1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Thăng Long phi chiến địa" và 60 ngày đêm khói lửa

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Va_xi_lip, 07/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Ngay khi bắt đầu nổ súng, mọi hạn chế trong công tác chuẩn bị của ta đã bộc lộ. Chất nổ kém phẩm chất, trình độ tác chiến hạn chế, công tác tổ chức còn lỏng lẻo, thiếu vũ khí... vì vậy đã xảy ra các tình trạng như mìn không làm gẫy được cây, tự vệ phải chạy đi lấy dao chặt, đang chặt thì Pháp đã đến rồi ...đã thế nhiều chiến sỹ tự vệ lại không có mặt ở vị trí chiến đấu của mình mà phiêu bạt ở chỗ khác hoặc một số "lặn không sủi tăm". Vũ khí thiếu, khả năng tác chiến yếu nên việc đánh chiếm một số mục tiêu đã không hoàn thành tuy nhiên tinh thần các chiến sỹ lên cao rõ rệt vì họ được trực tiếp đánh nhau với Pháp, bõ những ngày phải nhân nhượng sự khiêu khích của chúng trước đó. Chỉ sau một vài ngày đầu tiên, nhiều tự vệ Hà Nội đã trưởng thành lên nhiều. Trong bài ký của nhạc sỹ Lương Ngọc Trác (cựu tự vệ HN), ông đã kể về ngày đầu run rẩy, giấu hết vũ khí tự trang bị trước ngày nổ súng (theo mốt của thanh niên lúc ấy), nằm im trong nhà không dám thò mặt ra, hy vọng chỉ sau 2 -3 ngày chính phủ ***** và quân Pháp sẽ tìm ra được con đường hoà bình nào đấy. Sau đó do vô tình bạn bè tìm được ông, lôi cuốn vào cuộc tấn công nhà "moóc - li - e" ông đã hết sợ súng đạn và trưởng thành lên nhiều. Tuy nhiên những ngày đầu cũng là những ngày tổn thất khá lớn, do quân Pháp dồn toàn lực cho lời tuyên bố "chiếm Hà Nội trong 24h", các chiến sỹ ta thì thiếu kinh nghiệm chiến đấu lần đầu cầm dao cầm súng đánh giặc đã phải đối chọi với xe tăng, súng máy. Có tổ tự vệ LK1 khi rút về nghỉ ngơi, một chiến sỹ ngủ mơ lại trận đánh lúc tối (do ký ức về chiến trận quá mạnh đối với người tham gia lần đầu) anh đã mơ ném lựu đạn vào quân giặc và đã...thò tay rút chốt lựu đạn...
    Hầu hết những mục tiêu tấn công đặt ra cho ngày đầu nổ súng không đạt được. Nhưng việc quân ta chủ động nổ súng tấn công trước vào quân Pháp đã đem lại một niềm phấn khởi lớn cho quân và dân, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tinh thần chiến đấu trong những ngày kế tiếp!
  2. doduonghien1980

    doduonghien1980 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0

    Co Vá xi lip chạy mô rồi.
    Kỷ niệm ngày CÁCH MẠNG THẤNG TÁM ĐI CHÚ.
    Truớc đây tớ làm ở Trung tâm khí tượng trong khu Láng. Ngay sau cơ quan tớ là fáo đài Láng. Suốt ngày đóng cửa và Trung tâm khí tượng Biển to vật nằm chắn mất nên không có nhiều người để ý. Hôm nào có thời gian về chụp ảnh và Pot len cho các bác xem - GIỜ ĐANG ĐI CÔNG TÁC XA NÊN KHÔNG CÓ NHIỀU TƯ LIỆU MONG CÁC BÁC THÔNG CẢM - chỉ up giúp nhà mình thôi
    Nhà tớ gần fáo đài Xuân Tảo - mà chưa bao giờ vào thăm được. Cái này không được chăm chút cho lắm, giờ thành khu nhà binh hết rồi. Mặc dù theo tớ fáo đài Xuân tảo đóng góp cũng khá nhiều - có thể vì tầm bắn gần với trong Thành hơn, nhưng không có nhiều tư liệu về các trận đánh ở fáo đài Xuân Tảo này. Ai có thông tin gì về fáo đài thì chia sẻ với anh em nhá.
    (ĐÃ KÝ VÀ ĐÓNG DẤU)
  3. doduonghien1980

    doduonghien1980 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    BAO CHIẾN SĨ ANH HÙNG LẠNH LÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG - CHiến sĩ Việt Nam, Văn Cao
    http://nhacso.net/Music/Song/Cach%2DMang/2006/07/05F617B8/
    (ĐÃ KÝ VÀ ĐÓNG DẤU)
    [/quote]
  4. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    He he em xin lỗi vì bận bịu quá! Đáp ứng các bác một ít thông tin về các pháo đài!
