1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Thăng Long phi chiến địa" và 60 ngày đêm khói lửa

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Va_xi_lip, 07/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. doduonghien1980

    doduonghien1980 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi, Hôm qua (17/12) ở Tràng Tiền mở của triển lãm ảnh về những ngày đầu kháng chiến. Vì đi muộn quá, hết giờ nên không được vào. Không biết cuối tuần này còn tiếp tục nữ không. Hic. Em lại fải đi công tác mới cú.
    Bác nào mang máy ảnh ra đấy cóp lại cho anh em xem với.
    Ah, Các bác cho hỏi luôn:
    Số phận của đặc phái viên Xanhtơni ra sao?. Nghe nói bị thương nặng ngay trong những giờ dầu của cuộc chiến 60 ngày đêm
    Đã ký và đóng dấu
    u?c chiangshan s?a vo 20:24 ngy 18/12/2006
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Lão Sainteny này đi half-track chạy về Thành, đến Tràng Thi thì dính mìn và bị tự vệ ta ném lựu đạn. Lão và đám lái xe bị thương nhưng không chết. Sau đấy được thiết giáp Pháp từ trong Thành ra cứu.
    u?c chiangshan s?a vo 22:14 ngy 18/12/2006
  3. minhtit

    minhtit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Gửi các bác trích đọan bài viết về tướng Vũ Lăng của Đại tá Trọng Hàm, nguyên cán bộ Trung đoàn Thủ đô, hiện là trưởng ban liên lạc Trung đoàn Thủ đô;
    Trong những ngày đầu kháng chiến đc Vũ Lăng là đại đội phó đơn vị Vệ Quốc đoàn có nhiệm vụ bảo vệ Bắc Bộ Phủ & 1 số nơi thuộc khu vực hồ Hoàn Kiếm. Ngày 20/12/46 Pháp đưa 1 số quân mạnh tiến công Bắc Bộ Phủ & Nhà hát lớn. Ở Bắc bộ phủ chúng mở 6 đợt xung phong trong suốt 20 giờ liền, có xe tăng, cơ giới yểm trợ, bắn đổ đạn trước mổi đợt tiến công. Sau 5 đợt chiến đấu ác liệt, xe tăng cơ giới địch đã bốc cháy vì bom ba càng, chiến sĩ ta được lệnh rút về phía sau vì đạn gần hết, chỉ để lại bộ phận nhỏ với 2 quả bom cài sẵn kíp nổ có giây giật. Quả bom thứ 2 giật không nổ, lập tức chính trị viên Lê Gia Định đã xông lên dùng búa đập kíp nổ. Chưa kịp giật bom anh đã bị trúng đạn hy sinh. Với tiếng thét và dáng điệu cầm búa xông lên của anh, địch hoảng hốt tháo chạy bắn loạn xạ về phía sau.
    Chiếm được Bắc bộ phủ, địch chết 120 tên lê dương, 4 xe tăng, thiết giáp, 3 xe vận tải 1 xe díp. ta hy sinh 45 người. Trận đánh Bắc bộ hpụ trở thành trận đánh phòng ngự mở đầu nổi tiếng về tinh thần quyết tử & mưu trí dũng cảm diệt địch.
    Sau hơn 3 tuần chiến đấu quyết liệt, ngày 14/1/47, tại rạp Tố Như đã tổ chức buổi lễ động viên tinh thần quyết tử. Cán bộ chiến sĩ đại biểu cho các tiểu đàon 101, 102 & 103 đề nghiêm nghị chắm chú nhìn về bàn thờ Tổ quốc. Lớp đứng, lớp ngồi, sắp hàng trước mặt những khẩu súng máy hoặc đeo vai khẩu súng trường với tư thế có thể sẵn sàng chiến đấu vì quanh đó vẫn còn tiếng súng nổ. Mỗi chiến sĩ, cán bộ đều quàng cổ chiếc khăn quàng đỏ. Trong khung cảnh đó, 1 cán bộ mảnh khảnh, râu rậm chưa kịp cạo bước tới lễ đài, người đó là tiếu đoàn phó tiểu đàon 103: Vũ Lăng. Với giọng nói to, dứt khoát từng câu từng tiếng của cán bộ quân sự, ông nói "kẻ thù đánh chớp nhoáng, đánh úp chiếm Thủ đô chúng ta trong vài ngày. Chúng ta đã trả lời chúng bằng những chiến công trên từng ngả đường, từng góc phố. Gần 1 tháng trôi qua, chúng ta vẫn trụ vững tại Liên khu 1 này. Trước mũi súng xe tăng, đại bác, trong vòng vây lưới lửa bom đạn, cúng ta đã tập hợp nhau thành Trung đoàn Liên khu 1 tiếp tục đánh địch. Cả nước hướng về Hà Nội, cả nước tự hào vì có chúng ta đang chiến đấu, cả nước đang theo dõi chúng ta....Chúng ta thế quyết tử! Chúng ta thề tự khai tử cho chính chúng ta quyết tâm bảo vệ Thủ đô"
    Sau ngày 27/1/47, Hồ Chủ Tịch đã gửi thư động viên giao nhiệm vụ cho chúng tôi, trong đó có câu vô cùng xúc động "Các em là đội quyết tử, cá em quyết tử để cho tố quốc quyết sinh"
    Địch mở những đợt tiến công quyết liệt hoàng tiêu diệt Trung đoàn Thủ đô ở LK1, trên địa bàn ngày càng bị thu hẹp, chỉ còn vài cây số vuông. Đã có những trân đánh quyết liệt. Chúng chiếm dãy nhà bên số chẵn, ta kiên quyết fĩư từng nhà ở dãy số lẻ. Quân ta đánh giáp la cà với chúng ở Hàng Thiếc, khu Đông Thành, rồi ở Trường Ke, & nhà Sô Va. Khi tiến đánh nhà Sô Va, chúng dùng pháo bắn thẳng phá tường để vào nhà. tại nhà Sô Va, ta chỉ có lực lượng nhỏ. Chúng chiếm được tần dưới, ta rút lên tầng 2 dùng chai xăng crếp đốt cháy cầu thang không cho chúng đánh lên & kiên quyết cố thủ, lực lượng quá ít, chiến sĩ trinh sát Nguyễn Xuân Nho & các đồng chí khác đã đánh đu vào cành cây đa nem theo phía bắc nhà Sô Va để rút. Được tin, tiểu đoàn phó Vũ Lăng trực tiếp chỉ huy trung đội dự bị nhanh chóng luồn ngách phố vào thẳng nhà Sô Va, trận đánh quyết liệt, nhờ hỗ trợ của đơn vị bạn, trung đội dự bị đã chiếm được vị trí có lợi để đánh địch. Lựu đạn ta ồ ạt ném vào nơi có địch trong nhà, chúng hoảng hốt tháo chạy., hơn 40 tên địch chết & bị thương, 1 xe tăng, 1 xe thiết giáp bị đốt cháy. Ngay tối 6/2/47 Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp đã gửi điện khen ngợi tinh thần dũng cảm, mưu trí chiến đấu của các chiến sĩ đã chiếm lại nhà Sô Va, 1 vị trí cửa ngõ quan trọng giữ vững liên lạc tiếp tế với hậu phương.
    Hôm sau ngày 7/2/47, đồng thời với việc dánh Trường Ke ở phía bắc cột Đồng hồ, chúng ném bom đánh phá các khu vực Hàng Nón, Hàng Thiếc, Hành Mành, Hàng Hòm, Bát Đàn... làm sụp đổ nhiều nhà. Địch dùng phun xăng để đốt cháy dãy phố. Ta dùng chậu hứng xăng để tối đốt cháy vị trí địch. Còn ở Trường Ke (trường Trần Nhật Duật hiện nay) dù địch đã quyết tâm đánh chiếm, vị trí này cùng với Sô Va đều là các chốt giữ cửa ngõ đảm bảo liên lạc tiếp tế với hậu phương, nhưng chúng vẫn bị thất bại. Địch cho xe tăng bịt tất cả các ngả ta có thể rút hoặc tăng viện. 8 lần địch xung phong đều bị đánh lui.
    Thắng lợi của những nhận phản kích đánh địch ở nhà Sô Va & Trường Ke là chiến công chói lọi mang tinh thần dũng cảm chiến đấu, đồng thời có ý nghĩa về nghệ thuật chiến đấu phòng ngự ở thành phố với cách đánh sáng tạo, dùng lực lượng ít vẫn tthắng quân địch đông với hoải lực mạnh. Ta chặn địch không đánh được sở chỉ huy tiểu đoàn 103 đóng ở cửa ngõ Phất Lộc, giữ vững con đường tiếp tế với hậu phương, nơi sau này, đêm 17/2/47 cả trung đoàn hơn ngàn người đã rút qua gầm cầu Long Biên để rồi vượt sông Hồng về chiến khu Việt Bắc.
    Trong quá trình diễn biến, chiến đấu quyết liệt ở nhà Sô Va & Trường Ke, tiểu đoàn phó Vũ Lăng đã đích thân chỉ huy và dành chiến thắng oanh liệt, ông đã được phong làm Tiểu đoàn trưởng sau những nhận đánh này
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Lang thang trên mạng tình cờ tìm được bài này. Chuyện tay Pháp lai thông báo cho BCH Pháp giờ nổ súng cũng được nói trong sách của Philippe Deviller (đã xuất bản ở VN) và cũng được tướng Giáp dẫn lại trong hồi kí. Tuy nhiên trong bài này thì có thể thấy thằng cha này bốc phét cũng hơi bị nhiều.
    Cuộc tấn công Hà Nội đêm 19/12/1946
    Tài liệu
    Trần Gia Phụng chuyển ngữ
    Lời người dịch:: Cuộc tấn công Hà Nội tối 19/12/1946 mở đầu chiến tranh 1946?"1954, đã được viết đến nhiều. Ở đây, người dịch muốn đưa ra lời thuật của một nhân vật trong cuộc. Chắc chắn lời thuật có nhiều điểm chủ quan, không phải của người dịch. Tựa đề bài viết ngắn nầy do người dịch đặt, trích từ sách S.O.S. TONKIN ?" SOLDATS DE LA BOUE, của ký giả chiến trường Roger Delpey, Nxb. André Martin, Paru, 1954
    Tháng ba 1950, Roger Delpey gặp Fernand Petit tại Paris, viên cảnh sát lai Âu Á nầy là người đã báo trước cho vị tư lệnh Pháp biết tin Võ Nguyên Giáp quyết định tấn công Hà Nội.
