1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi sauthamdam, 13/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Đúng là giai đoạn này, Mỹ cũng không nhắc đến thuyết domino nữa, nhưng quân Mỹ không trở lại miền Nam không phải vì nó không thiết đến VNCH nữa, đơn giản là vì biết quay lại cũng không cứu được ca bệnh này. Tất nhiên, nếu đổ bộ trở lại nửa triệu quân Mỹ thì ta cũng chả giải phóng được miền Nam bằng sức mạnh quân sự năm 1975, hoặc nếu sớm hơn, vào năm 1972, nếu Mỹ đưa trở lại chiến trường Quảng Trị 1 - 2 sư đoàn để thay thế sư dù và TQLC VNCH đã bị tả tơi thì chắc là cũng đủ khả năng khôi phục lại toàn bộ các vùng đất đã lọt vào tay QGP đấy. Nhưng mà để làm cái gì cơ chứ? Để rơi vào đúng hoàn cảnh 1968 - 1969 mà cả nước Mỹ đã chán đến tận cổ rồi hay sao
    Cuộc tiến công 1972 của ta là tiến quân hiệp đồng binh chủng, dùng sức mạnh đối đầu với sức mạnh, đánh để giải phóng đất đai. Phía tiến công chịu nhiều thiệt hại hơn phía phòng thủ (nhất là bên phòng thủ lại có nhiều hoả lực) thì cũng không phải là chuyện lạ gì.
    Còn nói như bác meo nào đó ở trên lật lại vấn đề trận QUảng Trị thì cũng vô cùng. Muốn thắng được một cuộc chiến tranh tổng lực (giữa VNCH và QPG + quân đội VNCDCH) thì phải có các cuộc tiến công lớn chứ không thể đánh lai rai các trận cấp đại đội hoặc tiểu đoàn được. Mà tiến công lớn thì đành phải chấp nhận thiệt hại lớn thôi chứ tránh làm sao được Còn mức độ thiệt hại, nguyên nhân thiệt hại thì ở đây cũng phân tích mãi rồi, xin không bàn thêm nữa!
    Còn nếu bác có cách đánh nào khác (ngoài các cuộc tiến công lớn vào các tỉnh lỵ) mà để VNCH sụp đổ đuợc thì bác cho anh em ở đây biết đi
  2. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Bác dongadoan nói đúng, bác altus nói sai.
    Mỹ tính rút chân ra từ năm 68 và tới năm 69 thì bắt đầu thực hiện. Chứ không phải là do nó uống rượu Mao Đài rồi thì bỏ chơi domino. Họ không bao giờ bỏ chơi môn này cả, họ sang cà kê tại Thượng Hải, Bắc Kinh chủ yếu để soạn thảo luật chơi cho ván domino mới mà thôi. Cái vĩ đại của nhà ta cũng một phần là thể hiện ở chỗ này. Đối với họ ta là con cờ, nhưng ta đã đi được những nước đi và kết thúc ván cờ theo ý của ta, nằm ngoài ý họ. Nhưng đó là chuyện khác các bác hè.
    "Chiến thắng 1972" theo góc nhìn của ta là gì? Không ai nói là làm Mỹ cút, bác Altus ạ. Vấn đề nó sẽ cút là không phải bàn cãi, dư luận trong nước, quốc tế và thực trạng tình hình quân lực tại Việt Nam (đến năm 1972, Mỹ chỉ còn hơn 40.000 quân và chủ yếu là các đơn vị Support và Service) cũng thể hiện rõ là nó muốn rút. Cái chính là nó muốn, cùng với việc nó rút sẽ phải kéo theo điều kiện có lợi cho nó. Các hoạt động 1972 đã làm thất bại ý đồ này, của Mỹ.
    Mỹ muốn rút lui trên thế mạnh, với các điều kiện rất bất lợi cho ta. Các hoạt động 1972 không phải làm Mỹ sợ mà làm Mỹ hiểu ra rằng họ không thể thắng. Họ hiểu rằng mọi cố gắng cao nhất của họ trong "Việt Nam hoá chiến tranh" (tất nhiên là không tính bom nguyên tử) sẽ không thể đi đến một kết quả khả quan. Dây dưa ở tình thế không thể thắng, không thể chiếm ưu thế này là không thể được nữa, do vậy họ phải quyết tâm rút, mà chỉ là rút trên danh dự chứ không phải rút trên thế mạnh. Điều này thể hiện rất rõ trong hiệp định sơ bộ tháng 10/1972. Đó chính là "chiến thắng 1972 lịch sử" của ta.
