1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Thăng Long phi chiến địa" và 60 ngày đêm khói lửa

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Va_xi_lip, 07/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo và hết)
    Chú thích :
    (1)Nguồn : « Hai mươi năm qua: 1945-1964, sự việc từng ngày », Đoàn Thêm, nxb Nam-Chi Tùng-Thư, Sài Gòn 1966 ; « Leclerc et l?TIndochine/Chronologie », trang trên mạng http//www.v1.paris.fr ; « Những chặng đường lịch sử», Võ Nguyên Giáp, nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1994 ; và các tài liệu khác dẫn trong chú thích dưới đây.
    (2)Trong cuốn sách « Les Blancs s?Ten vont » (Người da trắng ra đi), nxb Albin Michel, Paris 1998, trang 35-39, tác giả Pierre Messmer ?" vốn là người theo De Gaulle từ đầu, sau này là thủ tướng Pháp (1972-1974) ?" tự bào chữa cho mình, và thú nhận rằng « Bản tuyên bố của Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp», ngày 24/3/1945 (Déclaration du gouvernement provisoire de la République française, đây là chính phủ của tướng De Gaulle vào thời gian mới giải phóng nước Pháp sau khi bị Đức Quốc xã chiếm đóng 1940-1944), là một kế hoạch không-thể-chấp-nhận-được nhằm tái lập thuộc địa (un programme inacceptable de recolonisation). Theo kế hoạch đó, thì Liên bang Đông Dương sẽ gồm năm xứ : Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Cao miên và Lào, với một chính phủ đứng đầu là một viên toàn quyền người Pháp. Chính ông Messmer viết rằng : từ ngày đảo chính Nhật 9/3/1945, không một người Việt Nam nào chấp nhận sự trở lại đô hộ của Pháp như thuở trước, và ông [Messmer] không bao giờ hiểu được tại sao tướng De Gaulle thuở ấy lại chấp nhận một Bản tuyên bố tai hại như vậy (une telle déclaration calamiteuse). Theo ông Messmer, tác giả của Bản tuyên bố này là toàn quyền (gouverneur) Laurentie, lúc đó là vụ trưởng vụ chính trị ở bộ Pháp quốc hải ngoại tức là Bộ thuộc địa (directeur des affaires politiques au ministère de la France d?Toutre-mer) ; nhưng chính ông này sau đó rất ân hận, và tìm cách « diễn giải » văn bản này theo một hướng tiến bộ hơn vào tháng 9 năm 1945, và do đó đã bị ông De Gaulle khiển trách nặng nề. Rồi ông kết luận rằng, rốt cục, ông chỉ thở phào hoàn toàn đồng ý với ông De Gaulle [về thái độ của nước Pháp đối với Đông Dương] ngày 1/9/1966, khi ông De Gaulle tuyên bố tại Pnom Pênh: « [?] không có khả năng là các dân tộc châu Á chấp nhận sự áp đặt của người ngoài đến từ bên kia bờ biển Thái Bình Dương [nghĩa là Mỹ], dù cho với ý định nào và với vũ lực nào ». [Nguyên văn : [?] il n?Ty a, d?Tautre part, aucune chance pour que les peuples d?TAsie se soumettent à la loi de l?Tétranger venu de l?Tautre rive du Pacifique, quelles que puissent être ses intentions et si puissantes que soient ses armes]. Nghe ông Messmer kể như vậy, thì ông là người thức thời, nhất là khi ông luận về việc những người Pháp thời 1945-46 mù quáng từ chối cái từ « độc lập » mà mọi người Việt Nam ai ai cũng tha thiết. Có điều lạ là ông lại chính là một người đã giữ những chức vụ quan trọng liên quan đến việc người Pháp trở lại Đông Dương lúc đó : trưởng đoàn quân sự liên lạc về hành chính ở Viễn Đông (chef de la mission militaire de liaison administrative en Extrême Orient), nhảy dù xuống Bắc Bộ vào tháng 9 năm 1945, đoàn viên « đắc lực » của phái đoàn Pháp ở hội nghị Đà Lạt (10/4-11/5/1945) và hội nghị Fontainebleau (6/7-10/9/1946), đoàn viên của phái đoàn bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại Marius Moutet đi thị sát Đông Dương (27/12/1946 tám ngày sau ngày toàn quốc kháng chiến), chánh văn phòng của cao ủy Đông Dương Bollaert bốn tháng sau, ? Nhưng dù sao, ông Messmer và ông De Gaulle, đã « lương thiện » hơn vô số những người khác, không mảy may chấp nhận sự sai lầm của mình.