    Người ta có thể nói rằng nhờ sự can thiệp của Fernand Petit mà thành phố Hà Nội và đạo quân viễn chinh lúc bấy giờ được cứu thoát. Muốn biết câu chuyện xảy ra như thế nào, xin đọc những lời do người giúp việc trung thành của xứ nầy kể lại sau đây:
    Lúc đó, tôi là nhân viên ngành cảnh sát Hà Nội. Đã từ lâu, tôi nghe rằng nhiều biến cố rất trầm trọng sẽ xảy ra. Tôi báo cáo lên thượng cấp, và với ý muốn dò nhiều tin tức chắc chắn, tôi đề nghị xin tình nguyện gia nhập bộ đội *********. Hành động nầy không phải là không nguy hiểm, nhưng tình hình đương thời phải để tôi tiến hành nhiệm vụ. Thượng cấp chấp thuận, và tôi liền được phép thực hành kế họach. Tôi được gia nhập vào đoàn quân cảm tử ?oTự vệ?. Đoàn quân nầy có nhiệm vụ ?ohành động? nổi dậy tại Hà Nội. Không bao lâu tôi được biết đến giờ ?oH?, ba toán quân võ trang *********, mỗi toán 10,000 người, sẽ tập trung, toán đầu tại Hà Đông, toán thứ hai sát trường đua và toán thứ ba bên cạnh Nhị Hà và Tây Hồ. Ba toán trên phải đồng thời đứng lên và tiếp hoàn công cuộc của ?oTự vệ?. Theo nguyên tắc, quân ?oTự vệ? không tác chiến vì công tác nầy giành riêng cho quân chính quy. Họ được lệnh như sau:
    1. Dưới sự hướng dẫn các viên chỉ huy Nhật (200 đã đến trại khố xanh từ vài ngày rồi), vào nhà người Pháp (mỗi người tấn công một nhà được chỉ định trước) cướp võ khí đạn dược càng nhiều càng hay.
    2. Bắt cóc đừng hành hung tất cả cơ quan trưởng người Pháp.
    3. Bắt cầm tù tất cả người Âu và đưa họ đến một địa điểm nhất định ở phía tây thành phố.
    4. Giết tại chỗ tất cả tây lai, đàn ông, đàn bà, con nít.
    5. Mổ bụng những đàn bà Việt lấy chồng Pháp hay sống chung với họ.
    Về phần thường dân Pháp rải rác trong thành phố, Tự vệ phải lo liệu.
    Chính huấn lệnh trên đã khuyến khích bọn sát nhân và bọn khủng bố. Tôi theo dõi từng ngày công việc chuẩn bị nổi dậy và tôi báo cáo với các vị chỉ huy Pháp. Cuối cùng tôi khám phá được ngày ?oJ?, ấn định vào ngày 24?"12. Nhưng hôm 19?"12, vào khoảng từ 17 đến 18 giờ, một người bạn tin cho tôi biết trong đêm ấy cuộc tấn công sẽ khai diễn chứ không phải ngày 24. Lát sau, tôi gặp thượng cấp Tự vệ trực tiếp tại đồn chỉ huy.
    Ông ta bảo tôi: ?oHãy chuẩn bị, tối nay lúc 20 giờ, đến ngay nơi chiến đấu.? Lập tức, tôi tìm cách vắng mặt để đi báo cáo với bộ chỉ huy Pháp. Tôi xin về thăm vợ con mươi phút. Tên chỉ huy Tự vệ cho phép, nhưng nói thêm: ?oNếu anh không trở lại, vợ và con anh sẽ chịu trách nhiệm.?
    Tôi còn hai giờ để hành động. Tôi cũng biết lệnh cấm trại mấy hôm nay đã được bãi bỏ từ buổi sáng nay theo lời yêu cầu của Võ Nguyên Giáp vì Giáp cho rằng lệnh cắm trại là một cử chỉ thiếu tình hữu nghị. Tướng Morlière (1) đã bằng lòng thay đổi ý kiến, nhưng sau khi nghe những sự việc mới xảy ra do tôi báo cáo với các cộng tác viên của ông, ông liền lập tức hạ lệnh cấm trại lại.?
    Phản lệnh nầy, đưa ra vào phút chót, đã cứu người Pháp và làm cho việc tấn công của ********* thất bại. Nhận thấy quân đội Pháp được báo động trở lại, Giáp đoán rằng cơ mưu bại lộ, bèn cho thông báo với thủ hạ bãi bỏ cuộc tấn công. Nhưng lệnh nầy không đủ thời giờ thông báo đến mọi nơi và nhất là các đơn vị ?oTự vệ? rải rác khắp thành phố; cho nên lúc 20 giờ, súng nổ và chóng trở nên khốc liệt. Nhà máy điện bị phá hủy làm cho thành phố chìm trong bóng tối. Chắc chắn quân đội Pháp được biết trước nên kịp hành động và phản ứng. Nếu quân trấn Hà Nội không được báo động trước, người ta có thể tưởng tượng hậu quả biến cố xảy ra như thế nào.
    Thực vậy, binh sĩ thình lình được hết lịnh cấm trại, sau 15 ngày tù túng sẽ phóng ra đi giải trí. Lúc 6 giờ, độ 1,000 quân nhân không võ khí tại hai rạp chiếu bóng Eden và Majestic. Còn bao nhiêu thì vào tiệm cà?"phê. Đồn trại bỏ trống. Nếu cú bất ngờ của Giáp thành công, quân trấn Pháp bị tiêu diệt. Chính trước đó vài hôm, Giáp đã xác nhận tại Hội đồng nội các:
    ?oThưa quý vị, tôi cam đoan rằng người Pháp sẽ bị càn quét trong một đêm.?
    Đêm nầy trở nên đêm quan trọng và kéo dài mãi đến 1954. Vì từ bình minh ngày 20/12, người ta thấy bộ mặt thật của chiến tranh Đông Dương sẽ ra sao. Suốt đêm quân nổi dậy lao mình vào các trụ sở và tư thất của dân Pháp và người Tây lai. Những cảnh rùng rợn của trú khu Hérault (3) lại tái diễn. Tra tấn rồi giết chóc và những việc nầy được thi hành một cách tàn bạo hiếm có. Từ 20 giờ, nhiều đơn vị trong quân trấn Pháp tìm cách giải nguy những khu bị vây. Họ chiến đấu để chiếm từng đường phố, từng ngôi nhà, từng căn lầu. Nhiều đám cháy sáng rực trời và những tiến hò hét của quân nổi dậy xen lẫn với tiếng kêu vang của nạn nhân. Tại tất cả các thành phố quan trọng khác ở Đông Dương, trận bão tố như thế bùng nổ. Tuy nhiên, hai ngày sau, trận bão tố nầy mới lan đến Nam Kỳ. Hàng ngàn quân Việt bao vây Nam Định, Vinh, Huế. Hồ Chí Minh liền rời bỏ Hà Nội và để lại thành phố viên phụ tá thân cận: Nguyễn Mạnh Hà, con rể thượng nghị sĩ cộng sản Pháp Marrane. Về sau Nguyễn Mạnh Hà bị chính quyền quân sự Pháp bắt. Giáp tuyên bố lệnh giới nghiêm. Việc đàm phán chánh trị gián đọan; lời nói chuyển qua võ khí.
    Huế, 1965
    Copyright © 2006 DCVOnline
    --------------------------------------------------------------------------------
    Chú thích:
    (1) Tướng Morlière được cử làm Ủy viên Cộng Hòa Pháp kiêm Tư lệnh lực lượng Pháp tại miền Bắc từ ngày 17/8/1946.
    (2) Đây là bút tự của Fernand Petit ghi vào trong sổ lưu niệm của giáo sư Nguyễn Hữu Thứ (1921?"2005) tại Đồng Hới trước khi cả hai phải rời Đồng Hới sau Hiệp định Genève 1954: ?oLe héro sauveur de Hanoi à nôtre Magistrat Nguyễn Hữu Thứ, Président du tribunal de Quảng Bình, en souvenir des jours heureux, sombres et historiques. Đồng Hới le 1er. Août 1954. Le Commissaire adjoint, Chef du Poste Français de Sécurité de Quảng Bình. Petit Tạm dịch: Người anh hùng đã cứu Hà Nội tặng thẩm phán Nguyễn Hữu Thứ, Chánh án Tòa án Quảng Bình, để kỷ niệm những ngày vui tươi, ảm đạm và lịch sử. Đồng Hới ngày 1/8/1954. Ủy viên phụ tá, Trưởng ty An ninh Quảng Bình. Petit. Bút tự nầy tuy có tính riêng tư, nhưng được giáo sư Nguyễn Hữu Thứ đồng ý cho người viết sao chụp và công bố.
    (3) Trú khu Hérault: là một cư xá ở Tân Định (Sài Gòn), nơi người Pháp bị tấn công ngày 25?"9?"1945. Khoảng ba người bị giết tại chỗ và 50 người bị bắt làm con tin, rồi bị giết luôn. Nguyên nhân: Sau khi được quân Anh đến Sài Gòn thả ra khỏi nhà tù của người Nhật, và trang bị súng ống, người Pháp quay qua tấn công người Việt, nên người Việt tấn công trở lại.

    u?c chiangshan s?a vo 18:26 ngy 19/12/2006
  5. Operation_Overlord

    Operation_Overlord Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    http://www.vov.org.vn/?page=109&nid=29539
    Kỷ niệm 60 năm ngày toàn quốc kháng chiến: Chuyện em liên lạc dũng cảm

    Câu chuyện về Trần Kim Luyện, một thiếu niên kiên cường đã tham gia chiến đấu bảo vệ Hà Nội năm 1946 và sau này hy sinh tại chiến trường Điện Biên Phủ.
    Ngày 16/12/1946, tôi đang huấn luyện ở Nhà máy Rượu về lúc 5 giờ chiều thì thấy anh Trần Kim Xuyến ngồi đợi tôi ở nhà. Thời gian đó anh Xuyến là Tổng Giám đốc Nha Thông tin (sau này là Thông tấn xã Việt Nam).
