1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi sauthamdam, 13/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Chiến dịch tiến công QT kết thúc vào ngày 26/6/1972.
    Sau đó chiến sự dai dẳng nhưng không nằm trong chiến dịch tiến công QT 1972.
  2. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Bác có nhầm lẫn một chút. Nếu nói về mặt chiếm thành giữ đất thì ta thắng. Quyết tâm của ta trong chiến dịch này tất nhiên là cao hơn. Nhưng trên thực tế chiến trường, tại Quảng Trị, ta giải phóng được từ Cửa Tùng cho đến Thị xã Quảng trị và tiến xuống phía nam được độ chục km nữa. Trận phòng ngự thị xã Quảng trị kết thúc vào giữa tháng 9 bằng việc ta phải rút lui khỏi đây nhưng địch với sự chi viện của không quân và hải quân Mỹ cũng vẫn bị thiệt hại lớn và không còn sức lực tái chiếm những gì đã mất trong từ tháng 4. Đỉnh cao là cuộc phản kích vào Cửa Việt thất bại. Nói một cách hình tượng, địch mất 10 thì mới chiếm lại được 1,5. Sở dĩ Thành Cổ được nhắc đến nhiều là do tính chất ác liệt biến thành huyền thoại và là quyết tâm thực tế chiến trường cao nhất với các bên trong giai đoạn quan trọng của chiến dịch. Ta mất thị xã Quảng Trị không đồng nghĩa với việc địch giành lại được tất cả, bác chú ý cho em điểm này.
    Không rõ sách lịch sử chính thống (sách giáo khoa?) nói thế nào. Nếu nói đánh để đàm thì em thấy thực tế như vậy là đạt yêu cầu, do:
    1. Giành được đất.
    2. Đánh bại chủ trương "người Việt hoả lực Mỹ". Người Mỹ đã thấy rằng sự can dự trực tiếp của họ không thể dẫn tới một vị thế thượng phong. Đây mới là yếu tố quyết định đến Hội nghị Paris.
    3. Địch tái chiếm được thị xã Quảng Trị cũng không hẳn là không có lợi cho ta. Qua đây, Mỹ có thể tạm yên tâm rằng VNCH có khả năng "giữ được", có khả năng "duy trì" cuộc chiến một khi họ rút đi.
    4. Thực hành và thể hiện khả năng tấn công và phòng thủ hợp đồng binh chủng qui mô lớn.
    Tại Quảng trị sở dĩ ta đánh cuốn chiếu là do hình thái chiến trường nó phù hợp. Dựa trên cơ sở đó, quyết tâm chiến dịch cũng ở hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên chứ không phải là cứ thế cuốn cuốn cuốn đến tận Sài Gòn. Thứ nhất, đó là cái cách thiển cận nhất. Thứ nhì, nhà ta với truyền thống lấy ít đánh nhiều không có khả năng chơi bài đó. Nói chung, chiến lược ở Quảng Trị và Buôn Ma Thuột là hoàn toàn khác nhau. Hướng Quảng Trị là một hướng tiến công mang tính cục bộ và chắc chắn là như vậy. Buôn Ma Thuột là hướng tiến công mang tính chất dứt điểm. Không thể so sánh cách chọn hướng mở đầu một chiến dịch mang tính dứt điểm với một chiến dịch mang tính chiến lược cục bộ được.
  3. brucelee1306

    brucelee1306 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    640
    Đã được thích:
    0
    Bác nói cũng có phần đúng. Theo em về trận Thành Cổ, thực sự về mặt chiến lược ta đã thắng địch, gây thiệt hại lớn cho quân đội VNCH, làm quân đội VNCH trở nên kệt sức và cho Mỹ thấy được sức mạnh vô cùng kiên cường của ta, và cho thấy sự yếu kém hơn hẳn của quân đội VNCH, mặc dù có hỏa lực Mỹ yểm trợ nhưng VNCH phải chịu thiệt hại to lớn mà chiếm lại ko được bao nhiêu đất đã mất, để từ đó Mỹ hiểu rằng ko thể thắng bằng chiến lược VNHCT,làm cho ý chí của Mỹ sụp đổ, người ta nói " Đánh thắng người ta ko bằng đánh gục ý chí của họ"! Chiếm được thành Cổ, quân đội VNCH cũng ko có lợi gì, 1 ngôi thành tan hoang, ko 1 bóng người, có thể nói chỉ chiếm được 1 bãi tha ma, ko thể sử dụng để làm nơi củng cố lực lượng hay sản xuất tăng cường quân số được, chiếm được Cổ Thành là VNCH bị "lỗ" hoàn toàn! Tuy nhiên cũng nên nói rằng về mặt quân sự thì cuộc tấn công chiến lược năm 72 của ta là chưa thành công!
  4. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Là "chỗ quen biết lâu năm" nên tôi mới nói, cứ đà suy nghĩ như thế này, bác ngày càng giống bác Tin đó.
  5. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Chính bác Lê Trọng Tấn sau này đã từng nói từ đợt 3 chiến dịch QT ta đã thất bại (không đạt đuợc mục tiêu), có sai lầm từ cấp chiến luợc đến cấp chiến dịch.
  6. brucelee1306

