này. Vì thuốc nổ kém nên cầu Long Biên cũng không bị đánh sập như kế hoạch khiến bọn Pháp sau này có điều kiện đưa quân tiếp viện vào từ Gia Lâm. Bên cạnh đó hoạt động sơ tán dân không được triệt để khiến cho hàng vạn đồng bào còn kẹt lại trong Hà Nội chiến đấu, tạo nên gánh nặng rất lớn về giải quyết lương thực thực phẩm cho từng đấy con người. (một số đồng bào muốn ở lại giúp tự vệ chiến đấu, còn một số không ít ở lại vì cái tâm lý ?oThăng Long phi chiến địa?, đến khi cuộc chiến nổ ra thật đã không tản cư kịp. Tuy nhiên những đồng bào này và các Hoa Kiều, Ấn kiều ở Liên Khu Một cũng đã làm nên kỳ tích là duy trì cuộc sống cứ như không có chiến tranh. Nhiều nhà vẫn mở cửa buôn bán như thường trong giai đoạn đầu cuộc chiến, Họ bán nhu yếu phẩm, lương khô cho tự vệ, Tết năm đó chính những nhà này bán pháo cho mọi người đốt mừng xuân)
  4. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Bác lên số 5 Nguyễn Xí. Có hàng tạ.
  5. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Pháo binh chính là lực lượng đầu tiên nổ súng vào quân địch làm hiệu lệnh cho toàn Hà Nội bắt đầu kháng chiến. Xin lấy một bài kể về pháo đài Láng đăng trên QDND để các bác hình dung về lực lượng hiện đại nhất bấy giơg của ta:
    "Pháo đài Láng cũ nằm ở địa bàn phường Láng Thượng, quận Đống Đa hiện nay, xưa thuộc xã Yên Lãng, tên nôm là làng Kẻ Láng, một làng cổ ven đô bên bờ sông Tô Lịch, phía tây Thủ đô. Sau đại chiến thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9-1939), thực dân Pháp cắm 5 mẫu ruộng ở cánh đồng Dập và khu vực gò Ma thuộc thôn Trung để lập pháo đài với mục đích bảo vệ phía tây Hà Nội chống phong trào cách mạng và bắn máy bay Nhật. Đến giữa năm 1940, chúng xây bệ đặt 4 khẩu pháo cao xạ 75mm mua của Đức là loại súng tối tân nhất lúc bấy giờ và cố định súng vào bệ bê tông. Tháng 9-1940, quân Nhật kéo vào Đông Dương và Nhật buộc Pháp phải dùng pháo đài Láng để bắn máy bay Mỹ đến ném bom Hà Nội.
    Trong pháo đài có xây đài chỉ huy, hầm trú ẩn, hầm để đạn. Ngoài pháo cao xạ, có 2 khẩu đại liên kiểu Hốt-kít, 1 khẩu trung liên Bren và một số súng trường để trợ thủ và bảo vệ cho pháo. Quân số có 1 đại đội lính Pháp và lính khố đỏ do viên quan hai Pháp tên là Desrumeau, quan một Petit và viên quản Bonpont. Phía lính khố đỏ có viên đội Nguyễn Ưng Gia cai quản. Cách mạng Tháng Tám thành công, pháo đài Láng đã về tay quân giải phóng, Nguyễn Ưng Gia tình nguyện đi theo cách mạng.
    Theo lời kể của đồng chí Nguyễn Ưng Gia thì pháo đài Láng có 44 người, chia làm 3 khẩu đội. Đồng chí Nguyễn Ưng Gia làm trung đội trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Khoát làm chính trị viên. 4 khẩu cao xạ thời kỳ thuộc Pháp đã bị mất nhiều bộ phận, nhưng được xưởng sửa chữa pháo đạn ở Hà Nội tu sửa, lắp thành 2 khẩu, nên pháo đài chỉ có 2 khẩu đội có súng. Trong pháo đài, lúc quân Tưởng trao cho ta chỉ còn lại 400-500 viên đạn. Nhân dân Láng Trung phát hiện một hầm chứa 200 viên đạn do địch chôn giấu ở gò Ma, đã chuyển cho trung đội. Anh em pháo thủ đa số là bộ binh và thanh niên mới nhập ngũ, chưa biết đến pháo, được các đồng chí cũ tổ chức huấn luyện. Với tinh thần yêu nước, quyết tâm giết giặc, anh em đã nhanh chóng thực hiện được các thao tác chính xác theo lệnh của chỉ huy, điều khiển 2 khẩu cao xạ (chuyên dùng để bắn máy bay trên trời) làm pháo bắn mục tiêu mặt đất.