    Gặp tôi anh nắm tay nói:
    - Mình bận quá mà phải đến Giáp vì có việc nhờ Giáp giúp mình. Tình hình khẩn trương lắm, không thể tránh được cuộc chiến tranh với Pháp đâu. Chính phủ đã có lệnh cho đồng bào Thủ đô tản cư. Nhưng thằng Luyện em mình nó dứt khoát không chịu đi. Cả lớp nó viết quyết tâm thư xin ở lại Hà Nội phục vụ chiến đấu. Mới học đệ nhị ban Thành Chung 14, 15 tuổi thì không biết nó làm gì. Bảo thế nào cũng không được. Mình muốn nhờ Giáp cho nó vào tự vệ chiến đấu và trông nom giúp. Cơ quan mình không được cho gia đình đi theo. Mong Giáp giúp cho mình.
    Với tôi, anh Xuyến không những là người bạn rất thân mà còn là huynh trưởng của tôi trong đoàn Hướng đạo nên tôi vui vẻ nhận lời.
    Tối hôm đó khoảng gần 8 giờ. Em Trần Kim Luyện cầm thư của anh Xuyến đến gặp tôi. Đó là một em thiếu niên khoảng 14, 15 tuổi. Da ngăm ngăm đen nhưng có đôi mắt rất sáng. Tôi giới thiệu em vào tiểu đội Phạm Đường Bệ của tiểu khu 6, khu chợ Hôm. Anh Bệ phát cho em một ngôi sao trên nền vuông bằng vải. Em rất thích và lấy ngay chiếc mũ trong ba lô ra gắn vào đội lên đầu cười to:
    - A ha! Mình cũng trở thành ********* ca-rê rồi.
    Bắt đầu từ ngày hôm đó em Trần Kim Luyện trở thành tự vệ tiểu khu 6 khu Chợ Hôm. Ban ngày em tham gia đục tường làm chướng ngại vật. Buổi tối em được các anh lớn hướng dẫn cách sử dụng lựu đạn, tháo lắp súng?
    Những ngày 17, 18 tình hình Hà Nội sôi sục, địch càn quét khu Yên Ninh, Hàng Bún, bắn giết đồng bào ta. Chúng phóng xe như điên trên đường phố, xả súng vào chợ Đồng Xuân và các anh em đang đắp chiến luỹ trên các đường.
    Đêm 19/12, cuộc kháng chiến nổ súng lúc 20 giờ 3 phút. Hai tiểu đội của tiểu khu 6 được phân công vào kiểm tra các hầm mộ tại nghĩa địa Tây (nay là khu vực tập thể Nguyễn Công Trứ).
    Đêm 19/12 trung đội tự vệ của tiểu khu 1 được lệnh tấn công ổ tác chiến của địch ở phố Ngô Thì Nhậm. Sáng 20 thì vào được trong nhà, ở tầng một, nhưng trung đội trưởng Lê Quang Tôn hy sinh. Đội tự vệ tiểu khu 6 được lệnh lên phối hợp với bộ đội đánh tiếp.
    Vào trong tầng một, các chiến sĩ định đánh lên tầng hai nhưng bị bọn địch ở trên bắn khống chế rất dữ nên không lên được, có một vài đồng chí đã bị thương, Luyện phải gọi cứu thương đến khiêng các đồng chí đi.
    Mỗi lần đi về em gặp tôi và nói:
    - Anh Giáp ạ, đánh thế này không được, em thấy ở chỗ Ban chỉ huy các anh ấy nói: Bên khu Bảy Mẫu và khu Lò Đúc các anh ấy cho phóng hoả đốt là bọn chúng phải ra đầu hàng, nhưng ở đây ta đốt sẽ bị cháy lan sang bên thì làm gì còn chỗ mà bố trí đánh. Em đi bên ngoài thấy nhà này có một tầng mái bằng nối tiếp lên mái ngói mà ống máng lại bằng xi măng, có thể lên được anh ạ.
    Tôi và anh Việt Tử - trung đội trưởng của tiểu đoàn 212 - nghe em nói thế liền sang nhà bên quan sát thì quả đúng như vậy. Đêm hôm đó đơn vị cho Phạm Quốc Bảo và một chiến sĩ bộ đội theo ống máng lên tầng thượng dỡ mái xuống trần và dùng lựu đạn đánh vào bọn đang cố thủ đồng thời tổ chức cho anh em lên cầu thang.
    Bọn địch buông súng đầu hàng.
    Ta bắt được sáu tên trong đó có hai tên bị thương và thu một số vũ khí. Tự vệ được chia khẩu Sten, 1 khẩu súng trường và 40 quả lựu đạn.
    Em Luyện xí ngay phần khẩu Sten và nói:
    - Khẩu này nhẹ, các anh để cho em.
    Mọi người đều cười. Đội trưởng Việt Tử bảo: ?oĐúng, phải thưởng cho chú Luyện vì chính chú ấy nghĩ ra cách đánh hiệu quả này?.

    Ngày 21/12, địch tấn công Nhà máy Rượu. Thời gian đó khu vực Nhà máy Rượu rất rộng bao gồm một khu vực hình chữ nhật giới hạn bởi đường Lò Đúc, Hoà Mã, Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Công Trứ, có tường cao 4 m và nhiều lỗ đục thông ra các phố. Trong Nhà máy Rượu khi đó có hai trung đội của tiểu đoàn 212 mà hơn một nửa là những người trước đây đã từng là lính của quân đội Pháp tham chiến tại chiến trường Pháp - Đức - Bỉ và sau ngày Việt Nam độc lập đã được trở về nước rồi gia nhập Vệ quốc đoàn, nên các anh thường được gọi với tên trìu mến là hải ngoại quân.
    Cuộc chiến đấu diễn ra suốt cả ngày. Với bản lĩnh thiện xạ của các cựu binh, các chiến sĩ hải ngoại quân đã gây cho Pháp rất nhiều thương vong. Đến 14 giờ chiều, chúng cho ném bom vào nhà máy và cho xe tăng húc đổ tường xông vào. Các chiến sĩ ta phải rút về Chùa Vua. Đến 15 giờ 30 một tên lê dương mũ đỏ ló ra khỏi lỗ thông của Nhà máy Rượu sang phố Ngô Thì Nhậm. Hai phát đạn của tiểu đội Bệ và Đặng quật nó ngã sấp, chân vẫn ở trong nhà máy nhưng người thì nằm bên hè đường Ngô Thì Nhậm, khẩu carbin văng ra cách 1m.
    Chưa ai kịp nói gì thì thấy Luyện đặt khẩu Sten xuống lao ra đường chạy như bay sang chỗ thằng Tây mũ đỏ.
    Một tràng đạn liên thanh từ đầu phố Ngô Thì Nhậm phía Hàm Long quét xuống, mọi người thấy Luyện chạy thêm ba bước và ngã xuống cạnh xác thằng Tây. Anh Chi kêu lên: ?oLuyện bị rồi!?. Trong lỗ thông đầu tây mũ đỏ ló ra, một loạt đạn bắn sang chúng thụt đầu vào, thằng nấp hai bên nắm chân thằng bị nạn lôi vào trong nhà máy. Mọi người chợt thấy Luyện vùng dậy một tay cầm khẩu carbin một tay kéo lê chiếc thắt lưng da trên có tám túi đựng băng đạn chạy như bay về. Thì ra em ngã không phải vì trúng đạn mà nằm xuống cạnh xác thằng Tây để cởi thắt lưng đạn của nó.
    Chiều hôm ấy em mang súng, đạn về báo cáo Ban chỉ huy mặt trận. Khi về em cười hóm hỉnh: ?oAnh Quang Tuần khen anh em mình ghê lắm. Khẩu carbin anh ấy giữ cho đội cảnh vệ và đổi lại cho đơn vị mình hai khẩu mút-cơ-tông với 100 viên đạn. Em vẫn giữ khẩu Sten đấy nhé??.
    Ngày 23/12 địch phá ụ ngã năm Lò Đúc, tiến đánh trụ sở 18 Nguyễn Du (trụ sở Bộ tổng tham mưu) đồng thời mở cuộc càn lớn vào khu Chợ Hôm, Lê Văn Hưu, Nguyễn Công Trứ.
    Chúng bố trí xe tăng và xe bọc thép đứng ở các ngã tu quét dọc các phố, cho bộ binh phá cửa xông vào các nhà tiêu diệt quân ta.
    Trong khu vực này về phía ta có hai trung đội của đại đội Bảo Cường tiểu đoàn 77 và hai trung đội của tiểu đoàn Lê Tỵ, tiểu đoàn 212 cùng năm đội tự vệ của khu Chợ Hôm.
    Tiểu đội Phạm Văn Đăng được cử đến góc phố Hoà Mã - Phố Huế, tiểu đội Phạm Đường Bệ được bố trí chặn ở góc Phố Huế - Trần Xuân Soạn.
    Em Luyện đi theo tiểu đội trưởng Phạm Đường Bệ đến nhà góc phố số 77 chặn địch cả hai mặt phố Huế và Trần Xuân Soạn. Em Luyện phát hiện thấy nơi bố trí này không an toàn nên đã nói với tiểu đội trưởng Bệ:
    - Anh Bệ ạ, em thấy ở đây không an toàn, địch có thể đánh sau lưng mình và đánh thông sang chỗ Ban chỉ huy.
    Anh Bệ hỏi:
    - Sao em lại nói thế?
    Luyện đáp: ?oAnh có thấy không, lúc nãy khi qua nhà 81 em thấy ngoài lỗ thông qua nhà 79 ra còn một lỗ thông nữa trông sang phía Trần Xuân Soạn. Nếu bọn Tây nó vào được Trần Xuân Soạn thì coi như ta bị bao vây và chúng có thể đánh suốt dọc phố Huế.
    Tiểu đội trưởng Bệ và tiểu đội trưởng Tâm vệ quốc đoàn quay lại nhà 81 xem thì thấy đúng như lời Luyện nói: Ngoài lỗ thông sang nhà 79, ở sân giữa còn một lỗ thông nữa qua lối đi nhà vệ sinh thông sang Trần Xuân Soạn. Hai tiểu đội trưởng tự vệ và vệ quốc đoàn liền rút quân về nhà 81 bố trí trên gác, cử hai tổ ba người cảnh giới hai lỗ thông, chiều hôm đó lúc 3 giờ địch phá được một nhà ở phố Phùng Khắc Khoan đánh thông suốt dọc phố Trần Xuân Soạn; tiểu đội Vũ Đình Tuân (con cụ Vũ Đình Tụng) của tiểu khu 3 bị hy sinh bốn người, số còn lại rút được về số nhà 81 và bố trí chiến đấu cùng với Tâm và Bệ. Địch lần đuổi theo nhưng bị quân ta bắn chặn lại, chúng ném lựu đạn, đưa súng phóng hoả bắn nhưng bị quân ta đánh trả lại quyết liệt. Trong những tiếng nổ phát một của súng trường, thỉnh thoảng lại rộ lên tiếng nổ của khẩu tiểu liên của Luyện.