    Các ý nghía phụ "nghi binh chiến lược", như em đã nói, VNCH thể hiện được rằng có thể chiến đấu được (giữ được KonTum, Bình Long, thị xã Quảng Trị) cũng làm Mỹ có phần an tâm hơn khi rút. Nếu VNCH để mất những thị xã trên, chạy một mạch về Huế hoặc Sài Gòn thì chắc dư luận trong và ngoài nước có phản đối mấy thì Mỹ vẫn cố mà lỳ ra để đỡ đòn hộ.
    Kết thúc năm 1972 đầy sôi động. Mỹ, Tàu, Nga bước vào một ván cờ domino mới. Còn ta, ta tiếp tục cuộc chiến đấu trường kỳ. Và tất nhiên, bây giờ đã trên một vận hội mới lớn lao hơn, một thời cơ mới sáng lạn hơn, rất rất nhiều.
    được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 02:38 ngày 11/07/2007
  3. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Kinh thật, toàn các chiến lược ra cao cấp bàn luận, thôi thì kệ các chiến lược ra, nhà em đầu óc tẹp nhẹp chỉ nghĩ đến những thứ bé bé tỷ dụ như chuyện cắm cái cờ. Sau đây xin giới thiệu vụ cắm cờ ở Cổ Thành Quảng Trị theo tài liệu VNCH, bác nào đọc thấy sôi máu thì nhảy vào mà chiến, bác nào cần kiểm chứng nguồn thì PM. Và bây giờ, xin được bắt đầu:
    Vào khoảng giữa tháng 7, hai đạo quân Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến đã bao vây ba mặt thành phố Quảng Trị, chỉ bỏ ngỏ một mặt tiếp giáp với sông Thạch Hãn. Lực lượng của Cộng quân đang tử thủ trong các công sự kiên cố trong thành phố Quảng Trị ước lượng chừng 2,000 người thuộc Sư Đoàn 320 Bắc Việt, thường được gọi là Sư Đoàn Thép.
    Để ngăn chận những mũi tiến quân của Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến, Cộng quân đã dùng trọng pháo để ngăn chận những mũi tiến quân của Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến. Họ cũng mang luôn cả cả xe tăng để nghinh chiến. Vào đêm ngày 2 tháng 7, Cộng quân tung một lực lượng chiến xa hùng hậu tấn công vào một cánh quân của Thủy Quân Lục Chiến và Thiết Đoàn 18. Trận đánh kéo dài qua ngày hôm sau, có 5 chiếc T-54 và 2 chiếc PTR-85 bị hạ. Một chiếc T-54 khác bị lính Thủy Quân Lục Chiến bắt sống.
    Hồi 10 giờ sáng ngày 3 tháng 7, trong khi trận chiến vẫn còn tiếp diễn, Trung Tá Lộc, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 18 trả lời cuộc phỏng vấn của các phóng viên chiến trường cho biết quân đội Việt Nam Cộng Hòa chỉ tổn thất nhẹ. Ông cũng nhận xét rằng, chiến xa của địch thiếu kinh nghiệm chiến đấu, tiến quân không có đội hình, cứ xếp hàng dọc mà tiến tới, vì vậy, không đến 30 phút, họ đã bị hạ ngay 5 chiếc T-54.
    Thành phố Quảng Trị chỉ còn là những đống tro tàn và gạch vụn, hôm nay lại một lần nữa rung chuyển vì những tiếng súng nổ không ngừng khi quân Nhảy Dù tiến vào hai mặt Bắc và Nam của thành phố. Họ tiến vào từng bước một, nhích lên từng tấc đất, thận trọng đẩy từng cánh cửa của những căn nhà không chủ, bám vào từng gốc cây bên đường phố. Người ta ước lượng còn khoảng chừng 1,000 thường dân bị kẹt lại trong thị xã này kể từ ngày Cộng quân chiếm đóng. Từ dưới những hầm trú ẩn, một số liều lĩnh chui lên tại các đường phố mà quân Nhảy Dù đã kiểm soát được. Người nào mặt mày cũng hốc hác và gầy ốm vì chỉ ăn uống cầm hơi trong mấy tháng qua.