    Nói thêm một chút về những ?opháo đài? của ta ngày ấy:
    Tiếng là pháo đài cho oai nhưng thực chất nó chỉ là những khẩu đội pháo cao xạ đơn lẻ sử dụng bắn mục tiêu mặt đất. Tổng cộng tại Hà Nội ta có 7 khẩu pháo. Tại pháo đài Láng, năm 1939 Pháp đặt trận địa pháo cao xạ với 4 khẩu cao xạ 75mm được cố định trên bệ bê-tông mua từ Đức với mục tiêu bảo vệ phía Tây Hà Nội chống máy bay Nhật, khi bị Nhật đảo chính thì Nhật lại buộc Pháp dùng pháo đài này bắn vào máy bay?đồng minh đến ném bom Hà Nội. CMT8 thành công, quân ta tiếp quản pháo đài, tuy các khẩu pháo đã bị địch tháo mất nhiều chi tiết nhưng quân giới ta đã sửa chữa được 2 khẩu để sử dụng. Đến ngày TQKC, ta có 44 chiến sỹ do 1 một chiến sỹ từng là cai đội khố đỏ đóng tại đây chỉ huy, chia làm 3 khẩu đội (1 khẩu đội dự bị kiêm nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài pháo đài) với tổng số khoảng 600 viên đạn. 20h3?T ngày 19/12/1946 pháo đài đã nã những phát đạn ?ocao xạ đối đất? đầu tiên vào thành Cửa Bắc làm hiệu lệnh cho Hà Nội và toàn quốc kháng chiến. Ngày 22/12/1946, pháo đài bắn hạ 1 máy bay trinh sát của địch và bắt đầu từ đó trở thành mục tiêu bắn phá cho máy bay và pháo binh địch. Chiến đấu được nửa tháng thì pháo đài hết đạn, đại đội được bổ sung 1 khẩu sơn pháo 75mm tiếp tục chiến đấu. Ngày 10/1/1947 pháo đầi được lệnh phá huỷ pháo rút khỏi pháo đài, 1 bộ phận đem khẩu sơn pháo đi bắn vào san bay Bạch Mai, đài phát thanh Vọng?Đến ngày 15/1/1947 pháo đài chính thức rút khỏi mặt trận Hà Nội.
    Pháo đài Xuân Canh:
    Gọi là pháo đài nhưng ở đây ta chỉ có 1 khẩu DCA75 (Defencecontre Avion 75mm) được bố trí tại bãi đất trống cạnh chùa làng Xuân Canh ?" Đông Anh. Khẩu đội có 9 người do một chiến sỹ là cựu pháo thủ của Pháp làm khẩu đội trưởng. Bên cạnh đó ta có 1 khẩu đội 12.7mm dùng để bảo vệ pháo đài, 1 số chiến sỹ cơ cấu khác tổng cộng khoảng 30 người. Vị trí tác xạ của pháo đầi cách thành Cửa Bắc khoảng 5.000m. Ngày 19/12 pháo đài XC và Láng được phân công bắn cùng mục tiêu là thành Cửa Bắc, sau đó nhiệm vụ của pháo đài là bắn quấy rối vào thành, mỗi lần chỉ vài quả, vì vậy đến tận đầu năm 1947 pHáo mới phát hiện ra vị trí đặt pháo và cho máy bay oanh tạc và cho tàu chiến ngược sông Hồng lên đánh phá, tuy nhiên bộ đội và dân quân đã bảo vệ pháo đài an toàn. Đến đầu tháng 2 năm 1947, ta đã tháo rời khẩu pháo nặng 5 tấn cho lên thuyền ngược lên Việt Bắc. Chính khẩu pháo này trong chiến dịch Thu- Đông 1947 đã bắn cháy 3 tàu chiến Pháp trên sông Lô.
  5. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Có bác nào có quyển "Tự vệ Thủ Đô" không nhỉ?
  6. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Mãi chưa thấy bác Vá sịp chứng minh tại sao phố cổ HN Pháp nó khó vào chiếm. Trò đục tường thông suốt phố cũng hay nhưng các bác nên nhớ mỗi khối nhà trong khu phố cổ bé tí tẹo, cỡ 200x200m, bao quanh là đường cái, với diện tích chỉ khoảng hơn 1km2 mà ta giữ trong 2 tháng đó thì được độ mấy khối như thế? Lại còn khu Tàu, Ấn hoàn toàn "phi chiến địa" cũng tính vào cái cục con con "********* kiểm soát" này. Tây nó ngồi cửa sổ bên kia, mình ngồi bên này, Tết ngừng bắn còn hát cho nhau nghe đủ hiểu nó xông sang bên mình nhanh thế nào.
