1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Thăng Long phi chiến địa" và 60 ngày đêm khói lửa

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Va_xi_lip, 07/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Đã có "Hà Nội mùa đông 1946". Lúc nào chú Sơn qua anh lấy về scan nhé!
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Một chút về Hà Nội tháng 12-1946 :
    Mặt trận Hà Nội tức chiến khu đặc biệt XI được chia thành 3 liên khu ở nội thành và 5 khu ở ngoại thành.
    Nội thành gồm 3 liên khu :
    - Liên khu 1 ở trung tâm thành phố (nằm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và một phần Tây Hồ bây giờ), gồm các khu phố Trúc Bạch, Đồng Xuân, Đông Thành, Đông Kinh Nghĩa Thục, Hoàn Kiếm, Hồng Hà, Long Biên. Trong đó khu Hoàn Kiếm tập trung các cơ quan chính quyền và doanh trại của vệ quốc đoàn như Toà Thị chính, khu Bắc Bộ phủ (nhà khách chính phủ bây giờ), Bưu điện, Nhà hát lớn... sẽ là nơi ác liệt nhất trong những ngày đầu tiên.
    LK1 được chọn làm khu cố thủ. Lực lượng có 2 tiểu đoàn 101, 145.
    - Liên khu 2 là khu vực phía nam thành phố (nằm trên địa bàn quận Đống Đa bây giờ), gồm các khu Quán Sứ, Bảy Mẫu, Đại Học, Chợ Hôm, Bạch Mai, Lò Đúc, Đồng Nhân, Vạn Thái.
    Lực lượng có 2 tiểu đoàn 77 và 212.
    - Liên khu 3 là khu vực phía tây thành phố (nằm trên địa bàn quận Ba Đình bây giờ), gồm các khu Thăng Long, Văn Miếu.
    Lực lượng có tiểu đoàn 523, sau này được tăng cường thêm 2 đại đội của tiểu đoàn 56 chiến khu II.
    LK2 và LK3 có nhiệm vụ chặn địch tiến ra ngoại ô.
    Tổng cộng, vệ quốc đoàn có 5 tiểu đoàn bộ binh, quân số 2.500 người, trang bị 1.500 súng trường và tiểu liên, 4 trung liên, 1.000 lựu đạn. Pháo binh gồm 4 pháo đài Láng, Xuân Canh, Xuân Tảo, Thủ Khối, trang bị 1 sơn pháo 75mm, 7 cao xạ 75mm và 1 pháo nhẹ 25mm. Vũ khí chống tăng của toàn mặt trận chỉ có duy nhất 1 khẩu bazooka 60mm với 5 viên đạn (khẩu bazooka này sau đó sẽ được dùng ở mặt trận Ô Cầu Dền), ngoài ra có 80 quả bom ba càng và 200 chai xăng.
    Tự vệ chiến đấu, tự vệ nội thành và công an xung phong có khoảng 8.500 người, chỉ có 500-600 súng trường và súng săn, còn lại chủ yếu tự vũ trang bằng lựu đạn, súng ngắn và các vũ khí thô sơ.
    Mặt trận cũng tổ chức 13 đội cảm tử diệt xe tăng bằng bom ba càng và 36 tổ biệt kích.
    Ngoại thành được tổ chức thành 5 khu : Lãng Bạc, Đại La, Đống Đa, Đề Thám, Mê Linh với khoảng 2 vạn dân quân.
    Quân Pháp có 1 trung đoàn bộ binh và các đơn vị thiết giáp, pháo binh, không quân, lính dù (bọn này vẫn được bên ta nhắc đến với cái tên "tây mũ đỏ"). Tổng quân số khoảng 6.500 người, trang bị 5.000 súng trường, 600 tiểu liên, 120 trung liên và đại liên. Thiết giáp có 22 xe tăng nhẹ, 40 thiết giáp nhẹ (half-track). Pháo binh có 42 khẩu pháo 37mm, 75mm và 105mm. Không quân có khoảng 20 máy bay các loại. Số kiều dân Pháp khoảng 7.000 người cũng được vũ trang bằng súng và lựu đạn. Mặc dù ít hơn về số lượng nhưng quân Pháp chiếm ưu thế tuyệt đối về trang bị và trình độ quân sự.
    Quân Pháp đóng chủ yếu tại 6 trọng điểm là thành Hà Nội, khu Đồn Thủy (khu vực viện 108 bây giờ), sân bay Gia Lâm, trường Bưởi (trường trung học Chu Văn An), phủ toàn quyền (phủ chủ tịch) và trường Albert Sarault (văn phòng TW Đảng) cùng nhiều vị trí nhỏ rải rác trên toàn thành phố xen kẽ với các vị trí của vệ quốc đoàn và tự vệ, một số kèm sát các vị trí của ta như khách sạn Metropole trước mặt Bắc Bộ phủ, rạp Majestic (rạp Tháng Tám) trước mặt trại vệ quốc đoàn trung ương, một số vị trí gác chung với ta như nhà máy điện, nhà máy nước Yên Phụ, ga Hàng Cỏ....
    -----------------------------
    Chẹp, sắp đến ngày kỉ niệm rồi mà sao chủ đề này im ắng thế nhỉ
  3. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Hôm nọ có 1 phim tài liệu phát trên đài HN nói tới vụ này, chỉ có 2 quả đạn bazooka thôi bác ạ, và chỉ được bắn 1 quả, sau đó về báo cáo kết quả bắn. Người bắn là 1 ông VN, người trả lời phỏng vấn trong cái phim tài liệu đó, và 1 ông Nhựt tên Yasuda, tên Việt là Hồ Chí Tâm, ông này bị mất tíc sau đó đến giờ vẫn chưa tìm được.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=177099&ChannelID=89
     
    Những Vệ út trên chiến hào vệ quốc
    Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời hiệu triệu toàn quốc kháng chiến. Những Vệ quốc quân của Trung đoàn Thủ đô đã lập chiến lũy giữa Hà Nội đương đầu với Pháp, để Chính phủ lâm thời rút lên chiến khu Việt Bắc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
    Ít ai biết trong lực lượng Vệ quốc quân ngày ấy có một ?olực lượng đặc biệt? với tên gọi thân thương: Vệ út. Những chiến sĩ khi ấy tuổi mới lên 10. Và giờ đây, sau 60 năm, những câu chuyện lần đầu tiên được kể lại.
    Kỳ 1: Tuổi thơ dữ dội

    [​IMG]

    Những Vệ út trong mùa đông 1946 - Ảnh tư liệuTT - Đó là những đứa trẻ nghèo, mồ côi bán báo, bán bánh mì hay đánh giày lang thang trên những hè phố Hà Nội kiếm sống. Cái đói vàng mắt năm 1945 đã xua những đứa trẻ ấy dật dờ về sống ở xóm lao động nghèo Phúc Tân, Phúc Xá ven sông Hồng cho đến khi ánh điện Nhà máy điện Yên Phụ phụt tắt: toàn quốc kháng chiến bùng nổ.
    Bãi Phúc Tân rực cháy
    Gặp lại những Vệ út năm xưa, họ đều khẳng định rằng không thể nào quên những năm tháng tuổi thơ sống cùng nhau ở khu lao động nghèo trên bãi Phúc Tân, chính nơi đó là mái nhà chung đầu tiên của rất nhiều Vệ út trước khi trở thành chiến sĩ cảm tử quân nhỏ tuổi.