    Những trận giao tranh kịch liệt diễn ra trong thành phố. Cộng quân được lệnh tử thủ. Có nhiều bằng chứng cho thấy viện binh của họ đang được điều động từ Lào đến. Và quân đội chánh phủ nhất quyết chiếm lại thành phố bằng bất cứ giá nào. Và buổi trưa ngày 16 tháng 7, Tiểu Đoàn 6 và Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù đã hiên ngang tiến vào trên đại lộ Lê Hanh như đi diễn hành. Một chiến sĩ Nhảy Dù dẫn đầu với lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ, có hai chiếc xe tă ng M-48 gầm gừ hộ tống đằng sau. Đến 13 giờ 30 phút, anh lính Nhảy Dù mang cờ trèo lên một cao ốc còn đứng vững giữa trung tâm thị xã, đó là trụ sở của đảng Cách Mạng Đại Việt trước đây, để treo lá quốc kỳ. Lá cờ đã tung bay trên bầu trời Quảng Trị sau 2 tháng 17 ngày vắng bóng vì địch chiếm.
    (Còn tiếp)
    Chào thân ái và quyết thắng!
  4. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    (Tiếp)
    Những chiến sĩ Nhảy Dù đã đổ nhiều máu và hy sinh nhiều mạng sống để tái chiếm thành phố Quảng Trị, thành phố ở vùng địa đầu giới tuyến, nhưng thực sự vẫn còn một phần đất ngay trong thành phố này nằm trong tay Cộng quân: đó là Cổ Thành. Một vài sử liệu cho rằng, Cổ Thành được xây lên từ thời vua Gia Long, thành xây bằng đất, chung quanh có hào sâu. Qua triều vua Minh Mạng, năm 1838, thành được phá đi và xây lại bằng gạch cao 5 mét, dày 5 mét.
    Người ta ước lượng có chừng một trung đoàn Cộng quân với lương thực và vũ khí, đạn dược đầy đủ đang ẩn sâu dưới những hầm hố, công sự rất kiên cố trong Cổ Thành. Và chung quanh tường thành, một lực lượng khác đang mai phục để ngăn chận bất cứ một sự xâm nhập nào của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tái chiếm thành phố Quảng Trị, nhưng chưa chiếm được Cổ Thành thì chưa kể là một sự chiến thắng hoàn toàn, vì ngoài mặt tâm lý còn là một sự thử thách. Cộng quân đã huênh hoang qua máy truyền tin cho rằng Cổ Thành ở trong tay chúng là nơi bất khả xâm phạm. Các chiến sĩ Nhảy Dù đang háo hức nhìn về Cổ Thành chờ lệnh.
    Và cuối cùng, họ đã đối diện với Cổ Thành. Một cái thành hoang phế, nhưng màu máu vẫn còn tươi thắm. Một cái thành đã đổ nát, nhưng trong những giờ phút sắp tới, họ sẽ đổ thêm máu nữa để chiếm lại với bất cứ giá nào, vì đó là một phần đất của miền Nam, vì đó là danh dự của một quân đội, là niềm tin của cả trăm ngàn người dân đã bỏ nhà cửa ruộng vườn thân yêu đang chờ ngày trở lại, vì đó là một cuộc so tài cho biết tay cao thấp.
    (Còn tiếp)
    Chào thân ái và quyết thắng!
  5. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Mấy cái chỗ bôi đậm là suy luận của bác, theo góc nhìn từ phía ta. Còn bọn Mỹ nó có thể nhìn nhận là trước tháng 9/72 thì VNDCCH không hề đàm phán tử tế mà toàn đưa yêu sách ''rất bất lợi'' cho Mỹ, chửi xéo mấy câu rồi giải tán. Phải đến khi xong QT rồi mới có diễn tiến thực chất. Tức là khoảng mùa thu đấy thì hai bên cùng nhượng bộ, nhưng ta thì đành giá là Mỹ nó nhượng bộ vì QT ta thắng, còn Mỹ nó đánh giá ta nhượng bộ vì QT ta thiệt hại... Lấy quả luận nhân nó đa nghĩa thế đấy.
  6. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    ..........
    Và cuối cùng, họ đã đối diện với Cổ Thành. Một cái thành hoang phế, nhưng màu máu vẫn còn tươi thắm. Một cái thành đã đổ nát, nhưng trong những giờ phút sắp tới, họ sẽ đổ thêm máu nữa để chiếm lại với bất cứ giá nào, vì đó là một phần đất của miền Nam, vì đó là danh dự của một quân đội, là niềm tin của cả trăm ngàn người dân đã bỏ nhà cửa ruộng vườn thân yêu đang chờ ngày trở lại, vì đó là một cuộc so tài cho biết tay cao thấp.