    Mờ sáng ngày 19-12-1946, lúc trời còn sương mù đã thấy đồng chí Phạm Văn Đôn, là đại đội trưởng pháo binh và đồng chí Tấn Dương, phái viên phòng tham mưu mặt trận Hà Nội đến gặp đồng chí Gia thông báo tình hình và nói lệnh của đồng chí Vương Thừa Vũ là phải hoàn tất mọi công việc chuẩn bị chiến đấu.
    Gần 18 giờ, đồng chí Đôn và đồng chí Dương lại đến pháo đài Láng truyền lệnh của Ban chỉ huy mặt trận Hà Nội là đúng 20 giờ ngày 19-12, khi thấy đèn điện thành phố tắt hãy nổ súng bắn phát pháo lệnh đầu tiên vào sở chỉ huy quân đội Pháp đóng trong thành, làm hiệu lệnh cho toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
    Cơm chiều xong, toàn trung đội đã ở vị trí chiến đấu. Đêm đó là 27-11 âm lịch, đồng chí Gia ở trên đài chỉ huy, lúc 20 giờ thấy trời tối hơn và thấy các đám chớp lóe ở xa đã ra lệnh ?ochuẩn bị chiến đấu, mục tiêu, hướng, tầm, cự ly, bắn đạn lửa?. Khi các khẩu đội thực hiện các thao tác cắt ngòi nổ, quay hướng, tầm, nạp đạn xong, đồng chí Gia cầm khăn trắng chém xuống và hô to ?obắn?. Những viên đạn lửa bay vút lên, hướng về phía thành Hà Nội. Kim đồng hồ ở pháo đài lúc đó chỉ 20 giờ gần 3 phút.
    Cả hai khẩu đội do đồng chí Bình và đồng chí Đoan Hùng đã cùng nổ súng một lúc đêm 19-12-1946, còn tiểu đội dự bị của đồng chí Lê Văn Oanh phối hợp với dân quân Yên Lãng, bảo vệ vòng ngoài ngăn chặn bọn Việt gian tay sai của giặc Pháp vào gần pháo đài do thám.
    Ngày 22-12-1946, pháo đài Láng đã hạ được một máy bay trinh sát địch. Pháp cho pháo binh bắn bừa bãi vào Láng và máy bay ném bom vào pháo đài nhiều lần, có một quả đã trúng khẩu đội đồng chí Bình. Hai đồng chí Bùi Văn Ẩm và Trần Đình Xuyên hy sinh. Hai đồng chí này là pháo thủ cũ của quân đội Pháp, vì không rõ nguyên quán nên nhân dân Yên Lãng chôn cất ở đó và tên hai đồng chí thuộc danh sách liệt sĩ của phường Láng Thượng.
    Ngoài thành tích chiến đấu đêm 19-12, bắn chặn địch, bắn rơi một máy bay, pháo đài Láng đã bắn phối hợp với các trận đánh của quân dân mặt trận Hà Nội. Nhưng cuộc chiến đấu ngày càng khó khăn. Sau các trận bắn pháo và ném bom dữ dội của địch, ban chỉ huy pháo đài phải rút ra đền Ngọ, thuộc thôn Thượng. Nhân dân được huy động vào đắp lại ụ pháo và làm một trận địa giả ở cánh đồng thôn Hạ. Không có điện, ban đêm anh em phải đốt rơm để lấy ánh sáng nhìn vào kính ngắm, ăn uống hoàn toàn nhờ vào nhân dân nuôi. Đội tiếp tế Yên Lãng nhiều khi phải gánh cơm tiếp tế cho bộ đội dưới làn pháo của địch.
    Chiến đấu được nửa tháng thì hết đạn. Đại đội pháo được điều thêm 1 khẩu sơn pháo 75mm có bánh xe do ô tô kéo về. Lúc này địch được tăng viện đã đánh ra các cửa ô, chiếm được khu vực Nhà Tiền (Kim Mã), lợi dụng các nhà cao tầng để chỉ điểm cho pháo địch bắn vào pháo đài.
    Ngày 10-1-1947, Ban chỉ huy mặt trận Hà Nội lệnh cho trung đội phá pháo rút về Hà Đông. Nhân dân Láng biết tin đã đến tiễn đưa và gói cơm nắm cho các chiến sĩ. Ngày 11-1-1947 bộ đội pháo đài rút qua sông Tô Lịch về Mễ Trì, Hữu Từ (Hà Đông) mang theo khẩu pháo có bánh xe mới tăng cường và tháo cơ bẩm các khẩu cao xạ chôn ở bệ bê tông. Sau khi rút khỏi thành phố, trung đội của đồng chí Gia còn được điều về Yên Duyên dùng khẩu sơn pháo bắn vào sân bay Bạch Mai, đài phát thanh Vọng và khu Ngã Tư Sở, cho đến ngày 15-1 mới rút về Hữu Lê.
