1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thang máy vũ trụ có khả thi?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi 680089, 05/10/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 680089

    680089 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2012
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Vô tình bắt gặp bài báo thấy nực cười:
    http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/nguoi-nhat-se-bac-thang-len-troi-2223746.html

    Chỉ cần ai đó vừa đu lên thang thì "cái gì đó" trên quỹ đạo địa tĩnh đã bị kéo xuống, chệch khỏi quỹ đạo, công sức tiền bạc và thời gian nửa thế kỷ bỗng chốc bay hơi trong bầu khí quyển như mảnh sao băng. Tại sao ngay cả người nhật cũng có những toan tính dại dột như vậy? Hay bọn phóng viên dịch sai bét cả? Chả có nhẽ!
  2. 680089

    680089 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2012
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
  3. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    36000km tốc độ quay địa tĩnh thì không đu được chứ 96000 tốc độ địa tĩnh thì phải dùng cáp giữ nó lại nếu không là nó bay mất. 96000km thì đu được. Nhưng mà cái dây vừa nhẹ vừa bền đó khó kiếm.
  4. 680089

    680089 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2012
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0

    Ý tụi nó không phải là muốn leo lên đủ 96000km đâu. Đó là độ dài sợi dây, sợi dây này chập đôi lại để còn tải luôn điện mặt trời xuống mà vận hành cái cabin. Ngoài ra thì sợi dây cũng không thể thẳng căng được, nó sẽ như 1 hình sin
  5. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    nếu đặt vật nặng ở độ cao 96000km cho quay với vận tốc góc địa tĩnh thì dây sẽ căng, rất căng. Nhưng mà không tìm được cái dây đủ bền, sợi dây dài đó bị đứt do trọng lực và lực ly tâm của chính nó
  6. 680089

    680089 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2012
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Sợi dây không thể căng. Trạm địa tĩnh có thể rất ổn định, nếu có dao động thì cũng dễ dàng điều chỉnh. Nhưng vấn đề lại chính ở trái đất luôn lắc lư, gọi là tuế sai, rồi hiệu ứng thủy triều. Ngay cả những nguyên nhân không cố định như động đất, sóng thần, băng tan, tuyết lở, lũ quét...đều ảnh hưởng khó lường tới sự quay ổn định của trái đất.
    Đó là chưa kể, quỹ đạo địa tĩnh chưa chắc đã tròn tuyệt đối, có thể vẫn là elip, cho dù không rõ rệt.
  7. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    Thế này nhé, lực hấp dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách R trong khi đó lực ly tâm (với cùng vận tốc góc) tỉ lệ thuận với khoảng cách R. Với vận tốc góc là 24h vòng thì tại R=36000km thì lực ly tâm và lực hấp dẫn cân bằng với nhau.
    nếu xuống thấp hơn thì vệ tinh sẽ quanh nhanh hơn (và không bị rơi)
    nếu lên cao hơn thì vệ tinh quay chậm hơn (mặt trăng quay 1 tháng 1 vòng)
    Tra công thức mà tính thì với vận tốc góc 24h/vòng , vật nặng ở độ cao 96000km, lực ly tâm sẽ lớn gấp ((96/36)^3)=19 lần lực hấp dẫn. Cái dây néo vật này sẽ rất căng !
    OK ?
    nhưng mà chưa làm được cái dây đó
  8. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Về nguyên tắc có thể sử dụng các động cơ đẩy kiểu phản lực để cố định trạm không gian phía trên nếu có lực tác dụng vào. Bọn NASA đã nói thì không đùa đâu.
  9. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    chuẩn, dây sẽ rất căng giống như buộc 1 hòn gạch vào 1 sợi dây và cầm đầu dây còn lại và quay tít, dây sẽ rất là căng, nhưng mà ko biết có làm lệch quỹ đạo trái đất ko nhỉ?
  10. vuhuyhiep

    vuhuyhiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2014
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    thang này làm khó lắm

Chia sẻ trang này