    Đọc đoạn này tưởng đang đọc báo QĐND. Hóa ra công thức tuyên truyền 2 miền giống nhau hơn mình tưởng .
    Sau đây xin giới thiệu vụ cắm cờ ở Cổ Thành Quảng Trị theo tài liệu VNCH, bác nào đọc thấy sôi máu thì nhảy vào mà chiến, bác nào cần kiểm chứng nguồn thì PM
    Cái kiểu văn này tài liệu khỉ gì, chắc lại ông Phan Nhật Nam hay mấy ông tâm lí chiến VNCH chấp bút chứ gì. Đọc mấy tài liệu loại này tưởng VNCH thiên hạ vô đối.
    Được mabun sửa chữa / chuyển vào 16:09 ngày 11/07/2007
  7. Dilac

    Dilac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Có tư liệu nói rằng việc cắm cờ lên thành cổ Quang trị của siư dù trên thực tế không thực hiện tại đó mà được phe Sài gòn dàn dựng tại một ngôi đình đổ nát của một cái làng cách thành Cổ 3km.
    Tuy nhiên thông tin ngày giờ của phe Sài gòn đã bị thông tin tình báo phía đối phương nắm được. Và thế là hai tiểu đoàn pháo 130 ly đã được đặt sẵn phần tử bắn vào đúng thời điểm đã định.
    Kết quả, người lính "diễn kịch" chết ngay tại chỗ với lá cờ rách nát. Hơn chục sĩ quan thương vong. Đám nhà báo vác ghi âm, máy quay phim được một phen chạy trối chết.
  8. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11

    Xin "cống hiến" một bài đập lại bác Maseo cho vui của vui nhà, ccũng là trả lời về cái làng của bác Dilac. Bác nào nóng mắt thì cứ chiến thẳng cánh, bác nào hỏi nguồn thì xin cứ PM:
    Trước tình hình không chiếm nổi thị xã Quảng Trị, chính quyền Sài Gòn bày trò "cắm cờ" trên toà Thành Cổ để quay phim, chụp ảnh gửi sang Hội nghị Paris hòng tung tin thất thiệt.
    Trung tuần tháng 7, đích thân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Đại tướng Cao Văn Viên bay ra Đà Nẵng lệnh cho Ngô Quang Trưởng "Bằng mọi giá phải cắm cờ lên Thành Cổ trước ngày 18 hoặc 27/7" (hai ngày các bên gặp nhau tại Paris để hội đàm).
    Để kích thích quân sỹ, Nguyễn Văn Thiệu treo giải thưởng 500.000 đồng và thăng chức, gắn bội tinh cho tập thể, chiến hữu nào cắm được cờ lên Thành Cổ.
    Ngày 16/7, hai Sư đoàn tinh nhuệ nhất của quân nguỵ chia làm nhiều mũi tấn công vào thị xã Quảng Trị chỉ cho mục đích duy nhất: cắm cờ lên Thành Cổ.
    Về phía ta, biết trước âm mưu xảo quyệt của địch, Quân Uỷ Trung ương trực tiếp chỉ thị: "Các đồng chí phải giữ được Thành Cổ bằng bất cứ giá nào. Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết: "không được để một tên địch nào lọt vào thành"".
    Cuộc chiến đấu diễn ra ở các chốt vào thị xã ngày càng ác liệt. Dẫu ngàn lần biết sự nguy hiểm nhưng quân nguỵ vẫn lao vào canh bạc đẫm máu, dù chỉ tạo một giây để chụp ảnh gửi sang Paris. Và đây là một trong những lần liều mạng xông lên cắm cờ của bọn lính dù háu ăn: Ngày 25/7/1972, theo yêu cầu của Lữ dù 2, sau 24 đợt pháo bắn dồn dập, máy bay thay nhau rải bom liên tục ở góc đông nam Thành Cổ và tiếp đó trên bầu trời bung ra những đụn khói trắng đục trùm lên trận địa của ta. Đúng vào lúc này, một toàn địch luồn lách tời gần chân thành, mấy đứa đi đầu cầm một cây sào có cờ 3 sọc. Lập tức hai phát B40 từ qóc thành phụt ra, cả tốp địch bị tiêu diệt. Tiếp theo là toán thứ 2 rồi toán thứ 3 tiến lên cũng bị hạ gục. Sau trận này, Sư dù nổi tiếng là "dày dạn chiến trận nhất" đã kiệt sức rút về tuyến sau.
