1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THĂNG LONG VÕ ĐẠO

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi nonamepas, 01/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. anhquanjp

    anhquanjp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    1
    Mình cũng đang có ý định xin học riêng phần Khí Công bên thầy Thắng ,bạn thử liên hệ với số điện dưới xem sao.
    Khí công sư ?" Bác sĩ ?" Võ sư Nguyễn văn Thắng Trưởng môn phái Thăng long võ đạo VN.
    City Phone: 049125061
    MB: 0904801133
  2. heavysword

    heavysword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    mình muốn hỏi, hỏi chung chứ không riêng trường hợp môn võ cụ thể nào, không học võ, không qua căn bản tập luyện, học thẳng phần khí công có được không, vì tôi thấy trong chương trình học một số môn phái, phải qua một số năm luyện võ nhất định rồi mới được học sang khí công, cái này tớ không biết nên hỏi thật, chứ không có ý gì đâu.
  3. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0
    Trên đây có bác XUNATHI hướng dẫn khí côgn Kim Cang Thiền mà đâu cần dạy quyền cước ----> bác có câu trả lời rồi nhá.
    Còn ngoài đời thì có khí côgn sư Hoàng Vũ Thăng bên Tĩnh KHí CÔng chẳng hạn
    Mời bác qua box Yoga-Nhân Điện ... đọc, có mà ối.
  4. rubensosa

    rubensosa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2007
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Nói chung là học được tốt, ko có vấn đề gì cả. CT của các môn phái nó như vậy có lẽ vì khí công thường được coi là phần cao cấp, nên các sifu thường bắt học trò tập quyền cước vài năm trước đã. Nếu điều kiện có thể thì tập càng sớm càng tốt.
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Theo tôi thì không phải học càng sớm càng tốt, điều quan trọng là học cái gì vào lúc nào.
    Không phải ngẫu nhiên mà nhiều sư phụ đặt khí công trong phần giáo trình cao cấp.
    Một phần vì bài bản ít, không đủ để dạy trong suốt quá trình đệ tử theo mình, có thể là 10 năm, có thể là 20 năm.
    Một phần khác là vì tập quyền cước có tác dụng tốt bổ trợ cho việc tựu thành của tập nội công.
  6. anhquanjp

    anhquanjp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    1
    Đúng như bác nói,nhiều môn phái chỉ dạy Khí Nội Công sau khi trải qua một giai đoạn quyền cước đấm đá ,nhưng cũng có môn như Nhất Nam chẳng hạn các môn sinh phải tập đề phát khí sơ Động Công ngay từ đầu ,nôm na gọi là 2,3 thứ trong 1.Quá trình luyện sơ Động Công như vậy giúp cho môn sinh hiểu vòng vận chuyển khí sơ khai ,nâng cao nội khí người tập một cách tự nhiên liền lạc rợp ràng miên mật không cần ý dẫn khí hay ý sinh khí nọ kia để tiến thẳng tới giai đoạn Tĩnh Công nâng cao sau này.Tôi có biết một anh trước học Nhất Nam khoảng 5,6 năm sau chuyển môn khác,khi tập Khí Công Dưỡng Sinh lúc ban đầu tiến bộ khá rõ so với các bạn tập khác,thầy hỏi chắc anh ấy đã từng tập Khí khiếc gì đó anh ấy nói em chưa từng tập em cũng không rõ tại sao tự nhiên vậy thôi,thầy gãi đầu gãi tai lạ nhỉ sao nội khí em tốt vậy,anh ấy nghĩ một lúc mới bảo hay là do trước đây em tập Nhất Nam chăng,thầy ồ à chắc chắn là như vậy rồi.Trong chương trình giảng dạy riêng về Khí Công của thầy Thắng theo tôi tìm hiểu thì có 3 giai đoạn :
    1.Động Công : Bát Đoạn Cẩm
    2.Động Tĩnh Công : Tẩy Tuỷ Kinh ,Kim Cương Khí Công
    3.Tĩnh Công
    Có lẽ trước mắt tôi chỉ xin học phần Bát Đoạn Cẩm và Tẩy Tuỷ Kinh thôi,Tĩnh Công thì tôi chưa rõ thầy Thắng sẽ dạy dẫn khí theo vòng Nội Gia hay Ngoại Gia để sau khi hỏi thầy sẽ quyết định.Bác heavysword có thích học không ,anh em đi cho vui,tôi nghe nói tập Khí phải vui mới tập được bác ạ.
  7. nonamepas