    Cho đến 16 giờ chiều bọn địch không làm sao vào được nhà 81, xe cơ giới của chúng cũng không húc được cửa mà còn bị lựu đạn và chai xăng của ta ném cháy ba chiếc trên đường Phố Huế.
    Những ngày sau đó các đội tự vệ khu Chợ Hôm được rút về dưới phố Bạch Mai và Việt Nam học xá tập hợp lại thành đội tự vệ Duy Tân, Luyện trở thành liên lạc viên của Ban chỉ huy trung đội. Những ngày này, khi thì em đi cùng anh Phạm Quốc Bảo lùng bắt bọn thám báo, khi thì đi cùng với Hoàng Thị Dung, Lưu Thị Hạnh mang cơm tiếp tế cho đơn vị, khi thì chốt trên đình Tô Hoàng tham gia giữ trận địa Ô Cầu Dền.
    Sau ngày 19/01/1947, đội tự vệ Duy Tân sát nhập vào tiểu đoàn 64 trở thành trung đội 2 thuộc đại đội 4. Trong trận đánh lớn ngày 15/01/1974, trong thế bị bao vây ba mặt, Ban chỉ huy tiểu đoàn đã ra lệnh cho bộ phận y tế cấp dưỡng rút khỏi trận địa từ 12 giờ trưa. Tôi cùng cho mấy em liên lạc 14, 15 tuổi trong đó có Luyện rút theo bộ phận này. Nhưng không ngờ đến 15 giờ, tôi đến hầm chiến đấu của tiểu đội Bệ vẫn thấy Luyện và các chiến sĩ khác đang nhằm bắn bọn tây nhấp nhô trên đường số 1.
    Đến 5 giờ chiều khi đơn vị rút thì Luyện cũng là những người rút sau cùng. Chỉ huy trung đội lúc đó chỉ còn tôi với Phạm Đăng Trung, đội phó (tất cả đều bị thương).
    Về đến Huỳnh Cung nơi đóng quân của tiểu đoàn lúc 11 giờ đêm, Luyện chạy ra đón tôi và nói:
    - Lúc anh Tri và anh Lục mất ở Lò Gạch, sau em có đến và tìm được trong túi các anh những di vật này, em trao lại cho anh. Và em đưa cho tôi hai cái ví.
    ? Ngày 20/3/1947, tiểu đoàn 64 tiến đánh Hà Đông theo dọc sông Nhuệ, trung đội tôi được bố trí thành một tuyến dài gần 700 m. Từ đầu cầu xuống Mỗ Lao, các tiểu đội cách nhau 200 m. Trong ngày hôm đó em Luyện và Lê là hai liên lạc viên phải chạy hàng chục lần từ tiểu đội này sang tiểu đội kia dưới làn đạn của địch. Đến 6 giờ chiều đơn vị được lệnh rút và hành quân hơn 30 km về làng Hữu Bằng ở Thạch Thất, Sơn Tây. Bố trí chỗ ăn nghỉ cho các đơn vị xong đã gần 8 giờ sáng. Chúng tôi vừa trở về nhà đóng quân của Ban chỉ huy trung đội thì liên lạc viên từ trung đoàn xuống đưa cho tôi một công văn.
    Mở công văn ra xem tôi bàng hoàng cả người: Đây là công văn của Văn phòng Chính phủ gửi trung đoàn 37 đề nghị báo tin cho Trần Kim Luyện, chiến sĩ của tiểu đoàn 64 biết đồng chí Trần Kim Xuyến, Giám đốc Nha Thông tin đã bị dịch sát hại trong khi đi công tác ngày 2/3/1947. Chúng tôi nhìn nhau lòng nghẹn ngào vì mặc dầu đã chứng kiến sự hy sinh của nhiều đồng đội nhưng không biết em Luyện có thể chịu đựng nổi nỗi đau đớn, mất mát này không. Tôi và Đặng Thái - chính trị viên trung đội (thay anh Hoàng Tường Tri đã hy sinh) xuống nơi tiểu đội của Luyện đóng quân thấy em nằm ngủ rất ngon, miệng hơi hé cười. Chúng tôi bùi ngùi không muốn đánh thức em dậy vì biết rằng sau một ngày chiến đấu gian khổ và sau một cuộc hành trình dài vất vả hãy để cho em ngủ một giấc thoải mái phục hồi sức khỏe trước khi phải đón nhận nỗi đau đớn không thể cứu vớt này. Tối hôm đó, lúc 8 giờ Luyện chạy vào chỗ chúng tôi hớt hải nói:
    - Các anh ơi, có phải anh Xuyến em mất rồi không?
    Tôi và Thái nhìn nhau, Thái lặng lẽ đưa tờ công văn cho Luyện. Luyện cầm đọc nét mặt ngây đi. Hai dòng nước mắt từ từ lăn trên gò má sạm nâu, em đứng lặng chân. Tôi và Thái định lên tiếng thì Luyện nói:
    Anh Xuyến hy sinh rồi, không biết mẹ em có chịu nổi mất mát này không. Em xin thề sẽ trả thù cho anh. Anh Giáp, anh Thái đừng lo, em không sao đâu. Mất mát này em chịu được. Em sẽ quyết tâm rèn luyện để trả thù cho anh Xuyến.
    Nói xong em từ từ quay đi bước ra khỏi văn phòng trung đội.
    Trong năm 1947, 1948 theo điều động của trung đoàn, Trần Kim Luyện được cử đi học lớp mật mã và trở thành điện đài viên của Trung đoàn bộ. Những năm ấy tôi và Đặng Thái được điều động đi mỗi người một công tác khác nhau, không ở gần Luyện nữa.
    Cuối năm 1950 tôi được tin Luyện được cử đi học trường Lục quân khoá 6. Đến năm 1954 sau hoà bình lập lại tôi mới được biết sau khi học ở Lục quân, Luyện được điều về đại đoàn 312 và tham gia nhiều chiến dịch như Tây Bắc năm 1952, Thượng Lào 1953, Điện Biên Phủ 1954. Em đã hy sinh tại mặt trận Điện Biên trong trận chiến đấu ở đồi E1 với cương vị đại đội trưởng./.

    Hoàng Giáp (Nguyên đội trưởng đội tự vệ khu Chợ Hôm, Liên khu II)
  6. Operation_Overlord

    Operation_Overlord Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    http://www.tnvn.gov.vn/?page=109&nid=29194
    Kỷ niệm 60 năm ngày toàn quốc kháng chiến: Người chiến sĩ quyết tử giữ chợ Đồng Xuân

    Trước ngày kháng chiến toàn quốc chống Pháp, nhà anh Thìn ở 68 phố Hàng Nâu. Lúc nhỏ anh rất chăm học, thông minh. Sau khi thi đỗ Certifica loại ưu, vốn là người con hiếu thảo, thương cha mẹ già yếu, anh đã thôi học đi làm tại bến xe ôtô Bến Nứa kiếm sống giúp đỡ gia đình.
    Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, bến xe tổ chức đội tự vệ công nhân, anh là đội viên sao vuông "áo xanh" được anh em mến phục. Một lần xe jeep địch có ba lính mũ đỏ dừng lại bến xe đang lôi một thiếu nữ Việt Nam đưa vào Thành. Thìn trông thấy đã ra ngăn lại. Hai tên Pháp chĩa súng đe dọa. Anh kêu gọi anh em trong bến ra, và tự mình dang tay, ưỡn ngực trước mũi súng kẻ thù, dùng tiếng Pháp thuyết phục chúng, không cho mang cô gái lên xe. Địch thấy nhiều công nhân kéo đến phải bỏ chạy, một số anh em tức giận định xông vào đánh chúng, anh Thìn đã ngăn lại kịp thời. Anh nói: Hãy tuân theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch: "Bình tĩnh, không mắc mưu khiêu khích của kẻ địch".
    Hồi đó tập bắn đạn thật, cấp trên vận động tự vệ bỏ tiền mua ba viên đạn. Anh tích cực hưởng ứng và nói với mọi người: Khu Đồng Xuân giao cho trung đội tự vệ 3 khẩu súng trường là "quý hoá lắm rồi", nhiều đơn vị bạn chỉ có "gậy tre" luyện tập; còn một số đạn trang bị phải ?ođể giữ nước?. Anh em vui vẻ thực hiện. Buổi bắn súng ở Cầu Guột, anh Thìn bắn trúng cả 3 viên, 2 viên trúng hồng tâm (bia bắn lúc này chưa chia vòng số điểm). Anh được anh em công kiêng rước một vòng trên bãi bắn như năm xưa Đinh Bộ Lĩnh thắng trận cờ lau.
    Kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Hai giờ sáng 22/12/1946, Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến khu Đồng Xuân Đỗ Tần điều trung đội công nhân bến xe về giữ chợ Đồng Xuân. Anh Tần giao nhiệm vụ: ?o? Chợ Đồng Xuân là điểm quan trọng, các đồng chí sống chết giữ cho bằng được. Phải tổ chức thành một trận địa vững chắc??.
    Thực hiện mệnh lệnh, chợ phải đào hầm hào, làm ụ súng, lô cốt. Chiến đấu trong phố, mục tiêu được che giấu vì có nhiều nhà, mỗi nhà là một ụ chiến đấu vững chắc. Còn chợ Đồng Xuân, rộng trên 1000m2, mục tiêu lồ lộ, chỉ che đậy bởi một mái tôn mong manh, đạn súng trường bắn thủng. Trung đội phải đào hố cá nhân dưới gầm phản thịt làm "thành nhà" để sống và chiến đấu. Chợ Đồng Xuân có năm khung nhà to, có xây năm dãy phản thịt, mặt và chân bàn đều xây bằng đá và xi măng, lát gạch men trắng. Mỗi dãy dài 30m, rộng 1m, cao 1m. Cứ cách 1m50 lại xây một chân chia thành từng bàn, giao cho các hộ bán lòng, thịt bò, lợn và nó cũng là "mái nhà" che hố cá nhân cho chiến sĩ giữ chợ.