    (3)đã kể trong chú thích (2).
    (4)Về việc toán Castella (thiếu tá đặc phái viên của De Gaulle, nhảy dù xuống Hiền Sĩ cách Huế 25 km về phía Bắc vào cuối tháng 8/1945) bị bắt, có thể xem thêm trong cuốn ?oNgười lính già Đặng Văn Việt, chiến sĩ đường số 4 anh hùng?, nxb Trẻ, 2004, (trang 88-94), ông Việt viết : Ngày 26/8/1945, đồng chí Hoàng Anh (nguyên bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên) cùng anh Phan Tử Lăng và một số cán bộ ra tận nơi xem xét tình hình.[?]. Chúng tự xưng là phái bộ của Đồng Minh, nhảy dù xuống để thi hành một sứ mệnh. Chưa phân biệt thực hư, đồng chí Hoàng Anh vẫn để bọn quân nhảy dù ở nguyên khu nhà chúng chiếm đóng [?]. Linh tính cho một nguy cơ lớn sắp xảy đến, nếu hành động chậm trễ [?]. Anh em đều thống nhất chủ trương mời một cuộc họp khẩn cấp toàn bộ lớp Thanh niên tiền tuyến. Anh em bàn tán rất sôi nổi và cử ngay một nhóm chỉ huy [?]. Vì phải hành động hết sức khẩn trương, bí mật, nên không xin ý kiến hay phép của bất cứ ai.[?]. Anh em Thanh niên tiền tuyến biên chế thành 3 tiểu đội [?], đi đều bước thẳng vào nơi đồn trú của tốp nhảy dù. [?]. Ba đại diện tiến lên. [?] tên quan tư [thiếu tá Castella] tiến lên như để đón tiếp quân ta. Khi giáp mặt, anh Lê Thiệu Huy dõng dạc nói to bằng tiếng Pháp : « Nhân danh Ủy Ban khởi nghĩa Trung Bộ, tôi chuyển đến ông một bức thư ». Khi tên quan tư kính cẩn đưa hai tay ra nhận thư, thì có một phát súng Mousqueton nổ ầm vang, làm chấn động cả bầu không khí. Lập tức anh Nguyễn Thế Lương rút khẩu súng lục từ trong túi, hét lên : « Đưa tay lên ! Các anh là tù binh ! ». Cùng lúc ấy, tôi và cả phân đội xông lên, bao vây kín bọn lính nhảy dù [?]. Trong cặp của tên quan tư Castella [?] tôi tìm ra một mật lệnh hết sức quan trọng , mà đến nay, tôi còn nhớ rành rọt từng câu chữ : [dịch] « Quan tư Castella có nhiệm vụ bắt liên lạc với Ngô Đình Khôi, Phạm Quỳnh, với các lực lượng Pháp hải ngoại (FFE) và các lực lượng Pháp nội địa (FFI), để tổ chức chiếm lĩnh các công sở và thành lập [lại] chính quyền thuộc địa [bảo hộ] ở miền Trung Việt Nam. Tất cả các FFE và FFI đều phải đặt dưới quyền chỉ huy của quan tư Castella. [Ký] De Gaulle » . (Những chữ thẳng trong ngoặc [.] là của tôi (BTL) thêm vào cho rõ nghĩa). « Đồng chí Trần Hữu Dực hết sức vui mừng và hết lời khen ngợi chiến công vừa mới đạt được. Đồng chí nhận xét : Chỉ cần ta bị chậm một, hai ngày là bọn Pháp nhảy dù [này] có thể liên lạc được với Ngô Đình Khôi, Phạm Quỳnh, các lực lượng Pháp ở hải ngoại, ở nội địa [?]. Nếu lúc ấy mà ta phát động tổng khởi nghĩa cướp chính quyền, thì có thể hàng ngàn, vạn sinh mệnh đồng bào sẽ ngã gục dưới họng súng quân thù . [Hết phần trích].
