1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành Cổ Loa của thiên niên kỷ thứ ba

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi ATC, 04/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Thành Cổ Loa của thiên niên kỷ thứ ba


    M?c dï dÊu vÕt di tÝch cYn l¹i kh«ng nhiÒu nh­ng thµnh Cæ Loa (§«ng Anh, Hµ Néi) vÉn thu hót kh¸ ®«ng kh¸ch tham quan. Dù ¸n x©y mét tYa thµnh míi trªn nÒn cña tYa thµnh cò víi tæng kinh phÝ 300 tû ®ång ®ang ®­îc tr-nh duy-t. Tuy nhiªn, ý kiÕn cña c¸c nhµ nghiªn cøu, nhµ kh¶o cæ häc vµ c¸c kiÕn tróc s­ vÒ dù ¸n nµy cYn rÊt kh¸c nhau.

    Thµnh Cæ Loa cña thiªn niªn kû thø ba

    BÊt cø ng­êi d©n Vi-t Nam nµo còng biÕt c©u chuy-n An D­¬ng V­¬ng (ADV) x©y thµnh Cæ Loa (CL), chuy-n ná th?n, t-nh sö Mþ Ch©u - Träng Thñy. H¬n 2.000 n¨m ®· tr«i qua, tYa thµnh sõng s÷ng ngµy nµo ch~ cYn lµ nh÷ng ®o¹n t­êng ®Êt ®øt ®o¹n nh­ng vÉn cYn ®ã giÕng Träng Thñy, t­îng Mþ Ch©u côt ®?u, nh÷ng mòi tªn ®ång CL, bia ®¸, t­îng thê ®ñ ®Ó h<u thÕ h-nh dung ®· cã mét CL kinh thµnh trong nh÷ng trang sö bi hïng ®?y chiÕn c«ng, m¸u vµ n­íc m¾t cña d©n téc. Dï di tÝch cYn l¹i kh«ng nhiÒu nh­ng CL vÉn lµ mét ®iÓm thu hót kh¸ch hµnh h­¬ng.

    B©y giê s¾p cã mét CL míi. §Ó thu hót kh¸ch du lzch nhiÒu h¬n, Hµ Néi b¾t ®?u tiÕn hµnh vi-c x©y mét tYa thµnh míi ngay trªn nÒn ®Êt cña tYa thµnh cò víi quy m« g?n nh­ x­a. Dù ¸n tiÒn kh¶ thi ®· ®­îc phª duy-t tõ cuèi n¨m 1998 víi tæng kinh phÝ 219 tû ®ång, vµ dù ¸n kh¶ thi ®ang tr-nh duy-t cã tæng kinh phÝ tíi 300 tû ®ång. Ng­êi ta sÏ lµm g- víi CL - tYa qu©n thµnh cã niªn ®¹i vµo lo¹i cæ nhÊt thÕ giíi nµy? CL sÏ cã bé m?t nh­ thÕ nµo sau khi ®­îc rãt mét sè tiÒn lín nh­ v<y ®Ó t«n t¹o? C¸c chuyªn gia sö häc, kh¶o cæ, v¨n hãa, d©n téc häc, kiÕn tróc cã ®­îc tham kh¶o ý kiÕn khi x©y dùng dù ¸n? Vµ quan ®iÓm th

