1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tháng Tư ác liệt (Olivier Todd)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi TLV, 06/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. polosport

    polosport Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2003
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Không biết nói chi hơn là mong bác post lên tiếp cho anh em còn có cái mà đọc nữa . !
  2. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Phần lớn người Sài Gòn sống ở khắp mọi nơi, dọc 2 bên các ngõ nhỏ không rải nhựa và những ngõ cụt lầy lội, hôi thối.
    Những người này không thể nào có được một, hai gian nhà ở vùng ven nội thành. Không bao giờ được là chủ nhân một ngôi nhà chắc chắn, mà chỉ có được những túp lều dựng trên cọc, vách bằng ván gỗ hay tấm các tông, mái bằng tôn hay bằng tấm nylon rách nát. Những túp lều này chênh vênh trên các dòng kênh nước hôi thối, đen sì. Có người chỉ có chiếc thuyền nan, mui che bằng cót, dùng làm nơi ở.
    Ở khắp nơi đều có nhung nhúc những xưởng thủ công, các hộ gia đình sản xuất xoong nhôm và các đồ dùng bằng nhựa. Trong nơi ở của lớp người bần cùng này, trên những con kênh đào nước đọng đầy ô nhiễm, là nơi trú ẩn của các ổ chuột. Những trẻ em trần trưồng đùa nghịch bên những thùng đựng củi vụn hay thóc gạo, với những thứ rác rưởi như vỏ đồ hộp, các hòm gỗ thu nhặt được. Trong những khu dân nghèo ấy, những đứa trẻ đều đói ăn và các tổ chức y tế sức khỏe không làm sao giúp cho chúng khỏi thiếu vitamine và bệnh sốt rét.
    Chiến tranh và người Mỹ đã ?othải ra? sự phồn vinh giả tạo và những tác hại lại rơi vào tầng lớp người khốn khổ. Chỉ trừ ở các trại di cư ở miền Nam VN người ta mới không phải chết đói.
    Cũng như ở bắc VN, miền Nam VN cũng thấy giăng đầy các băng rôn và ở trên tường cũng còn vẽ nhiều khẩu hiệu, hay dán áp phích với dòng chữ :
    ?oKhông có vấn đề bán gạo cho CS?. Câu này được đưa ra liên tục trong việc mà cả với nông thôn.
    ?oĐừng nghe CS nói, mà hãy xem CS làm?
    Và để đánh vào tư tưởng tôn sùng đạo Khổng, còn có những khẩu hiệu :
    ?oCộng tác với CS, có nghĩa là nuốt phải viên đạn bọc đường?.
    Đây chỉ là ý nghĩ của Thiệu dùng mua chuộc nhân dân và các khách du lịch.
    Nếu không có những lời lẽ tuyên truyền, những thông tin báo chí và trên đài phát thanh, truyền hình, nếu không có những kẻ ngồi lê, đôi mách tán gẫu ở các quán ăn hay bên quang gánh hàng quà bán ở vỉa hè, nếu không có những người lính mặc quân phục, thì hầu như Sài Gòn không biết gì đến chiến tranh đang sảy ra ở khắp nơi ngoài đất Sài Gòn.
    Ngay từ khi bình minh vừa ửnh hồng, thành phố đã mở ra những đóa hoa bằng giấy mà người ta đem nhúng xuống nước.
    Những người dân ở ngoại ô đổ vào trung tâm thành phố, những cảnh sát mặc cảnh phục màu xám đi đánh thức những người khốn khổ đang nằm ngủ vạ vật ở hè đường hay trong công viên, trên các ghế đá.
    Những con chim bồ câu gù gù trên các mái nhà, cành cây.
    Những người đàn bà nhóm lửa lò than khói mù mịt ?" mùi than củi hòa trộn với mùi cháo cay nồng ớt và hạt tiêu, mùi ét-xăng, mùi khắm của nước mắm.
    Những người làm công quần dài, áo sơ-mi cộc tay xúm quanh các bà già đội nón xùm xụp mua quà sáng.
    Những đứa trẻ hay la hét đang tranh cãi với những người ăn xin què, cụt, ồn ã ở một góc hè phố.
    Xe máy, xe đạp chen chúc nhau trên đường phố.
    Các chợ, nhất là các chợ trung tâm đã đông chật người. Dâu tây, cam, vải, bưởi, ớt, khoai, rau muống, hành, tỏi, cà rốt đổ xuống như suối chảy. Những người mua mà cả cho đến khi giá thật hạ mới hài lòng.
