1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Thăng Long phi chiến địa" và 60 ngày đêm khói lửa

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Va_xi_lip, 07/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Bằng thời điểm này 60 năm trước, các cụ đang đào hào chuẩn bị đánh Tây
    Bức ảnh nổi tiếng nhất về HN 60 ngày đêm
    [​IMG]
    Người cầm bom ba càng trong ảnh trên là đại đội phó Trần Thành (tức Nguyễn Văn Thiềng), chỉ huy đại đội 1, tiểu đoàn 77 vệ quốc đoàn bảo vệ trụ sở Bộ Tổng tham mưu ở 18 Nguyễn Du.
    Sáng 23-12-1946, tại ngã tư Nguyễn Du - Bà Triệu, Trần Thành đã dùng bom ba càng đánh đứt xích 1 xe tăng Pháp. Chiều hôm đó, địch cho xe đến tìm cách kéo chiếc xe hỏng. Trần Thành tiếp tục đánh bom ba càng lần thứ hai nhưng bom không nổ và đã hy sinh vì đạn đại liên địch.
    Nói thêm một chút về bom ba càng.
    [​IMG]
    Phần lớn sách báo chỉ nói chung chung đây là vũ khí do quân giới VN chế tạo. Thực ra VN chỉ chế tạo lại dựa theo mẫu của Nhật. Cuốn "Những người cảm tử" gọi là "bom ba càng kiểu Nhật Bản". Hồi ức của lính tăng Nga trong chiến dịch Mãn Châu Lý cũng nhắc đến một thứ vũ khí trông "giống như 1 quả đạn Panzerfaust nhưng gắn vào đầu sào tre, lính Nhật sẽ đâm nó thẳng vào xe tăng để diệt xe và đồng thời cũng tự giết luôn chính mình".
    Điều thứ hai là đây không phải là 1 vũ khí theo kiểu tự sát như nhiều sách báo hay nhấn mạnh. Người sử dụng nó không nhất thiết phải hy sinh - trường hợp đại đội phó Trần Thành ở trên là 1 ví dụ, ngoài ra hồi năm 1996 nhân kỉ niệm 50 năm toàn quốc kháng chiến có phỏng vấn 1 cựu binh từng đâm bom ba càng, cụ mất 1 chân, nhưng vẫn sống. Tất nhiên, điều này không hề làm giảm ý nghĩa "cảm tử", vì trong quá trình tiếp cận xe tăng địch, đâm bom và rút lui nguy cơ hy sinh vẫn rất cao.
    u?c chiangshan s?a vo 20:53 ngy 04/12/2006
  2. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Trong các loại bazoka mà QĐVN sử dụng, không hiểu sao lại có một số súng PIAT của Anh, các tài liệu lịch sử quân giới Vn trước kia không hề nhắc tới loại này, tôi đã post ảnh nhóm chống tăng dùng súng này, trên báo QDND điện tử lại vừa có 1 bài về chế tạo thuỷ lôi chống tàu trên sông Lô, cũng nhắc tới kho vũ khí có đạn PIAT nhưng không có đầu đạn. Không biết các bác có thông tin gì về loại vũ khí này không?.
    Còn về bom ba càng, tôi nhớ có trường hợp người sử dụng vũ khí này chỉ bị thương phần mềm, có thể do may mắn.
  3. caotruong46x4

