1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi sauthamdam, 13/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Không biết cái hầm chữ A của các chú Nhảy Dù này có giống hầm chữ A tránh bom của miền Bắc không nhỉ.
  2. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    (tiếp "tiểu thuyết rẻ tiền" :D)
    Và trận chiến lại tiếp diễn.
    Lực lượng Thủy Quân Lục Chiến dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Ngô Văn Định, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 258 bắt đầu đếm từng tấc đất tiến lên được, từng đồng đội đã gục ngã và từng viên gạch trên tường Cổ Thành rơi xuống vì sức công phá của quân ta. Trận chiến không phải chỉ trong một giờ, một ngày hay một tháng. Trận chiến tiếp diễn không ngừng. Tiếng súng không một giây phút nào dứt. Ta và địch, dành nhau từng tấc đất. Trên bầu trời của thành phố Quảng Trị, không bao giờ vắng bóng những chiếc phản lực cơ gầm thét, phóng lên, nhào xuống để trút hàng tấn bom đạn. Khắp cả một vùng, không có một thước đất nào là không có dấu vết của sự tàn phá. Nhà cửa, phố xá hoang tàn. Chỉ còn Cổ Thành là vẫn đứng vững. Và cuộc chiến vẫn tiếp diễn... Rồi 80 ngày trôi qua. Đã bao nhiêu bom đạn trút xuống, đã bao nhiêu chiến sĩ Thủy Quân LụcChiến hy sinh, mà điểm tiến đến gần nhất cũng còn cách bờ thành 200 thước.
    Cuối cùng, một kế hoạch mới được thực hiện: muốn nắm được cái đầu rắn trong Cổ Thành thì phải đập cái đuôi rắn bên kia bờ Bắc của sông Thạch Hãn. Không Quân và Pháo Binh được giao cho nhiệm vụ khóa họng những khẩu pháo của địch trong một thời gian đủ để cho lực lượng Thủy Quân Lục Chiến xung phong tràn lên mặt thành đánh cận chiến bằng lựu đạn và súng M-79 với địch. Kế hoạch này đã có kết quả.
    Và một ngày giữa tháng 9, ngày 14 tháng 9 năm 1972, Tướng Bùi Thế Lân, Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến, tuyên bố với phóng viên báo chí tại chiến trường:
    - Tôi tin tưởng rằng, trong vài hôm nữa, ngọn cờ vàng ba sọc đỏ sẽ tung bay trên Cổ Thành Quảng Trị.
    Và ông mời các phóng viên lúc đó sẽ cùng ông vào Cổ Thành nhậu ly rượu đế để mừng chiến thắng. Chỉ vài hôm nữa. Nghe thật đơn giản và quá dễ dàng. Nhưng muốn uống ly rượu đế của Tướng Lân, hãy nghe tin điện của phóng viên AFP đang có mặt ở Cổ Thành mô tả: "Thật là một cảnh địa ngục trần gian. Ác chiến diễn tiến không ngừng một giâỵ Trong tiếng đạn đại bác, tiếng bom oanh tạc của Không Quân và những tràng đạn súng tự động là những tiếng la xung phong. Quang cảnh đổ nát điêu tàn."
  3. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Phóng viên người Ý, Ennio Iacobucci, là phóng viên cuối cùng rời Quảng Trị, chỉ vài giờ trước khi các lực lượng của miền Nam di tản khỏi thành phố này hồi tháng 5 vừa qua, và ông cũng là phóng viên ngoại quốc đầu tiên leo lên Cổ Thành, ngay nơi Thủy Quân Lục Chiến và Cộng quân đang giao tranh ác liệt.
