1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi sauthamdam, 13/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Xin phép bác dongadoan, để em được trả lời bác meofmaths:
    1. Giữ Thành cổ làm gì:
    - Thành cổ là hướng Trung tâm, cơ động nhất trên mặt trận Quảng Trị với đường quốc lộ số 1, nằm bên bờ nam của sông Thạch Hãn. Giữ được Thành cổ là giữ được đầu cầu cho sự phát triển quân sự qui mô lớn tiếp sau. Cánh Đông và cánh Tây không thích hợp cho các hoạt động qui mô quân sự lớn bằng hướng này.
    - Giữ được Thành cổ sẽ là lần đầu tiên QGP giữ được một tỉnh lỵ, điều này có ý nghĩa rất lớn trong các mặt chính trị, dân vận, v.v.....
    _ Giữ Thành cổ sẽ thu hút lực lượng cơ động của địch, tạo điều kiện cho các hướng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, hậu phương Quảng Trị tiếp tục củng cố và phát triển.
    2. Đã tiến hành chiến dịch, muốn chiến thằng thì phải đánh tiêu diệt sinh lực địch. Đố bác thắng mà không tiêu diệt sinh lực địch đấy.
    3. "Các tài liệu sau này" của bác là tài liệu nào vậy? Nếu không cố giữ Thành cổ, cần chân địch thì suốt giải từ sông Bến Hải đến bắc sông Thạch Hãn liệu ta có còn giữ được không? VNCH dù cố gắng kiệt lực cũng không tái chiếm lại được phần này (to hơn phần họ đã tái chiến rất nhiều), mất 10 phần mà chỉ chiếm lại được 2 phần, đó là thất bại quân sự của VNCH. Còn với Mỹ, như đã nói ở mấy trang trước, sau các hoạt động của năm 1972, Mỹ thấy rằng, dù với chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh ở cường độ cao nhất thì cúng không thể chiến thắng, điều này thúc đẩy họ phải đi đến thoả thuận tháng 10 năm 72 ở Paris. Cái này mới là quan trọng, cũng giống như Mậu Thân 68 đánh quị suy nghĩ chiến thắng bằng chiến tranh đặc biệt, hoạt động 1972 đánh quị suy nghĩ chiến thắng bằng Việt Nam hoá chiến tranh.
    Những cái tuyên truyền thì chỉ là tuyên truyền, ngay cả Mỹ nó cũng lập ra vô khối chân rết để tuyên truyền. Không phải chỉ riêng ta, đối với Mỹ, tuyên truyền cũng là một mặt trận, không phải chỉ ngày xưa mà bây giờ và tương lai vẫn vậy. Hiểu khách quan và rút ra bài học? Có chứ sao không, bác vào box quân sự này được bao lâu rồi? Không ai đi làm chính trị ở đây đâu. Những sai lầm mà em đưa lên ở trên là từ sách nhà ta ra cả, chứ em chưa có tài cán mà nghĩ ra đâu bác.
    Bác thử trình bày về các nguồn thông tin "khách quan" hơn của bác xem nào? Theo em, bác cứ từ từ mà tìm hiểu box quân sự, ở đây khác các nơi khác nhiều đấy.
    Về chuyện Mỹ sợ lại như Triều Tiên còn không thì nhà ta dắt díu nhau lên Việt Bắc. Không ngoa, em xin nói rằng có thách Mỹ cũng chẳng dám đánh ra miền Bắc. 6 trăm ngàn quân Mỹ, một triệu quân VNCH mà chưa ăn được 4 trăm ngàn QGP ở miền nam thì liệu Mỹ phải đổ bao nhiêu triệu quân nữa để đánh ra miền bắc? Mà đánh ra miền bắc khó gấp trăm lần đi tìm diệt VC ở miền nam, đúng không bác. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Mỹ chưa bao giờ tính đến chuyện đánh vào đường Trường Sơn, chẳng phải ngẫu nhiên mà Mỹ phải rút Khe Sanh. Mỹ họ khôn lắm.