    Về việc bắt các ông Ngô Đình Khôi và Phạm Quỳnh, ông Việt viết (trang 107-108) [trích]: Tôi và anh Nguyễn Thế Lương phụ trách bắt Ngô Đình Khôi. Anh Phan Hàm và Hà Đồng phụ trách bắt Phạm Quỳnh.[?] Tôi còn nhớ lúc ấy khoảng 11 giờ, bố con ông Ngô Đình Khôi đang ngồi bàn ăn cơm. [?] Hai bố con đứng dậy ra đón. Tôi đưa tay chào nhà binh, đưa một phong bì thư và nói : " Vâng lệnh Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên-Huế, tôi đến mời hai ông lên gặp Ủy ban khởi nghĩa. Xin mời, xe đã sẵn sàng". [Đáp] : "Dạ dạ, xin vâng, vì đang ăn dở, xin phép ăn nốt bát cơm". Tôi đồng ý ngay và mời cứ ăn. Sau bữa cơm, hai bố con vào mặc áo the, khăn xếp chỉnh tề. Tôi mời ra xe. Trên đường về, xe không đến Tòa Khâm, trụ sở lúc ấy của Ủy ban khởi nghĩa, mà theo kế hoạch về thẳng nhà giam Phủ Doãn. Đến nơi, tôi bàn giao hai vị khách quý, ký vào giấy giao nhận rồi ra về. Số phận của hai cha con ông Ngô Đình Khôi về sau ra sao hoàn toàn tôi không hay biết. Tôi chỉ làm nhiệm vụ của người lính. Nhóm anh Phan Hàm cũng hoàn thành nhiệm vụ bắt ông Phạm Quỳnh và Nguyễn Tiến Lãng về tập trung ở nhà giam Phủ Doãn. [Hết phần trích].
    (5) Về chi tiết sự việc này, xin xem bài « Nhân việc đưa hài cốt cựu hoàng Duy Tân về nước » mà tôi đăng trong báo Đoàn Kết (bộ cũ) số 393, 1987, dưới bút hiệu H.B., và báo Tổ quốc đăng lại trong số tháng 4/1988. Tôi có bổ sung sau đó và đăng lại trong cuốn sách của tôi « Tự sự của người xa quê hương », nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2004. Trong « Mémoires de guerre (1940-1945) », tập 3, nxb Plon, 1959, trang 230 và 231, ông De Gaulle viết: « Aux fins qui pourraient être utiles, je nourris un dessein secret. Il s''agit de donner à l''ancien empereur Duy-Tan les moyens de reparaitre, si son successeur et parent Bao-Dai se montre, en définitive, dépassé par les évènements.[...]. C''est une personnalité forte. [...]. Le 14 décembre, je le recevrai pour voir avec lui, d''homme à homme, ce que nous pourrons faire ensemble. Mais quelles que soient les personnes avec qui mon gouvernement sera amené à conclure les accords, je projette d''aller moi-même les sceller en Indochine dans l''appareil le plus solennel, quand le moment sera venu ».
    (6)Có thể xem thêm cuốn sách « Chiang Kai-Shek, De Gaulle contre Hô Chi Minh », Viêt-Nam 1945-1946, của Lin Hua, nxb l''Harmattan 1994.