    Buổi sáng và buổi chiều, việc đi lại thật huyên náo. Xe xích lô đạp, xích lô máy, xe mô tô, xe máy bánh nhỏ nổ máy rầm rầm, len lỏi giữa những taxi, là những xe Renault 4 mã lực cổ lỗ sơn màu xanh hay màu kem mà bảng tính tiền không bao giờ thấy chuyển động. Sài Gòn là thành phố của Honda, của Peugeot và của xe Renault. Sai Gòn luôn vang động tiếng còi ô tô. Sài Gòn nhộn nhịp và Sài Gòn ồn ã những câu chửi thề tục tĩu.
    Đó là hình ảnh của một Sài Gòn không biết gì đến chiến tranh.
    Các sỹ quan với một bộ mặt quan trọng ngồi trên xe Jeep hay xe com-măng-ca, còn những người lính thường đi bộ tay trong tay, hay chỉ nắm hờ một ngón tay đi dạo chơi, cũng như những người lính trơn ở Hà Nội.
    Sáng đã rõ, hơi nóng lan tỏa trên các hòn đá lát hè. Đến sau buổi trưa, các rạp chiếu bóng đã đầy ắp người. Thường các rạp chỉ chiếu những bộ phim về chiến tranh.
    Tại sao có sự mê hoặc ấy? Có lẽ bởi vì những bộ phim ấy bao giờ cũng có cái kết hậu : Cái tốt chiến thắng cái ác. Người dân Sài Gòn sống ngoài lề cuộc chiến tranh, nhưng người ta không quên được nó. Người nào cũng biết là chiến tranh còn lâu mới kết thúc và không ai nghĩ đến cái kết thúc cuộc đời mình sẽ ra sao?

  3. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Một vài nét ghi tạm về biên niên sử trước năm 1975
    Sau 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, tiếp đến là những cuộc xâu xé, tranh chấp quyền lực nội bộ; cho đến năm 1887, nền độc lập trong 1 thế kỷ của VN đã kép lại trong khuôn khổ ?oLiên bang Đông Dương? của người Pháp. Liên bang gồm có Bắc kỳ, An nam và Cochinchine, một phần của Cao Miên (Campuchia) và đến 1893 thêm Ai-Lao (lào)
    1930 : Hồ Chí Minh thành lập Đảng CS Đông Dương ở Hồng Kông.
    22-12-1944 : Võ Nguyên Giáp bắt đầu mở các cuộc chiến chống quân Pháp
    16-8-1945 : Hồ Chí Minh thành lập Ủy ban giải phóng quốc gia VN. Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Hồ Chí Minh thành lập chính phủ lâm thời. (Đúng ra là Bảo Đại thoái vị ngày 30-08-1945 ?" TLV)
    2-9 : Được sự ủng hộ của một số sỹ quan Mỹ, Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam ở Hà Nội (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chắc người dịch hơi nguyên tắc ?" TLV)
    24-9 : Tướng Leclerc đến sài Gòn
    1946 : Hồ Chí Minh ký hiệp ước với nước Pháp công nhận Cộng hòa Dân chủ Việt Nam trong liên bang Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp.
    1-6 : Hồ Chí Minh có mặt ở hội nghị tại Fontainebleau để làm cho nội dung hiệp ước rõ ràng hơn và thể chế của nước Việt nam dân chủ. Hiệp ước này không được tiếp tục thảo luận về việc đô đốc Thierry d?T Argenlieu đã lập ra một chính phủ Đông Dương tách rời.
    Tháng 11 : ?oHòa bình? hay ném bom Hà Nội do Thierry d?T Argenlieu quyết định.
    19-12-1946 : Quân đội của Hồ Chí Minh ở Hà Nội tấn công quân Pháp. Chiến tranh Đông Dương bắt đầu.
    5-6-1948 : Thỏa ước ở Vinh Hạ Long. Bảo Đại làm chủ nhà nước VN, nhưng không một chính phủ nào tiếp theo của Bảo Đại được nhân dân ủng hộ.
    14-1-1950 : Hồ Chí Minh tuyên bố ở VN chỉ duy nhất có một chính phủ hợp pháp của Cộng hòa Dân chủ Việt Nam
    2-1950 : Trên thực tế Việt nam đã bị chia làm 2 nước.
    7-5-1954 : Điện Biên Phủ thất thủ.