    brucelee1306 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    640
    Đã được thích:
    0
    Sai lầm đó là do biết tiến mà ko biết lùi, khi đã chiếm được Quảng Trị thì lại ko lo xây dựng hàng rào phòng ngự để đề phòng địch phản công chiếm lại mà lại quá ham đánh, tiến đến sát bờ sông Mỹ Chánh để chuẩn bị tấn công vào Huế, trong khi cuộc tấn công vào Pleiku và An Lộc đã thất bại! Nói chung chiến lược tiến công năm 72 hoàn toàn chưa có chủ đích rõ ràng, mục tiêu còn mơ hồ, chưa có tính quyết định, chỉ là cố làm tiêu hao binh lực địch thôi! Theo kế hoạch của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là đánh chiếm QT, sau đó sẽ giữ lấy QT , rồi làm bàn đạp tấn công dần tiếp xuống phía Nam, chủ đích là để gây sức ép cho Mỹ . Thế nhưng Lê Duẩn lại ảo tưởng cuộc tiến công sẽ giải phóng luôn Miền Nam, khi chiếm được QT rồi ko ra lệnh giữ chắc ma2 cứ cho quân tiến ào ào, mở thêm 2 cuộc tấn công vào Pleiku và An Lộc,3 cuộc tấn công xảy ra 3 nơi quá xa, ko phối hợp được với nhau, quên mất mục tiêu cần giữ là QT! Chính vì vậy mà tuye61n phòng thủ quá sơ sài, chỉ tập trung quân vào 1 cái thành nhỏ xíu cho địch nó dội bom vào, nếu nghe theo lời tướng Giáp, củng cố những nơi đã chiếm được, xây dựng 1 loạt tuyến phòng thủ trên cả tỉnh QT thì đã có thể phân tán lực lượng địch mà dễ đối phó hơn, nếu phòng thủ vững chắc, tinh thần quân ta lại cao, sợ gì ko giữ nổi QT! Cái kế sách tập trung quân vào 1 chỗ cho hỏa lực địch dội vào đúng là hạ sách! Theo em trận thành Cổ có thành công là gây thiệt hại cho VNCH với gây tiếng vang, còn về chei61n lược thì chưa thành công( nếu ko nói là thất bại)
  7. Tunguska

    Tunguska Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Nguồn ở đâu đấy. Những cái này không thể nói bừa được.
  8. brucelee1306

    brucelee1306 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    640
    Đã được thích:
    0
    Cái này có nói rồi mà bác! Còn về đánh giá chiến thuật thì đó là nhận xét của riêng em, bác có quyền phản bác nếu ko đúng!
  9. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Hai cái này có vẻ mâu thuẫn nhau.
    Về mặt tinh thần, thì QT là một liều thuốc trợ lực cho VNCH và Mỹ, làm cho họ tin rằng VNCH có thể đánh bại một cuộc tấn công quy mô của QĐND VN, gây thiệt hại nặng, chứ không phải bất lực. Ít nhất là họ tin là như vậy.
    Thông điệp mà Mỹ đọc được qua chiến dịch QT là VNDCCH chỉ chịu đàm phán khi gặp khó khăn trên chiến trường ->không thực sự có thiện chí đàm phán. Không biết ý tứ của bên ta có phải là thế không nhưng bọn Mỹ nó nhìn nhận như vậy.
    Cái này có thể như thế, có thể không như thế. Nhìn chung chiến dịch Nguyễn Huệ được vạch ra rất quy mô, đánh mạnh trên 3 mũi, dồn gần như toàn lực QĐNDVN, chấp nhận thiệt hại cao, chẳng lẽ chỉ để gửi thông điệp? Bác có tài liệu nào chép mục tiêu của ta đặt ra trước khi mở chiến dịch (tức là khi chưa biết kết quả trong thực tế) cụ thể là những gì không? Cụ thể một tí, chứ không phải kiểu ''mở rộng vùng giải phóng'' một cách chung chung. Tôi tin là bên ta cũng có phương án tối đa và phương án tối thiểu cho mục tiêu chiến dịch. Nhưng mà bây giờ chắc chưa tìm hiểu được.
    Được altus sửa chữa / chuyển vào 01:10 ngày 27/04/2007
  10. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Mỗi phần em đánh số là một trả lời cho từng quote, hơi khó theo dõi, bác Altus chịu khó một chút nhé.