    Trong thời điểm quyết liệt đó, một trận đánh táo bạo và thần tốc ngay buổi sáng ngày 14 tháng 9. Những chiến sĩ của Tiểu Ðoàn 3 và Tiểu Đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến dùng lựu đạn và chĩa nòng súng lớn trực xạ vào các công sự phòng thủ của Cộng quân để tiến chiếm thêm một phần tường phía Nam Cổ Thành. Cuộc tấn công bất ngờ này có sự yểm trợ của 5 chiến xa M-48 của Thiết Đoàn 20. Những chiến xa M-48 đã tiến sát tường thành, bắn đại bác lên đầu các công sự, bắt địch quân phải nằm im dưới hầm, trong lúc đó, Thủy Quân Lục Chiến bò lên tung lựu đạn và bắn trực xạ vào các nơi ẩn núp của Cộng quân.
    Khi tiếng súng từ dưới những hầm của địch quân đã im bặt, toán Thủy Quân Lục Chiến đứng thẳng lên reo hò vì đã chiếm xong một đoạn tường thành nữa. Phóng viên của UPI là Ted Kurrus đã leo lên tường thành cùng một lúc với toán 50 Thủy Quân Lục Chiến dự cuộc tấn công này tường thuật: "Khoảng 250 thước tường thành, tức là phân nửa vòng thành phía Nam đã nằm trong tay của Thủy Quân Lục Chiến."
    Trên mặt một đoạn thành khác, một lực lượng Thủy Quân Lục Chiến bố trí để yểm trợ cho một lực lượng bạn đã vào trong thành từ mấy hôm trước, nay tiếp tục tiến lên một cách thận trọng từng bước. Cộng quân vẫn tiếp tục bắn súng cối và đại bác không giật vào các lực lượng đang xâm nhập Cổ Thành. Những phản lực cơ của Không Quân ta trả đũa không ngừng, cố gắng khóa họng các khẩu pháo này để tránh thiệt hại cho quân bạn. Có những lúc các chiến sĩ Mũ Xanh mạo hiểm, chấp nhận cho dội bom sát bên cạnh, chỉ cách vài chục thước, để mong sớm dứt điểm chiến trường.
  4. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    (Tiếp theo và hết)
    Có lẽ còn chừng 500 Cộng quân bị vây hãm trong thành nên tiếp tục kháng cự. Các đơn vị của ta đã bố trí sẵn sàng ở mặt Tây và Đông của thành phố Quảng Trị để ngăn không cho địch rút lui. Địch quân bị tiêu diệt dần dần, cuối cùng phải phân tán thành từng toán chống cự nhỏ rải rác trong các công sự. Nhưng pháo kích vẫn còn tiếp tục, từ phía bên bờ Bắc sông Thạch Hãn.
    Cho đến ngày 15 tháng 9, đại quân của ta từ ba mặt kéo vào, hoàn tất cuộc tái chiếm Cổ Thành lúc 5 giờ 15 phút. Cùng trong ngày, mặc dù Cộng quân vẫn còn bắn sẻ và pháo đạn súng cối vào liên tục và trời thì đang mưa bão, nhưng Thủy Quân Lục Chiến vẫn làm lễ dựng lại quốc kỳ trên Cổ Thành Quảng Trị. Lá cờ mà toàn thể người dân miền Nam đã bao ngày mong đợi. Lá cờ mà máu của bao nhiêu chiến sĩ đã đổ xuống để dựng lại ngày hôm nay.
    Một tiểu đội Thủy Quân Lục Chiến, quần áo đầy đất bụi, mệt nhọc sau những ngày kịch chiến, đã buộc lá cờ màu vàng ba sọc đỏ lên một cây cột cao chừng 7 thước và cắm trên đỉnh tường về phía Tây của Cổ Thành. Gió bão thổi lá cờ bay phần phật một cách oai hùng và ngạo nghễ giữa cảnh chiến trường chưa im tiếng súng. Chéo dưới của lá quốc kỳ có gắn dây biểu chương hai màu xanh và vàng của Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, là lực lượng đã chiến đấu suốt thời gian qua để chiếm lại Cổ Thành.