    được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 16:40 ngày 08/07/2007
  2. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Nếu Mỹ muốn đánh miền bắc thì Mỹ phải đổ ước tính bét nhất là toàn bộ quân ở Châu Á Thái bình Dương, một nửa lực lượng đồn trú ở Châu Âu cộng thêm vét toàn bộ cảnh vệ quốc gia ở Mỹ mới đủ, mà ném tất cả đống đó của Mỹ vào Việt nam thì ai bảo vệ bọn Tây Âu và cả nước Mỹ. Hơn nữa lúc đó bác bảo do Triều Tiên lặp lại nên em đặt tình huống LX-TQ đổ quân hội đồng thằng Mỹ. Nó có sống nổi ko, chưa cần nuke Mỹ đã tiểu ra quần rùi. Mà nếu Mỹ chó điên chơi nuke chả nhẽ Xô-Trung nó tha cho Mỹ chắc. Thậm chí chỉ cần lập cầu viện trợ vũ khí khẩn cấp, toàn đồ chơi ngon như T-62, Mig-23 mà ko cần đánh trực tiếp thì ta dư xăng cho Mẽo biết sự đau khổ của Anh-Pháp trong trận Doongkec luôn, lúc đó dân Mỹ từ thống trị thành thống khổ ngay lập tức, cold war LX thắng.
  3. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    He...he, cảm ơn chú new đã trả lời bác meo... hộ tớ!
    Thưa bác meo..., đấy là những gì chú new chú ấy đọc trong sách và tìm hiểu trên forum đấy, chú ấy chắc không trong thành phần vạch ra chiến lược năm 1972 đâu bởi khi ấy chú chàng còn đang ở tận đâu đâu ấy cơ! Bác có còn thắc mắc gì nữa không ạ?
    Nhân đây, bác cho hỏi những tài liệu khách quan hơn mà bác đã đọc là tài liệu gì vậy, ở đâu, do ai viết? Bác đừng nói là đọc của những kẻ như BT...nhé!
    Quay lại chuyện Thành cổ và QT 72. Tại sao cả ta cả VNCH đều cố bằng mọi giá để giành giật Thành cổ-một vị trí nếu chỉ xét đơn thuần về QS thì quá ít giá trị chiến thuật? Bởi một lẽ là nó liên quan đến chính trị! Còn liên quan thế nào và tại sao sau 81 ngày đêm ta rút khỏi Thành cổ mà vẫn được coi là thắng thì đề nghị bác meo...xem lại tiến trình Hội nghị Paris, đặc biệt là các mốc về thời gian (chú ý việc hội đàm kín, gặp riêng các trưởng đoàn) nhé! Tớ lười viết quá! À, suýt quên mất sự tác động của kết quả nền "ngoại giao bóng bàn" nữa nhỉ!
    Về QT 72 thì chính ta cũng thừa nhận là có sai lầm dẫn đến bị VNCH phản kích lấy lại một số đất và quân ta có thương vong, tổn thất (nhiều nhất là do hỏa lực Mỹ), đặc biệt là giai đoạn 2 đã không kịp xác định tư tưởng phòng ngự, không kịp chuẩn bị lực lượng...cái này thì nhiều người nói rồi! Nhưng có một điều cơ bản để gọi QT 72 là chiến thắng đó là nó đã cho Mỹ thấy chiến lược VN hóa chiến tranh của Mỹ là vô vọng. Thấy được điều này Mỹ mới chịu xuống thang, chịu rút quân về nước, chịu thừa nhận MTGP như một bên của Hội nghị Paris...
    Mỹ đã từng có dự tính đánh ra MB để cứu nguy VNCH (kiểu vây Ngụy cứu Triệu của Tàu) nhưng là từ hồi 64,65 cơ. Tính tóan các khả năng xong, Mỹ sợ vãi một số thứ nên bỏ hẳn ý định đó. Hung hăng bọ xít đòi "Bắc tiến" với "Lấp sông Bến Hải" chỉ là mấy chú VNCH thôi, mà cũng chỉ là hô mồm chưa bao giờ ngồi nghĩ một kế hoạch nghiêm chỉnh cả!