    caotruong46x4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Em có quyển Trung đoàn thủ đô, trong đó có nói đến trận Đồng Xuân:
    " Ngày 14-2-1947 tại chợ Đồng Xuân đã diễn ra trận quyết chiến rất ác liệt. Khoảng 5h địch huy động một tiểu đoàn Lê Dườn có 5 xe tăng dẫn đầu đánh vào chợ Đồng Xuân bằng 3 mũi. Một mũi đánh vào sau chợ, hai mũi khác từ các phố Hàng Chiếu, Hàng Giấy, Hàng Lược, Hàng Mã vu hồi vào trước chợ. Yểm hộ cho bộ binh, máy bay địch ném bom vào các vị trí quân ta và thả truyền đơn kêu gọi bộ đội ta hạ vũ khí đầu hàng. Quân ta giữ vững ý chí chiến đấu, không lùi một bước, nhiều trận kịch chiến đã xảy ra. Khoảng 12h trưa địch tràn vào chợ. Các chiến sĩ tiểu đoàn 101 giữ chợ Đồng Xuân với lòng quả cảm và tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" bằng các loại vũ khí thô sơ: Dao thái thịt, cuốc, xẻng, mã tấu đã xông tới đánh giáp lá cà, diệt hàng trăm tên lính Lê Dương. Qua trưa ngày 14-2 trận đánh kết thúc, phần lớn các chiến sĩ của Trung đoàn bảo vệ chợ Đồng Xuân đã hy sinh anh dũn. Trận đánh bảo vệ chợ Đồng Xuân là một trong những trận đánh lớn nhất, ác liệt nhất ở Liên khu I. Trong trận này ta đã diệt và làm bị thương gần 200 tên địch"
    Theo em đây là tài liệu do chính đằng mình viết nên số lượng hu sinh của quân ta chắc là khá lớn, không ít như một số bác đã nói. Chỉ có thương vong của địch chắc hơi caơ hơn thực tế Cũng sau trận này, ta quyết định rút ra ngoài, có thể một phần do tổn thất quá lớn của nó.Vì giả sử thực tế mà địch tổn thất 200 chú thì ta chắc phải xấp xỉ 200 là ít nhất, do sự chênh lệch lớn về trang bị, vũ khí.
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Nói mãi rồi. Trận đánh ngày 14-2-1947 diễn ra trên toàn tuyến phòng ngự của tiểu đoàn 101. Chợ Đồng Xuân chỉ là 1 trong các chốt bị tấn công. Lực lượng bảo vệ chợ tổng cộng có 19 người : tiểu đội Thành Trường trực tiếp chiến đấu bên trong chợ, tiểu đội Trần Gia Phỏng ở bên ngoài, chặn hướng tiến của quân Pháp qua sân bóng Bắc Qua. Sau khi kết thúc trận đánh, tiểu đội Thành Trường hy sinh 3 người, tiểu đội Trần Gia Phỏng hy sinh 2 người, ngoài ra hy sinh 1 trung đội phó xuống tăng cường và 1 chiến sĩ đánh bom ba càng. Còn tổng thiệt hại của tiểu đoàn 101 là 15 người hy sinh và 19 người bị thương.
    Số hy sinh bên trong chợ là 5 người :
    - 1 người bị trinh sát địch giết hại trước khi trận đánh bắt đầu.
    - 2 người hy sinh khi đánh giáp lá cà (1 người là đ/c trung đội phó xuống tăng cường).
    - 1 chiến sĩ đánh bom ba càng hy sinh khi tìm cách tiếp cận xe tăng.
    - Người cuối cùng hy sinh sau khi tiểu đội Thành Trường rút khỏi chợ, đ/c này quay lại tập kích địch và trúng đạn hy sinh.
  5. caotruong46x4

    caotruong46x4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Trong quyển sách này mô tả khá chi tiết các trận đánh của Trung đoàn Thủ đô ( Trung đoàn 102 - Sư 308 ) từ khi ra đời đến nay ( 1992), kể cả các trận nổi tiếng như Điện Biên Phủ, Quảng Trị...Riêng trong 60 ngày đêm bảo vệ Hà Nội cũng có nhiều trận hay. Em xin gửi thêm một trận mà em thấy khá thú vị. Đây hoàn toàn là nguyên bản, nếu có gì không thoả mãn mong các bác góp ý.Em là lính mới mà
    " 8h ngày 6-2-1947: Một đại đội lính lê dương có xe tăng thiết giáp và pháo binh hỗ trợ rầm rộ tiến công vào nhà Xô-va do 1 trung đội quân ta đóng giữ. Nhà Xô-va là một ngôi nhà gác 2 tầng to rộng ở sát cột đồng hồ, cách cầu Long Biên hơn 1Km. Cùng với vị trí của ta ở Trường Ke ( Này là trường phổ thông cơ sở Trần Nhật Duật ), Xô-và là tiền đồn Đông Bắc Liên khu I , cửa ngõ liên lạc của ta từ Liên khu ra ngoài thành và ngược lại. Địch đánh vào Xô-va là đẩy quân ta vào thế bị vây kín để tiêu diệt. Đêm trước, các chiến sĩ ta ở đây đã đã đi tập kích, quấy phá địch ở nhà máy nước đá, Sở giao thông công chính đến 3h mới về.Mệt mỏi và mất ngủ, nhưng vừa phát hiện địch tiến công anh em đã vùng dậy vào vị trí chiến đấu. Sau 30 phút bắn phá địch xung phong vào nhà Xô-va. Đợi địch đến gần , quân ta mới nổ súng đánh bật chúng ra. Ba lần như vậy, đến lần thứ tư thì địch chiếm được tầng nhà dưới. Quân ta cố thủ trên gác chiến đấu quyết liệt đánh lui ba lần xung phong lên gác của địch, chúng phải dùng ét xăng phun lên đốt cầu thang. Một chiến sĩ đã nhảy từ gác xuống chạy thoát về tiểu đoàn báo cáo tình hình và xin tiếp viện. Dưới sự chỉ huy của đồng chí tiểu đoàn phó tiểu đoàn 103, một trung đội "quyết tử quân" đã luồn đường từ ngõ Phát Lộc sang nhà Xô-va, dùng thang ván vượt tường đánh vào quân địch đang giữ tầng dưới.Từ trên gác các chiến sĩ cố thủ ở đó thừa thế đánh xuống. Quân địch chết đè lên nhau. Số sống sót bỏ chạy lại bị quân ta dùng chăn tẩm xăng bịt lối ra, diệt thêm một số. Địch cho tiếp 2 xe chở quân đến ứng cứu nhưng bị đánh bật. Kết thúc trận đánh địch đã bỏ xác tại trận 40 tên và từ đó không dám tiến công nhà Xô-và nữa. Trước chiến công này Bộ chỉ huy Chiến khu II đã gửi điện khen tới ban chỉ huy Trung đoàn.
    Đánh vào nhà Xô-va không được, hôm sau ngày 7-2 địch lại mở cuộc tấn công vào Trường Ke. Tám lần tiến công của địch đều bị đánh lui, 30 tên bị diệt. Trong trận này em Lai 12 tuổi, liên lạc của Trung đội, đã trèo ống máng nhà gác lên xuống để giữ liên lạc giữa tiểu đoàn và trung đội, bị thương vì xe tằng địch bắn khi đang leo ống máng, em vẫn cố sức trèo lên gác truyền đạt mệnh lệnh rồi ngất đi. Việc đảm bảo kịp thời thông tin liên lạc của em Lai đã góp phần giúp quân ta phối hợp chiến đấu giữ vững vị trí Trường Ke"
    Có thể thấy quân ta chiến đấu anh dũng đến thế nào trước kẻ thù đông và mạnh hơn gấp bội. Điều đó bọn Pháp làm sao có thể tưởng tượng được, nên mới đề ra kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. Cuối cùng phả điều viện binh từ Hải Phòng, Hải Dương về mới làm chủ được Hà Nội.
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Vị tiểu đoàn phó này chính là 1 nhân vật khá lẫy lừng của QĐNDVN sau này : tướng Vũ Lăng râu xồm
  7. caotruong46x4