    Trung đội pháo đài Láng từ lúc thành lập (29-6-1946) cho đến khi rút khỏi thành phố, cũng như toàn đại đội pháo binh Hà Nội đã hoàn thành nhiệm vụ vinh quang của mình, bắn phát pháo lệnh mở màn cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. Đây là câu trả lời đanh thép đối với bức tối hậu thư của chúng, thể hiện quyết tâm của một dân tộc quyết đứng lên đánh lại kẻ thù mạnh hơn gấp bội về trang bị vũ khí. Pháo binh non trẻ của ta ở Hà Nội lúc bấy giờ chỉ có 7 khẩu pháo thu được của địch đã phối hợp với các trận chiến đấu của bộ đội, nhân dân Thủ đô thực hiện nhiệm vụ kìm chân địch tạo thời gian cho cả nước củng cố và xây dựng lực lượng kháng chiến, đánh bại kẻ thù xâm lược."
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Trong hồi kí "60 ngày giữ chợ Đồng Xuân" của đại tá Vũ Tâm có kể 1 chi tiết hài hước. Sáng 19/12 cụ (lúc đó là đại đội trưởng) được trên giao cho tập hợp anh em sẵn sàng chiến đấu (cả đại đội lúc đó có 5 khẩu súng). Cụ bổ ngay đến nhà 5 anh có súng thì được người nhà thông báo là súng cất trong tủ, khoá lại, còn mấy anh tự vệ thì cầm chìa khoá đi làm từ sáng. Lúc đấy cụ toát mồ hôi, nghĩ bụng là giữ súng kiểu này khéo gỉ mother nó hết rồi.
    Trình độ quân sự thì tệ hại. Có những anh ném lựu đạn mà không biết cách điểm hoả, không khác gì hòn gạch.
    Công nhận là không thể hình dung làm thế nào mà nhà ta chống nhau với Pháp được 2 tháng
    е?c chiangshan s?a v௠23:07 ng๠07/10/2006
    u?c chiangshan s?a vo 23:08 ngy 07/10/2006
  7. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    @ CHiangshan: Quyển sách mà chú nói có phải tác giả có tên gọi cũ là Vinh "đốp"" hay "Đốp phèo" không?. Nếu đúng thì chú cho anh mượn photô hoặc phô tô hộ anh 1 bản. Anh bị mất quyển này nhiều năm rồi, đi lùng tìm mua lại khắp nơi không được. ANh đánh giá đấy là cuốn sách khá hay và sinh động về đời sống và tâm tư của tự vệ HN lúc bấy giờ.
  8. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Có 2 điểm Maseo thắc mắc đã lâu, nhân bác Vaxilip mở topic này mong các bác giải thíc giúp:
    1. Trong lúc đánh nhau vẫn có 1 số lượng lớn Hoa kiều ở lại Liên khu 1 trong khu vực phố cổ bây giờ, có phải vì vậy mà Pháp ko dám đánh ào ạt vào hay ko? Thực ra khu vực này rất nhỏ, chỉ chưa đến 1km2, tất cả các vị trí xung quanh đều đã bị quân Pháp chiếm, từ các vị trí này chúng có thể bắn vào bất cứ chỗ nào trong khu phố cổ bằng bất kỳ loại súng gì, vậy mà quân ta vẫn đi lại, mua bán giữa đường khơi khơi. Maseo đồ rằng đây mới là lý do chính tạo ra cái huyền thoại 2 tháng của ta và nhờ khu vực này tiếp giáp với sông Hồng nên Trung đoàn Thủ đô mới có đường mà thoát ra.
    2. Theo 1 số tài liệu đã post trong các topic trước, cho đến trước trận ĐBP quân ta chưa hề bắn rụng được máy bay nào kể cả bà già, cùng lắm chỉ bắn xua nó lên cao được thôi, vậy vụ pháo từ Láng bắn rụng 1 máy bay là ntn? Nếu Pháp nó dùng VAM1 để bỏ bom ta thì ko nói làm gì chứ mấy khẩu pháo cao xạ đã được mấy ông thợ rèn làng cải biên thành pháo mặt đất, kính ngắm ko, xạ thủ vừa đặt cái cày xuống mà hạ được máy bay thì quả tình hơi đáng ngờ.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  9. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    1. Không hẳn lắm. Có nhiều phố, đặc biệt là ở khu tiếp giáp giữa 2 bên thì bị đánh không thương tiếc, kể cả phun xăng đốt. Vài phố sau này bị huỷ diệt và mất tên hoàn toàn. Tất nhiên số kiều dân kẹt lại cũng gây khó khăn cho hoả lực Pháp.
