1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Thăng Long phi chiến địa" và 60 ngày đêm khói lửa

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Va_xi_lip, 07/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Người dân HN tuần hành bảo vệ nền độc lập non trẻ:
    [​IMG]
    Được fanlong74 sửa chữa / chuyển vào 11:05 ngày 12/08/2006
  2. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Cụ Giáp cuối năm 46
    [​IMG]
    Quân đội VN và quân đội Pháp duyệt binh năm 46, không rõ ngày:
    [​IMG]
    Tranh cổ động trên tường Hà Nội, 1946:
    [​IMG]
    Thăng long chiến địa 1:
    [​IMG]
    Thăng long chiến địa 2:
    [​IMG]
    Tất cả ảnh trên lấy từ tạp chí Indochine của Pháp.
  3. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Đây là đội danh dự nên được ưu tiên đầu tư, vừa để động viên tinh thần nhân dân, vừa để khè Pháp. Các bác có thể thấy là từ quần áo, giày mũ đến súng ống đều được trang bị đồng bộ, chiến sĩ cũng thuộc diện cao ráo, trông rất chính quy. Số súng này sau khi duyệt binh xong chắc chắn sẽ được trả lại cho 4-5 đơn vị
    Quân phục vệ quốc đoàn lúc đó chủ yếu là tự xoay sở bằng đồ chiến lợi phẩm, ngay đến đại đội gác dinh chủ tịch cũng mặc toàn đồ của lính khố đỏ. Thế nên mới có những trường hợp hài hước là vệ quốc đoàn mặc đồ dân sự, vác mã tấu, trong khi tự vệ thì mũ sắt Nhật, kaki Mĩ, đeo súng....
  4. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Đây hình như là cụ Trường Chinh thì đúng hơn các bác nhỉ.
  5. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Hê hê bác mulvc lạc quan quá! Cho dù xe tăng của nó có dễ cháy đi thế nào đi nữa, cho dù bác chỉ dùng diêm đốt thì vấn đề chính là làm sao bác tiếp cận được nó cơ, chứ nó cứ đứng ở xa mà phang đại bác với đại liên vào thì ông nào đốt được nó. Theo ghi chép để lại thì những trận diệt xe tăng của ta tại Hà Nội chủ yếu là do phục kích tập kích, không có nhiều những trận mà xe tăng Pháp xộc vào trận địa của ta cận chiến ngoài trận Bắc Bộ Phủ, nhà thương Vọng...(do đặc điểm địa hình) để có thể làm mồi cho chai xăng được, thông thường do vướng chiến luỹ và hào chống tăng nên xe tăng địch chỉ làm lô cốt di động che chở cho bộ binh tiến gần đến chiến luỹ rồi chúng đứng từ ngoài bắn vào, mà với cự ly trên 30 mét thì khó ném ...bom ba càng đến nơi lắm.
    Còn cái vụ trang bị vũ khí mà bác nói là không có gì ghê gớm ấy mà thì bác nên cân nhắc lại. Vũ khí là để "nối dài thêm tầm tay", 2/3 quân ta vẫn phải dùng dao kiếm, tức là chỉ tiêu diệt địch trong phạm vi 1 - 2 mét trực diện, trong khi với súng trường và tiểu liên của Pháp thì có thể tiêu diệt đối phương từ phạm vi 50 mét trở lên rồi => Chắc không cần bình luận gì thêm nữa!
    - Cái vụ quân Pháp không chấp nhận mỗi bước tiến quân mỗi bước đổ máu thì em không dám chắc, những trận đánh tập kích mục tiêu rời là quaân pháp đều dùng lối đánh tập kích mạnh tấn công ồ ạt như Bắc Bộ Phủ, chợ Đồng Xuân (bọn tây đen rạch mặt nó nổi tiếng là xung kích gan lỳ từ ww1). CHỉ có những trận đánh trực diện vào chiến luỹ thì công nhận là có tổn thất và thấy khó xơi là bọn nó rút lui. CŨng phải thôi vì đường phố thì hun hút thế, đối phương thì ẩn nấp che chắn kỹ, nó có ngu đâu mà cứ đâm đầu vào luồng đạn bắn thẳng!
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Bọn Tây cũng khôn lắm, nếu đánh trực diện vào chiến luỹ không được là nó đổi chiến thuật. Đây là bài học đắt giá của mặt trận nam Hà Nội, do thiếu cảnh giác, chỉ tập trung giữ chiến luỹ (cái này cũng do trình độ quân sự của ta nữa) nên bị bọn Tây dùng xe lội nước vượt hồ Bảy Mẫu đổ quân đánh thọc sườn, dẫn đến mất trận địa.
