1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Thăng Long phi chiến địa" và 60 ngày đêm khói lửa

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Va_xi_lip, 07/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Đội tự vệ khu Phúc Xá được giao nhiêm vụ khi có hiệu lệnh nổ súng sẽ đánh sập cầu Long Biên để ngăn con đường tiếp viện hậu cần của Pháp vào thành.
    Tại nhịp 15 và 10 của cầu LB, trước ngày Nhật đảo chính Pháp, quân Pháp đã cho khoét 2 lỗ lớn để đặt thuốc nổ phá cầu. Chính sách "Pháp - Nhật đề huề" được thực hiện khiến việc phá cầu phải bỏ, tuy nhiên hai cái lỗ vẫn còn đó. Đội TVPX sau khi điều nghiên kỹ (quân Pháp vẫn giữ cầu), quyết định sẽ đặt lượng nổ vào nhịp số 10 vì ta chỉ có 1 quả bom 100kg thay mìn. Đêm 19/12/1946, đội TVPX tiếp cận mố cầu đặt bom. Trong lúc đang loay hoay thì lính gác trên cầu phát hiện và nổ súng, đội trưởng ra lệnh rút lui để mình giật kíp nổ. Quả bom nổ tung. Tuy nhiên sức công phá của nó chỉ đủ làm toác một mảng trụ cầu và hỏng chút ít mặt cầu, vì vậy coi như đã không thành công trong việc cắt đứt con đường tiếp viện của địch. Tuy nhiên việc có thể đặt được quả bom vào khu vực địch canh gác nghiêm ngặt đã là thành công quá lớn đối với các chiến sỹ tự vệ không được huấn luyện kỹ lưỡng rồi. Có thể coi đó như những bài học vỡ lòng về chiến thuật đặc công sau này giống như trận đánh vào sân bay Gia Lâm và Cát Bi khiến giặc Pháp phải khiếp vía.
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Báo cáo bác Va_xi_lip là em đã photo cho bác quyển "60 ngày đêm giữ chợ ĐX" rồi, đến hôm offline sẽ gửi bác.
    Mà bác lại nhầm giống mấy tay nhà văn rồi, cụ Vũ Tâm (Vinh Đốp) có phàn nàn là các cụ không có dùng "dao bầu", "dao thái thịt" gì như trong nhiều sách báo nêu mà toàn là dao găm loại tốt được chọn lựa cẩn thận lấy từ khu hàng đồ sắt. Cụ cũng phàn nàn luôn chuyện nhiều sách báo nói tiểu đội giữ chợ hy sinh hết, trong khi thực tế là chỉ có 5 người hy sinh, trong đó ngoài 1 trung đội phó và 1 chiến sĩ đánh bom ba càng xuống tăng cường, có 3 người là của tiểu đội chốt.
    Trận này bọn Pháp chiếm được chợ và nửa dãy phố Hàng Chiếu, nhưng nó cũng không đóng lại trong chợ.
  3. dbp