    (7)Thuở đó, Hồ chủ tịch có câu nói tiếng Pháp : « Plutôt flairer la crotte des Français pendant cinq ans, que flairer celle des Chinois pendant mille ans » (Thà ngửi phân Pháp trong 5 năm, còn hơn ngửi phân Tàu trong ngàn năm). Câu này, các sách và tài liệu ở Việt Nam nay không ghi lại vì những lý do dễ hiểu, nhưng ông Messmer có nhắc lại trong cuốn sách đã dẫn trên của ông ta, và ông ta dùng chữ « merde » (***) khiễm nhã hơn chữ « crotte » (phân) nhiều. Riêng tôi, thuở ấy còn nhỏ (chưa đầy 12 tuổi), nhưng tôi còn nhớ rõ ở Hà Nội thiên hạ kháo nhau về câu nói tiếng Pháp ấy và đa số cho là Hồ chủ tịch có lý. Tất nhiên, trong khung cảnh lúc ấy, « Tàu » đây là Tàu Tưởng, chưa phải là « anh em môi [hở] răng [lạnh] » sau này, nhưng gì gì đi nữa, vẫn có câu hỏi giả thử như lúc ấy mấy chính khách quốc gia theo « Hoa quân nhập Việt » mà thành lập chính phủ, liệu nước Việt Nam ngày nay có là một thứ Tây Tạng không ?
    (8)Hình như lá cờ của « Nam kỳ quốc » này là màu vàng với 3 sọc màu lam chạy suốt chiều dài. Nếu đúng vậy thì nó khác với lá cờ « quẻ càn », màu vàng với 3 sọc đỏ chạy suốt chiều dài, của « Quốc gia Việt Nam » thời ông Bảo Đại trở lại ký kết với Pháp trong vùng tạm chiếm, và sau này là cái cờ của « Việt Nam Cộng hòa » của chế độ ông Ngô Đình Diệm và sau đó.
    (9)Về thái độ và cách cư xử của Léon Blum trong những ngày này, có thể xem thêm lời chứng của ông Raymond Aubrac trong cuốn hồi ký của ông : « Où la mémoire s?Tattarde », nxb Odile Jacob.
    (10)Ngày 22/12/1946 Moutet mới lên đường, và 26/12/1946 đến Sài Gòn. Dù sao, Moutet cũng là một trong đám người đẩy Việt Nam vào thế cùng. Ngày nay cũng còn có người cả tin nghĩ rằng giá phía Việt Nam « kiên nhẫn » đợi thêm vài ngày (vì ông Léon Blum đã lập chính phủ mới) thì không xảy ra chiến tranh !
    (11) Những năm gần đây, có những sử gia hoặc nhà báo, nhà văn nước ngoài đặt mốc khởi đầu chiến tranh Pháp-Việt vào thời điểm khác, thí dụ như vào ngày 23/11/1946 khi quân đội Pháp nã pháo vào Hải Phòng. Nhưng những lý luận loại này có phần khiên cưỡng, bởi vì : Hoặc là chiến tranh bắt đầu khi có đụng độ chết người, thì sự đó đã xảy ra ở thời điểm khác rồi, hoặc là chiến tranh chỉ kể bắt đầu từ lúc nổ súng ở khắp mọi nơi (như vậy chiến tranh chỉ có thể kể từ 19/12/1946), còn nếu kể chiến tranh bắt đầu từ lúc có cuộc « đụng độ chết nhiều người », vậy thì đặt cái « chỉ tiêu » con số người chết là bao nhiêu để có thể kể là chiến tranh bắt đầu từ vụ việc Hải Phòng ? Hay là chiến tranh Pháp-Việt thực ra đã bắt đầu từ ngày quân viễn chinh Pháp đổ bộ vào Nam Bộ (nếu coi Nam Bộ hoàn toàn là đất của Việt Nam, theo cách nhìn của người Việt Nam), hoặc là chiến tranh Pháp-Việt đã bắt đầu từ ngày quân Tàu Tưởng rút hết đi phía Bắc để cho quân Pháp vào thay thế, nghĩa là từ ngày 25/6/1946 khi tướng Lư Hán và bộ hạ rút về Tàu (nếu coi Nam Kỳ ?" đất mà triều đình nhà Nguyễn đã ký nhường cho Pháp làm thuộc địa ?" « hơi » khác Bắc Kỳ và Trung Kỳ là đất bảo hộ) ? Ngoài ra, cũng có những tác giả, thí dụ như nhà văn Antoine Audouard, trong bài « L''Indochine, ni gloire ni honte » (Đông