    Phóng viên Ted Kurrus của hãng thông tấn UPI, chứng kiến cảnh dựng cờ trên Cổ Thành Quảng Trị đã cho rằng thật hùng tráng không khác gì cảnh dựng cờ của quân đội Mỹ trên đảo Iwo Jima hồi Đệ Nhị Thế Chiến.
    (Hình tự cất sau 24h, bác nào muốn xem PM)
    Chào thân ái và quyết thắng!
    Được maseo sửa chữa / chuyển vào 11:45 ngày 14/07/2007
  5. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Vâng ạ, tôi cũng đồng ý cái đánh giá này ạ. Tôi chỉ xin bảo lưu ý kiến là cái quan hệ ''''đấy chính là'''' giữa kết quả của QT và diễn biến trên bàn hội nghị nó không hiển nhiên tới mức có thể khẳng định vì QT mà Mỹ thấy phá sản VN hóa, hết cửa rồi nên hạ giọng mà rút. QT có thể là một nhân tố nhưng còn nhiều nhân tố nữa, như tình hình chính trị Mỹ chẳng hạn, mà có thể có ý nghĩa với Mỹ nhiều hơn QT.
    ---------------------------------------------------------------------------------
    Hì..., nhưng khổ nỗi là cái "tình hình chính trị Mỹ" ấy trong suốt thời kỳ KCCM nó lại bám rất sát với tình hình chiến trường, bác altus ạ! Cả con lừa lẫn con voi đều bám lấy cái mà họ gọi là "cơ hội hòa bình cho VN" để mà tranh phiếu với nhau, dân Mỹ biểu tình cũng vì Vi-xi đánh hay đàm, người Mỹ tự nhiên sùng bái một ban nhạc Anh (Beatles) cũng vì John Lennon sáng tác toàn bài phản chiến...Tóm lại, cái vàng vàng ở trên chỉ là hệ quả của những Ấp Bắc, Mậu Thân hay Quảng Trị mà thôi!
  6. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Hờ hờ nhưng mà tôi cũng có thể nhìn nhận cái quan hệ đấy không phải là một chiều mà là hai chiều, tức là thời điểm mở chiến dịch lớn của ta (72, hay 68) toàn nhằm vào lúc bên Mỹ nó sắp bầu cử tổng thống chẳng hạn. Ngoài ra bác mang ảnh hưởng của cả một quá trình oánh nhau từ 64 đến 72 đến cả một quá trình phản chiến chừng ấy năm bên Mỹ để củng cố cho một tiêu điểm là quan hệ trực tiếp chiến dịch QT với chính trường Mỹ nửa sau năm 72 (chẳng hạn) thì tôi nghĩ rót ''sơn pháo'' hơi xa. Chính QT đã tiếp đạn cho phe diều hâu bên Mỹ trong tranh cử, vì ''Bắc Việt đã hiện nguyên hình mang quân vượt giới tuyến rồi nhá'', trước 72 rất nhiều nhóm trong phong trào phản chiến bên Mỹ tin tưởng QGP không liên quan gì nhiều đến MB, sau 72 thì chả nhóm nào nói vậy nữa.
    Nói vui ngoài lề chứ đến tận bây giờ vẫn còn có ông giáo sư sử trước tham gia phong trào phản chiến viết bài trên hnn.us nói là Trung Ương Cục Miền Nam chưa bao giờ tồn tại, chỉ là sản phẩm tuyên truyền của phe diều hâu thôi đấy! Tôi đưa cả link BKQS VN (wiki thì không nói làm gì rồi) cho ông ý, ông ý bảo vẫn không tin được!
  7. dbp

    dbp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Bác Đoàn hạ thấp Beatles thế! Các đ/c ấy được ưa thích vì bài hát của các đ/c ấy hay, chứ không phải vì phản chiến. Có cả nghìn ban nhạc phản chiến nhưng The Beatles thì chỉ có một.