    Trong hồi ký Chiến đấu trong vòng vây - trận Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: ?oNgày 14-1-1947, chúng ta thống nhất với lãnh sự Trung Hoa, Anh, Pháp và Mỹ cùng phía Pháp ngừng bắn 24 giờ đưa Hoa kiều, Ấn kiều và thường dân ra khỏi khu vực chiến sự. Bộ tổng chỉ huy quyết định chỉ để lại Liên khu 1 (một bộ phận của Trung đoàn Thủ đô, khoảng 500 người) ở lại. Nhưng điều ta không dự kiến là có những người đã trốn ở lại để tiếp tục chiến đấu, trong số này có  200 phụ nữ và 175 em nhỏ?.60 năm sau, trong căn xép nhỏ trên đường Phan Đình Phùng (Q.Ba Đình, Hà Nội), trung tá Phùng Đệ (Xưởng phim Quân đội) - một Vệ út năm xưa - bồi hồi nhớ lại: ?oMới lên 4, tôi trở thành cậu bé mồ côi khi cơn bạo bệnh đã cướp đi người cha của mình. Những tháng ngày sau đó, người dân vùng Bưởi ven hồ Tây không còn lạ cảnh một đứa bé lẫm chẫm theo mẹ bán hàng rong rồi tối về ngủ trong căn nhà lá ổ chuột, ẩm ướt. Cuộc sống bần cùng và lần ăn từng bữa nhưng ít ra vẫn còn mẹ che chở?. Cậu bé Phùng Đệ lại mất đi tình thương của người mẹ lúc mới 12 tuổi khi cơn đói năm 1945 tràn đến. Tuyệt vọng, cậu bé ?ocầu bất cầu bơ? theo người cô họ xa ra ở bãi Phúc Tân.
    Còn tuổi thơ của Vệ út Vũ Trọng Phụng, nguyên đại tá quân đội về hưu (hiện đang sống tại Hà Nội), cũng là những ?otháng ngày dữ dội? nhất. Mồ côi cha năm lên 7, mồ côi mẹ lúc lên 10, ngôi nhà ở phố Gầm Cầu bị Pháp đốt, cậu bé Phụng dạt xuống ở bãi Phúc Tân với nghề bán kẹo, bán bánh mì rồi đi thổi lò rèn.
    Bãi Phúc Tân khi ấy là một doi đất nổi lên giữa sông Hồng. Hơn 100 túp lều tranh tre tạm bợ, xiêu vẹo của người lao động nghèo và cũng là nơi tiếp nhận hàng chục đứa trẻ bất hạnh từ khắp nơi dạt đến. Những đứa trẻ này dần dần quen nhau và trở nên thân thiết như anh em một nhà. Ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ                 19-12-1946, bãi Phúc Tân lửa sáng rực trời. Ông Lê Trung Toản, nguyên chính ủy Trung đoàn Thủ đô trong 60 ngày đêm kháng chiến, kể rằng quân Pháp đã đốt cháy những căn nhà lá ven sông để chặn đường tiếp tế từ bên ngoài vào thủ đô. Thân phận những đứa trẻ nghèo cũng bị đốt theo ngọn lửa chiến tranh.
    Bức mật đồ và chiếc áo *********

    [​IMG]

    [​IMG]

    Vệ út Phùng Đệ năm 1946 và ông Phùng Đệ bây giờ - Ảnh tư liệu - TR.Đ.TÚ Hà Nội và cả nước đã bắt đầu nổ súng kháng chiến. Lệnh tản cư kháng chiến được ban hành, hàng vạn người dân Hà Nội lặng lẽ dời thủ đô đi về các tỉnh vùng sau lưng địch: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình... Nhưng những đứa trẻ bãi Phúc Tân lại tìm đường quay lại thủ đô, tìm đến các chiến lũy. Ông Nguyễn Văn Phúc, khi ấy mới 11 tuổi, một trong những Vệ út đầu tiên làm liên lạc cho đại đội 1, tiểu đoàn 101 (Trung đoàn Thủ đô), kể: ?oĐiều kỳ lạ là tôi và nhiều đứa trẻ cùng tuổi khác đều tìm cách trốn tản cư ở lại tham gia kháng chiến. Mục đích của bọn tôi cũng thật hồn nhiên: ở lại để đánh những đứa đã đốt nhà trên bãi Phúc Tân".
    Những đêm đầu không có chăn chiếu, những đứa trẻ bãi Phúc Tân nằm co ro rét mướt ở hiên nhà. Nhưng đêm sau, có một anh dáng người cao gầy đem đến cho mấy đứa một chiếc chiếu đắp đỡ rét. Rồi một ngày, anh ?ocao gầy? đưa cho những đứa trẻ một bức thư trong có những ký hiệu lạ: đầu tiên là hình tháp rùa, phía sau là mũi tên và hình chiếc tàu điện, tiếp theo là hình chiếc cầu có ghi thêm một từ "Giấy", cuối cùng là hình một ngôi đền phía trước có thêm hình con voi phục. ?oSuy luận mãi chúng tôi mới hiểu ý: lên bờ hồ đi tàu điện đến Cầu Giấy để đến đền Voi Phục. Ngay tối hôm ấy, ba đứa được kết nạp vào Đội thiếu niên Hoàng Văn Thụ mới té ngửa ra người nói chuyện với mình hằng đêm là anh Phong Nhã, phụ trách Đội thiếu nhi kháng chiến Hà Nội lúc bấy giờ. Sau đó, tôi được vào hàng ngũ Vệ quốc đoàn làm liên lạc cho tiểu đoàn 101 chiến đấu bảo vệ Bắc bộ phủ? - ông Phúc kể. Ngày đầu tiên trong đội quân cảm tử, Vệ út Phúc được các anh chị trong Vệ quốc đoàn dành cho một chiếc áo sơmi màu cỏ úa thay thế chiếc áo ?obốn mùa? rách nát. ?oChiếc áo ngắn của các anh mình mặc dài đến gối nhưng ấm áp vô cùng. Chiếc áo đánh dấu bước ngoặt của một cậu bé lang thang thành một người em út trong đội Vệ quốc quân quyết tử" - ông Phúc nhớ lại.
    Cùng thời gian, người bạn của Nguyễn Văn Phúc là Trần ********* cũng đã được "biên chế" vào làm liên lạc cho trung đội 1, tiểu đoàn 102 chiến đấu ở khu Đông Thành và Nguyễn Văn Lưu làm liên lạc cho tiểu đoàn 103 với nhiệm vụ kìm chân Pháp ở khu Đông Kinh Nghĩa Thục. Ông Lê Trung Toản, nguyên chính ủy Trung đoàn Thủ đô khi ấy, cho biết có hơn 170 em nhỏ ở Hà Nội và ở nhiều nơi khác đã trở thành Vệ quốc quân.
    TRẦN ĐÌNH TÚ
    --------------------
    Trong làn lửa đạn, những Vệ út lao ra để truyền mật lệnh chiến đấu, làm liên lạc, tiếp tế cứu thương?, cùng ?oquyết tử cho Tổ quốc quyết sinh?.
    Có những Vệ út đã ngã xuống nhưng sự kiên cường sống mãi.
  5. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=177320&ChannelID=89
     
    Những ?oGavroche? Hà thành

    [​IMG]

    Ông Nguyễn Văn Dũng bên vườn nhà ở Hà Tây - Ảnh:T.Đ.Tú
    TT - Gavroche là tên nhân vật ?ochú bé liên lạc? trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của nhà văn Pháp Victor Hugo viết về cuộc khởi nghĩa của nhân dân lao động Pháp.
    >> Kỳ 1: Tuổi thơ dữ dội
    Trong một trận chiến, chú bé Gavroche đã băng mình ra ngoài chiến lũy đến bên xác bọn lính đem đạn về cho nghĩa quân và hi sinh anh dũng.
    Đó cũng là hình ảnh của những Vệ út trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
    Con thoi dưới làn lửa đạn
    Ngang dọc dưới những làn lửa đạn, những Vệ út vẫn lao ra để truyền mật lệnh chiến đấu, làm liên lạc viên, tiếp tế cứu thương và có khi trực tiếp cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
    Tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, mang trong mình những vết thương, Vệ út Nguyễn Văn Phúc trở về cuộc sống đời thường trong căn nhà nhỏ ở phố Minh Khai, Hà Nội.
    Trong ký ức của ông, những trận đánh ngăn quân Pháp tại Bắc Bộ Phủ 60 năm trước thật không thể nào quên: ?oĐó là ngày 20-12-1946 - một ngày sau khi Hà Nội nổ súng kháng chiến. Cả đêm hôm trước đơn vị tôi (đại đội 15, tiểu đoàn 103) quần nhau với địch tranh từng góc sân, từng ngôi nhà tại Bắc Bộ Phủ. Đến mờ sáng, quân Pháp vẫn giậm chân tại chỗ vì sự kiên cường của vệ quốc quân?.
    Đến gần 8 giờ sáng hôm sau, quân Pháp lại chuẩn bị tấn công với sự yểm trợ của xe tăng. Từ trên cửa sổ gác hai nhà Bắc Bộ Phủ, Vệ út Nguyễn Văn Phúc nhìn thấy quân Pháp tràn vào nên cấp báo ngay với Lê Gia Định - chính trị viên đại đội. Anh Định nghe xong ra lệnh: ?oĐi báo với tất cả đại đội im súng, chờ giặc tới gần vùng mới bắn và dùng lựu đạn tiêu diệt tạo bất ngờ. Tránh bắn sớm, đạn còn rất ít?.