    dbp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Đ/c Vaxilip: tớ cứ tưởng trận chợ Đồng Xuân là trận đánh lớn, và ta bị thương vong cũng khá nhiều chứ nhỉ? (Nhưng đây chỉ là trí nhớ mơ hồ cua? to'' từ hồi bé, không có dẫn chứng nào cả cho nên rất có thể tớ sai hoàn toàn).
    Số liệu 5 người thương vong bên ta của đ/c lấy ở đâu đấy?
    Thanks
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Thực ra trận đánh đó diễn ra gần như trên toàn bộ tuyến phòng ngự của tiểu khu Đồng Xuân. Chợ Đồng Xuân chỉ là 1 trong số các mục tiêu bị bọn Pháp tấn công, ngoài ra hai bên còn đánh nhau khá dữ dội ở các khu phố xung quanh như Hàng Chiếu, Hàng Mã, Hàng Đồng, Hàng Giấy, Hàng Đường, phố Mới..... (tiểu đoàn 101 Đồng Xuân lúc đó có khoảng 150 cán bộ, chiến sĩ, trong đó giữ chợ Đồng Xuân có 2 tiểu đội).
    Tổng thiệt hại của ta trong trận đánh này là 15 người hy sinh và 9 bị thương. Riêng tiểu đội giữ chợ hy sinh 3 người (1 người bị trinh sát địch giết hại trước khi trận đánh bắt đầu, 1 hy sinh lúc đánh giáp lá cà và 1 bị tiểu liên bắn khi từ bên ngoài vào tập kích địch trong chợ) và 2 chiến sĩ tăng cường.
  5. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    @ Chiangshan: Cám ơn chú về quyển sách nhá
    - Anh lại gõ nhầm con số 5 thành 6 mất roài, xin lổi nhé Còn cái vụ dùng dao găm hay dao bầu dao phay ấy mà thì anh nghĩ không cần bàn cãi gì nhiều. Thứ nhất nhiều văn bản nói vậy, trên bức phù điêu cũ trên tường chợ Đồng Xuân cũng có. Thứ 2 cũng hợp lý hơn vì dao bầu hay dao phay trong nhiều trường hợp đối mặt thì hiệu quả hơn dao găm (kể cả chỉ dùng để doạ ).
    @ bác dbp: Tư liệu tôi lấy từ hồi ký của cụ Vương Thừa Vũ, và một số hồi ký khác của cán bộ chiến sỹ Trung đoàn TĐ và tuyển tập "Những ngày đầu chiến đấu bảo vệ chính quyền cách mạng".
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Em lại nghĩ là lời kể của cụ Vũ Tâm là người trong cuộc thì đáng tin hơn mấy "văn bản" kia.
    Em đồ rằng sách báo thấy 2 bên đánh giáp lá cà ở khu phản thịt nên chơi luôn quân ta dùng dao chặt thịt cho nó đồng bộ
  7. dbp

    dbp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Nhưng mà tớ thấy dao chặt thịt chém tiện hơn là dùng dao găm. Vũ khí này được "thiết kế" để chặt thịt lợn, thì chặt thịt Tây chắc cũng hiệu quả không kém . Chẳng lẽ các cụ phi dao găm như 007 ?
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Dao chặt thịt thì không tiện khi đeo bên người lúc luồn lách, vận động. Thứ nữa là không phải lúc nào cũng có chỗ rộng rãi như phản thịt để mà vung lên chém. Dao găm gọn nhẹ hơn, đâm cũng dễ hơn
    u?c chiangshan s?a vo 22:48 ngy 29/08/2006
  9. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    đánh nhau bằng dao thì nên chọn loại đâm các bác ạ, một mũi đâm là chết tốt, còn chém thì các bác đọc báo vụ án cứ thấy bị chém xong là còn chạy khơi khơi!
  10. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    @Chiangshan: Vấn đề không phải chỉ có cụ Đốp là người duy nhất ở đấy! Anh nhớ co một chuyện nào đó nói rằng dao, xẻng ... đã được các cụ gom từ khu đồ sắt để sẵn nhiều nơi để đề phòng trường hợp phải đánh giáp lá cà vì các cụ cũng hiểu là lực lượng mình ít thì trước sau lính Pháp cũng tràn ngập, phải giáp lá cà. Anh cũng không nghĩ hàng đồ sắt lại có sẵn dao găm thế, phải chăng là một cách cụ Đốp gọi dao mũi nhọn(?). Nếu dùng để cận chiến thì chắc nhiều cụ sẽ khoái dao bầu chọc tiết lợn hơn. Bên cạnh đó hàng sắt chắc sẽ bán những con dao loại chặt dừa hay phát tre, loại đấy thì còn hơn cả mã tấu ấy chứ. CHo nên chuyện các cụ dùng dao gì thì thôi...tuỳ các cụ, cho đến giờ chúng ta cũng chỉ có thể suy đoán mà thôi (hoặc có cụ nào còn lại ngoài cụ Đốp đứng ra kể lại là mình dùng dao gì).

Chia sẻ trang này