    8-1954 : hàng triệu người di cư vào Nam, đa số là giáo dân đã chạy trốn khỏi miền Bắc.
    20-11 : Bộ chỉ huy quân đội quốc gia VN ở miền nam đã chuyển thành chính phủ miền Nam VN và được Mỹ huấn luyện. Các đơn vị viễn chinh Pháp rút khỏi VN)
    26-11-1955 : Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập chính phủ cộng hòa miền nam VN. Diệm làm Tổng thống kiêm Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang của miền Nam VN
    12-1955 : Ngoại trừ các mỏ than và các cơ sở vận chuyển ở hà Nội, hầu hết 150 công ty của Pháp ở Bắc VN đều bị trưng dụng.
    28-4-1956 : Người lính Pháp cuối cùng rời khỏi VN

    Được TLV sửa chữa / chuyển vào 23:26 ngày 10/01/2005
  4. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    5-1959 : Quân đội miền Nam VN hoan nghênh những cố vấn quân sự Mỹ
    11-12-1961 : Những chiếc trực thăng đầu tiên chở 400 người Mỹ đến miền Nam VN.
    15-10-1962 : Các đội trực thăng tham dự vào cuộc tiến công *********
    2-11-1963 : Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát. Cuộc thanh toán này được sự đồng tình của đại sứ Mỹ Cabot Lodge ở miền Nam VN. Liên tiếp xảy ra các cuộc đảo chính thay đổi chính quyền ở miền Nam VN
    18-9-1964 : Hai đại đội Bắc VN xâm nhập vào tỉnh Quảng Trị và phía nam vĩ tuyến 17.
    22-2-1965 : Tướng Westmoreland yêu cầu nước Mỹ gửi gấp 2 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ để bảo vệ cho căn cứ Mỹ ở Đà Nẵng.
    27-11-1965 : Lầu Năm Góc đã đề nghị Tổng thống Johnson cần phải gửi sang miền Nam VN từ 120.000 binh sỹ đến 400.000 người, cùng với các vũ khí, khí tài. Như vậy đã có hơn 500.000 binh línhMỹ ở miền Nam VN.
    24-1-1967 : theo lệnh của Lầu Năm Góc, các phi công Mỹ không được phép ném bom xuống các vị trí công sự pháo phòng không trong phạm vi 9 km xung quanh Hà Nội.
    10-1-1968 : Ngày mồng một Tết, các đơn vị ********* dựa vào một số lớn đơn vị quân đội ở miền Bắc, tấn công 37 tỉnh thành quan trọng của miền Nam VN. Có 19 chiến sỹ bộ đội đã chiếm giữ một phần của đại sứ quán Hoa Kỳ ở sài Gòn trong 6 giờ. Ngày 10-2, cuộc tổng tấn công của ********* đã bị chặn lại. Đứng về mặt quân sự là một thất bại của Bắc Việt. Nhưng về mặt chính trị và tâm lý thì đó lại là một thảm họa cho người Mỹ.
    5-1968 : Bắc Việt cử phái đoàn đến thương lượng ở Paris.
    10-6-1969 : Thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam VN.
    30-3-1972 : Bắc Việt mở cuộc tấn công lớn vào miền Nam VN
    4-4-1972 : Hoa Kỳ ném bom trở lại Bắc Việt sau cuộc đình chiến 3 năm rưỡi.
    8-10-1972 : Ở Paris, Lê Đức Thọ, Trưởng phái đoàn Bắc Việt, lần đầu tiên chấp nhận một kế hoạch không loại bỏ Tổng thống Thiệu.
    18-12-1972 : Hoa Kỳ mở lại cuộc tấn công bằng pháo đài bay B-52 và các loại máy bay chiến đấu khác, ném bom xuống Bắc Việt
    8-1-1973 : Kissinger và Lê Đức Thọ lại đến Paris thương lượng và đi đến sự thỏa thuận.
    15-1-1973 : Hoa Kỳ ngừng ném bom trên toàn Bắc Việt.
    15-3-1973 : Hoa Kỳ gửi công hàm đến hà Nội phản đối các đội quân và khí tài của Bắc Việt xâm nhập bất hợp pháp vào miền Nam VN. Kissinger khuyên Nixon ném bom trở lại Bắc Việt nhưng Nixon từ chối lời đề nghị ấy.
    16-10-1973 : giải Hòa bình Nobel được trao tặng cho Kissinger và Lê Đức Thọ, nhưng Lê Đức Thọ từ chối không nhận.