    [​IMG]


    Những Vệ út ở ngoại thành Hà Nội năm 1947 - Ảnh tư liệu
    60 năm sau, hơn 175 Vệ út năm xưa giờ chỉ còn lại hơn 10 người. Những cậu bé tóc còn để trái đào ngày ấy bây giờ đã bạc cả mái đầu. Ông Nguyễn Văn Hiếu - người Vệ út ở đại đội 16, tiểu đoàn 103 - kể: ?oNhững ngày thủ đô kháng chiến, những Vệ út chúng tôi cũng đâu có biết hết nhau. Đứa chiến đấu ở đơn vị này đứa chiến đấu ở đơn vị khác, có được gặp mặt nhau cũng chỉ ở những bức tường hay giao thông hào khi đưa mệnh lệnh chiến đấu hay làm liên lạc viên. Ấy vậy mà cứ hễ có thời gian là mấy đứa lại túm tụm lại chơi những trò hồn nhiên của trẻ. Chúng tôi còn quá nhỏ để hiểu chiến tranh và cái chết là rất gần nhau?.
    Câu chuyện bây giờ được nhiều Vệ út nhắc đến nhất vẫn là câu chuyện về một mái nhà chung của Vệ út sau khi đã rút khỏi thủ đô Hà Nội lên Đại Từ (Thái Nguyên). Ông Đặng Văn Tích kể: ?oCác Vệ út cũng theo các anh chị ở trung đoàn Thủ đô rút đi. Lên đến Thái Nguyên đoàn quân Vệ út chỉ còn khoảng 120 người được tập trung làm hai đại đội. Đây là sự may mắn duy nhất để tất cả Vệ út trong 60 ngày đêm có thể gặp mặt nhau?. Ông Nguyễn Văn Lộc nhớ lại: ?oNhững Vệ út đã được sống cùng trong một mái nhà, chia nhau cái đói thắt lòng và cái rét se sắt trên miền chiến khu. Chưa biết mặt, không hề biết tên nhưng Vệ út nhanh thân nhau lắm?. Anh Định đưa cho Vệ út Phúc một ít đạn loại súng trường đem sang vườn hoa Chí Linh. Phúc vừa xuống đến sân đã nghe đạn vèo vèo sượt qua tai, nhưng cũng cố lao lên phía vườn hoa Chí Linh thông báo mệnh lệnh. Do ta thực hiện đúng chiến thuật nên quân Pháp bị tổn thất nặng và tạm rút lui. Đó cũng là lần cuối Phúc gặp chính trị viên Định vì hai giờ sau, quân Pháp lại tràn đến...
    Cùng lúc đó, đơn vị chiến đấu ở Bắc Bộ Phủ nhận lệnh từ tiểu đoàn tạm rút quân về phía Bờ Hồ để tránh tổn thất chờ cơ hội phản kích. Vệ út Phúc xin ở lại nhận nhiệm vụ: cùng một số người ở lại làm chốt chặn địch để đại đội rút an toàn.
    Ông Phúc nhớ lại: ?oLúc ấy dường như trong đầu tôi không có khái niệm thế nào là chết nên không hề sợ hãi. Anh Mộng Hùng, đại đội trưởng, đưa cho tôi một quả lựu đạn và dặn: địch đuổi sát thì mở chốt ném ngay. Nhưng đã quá mệt mỏi, quân Pháp không đuổi theo. Trong trận ấy tôi nghe các anh ở tiểu đoàn nói chúng ta cũng có nhiều người hi sinh, trong đó có Vệ út làm liên lạc, tôi không được biết mặt mà bây giờ cũng không còn nhớ tên ai?.
    Cứu nguy giữa chợ Đồng Xuân
    Tư liệu lịch sử viết về trung đoàn Thủ đô ?oQuyết tử cho Tổ quốc quyết sinh? do nguyên chính ủy Lê Trung Toản viết: ?oCàng đến những ngày cuối cùng của 60 ngày đêm, cuộc chiến giữa ta và quân Pháp ngày càng ác liệt. Chiến tranh diễn ra trên từng ngõ phố, trên mỗi mái nhà, quân Pháp muốn chiếm được phải tốn rất nhiều, nhưng để giữ vững được quân ta cũng có những tổn thất về quân số. Trong mỗi trận chiến, nhiều người đã lập công lớn, trong đó có chiến công của những em nhỏ tuổi như trận Hàng Thiếc, Đồng Xuân...?.
    Tôi tìm về xã Đức Thượng, Hoài Đức (Hà Tây) gặp ông Nguyễn Văn Dũng, một Vệ út có mặt trong trận đánh Đồng Xuân nổi tiếng ngày ấy. Ông lần mò những kỷ vật, đưa ra mấy tờ giấy bản cũ ghi lại ký ức của ông trong trận đánh ấy, nhưng nghĩ sao ông lại thôi.
    Ông nói để ông kể lại bằng chính ký ức 60 năm không quên của mình: ?oLúc đó tôi làm liên lạc cho trung đội 1, tiểu đoàn 101 trực tiếp chiến đấu bảo vệ chợ Đồng Xuân. Mấy hôm trước trận đánh, nghe các anh Vệ quốc nói Pháp sẽ tấn công nhưng không ngờ chúng đổ bộ nhanh quá. Sáng sớm 14-2-1947, đang ngủ trong lều tại một rạp chiếu bóng cũ ở phố Hàng Chiếu, nơi ban chỉ huy tiểu đoàn đóng, thì anh Bảng - trung đội phó - gọi giật: ?oDũng! Tập trung! Quân Pháp chuẩn bị đánh?.
    Tôi bật ngay dậy và được anh phân công xách một bị lựu đạn chạy theo anh băng ngang về phía chợ. Tuy bé tôi cũng được anh cho mang thêm khẩu súng Browning 7,65 li và trên cổ đeo tràng đạn vắt vai do tự vệ thành để lại trông khá oai?.
    Khi chạy, Vệ út Dũng chỉ nghe tiếng đạn réo ào ào chung quanh. Phía trên, máy bay của Pháp lượn vòng ném bom sát sạt vào trung tâm chợ, những mảng tôn lớn của mái chợ Đồng Xuân bị lật tung trông rõ cả trời xanh. Pháp đưa súng cối và đại bác bắn vào chợ, năm xe tăng yểm hộ bộ binh dàn quân tiến lên.
    Lúc này Vệ út Dũng đang theo anh Bảng đánh địch ở khu bán bát đĩa, nhiều người của ta bị thương, đạn cũng đang cạn dần. Trong tay anh Bảng chỉ còn vài quả lựu đạn cuối cùng, anh gọi: ?oDũng, về ban chỉ huy tiểu đoàn xin thêm lựu đạn. Nhanh!?. Vệ út không kịp đáp, chạy vượt qua những khu chợ giáp mặt quân Pháp, những tia đạn như đuổi theo rất rát.
    Về ban chỉ huy tiểu đoàn, Vệ út Dũng nhận thêm một bị lựu đạn và được chỉ huy dặn dò: ?oKhông được làm mất dù chỉ một quả. Truyền lệnh cho các trung đội bên ấy phải quyết tâm giữ vững?. Khá nặng so với sức một đứa trẻ, Vệ út gồng mình lao qua các dãy phố, trèo qua những chướng ngại vật trở lại trung đội. ?oLúc này, trung đội không còn một viên đạn đang trông chờ vào tôi.
    Tôi nghe tiếng anh Bảng: Sống rồi! Tất cả nhận thêm lựu đạn chiến đấu! Quân Pháp tiếp tục xông lên. Những quả lựu đạn được vung ra. Những tên Pháp gục xuống và lùi sâu về phía sau. Đến xẩm tối, quân Pháp bị chặn lại ở khu phía Hàng Đường, Hàng Mã. Chợ Đồng Xuân vẫn nằm dưới sự kiểm soát của quân ta? - ông Dũng tự hào nhớ lại.
    TRẦN ĐÌNH TÚ
    ______________________
    Trong số những thiếu niên tình nguyện ở lại bảo vệ thủ đô và xông lên chiến hào ngày ấy có một cô bé - nữ Vệ út duy nhất ở Hà Nội. Nhớ lại chuyện xưa là nhớ lại kỷ niệm đầy ắp yêu thương: Ngoài kia súng còn nổ/Chinh chiến gác tình quê/Ngày mai vui độc lập/ Mẹ ơi con sẽ về.
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=177521&ChannelID=89
    Nữ Vệ út và báu vật 60 năm

