1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi sauthamdam, 13/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    (tiếp theo: đây chính là đối chứng cho bác Tuấn, đánh đêm nên VNCH ghi là ngày 24 chứ ko phải 25 như ta)
    Buổi chiều ngày 24 tháng 7 năm 1972, khi chiếc phản lực cuối cùng rời vùng oanh kích trở về căn cứ, là lúc hoàng hôn cũng vừa phủ xuống trên Cổ Thành và cả một vùng hoang tàn đổ nát chung quanh. Tiếng súng thưa thớt rồi im hẳn, làm cho chiến trường bỗng nhiên chìm vào một khung cảnh tĩnh mịch trong bóng đêm. Nhưng chính trong những giây phút tưởng như người chiến sĩ có thể gác súng nghỉ ngơi được giây lát sau một ngày dài nhích lên từng tấc đất dưới bom đạn, mồ hôi và máu, thì thật ra đây là khoảng thời gian nguy hiểm nhất. Lệnh không được khai hỏa ban đêm, sợ lộ mục tiêu mà bị địch phục kích cũng biết điều đó nên thường hay bò đến đánh đặc công. Bởi vậy, khi bóng đêm phủ xuống, đó là thời gian "thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ."
    Nhưng buổi chiều hôm nay, khi màn đêm vừa buông xuống, một kế hoạch táo bạo của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù bắt đầu khai diễn. Tám người lính Nhảy Dù trong toán Quyết Tử đã biết rõ công tác của họ đêm nay. Cũng như họ đã biết rất rõ lộ trình mà họ sẽ vượt qua, một đoạn đường ngắn chỉ chừng 300 thước, đoạn đường từ điểm xuất phát đến chân bờ thành. Một đoạn đường mà đã hơn hai tuần nay, ngày nào họ cũng đổ mồ hôi và máu để thâu ngắn lại, nhưng mà bờ tường của ngôi thành cổ kia hình như vẫn còn xa.
    Cái khoảng trống rộng có 300 thước đó là vòng đai của tử thần. Một màn lưới hỏa lực dày đặc bao phủ vòng đai này, khiến cho người ta có cảm tưởng nếu có một con thỏ từ ngoài này chạy vào, nó sẽ trúng đạn trước khi đến dưới bờ thành. Lại thêm những toán đặc công của Cộng quân "độn thổ" chung quanh và bên ngoài bờ thành là những chốt ngăn chận bất cứ một lực lượng nào mưu toan xâm nhập. Khi được giao phó cho nhiệm vụ tái chiếm Quảng Trị, lực lượng Nhảy Dù đã chuẩn bị sẵn một lá cờ để dựng trên Cổ Thành. Lá cờ đó, bất cứ giá nào cũng phải dựng lên. Và đó là công tác của toán đặc nhiệm Nhảy Dù đêm nay.
    (còn tiếp)
    Chào thân ái và quyết thắng!
  2. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    (tiếp)
    Tại điểm xuất phát, toán Quyết Tử đã sẵn sàng. Binh Nhất Trần Tâm được cử làm trưởng toán. Binh Nhất Hồ Khang được chỉ định giữ lá cờ và sẽ cắm lá cờ trên Cổ Thành. Rồi trong bóng đêm, tám người lính Nhảy Dù lặng lẽ khởi hành. Sau lưng họ, những cấp chỉ huy, những bạn đồng đội dõi mắt nhìn theo, gửi gắm nơi họ một niềm hy vọng. Tám người chiến sĩ ra đi với một lòng quyết tử. Họ ra đi như Kinh Kha ngày trước. Sông Dịch Thủy Nhảy Dù có rộng nhưng vẫn dễ qua hơn 300 thước đất trống trước mặt. Chín bậc thềm rồng của Tần vương tuy có cao nhưng dễ lên hơn 5 thước tường của ngôi thành cổ.
    Tám người mất hút vào bóng đêm rất nhanh. Những người đằng sau dõi mắt trông chờ. Họ chỉ mong khung cảnh đêm nay vẫn tiếp tục yên tĩnh như trong giây phút này. Đối với những người đang chờ đợi, thời gian như ngừng lạị Không có tiếng người, không có tiếng súng, không có hỏa châu, chỉ có tiếng côn trùng từ những đồng ruộng chung quanh vọng lên làm cho đêm trở nên hiền hoà như một đêm thanh bình của những ngày chưa xảy ra chiến trận tại đâỵ Trong bóng đêm dày đặc, các đồng đội của những người ra đi không thấy được gì hơn là bóng đen sừng sững của ngôi cổ thành vươn lên giữa khung trời còn chút ánh sáng mờ mờ. Họ đếm từng giây từng phút, họ lắng tai nghe từng tiếng động. Chưa có tiếng súng là toán Quyết Tử của Nhảy Dù chưa chạm địch. Nhưng nếu hỏi giờ này họ đã tiến vào đến đâu rồi, thì không ai có thể trả lời được. Có thể 50 thước, 100 thước, cũng có thể đã đến dưới chân tường hoặc có thể đã bị địch bắt sống, bị thanh toán bằng cận chiến một cách âm thầm để gài cho toán khác tiếp tục tiến vào.