    3-12-1974 : Các cơ quan tình báo của miền Nam VN đánh giá là CS sẽ mở lại các cuộc chiến đấu.
    31-12-1974 : Chính phủ miền Nam VN tuyên bố năm qua có 80.000 người bị chết. Con số này lớn hơn các năm trong cuộc chiến tranh

    Được TLV sửa chữa / chuyển vào 23:30 ngày 10/01/2005
  5. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Không bác ạ. Thậm chí một số nhân vật còn bị nhầm tên họ, người dịch tiếng Việt đã chỉnh lại. Chẳng hạn Phạm Xuân Ẩn trong ngưyên tác ghi lúc đầu là Pham Xuan, sau chỉ dùng tên thì chỉ còn là Xuan.
  6. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Các lính chiến đấu Mỹ, các cố vấn của các đơn vị quân đội miền Nam VN, các nhân viên kỹ thuật, các tổ chức bán quân sự Mỹ đã rút khỏi VN từ tháng 3-1973. Hoa Kỳ tôn trọng điều khoản 5 của Hiệp ước Paris quy định Hoa Kỳ phải rút hết lực lượng ra khỏi miền nam VN. Bây giờ chỉ còn 8000 công dân Hoa Kỳ còn ở lại miền Nam VN. Người Mỹ không còn là người cha đỡ đầu và cũng không còn quyền hay bổn phận gì đối với chính quyền Thiệu. Trung tâm đầu não của Dinh Độc Lập nơi Thiệu ở, cũng giống như một pháo đài. Từ việc theo dõi ở tầng gác 2, đại sứ Graham Martin đã chỉ huy mọi công việc qua chính phủ Sài Gòn và qua 4 tòa lãnh sự.
    Trong những chi nhánh của Mỹ ở các tỉnh đều có các ?ophó lãnh sự?, nhân viên của CIA thường xuyên báo cáo mọi tình hình cho ông chủ của họ là Thomas Polgar, có đặt bản doanh ở tầng gác thứ tư trong đại sứ quán Mỹ.
    Có 2 chi nhánh của tòa lãnh sự này là rất quan trọng với công việc và với các nhân viên. Đó là CIA và văn phòng của tùy viên quân sự. Chỉ tính riêng ở Sài Gòn, CIA đã dùng tới 300 viên chức, ngoài các nhân viên thư ký và nhân viên mật mã.
    Văn phòng tùy viên quân sự là cơ quan to nhất thuộc loại này. Có 50 binh lính và 1200 người viên chức thường dân làm việc dưới quyền của tướng Homer Smith. Là một chuyên gia khoa học về logic, Smith rất đồng tình với Martin, nhưng Alan Carter, người phụ trách hãng thông tin lại lạnh nhạt với vị đại sứ vì ông này đã kết tội Carter? hay nói nhiều với các nhà báo.
    Văn phòng của tướng Smith và các bộ phận khác của cơ quan tùy viên quân sự đều đặt trụ sở tại sân bay Tân Sơn Nhất. Nhiệm vụ của cơ quan tùy viên quân sự này là rất phức tạp. Smith phải quan tâm đến việc cung cấp khí tài cho quân đội Sài Gòn, cử những phó chỉ huy đi thanh tra các quân đội của miền Nam VN, soạn thảo các báo cáo về những sự vi phạm về đình chiến của cả 2 bên.
    Ngày 24-1, có 9 công dân Mỹ gồm 3 phụ nữ và 6 đàn ông đã biểu tình trước sứ quán Mỹ và trương biểu ngữ : ?oNgười Mỹ muốn có hòa bình ở VN ?" Mỹ phải chấm dứt chiến tranh?. Những người dân qua lại nhìn nhóm người biểu tình với tính tò mò và đùa cợt. Các phóng viên được tin này đã đổ xô đến chụp ảnh, phỏng vấn những người tham dự biểu tình. Sau đó các kênh truyền hình, các hãng thông tấn đã đưa luôn hình ảnh và tin tức về cảnh tượng này. Những người biểu tình này, những người theo phái hòa bình mà đại sứ Martin ghét đến tận gan ruột, đã vào Sài Gòn theo hộ chiếu du lịch có gí trị thời hạn một tuần lễ. Họ phân phát truyền đơn. Cảnh sát chỉ yêu cầu những người hoạt động này giải tán, nhưng họ từ chối. Người chỉ huy cảnh sát không muốn bắt họ giữa đám đông và cũng không ngăn được hãng truyền hình Mỹ quay cảnh này.