Dương, không vinh quang mà cũng không hổ thẹn ), đăng trên báo Le Monde ngày 27/11/2006, cho tôi cảm tưởng là ông ta đem chuyện sau, để giảm trách nhiệm của chuyện trước, khi ông ta viết : « Avec cynisme, l''excellent démocrate qu''est le président Abdelaziz Bouteflika l''a bien compris, qui nous force au silence sur ses crimes présents au nom de nos crimes passés ; les Vietnamiens n''agissent pas autrement, signant avec leurs ennemis d''hier des pactes économiques ou financiers qui enterrent non seulement un regard sur des millions de victimes de ce qui fut aussi une guerre civile, mais aussi les droits politiques fondamentaux de leurs citoyens d''aujourd''hui » (tóm tắt đại ý là Việt Nam ?" cũng như tổng thống Bouteflika nước Algérie ngày nay ?" dùng chuyện những tội ác ngày xưa của chúng ta [Pháp] để buộc chúng ta phải im lặng về những tội ác ngày nay [Việt Nam] đối với hàng triệu nạn nhân của một cuộc chiến tranh, mà cũng là một cuộc nội chiến, và đối với những quyền chính trị cơ bản của công dân họ). Viết vậy, khác nào như « viết lại lịch sử », hay là « viết sử-giả-tưởng (histoire-fiction) ». Vậy thì cũng có thể nào viết : « Nếu » Pháp và Việt Nam thuở đó mà cộng tác thành thực, thì đã chẳng có quốc trưởng Bảo Đại, đã chẳng có việc 1950 ***** phải đi Trung Quốc, Liên Xô để gặp Mao và Staline, rồi đã chẳng có chỉnh quân, chỉnh huấn, chẳng có cải cách ruộng đất, chẳng có hiệp định Genève chia cắt, chẳng có chế độ ông Diệm, chẳng có thuyền nhân, và biết đâu cũng chẳng có cả CHXHCNVN, và như vậy thì chẳng có hàng triệu nạn nhân của một cuộc chiến tranh và chẳng có vấn đề trù dập những quyền chính trị cơ bản ? Ai đáng trách ai ?
    (nguồn báo Diễn Đàn)
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Ảnh của đơn vị tại mặt trận Việt Nam học xá (khu vực ĐHBK hiện nay), người đeo kính trong ảnh là 1 sĩ quan Nhật gia nhập QĐNDVN. Không rõ có phải chính là ông xạ thủ bazooka hay không (?)
    [​IMG]
  3. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Một số hình ảnh khác về HN 60 ngày đêm. Ảnh của cụ Nguyễn Bá Khoản.
    Trận địa Hàng Chiếu. Không biết là loại súng gì (?)
    [​IMG]
    Hàng Bồ.
    [​IMG]
    Hàng Bài.
    [​IMG]
    Hàng Đường.
    [​IMG]
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Phố Huế : chiến luỹ....
    [​IMG]
    ... và trận địa mìn giả bằng nồi niêu xoong chảo (thậm chí chả biết là có nổi 1 quả mìn nào không)
    [​IMG]
    Đường Huyền Trân Công Chúa
    [​IMG]
    Phố Mai Hắc Đế
    [​IMG]
  5. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Ảnh khá độc đáo : tù binh Pháp bị bắt ở mặt trận Lương Yên, 1-1947. Người đội mũ sắt cầm tiểu liên Sten đứng bên trái là chiến sĩ ta (?).
    (Thật ra cũng không hiểu bọn này là dân hay lính mà lại ăn mặc như vậy, tuy nhiên cũng có thể là tù binh sau khi bị nhà ta lột hết quân phục giày mũ, thời buổi toàn dân tự vũ trang mà)
    [​IMG]
    u?c chiangshan s?a vo 23:57 ngy 24/12/2006
  6. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ là đại liên Maxim ba chân hoặc Browning .50, thường quân Pháp hay gắn trong lô cốt để bắn qua lỗ châu mai.