    Nhà Maseo ở khu này từ hồi đó, cứ mỗi dịp kỷ niệm lại tự hỏi tại sao Pháp nó ko làm từng khối nhà 1 thì sau 48h có mà sạch bách LK1, mỗi khối chỉ cần 1 đại đội Tây đen rạch mặt hay lê dương xuất thân Waffen SS xông vào, 1 đại đội Tây trắng kiểm soát các góc phố bao quanh thì mấy ông tự vệ sao vuông có mà giữ vào mắt. Ko cần phải bao vây tiêu diệt từng khối nhà, cứ dồn dần các chú tự vệ vào 1 khối rồi đánh cả cụm là xong, nhà cửa khu phố cổ toàn xây gạch 1 - 2 tầng, ngay khu phố Tây mà ta giữ được 1 phần như Phủ Doãn cũng chỉ 3 tầng là kịch kim, pháo hay bom đều có thể giải quyết nhanh gọn, bần cùng lắm thì lại cho Tây đen xông vào tiếp, chả hiểu sao chúng nó để lây nhây ra mấy tháng giời?
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Đọc trong các tư liệu thì chiến thuật phòng ngự chủ yếu của tự vệ thành lúc đó là để 1 bộ phận nhỏ chốt chiến lũy, số còn lại phân tán dọc 2 bên phố. Thường mỗi phố có cỡ 1 trung đội, ngõ nhỏ 1-2 tiểu đội. Sử dụng súng thì ít mà lựu đạn, chai cháy thì nhiều (có 1 thống kê là trong 60 ngày đêm bên ngoài tiếp tế cho trung đoàn chỉ 1.000 viên đạn nhưng tới 500 quả lựu đạn). Đến sau đợt rút quân thì có khi cả dãy mười mấy nhà chỉ có 1 tổ 3-4 người chốt giữ.
    Chuyện mà bác maseo thắc mắc em cũng chịu không lí giải được. Theo em nghĩ thì 1 phần là do xe tăng, pháo cối tụi Tây cũng không có nhiều lắm, phần nữa là phải lo đánh nhau với LK2-3 ở vòng ngoài nên suốt từ cuối tháng 12/46 đến cuối tháng 1/47 chúng nó chỉ có thể đánh LK1 một cách nhỏ giọt (cần lưu ý là về số bộ binh chính quy của bọn nó cũng chỉ có độ 4-5 tiểu đoàn thôi). Chỉ vào khoảng 2 tuần cuối cùng khi LK2-3 đã giãn ra ngoại ô, bọn nó mới có điều kiện tấn công LK1 bằng những trận lớn. Điển hình là trận Đồng Xuân ngày 14/2 làm bung cả một mảng lớn của LK1. Hoặc như trận Hàng Thiếc 7/2 được ghi nhận là lần đầu tiên bọn Tây dùng bazooka và súng phun lửa để phá chiến luỹ, làm ta cũng thương vong kha khá.
  8. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Bác maseo thông cảm cho em đang bận quá, không có thời gian để type mấy bài dài, chỉ thỉnh thoảng tranh thủ nhảy vào type ngăn ngắn thui.!
    Về thắc mắc của bác thì đúng là không có tư liệu nào phân tích được thật rạch ròi, em xin đưa ra một số ý kiến (của cả một số người) để các bác nghe thử nhé:
    1 - Như các bác nói "đánh chuột sợ vỡ đồ" bọn "Pháp không dám chơi tổng lực vì 1 vạn dân Hoa Kiều và Ấn kiều vẫn ở lại đây". Theo em cái này không thuyết phục vì số ngoại kiều này chủ yếu tu tập trong khu phố Phúc Kiến (Lãn ông bây giờ) -Hàng Buồm, chỉ có thể bị ảnh hưởng đến nếu bị pháo binh cầu vồng và máy bay oánh bừa. CÒn bộ binh và pháo bắn thẳng thì vô tư, cứ việc càn ủi vào thoải mái vì quân ta không đóng chốt đánh nhau ở khu này.
    2 - Theo cách nghĩ của nhiều người là "tại sao Pháp không oanh tạc san bằng LK1 cho dễ?", em nghĩ bọn Pháp không muốn xảy ra vụ Tp Vinh lần thứ 2. LK1 là nơi tập trung sinh sống của hầu hết người Hà Nội lúc bấy giờ, có thể nói là trái tim của Hà Nội, giao lưu, thông thương...đều diễn ra ở đây. Cái việc chiếm được Hà Nội Pháp cũng biết trước sau cũng thành, nếu phá sập hết thì Hà Nội chỉ còn là cái bãi đất trống, thủ đô sẽ tê liệt trong một thời gian dài (với tình hình của Pháp lúc đấy thì không biết bao giờ mới phục hồi nổi), dân Hà Nội đi tản cư không có chỗ về thì đương nhiên họ sẽ tiếp tục ở với VM, hơn nữa việc phá nát thủ đô của một nước thì kiểu gì cũng sẽ gây căm phẫn cho người dân bản địa và dư luận thế giới(TG vẫn đang ám ảnh hoạ phát xít) ... cái này dắt dây cái kia đều không có lợi.