    2. Bác maseo xem hộ xem mấy tay sĩ quan Pháp mang kế hoạch tấn công VB bị bắn rớt từ trên trời xuống năm 47 đi trên phương tiện nào thế.
  10. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0

    Có 2 điểm Maseo thắc mắc đã lâu, nhân bác Vaxilip mở topic này mong các bác giải thíc giúp:
    1. Trong lúc đánh nhau vẫn có 1 số lượng lớn Hoa kiều ở lại Liên khu 1 trong khu vực phố cổ bây giờ, có phải vì vậy mà Pháp ko dám đánh ào ạt vào hay ko? Thực ra khu vực này rất nhỏ, chỉ chưa đến 1km2, tất cả các vị trí xung quanh đều đã bị quân Pháp chiếm, từ các vị trí này chúng có thể bắn vào bất cứ chỗ nào trong khu phố cổ bằng bất kỳ loại súng gì, vậy mà quân ta vẫn đi lại, mua bán giữa đường khơi khơi. Maseo đồ rằng đây mới là lý do chính tạo ra cái huyền thoại 2 tháng của ta và nhờ khu vực này tiếp giáp với sông Hồng nên Trung đoàn Thủ đô mới có đường mà thoát ra.
    2. Theo 1 số tài liệu đã post trong các topic trước, cho đến trước trận ĐBP quân ta chưa hề bắn rụng được máy bay nào kể cả bà già, cùng lắm chỉ bắn xua nó lên cao được thôi, vậy vụ pháo từ Láng bắn rụng 1 máy bay là ntn? Nếu Pháp nó dùng VAM1 để bỏ bom ta thì ko nói làm gì chứ mấy khẩu pháo cao xạ đã được mấy ông thợ rèn làng cải biên thành pháo mặt đất, kính ngắm ko, xạ thủ vừa đặt cái cày xuống mà hạ được máy bay thì quả tình hơi đáng ngờ.
    Xin trả lời bác Maseo một số vấn đề em biết:
    1. Yếu tố Hoa kiều và các kiều dân khác không ảnh hưởng nhiều đến việc Pháp có đánh ồ ạt hay không. Bởi vì các kiều dân này chủ yếu sống ở 1 khu vực riêng (Hàng Buồm, Mã Mây...). Việc có các kiều dân trong khu vực chiến sự là tự họ quyết định vì đã lờ đi đề nghị tản cư của ta, hơn nữa lúc này Trung Hoa Dân Quốc vẫn có thế mạnh tại Châu Á khiến Pháp phải ngại vì chính quân TQ mới là lực lượng giải giáp quân Nhật. Điều này chỉ giúp cho Liên khu Một tránh bị pháo kích và ném bom theo kiểu tận diệt trên diện rộng trong 1 thời gian mà thôi (trong chiến sự, quân ta cũng tránh lại gần khu vực kiều dân chứ không hề dựa dẫm vào đó). Vì cấu trúc tuyến chiến đấu của ta đặc biệt (bác chịu khó chờ em sẽ bót sau) nên lính Pháp không thể tràn ngập được LK 1. Ngay sau tết Đinh Hợi, các bên đã tổ chức tản cư tất cả dân thường và kiều dân, Pháp đã trút tất cả khả năng và hoả lực xuống LK1 theo kiểu "fire at will" nhưng cũng chẳng khác gì trước đấy.
    LK1 gần sông Hồng nhưng không thể dùng khu vực này để rút quân được vì Pháp đóng quân trên toàn tuyến sông Hồng của quận Hoàn Kiếm bây giờ. Ta phải rút ra bãi sông, chui dưới gầm cầu Long Biên (quân Pháp canh gác ở trên, dưới sông là tàu vũ trang tuần tiễu) tiến về Nhật Tân, Tứ Tổng mới có thể vượt sông Hồng được (1 tiểu đội tự vệ Hồng Hà đã hy sinh để chặn Pháp bảo vệ cho cuộc vượt sông này).
    2. Thông tin chính xác về việc ta bắn rơi máy bay Pháp em chưa có đây nhưng chắc chắn là trước ĐBP ta đã bắn rơi máy bay Pháp rồi vì máy bay của Pháp thời này cũng đâu có hiện đại gì cho lắm đâu, vẫn là máy bay cánh quạt chưa phản lực mà. SÚng bộ binh hoàn toàn có thể bắn rơi. Cái mốc ĐBP chỉ là lần đầu tiên ta có pháo cao xạ chính quy tham chiến và lần đầu tiên bắn rơi B.29 mà thôi. Em sẽ có tư liệu bắn máy bay Pháp cho bác.

Chia sẻ trang này