    Sau đó ít lâu, người ta tập trung cả 9 người này trong khách sạn của họ, buộc lòng phải đối xử lễ độ và dẫn họ ra sân bay đưa họ lên máy bay đi Bangkok vào lúc 21 giờ 30. Martin mừng rối rít. Chuyến du lịch của những người phái hòa bình được tổ chức của Fred Bansmans tài trợ. Fred Bansmans là một đồng giám đốc các nguồn lực Đông Dương, là một tổ chức hòa bình và là con vật bẩn thỉu đối với ông đại sứ Graham Martin. Chính Bansmans đã đến thăm Hà Nội vài ngày trước khi xảy ra sự việc này.
    Martin tin là sẽ có những cuộc ẩu đả được quay phim và truyền tin ở Hoa Kỳ. Những người theo phái Hòa bình chứng tỏ rằng chế độ o ép ấy (chỉ chính quyền Thiệu) không xứng đáng được sự giúp đỡ về kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ

  7. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Ngày 27-1, kỷ niệm lần thứ hai Hiệp ước Paris được làm dấu diếm ở Sài Gòn. Người Sài Gòn chấp nhận quan điểm không chính thức của Sài Gòn và của Washington, nó diễn ra trong tầng lớp chính trị như một thứ sirô thấm trên miếng Crếp (Crepe ?" cao su nguyên chất). Việc mất Phước Long không phải là một thảm kịch.
    Phạm Xuân Ẩn, người cộng tác viên Việt Nam chủ yếu của tờ báo Time, luôn có được nhiều thông tin, đã nói rằng :
    - ?oHà Nội muốn dựng lên một sức mạnh mới về quân sự để thương lượng?.
    Ẩn đã trình bày sự phân tích lý lẽ của mình cho hai người ?oNgự lâm pháo thủ khác? tại quán cà phê Givral. Ẩn đã trình bày rộng rãi nhưng ngắn gọn về vấn đề này trước bà Trần Thị Nga, thu ký hành chính của tờ báo Time. Bà Nga không quan tâm đến vấn đề chính trị. Bà muốn có hòa bình để ra miền Bắc thăm lại thời thơ ấu của bà, nơi bà đã biết đến nạn đói khủng khiếp và sự chiếm đóng của quân Nhật. Bà bị ép buộc làm vợ một viên tướng Quốc Dân Đảng người Tàu và đã có 2 con với người chồng này. Khi viên tướng bị giết chết, bà Nga về sống với người em rể và hiện nay bà đã có 4 đứa con. Sau khi làm việc ở Bộ Lao động xã hội, bà đã chuyển sang làm ở tòa soạn báo Time.
    Ông chủ sự văn phòng báo time hỏi bà Nga vì sao bà có vẻ buồn như thế? Bà Nga đã trả lời : ?oCS sẽ lấn tới? và chợt bà thấy ngạc nhiên khi thốt ra câu : ?oTôi tin rằng tôi sẽ tự tử!?.
    Ông chủ sự phản ứng nói : ?oBà cần phải nghĩ đến một hoàn cảnh khác!?.
    - Nhưng đi đâu?
    Duyên Anh, một nhà báo cũng là người miền Bắc như bà Nga, đã di tản vào Sài Gòn lại không thấy có hoàn cảnh nào đáng xấu. Nguyễn Văn Hảo, Phó Thủ tướng, chịu trách nhiệm về kinh tế đã đề nghị với Duyên Anh giữ chức vụ Tổng Biên tập 3 tờ báo. Ông này được đề cao là ?onhà văn của lớp trẻ?, đã xuât bản độ 50 cuốn tiểu thuyết và đang thử sức vào thơ ca. Nhà văn này không ưa chuyện chính trị. Trong các bài báo cáo, ông thường tả những sự rối loạn và cô đơn của lớp trẻ Việt Nam
    Nhà sư Thiện Huệ, 23 tuổi, sống với những tín đồ trẻ tuổi quanh ngôi chùa ở Đông Bắc Sài Gòn cách sân bay chừng 20 phút đi bằng ô tô. Thiện Huệ được tin Phước Long thất thủ qua các báo chí. Phần lớn các nhà sư không thích nói đến chuyện chính trị.