    Được freesky sửa chữa / chuyển vào 02:08 ngày 25/12/2006
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Hôm nay, 6/107 là kỉ niệm 60 năm ngày thành lập trung đoàn Thủ đô - tức trung đoàn 102, sư đoàn 308, Quân đoàn 1
    Ngày 6/1/47, uỷ ban kháng chiến LK1 Hà Nội quyết định hợp nhất toàn bộ các lực lượng vũ trang thành 1 trung đoàn, tạm gọi là trung đoàn LK1. Hội nghị quân sự toàn quốc sau đó đã thống nhất tặng cho trung đoàn danh hiệu "Trung đoàn Thủ đô".
    Việc thành lập trung đoàn thực chất chỉ là tổ chức lại các đơn vị vệ quốc đoàn, tự vệ chiến đấu, tự vệ thành, công an xung phong của LK1 dưới sự chỉ huy thống nhất. Quân số trung đoàn lên tới gần 3.000 người, tổ chức thành 3 tiểu đoàn 101 (tiểu khu Đồng Xuân), 102 (tiểu khu Đông Thành) và 103 (tiểu khu Đông Kinh). Người trẻ nhất chỉ 7-8 tuổi, già nhất đến 40-50 tuổi, trong số đó trừ 2 đại đội vệ quốc đoàn và một số trung đội công an, còn lại đều là người dân tự vũ trang để chiến đấu, tuyệt đại đa số không có kiến thức hay kinh nghiệm về quân sự.
    Sáng 6/1/47, lễ ra mắt trung đoàn được tổ chức tại rạp Tố Như phố Hàng Bạc. Gọi là lễ ra mắt nhưng do các đơn vị của trung đoàn còn đang phải chốt giữ trận địa, nên thực tế chỉ toàn các cán bộ chính quyền, đoàn thể đến nghe diễn văn phát biểu
    1 tuần sau, để giảm bớt khó khăn về hậu cần, trên chỉ thị cho trung đoàn chỉ chọn giữ lại 1 đội quyết tử quân gồm 500 chiến sĩ, còn lại cho rút hết ra ngoài. Ngày 14/1/47, đại diện những người ở lại làm lễ tuyên thệ tại rạp Tố Như. Đêm hôm đó, một bộ phận trung đoàn trong đó có thương binh và những người đã lộ mặt bí mật rút qua gầm cầu Long Biên. Sáng 15/1/47, một bộ phận khác đi lẫn với dân trong đợt ngừng bắn. Bộ phận rút ra trước này sẽ được tổ chức thành tiểu đoàn 2 của Bộ, rồi đổi thành tiểu đoàn 42 tức tiểu đoàn Bình Ca. Khi trung đoàn Thủ đô được tái tổ chức, tiểu đoàn 42 về lại đội hình trung đoàn với phiên hiệu tiểu đoàn 18.
    Về phần những người ở lại, quân số vượt quá xa dự kiến, lên tới 1.200 người, phần vì các đơn vị tự ý lấy thêm người, phần vì có rất nhiều chiến sĩ đã trốn ở lại để tiếp tục chiến đấu. Bộ phận này tiếp tục cố thủ LK1 thêm hơn 1 tháng. Đêm 17/2/47, toàn bộ trung đoàn vượt vòng vây ra vùng tự do, kết thúc 60 ngày đêm bảo vệ thành công thành phố.
    u?c chiangshan s?a vo 22:58 ngy 06/01/2007
  8. JeanVal

    JeanVal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Đây là khẩu đại liên Hochkiss được trang bị trong quân đội Phú lang sa. Nó được sử dụng phổ biến tới cuộc Chiến tranh Đông dương I.
    Em có ảnh của con này chụp ở 1 bảo tàng xứ Phú lang sa từ lâu lắm rồi. Để tìm được em post hầu các bác
  9. JeanVal

    JeanVal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Đây. Đại liên Hochkiss
    Ảnh em nó đây.
    Được chụp năm 2000 ở bảo tàng "Message Verlaine" Tourcoing - France
    [​IMG]
    Được JeanVal sửa chữa / chuyển vào 21:47 ngày 07/01/2007
  10. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Trên ảnh là bác JeanVal phải không ạ. Bác dòm cái gì mà hau háu thế? Đùa tí.
    Bảo tàng đó có gì hay về Chiến tranh Việt Pháp không bác?

Chia sẻ trang này