    [​IMG]

    [​IMG]

    Nữ Vệ út Vũ Thị Nhâm năm 1950 tại Việt Bắc và bây giờ - Ảnh: tư liệu - T.Đ.TúTT - Trong số những thiếu niên tình nguyện ở lại bảo vệ thủ đô và xông lên chiến hào ngày ấy có một cô bé - nữ Vệ út duy nhất ở Hà Nội. Câu chuyện của người nữ Vệ út này 60 năm sau đầy ắp kỷ niệm yêu thương về những đồng đội nhỏ tuổi.
    >> Kỳ 1: Tuổi thơ dữ dội>> Kỳ 2: Những ?oGavroche? Hà thành
    Búp bê và bài thơ Vệ quốc
    Con đường đến với Vệ quốc quân của cô bé Vũ Thị Nhâm - nữ Vệ út duy nhất của Trung đoàn Thủ đô - cũng như bao thiếu niên Hà Nội trong cơn bão tố của dân tộc: muốn trả thù những kẻ đã đốt cháy nhà mình.
    Tháng 12-1946, trước ngày toàn quốc kháng chiến, cô bé Nhâm chỉ mới 13 tuổi và được phân công trong đội cứu thương cảm tử của Vệ quốc đoàn.
    Giờ đây, ở tuổi gần 80, bà Nhâm vẫn nhớ như in những đồng đội trong những ngày lửa đạn ấy. Bà kể: ?oTrong những ngày tham gia đội cảm tử, những Vệ út chúng tôi vẫn giữ được nét hồn nhiên của những đứa trẻ Hà Nội, không sao nguôi được nỗi nhớ nhà, nhớ bố mẹ. Nhưng cuộc chiến ác liệt làm chúng tôi quên mau. Giữa bom đạn, vậy mà bản tính trẻ con vẫn hồn nhiên.
    Tôi nhớ có lần nhặt được một con búp bê bằng vải rất đẹp mà tôi nghĩ là của một cô bé con một nhà tư sản đánh rơi khi đi tản cư, tôi mang về đơn vị giặt sạch sẽ rồi cất rất kỹ. Ban ngày vượt lửa đạn làm liên lạc, cứu thương và ban đêm lại mang búp bê ra ôm ngủ ngon lành, trên môi vẫn nở nụ cười như không hề có chiến tranh?.
    Bà Nhâm đến nay vẫn còn cất giữ một bài thơ mà bà gọi là báu vật của đời bà trong suốt 60 năm qua, chẳng lửa đạn hay thời gian nào đốt cháy được. Bài thơ của một anh Vệ quốc quân tặng bà trong những ngày khói lửa khi bà khóc nhớ mẹ, nhớ nhà:
    Em mới tuổi mười ba/ Tuy bé lòng hăng hái/ Bỏ nhà quyết xông pha/ Nắng mưa quen dãi dầu/ Đói rét dạ chẳng sờn/ Bố mẹ nhà hiu quạnh/ Mong đợi đứa con thơ/ Ngoài kia súng còn nổ/ Chinh chiến gác tình quê/ Ngày mai vui độc lập/ Mẹ ơi con sẽ về!
    Anh hùng tuổi lên mười



    [​IMG]