    Kỹ sư Vân lại cho rằng sự thất thủ trong cuộc chiến này không quan trọng lắm. Kỹ sư Vân gặp những binh lính miên Nam VN và cả người dân chạy trốn khỏi Phước Long. Binh lính, hạ sỹ quan, sỹ quan đều kể là họ thiếu các vũ khí để đánh chiếm lại tỉnh lỵ Phước Long. Họ chỉ có những binh khí hỗn hợp. Kỹ sư Vân chỉ tin ở họ có một nửa. Trong khi theo học ở Paris, chuyên về các công trình công cộng, kỹ sư Vân đã gặp một người CS phụ trách hội sinh viên VN đang tuyển mộ các cán bộ tốt nghiệp cho Bắc Việt. kỹ sư Vân mơ ước đến việc tái xây dựng cho một xã hội công bằng, nên đã về Hà Nội. Có bộ phim tuyên truyền của người miền Bắc về cải cách ruộng đất, thể hiện qua những phiên tòa nhân dân. Kỹ sư Vân hoang mang, vội trốn vào Sài Gòn. Đối với nhiếu người Việt Nam, trong những năm 50, việc chọn lựa sống ở miền Bắc hay miền Nam không phải là chuyện to tát

  8. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Khi làm viên chức cho Bộ Công chính, kỹ sư Vân hy vọng, mong cho những người yêu nước trở lại với đạo đức Khổng Tử chính thống. Trong các tầng lớp trung lưu có nhiều người miền Nam có họ hàng ở miền Bắc và ngược lại. Và theo đúng tinh thần thì người dân Việt nam chỉ cần đến vấn đề kinh tế : Người miền Bắc cần có ruộng lúa ở miền Nam, và người miền Nam lại cần có các mỏ khoáng chất của miền Bắc.
    Phần lớn những người làm chuyên môn của Bộ Ngoại giao ở Washington lại tin rằng : Chuyện Phước Long thất thủ sẽ không sảy ra nữa, mà đó chỉ là một chiến dịch quân sự hạn chế. Chắc chắn là sự kháng cự của miền Nam VN có thể năng động hơn. Tổng thống Ford, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang được Quốc hội trao quyền tối cao theo đúng luật pháp. Tổng thống không có thể gửi các đội quân sang VN một thời hạn dài nữa để tuyên bố thêm một cuộc chiến tranh. Và trong trường hợp chính xác, việc làm đó có nghĩa là tấn công chống lại Hoa Kỳ, đất đai và các lực lượng quân đội. Quốc hội cần phải được thông báo trong 48 giờ về mọi sự can thiệp của quân sự do Tổng thống quyết định. Thời hạn của chiến dịch sẽ được hạn chế trong 60 ngày.
    Kissinger muốn gửi các tàu chiến đến vùng biển VN để ngầm báo cho Hà Nội rằng : Người CS phải ngừng ngay những cuộc tiến công bằng quân sự vào miền Nam VN. Tổng thống Ford sau nhiều cân nhắc đã chống lại sự gợi ý của Kissinger. Tổng thống vẫn thường có mặt trên nhiều kênh truyền hình và ngày 13-1 đã đọc bài diễn văn theo đúng nghi lễ với các bang của Hoa Kỳ.
    Các cố vấn của Ford đã gợi ý : Việt Nam luôn là một ?onhân tố tiêu cực?. Và Ford không nói câu nào về vấn đề này. Chiến lược của các cố vấn là rõ ràng : Vụ việc đen tối của một tỉnh ở miền Nam VN rơi vào tay CS sẽ tự nó mờ nhạt đi, và như vậy cần phải im lặng. Hay là hoàn cảnh của VN đã sa sút vậy thì cứ để cho Kissinger thử trát thêm lần vữa nữa xem sao.
    Ford chú ý tơi hoàn cảnh của Quốc hội và những sự phản ứng của báo chí. Bộ Ngoại giao tập hợp các dư luận của 36 tờ báo hàng ngày và đã chứng tỏ là có 16 trong số các báo này đã tỏ ra cương quyết phản đối việc mỹ can thiệp một lần nữa vào VN bằng cách giúp đỡ viện trợ quân sự cho Sài Gòn. Và chỉ có 13 báo là đồng tình việc cần phải giúp cho Sài Gòn, nếu không vì chế độ ấy thì cũng nên giúp đỡ họ.