    caotruong46x4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Hic. Em chỉ định post một ít lên để ai xem thì xem thôi, chứ em biết các bác ở đây nội công thâm hậu lắm.Nhưng ở chủ đề này các bác ít Post bài quá, em chỉ gửi một ít cho phong phú thôi. Từ giờ chỉ ngoan ngoãn đọc thôi vậy, không thì lại bị cười là ngựa non háu đá. Thôi nốt mấy dòng này vậy
    "Ngày 16-1, ở khu Đông Thành, máy bay khu trục của địch sà xuống ném bom, bắn phá đã bị tổ chiến đấu của đồng chí Bạch Ngọc Liễn dùng súng trường bất ngờ từ trên sân thượng bắn rơi một chiếc"
  8. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Hic. Em chỉ định post một ít lên để ai xem thì xem thôi, chứ em biết các bác ở đây nội công thâm hậu lắm.Nhưng ở chủ đề này các bác ít Post bài quá, em chỉ gửi một ít cho phong phú thôi. Từ giờ chỉ ngoan ngoãn đọc thôi vậy, không thì lại bị cười là ngựa non háu đá. Thôi nốt mấy dòng này vậy
    "Ngày 16-1, ở khu Đông Thành, máy bay khu trục của địch sà xuống ném bom, bắn phá đã bị tổ chiến đấu của đồng chí Bạch Ngọc Liễn dùng súng trường bất ngờ từ trên sân thượng bắn rơi một chiếc"
    [/quote]
    Bác có tư liệu gì thì cứ post, thấy anh em nói gì chưa đúng thì cứ phản bác (có điều bác phải chiến đấu để bảo vệ quan điểm của mình). Anh em ở đây phần lớn đều có nhìn nhận nghiêm túc trước các vấn đề.
    Chủ yếu em thấy là bác đừng để sa vào 2 trường hợp: Một là không biết gì mà phán như thánh. Hai là mộng du, tưởng đây là thời kỳ đồ đá để đi khai hoá văn minh. Không hay cho lắm.
  9. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Đúng đấy, đ/c caotruong cứ tiếp tục post đi. Tranh luận phản bác nhau trên này cũng là bình thường thôi mà, miễn là nghiêm túc.
  10. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Vào hồi đầu kháng chiến, nguồn vũ khí của ta có một phần không nhỏ được mua từ Thái Lan. Nguồn gốc của nó là từ những kho vũ khí của quân Đồng Minh hồi thế chiến thứ 2 bên chiến trường Miến Điện còn thừa lại. Rất có thể những khẩu súng PIAT của ta cũng đến từ nguồn này.
    Về mặt cơ cấu thì nó cũng chỉ là 1 loại súng cối phóng đạn lõm, nhưng tầm bắn rất là ngắn (100m là cực kỳ tối thiểu, thường là 50m). Chắc vì thế cho nên nó không được trọng dụng...

Chia sẻ trang này