    Đào hầm hào cứng như đá trên nền xi măng, tay ai cũng phồng rộp. Đào tại gầm phản thịt càng gian khổ, nước cống hôi thối đọng lại. Hai chị Nga, Chúc đã bị ngất khi đào, khí độc xông lên. Chợ Đồng Xuân luôn được Chủ tịch Đỗ Tần cử các chị em xuống chợ động viên, cùng đào. Nhưng đào hố giỏi lại kể chuyện vui, pha trò dí dỏm vẫn là "thi sĩ cù" Đỗ Văn Thìn được anh em gọi là ?ocháu ba đời bà Hồ Xuân Hương".
    Anh bảo: ?oChúng minh đang đào hố cá nhân để thực hiện ?oBốn tại chỗ??. Đào hố để Ăn tại chỗ; Ngủ tại chỗ; Đánh nhau tại chỗ; và Chết chôn tại chỗ. Tất cả cười. Khái quát khá lắm. Tiếp đi ?" Vì thế tôi mới có bài tứ tuyệt tả hố cá nhân đặt tên là? là? là? "Vịnh cái lỗ". Mọi người cười phá lên, quên cả mệt nhọc.
    Từ 19/12/1946 đến đầu tháng 1/1947 các chiến sĩ vẫn giữ vững khu Đồng Xuân.
    Đêm đốc gác 6/1/1947, Thành Trường bàn với tiểu đội phó:
    - Anh Vinh ?ođốp? ạ! Chào mừng ngày thành lập Trung đoàn Thủ đô tôi có ý định tổ chức tập kích nhà Lục Lộ để cho chúng biết tay. Anh xin ý kiến lãnh đạo nhé!
    - Đúng, nó là cái gai nhức nhối "luôn nhòm ngó" vào chợ của ta. Kế hoạch anh thế nào?
    - Ta phân công bốn người. Đỗ Văn Thìn sẽ trèo cột đèn trước cổng ném lựu đạn, bắn tiểu liên diệt địch trong nhà Lục Lộ. Tôi, Khang, Thọ bắn sten yểm trợ và tiếp tục nhả đạn khi địch nhô ra.
    Kế hoạch thực hiện, Thìn hoàn thành xuất sắc, nhưng anh bị địch bắn rơi từ cột đèn xuống, kèm theo lựu đạn địch quăng ra nổ gần người, anh em phải đưa anh về quân y cấp cứu. Anh bị ngất, người dính đầy máu. Khi xem vết thương, chị Lan y tá băn khoăn nói với bác sĩ Thuận: Thuốc gây mê chúng ta vừa hết mà anh Thìn còn nhiều mảnh lựu đạn găm vào người, mổ sẽ rất đau đớn.
    Cũng lúc đó Thìn chợt tỉnh nghe thấy nói ngay:
    - Hết thuốc mê tôi chịu đựng được, xin bác sĩ cứ làm.
    Chị Lan y tế kể lại: Lúc bác sĩ Thuận trưởng ban quân y mổ cho anh Thìn, tôi thấy bàn tay anh run quá. Phải nói rạch thịt ra mới đúng, người anh còn lại hơn chục mảnh lựu đạn, tôi vừa theo dõi, vừa nhìn anh Thìn nghiến răng chịu đựng. Thương anh quá, nước mắt tôi chảy tràn khăn bịt miệng. Khi lấy hết các mảnh lựu đạn, anh Thìn lại ngất tiếp. Thế mà ít hôm sau? anh đã về giữ chợ Đồng Xuân.
    Sau ngày 15/1/1947, trung đội giữ chợ chọn 13 chiến sĩ quyết tử để lại. Trước ngày 14/1/1947 tiểu đội giữ chợ còn 9 sau bổ sung thêm 1. Tờ mờ sáng 14/2/1947, địch dùng không quân, pháo binh, pháo ở tàu hải quân trên sông Hồng, xe tăng, thiết giáp với hơn 400 lính lê dương mũ đỏ tấn công toàn khu Đồng Xuân. Đỗ Văn Thìn được phân công giữ ụ súng số 2 ngăn địch từ chùa Huyền Thiên đánh sang. Thìn đã cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ vững trận địa. 8 giờ sáng kết thúc đợt 1, địch chưa lọt được vào chợ.
    Đợt 2, địch tập trung nhiều quân, dùng xe tăng húc đổ cổng sắt phụ phía Hàng Khoai vào chợ. Chiến sĩ giữ chợ mọi ngóc ngách đường hào, chìm, nổi thuộc như lòng bàn tay, nên vừa đánh, vừa nhử địch vào sâu bên trong để "chơi ú tim" và "tiếp đón tận tình". Bị thương vong nhiều, chúng la thét xen lẫn tiếng kêu khóc vang góc chợ. Khi địch mò tới "tiểu đội bộ? Thìn phát hiện thấy tiểu đội trưởng Thành Trường (mới thay thế Vinh ?ođốp? bị thương) đang nằm ở tư thế bất lợi quần nhau với tên lính mũ đỏ trên phản thịt. Tuy Thìn đang bị thương, anh vẫn bò tới dùng báng súng đánh vào đầu gối tên địch khuỵu xuống, Thìn cùng Thành Trường đâm tiếp. Do Thìn đứng dậy bị lộ mục tiêu, tên địch phía sau lưng đã quạt anh một băng tiểu liên, Thìn ngã gục. Thành Trường phát hiện bắn hạ tên địch rồi hô: "Toàn tiểu đội xung phong?? địch phải lùi dần rút khỏi chợ kết thúc đợt 2.
    Anh em khiêng xác Thìn về đặt tại hào gian buồng bán vé bên trái cổng chợ. 43 năm sau, Thành Trường vẫn nhớ vị trí Thìn nằm. Khi đào hố tại chợ Đồng Xuân, chỉ nửa tiếng đã tìm thấy hài cốt của anh cùng một số vỏ đạn và lựu đạn sót lại.
    Sáng 16/1/1990, đồng đội, gia đình và cán bộ ngành Lao động thương binh xã hội đưa hài cốt anh về nghĩa trang liệt sĩ.
    Để ghi nhớ công ơn các liệt sĩ, Thành uỷ, UBND Thành phố Hà Nội đã dựng một tượng đài bằng đồng kỷ niệm trận đánh ngày 14/2/1947 tại chợ Đồng Xuân. UBND phường Đồng Xuân đã làm nhà bia liệt sĩ tại chùa Huyền Thiên. Tên anh đã khắc trên bia đá cùng đồng đội. Hy sinh khi 19 tuổi, anh đã hiến trọng tuổi thanh xuân thực hiện lời Đảng gọi: ?oQuyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh?./.
    Vũ Tâm (Nguyên tự vệ thành khu Đồng Xuân, Liên khu I)


  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    http://www.hanoimoi.com.vn/vn/53/111598/
    Trận Hàng Thiếc

    (HNM) - Năm 1946, phố Hàng Thiếc nằm giữa Đông Thành, một trong ba phân khu của Liên khu (LK) một. Đông Thành ở phía Tây LK, giáp Cửa Đông thành Hà Nội, đại bản doanh tập trung quân Pháp đông nhất. Trận địa khu do tiểu đoàn 102 trung đoàn Thủ đô phụ trách. Cửa Đông là nơi hàng ngày quân Pháp cơ động ra đánh LK một, các vị trí khác trong thành phố, nên chúng luôn đụng độ với bộ đội Đông Thành.
    Sau 50 ngày đêm chiến đấu quyết liệt giam chân địch, lực lượng ta còn lại ít và mỏng, trận địa khu thu hẹp. Địch lấn ra các phố Đường Thành, Phùng Hưng, Hàng Gà, Hàng Da, Hàng Bông... Phố Hàng Thiếc trở thành tuyến đầu chặn địch tiến vào sở chỉ huy tiểu đoàn ở Hàng Đàn, phát triển qua Hàng Bồ đánh vào trung tâm LK một và đầu não của trung đoàn ở Hàng Bạc. Ban chỉ huy 102 huy động bộ đội bằng mọi giá giữ vững trận địa, kiên quyết không lùi nữa. Trung đội 3 do đồng chí Nguyễn Anh Dũng làm trung đội trưởng chặn hướng chính, Hàng Thiếc. Trung đội 2 (của anh Nguyễn Trọng Hàm) chốt giữ Hàng Bồ, Hàng Bút. Trung đội 4 (anh Phùng Như Hùng) chốt Hàng Nón, đầu Hàng Điếu. Trung đội 5 (anh Tạ Doãn Địch) giữ Hàng Quạt, Lương Văn Can. Trung đội 1 (anh Lưu Đình Quế) giữ dãy số chẵn bên Hàng Gai hỗ trợ cho tuyến Hàng Thiếc. Trung đội 6 của anh Xuân Viễn làm dự bị, chốt ở nhà dệt Cự Doanh đầu Hàng Đàn, sẵn sàng cơ động tăng cường cho hướng Hàng Thiếc.
    Đầu năm 1947, sau Tết Đinh Hợi, địch tung các tốp trinh sát thăm dò ở Hàng Điếu, Hàng Mành, Hàng Nón, Yên Thái..., bắn pháo cối làm sập tường nhà chỗ Hàng Thiếc để phá hoại trận địa ta. Sớm 7-2, tất cả các trận địa của tiểu đoàn chìm trong khói lửa. Bom đạn dồn vào nhiều nhất là Hàng Thiếc. Xe tăng, bộ binh địch từ Cửa Đông kéo qua Đường Thành, chia hai mũi tiến rất thận trọng. Xe tăng địch yểm hộ cho bộ binh chiếm từng căn nhà bỏ trống ở Hàng Nón, Bát Đàn (vì ta không đủ lực lượng chốt giữ tất cả các nhà, các dãy phố). Lính công binh đi theo thu dọn, dẹp chướng ngại vật trên phố do ta dựng, san lấp chiến hào, giao thông hào. Súng ba-dô-ka và lựu đạn hóa học lần đầu tiên vào cuộc. Chúng tưới xăng rồi dùng súng phun lửa đốt nhà, các trận địa chốt. Đến trưa, xe tăng tiến đến ngã ba Hàng Nón, Hàng Thiếc, ngã tư Bát Đàn - Hàng Bồ - Hàng Thiếc - Thuốc Bắc. Khẩu đại liên đặt trên tầng hai nhà Kim Quy, 35 Hàng Nón kiểm soát dọc Hàng Thiếc, Hàng Bút chia cắt đội hình ta.