    Tóm lại, để tìm hiểu về một trận đánh, một chiến dịch hay rộng hơn là một cuộc chiến thì không chỉ ngồi đọc tài liệu rồi vô tư mà phán được, bác meo..ạ! Nó còn cần một cái đầu biết nhìn tổng thể, biết gắn kết chính trị với quân sự, ngoại giao...đặc biệt nhất là cần biết đọc, nghe, nghiền ngẫm trước khi phát ngôn nữa!
    P/s: Có cái này nữa chú new này! Chiến dịch QT 72 còn cho ta lần đầu tiên trong cuộc KCCM được sở hữu một cảng biển ở miền Nam-cảng Cửa Việt nữa! Cái này có ý nghĩa không nhỏ đâu!
  4. meofmaths

    meofmaths Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2007
    Bài viết:
    754
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ ở đây nhiều người chấp nhận hy sinh quá. Tiêu diệt sinh lực địch + sinh lực ta nhiều hơn , dùng xương máu không cần thiết để khẳng định "quyết tâm"? Cái cách ta tiến hành khách chiến là quá rõ rồi, tụi Mỹ cũng đầy đủ thông tin và thừa hiểu. Thậm chí còn đề nghị LX lên tiếng, thực chất Mỹ muốn ra từ sớm. Việt Nam hóa để chiến thắng? Trong khi quân Mỹ có bao nhiêu thứ mà không thắng? Cần gì phải bày nó mới biết? Nó biết quá đi chứ. Nó thừa biết khi nó ra đi tình hình sẽ ra sao. Nó chỉ mong khi nó đi được đẹp mặt thôi và điều kiện (trong hiệp định)cũng không đến nỗi mất mặt.KHi quân Mỹ còn ở miền Nam thì LLcơ động cũng đâu đã làm gì được đâu, huống gì mới thiệt hại nặng trong Lam Sơn19, cái gọi là kìm chân cũng không thuyết phục. Chiến thắng nhưng không phải bằng mọi giá. Ý tôi ban đầu là cái chiến thắng mà như kiểu ta gọi ấy mà, ừ thì chiếm đất là chiến thắng, thì cho Mỹ tại Paris thấy ta có lợi thế,.... Nhưng mà giá đắt quá! Tôi thấy nên tìm mấy CCB tham gia chiến trường đó hỏi xem tình hình ra sao để biết mức độ thảm khốc của chiến dịch đó, mà chẳng cần, chỉ cần ba chữ cối xay thị đủ rồi.
  5. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Trong chiến tranh 30 năm, ta hi sinh nhiều hơn, một phần là ta có những sai lầm nhưng mặt khác, tiên quyết hơn đó là do ta không bao giờ mạnh bằng địch. Ai nói với bác là dùng xương máu để khẳng định quyết tâm là không cần thiết? Bác nên phân biệt rõ ràng giữa hi sinh vì sai lầm và hi sinh vì cái cần phải hi sinh. Ví dụ như khi Mỹ đổ bộ lên Iwo Jiwa, họ chấp nhận tiêu diệt sinh lực đich + sinh lực ta nhiều hơn để có thể từ đó phát triển đến thắng lợi. Chiến tranh không phải trò chơi để đi chơi xong tất cả lại về, nếu muốn thắng địch thì bác phải có quyết tâm và thực hiện được quyết tâm ấy. Tổn thất lớn tại hướng Quảng Trị là điều không ai phủ nhận và cũng không ai thờ ơ trước việc đó, vậy nên mới có những bài nói về sai lầm của ta. Tuy nhiên, những gì đạt được thì cũng phải có sự nhìn nhận. Ở bài trước, em cũng đã trả lời bác tại sao lại phải giữ Thành cổ, không rõ bác đã đọc hay chưa. Ở đây em chỉ xin nhắc lại một điều thôi. Đó là không ai muốn mình là kẻ thua cuộc cả, bác có nghĩ rằng với cố gắng của mình năm 1972 và dẫn đến thắng lợi. Liệu Mỹ có chịu nhả Việt Nam và không trở lại ngay cả bằng hoả lực như đã xảy ra không? Liệu Mỹ có chấp nhận những điều khoản ta đề ra không hay "bắt" ta phải theo những điều khoản của họ? Chỉ cần như vậy thì chắc chắn ta sẽ không có ngày 30 tháng 4 thống nhất Tổ quốc. Em có nhắc đến cái thoả thuận tháng 10 năm 1972 đó, bác nên xem lại cái này. Họ - chính quyền Mỹ - có thể thấy rằng mình không thắng, nhưng họ không bao giờ muốn thua và họ sẽ không từ chối bất cứ một cơ hội chiến thắng nào.
    ps: bác nghĩ anh em box quân sự chỉ có sách vở mà chưa bao giờ gặp gỡ các cựu chiến binh sao?