    Sáng sớm 18-2-1947, đồng bào chở đò đưa bộ phận cuối cùng của Trung đoàn Thủ đô vượt sông Hồng Ảnh tư liệu
    Theo tư liệu lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh, chiến công và sự hi sinh của những Vệ út trong Trung đoàn Thủ đô đã đóng vai trò rất to lớn trong 60 ngày đêm Hà Nội kháng chiến, phá hủy và thu được nhiều vũ khí... Cùng thời gian đó, trên cả nước xuất hiện các đội thiếu niên như đội thiếu niên Sài Gòn, Biên Hòa, Đồng Tháp Mười? đã noi gương Vệ út thủ đô hưởng ứng toàn quốc kháng chiến.
    Cuối năm 1947, Trung đoàn Thủ đô có chủ trương đưa trả những Vệ út về gia đình nhưng không sao thực hiện được. Vệ út toàn là những đứa trẻ mồ côi và không còn người thân, những Vệ út có người thân thì không biết gia đình đi tản cư kháng chiến đã về đâu.
    Đầu năm 1948, Trung đoàn Thủ đô tìm ra cách giải quyết: những Vệ út trên 15 tuổi được trở thành những người lính thực thụ, được biên chế vào những đơn vị chiến đấu, còn lại 30 chiến sĩ nhỏ tuổi dưới 14 được giữ lại để thành lập đội tuyên truyền, sau là Đội tuyên văn của Trung đoàn Thủ đô.
    Đến năm 1950, Đội tuyên văn giải tán, các Vệ út mỗi người một nơi: người vào quân ngũ tham gia những trận đánh, người thành anh lính làm phim có mặt trên khắp trận địa, người trở thành nghệ sĩ nhân dân đầu ngành của một môn nghệ thuật?
    Họ bặt tin nhau đến 50 năm. Mãi đến năm 1996, Vệ út Đặng Văn Tích mới có cơ hội gặp mặt một số Vệ út để viết cuốn tư liệu tại Lai Xá, Hoài Đức (Hà Tây). Nhưng trong lần gặp mặt ấy cũng chỉ có ít người?  Bà Nhâm là bác sĩ Quân y viện 108, sau năm 1975 bà chuyển công tác sang Vụ Chăm sóc sức khỏe (Bộ Y tế) đến khi về hưu, hiện bà sống tại khu tập thể Quân đội ở phố Tôn Thất Thiệp, Hà Nội. Đối với bà, nhiều chiến sĩ thiếu niên ngày ấy dũng cảm như anh hùng. Bà đã từng được chiến đấu với những người anh hùng đó, để lại trong bà niềm khâm phục đến bây giờ vẫn còn nguyên vẹn.
    Bà Nhâm kể: ?oNăm 1946 trong 60 ngày đêm tôi và Trần Ngọc Lai cùng trung đội trưởng Cát Văn Soan, tiểu đoàn 103 (Trung đoàn Thủ đô) chiến đấu ở khu Đông Kinh Nghĩa Thục. Lai nhỏ hơn tôi hai tuổi, nhanh nhẹn, ít nói nhưng sống tình cảm. Lai không kể nhiều về gia đình và chỉ biết Lai trốn nhà ở lại với lực lượng kháng chiến bảo vệ thủ đô. Lai là người có khả năng xử lý nhanh những tình huống nguy cấp và lúc nào cũng mang theo mình vài quả lựu đạn giắt bên hông như người lính thực thụ?.
    Sáng sớm 7-2-1947, trời Hà Nội u ám như mùa đông, khi bà và Lai vừa tỉnh dậy đã trông thấy những chiếc xe tăng và xe thiết giáp quân Pháp từ đầu cầu Long Biên tiến vào đường Trần Nhật Duật để đánh úp chiến lũy Trường Ke. Ở Trường Ke, trung đội trưởng Cáp Văn Soan chỉ có 15 chiến sĩ và mấy khẩu tiểu liên đang lo tìm cách chống địch.
    Khoảng 8 giờ sáng, quân Pháp nổ súng bắn như vãi đạn và đưa bộ binh đánh thẳng vào Trường Ke. Bà định lao đi xin cứu viện theo lời của trung đội trưởng Soan thì Lai cản lại: ?oChị để em đi!?. Giữa những làn lửa đạn, Lai như con sóc lao vụt ra ngoài. Đôi tay nhỏ nhắn của Lai bám thoăn thoắt vào đường máng dẫn nước tụt nhanh xuống thoát khỏi nhiều làn đạn địch sượt qua rồi chạy nhanh về phía ban chỉ huy tiểu đoàn bên kia phố. Hơn 10 phút sau, Lai trở về cùng đoàn quân cứu viện.
    ?oQuân Pháp biết có một thiếu niên làm giao liên đã dũng cảm cắt làn đạn đi tìm quân cứu viện cho Trường Ke, nên viên chỉ huy ra lệnh binh lính phải bao vây bắt sống cho được người giao liên dũng cảm đó. Trong một lần lao đi tìm cứu viện, Lai lọt vào vòng vây của lính Pháp. Giặc quyết bắt sống nên tràn tới nhưng Lai không hề nao núng, tháo ngay ngòi nổ quả lựu đạn và ném về phía quân Pháp. Một tiếng nổ chát chúa, ba tên Pháp nằm sóng soài trên mặt đất, những tên khác kinh hãi lùi ra xa. Lai cũng từ từ gục xuống. Một dòng máu đỏ chảy dài và thấm đẫm chiếc áo mỏng Lai đang mặc? - bà Nhâm bồi hồi nhớ lại.
    Lai ngã xuống, những tiếng thét ?oTrả thù cho em Lai? vang dậy cả Trường Ke, những tiếng xung phong xen lẫn tiếng lựu đạn, tiếng súng nổ ầm ầm. Quân Pháp xô nhau chạy kéo theo những xác chết và những tên bị thương chạy về phía khách sạn Đồng Lợi. PGS-TS-NSND Lê Ngọc Canh - Vệ út năm xưa từng có mặt trong đám tang Trần Ngọc Lai - hồi tưởng: ?oNgay tối hôm ấy, cả trung đội làm lễ truy điệu cho liệt sĩ Trần Ngọc Lai. Những người có mặt không kìm được lòng trước cảnh cô bé Vệ út Vũ Thị Nhâm đầm đìa không chịu rời xác chú bé Lai, người mà cô xem như em ruột?.
    Trưởng ban liên lạc Trung đoàn Thủ đô, đại tá Nguyễn Trọng Hàm (nguyên tham mưu phó Quân khu Thủ đô, năm 1946 là trung đội trưởng trung đội 2, tiểu đoàn 102) kể: ?oSau khi Trần Ngọc Lai hi sinh, câu chuyện về cậu bé anh hùng đã lan truyền trên tất cả  chiến tuyến, trên từng góc phố, căn nhà. Các đơn vị chiến đấu coi Lai là tấm gương để học tập, trụ vững tinh thần chiến đấu cho những ngày sau?.
    TRẦN ĐÌNH TÚ
    -------------------------
    Những đứa trẻ tuổi lên 10 vẫn kiên cường băng qua lửa đạn, tiếp tế khí giới và quân nhu từ ngoại thành cho các chiến sĩ thủ đô. ?oChúng tôi cứ lặng lẽ đi trong đêm, đường tối mịt mà phía trước bầu trời thủ đô rực lên, ai cũng muốn bước thật nhanh?.
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=177665&ChannelID=89
    Tiểu đội nhí và ?ochiến thuật xe bò?

    [​IMG]

    Đại tá Hoàng Thọ Anh - nguyên phó Ban tiếp tế vũ khí và quân nhu - Ảnh: Lâm HoàiTT - Trong khi những Vệ quốc quân xông lên chiến hào, một ?otiểu đội nhí? tuổi đời mới lên 10 vẫn kiên cường băng qua lửa đạn, âm thầm tiếp tế khí giới và quân nhu từ ngoại thành cho các chiến sĩ thủ đô kháng Pháp.
    >> Kỳ 1: Tuổi thơ dữ dội>> Kỳ 2: Những ?oGavroche? Hà thành >> Kỳ 3: Nữ Vệ út và báu vật 60 năm
    Cuộc triệu tập bí mật
    Theo ông Hoàng Thọ Anh - nguyên phó Ban tiếp tế vũ khí ngày ấy, đoàn hướng đạo Đống Đa ở thị xã Hà Đông lúc bấy giờ sục sôi tinh thần yêu nước, sẵn sàng kháng chiến. Những thành viên từ 18 tuổi trở lên làm đơn xin vào Vệ quốc đoàn, còn lại các thành viên 12-17 tuổi hăng hái tham gia các hoạt động chuẩn bị kháng chiến như giúp dân sơ tán, dựng chướng ngại vật, chuẩn bị tiêu thổ kháng chiến.
    ?oSáng 3-12-1946, tôi cùng trưởng ban Phạm Văn Tá (tức Phạm Văn Hướng) được triệu tập tới dinh công sứ Hà Đông để làm việc. Đón chúng tôi là chủ tịch Ủy ban kháng chiến tỉnh Hà Đông cùng ba vị khách lạ. Thời gian sau tôi mới biết đó là đại diện Chính phủ - ông Hoàng Hữu Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp và Tổng tham mưu trưởng QĐND VN Hoàng Văn Thái. Sau khi phân tích tình hình khả năng giữa ta và giặc, ông Hoàng Hữu Nam chỉ đạo: đoàn hướng đạo Đống Đa sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển vũ khí, quân nhu từ các kho La Khê, Bông Đỏ, Bala, A300 Hà Đông ra Cầu Mới (ngã tư Sở) Hà Nội để từ đây chuyển đi các điểm chốt trong thủ đô. Ban tiếp tế vũ khí và quân nhu được thành lập nhanh chóng gồm 27 thành viên tuổi 12-17, do Phạm Văn Tá (25 tuổi) làm trưởng ban?, ông Hoàng Thọ Anh kể.
    Ngay đêm hôm đó các thành viên được triệu tập khẩn cấp đến ngôi nhà 104 phố Bóp Kèn (bây giờ là phố Quang Trung, thị xã Hà Đông, Hà Tây). Một cuộc họp chớp nhoáng diễn ra, nội dung thảo luận chủ yếu xoay quanh phương án vận chuyển vũ khí. Rất nhiều ý kiến được đưa ra thảo luận: mang balô sẽ mệt, chở xe đạp thì không hiệu quả, ôtô không có... Cuối cùng các thành viên nhí thống nhất sẽ dùng xe bò để chở đạn, thời gian tiến hành vào buổi tối. Ưu điểm của xe bò là vừa chở được nhiều vừa an toàn vì không gây tiếng động.
    Hôm sau, sáu chiếc xe bò được Ủy ban kháng chiến tỉnh Hà Đông huy động tập kết ngay trước trụ sở Ban tiếp tế. Trưởng ban Phạm Văn Tá trực tiếp chỉ đạo việc tiếp tế đạn, các thành viên được phân công việc cụ thể: người lớn cầm càng xe, nhỏ hơn thì tập trung phía sau đẩy xe và cầm đèn bão dẫn đường.