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Hờ hờ nhưng mà tôi cũng có thể nhìn nhận cái quan hệ đấy không phải là một chiều mà là hai chiều, tức là thời điểm mở chiến dịch lớn của ta (72, hay 68) toàn nhằm vào lúc bên Mỹ nó sắp bầu cử tổng thống chẳng hạn.
    => Nhất trí với đoạn này của bác altus. Thực tế là cứ khi chuẩn bị bầu bán ở bển là mấy ông QGP nện nhau nhiệt tình. Từ 64, 68 đến 72. Chính vì học theo cái quy luật: Năm bầu cử ở bển thì GQP mới đánh mạnh nên bác Thiệu "chuột" (Mr Thiệu tuổi tý nhá, mấy cái tý liền nhau-ngày giờ tháng năm gì gì đó) không ngờ bị năm mèo (75) nó thịt cho gần chết, chạy toé khói.
  9. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Hờ hờ nhưng mà tôi cũng có thể nhìn nhận cái quan hệ đấy không phải là một chiều mà là hai chiều, tức là thời điểm mở chiến dịch lớn của ta (72, hay 68) toàn nhằm vào lúc bên Mỹ nó sắp bầu cử tổng thống chẳng hạn. Ngoài ra bác mang ảnh hưởng của cả một quá trình oánh nhau từ 64 đến 72 đến cả một quá trình phản chiến chừng ấy năm bên Mỹ để củng cố cho một tiêu điểm là quan hệ trực tiếp chiến dịch QT với chính trường Mỹ nửa sau năm 72 (chẳng hạn) thì tôi nghĩ rót ''''sơn pháo'''' hơi xa.
    ----------------------------------------------------------------------------------
    Ta toàn mở chiến dịch lớn vào năm bầu cử Mỹ là chiến lược của ta, cái này thì nhiều người nói rồi, mục đích của nó là để "đánh" vào cử tri Mỹ-những người không muốn con em họ bị chết, bị què cụt ở một nơi cách nửa vòng trái đất. Đấy là kết hợp giữa quân sự với chính trị, với ngoại giao! Thế là ta khôn đấy chứ, đúng như ý Bác là "Đánh cho Mỹ cút.." thôi!
    Còn việc gắn QT với bầu cử Mỹ thì khi tớ viết ở bài trên là chỉ muốn ví dụ về cái mà bác gọi là "chính trị Mỹ" thôi, bác cứ chẻ câu chữ ra thế thì khó quá! Mặc dù vậy, ý nghĩa chiến lược của QT (nói QT là đại diện cho cả đợt 72 đấy nhé!) tác động trực tiếp vào những người Mỹ (đặc biệt là các ông nghị-người trực tiếp duyệt chi ngân sách cho cuộc chiến, duyệt chi viện trợ quân sự cho VNCH) thì không thể bảo là không được! Mà này, "sơn pháo" của tớ là loại 130mm nên bắn xa là đương nhiên rồi!
    Chính QT đã tiếp đạn cho phe diều hâu bên Mỹ trong tranh cử, vì ''''Bắc Việt đã hiện nguyên hình mang quân vượt giới tuyến rồi nhá'''', trước 72 rất nhiều nhóm trong phong trào phản chiến bên Mỹ tin tưởng QGP không liên quan gì nhiều đến MB, sau 72 thì chả nhóm nào nói vậy nữa.
    -----------------------------------------------------------------------------------
    Thế hả bác? Vậy mà tớ tưởng Tổng Ních thắng cử là nhờ hứa sẽ "đem lại hòa bình", sẽ "tìm ra ánh sáng cuối con đường hầm" chứ?
  10. dbp

    dbp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Nixon thắng cử nhờ đem lại "hoà bình trong danh dự" bác Đoàn ạ - có nghĩa là rút quân nhưng trong thắng lợi. Tâm lý dân Mỹ là thế, và Nixon làm cho dân Mỹ hiểu rằng mục đích đó đã đạt được.

Chia sẻ trang này