    1. Đó là hai vấn đề khác nhau nên không tồn tại mâu thuẫn. Thứ nhất, Mỹ thấy rằng VNCH "duy trì" được. Thứ hai, Mỹ thấy rằng ý đồ "người Việt, hoả lực Mỹ" không thể đem đến một giải pháp trọn vẹn để đi đến kết thúc chiến tranh với kết quả có lợi. Tức là, một mặt có thể tin tưởng VNCH không thua nếu có tiền một mặt biết rằng không thể thắng. Nếu VNCH chạy dài đến đèo Hải Vân thì Mỹ cũng không an tâm mà rút. Cũng như nếu VNCH tái chiếm đến tận sông Bến Hải thì Mỹ lại quá an tâm để mà rút đi. Cộng hai cái này với những nguyên nhân nội tại bên trong nước Mỹ thì việc Mỹ phải xuống thang trong đàm phán để rút khỏi Việt Nam là điều hợp logic
    Hình như bác Altus nhầm một chút. VNDCCH cứ gặp khó khăn trên thực địa là lỳ ra, chứ không phải là chịu đàm phán.
    2. Cái này thì ta phải nhìn lại suốt quá trình chiến tranh. Thực tế là từ trước đó QGP chưa bao giờ có khả năng chủ động đánh tiêu diệt qui mô lớn. Không đánh tiêu diệt qui mô lớn qui mô quân đoàn thì không thể có thắng lợi trọn vẹn được. Tác chiến thì có thắng có thua, nhưng việc có khả năng chiến thắng trận cuối cùng và không có khả năng đó là hai việc hoàn toàn khác nhau. Đây là một bước trưởng thành vượt bậc của quân đội ta. Vậy nên em mới nói rằng "thực hành và thể hiện khả năng ...."
    3. Đúng như vậy. Ta không có quyết tâm dứt điểm vào năm 72, càng không có ý định cuốn chiếu từ Quảng Trị vào Sài Gòn. Sở dĩ em nói thế là do như các bác thấy, hướng chủ yếu của ta là ở Quảng Trị, hai hướng Tây Nguyên và Đông Nam bộ chỉ là hướng thứ yếu. Như vậy, quyết tâm của hướng chủ yếu là quyết tâm cao nhất của toàn chiến dịch. Quyết tâm của ta ở hướng Quảng Trị như sau (sách nhà ta, ai tin thì tin):
    Tiêu diệt phần lớn lực lượng quân địch ở Trị - Thiên, cơ bản tiêu diệt cho được 2 sư đoàn và đánh thiệt hại nặng 1 sư đoàn khác.
    Phối hợp tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng ở nông thôn đồng bằng, đẩy mạnh phong trào đô thị và công tác binh vận, tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận lực lượng bảo an, dân vệ, phòng vệ dân sự, đánh bại kế hoạch bình định của địch.
    Giải phóng phần lớn địa bàn Trị - Thiên, có điều kiện thì giải phóng hoàn toàn hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên.
    Tiêu diệt, phân tán, giam chân, thu hút lực lượng địch, phối hợp với các chiến trường khác toàn miền nam, góp phần dành thắng lợi chung của cuộc tấn công chiến lược 1972.
    Trong bốn nhiệm vụ trên, nhiệm vụ thứ nhất là quan trọng bậc nhất, nhiệm vụ thứ hai là rất quan trọng ....
    .
    to bác Khikho: người nhà cả nên em có gì sai sót, bác cứ quạt thẳng cánh.
    u?c vo_quoc_tuan_new s?a vo 02:42 ngy 27/04/2007

Chia sẻ trang này