    [​IMG]

    Đại tá Bạch Ngọc Giáp - thành viên nhỏ tuổi nhất của Ban tiếp tế vũ khí ngày ấy (12 tuổi) - Ảnh: Lâm HoàiNhững bước chân nhỏ cùng ra trận
    Đại tá Trần Văn Nhâm - thành viên ban tiếp tế - kể: ?oTối 4-12 đoàn lên đường. 21 giờ, bốn chiếc xe bò đồng loạt xuất phát từ trụ sở ở phố Bóp Kèn, đến kho La Khê lúc 22 giờ, những hòm đạn nhanh chóng được chuyển lên xe, xe ra đến cầu Hà Đông đã quá 0 giờ. Từ đây đoàn nghỉ một lúc rồi tiếp tục đẩy lên Ngã Tư Sở.
    Đến nơi, đồng hồ chỉ 1 giờ sáng, tại đây các đơn vị chiến đấu trong thủ đô đã chờ sẵn để tiếp nhận đạn, đặc biệt tướng Hoàng Văn Thái trực tiếp có mặt để chỉ đạo. Đoàn xe quay về Hà Đông, các thành viên tập trung ngủ một chỗ ở trụ sở, sáng hôm sau tiếp tục nhận nhiệm vụ mới. Một tuần liên tục, một khối lượng lớn đạn dược được vận chuyển bằng xe bò vào nội thành?.
    Mấy ngày sau đó, quân ta thực hiện ?otiêu thổ kháng chiến?, tuyến đường bộ từ cầu Hà Đông theo hướng thủ đô đến Cầu Mới được phá đi, kế hoạch của ban tiếp tế cũng linh hoạt thay đổi. Thêm một sáng kiến được đề xuất: hai toa xe điện cũ bỏ không cạnh cầu Hà Đông sẽ tận dụng chở đạn, vũ khí được chuyển tiếp từ xe bò dưới La Khê về, sau đó xe điện được đẩy từ cầu Hà Đông về Ngã Tư Sở theo đường ray.
    Đến ngày 13-12, một tuần trước khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, đường ray bị bóc gần hết, việc vận chuyển bằng tàu điện không thể tiếp tục. Nhưng mọi người kiên quyết không để mạch tiếp tế bị cắt đứt, những chiếc balô con cóc ngày xưa thường dùng đi picnic, cắm trại trong đoàn hướng đạo được huy động để mang đạn. Các quả đạn loại đạn pháo, đạn cối 60, phóng lựu, stốc (stock) được nhét chặt vào balô mang sau lưng các thành viên. Đoàn chia thành các nhóm nhỏ do Phạm Văn Tá, Ngô Bình Mạc và Hoàng Thọ Anh luân phiên nhau phụ trách, từ Hà Đông tiến theo ba hướng: một lên Cầu Mới; hướng khác đến làng Giàn (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội); hướng còn lại lên Phương Liệt, Hà Đông (Hoàng Mai, Hà Nội). Toàn bộ số đạn pháo sau khi vận chuyển được tập kết về các đơn vị chiến đấu ở pháo đài Láng, ô Chợ Dừa, Bạch Mai...
    Đại tá Bạch Ngọc Giáp - nguyên phó tham mưu trưởng Binh chủng Pháo binh, thành viên nhỏ tuổi nhất (12 tuổi) của ban tiếp tế ngày ấy - bồi hồi nhớ lại: ?oChúng tôi cứ lặng lẽ đi trong đêm, đường tối mịt mà phía trước bầu trời thủ đô rực lên những làn đạn, pháo, nhà cháy, tiếng súng, mìn dội lên liên tục. Ai cũng muốn bước thật nhanh để kịp mang đạn cho quân ta đánh Pháp?. Đêm 19-12 khi đoàn Vệ út mang đạn trên vai hướng về nội thành thì hàng loạt đại bác, pháo từ Láng, Xuân Tảo... đồng loạt nổ hiệu lệnh cho cuộc kháng chiến toàn quốc. Lòng mọi người hừng hực khí thế nhưng không dám reo hò, chỉ ra dấu cho nhau rồi cặm cụi bước.
    Những bước đi khỏe hơn, chắc hơn, nhanh hơn, cùng cả nước ra trận?



    [​IMG]

    Các thành viên Đoàn hướng đạo Đống Đa năm 1943, trong đó hầu hết trở thành Vệ út tiếp tế vũ khí sau này. Trưởng ban Phạm Văn Tá đứng ngoài cùng bên phải - Ảnh tư liệuHơi ấm từ trái tim đồng đội
    Chiều 11-11-2006, trong cái lạnh của cơn mưa đầu đông Hà Nội, chúng tôi cùng ông Phùng Đệ đi thăm hai Vệ út đồng đội của ông đang nằm viện. Một là GS-TS-NSND Lê Ngọc Canh phải mổ cắt bỏ túi mật tại Bệnh viện Việt - Xô đã bình phục và chuẩn bị xuất viện, một là nhà quay phim về hưu Nguyễn Hoán (Xưởng phim Quân đội) nằm ở Bệnh viện 108 trong tình trạng nguy kịch. Mấy tháng qua, ông Đệ cứ lạch cạch đạp xe đến bệnh viện thăm nom đồng đội cũ. Ông Đệ báo tin: ?oÔng phải chống chọi với bệnh tật. Ngày mai những Vệ út còn sống sẽ họp mặt và vào thăm ông?. Nghẹn ngào không nói được, ông Nguyễn Hoán huơ huơ bàn tay trên không rồi đặt sang ngực trái của mình. Ông muốn ra dấu gì đó. Cái dấu ấy khó hiểu với nhiều người, nhưng với Vệ út Phùng Đệ thì quen thuộc lắm: ?oÔng ấy nói trái tim của ông là của một Vệ út và ông ấy cảm nhận được hơi ấm trái tim của đồng đội dành cho ông?. 
    LÂM HOÀI
    Hơn 100 trang chép tay và những tấm ảnh tư liệu quí giá về đồng đội được một Vệ út ngày xưa âm thầm sưu tập trong 60 năm. Những đồng đội cũ có dịp đọc lại đều không cầm được nước mắt.
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=178012&ChannelID=89
    Cô đầu phố Khâm Thiên

    [​IMG]