    được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 15:45 ngày 09/07/2007
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Bác có vẻ thần tượng chuyện "nghe kể" từ các CCB quá nhỉ. Mức độ khốc liệt ở Quảng Trị thế nào ở đây ai cũng hiểu. Và rất kính trọng các cụ CCB nhưng em cũng phải nói thế này : 1 cụ là tiểu đoàn trưởng chẳng hạn thì chuyện ở tiểu đoàn trở xuống, cụ hiểu cực rõ; chuyện trung đoàn, cụ biết tương đối; chuyện sư đoàn, cụ biết tàm tạm; nhưng sang các đơn vị khác, lên mặt trận, lên cấp chiến dịch, cấp Bộ.... thì cụ hiểu chưa chắc đã đầy đủ, thậm chí là có khi sai lệch. Chưa kể nhiều khi chính các cụ cũng "nghe kể", tam sao thất bản....
    Em chẳng dám nhận mình hiểu biết hơn các cụ. Có điều muốn tìm hiểu thì phải từ nhiều nguồn cộng với suy luận của bản thân. Chứ hơi 1 tí lại lôi các CCB ra doạ thì.....
  7. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Có lẽ ở đây nhiều người chấp nhận hy sinh quá.... Ý tôi ban đầu là cái chiến thắng mà như kiểu ta gọi ấy mà, ừ thì chiếm đất là chiến thắng, thì cho Mỹ tại Paris thấy ta có lợi thế,.... Nhưng mà giá đắt quá!
    ----------------------------------------------------------------------------------
    He...he, nói như bác thì bác sẽ không chấp nhận hy sinh? Hay bác có cách gì để thắng Mỹ mà không phải hy sinh?
    Cái giá trả cho độc lập, tự chủ thì chả bao giờ là đắt cả, bác ạ! LS của VN toàn óanh nhau với các "ông lớn" người đông, nước mạnh...nếu không chấp nhận hy sinh thì thành thuộc quốc hoặc tệ hơn là bị đồng hóa từ lâu rồi! Hay là bác meo...thích dóc bím, ăn màn thầu hoặc bác khóai gọi ông bà cụ thân sinh ra bác bằng "you" xưng "me"?

  8. meofmaths

    meofmaths Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2007
    Bài viết:
    754
    Đã được thích:
    0
    Quan điểm thằng em coi bộ bị phản kích dữ quá. Nhưng quan điểm của meof là sai lầm lớn nên hy sinh nhiều quá. Đâm ra chiến thắng (theo các bác) không được hay lắm. Chiến tranh thì phải có hy sinh mất mất nhưng làm sao để giảm thiểu thương vong. Rõ ràng là chiến dịch Quảng Trị có thể làm tốt hơn rất nhiều nếu có kế hoạch chu đáo hơn và cẩn thận hơn. Không hiểu các bác thế nào chứ thằng em thấy chiến thắng mà chết nhiều như vậy (tương quan tỷ lệ NC/VNCH cao) thì thấy xót xa. Một điều cần phải bàn là khi ta yếu hơn trên chiến trường rất nhiều về vũ khí và quân số, với các chiến thuật phục kích, tấn công +phục kích viện binh, hoặc đánh các trận như kiểu Đồng Xoài thì quân ta đạt được thành công rất lớn; kể cả khi đương đầu với quân Mỹ. Sau này khi ta có lực lượng lớn đánh được nhiều trận lớn nhưng có vẻ hiệu suất không cao bằng, đặc biệt trong thời kỳ còn lính Mỹ ở VN. Theo tôi thì ta vẫn dùng cách đánh cũ cũng đủ làm cho quân Mỹ mệt mỏi mà rút khỏi chiến trường. Khi đó đánh VNCH dễ dàng hơn. Có vẻ ta quá nôn nóng, do đó chấp nhận trả giá cao để đạt được mục đích. Tất nhiên nói chung meof là tay ngang nên suy nghĩ còn chưa chu đáo. Meof cũng rất ngoan cố nhưng mà rất vui nếu được chỉ bảo. Nhưng mà cái vụ số liệu của ta không chính xác thì meof đọc trong sách lịch sử bt thôi, không phải là được mấy nguồn của các bác, không hiểu các bác có công nhận sách sử cũ có một số số liệu ko chính xác hay ko? Mấy cái đó giờ kiếm cũng khó lắm rùi, chủ yếu là số liệu "quân địch" mà ta tiêu diệt vì trong đó hầu như không có thương vong của "phe ta"
    à meof cũng mới register vô http://www.network54.com/Forum/
    hy vọng có thể góp chút hơi , có thấy bác dongadoan trong đó.