    Trận đánh diễn ra quyết liệt. Hai bên giành giật từng căn nhà, căn buồng, cầu thang, bờ tường, góc phố. Tiểu đội trưởng Trần Đan, nguyên là chiến sĩ tự vệ Hoàng Diệu, nằm trên gác hai đầu Hàng Thiếc, được anh em dồn cho đầy rổ lựu đạn, kiên cường đánh bật nhiều đợt xung phong của địch, diệt hàng chục tên từ Hàng Nón sang. Bị thương nát bàn tay phải, anh ném lựu đạn bằng tay trái. Anh em phải lôi anh về phía sau, cắt bỏ bàn tay phải mà không có thuốc mê.
    Đồng chí Lưu Nguyên Minh, nguyên công an xung phong quận Hàng Trống nhảy lên thay, tiếp tục chiến đấu bằng lựu đạn. Thời gian này, bom ba càng và chai xăng crếp không còn sau nhiều ngày chiến đấu, đạn và lựu đạn cũng rất ít, phải dè sẻn, chiến đấu càng khó khăn. Đồng chí Minh và nhiều đồng đội bị lựu đạn hóa học làm mờ mắt, ho sặc sụa, vẫn giữ vững vị trí. Bị ba-dô-ka bắn sập tầng hai, rơi xuống tầng một, không còn nhìn rõ, cứ nghe tiếng giày phía nào, đồng chí Minh nổ súng hoặc ném lựu đạn về phía đó. Nhiều tên đổ vật hoặc kêu la, xô nhau chạy. Trung đội trưởng Anh Dũng cùng tiểu đội trưởng Phí Văn Mùa cơ động khẩu trung liên hỗ trợ diệt nhiều tên - vào chủ yếu từ phía Hàng Điếu.
    Đang khó khăn, tiểu đoàn kịp điều một tiểu đội dự bị tăng cường cho các tổ chiến đấu, đưa người hy sinh, bị thương về tuyến sau. Khẩu đại liên ở ngã ba Hàng Nón rất ác, kiểm soát dọc Hàng Thiếc. Đồng chí Dư Quý Thu, nguyên tự vệ Hoàng Diệu, xung phong ra hè đường, nấp sau cột đèn trước nhà ông lang Vòng bắn lên. Khẩu đại liên câm họng. Nhưng rồi bị địch phát hiện, bắn trả, anh đã hy sinh.
    Gần chiều, địch chiếm dãy số chẵn phố Hàng Thiếc, ta chỉ còn làm chủ bên số lẻ. Từ nhà Khôi Ký, chúng dùng súng máy, súng phun lửa đốt sang bên này. Anh Trần Văn Thông, nguyên là một công nhân, vượt đường sang tưới xăng đốt nhà Khôi Ký, lúc chạy về trúng đạn hy sinh.
    Chiều tối, địch quan sát khó. Từ hiệu thuốc Thanh Xa bên số lẻ, tiểu đội trưởng Cao Khắc Định (trung đội 4) theo giao thông hào qua đường đột nhập vào tầng một nhà 35 Hàng Nón tưới xăng thiêu trụi vị trí lợi hại này, rồi rút về an toàn. Ngày chiến đấu đầu tiên có một điều đặc biệt: trung đội 5, với trung liên và các tổ súng trường bố trí trên các gác thượng ở Hàng Quạt bắn rơi chiếc khu trục Spít - phai đi oanh tạc trận địa ta. Cấp trên tặng Huân chương Chiến công hạng Hai ngay tại trận cho trung đội.
    Buổi tối, địch rút về phía Đường Thành, Hàng Da. Liên tiếp những ngày sau, chúng lại đánh ra. Giành đi giành lại, ta vẫn giữ được bên số lẻ. Địch không phát triển vào sâu trận địa ta được, ban ngày bắn pháo cối, dùng xăng và súng phun lửa thiêu các ụ chiến đấu. Tối đến, ta lại đột nhập sang dãy số chẵn đốt phá, ném lựu đạn tiêu diệt chúng.
    Sau 3 ngày chiến đấu, ta diệt hơn 100 địch, bắn rơi một máy bay. Quân Pháp rút bỏ. Trận địa tuyến Hàng Thiếc được giữ vững cho đến đêm lui quân cuối cùng ngày 17-2-1947, buộc chúng phải chuyển hướng tấn công sang phía bắc LK một.
    Nguyễn Huy Du

  8. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Quote from chiangshan:
    Đêm nầy trở nên đêm quan trọng và kéo dài mãi đến 1954. Vì từ bình minh ngày 20/12, người ta thấy bộ mặt thật của chiến tranh Đông Dương sẽ ra sao. Suốt đêm quân nổi dậy lao mình vào các trụ sở và tư thất của dân Pháp và người Tây lai. Những cảnh rùng rợn của trú khu Hérault (3) lại tái diễn. Tra tấn rồi giết chóc và những việc nầy được thi hành một cách tàn bạo hiếm có. Từ 20 giờ, nhiều đơn vị trong quân trấn Pháp tìm cách giải nguy những khu bị vây. Họ chiến đấu để chiếm từng đường phố, từng ngôi nhà, từng căn lầu. Nhiều đám cháy sáng rực trời và những tiến hò hét của quân nổi dậy xen lẫn với tiếng kêu vang của nạn nhân. Tại tất cả các thành phố quan trọng khác ở Đông Dương, trận bão tố như thế bùng nổ. Tuy nhiên, hai ngày sau, trận bão tố nầy mới lan đến Nam Kỳ. Hàng ngàn quân Việt bao vây Nam Định, Vinh, Huế. Hồ Chí Minh liền rời bỏ Hà Nội và để lại thành phố viên phụ tá thân cận: Nguyễn Mạnh Hà, con rể thượng nghị sĩ cộng sản Pháp Marrane. Về sau Nguyễn Mạnh Hà bị chính quyền quân sự Pháp bắt. Giáp tuyên bố lệnh giới nghiêm. Việc đàm phán chánh trị gián đọan; lời nói chuyển qua võ khí.
    Huế, 1965

    Ặc, em hân hạnh đã từng gặp cụ Nguyễn Mạnh Hà này, đến giờ gia đình vẫn còn giữ quan hệ với vợ con cụ ở Pháp để biết rằng cụ chẳng bao giờ là phụ tá thân cận của HCM hết và cũng ko hề bị Pháp bắt. Sự thực cụ là Bộ trưởng trong Chính phủ VN đầu tiên thời 45 - 46 và ko đi theo ***** kháng chiến nên khi CP ***** rút đi thì cụ Hà là ông to nhất còn ở lại thôi. Cụ ko đi vì vốn đã vào làng Tây, mang quốc tịch Pháp hẳn hoi và phụ trách Bộ Thương mại chứ chẳng phải Quốc Phòng hay Nội Vụ gì mà Pháp nó bắt cho mang tiếng. Khi Pháp chưa đánh nhau với ta cụ đã ở trong khu phố Tây rồi vì nhà cụ vốn ở đấy, đến khi đánh nhau cụ ko theo ***** cũng chẳng theo Pháp mà sang Pháp với vợ con, lại đi buôn tiếp. Cách đây khoảng hơn chục năm cụ có về VN chơi, cụ cũng mới chết vài năm nay thôi, cả CP VN và Pháp đều chẳng ai làm khó dễ gì cụ sất.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  9. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Những sự việc dẫn tới 19/12/1946 ​
    Bùi Trọng Liễu
    Trong thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 8/2/1966, [Tổng thống Pháp] Charles De Gaulle viết : « Giá có một sự hiểu biết nhau tốt hơn giữa người Việt Nam và người Pháp ngay sau đại chiến thế giới thì đã có thể tránh được những sự biến tai ác đang giằng xé đất nước Ngài hôm nay ». Trong ngôn ngữ của một chính khách lão luyện, đó phần nào là sự nhìn nhận (tuy muộn màng) trách nhiệm của ông ta trong chính sách của Pháp ở Đông Dương giai đoạn 1945-1946. (Nguồn : sách « Ngoại giao Việt Nam 1945-2000 », nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, trang 91). Bởi vì chiến tranh Pháp-Việt xảy ra thuở đó, khởi đầu chính vì đường lối do ông De Gaulle vạch ra thuở 1945 (và được các chính khách Pháp có đầu óc thực dân nối tiếp). Ông ta đã đổi ý (trở thành thuận) về nền độc lập thống nhất của Việt Nam vào lúc nào, để đi tới bài diễn văn của ông đọc tại Phnôm Pênh ngày 1/9/1966, thời Mỹ đang can thiệp ở Việt Nam?
    Dưới đây là tóm tắt các sự việc theo thứ tự thời gian. (1)
    - 9/3/1945 : Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương
    - 10/3/1945 : Nhật tuyên bố giúp Việt Nam thực hiện độc lập (kỳ thật Nhật vẫn nắm thực quyền, và chỉ nhả những gì họ muốn nhả).
    - 11/3/1945 : Triều đình Huế tuyên bố bãi bỏ hiệp ước 1884 (hiệp ước nhận nền bảo hộ của Pháp) và khôi phục chủ quyền Việt Nam : Việt Nam « độc lập ».
    - 24/3/1945 : Tướng Charles De Gaulle (Chủ tịch chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp, président du gouvernement provisoire de la République française từ 3/6/1944) tuyên bố : 5 xứ trong Liên bang Đông Dương (Bắc kỳ, Trung Kỳ, Nam kỳ, Mên, Lào) trong khối Liên hiệp Pháp sẽ có một chính phủ liên bang đứng đầu là một viên toàn quyền Pháp và những bộ trưởng do viên này bổ nhiệm (2)...
    - 17/4/1945 : Thành lập chính phủ Trần Trọng Kim. Tổng đốc Phan Kế Toại được cử làm Khâm sai Bắc Bộ.
    - 20/7/1945 : Nhật trao trả cho Việt Nam các nhượng địa Pháp (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng). Mấy tuần sau (14-8), Nhật tuyên bố trao trả Nam Bộ cho Việt Nam, ông Nguyễn Văn Sâm được cử làm Khâm sai Nam Bộ.