    Được sửa chữa bởi - Admin on 08/05/2001 06:24:40
  2. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Mặc dù dấu vết di tích còn lại không nhiều nhưng thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) vẫn thu hút khá đông khách tham quan. Dự án xây một tòa thành mới trên nền của tòa thành cũ với tổng kinh phí 300 tỷ đồng đang được trình duyệt. Tuy nhiên, ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà khảo cổ học và các kiến trúc sư về dự án này còn rất khác nhau.
    Thành Cổ Loa của thiên niên kỷ thứ ba
    Bất cứ người dân Việt Nam nào cũng biết câu chuyện An Dương Vương (ADV) xây thành Cổ Loa (CL), chuyện nỏ thần, tình sử Mỵ Châu - Trọng Thủy. Hơn 2.000 năm đã trôi qua, tòa thành sừng sững ngày nào chỉ còn là những đoạn tường đất đứt đoạn nhưng vẫn còn đó giếng Trọng Thủy, tượng Mỵ Châu cụt đầu, những mũi tên đồng CL, bia đá, tượng thờ đủ để hậu thế hình dung đã có một CL kinh thành trong những trang sử bi hùng đầy chiến công, máu và nước mắt của dân tộc. Dù di tích còn lại không nhiều nhưng CL vẫn là một điểm thu hút khách hành hương.
    Bây giờ sắp có một CL mới. Để thu hút khách du lịch nhiều hơn, Hà Nội bắt đầu tiến hành việc xây một tòa thành mới ngay trên nền đất của tòa thành cũ với quy mô gần như xưa. Dự án tiền khả thi đã được phê duyệt từ cuối năm 1998 với tổng kinh phí 219 tỷ đồng, và dự án khả thi đang trình duyệt có tổng kinh phí tới 300 tỷ đồng. Người ta sẽ làm gì với CL - tòa quân thành có niên đại vào loại cổ nhất thế giới này? CL sẽ có bộ mặt như thế nào sau khi được rót một số tiền lớn như vậy để tôn tạo? Các chuyên gia sử học, khảo cổ, văn hóa, dân tộc học, kiến trúc có được tham khảo ý kiến khi xây dựng dự án? Và quan điểm thật sự của họ như thế nào?
    Tiến sĩ Nguyễn Doãn Tuân - Trưởng Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội (chủ đầu tư):
    Thành CL có tuổi đời vào loại xưa nhất trong các thành trì trên thế giới (hơn 2.000 năm) và đã ba lần trở thành kinh đô của nước Việt: lần thứ nhất vào thời ADV; lần thứ hai vào thời Ngô Quyền và hiện nay là một phần của thủ đô Hà Nội. Xét về thời gian có ba CL: CL trước ADV, CL thời ADV và CL sau ADV. Xét về tính chất cũng có ba CL: CL kinh thành, CL quân thành và CL thị thành. Hiện tại CL là nơi hội tụ đầy đủ khá nhiều loại hình di tích: đình, đền, chùa, miếu, phủ, am, lăng tẩm, thành quách và rất nhiều di chỉ khảo cổ dưới mặt đất. Ba vòng thành dài 15,7km tuy không còn nguyên trạng nhưng vẫn có thể nhận biết được và hình dung ra quy mô của nó. Cùng với các di tích là các làng cổ, xóm cổ với những giá trị tinh thần tồn tại qua các hình thức: nghề truyền thống, lễ hội, văn bia. ở CL, lịch sử đan xen với huyền thoại tạo nên một không gian văn hóa đặc biệt.
    Chúng tôi đã rất thận trọng khi xác định mục đích và các công việc phải làm khi tôn tạo khu di tích có tầm quan trọng đặc biệt này. Mục đích chính là bảo tồn và phát huy khu di tích kinh thành CL; chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thuần túy của địa phương sang cơ cấu kinh tế du lịch + dịch vụ văn hóa: biến khu di tích đơn thuần thành khu du lịch sinh thái và du lịch nghiên cứu; tạo việc làm tại chỗ tăng thêm thu nhập cho nhân dân CL và vùng phụ cận.
    Các hạng mục công trình cụ thể mà dự án sẽ tiến hành là: khôi phục lại ba vòng thành; đào lại hệ thống hào bao quanh chân thành; tiến hành đào thám sát khảo cổ học; xây dựng nhà trưng bày trong đó có sa bàn lớn phản ánh toàn cảnh CL, xây dựng khu quản lý và bãi đậu xe; tu bổ các công trình kiến trúc tưởng niệm; khôi phục lại tất cả các cổng thành và các điếm canh; xây dựng vườn cây văn hóa - lịch sử, trong đó có những khu vực đặc sản CL như rừng trám; xây dựng tượng đài ADV và Ngô Quyền; phát triển khu nghỉ ngơi, du lịch; khơi thông dòng chảy sông Thiếp, nối với khu du lịch đầm Vân Trì bằng cả hai đường thủy bộ; nối CL thành một điểm trong tuyến du lịch lịch sử đền Hùng - CL - Ba Đình, không để CL "cô đơn" nữa.
    Chúng tôi đã tổ chức hàng chục cuộc hội thảo và mời tất cả các giáo sư, các nhà Hà Nội học, các nhà văn hóa đến đóng góp ý kiến. Tất cả những người được hỏi ý kiến đều nồng nhiệt ủng hộ dự án của chúng tôi.
    Kiến trúc sư Hàn Tất Ngạn - Công ty Tu bổ di tích trung ương (chủ trì thiết kế dự án):
    - Hiện trạng thành cổ không còn nhiều, đã bị lấn chiếm để ở, làm đất canh tác hoặc bị xói mòn sạt lở tự nhiên, rất cần được khôi phục kịp thời. Thành được đắp bằng đất, mặt ngoài thẳng đứng mặt trong dốc thoải, bao gồm ba vòng thành.