    Và họ chỉ biết chờ đợị Thời gian trôi qua. Rồi trong bóng đêm, ngay hướng của toán tám người vừa tiến vào, trên mặt thành, một bóng đen đột nhiên nhô lên giữa bầu trời, bay bay theo chiều gió. Từ ngoài xa, một người tinh mắt nhìn thấy và la lên:
    - Lá cờ.
    Cùng lúc đó, trong sự tĩnh mịch của đêm trên chiến địa, bên tai của những người đang ghìm súng chờ nhau bỗng nghe một tiếng hô dõng dạc từ trên bờ thành vang dội:
    - Nhảy Nhảy Dù cố gắng. Nhảy Nhảy Dù chiến thắng. Việt Nam Cộng Hòa muôn năm!
    Tiếng hô ***g lộng trong đêm khuya và vang dội cả Cổ Thành.
    Khi những người lính Nhảy Dù đầu tiên đặt chân được trên mặt thành để dựng cờ, một tai nạn thảm khốc xảy ra, ngay trước mắt Trung Tá Hiếu đang đứng theo dõi trận đánh: hai phi tuần của ta, không biết vì một sự lầm lẫn nào, đang chúi xuống trút bom ngay trên đầu Đại Đội 51. Trung Tá Hiếu nhìn thấy rõ ràng, nhưng làm sao ngăn kịp. Ông nghe tiếng của Đại Úy Sĩ la thất thanh trên máy. Rồi bom nổ. Đại ội 51 Nhảy Dù gần như tan nát.
  3. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Ngày 27 tháng 7 năm 1972, lực lượng Nhảy Dù được lệnh bàn giao Cổ Thành lại cho Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Sự thay đổi nhiệm vụ đột ngột này làm cho một số người thắc mắc. Sau này tôi có hỏi Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tướng Trưởng xác nhận rằng, việc điều động là do tình hình của chiến trường. Lúc bấy giờ áp lực của Cộng quân ở vùng núi rất nặng nề. Ông đã hội ý với các vị Tư Lệnh của các lực lượng và cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định. Có lẽ Tướng Trưởng muốn ám chỉ lúc đó, những tin tức tình báo cho thấy Cộng quân đang điều động viện binh từ Lào qua. Lực lượng này có thể là toàn bộ Sư Ðoàn 316 và hai trung đoàn thuộc Sư Ðoàn 312 đã rút khỏi Lào hiện đang ẩn nấp giữa vùng biên giới Lào-Việt và có thể tham chiến tại Quảng Trị bất cứ lúc nào. Cuộc bàn giao vùng trch nhiệm giữa hai lực lượng Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến hoàn tất vào ngày 28 tháng 7.
    Một cố vấn Mỹ của Thủy Quân Lục Chiến đã tuyên bố với báo chí:
    - Trận Quảng Trị mới bắt đầu.
    Đó có nghĩa là từ giờ phút này, những chiến sĩ Mũ Xanh sẽ "trầy vi, tróc vảy" để dứt từng chốt một của địch đang cố thủ trên đường tiến vào Cổ Thành. Những người quan tâm đến trận chiến này đều cùng chung một nhận định: Cổ Thành chỉ có thể tái chiếm khi quân ta khóa được họng pháo của địch, cắt đứt đường tiếp tế từ Bắc vào và không lực phải yểm trợ tối đa cho các lực lượng trên bộ.
    (Còn tiếp)
    Chào thân ái và quyết thắng!
  4. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Đàm phán ai chẳng thế bác. Ông Kít đầu có mấy tấn sỏi thì cũng không quyết được các vấn đề như "quân miền Bắc", công nhận MTGP hay phế truất chính quyền Thiệu. Cái chính là không phải là cứ ôm một mớ chỉ thị đó rồi sang Paris vứt vào mặt nó rồi ngồi trơ ra đấy mà trong quá trình đàm phán đường dây liên lạc nối với nhà không bao giờ cắt đứt, mỗi động thái mới và tiến triển mới đều có sự theo dõi kỹ. Những biến chuyển mới đều được nắm bắt ngay và chuyển về nhà để nhà đề ra hướng đi mới phù hợp. Paris chỉ là nơi múa võ đi quyền cho bà con xem còn thì thắng thua vẫn được quyết định tại Hà Nội và Wasington.
    Chuyện cắm cờ bác kể, em thấy hơi lạ, muốn cắm cờ thì phải cắm ban ngày, chứ cắm ban đêm thì được cái quái gì nhỉ?
    Được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 17:27 ngày 12/07/2007
  5. kemetmoi

    kemetmoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    393
    Hích! Bây giờ thì em có thể thông cảm với bác Tuất
  6. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    @ chú má sẹo: Anh ví dụ việc mua thịt là chỉ để bác altus hiểu một vấn đề là cả 2 bên ta và Mỹ cùng nhượng bộ nhau, khác biệt là ở chỗ ta nhượng bộ về những điều không cơ bản còn Mỹ phải nhượng bộ về những thứ mà Mỹ và VNCH sợ nhất, không muốn nhất! Đấy chính là cái thắng cơ bản của QT72 và trận ĐBP trên không!