    Có gì anh em cứ góp ý vô tư nhưng ý kiến của meof về cái Chiến dịch QT là không lay chuyển mấy đâu, đại khái là coi như mua đắt.
  9. ki43hayabusa

    ki43hayabusa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    1
    Chiến dịch Quảng Trị thực ra gồm 2 phần như trên diễn đàn nói. Nếu nói về giai đoạn 1 thì là thành công lớn về mặt quân sự còn giai đoạn 2 là thành công lớn về mặt ngoại giao. Bác Mèo nên hiểu theo ý như thế. Còn về so sánh tương quan tổn thất giữa QDNDVN và VNCH thì bác nên biết là thương binh của VNCH được chuyển về tuyến sau bằng trực thăng nên hạn chế rất nhiều tử sĩ còn phe ta khó khăn thiếu thốn đủ bề nên rất nhiều bác biến từ thương binh thành tử sĩ đoá
  10. AqTao

    AqTao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Tớ thấy bác cần xem lại.
    1. Rõ ràng trên diễn đàn này, anh em đều công nhận ta có sai lẩmtong chiến dịch Quảng Trị. Đó là sai lầm về chiến thuật.
    2. Về góc độ quân sự: Các trận tập kích, phục kích kiểu Đồng Soài đánh vào quân Mỹ nhằm mục đích tiêu diệt sinh lực địch, đánh quỵ tinh thần quân Mỹ. Nhưng về lâu dài, các trận đánh kiểu này không ổn vì không đặt được mục tiêu chiếm đất lên hàng đầu. Các cụ nhà ta cũng hiểu nếu không có được các trận quyết chiến chiên lược thì không thể dành chiến thắng cuối cùng.
    3. Về góc độ chính trị - ngoại giao: "Đánh cho Mỹ cút" nhưng cũng phải "Đánh cho ngụy nhào". Việc tạo thế cho đàm phán là vô cùng quan trọng. Phải làm cho Mỹ rút càng nhanh càng tốt, đồng thời cũng phải đập cho ngụy tơi tả. Nếu không có các chiến dịch như tết Mậu thân, Quảng Trị, Đường 9 thì làm sao thúc đẩy được Mỹ rút nhanh và chịu các điều kiện của ta. Ngụy cũng thấy vậy nên mới sống chết chiếm lại Quảng Trị chứ. Nếu không đánh lớn, để chần chừ, Mỹ rút muộn, ngụy mạnh lên thì đến bây giờ anh em ta lại chẳng đang bàn về thống nhất 2 miền ấy chứ (giống bọn sâm củ), hoặc lại vác AK đi B.
    4. Về hy sinh, mất mát: Tất nhiên ai chẳng muốn thiệt hại ít, nhưng sai lầm luôn có thể xảy ra trong bất kỳ hành động nào. Chiến tranh là vậy. Nhất là trong một cuộc chiến bảo vệ đất nước, chiến tranh diễn ra trên đất của ai, người đó chịu thiệt lớn hơn.
    Thế nhé. Kính bác.

Chia sẻ trang này