1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Thăng Long phi chiến địa" và 60 ngày đêm khói lửa

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Va_xi_lip, 07/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Trước khi bước vào trận chiến, ta đã phải đau đầu trong việc quyết định chiến thuật để làm sao ít nhất lực lượng của ta phải cầm chân giặc Pháp được 15 ngày. Nhiều ý kiến được đưa ra nhưng xem ra đều không ổn khi những ý kiến đó ít căn cứ trên thực lực của quân ta. Một vị cựu đại tá quân đội Nhật gia nhập VM chống Pháp đã đề nghị tổ chức 1 đơn vị tinh nhuệ bí mật đột nhập vào thành Hà Nội đánh úp đầu não của quân Pháp theo cái cách Nhật đã từng làm hồi năm 45. Ý kiến này đã bị bác bỏ vì ta không có những đơn vị được huấn luyện kỹ lưỡng và trang bị đầy đủ như quân Nhật, hơn nữa yếu tố bất ngờ gần như đã không còn vì quân Pháp đã tăng cường phòng bị thậm chí còn chuẩn bị tư thế để đánh ta trước. Giải pháp chiến cuộc cuối cùng chỉ còn lại cách xây dựng chiến luỹ trong thành phố. Tuy nhiên bài học Pari, Dressden..vẫn còn đấy, các chiến luỹ dù có làm bề thế ra sao cũng vẫn bị tràn ngập như thường nhất là đối phương của ta ngày nay có đủ các loại pháo binh bắn thẳng, cầu vồng, xe tăng, máy xúc, phi pháo .v.v. Vì vậy, các chiến luỹ cần phải được thiết lập thành một hệ thống liên hoàn, nhiều lớp, có chiến hào công sự để cố thủ, bố trí ở những nơi có thể thiết lập lưới hoả lực bắn thẳng, bắn chéo thậm chí dễ dàng di chuyển tập kích đối phương. Mọi con đường giao thông được chuyển vào trong nhà thông qua các lỗ đục trên tường, thậm chí có nơi chỉ đục thông trên tầng 2, còn tầng 1 để đấy làm cái túi dụ Pháp mò vào là ta ở trên tương lựu đạn xuống. Dùng tất cả những gì có thể để làm chiến luỹ, đồng thời hạ đổ cột điện, cây to xuống chặn đường xe tăng giặc (tuy nhiên việc này không thành công lắm vì chất lượng thuốc nổ như đã nói ở trên).
    Công tác hậu cần cũng rất khó khăn. Lương thực dự trữ ban đầu ở LK 1 được xác định đủ dùng cho lực lượng tự vệ chiến đấu nhiều tháng trời nhưng đến khi bắt đầu mới vỡ nhẽ còn hàng vạn đồng bào chưa tản cư khiến việc cung cấp lương thực trở thành nan giải. Với 5 tiểu đoàn VQĐ lúc đầu nhưng chủ yếu được phân công chốt giữ các mục tiêu rời (BBP, kho bạc, Bưu điện...), một số đơn vị bị mắc kẹt ko vào được, một số thì chiến đấu ở các liên khu 2,3 sau đó chốt chặn viện vòng ngoài nên trong LK1 gần như chỉ còn tự vệ đánh nhau với Pháp (60 ngày đêm chủ yếu cũng chỉ diễn ra ở LK1). Đạn dược, thuốc men gần như không có nguồn tiếp tế, các chiến sỹ phải chiến đấu với lượng dự trữ ban đầu và lấy của địch đánh địch. CHính vì lẽ này mà nhiều vị trí của ta sau vài ngày chiến đấu oanh liệt gây thiệt hại nặng cho địch cũng đành bị tràn ngập sau khi đã hết đạn phải đánh nhau bằng báng súng và sẵn sàng hy sinh đến người cuối cùng như trận BBP, nhà thương Vọng.v.v. Tuy nhiên cho dù khó khăn trước mắt thế nào thì ta cũng đã ở thế buộc phải đứng lên đánh lại quân xâm lược, không thể nhân nhượng chúng hơn được nữa. 20h ngày 19/12/1946, đèn Hà Nội tắt phụt. Từ các vùng ngoại thành nhìn vào chỉ thấy vòm trời Hà Nội chớp lửa hồng rực lên với tiếng súng nổ liên hồi. Thủ Đô bắt đầu KHÁNG CHIẾN!
  2. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Về cái câu hỏi 1 thì bác Vá sịp cứ tiếp tục, còn câu 2 thì khỏi trả lời, Maseo đã tự tìm ra câu trả lời rồi. Cái máy bay ăn đạn của pháo đài Láng ấy rơi giữa phố Hàng Bột tức là phố Tôn Đức Thắng bây giờ, ko rõ các cụ ta giỏi hay thằng phi công nó ngu nữa, súng ống như vầy mà cũng để bị bắn trúng
    Cũng công nhận trước ĐBP ********* đã bắn rụng máy bay Pháp rồi, tặng các bác cái hình máy bay Pháp rơi ở Tiên Lữ, Hưng Yên năm 1952:
    [​IMG]
    Thằng em xin hứa kể từ nay ko dùng tài liệu Khựa nữa
    Chào thân ái và quyết thắng!
    Được maseo sửa chữa / chuyển vào 14:32 ngày 08/08/2006
  3. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Đây là câu sấm Trạng Trình, đầy đủ như sau:
    "Thăng Long phi chiến địa
    Đông Ngàn vạn đại xương"
    Dịch nghĩa: Thăng Long ko phải chỗ đánh nhau, Đông Ngàn (Bắc Ninh) vạn đời thầu dầu (xem ra cụ Trạng Trình cũng ko phải nhà tiên tri ghê gớm cho lắm )
  4. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Hạ 1 chiếc ở chiến dịch Lèa. Chiếc Dakota chở trung tá tham mưu phó quân Pháp ở Đông Dương mang theo tài liệu chiến dịch LEA, nhờ thế mà chính phủ ta thoát nạn trong gang tấc và quân Pháp bị đánh ở Khe Lau, Bông Lau...
  5. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Hô hô các bác đừng biến chủ đề của em thành chủ đề phòng không nhé! . CÒn nhiều máy bay rơi nữa. Hà Nội năm 46 đã bắn và phá 5 chiếc, sau này các chiến dịch đều có xác máy bay. . .
  6. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Nào dám
    Cho hỏi một tý, một số nhân vật trong "Sống mãi với thủ đô" được Nguyễn Huy Tưởng lấy trên nền nhân vật thật . Thế ngoài Hồng Lưu là Tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng, Nguyễn Gia Định là Lê Gia Đỉnh.... Còn nhân vật nào "hay ho" nữa không ạ
    Có ai có tư liệu thêm về vai trò của Vương Thừa Vũ và Trần Độ (nhân vật này thì vai trò trước 75 thôi nhá ) trong trận Hà Nội không ?
    Và tư liệu về đại tá Debes cũng như thiếu tướng Morlieré, thằng Sainteny vụ này nghe đồn bị thương à
  7. hieutcct