    nonamepas Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Bác anhquanjp nói đúng đó! cứ vui vẻ mà làm thì làm gì cũng thành! cái này mình phải sương máu mãi mới nghiệm ra!
    Còn vấn đề học khí trước hay luyện đòn trước thì không quan trọng đâu! miễn là học thầy đủ giỏi thì học kiểu gì cũng có bài bản hệ thống phù hợp! Theo quan điểm của mình thì nói làm là cứ làm thôi! câu nệ quá sẽ hỏng việc lớn! cứ đi là khắc đến mừ! việc của mình là cứ nhất tâm mà bước còn con đường ắt đã có người chuẩn bị cho rồi!
  8. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    TLVD nghe thì có vẻ gốc gác truyền thống lâu đời, trên thực tế môn phái này không có một hệ thống bài bản đặc trưng gì hết ( vay mượn mỗi môn phái một tí ), phương thức rèn luyện căn cơ chiến đấu thực thụ chưa thấy ( Tấn pháp cơ bản, mở gân mở cơ, phát lực thông suốt, thân pháp di chuyển ra vào đường quyền...), về phần nội ngoại công cũng bình thường thôi không có gi gê gớm như trong bài viết. Tại hạ trình độ hiểu biết có hạn, chỉ biết tai nghe mắt thấy là như vậy mong các huynh đệ đừng chấp.
  9. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Bạn Anhquanjb đang định học thêm nữa à ? Coi chừng học nhiều quá tẩu hoả, mấy cái vụ khí khọt này tui thấy bạn kiểm soát tốt là được sau rồi sẽ tự khắc phái sinh ra những điều mới lạ, học thêm nhiều thứ mới quá chưa chắc đã tốt hơn đâu.
  10. nonamepas

    nonamepas Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy có bài báo viết về bản môn, nên post vào đây để anh em đọc cho vui mắt vậy!
    Đuờng linh của bài báo ở đây: http://vietnam.vnagency.com.vn/VNP-Website/News_Detail/Default.asp?ID_Cat=8&ID_News=5611&language=VN&number=7&year=2007
    Thăng Long võ đạo


    Đến tổ đường của Thăng Long võ đạo ở 179 phố Hồng Mai (Hà Nội), tôi hoàn toàn sững sờ khi thấy các môn sinh với một cây đại trượng đường kính 8 cm, dài hơn 2m thay nhau phang thật lực vào người, kể cả những vùng cấm như đỉnh đầu, gáy của vị Trưởng môn, Võ sư Nguyễn Văn Thắng cho đến khi gậy gãy. Chưa hết, một bàn đinh được đưa ra, một võ sinh nằm trên đó, thay vì để viên đá lên bụng đập như các môn phái khác, võ sư yêu cầu lấy một chiếc cọc nhọn đặt vào bụng rồi dùng chiếc búa lớn đập mạnh như đóng cọc, võ sinh đứng dậy không có một vết trầy xước.
    Đặc điểm chủ yếu của Thăng Long võ đạo là lấy Nhu - Hòa - Nhân - Trí làm gốc, suy tôn vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn làm Thánh Tổ và lấy ngày 20/8 (âm lịch) làm ngày giỗ Tổ. Các bài bản được hệ thống hóa trên cơ sở khoa học có tính đến những kiến thức y, lý. Thăng Long võ đạo kết hợp với ba dòng võ thuật: Thiếu lâm nội gia, võ cổ truyền và những đòn căn cốt nhất của đặc công Việt Nam do vị trưởng môn đời thứ nhất chú tâm phát triển trong quá trình đảm nhận cương vị huấn luyện tạo ra thế mạnh môn phái mà trong đó cho thấy trong thủ đã có công chứ không thủ rồi mới công như các môn phái khác. Để luyện thủ pháp, môn sinh phải kiên nhẫn luyện hàng năm trời như xỉa tay vào sỏi, xoa tay vào đá ong thô ráp, bóp sỏi, đánh tay vào cọc, dùng tay đóng đũa xuống đất...
    Người ta biết đến Thăng Long võ đạo như một môn võ cứu người hơn là những đòn sát thủ. Bản thân võ sư Nguyễn Văn Thắng không đi dạy ở các câu lạc bộ, mà chỉ dẫn đệ tử tập luyện vào các buổi tối. Hầu hết thời gian còn lại, ông làm việc tại khoa giải phẫu bệnh lý Bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội và dạy khí công, phát công cứu người. Đến nay, đã có hơn 800 người được vị võ sư dáng mảnh mai thư sinh này truyền thụ tâm pháp, hướng dẫn tập luyện Kim cương khí công làm giảm sự phát triển của một cố bệnh: cao huyết áp, bệnh tiểu đường?
    Võ sư Nguyễn Văn
    Thắng đang chỉ dẫn
    cho võ sinh kỹ thuật
    cận chiến.
    Biểu diễn: công phá
    35 viên ngói xếp
    chồng nhau.
    Biểu diễn những thế
    đao khi đấu đối kháng.
    Biểu diễn nội công chém dưa trên thành bụng.

    Biểu diễn công phu ?oNội đan? (Nằm trên
    bàn đinh đóng cọc nhọn trên bụng).

    Bài và ảnh: Hoàng Quang Hà


    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    Được Nonamepas sửa chữa / chuyển vào 16:16 ngày 02/08/2007

Chia sẻ trang này