    Từ gần 6 tháng nay, ngẫu nhiên Tổng thống lại trở thành con người can đảm. Nhưng người ta còn không hiểu có thực ông là người can đảm không. Gérald Ford, người cao lớn, đồ sộ, mũi gãy, hàm vuông, tính trung thực, có sức khỏe và thích nhai kẹo cao su. Trông bề ngoài ông không đến cái tuổi 62. Người ta chờ đợi ở Tổng thống một nhiệm kỳ bằng ?ocách nhìn thiển cận?, hay ngược lại bằng một nhiệm kỳ huy hoàng từ Roosevelt đến Johnson, từ Kennedy đến Nixon.
    Là người tán thành chiến tranh ở VN, nhưng Ford đã phê bình cách điều hành cuộc chiến tranh này dưới thời của Johnson, nhất là về cách thức của ông này. Ford chấp nhận trong gia đình mình có sự ly khai. 2 con trai của Ford đã chiến đấu để chống lại cuộc chiến tranh của Mỹ ởp VN. Vì vậy Ford không muốn để mình lại bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh lần nữa.
    Việc Quốc hội hạn chế quyền lực về lĩnh vực này đã giúp Ford thu xếp việc này ổn thỏa. Ford chỉ đề nghị Quốc hội duyệt chi 300 triệu đô-la giúp đỡ về quân sự thêm cho miền Nam VN.
    Tối 23-1, Tổng thống bị chất vấn trên kênh truyền hình của đài N.B.C. Người ta đề cập đến vấn đề VN. Người dẫn chương trình đặt một câu hỏi đơn giản :
    - Thưa ông Tổng thống, mục tiêu của ngài về Đông Nam Á và nhất là VN sẽ là gì?
    Tổng thống tỏ ra vụng về nhưng đã thật thà :
    - Ở VN, sau khi chúng ta đã mất hơn 50.000 người, và sau khi đã có những khoản chi phí đặc biệt theo đồng đô-la của Mỹ, thường là mỗi năm phải hơn 30 tỷ? ờ? Theo tôi hiểu thì chúng ta phải thử giúp cho miền Nam VN có thêm khả năng bằng viện trợ quân sự, ờ!... ờ!? bảo vệ cách sống của họ? Thực tế là ông đại sứ Hoa Kỳ vẫn có mặt ở đó, ông Graham Martin, cũng như ông Kissinger, đã nói với tôi là, nếu có một số lượng đô-la Mỹ thích đáng chuyển thành vũ khí và viện trợ kinh tế? ờ!... rằng nếu miền Nam VN được sử dụng số viện trợ ấy thì trong 2 hay 3 năm, họ có thể vượt qua được sự khó khăn như hoàn cảnh hiện nay?
    Được TLV sửa chữa / chuyển vào 23:20 ngày 13/01/2005
  9. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Đối với các chuyên gia về chính trị trong các bộ máy của nhà nước các bang thì sự bàn cãi, phản bác, sự căng thẳng luôn diễn ra sôi nổi. Đối với Hà Nội cũng vậy. Ngày 28-1, theo một nguồn tin đặc biệt của Quốc hội, Ford đề nghị 300 triệu đô-la gửi cho miền Nam VN. Tổng thống cũng không nói trước được là, với sự viện trợ ấy, miền Nam VN có thắng được hay không. Nhưng theo ông, thì người ta có thể buộc địch thủ phải trở lại ngồi vào bàn thương lượng.
    Ngày 30-1, Ford tiếp các nhà lãnh đạo của Quốc hội để yêu cầu các ông này chấp nhận lời đề nghị giúp đỡ tài chính thêm cho miền nam VN. Nhưng người lãnh đạo Quốc hội lắng nghe nhưng không cam kết một điều gì.
    Bộ máy pháp luật nặng nề chuyển động. Ngày 30-1 ấy, đã có cuộc triệu tập các thành viên của ủy ban sử dụng các quỹ. Ủy ban này nắm độc quyền thực hiện các điều luật về tài chính. Những nhân vật của Ủy ban này to béo phục phịch, tỉ mỉ, ngồi trong những gian phòng trang hoàng lộng lấy bằng đá hoa và bằng gỗ lát tường, sau những chùm micro hỏi các viên chức cao cấp.
    Ủy ban sử dụng các quỹ đã nghe nhiều các nhân chứng như Eric Von Marbod, cộng tác với phó thư ký của Bộ Quốc phòng. Von Marbod khẳng định là Lầu Năm Góc đã đoán trước cuộc tấn công của CS trong 6 tháng trở lại đây. Tướng Graham, chỉ huy cơ quan tình báo của Lầu Năm Góc nói :
    - Chúng tôi không nghĩ rằng Hà Nội sẽ thu được thắng lợi hoàn toàn trong 6 tháng tới và chúng tôi cũng đoán trước là người miền nam VN sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng.