    - 15/8/1945 : Nhật đầu hàng Đồng Minh. Theo quyết định của Hội nghị Potsdam của tam cuờng (Mỹ, Anh, Liên Xô), thì (ở Việt Nam) nửa trên vĩ tuyến 16 sẽ do quân Trung Quốc (lúc đó còn dưới chế độ của Tưởng Giới Thạch; gọi tắt là Tàu Tưởng) kéo sang, và nửa dưới vĩ tuyến 16 sẽ do quân Anh kéo vào, trên nguyên tắc là để giải giáp quân Nhật. (Còn nguyện vọng chung của người Việt Nam, nghĩa là độc lập thống nhất, thì các cường quốc không chú ý đúng mức tới). Cũng khoảng ngày đó, De Gaulle cử đô đốc D''Argenlieu làm cao uỷ kiêm tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương, với nhiệm vụ thực hiện điều tuyên bố ngày 24/3/1945 kể trên. Ngày 17/8/1945, tướng Leclerc được cử làm tư lệnh cao cấp quân đội Pháp ở Viễn Đông (commandant supérieur des troupes françaises en Extrême-Orient).
    - 19/8/1945 : Cách mạng Tháng tám, Mặt trận ********* giành chính quyền.
    - 23/8/1945. Chính phủ lâm thời được thành lập. ***** Chí Minh làm Chủ tịch.
    - Cuối tháng 8 (khoảng 22/8/1945 hay sau đó ?), 3 toán sĩ quan Pháp nhẩy dù xuống Việt Nam : toán Messmer (3) xuống Bắc Bộ, toán Castella (4) xuống Trung Bộ (gần Huế), toán Cédile xuống Nam Bộ với nhiệm vụ lập lại chính quyền Pháp.
    - 24/8/1945 : Vua Bảo Đại thoái vị, và sau trở thành Cố vấn tối cao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
    - 2/9/1945 : Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập.
    - 9/9/1945 : Quân Tàu bắt đầu tới Hà Nội.
    - 12/9/1945 : Quân Anh-Ấn của tướng Gracey tới Sài Gòn.
    - 18/9/1945 : Tướng Lư Hán, tư lệnh quân đội Trung Hoa vào Việt Nam (tổng quân số khoảng 20 vạn) tới Hà Nội.
    - 22/9/1945 : Tướng Gracey ra lệnh giới nghiêm tại Sai Gòn-Chợ Lớn, và bắt đầu võ trang lại lính Pháp cũ ở Đông Dương, và giúp cho quân đội viễn chinh Pháp tới Sài Gòn (tướng Leclerc và một số quân tới Sài Gòn ngày 5/10/1945 và tuyên bố sẽ bình định Nam Bộ), và đổ bộ lên Vũng Tàu (6/10/1945), vv.
    - 9/10/1945 : Quân Pháp chiếm đóng Tây Ninh.
    - 11/10/1945 : Bevin, ngoại trưởng Anh, tuyên bố thừa nhận chủ quyền của Pháp tại Đông Dương.
    - 12/10/1945 : Quân Anh-Ấn tới đóng ở Gia Định và Gò Vấp, và 22/10/1945, tới đóng ở Thủ Dầu Một và Biên Hòa.
    - 25/10/1945 : Quân Pháp chiếm đóng Mỹ Tho, 28/10/1945, chiếm đóng Gò Công, 29/10/1945 chiếm đóng Vĩnh Long, 30/10/1945 chiếm đóng Cần Thơ.
    - 31/10/1945 : D?TArgenlieu tới Sài Gòn cùng với tùy tùng và nhân viên phủ Cao ủy. Lúc đó ông De Gaulle muốn sử dụng giải pháp Vĩnh San (cựu hoàng Duy Tân).
    - 14/12/1945 : ông De Gaulle tiếp cựu hoàng Duy Tân và dự tính đưa ông ta về nước.
    - 24/12/1945 : cựu hoàng Duy Tân bị tai nạn máy bay chết. (5)
    - 6/1/1946 : Bàu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Hai đảng đối lập là Việt Nam Cách mệnh đồng minh hội (Việt Cách) và Việt Nam Quốc dân đảng và Đại Việt (Việt Quốc) không chịu tham gia tổng tuyển cử, nhưng được dành cho một số đại biểu trong Quốc Hội : 20 ghế cho Việt Cách, 50 ghế cho Việt Quốc ; ngoài ra, còn dành 18 ghế cho Nam Bộ vì đang bị Pháp đánh phá, không tổ chức tổng tuyển cử được.
    - 9/1/1946 : Quân Pháp chiếm đóng Long Xuyên và Sa Đéc.
    - 20/1/946, do thời cuộc ở Pháp, ông De Gaulle từ chức (và chỉ trở lại cầm quyền 13 năm sau, vào tháng 5/1958).
    - 20/1/1946 : Quân Pháp chiếm đóng Châu Đốc, Hà Tiên, 26/1/1946, chiếm đóng Rạch Giá.
    - 28/1/1946 : Tướng Anh Gracey chuyển giao quyền hành cho quân đội Pháp và rời khỏi Sài Gòn.
    - 4/2/1946 : Quân Pháp chiếm đóng Cà Mau. D?TArgenlieu lập Hội đồng tư vấn Nam Kỳ, do ủy viên cộng hòa Pháp ở Nam Kỳ chủ tọa, với 4 hội viên Pháp và 9 hội viên Việt.
    - 28/2/1946 : Pháp và Tàu Tưởng ký một hiệp ước (một thứ thoả thuận « trên lưng » Việt Nam): Pháp trả cho Tàu Tưởng các tô giới ở Thượng Hải, Quảng Châu, vv. (mà Trung quốc đã mất từ thế kỉ 19), bán rẻ cho Tàu Tưởng đoạn đường xe lửa Vân Nam nối với Việt Nam, trả cho Tàu Tưởng 60 triệu đồng/tháng tiền chi phí cho quân đội Tàu đang đóng ở Việt Nam. Ngược lại Tàu Tưởng sẽ để cho quân đội Pháp kéo vào trên vĩ tuyến 16, để thay thế quân Tàu Tưởng đang đóng trên đó. (6)
    - 2/3/1946 : Thành lập Chính phủ Liên hiệp ở Hà Nội. Chủ tịch: Hồ Chí Minh ; Phó chủ tịch: Nguyễn Hải Thần (Việt Cách) ; Cố vấn tối cao: Vĩnh Thuỵ (cựu hoàng Bảo Đại) ; với một số bộ trưởng gồm nhiều đảng phái như Nguyễn Tường Tam (Đại Việt), Chu Bá Phượng (Việt Quốc), vv.
    - 6/3/1946 : Quân Pháp đổ bộ lên Hải Phòng.
    Cùng ngày ấy, ký Hiệp định sơ bộ Việt-Pháp ; phía Việt Nam, hai người ký là Hồ Chủ tịch và ông Vũ Hồng Khanh lãnh tụ Việt Quốc lúc đó đang là phó chủ tịch Quân sự uỷ viên hội mà chủ tịch là ông Võ Nguyên Giáp ; phía Pháp người ký là Sainteny: Pháp thừa nhận Việt Nam là một « quốc gia tự do » (Pháp không chấp nhận chữ « độc lập ») trong Liên bang Đông Dương và trong Liên hiệp Pháp. Sự thống nhất 3 kỳ (Bắc, Trung, Nam) sẽ tuỳ cuộc trưng cầu dân ý. Có thêm một phụ lục: Quân đội Pháp đóng ở Việt Nam (quân số 15000) sẽ dần dần rút hết trong vòng 5 năm.(7)
    - 16/3/1946 : ***** gửi một « phái đoàn thân thiện » sang Trùng Khánh (thủ đô lúc bấy giờ của Tàu Tưởng) gặp Tưởng Giới Thạch; trưởng đoàn là Nghiêm Kế Tổ, một lãnh tụ của Việt Quốc, thứ trưởng ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp. Cùng đi với đoàn, có cựu hoàng Bảo Đại. Có lẽ là để làm nhẹ trọng lượng của sự « đồng loã » giữa Pháp và Tàu Tưởng, đồng thời để tránh việc Pháp có thể dùng cựu hoàng Bảo Đại. Tưởng Giới Thạch tiếp đoàn, nhưng không có kết quả. Ít ngày sau, phái đoàn trở về, nhưng cựu hoàng Bảo Đại ở lại Trung quốc (theo ông ta, thì có điện của Hồ chủ tịch bảo ông ta tạm ở lại đợi lệnh mới). Sau ông ta sang Hồng Kông.
    - 18/3/1946 : Quân Pháp của tướng Leclerc tới Hà Nội.
    - 20/3/1946 : Cédile, uỷ viên cộng hòa Pháp ở Nam Bộ (Commissaire de la République) muốn « điều đình » với Kháng chiến Nam Bộ với điều kiện là phía Kháng chiến phải nộp toàn bộ vũ khí. Phía Việt Nam không chịu.
    - 22/3/1946 : Hồ chủ tịch ra vịnh Hạ Long gặp D?TArgenlieu.
    - 26/3/1946 : Bác sỹ Nguyễn Văn Thinh được Hội đồng tư vấn Nam Kỳ cử ra lập chánh phủ « nước Cộng hòa Nam Kỳ ». (8)
    - 29/3/1946 : Quân Pháp kéo tới Huế.
    - 7/4/1946 : Quân Pháp đến Nam Định.
    (còn tiếp)
  10. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    - 10/4/1946 : Các viên chỉ huy quân sự của Pháp nhận thông tri mật : « tới đóng nơi nào, phải lập ngay kế hoạch phòng thủ và kiểm soát, rồi sắp đặt để biến dần các hoạt động quân sự thành một cuộc đảo chính (nguyên văn tiếng Pháp : étude d?Tune série de mesures qui doivent avoir effet de modifier progressivement et transformer le scénario qui est celui d?Tune opération purement militaire en scénario de coup d?TEtat). (Bản thông tri mật này, phía Việt Nam chỉ lấy được trong cuộc chiến đấu ở Hải Phòng 7 tháng sau).
    - 17/4/1946 : Hội nghị Việt-Pháp họp ở Đà Lạt để bàn về các vấn đề dự trù trong Hiệp định sơ bộ 6/3/46. Trưởng đoàn VN là Nguyễn Tường Tam (Đại Việt), lúc đó là bộ trưởng Ngoại giao trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong đoàn, gồm có những người như các ông Võ Nguyên Giáp, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Mạnh Tường, vv.