    Ấy thế mà hôm đó đài phát thanh Sài Gòn phát đi phát lại tường thuật: "Quân dù mũ đỏ đã đánh tràn vào chiếm thành Quảng Trị. Họ đang chuẩn bị để ngày mai làm lễ long trọng kéo cờ trong thành cổ này". Nhưng cũng hôm đó hãng AFP đưa tin: "trong cuộc tái chiếm Quảng Trị, quân dù đã bị đánh quỵ trong những ngày chiến đấu đẫm máu. Tại đây họ chết 150 người mỗi ngày".
    Dùng vũ lực mạnh để cắm được cờ không ăn thua, địch bày trò khác: Ven thị xã chúng cho B52, pháo bầy liên tục dựng bức tường lửa. Nhưng bên trong nội thị thì yên lặng nhằm đánh lạc hướng quân ta, để cho một số quân dù và biệt kích luồn lách rình rập cắm cờ. Và cuối cùng ý đồ cắm cờ của địch đã tan thành mây khói bởi sự cảnh giác cao độ, nhận định đúng tình hình của các chiến sỹ Giải phóng quân.
    Sau những lần liều mạng không thành, địch nghĩ ra một kế: "Cắm cờ lên Thành Cổ giả" để chụp ảnh quay phim.
    Thực hiện màn kịch này, bọn cố vấn và chỉ huy nguỵ đã chọn bức tường do bom đánh đổ ở đình làng Trâm Lý (cách thành cổ 3km về phía đông) làm nơi cắm cờ.
    Sáng ngày 26/7, khi 2 chiếc máy bay trực thăng chở bọn cố vấn Mỹ, chỉ huy Sư đoàn dù và bọn phóng viên đổ xuống làng Vân Vận để sang Trâm Lý "chứng kiến" cảnh lính tiểu đoàn 5 dù trèo lên tường (tường thành đổ nát) giữa bốn bề mù mịt khói của xăng crếp và lựu đạn khói, cắm những là cờ sọc dưa để cho các phóng viên quay phim chụp ảnh thì bất ngờ pháo của ta từ các cụm giáng cho một trận thất điên bát đảo, làm cho bọn cố vấn Mỹ và chỉ huy nguỵ, phóng viên tháo chạy bán sống bán chết. Cũng từ đó chấm dứt cái trò đánh lừa dư luận và che dấu thất bại của mình bằng cách cắm cờ lên Thành Cổ của Mỹ-Nguỵ.
  9. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Đó không phải suy nghĩ của em, mà là thực tế của các hoạt động quân sự, ngoại giao 1972. Bác đồng ý với em rằng Mỹ họ muốn rút, nhưng là rút trên thế mạnh, tức là với những điều kiện tương ứng kèm theo về phía ta mà có lợi cho họ, đúng không ạ? Họ không làm tất cả, chiến thắng chỉ để kéo ta vào bàn đám phán rồi nhượng bộ những điều tiên quyết đi đến kết quả có lợi cho ta. Mỹ nói: Việt Nam thất bại trên chiến trường nên bắt buộc phải ngồi vào bàn đàm phán, Mỹ thắng Việt nam trên chiến trường nên bắt Việt Nam phải ngồi vào bàn đàm phán. Để rồi Mỹ phải chịu từ bỏ yêu sách tiên quyết với Việt Nam (mà họ thừa hiểu, chiếu theo đó, VNCH coi như đã bị kết liễu), vậy thực chất, ta thua hay ta thắng? Sau 1972, thực tế là họ chỉ giải quyết được duy nhất một việc thôi, đó là rút lui trên danh dự.
    Theo bác, góc nhìn của Mỹ là như thế nào? Mỹ họ có đàm phán tử tế không hay toàn đưa yêu sách "rất bất lợi" cho ta, thẳng thằng bác bỏ nhượng bộ, chửi xéo mấy câu rồi la lên rằng ta cố tình phá hoà đàm. Trước 1972, hoàn toàn là như vậy. Khi cả hai bên đều không chịu nhượng bộ mà chỉ lên gân lên cốt trước đối phương thì khó có thể nói ai là kẻ phá hoại thực chất. Chúng ta đều hiểu, ai cũng muốn đàm phán nhưng phải là trên thế mạnh cả và chiến trường quyết định nghị trường.
    được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 19:13 ngày 11/07/2007
  10. sebastianofrey

    sebastianofrey Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Bác voquoctuan cho cái nguồn của bài nói về vụ cắm cờ cổ thành lởm với ạ. Thanks bác

Chia sẻ trang này