    hieutcct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2003
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Về tướng Pháp Morliere, trong hồi ký của mình, bác VNG có nhận xét rằng viên tướng này thực sự không muốn có chiến tranh, tuy nhiên do cấp trên là lão thầy tu phá giới Dargenlieu ra lệnh phải tiến hành gây chiến nên bắt buộc phải thi hành.
  8. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Góp với "cô" Vá-xi-líp một đoạn tài liệu:
    Lực lượng vũ trang Hà Nội lúc này (12/1946) có 5 tiểu đoàn Vệ quốc quân và khoảng 8500 tự vệ chiến đấu. Vũ khí có 1516 khẩu súng trường các loại, 20000 viên đạn, 1000 lựu đạn chống tăng, 80 bom ba càng, 200 chai ét xăng crếp, 01 khẩu bazoka Mỹ với 5 viên đạn, 04 khẩu trung liên, 07 khẩu pháo cao xạ 75mm ở các pháo đài Láng, Xuân Tảo, Xuân Canh, Đào Xuyên...
    P/s: Mà cái "cô" này đến là tiết kiệm, giờ xì-líp Tàu có mấy nghìn 1 cái, "cô" vá lám quái gì cho nó khổ ? Xuống anh, anh cho mấy chục k mà mua đồ mới, nhá !
  9. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    LK 1 (phố cổ) tuy có diện tích nhỏ, nhưng có cấu trúc đường phố rất phức tạp (lại thêm các cụ nhà mình cứ đục tường nhà thông với nhau), thuận tiện cho tác chiến đường phố với hai bên đều là vũ khí nhẹ là chính!
    Giữ được LK 1 trong 60 ngày, ngoài yếu tố tinh thần của quân dân ta, còn có những yếu tốt khách quan khác. Thí dụ như quân ta trang bị kém, nhưng thực tế quân Pháp cũng không phải ghê gớm gì lắm. Ngoài mấy xe tăng hạng nhẹ (ăn chai xăng cũng toi) thì Pháp ở HN khi đó cũng ít hoả lực mạnh. Dù muốn cũng không đủ khả năng phá sập từng đoạn phố kiểu như Hồng quân LX tấn công Berline... để nhanh chóng tràn ngập được LK 1. Quân Pháp mỗi khi tấn công vào phố, bị trúng đạn vài chú thì thường là rút chứ không phải chấp nhận mỗi bước tiến quân mỗi bước đổ máu đâu!
  10. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Hoá ra maseo bị tư liệu tàu khựa nhồi sọ , nên bỏ bớt chữ "ngờ" đi, mấy chiếc quan sát morane vỏ bằng vải bạt phết sơn tổng hợp chứ không phải bằng hợp kim titan đâu nhé, bắn trúng mà không cháy thì mới gọi là ngu, còn chú phi công Pháp ngồi trong cái bọc vải đó sà xuống để ăn đạn thì nên gọi là liều (hoặc dũng cảm, tuỳ người ) nhé
    nhân tiện, nói với maseo, chuyện tăng VNCH cơ động tránh AT-3 tại Quảng trị có thể tìm đọc ở một bài ký trong tập truyện-ký Binh đoàn Tây Nguyên (thậm chí trúng At-3 nhưng ko cháy nữa), hình như mod chiangsan đã đọc rồi,
    Trở lại chủ đề có vài hình ảnh về HN năm 46, góp 1 tay với các bác
    Cụ Giáp duyệt đội danh dự Pháp khi quân Pháp quay lại HN thế chân quân Tưởng:
    [​IMG]
    Leclerc duyệt đội danh dự quân đội Việt Nam của nhà nước VNDCCH (không biết đơn vị nào mà quân phục lạ quá)
    [​IMG]

Chia sẻ trang này