    3 - Quân Pháp cũng không đủ lực để đánh lớn vì cùng lúc chúng phải đụng độ trên nhiều mặt trận toàn quốc. Tại Hà Nội thì LK2, LK3, các vùng xung quanh liên tục tập kích, quấy rối các khu vực quân Pháp "chia lửa" với LK1, vì vậy tập trung đủ quân để đánh LK1 không phải chuyện dễ nếu không có đông quân và đánh quy mô "tiền pháo hậu xung". Hơn nữa đánh nhau trong phố cổ không thể dàn hàng ngang càn quét được, lính Pháp lại không thông thuộc địa bàn như những người tự vệ (cái hay là tự vệ khu nào chiến đấu khu đó) chính vì thế các đợt tiến công khu phố của Pháp mỗi khi bị tập kích vào sườn phải co lại ngay. Tự vệ của ta cứ theo các lỗ tường tiếp cận quân Pháp, thò súng phang vài loạt, tung vài quả lựu đạn là đã có thể chặn được một đợt tiến công rồi. Sau này Pháp bắt chước phát xít Đức, cho công binh mang bộc phá đánh từng toà nhà (những toà nhà lớn có thể đặt súng cố thủ) nhưng bị tự vệ phục kích đành phải bỏ cuộc. Về cuối có những trận quân Pháp chiếm nửa dãy phố bên này, quân ta nửa còn lại cách nhau 20 mét (trận phố Hàng Thiếc) thỉnh thoảng quăng sang nhau quả lựu đạn. Bọn Pháp cũng muốn chiếm nốt nhưng không đơn giản. Quân ta lúc này lực lượng đã giảm nhiều, vũ khí đạn dược cũng vậy nên khi quân Pháp tập kích mạnh thì ta rút tránh, sau đó mới quay lại đánh úp, vì lực lượng Pháp cũng không đủ quân để rải ra giữ mục tiêu nên chúng lại phải rút về bên kia. Các mục tiêu ở vị trí trống trải hơn thì Pháp có điều kiện tập trung binh lực khí tài để đánh chiếm như chợ Đồng Xuân chẳng hạn, tại đây Pháp dùng cả không quân và xe tăng tấn công tiểu đội giữ chợ(10 người). Cái việc vào đến chợ không khó nhưng đánh nhau trong chợ lại là chuyện khác. Việc thông thuộc địa hình đã giúp cho tiểu đội giữ chợ đánh lui nhiều đợt tấn công của Pháp. Cho đến khi đạn và lựu đạn đều hết, phải cậy cả đá lát nền và dùng dao hàng thịt đánh nhau thì bên ta mới được lệnh rút về số 1 Đồng Xuân. Trận này Pháp chết hơn 1 trung đội, bị thương khó xác định, bên ta hy sinh 5 đồng chí của tiểu đội giữ chợ và 1 chiến sỹ đánh bom ba càng đến tăng cường.
  9. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Lưu ý đây là lựu đạn Phan Đình Phùng do quân giới ta làm, chất lượng "tương đối" . Có người nhớ lại cứ ném 2 quả thì có 1 quả nổ, trong số những quả nổ dược thì có một số quả nổ trên tay người ném hoặc chỉ 1 - 2 giây sau khi rút chốt!
  10. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Nói như bác Maseo thì cũng đúng: nếu Pháp dồn lực xông vào 1 khu phố thì chắc là nhanh thôi! Nhưng sáng chiếm xong, tối đến bố trí người chốt giữ thế nào khi mấy phố bên cạnh còn đầy ********* - vũ khí tuy dởm nhưng có tinh thần tốt và sẵn sàng tập kích quấy rối! Còn chiếm một lúc một loạt phố liên hoàn với nhau thì ngay lúc đó lại không đủ sức, vì Pháp còn phải rải quân giữ các vị trí ở LK 2 và 3 và chống các cuộc đột kích ban đêm của quân ta từ ngoại thành.
    Với lại LK 1 có một số vị trí quan trọng như chợ Đồng Xuân ăn ra một loạt các phố xung quanh! Không chiếm được chợ Đồng Xuân thì khó mà kiểm soát được các phố bên cạnh. Nhưng nếu dồn lực chiếm chợ thì là bị anh em ở các phố xung quanh quấy rối cũng chết! Tóm lại trong trận 60 ngày đêm, thế "ỷ dốc" trong LK 1 là rất rõ, nhờ đó quân ta cầm cự được lâu như vậy!

Chia sẻ trang này