    Thành nội: hình chữ nhật, chu vi 12km, hiện chỉ còn một số đoạn không hoàn chỉnh; thành phía đông mất gần hết chỉ còn một số đoạn dài tổng cộng 170m; thành phía nam chỉ còn một số đoạn không hoàn chỉnh, tổng chiều dài 325m, rộng trung bình 10m, cao trung bình l-2m; thành phía tây còn một số đoạn, tổng chiều dài 270m, rộng 12-15m, cao trung bình 3,5m; thành phía bắc cũng chỉ còn một số đoạn, dài 350m.
    Thành trung: chu vi 6,5km, hiện chỉ còn hơn một nửa, không nguyên vẹn (mặt thành phía nam mất gần hết, phần san làm lối đi, phần nằm dưới nhà dân; tổng diện tích thổ cư nằm trên mặt thành 42.000m2) .
    Thành ngoại: chu vi 8km, nhiều đoạn thành bị phá (đặc biệt là thành phía nam và phía đông), thành bị san lấp nhiều để làm đường sắt xuyên qua và làm đất thổ cư tổng diện tích đất thổ cư nằm trên mặt thành là 49.000 m2. Đầm Cả hiện đang làm ruộng, sông Hoàng chỉ còn là một đoạn nhỏ và nông, giếng Ngọc sạt lở nhiều, cây đa nghìn tuổi đang có nguy cơ chết, chùa CL xuống cấp nghiêm trọng.
    - Đòi hỏi thiết kế gốc với một công trình kiến trúc như thành CL là một điều không tưởng. Nhưng chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu cổ, từ Đại Việt sử ký toàn thư đến tài liệu khảo cổ mới đây nhất. Thành là một công trình quân sự, và các công trình quân sự thì cùng có những mẫu số chung thống nhất về phong cách xây dựng. Hơn nữa chúng tôi cũng chỉ đắp bằng đất tại chỗ và lại trên nền thành cũ, có gì mà không đảm bảo?
    - Còn tùy thuộc vào bên thi công, nhưng có lẽ sẽ đắp chủ yếu bằng phương pháp thủ công để tận dụng nguồn nhân lực dư thừa tại chỗ. Cũng rất có khả năng nhân dân địa phương sẽ lao động với một phần hình thức công đức. Thành CL là một công trình xứng đáng được sự ủng hộ công đức như vậy lắm chứ.
    Trong khi đó, ý kiến từ các nhà nghiên cứu, các nhà khảo cổ và các kiến trúc sư lại rất khác, chúng tôi ghi lại ý kiến ban đầu của ba người:
    Giáo sư sử học - nhà nghiên cứu văn hóa Trần Quốc Vượng:
    Tôi chưa bao giờ dự bất cứ một cái gì gọi là hội nghị, hội thảo hay góp ý kiến cho cái gọi là dự án CL. Tôi chưa thể có ý kiến gì về dự án vì tôi chưa biết nó thế nào, nhưng việc đắp lại gần như toàn bộ một tòa thành, theo tôi, là không nên vì không ai có thể biết chính xác ngày xưa nó như thế nào mà bảo đắp lại như cũ. Nếu để phục vụ du lịch thì lại càng không được vì chắc chẳng mấy ai đến đấy để nghỉ ngơi cả.
    Tiến sĩ khảo cổ học Lại Văn Tới (người có hơn 20 năm nghiên cứu các di chỉ khảo cổ ở CL và được giới chuyên môn coi là chuyên gia đầu ngành về CL sau Giáo sư Trần Quốc Vượng):
    - Tôi không được biết người ta đang làm gì với CL, nghe nói có một dự án rất lớn về du lịch ở đó. Không ai hỏi ý kiến chúng tôi cả nên tôi cũng không biết cần phải góp ý với ai. Nhưng theo tôi cách tốt nhất là giữ nguyên những gì đang có, nếu có điều kiện thì giải tỏa khu vực bị lấn chiếm và giữ nguyên hiện trạng. Không đâu trên thế giới lại đi làm mới di tích như chúng ta. Về khảo cổ, CL còn rất nhiều khu di chỉ cần được tiếp tục khai quật, nếu xây dựng lớn như vậy sẽ vùi lấp tất cả. Như ở khu di chỉ bãi Mèn chúng tôi đã đào được rất nhiều hiện vật vào năm 1998 và đang cần được khai quật tiếp thì ngay lập tức đã bị san phẳng để làm đường và bãi đỗ xe mất rồi!
    Tiến sĩ - kiến trúc sư hoàng đạo kính - Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, nguyên giám đốc Trung tâm Thiết kế và tu bổ di tích trung ương.
    - Tôi có nghe nói về dự án và bởi vì lúc đó tôi đang làm công tác tu bổ di tích nên rất quan tâm đến nó, nhưng không ai hỏi ý kiến tôi cả. Và tôi đã làm một việc hơi quá sốt sắng là gửi một bản đóng góp ý kiến cho Bộ Văn hóa - Thông tin là cơ quan thẩm định về chuyên môn của dự án. Bản góp ý của tôi không có phản hồi. Tôi xin dẫn lại:
    1. Cần thận trọng trong việc xác định quy mô đầu tư, nhất là đầu tư cho khai thác du lịch, cũng như trong việc dự báo hiệu quả kinh tế.
    2. Lặp lại ở thế kỷ 20 - 21 cái kỳ công đào đắp của tổ tiên cách đây hàng ngàn năm xem ra không phải là việc trí tuệ lắm. Chỉ nên phục hồi từng đoạn thành đất hào, mặt nước ở những nơi trọng điểm, dễ tham quan và quan sát.
    3. Chỉ nên giải tỏa nhà dân ở trên thành, ở gần chân thành; còn nếu giải tỏa cự ly 100m thì chỉ nên đối với những đoạn thành phục chế lại.
    4. Không nên đặt vấn đề dựng tượng ADV và Ngô Quyền ở đất CL. Đã có đền ADV tại chỗ và ở nơi khác đã có đền thờ Ngô Quyền.
    Thu Hà thực hiện
    Despair is not Hopeless!​

Chia sẻ trang này