    @ chú new và bác altus: Ví dụ của bác altus về tỉ lệ % rõ ràng làm cho người đọc dễ bị hiểu lầm! Thanks chú new đã giải thích rõ ý của tớ!
  7. Raisomoon

    Raisomoon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Bài viết:
    1.942
    Đã được thích:
    1
    Các bác ơi, em xin lỗi, nhưng em tưởng trong box này thì không nên post tiểu thuyết rẻ tiền chứ nhỉ. Chả biết nguồn bác Sèo lấy ở đâu chứ đọc cứ như là điếu văn, sến quá.
    - Như bác gì đã nói đưa 8 chú lính vô cắm cờ vào ban đêm rồi đàng nào cũng tiễn lên bàn thờ ngồi thì làm làm cái giề??? Cách tốt hơn là để 1 ông nhà văn 3 xu ngồi ở thành phố uống cafe sáng tác hay hơn(như mấy đoạn văn xuôi vừa rồi í)
    - Cắm cờ xong rùi hô toáng lên mấy câu gì gì đó rồi để bị thịt luôn là để giải quyết vấn đề tinh thần cho ai? Nhất là ko có phóng viên ở đấy
    - Thêm 1 điều vô lý nữa là mấy chú lính cộng hoà làm hầm chữ A rồi gọi pháo dập em nghe cứ điêu điêu. Việc này chỉ nên làm khi họ là quân phòng thủ và có điều kiện công sự tốt hơn đối phương chứ nhỉ.
    Hài vãi, cám ơn bác Séo cho em được khi đọc bài bác.
  8. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Vâng ạ, tôi cũng đồng ý cái đánh giá này ạ. Tôi chỉ xin bảo lưu ý kiến là cái quan hệ ''đấy chính là'' giữa kết quả của QT và diễn biến trên bàn hội nghị nó không hiển nhiên tới mức có thể khẳng định vì QT mà Mỹ thấy phá sản VN hóa, hết cửa rồi nên hạ giọng mà rút. QT có thể là một nhân tố nhưng còn nhiều nhân tố nữa, như tình hình chính trị Mỹ chẳng hạn, mà có thể có ý nghĩa với Mỹ nhiều hơn QT.
    Túm lại tôi nghĩ có thê nhìn nhận là ta đặt ra mục tiêu QT là 100, đạt được 70, ta nói vì có 70 ấy mà Mỹ nó lùi từ 90 xuống 40. Mỹ nó nói vì thiếu 100-70=30 nên VN lùi từ 90 xuống 60.
    Bác vo_quoc_tuan: Trong ''Thư vào Nam'', ông Lê Đức Thọ có nói chuyện đòi Thiệu ra đi không phải là chiêu đòn gió mà là 1 trong 2 mục tiêu chính của ta (tất nhiên mục tiêu không rút quân quan trọng hơn). Do tình hình cụ thể tháng 10/72 (gồm cả quân sự, chính trị, tình hình thế giới...) mà ta phải gác nó lại. Hồi 12/71 hoàn toàn chưa có chủ trương này đâu, kiên quyết đòi Thiệu phải đi kia.
  9. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Thì ko cắm đưọc cờ ở thành cổ nên mới có vụ cắm cờ ở thành cổ giả (nhà thờ trầm lý).
    Ở đó, mấy anh diễn viên luyện lúc sáng sớm truớc đầy đủ văn võ bá quan, truyền thông. Nhưng do chửa có nắng, cờ ba que ko đưọc phất phới đẹp đẽ nên đạo diễn chửa cho bấm máy.
    Đến lúc có nắng lên đảm bảo tỏ rõ đưọc uy hùng của quân lực cuốc ra thì anh đạo diễn mới cho bấm máy.
    Lúc đó thì đạn pháo và cối của QGP rơi xuống, mỗi lúc một nhiều.
    Thế là mạnh ai nấy chạy. Tiếc của giời, giả sử thằng đạo diễn lúc đó ăn chắc cứ cho quay ko cần nắng + bài diễn văn hoành tráng thì bây giờ anh em mình có khi đuợc xem phim xiếc + hề của mấy anh cuốc ra trên mạng
    Tiếc thay
  10. AqTao

    AqTao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    ---------------------
    Thì đọc cái truyện này cũng đã hài vãi rồi. Nghe như truyện kiếm hiệp 3 xu ấy. Đúng là lâm li bi đát thật. Mà nhà ta có bao giờ phải treo tiền thưởng và lên lon để lính đi làm nhiệm vụ đặc biệt không nhể. Thế mà mấy chú ngụy cũng kể bô bô, Nhục!!!!!!
    Còn về truyện đàm phán. Các bác tham khảo thêm về cuốn tổng tập các cuộc đàn phán Paris của LĐT và Kis (không nhớ chính xác tên sách). Trong này có nói cả về các cuộc bí mật nữa. Hình như đang có bán ở Nhà sách Tiền phong phố Nguyễn Thái Học đấy, nó được đặt ở ngay chỗ ô kính quay ra mặt đường.

Chia sẻ trang này