    Tất cả các đại sứ quán CS ở Washing ton theo dõi sát sao những cuộc tranh luận ở Quốc hội Hoa Kỳ. Họ đã có những bản báo cáo khi cuộc tranh luận ấy được đưa ra công khai, và khi những cuộc tranh cãi được họp kín thì sự rò rỉ tin tức cũng đã làm cho người cố tình tò mò được thỏa mãn. Như vậy Hà Nội đã được báo trước. Một xã hội quá công khai không? Nó không còn có điều gì bí mật ngay cả ở mức độ phải có sự quyết định. Ở Hoa Kỳ, hấu như không thể tiến hành một hành động bí mật có tầm quan trọng nào.
  10. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Cũng như bà Nga ở báo Time, nhà văn Duyên Anh và nhà sư Huệ, cũng như tất cả mọi người ở sài Gòn, mọi người VN, kỹ sư Vân cũng đang chuẩn bị cho cái Tết ?" thời khắc để nói đến tướng lai. Năm ấy ngày Tết của VN vào ngày 11-2 năm Mão sẽ thay cho năm Dần.
    Từ tổng thống đến người nông dân, từ nhà buôn đến binh lính, sinh viên hay người lái xe taxi, người thợ thủ công hay một nhà giáo, được sinh ra và lớn lên ở phương Đông hay chưa bao giớ rời khỏi đất nước của mình, nói chung là người VN thường tin vào những sự thần bí với vẻ thành kính nghiêm trang đến mức làm cho người châu Âu phải ngạc nhiên, và làm cho người Mỹ phải ngờ vực.
    Muốn biết được tương lai, hậu vận, người ta thường đi xem bói, thày bói xúc xắc lên rồi ngắm nghía các mặt của đồng tiền, rồi phán bảo những lời tiên tri về tương lai của khách hàng.
    Trước khi xây thêm một gian phòng cho ngôi biệt thự hay lợp lại mái nhà bằng rạ, người ta không được quên là ngôi nhà của mình khi làm không được cắt đứt vào long mạch đang nằm ngủ dưới mặt đất.
    Người ta thường đón nhận những lời khuyên của những nhà thông thái và những lời thân tình mách bảo của những nhà chiêm tinh. Chính Tổng thống Thiệu cũng năng lui tới gặp những người này để hỏi ý kiên biết được điềm tốt, xấu cho mỗi quyết định của mình về một vấn đề gì.
    Nếu một người phương Tây hỏi Thiệu vì sao, dù rằng là người công giáo, ông lại phải đi hỏi các nhà chiêm tinh, Tổng thống Thiệu phá lên cười :
    - Tôi không đi hỏi các nhà chiêm tinh, mà chỉ đi xem số tử vi. Tư vi là một môn khoa học rất chính xác.
    Trước khi mở một chiến dịch quân sự, các tướng cũng thường xem số tử vi. Điều này làm cho các cố vấn Mỹ không hài lòng. Các sỹ quan Bắc Việt không bao giờ xem số tử vi nhưng lại không ngần ngừ hỏi các ông thày bói để làm sai lạc các tin tức.
    Trước Tết, các cơ quan chính quyền hoạt động tới tấp trong thành phố bình yên này. Ngày 1-1, Bộ Bưu chính viễn thông tuyên bố là họ đã đặt được đường dây liên lạc bằng vô tuyến điện đến Paris và đến Cộng hòa Nam Phi. Đây là uy tín cần thiết và chỉ trong vài ngày nữa, người ta có thể dễ dàng gọi tới Pretoria (thủ đô Nam Phi) cũng như đến Paris.
    Những khách du lịch dạo chơi loăng quăng khắp thành phố. Người ta tin rằng sang năm tớisẽ còn nhiều khách du lịch đến thành phố này hơn. Ban Giám đốc vườn thú Sài Gòn kiêu hãnh ghi nhận có ?o137.200 khách đến thăm vườn thú, trong đó có 98.000 người lớn và 38.400 trẻ em?. Chắc có thể 800 người đã bị các sấu ăn thịt. Ở Việt nam, con số và thống kê thường đáng ngờ.

Chia sẻ trang này