    Nữ tự vệ thủ đô Hà Nội năm 1946 - Ảnh tư liệuTT - Một số người cùng khổ đã trực tiếp tham gia kháng chiến chống Pháp ở Liên khu III Hà Nội (nay thuộc quận Đống Đa). Họ còn sống hay đã hi sinh, chưa ai nhắc đến.
    >> Kỳ 1: Tuổi thơ dữ dội>> Kỳ 2: Những ?oGavroche? Hà thành >> Kỳ 3: Nữ Vệ út và báu vật 60 năm>> Ky? 4: Tiểu đội nhí và ?ochiến thuật xe bò?>> Ky? 5: Người chép sử Vệ út
    Lớp học đặc biệt
    Đó là các em nhỏ mồ côi được nuôi dưỡng ở trại Bảo Anh (nay là trụ sở Hội Người mù 135 Nguyễn Thái Học). Trước ngày toàn quốc kháng chiến, một số em đã được gửi đến các đoàn thể, cơ quan và nhất là các đơn vị quân đội để làm liên lạc viên. Đó là những người nghèo sống ở khu vực sau ga Hà Nội, làm đủ các thứ nghề như bốc vác, đi ở làm thằng nhỏ, con sen, kéo xe. Họ cũng đã ở lại tham gia kháng chiến ở Liên khu III Hà Nội. Và đó là các cô đầu ở phố Khâm Thiên. Họ cũng ở lại chiến đấu cùng với các đơn vị quân đội và tự vệ thuộc Liên khu III.
    Họ đều là những người bạn thân của tôi. Bởi từ những năm 1944-1945, tôi đã nuôi dạy các em mồ côi ở trại Bảo Anh. Tôi dạy trong Hội Truyền bá quốc ngữ (sau Cách mạng Tháng Tám dạy bình dân học vụ), trước còn tổ chức và dạy ở các xã ngoại thành. Các học viên của lớp học này là bà con lao động ở khu vực sau ga Hà Nội. Tôi cũng dạy một lớp bình dân học vụ đặc biệt nhất, mà học viên toàn là chị em cô đầu ở phố Khâm Thiên.
    Sau ngày 19-8-1945, tôi vào bộ đội, làm việc ở Cục Quân y (Bộ Quốc phòng). Theo chế độ sinh hoạt của sĩ quan nên buổi tối và ngày chủ nhật không phải ở nhà tập thể mà vẫn được về ở nhà mình, nên vẫn có điều kiện tiếp tục công việc ở khu phố. Từ 19-12-1946, cơ quan rút lên Việt Bắc, tôi được tuyển làm liên lạc viên đặc biệt nên thỉnh thoảng cũng có việc phải vào mặt trận Hà Nội, do đó lại có dịp được đi qua đất Liên khu III đang tác chiến và được gặp lại một số bạn bè.
    Ở đây tôi kể chuyện về mấy chị em làm nghề hát ả đào ở phố Khâm Thiên. Năm 1946, tôi đang dạy ở lớp bình dân học vụ nhờ trong nhà Hội Tế sinh (ngõ Sinh Từ), chị Quỳnh Vân bạn của tôi (sau là vợ anh Vũ Quang) là cán bộ phụ nữ khu vực nhờ tôi thu xếp dạy thêm cho một lớp ở Khâm Thiên, mà phải dạy buổi trưa vì học viên toàn là cô đầu, tối họ còn bận.
    Buổi khai giảng cái lớp này cũng thật đặc biệt. Học viên bợm trạo, bát nháo, không chút gì nghiêm túc. Một vài học viên có giấy bút còn một số người đến tay không, mà số này quậy phá nhất. Vì không phải là buổi tiếp khách, học mà mặc áo trắng quần dài trắng nhàu bẩn, mỏng manh. Thời ấy xem là ?okhó coi?. Sau mấy lời khai mạc, chị Quỳnh Vân giới thiệu hai giáo viên và một chị cũng là cô đầu làm trưởng lớp. Tôi định nói vài lời để bắt đầu buổi học, một chị táo tợn nói to: ?oAnh giáo cho em hỏi: anh có dạy những chữ ?osờ em xem? không??.
    Tôi lặng đi một lúc để cơn cười lắng xuống.
    - Có đấy các chị ạ. Chỉ độ một tuần hay mười hôm nữa các chị sẽ học đến.
    - Ấy chết, thầy lại gọi trò là chị thì dạy làm sao được. Có ai gọi chúng em là chị bao giờ.
    - Không đâu, chúng tôi thật sự coi các chị như chị em các lớp khác. Những người lớn tuổi chưa biết chữ đến lớp học, chúng tôi quí mến và nhiệt tình giúp đỡ. Cuộc đời xô đẩy các chị vào cảnh làm ăn như vậy chắc không phải tự mình thích thú mà tìm đến chỗ này.
    Không còn ai nói, cả lớp trầm xuống.
    Tôi nói vài lời nghiêm túc, chân thành mong muốn mọi người chịu khó học tập để được sáng mắt sáng lòng. Thế rồi lớp học ấy cũng như các lớp học khác, mọi người duy trì nề nếp học tập tốt. Chúng tôi suy nghĩ tìm tòi nhiều cách để bài học có sức hấp dẫn, học viên không chán, không bỏ lớp. Chúng tôi kể chuyện, đọc thơ, ca dao, có khi vận động học viên hát dân ca, ngâm Kiều. Tuy học viên chưa đọc được, họ xúc động vì hợp cảnh mình và cũng thấy mình sẽ tự đọc được, viết được những câu hay như thế. Cách giảng dạy này khuyến khích và gây ấn tượng mạnh đối với họ.

    [​IMG]

    Tham gia chiến trận ở Hà Nội năm 1946 có rất nhiều phụ nữ. Trong ảnh là Lều Thị Lương và Nguyễn Thị An (thứ nhất và thứ tư từ phải sang) - Ảnh tư liệuCó ai ghi công báo tử
    Bên cạnh nhiệm vụ thanh toán nạn mù chữ, giáo viên còn thường xuyên giúp học viên giác ngộ chính trị, nâng cao hiểu biết về chế độ xã hội mới, từ bỏ thói hư tật xấu; sửa đổi lối sống cũ, sống có văn hóa, không tự ti mặc cảm, mạnh dạn tham gia các buổi họp với tổ dân phố, làm các công tác xã hội ở địa phương... Tiếc thay, từ tháng 11-1946, tình hình Hà Nội căng thẳng, nhân dân và cơ quan tản cư nhiều. Các lớp bình dân học vụ cũng giải tán. Học viên cũng theo gia đình về quê, ai khỏe mạnh ở lại làm thuê, vào tự vệ, cứu thương, đào đường đắp ụ. Có nhiều chị cô đầu cũng ở lại.
    Không còn lớp học bình dân học vụ thì tôi giúp Hội Phụ nữ Hàng Bột đào tạo cấp tốc lớp cứu thương tháo vát của anh em hướng đạo như mang vác người bị thương không cần cáng, cố định vết thương gãy xương... đề phòng khi ở mặt trận không có sẵn hộp thuốc và dụng cụ như ở bệnh viện. Từ ngày 19 -12, trong nội thành đánh nhau. Từ ngoài liên lạc vào mặt trận gặp nhiều khó khăn. Một hôm có công tác, tôi phải đi từ Việt Trì, qua Chèm, Ngã Tư Sở sang đường số 1. Qua Ngã Tư Sở tìm tổ liên lạc để xin người dẫn đường. Chiều muộn, tôi đang phân vân tìm đường bỗng thấy một chị mặc măngtô tím dài, quần buộc túm, tay cầm thanh kiếm Nhật. Biết là tự vệ, tôi đi về phía chị. Chị cũng chú ý đến tôi, thấy cũng áo quần bộ đội, có mang súng ngắn. Chị yên tâm và hỏi xem giấy tờ. Chị đọc còn chậm, một lúc hân hoan ngẩng mặt lên nhìn tôi: ?oA, anh Kỳ, anh Kỳ! Anh là bộ đội à, thích nhỉ. Bọn chúng em cũng xin được vào tự vệ ở đây, có mấy đứa trước cũng học anh đấy. Rồi chúng em sẽ dẫn anh đi đường tắt, vừa nhanh, vừa an toàn?. Trong trạm có nhiều anh chị tự vệ chiến đấu, riêng mấy chị học viên cô đầu rất vui mừng khi gặp lại tôi. Các chị mời tôi cùng ăn để được nói chuyện nhiều. Tôi hỏi sao các chị không đi tản cư, các chị nói: ?oChúng em còn biết về đâu, có chuyện không hay mới phải bỏ làng ra đây sống cuộc đời nhơ nhuốc, còn mặt mũi nào trở về làng cũ. Chúng em cũng liều sống chết ở đây thôi. Các anh bảo làm gì thì chúng em làm?.
    Nghe các chị tâm sự, lòng tôi bùi ngùi thương cảm. Các chị chịu chết ở đây còn hơn về làng chịu nhục, đơn giản thế thôi. Lúc chia tay, chúng tôi bịn rịn nghĩ chắc không có ngày gặp lại. Hai chị dẫn tôi qua Khương Thượng, xa khu sân bay, tới đường 1 rồi chỉ đường tới nơi tôi cần đến. Lúc chào tôi, các chị nghẹn ngào muốn khóc, muốn ôm tôi thân mật. Tôi cũng tần ngần nhìn theo hai chị quay về, vai vác kiếm khuất dần vào bóng tối.
    Ngày nay, người ta cũng nhắc nhớ đến các anh chị giao liên, thanh niên xung phong với những công lao, thành tích, cuộc sống gian khổ, cảnh hi sinh anh dũng của họ. Nhưng chưa thấy ở đâu nói đến các chị cô đầu ở Hà Nội. Cho đến bây giờ tôi vẫn thường nhớ đến các bạn nghèo của mình. Tôi trăn trở một điều là những người ấy khi lập công hay khi hi sinh, có ai ghi công hay báo tử cho họ không? Giấy tờ gửi về đâu và báo cho ai?
    NGUYÊfN KHẮC KY?
  9. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    http://www.thanhnien.com.vn/Xahoi/2006/12/18/174519.tno
    Dùng từ huyền thoại e hơi phô trương. Dùng câu chuyện có lẽ hợp hơn.