    Ở LK1 chúng nó không có điều kiện đánh kiểu đấy nên hay phải bỏ, nhưng cũng có trận như ở Hàng Thiếc nó liều chết đánh suốt 2 ngày, chiếm được nửa phố của ta mới ngừng.
  7. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Bác fanlong74 lại chủ quan roài. Vỏ máy bay làm bằng vải sơn không phải vì thiếu tiền mua hợp kim mà là vì các yêu cầu kỹ thuật để phục vụ các tính năng nhiệm vụ của nó. Bọc vải (có loại vỏ làm bằng gỗ dán)để làm nhẹ máy bay nhằm tăng lực nâng(như kiểu tàu lượn), để có thể bay ổn định với tốc độ thấp, tăng thời gian hoạt động (nhiệm vụ của nó là quan sát mà). Hơn nữa bọc bằng vải thì dễ bị bắn thủng nhưng rơi lại không dễ tí nào, máy bay có thể bị hàng chục lỗ thủng nhưng vẫn bay tốt miễn là không bị bắn vào chỗ phạm như động cơ, phi công hay thùng nhiên liệu (bắn trúng thùng nhiên liệu thì cả máy bay cháy rụi ngay). Bị bắn trúng mà không cháy, thằng phi công cho máy bay về lấy "keo con voi" và miếng vải khác ra vá vào là lại bay ngon lành .
    u?c chiangshan s?a vo 09:43 ngy 15/08/2006
  8. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Chiếc Morane Saulnier 500 đúng là 1 thành công lớn của ngành hàng không... phát-xít Đức. Tên thật của nó là Fiseler-Storch 156 mà bọn Đức dùng khắp nơi trong thế chiến thứ 2.
    Trong thế chiến, các nhà máy Pháp bị quân chiếm đóng Đức bắt sản xuất loại máy bay này cho quân đội Đức. Sau thế chiến chính phủ Pháp tiếp tục sản xuất nó nhưng lại "Pháp hoá" cái tên . Nó được dùng rất rộng rãi ở Đông Dương và Algeria sau này. Ưu điểm chính của chiếc này là nó cần 1 đường băng rất ngắn để hạ cánh và cất cánh cho nên dù có bị bắn hỏng cũng vẫn dễ hạ cánh tạm thời xuống một bãi trống để sửa chữa tạm thời.
    Chính vì thế như cô vá xi líp đã nói, nó là 1 loại máy bay cố tình làm nhẹ cho nên có khá nhiều vải bạt. Nhưng ****pit của nó cũng có 1 phần giáp thép để bảo vệ phi công. Bắn trúng nó không phải là khó do tốc độ bay rất chậm, nhưng bắn rơi nó lại là chuyện khác.
  9. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Tôi không biết giáp bảo vệ phi công bố trí như thế nào (có lẽ nhờ bác AKM giải thích giúp) nhưng kết cấu ****pit rộng, nhiều kính để dễ quan sát và động cơ không hề được bọc giáp (hình dưới) khiến loại máy bay này rất dễ tổn thương.
    [​IMG]
    Có điều không rõ chiếc máy bay rơi ở HN năm 46 có phải loại này không , nếu là chiếc khu trục thì các bác VM ăn may rồi, bác maseo tìm hiểu thêm xem sao. Ngoài MS-500, phía Pháp còn dùng 1 loại trinh sát cánh kép (biplane) khác, để tìm lại hình sẽ post lên sau.
    Được fanlong74 sửa chữa / chuyển vào 09:07 ngày 15/08/2006
  10. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Trận này chính cụ VNG cũng đã công nhận là thời điểm bấy giờ quân ta không nghĩ đến việc bọn Pháp có thể vòng sau lưng đánh tập hậu, vì thế vỡ ngay trận địa phòng thủ. Khi rút vào nhà thương Vọng thì địch bao vây, các chiễn sỹ vừa đánh vừa rút lên tầng trên cùng cố thủ và chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Trận này ta hy sinh 1 trung đội VQĐ và khoảng 50 tự vệ.
    Trong 60 ngày đêm Hà Nội người ta chủ yếu chỉ nhắc đến cuộc chiến ở LK1, các mặt trận LK2, LK3 và các mặt trận khác ít được nói đến vì các trận chiến ở đây chỉ diễn ra trong vài ngày, sau đó quân ta phải chuyển sang đánh chặn viện, quấy rối để hỗ trợ cho LK1 chiến đấu. Tuy nhiên nhờ các mặt trận này mà LK1 mới giảm được nhiều áp lực các cuộc tấn công của Pháp, vì vậy không thể phủ nhận công sức của các mặt trận này.

Chia sẻ trang này