1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi sauthamdam, 13/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mitanomini

    mitanomini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Nếu nhớ ko nhầm thì trong cuốn Đại thắng Mùa xuân cố Đại tướng Văn Tiến Dũng cũng có nhắc đến một nguyên nhân của sự ko thành công của chiến dịch năm 1972 là khi vào cuối chiến dịch, ta giảm hoạt động ở các chiến trường khác nên tạo điều kiện cho địch đưa được hai sư đoàn dù và thuỷ quân lục chiến về Quảng Trị. Đây được coi là 1 kinh nghiệm xương máu trong việc lên kế hoạch tiến công Buônn Mê Thuột.
    Có thể nói Chiến dịch 1972 là một tổn thất quá lớn cho ta, nhưng từ thất bại đó ( haynói nhẹ nhàng hơn như nhiều bác thích là sự ko thành công đó) cũng giúp cho ta nhiều kinh nghiệm hơn trong việc chỉ huy và phối hợp tác chiến để đưa đến chiến thắng 1975. Nói như kiểu an ủi mà các bác chính uỷ hay dùng tức là một cuộc tổng diễn tập cho Đại thắng Mùa Xuân 1975 (giống như Xô viết Nghệ tĩnh, Khởi nghĩa Nam Kỳ, Khởi nghĩa Bắc sơn là tổng diễn tập cho Cách mạng tháng Tám) .
  2. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Các bác đánh giá vai trò của các tuớng lĩnh (cấp chiến dịch/ chiến luợc) và cấp chỉ huy (cấp sư đoàn truởng) thế nào trong QT72?
  3. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Các bác đánh giá vai trò của các tuớng lĩnh (cấp chiến dịch/ chiến luợc) và cấp chỉ huy (cấp sư đoàn truởng) thế nào trong QT72?
  4. sauthamdam

    sauthamdam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.110
    Đã được thích:
    1
    bác hỏi chuối quá. Bên nguỵ quân hình như là Ngô Quang Trưởng chỉ huy thì phải. Theo em thời kỳ đầu quân ta tấn công và giả phống QT thì rõ ràng vai trò của các tướng lĩnh chi huy chiến lược ở đây là quan trọng nhưng ở giai đoạn sau lúc ta giư QT thì một bên cố chết giữ một bên huy động tối đa bom đạn mà ném vào thì vai trò của chỉ huy các đơn vị từ cấp tiểu đoàn trở xuống cũng quan triọng chả kém
  5. sauthamdam

    sauthamdam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.110
    Đã được thích:
    1
    hỏi thêm các bác chút về người chiến sỹ này em đọc nghe choáng quá
    Hán Duy Long dùng trung liên kẹp nách truy kích diệt 58 tên địch, 3 lần bị thương vẫn giữ vững trận địa
    nguồn:http://hanoi.vnn.vn/vuichoigiaitri/NewsDetail.asp?Catid=6&NewsId=463
  6. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Cái vấn đề nằm ở chỗ trên báo dùng từ "truy kích"! (chắc người viết muốn dùng động từ mạnh để ca ngợi hành vi của chiến sỹ, mỗi tội dek biết rì) Còn diệt 58 địch thì cũng không đáng ngạc nhiên khi người chiến sỹ phòng thủ trong công sự đánh địch ngoài bãi trống (và trung liên ở đây chắc là RPD trống đạn 100 viên), miễn là sống sót qua khỏi bom và pháo . Tội là tội của thằng viết bạn ạ!
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Cũng có thể là từ phòng ngự rồi chuyển sang phản kích, truy kích lắm chứ. Mặc dù bị bom pháo dập như ở QT thì truy kích được chắc cũng hơi khó, nhưng chuyện gì cũng có thể xảy ra.
  8. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Nếu chú gọi hành động nhảy từ công sự này sang công sự khác, từ hầm này sang hầm khác thì OK . Còn nếu đúng là trung liên kẹp nách truy kích giặc (tức vừa chạy vừa bắn) được 58 thằng thì là bố của đỉnh. Tại QT 72, tướng lĩnh nguỵ cũng chơi liều theo kiểu cho pháo bắn bom dập sát vị trí của...lính nó luôn, nên nó đã phải chạy để mình có thể truy kích thì cũng đồng nghĩa bom với pháo đang dội đến, vậy mà dám ôm súng đuổi theo thì đúng là không bình luận gì được nữa! Nghe nói, mặt đất thành cổ bấy giờ đi bộ còn khó chứ đừng nói chạy!
    Được vaxiliep sửa chữa / chuyển vào 15:21 ngày 18/06/2007
  9. meofmaths

    meofmaths Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2007
    Bài viết:
    754
    Đã được thích:
    0
    Bravô anh bạn. Anh điểm trúng huyệt. Chiến dịch quảng trị ta có một số thành công nhưng thực ra chưa đạt đưọc mục đích, lại còn thương vong quá lớn. Không biết anh em ở đây có biết có 1,1 triệu bộ đội hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ không nhỉ? Cá nhân tôi cho rằng ta đã có rất nhiều sai lầm nhưng sách vở cứ tòan chiến thắng và thành công. Nhìn vào con số đó mà thấy đau xót. Chiến dịch Quảng Trị là chiến dịch mắc nhiều sai lầm và thương vong lớn. Không nên dùng chiến thắng ở đây.
  10. tuanquynh123

    tuanquynh123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/08/2006
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    134

Chia sẻ trang này