    Kỷ niệm 60 năm ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2006):
    Huyền thoại về những phật tử "cởi cà sa ra trận"

    Tháng 12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, toàn dân Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp.
    Thăm chùa Cổ Lễ (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để tìm hiểu về huyền thoại của những chiến sĩ phật tử "cởi áo cà sa ra trận", thắp nén hương thành kính dâng các bậc chân tu yêu nước, trong tâm thức chúng tôi lại vang vọng lời phát nguyện của 27 chiến sĩ nhà sư trong những ngày Toàn quốc kháng chiến: "Cởi áo cà sa, khoác chiến bào/Tuốt gươm, cầm súng dẹp binh đao/Ra đi quyết rửa thù đất nước/Vì nghĩa quên thân hiến máu đào". Đã 60 năm trôi qua nhưng hình ảnh cao đẹp của những "Phật tử chiến sĩ" vẫn mãi sáng ngời.
    Dừng chân trước đài tưởng niệm các liệt sĩ pháp danh, nhà nghiên cứu Phật học Nguyễn Thế Vinh - nguyên là đại đức Thích Trí Không, Ủy viên Hội Phật giáo cứu quốc Nam Định, Trưởng ban tổ chức lễ phát nguyện cởi áo cà sa ra trận - nhớ lại: "Cuối tháng 12/1946, sau khi Hồ Chủ tịch hiệu triệu "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" và Trung ương Đảng ra chỉ thị toàn quốc kháng chiến, hòa thượng Thích Thế Long, khi đó là trụ trì chùa Cổ Lễ cho gọi tôi và Thích Pháp Lữ lên thư phòng, hỏi: "Chúng ta là người xuất gia, phụng đạo nhưng đều mang dòng máu Tiên-Rồng. Quốc gia lâm nguy, Phật pháp bất ly thế gian pháp, các con có sáng kiến gì không?".
    Do đã nhiều lần tháp tùng hòa thượng đi thuyết pháp cho phật tử, vận động nhân dân ủng hộ và tham gia *********, nuôi giấu cán bộ, bảo vệ cơ sở cách mạng... nên tôi biết hòa thượng Thích Thế Long luôn đề cao chân lý "việc đạo không rời việc đời" để hòa mình vào phong trào quần chúng kháng Nhật, đuổi Tây, giành lại chính quyền. Tôi mạnh dạn đáp lời: Bạch sư phụ! Việc đời loạn, nghiệp tu hành cũng không thể yên ổn. Con nghĩ, trong giới phật tử rất nhiều tăng ni có tâm huyết xả thân cứu nước. Mong sư phụ làm lễ "giải pháp y", thành lập đội nghĩa sĩ phật tử, cho phép các tăng ni tạm rời cửa thiền ra chiến trường đánh giặc".
    Đại tá Đinh Thế Hinh, nguyên nhà sư - pháp danh Thích Pháp Lữ, là một trong 27 tăng ni đầu tiên khởi nguyện xung kích vào đội quân nghĩa sĩ phật tử, xúc động kể: Đúng 8 giờ 30 phút ngày 27.2.1947, chùa Cổ Lễ rợp bóng cờ hoa, biểu ngữ, hàng ngàn đồng bào các giới, tín đồ thập phương đã tề tựu. Đại đức Thích Trí Không (tức Nguyễn Thế Vinh) thay mặt Ban tổ chức tuyên bố lễ phát nguyện. 27 nhà sư cởi áo cà sa, đội mũ gắn sao, khoác ba lô trở thành 27 chiến sĩ Vệ quốc đoàn. Và ngay trận đánh đầu tiên của các chiến sĩ pháp danh tại trận địa chùa Non Nước (Ninh Bình), 12 người đã anh dũng hy sinh...
    Những tấm gương "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" ấy là minh chứng về sự nhập thế của Phật giáo Việt Nam, cũng là sự hiện thân của giáo lý nhà Phật trong sáng hòa quyện chặt chẽ giữa đạo và đời, kế tục xứng đáng sự nghiệp phò vua giúp nước của các bậc thiền sư, pháp sư, phật tử từ thời Đinh, Lê, Lý, Trần.
    Chúng tôi may mắn được trò chuyện với nhiều nhà sư từng xung phong vào các lực lượng vũ trang, trực tiếp đánh giặc như: Thượng tọa Thích Hạnh Nghiêm (chùa Cả, TP Nam Định), đại đức Thích Pháp Lữ, Thích Tâm Vượng, Thích Trí Không (chùa Cổ Lễ), sư thầy Thích Đàm Hiếu (chùa Minh Xá)... Họ đã bái biệt cửa Phật trở thành những thanh niên xung phong, bộ đội *****, dân công hỏa tuyến... để "cùng cả nước, vì cả nước" chiến đấu anh dũng. Nhiều người đã được Đảng, Nhà nước trao tặng huân, huy chương các loại.
    Đất nước hòa bình, có nhiều chiến sĩ pháp danh phục hồi giáo phẩm, tiếp tục con đường tu hành. Trong sự nghiệp phát triển đất nước hôm nay, cùng với các tăng ni, phật tử, các chiến sĩ pháp danh năm xưa luôn nêu cao tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng giáo hội đoàn kết, trang nghiêm "hoằng dương Phật pháp, lợi lạc quần sinh". Sư cụ Thích Đàm Cẩn, hiện là trụ trì của chùa Bình Lương (xã Yên Thọ, huyện Ý Yên) là một trong những tấm gương đó. Những ngày toàn quốc kháng chiến, ni cô Thích Đàm Cẩn hăng hái cùng nhân dân địa phương tham gia cách mạng, xung phong vào đội xung kích, rào làng kháng chiến, chống địch càn. Năm 1952, theo tinh thần "tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng", sư Cẩn xin phép sư phụ đi chiến dịch, là chiến sĩ thuộc C3, D38 hăng hái ngày đêm phá đá, mở đường cho xe ta ra trận. Khi xuất ngũ trở về, sư thầy Thích Đàm Cẩn quyết định tiếp tục tu hành.
    Hiện nay đã vào tuổi "xưa nay hiếm" nhưng sư Đàm Cẩn vẫn tích cực tham gia công tác chữ thập đỏ, khuyến học, nhiều năm là ủy viên UB MTTQ xã Yên Thọ. Quá trình "thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh" của sư thầy Thích Đàm Cẩn cũng như các vị chư tôn yêu nước, các chiến sĩ, liệt sĩ pháp danh là minh chứng cao đẹp cho phương châm hoạt động "Đạo pháp dân tộc - xã hội chủ nghĩa" của Phật giáo dân tộc.
    Phạm Tiếp - Việt Thắng (TTXVN)

  10. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Một số hình ảnh cóp nhặt trên mạng. Hôm qua xem VTV1 thấy nói là kho ảnh về HN 60 ngày đêm có tới gần 150 tấm, vậy mà chưa công bố được bao nhiêu.
    Lễ tuyên thệ của vệ quốc đoàn và tự vệ thành ngày 16-12-1946.
    [​IMG]
    Hầm chiến đấu trên đường phố
    [​IMG]
    Nữ tự vệ thủ đô.
    [​IMG]
    Tải thương.
    [​IMG]
    Bộ đội tiểu đoàn Đông Thành (tiểu đoàn 102). Có thể thấy 1 người mang tiểu liên Thompson và 1 người mang Carbine.
    [​IMG]
    Dòng chữ trên tường : ?oVive la Paix mondiale!? (Hòa bình thế giới muôn năm!). Cụ này đang dùng tromblon thì phải.
    [​IMG]
    Mặt trận Việt Nam học xá (khu vực ĐH Bách Khoa hiện nay) tháng 1-1947.
    [​IMG]
    Trung đoàn Thủ đô rút quân qua sông Hồng, sáng 18-2-1947.
    [​IMG]

Chia sẻ trang này