    - 23/4/1946 : Một phái đoàn Quốc hội Việt Nam do ông Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn, sang Paris tiếp xúc với Quốc hội Pháp. Một phái đoàn khác ở Nam Kỳ, do Cédile, uỷ viên cộng hòa Pháp ở Nam Kỳ chỉ định, cũng sang Paris vận động cho Nam Kỳ tự trị.
    - 12/5/1946 : Hội nghị Đà Lạt chấm dứt (thất bại vì Pháp vẫn muốn chi phối về mọi mặt).
    - 14/5/1946 : D?TArgenlieu tổ chức lễ tuyên thệ trung thành của một số đại diện các dân tộc thiểu số miền núi tại Ban Mê Thuật.
    - 16/5/1946 : Phái đoàn Phạm Văn Đồng về nước.
    - 19/5/1946 : D?TArgenlieu tới Hà Nội gặp Hồ chủ tịch.
    - 27/5/1946 : Hồ chủ tịch lên đường sang Pháp để mở cuộc đàm phán với chính phủ Pháp.
    Cùng ngày ấy, D''Argenlieu, cao uỷ Pháp, thành lập một phủ uỷ viên phụ trách « Tây Kỳ », tức là « Khối dân tộc thiểu số miền Nam Đông Dương » (Commissariat pour les Populations Montagnardes du Sud-Indochinois : PMSI).
    - 1/6/1946 : « Chánh phủ nước Cộng hòa Nam Kỳ » ra trình diện trước nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn. Pháp thừa nhận « nước này » là một quốc gia tự do, song việc bổ nhiệm các công chức cao cấp phải được sự đồng ý của ủy viên Cộng hòa Pháp.
    - 8/6/1946 : Biểu tình lớn ở Hà Nội đòi Việt Nam thống nhất (ngày Nam Bộ).
    - 10/6/1946 : Quân đội Tàu Tưởng bắt đầu rút khỏi Hà Nội, đem theo nhiều của cải hôi được.
    - 18/6/1946 : Lính Pháp đột nhập đồn tự vệ ở Hải Phòng dòi thả một số nhân viên Pháp đã bị bắt giam.
    - 21/6/1946 : Quân Pháp chiếm đóng Pleiku và Kontum.
    - 25/6/1946 : Tướng Lư Hán và bộ hạ về Tàu. Một hai ngày sau, Nguyễn Hải Thần và một số lãnh tụ Việt Cách, Việt Quốc, trở sang Tàu.
    Quân Pháp chiếm dinh toàn quyền cũ ở Hà Nội, sau khi Lư Hán ra đi.
    - 27/6/1946 : Tổng bãi thị, tổng đình công ở Hà Nội để phản đối Pháp chiếm đóng dinh toàn quyền cũ.
    - 6/7/1946 : Hội nghị Việt-Pháp ở Fontainebleau khai mạc. Trưởng phái đoàn Việt Nam là ông Phạm Văn Đồng. Chương trình nghị sự: Việt Nam và Liên hiệp Pháp, tổ chức Liên bang Đông Dương, sự thống nhất của 3 kỳ và trưng cầu dân ý, ...
    - 8/7/1946 : Quân Pháp chiếm đóng Lạng Sơn ; 17/7/1946, chiếm đóng Đồng Đăng.
    - 23/7/1946 : Trong khi hội nghị Fontainebleau đang họp, thì D''Argenlieu, cao uỷ Pháp, triệu tập ở Việt Nam một Hội nghị liên bang, gồm các đại biểu « Việt Nam »(!?), Nam Kỳ quốc(!), Tây Kỳ(!), Lào và Miên. Đại biểu do cao uỷ chỉ định! (Phải chăng đối với D''Argenlieu, Việt Nam nghĩa là Bắc Kỳ+Trung Kỳ, vì xưa kia triều đình vua Tự Đức đã ký nhường Nam Kỳ cho Pháp?).
    - 10/9/1946 : Tại Hội nghị Fontainebleau, Pháp không chịu dứt khoát về vấn đề Nam Bộ. Hội nghị thất bại.
    Cùng ngày, tại Hải Phòng, Pháp lập ban kiểm soát thuế quan.
    - 14/9/1946 : Ở Paris, để cứu vãn tình thế, Hồ chủ tịch đang đêm, đến nhà riêng của Moutet, bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại (nghĩa là bộ thuộc địa cũ), để ký Thỏa ước tạm thời (Modus vivendi).
    - 18/9/1946 : Đội quân cuối cùng của Tàu Tưởng ở Hải Phòng xuống tàu về nước.
    - 18/10/1946 : Trên đường từ Pháp về, Hồ chủ tịch gặp lại D''Argenlieu ở vịnh Cam Ranh.
    - 30/10/1946 : Lệnh ngưng bắn nhau được ban hành ở Nam Bộ.
    - 11/11/1946 : Hồ chủ tịch gửi cho thủ tướng Pháp Bidault lời phản kháng về việc Pháp đơn phương tổ chức phòng thuế quan và kiểm soát ngoại thương tại Hải Phòng.
    - 20/11/1946 : Xung đột ở Hải Phòng giữa quân Pháp và tự vệ, lý do đưa ra là vì có một vụ việc kiểm soát thuế quan.
    - 3/11/1946 : Đại tá Dèbes, chỉ huy quân Pháp ở Hải Phòng, đòi phía Việt Nam rút hết quân ra khỏi thành phố. Pháp bắn trọng pháo và dùng cả không quân ném bom, phá hủy nhiều nhà, rất nhiều người chết và bị thương. Con số người chết phía Việt Nam sau này có nguồn ước lượng là 6000, hay hơn thế.
    - 27/11/1946 : Tướng Valluy, quyền cao ủy và quyền tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp (tạm thay D''Argenlieu về Pháp ít ngày), ra lệnh cho quân Pháp chiếm toàn bộ Hải Phòng và kiểm soát thuế quan.
    - 30/11/1946 : Quân Pháp và tự vệ xung đột ở Đồ Sơn.
    Quốc hội Việt Nam kêu gọi Quốc hội Pháp can thiệp để dàn xếp ổn thỏa các vụ xung đột ở Việt Nam.
    - 3/12/1946 : Lính dù Pháp (lính mũ đỏ) phá Phòng thông tin ở Hà Nội, và có những hành động khiêu khích, như dàn hàng ngang đi giữa đường trêu ghẹo người đi đường.
    -8/12/1946 : Các đoàn thể kêu gọi dân chúng đoàn kết ủng hộ Chính phủ, ở Hà Nội đào hầm, đục tường xuyên nhà nọ qua nhà kia cho dễ di chuyển, và tản cư ra khỏi thành phố.
    - 15/12/1946 : Hồ chủ tịch gửi thông điệp cho Léon Blum, lãnh tụ đảng Xã hội, vừa được Quốc hội Pháp chỉ định làm thủ tướng mới, đề ra một số điều cụ thể để giải quyết tình hình bế tắc trước mắt. (Bức điện này cũng như các bức điện trước đó, bị Bộ chỉ huy của quân đội viễn chinh Pháp giữ lại ở Sài Gòn, và chỉ được chuyển về Paris, 11 ngày sau, khi chiến tranh đã lan rộng).
    Cùng ngày, quân Pháp nổ súng, bắn vào công an tại vườn hoa Hàng Đậu, ném lựu đạn ở phố Hàm Long, khiêu khích tự vệ ở phố Trần Quốc Toản.
    - 17/12/1946 : Léon Blum lập xong chính phủ mới. Moutet vẫn làm bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại, và tuyên bố là « có cảm giác là chưa bao giờ đô đốc D?TArgenlieu tỏ dấu hiệu bất đồng với tôi về chính sách mà chúng tôi vẫn thi hành? », cái chính sách đó đã được D?TArgenlieu khẳng định trước đông đảo nhà báo : « Phải cho dân Đông Dương biết rằng nước Pháp muốn có mặt ở Đông Dương. Nếu nước Pháp lưỡng lự hay trù trừ thì sẽ mất lòng tin ấy. Chúng ta phải đánh dấu ý muốn bằng cách duy trì lực lượng của ta ở đó ». (9)
    Cũng ngày đó ở Hà Nội, lính Pháp và tự vệ xung đột phố Hàng Bún, 17 thường dân Việt Nam bị chết. Lính Pháp bắt cóc một số phụ nữ. Tại nhà máy điện Yên Phụ, nơi có tổ canh gác hỗn hợp Việt-Pháp, một lính Pháp bất thần nổ súng bắn chết một vệ quốc quân cùng đứng gác.
    - 18/12/1946 : Thủ tướng Pháp Léon Blum cử bộ trưởng Moutet sửa soạn sang Đông Dương xem xét tình hình. (10)
    Buổi trưa cùng ngày, bộ chỉ huy Pháp hạ tối hậu thư thứ nhất : « Bộ chỉ huy quân đội Pháp ở đây sẽ bắt buộc phải dùng những phương tiện để bảo đảm sự an toàn của quân đội, của thường dân Pháp và của ngoại kiều. [?] Những thứ gì có thể làm cản trở sự đi lại của quân đội Pháp sẽ phải phá hủy, nếu không thì quân đội Pháp sẽ tự phá lấy ». Buổi chiều cùng ngày, Bộ chỉ huy quân đội Pháp gửi tối hậu thư thứ nhì : « Trong ngày 18/12/1946, công an thành phố Hà Nội đã không làm tròn nhiệm vụ. Nếu tình trạng đó kéo dài thì quân đội Pháp sẽ tự mình đảm nhiệm việc trị an ở Hà Nội chậm nhất là vào sáng 20/12/1946 ».
    - 19/12/1946 : Sáng sớm, Bộ chỉ huy quân đội Pháp hạ tối hậu thư thứ ba : « Phải tước vũ khí của tự vệ tại Hà Nội. Phải đình chỉ mọi hoạt động chuẩn bị kháng chiến. Phải trao cho quân đội Pháp việc duy trì an ninh trong thành phố ».
    Kiều dân Pháp được Bộ tư lệnh Pháp cho mật lệnh tập trung ở vài khu gần trại lính Pháp để dễ bảo vệ. Lính Pháp bị cấm trại.
    Khoảng 20 giờ, nổ súng. Toàn quốc Kháng chiến bắt đầu... (11)
    Bùi Trọng Liễu
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này