1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi sauthamdam, 13/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.515
    Đã được thích:
    3.615
    [quote
    @ bác meo...: Tớ có gây sự với bác đâu? Tớ chỉ tự than vãn về quá trình từ khi tham gia vào topic này thôi! Nhưng bác quay lại nên tớ có thêm tí ý kiến này: Từ sau 73 (Hiệp định Paris) đến 1975 mới đánh lớn không phải vì ta yếu mà là vì ta nghiêm chỉnh thực thi hiệp định, ta đã có kế hoạch tham gia vào Hội đồng bầu cử 2 thành phần, Hội đồng hòa giải dân tộc...nhưng Tổng Thiệu không chịu, kiên quyết chỉ đánh không đàm nên mới có NQ mới về kiên quyết dùng biện pháp vũ lực để thống nhất đất nước sau này.
    Theo em Trong cuộc chiến này ta hay nguỵ đều không tôn trọng hiệp định này, sau năm 73 các bác đều không thấy nghị quyết của chúng ta là con đường đấu tranh giải phóng miền nam vẫn là con đường đấu tranh bằng vũ lực à, chỉ có mấy bác cán bộ loại xã phường ở trong Nam mới có ảo tưởng về thực hiện hiệp định năm 73 thôi. Sau năm 73 chúng ta chưa đánh lớn ngay vì chúng ta phải chuận bị rất kỹ cho trận quyết chiến cuối này, các bac đọc thì thấy sau năm 73 do không còn không lực mẽo đường trường sơn chưa bao giờ được mở to, nhiều đường nhánh vươn vào tất cả các chiến trường như bây giờ, xe vận tải của ta chạy suốt cả ngày lẫn đêm . ngoài ra hệ thống ống xăng dầu đã nối từ miền bắc vào đến tận Lộc Ninh, hệ thống thông tin liên lạc từ tổng hành dinh đến tận các chiến trường Nam Bộ, hệ thống kho tàng được xây dựng và củng cố lượng hàng hoá chuyển vào trong Nam tăng mạnh, các Quân đoàn chủ lực được thành lập với các cuộc diễn tập binh chủng hợp thành cỡ lớn. Các cấp chỉ huy ở các chiến trường lần lượt được ra miền bắc báo cáo tình hình, chuẩn bị cho trận đánh cuối này, Những việc trên chứng tỏ chúng ta đã chuẩn bí cho công cuộc giải phóng Miền Nam ngay sau khi mẽo rút quân chứ chẳng
  2. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.515
    Đã được thích:
    3.615
    [quote
    @ bác meo...: Tớ có gây sự với bác đâu? Tớ chỉ tự than vãn về quá trình từ khi tham gia vào topic này thôi! Nhưng bác quay lại nên tớ có thêm tí ý kiến này: Từ sau 73 (Hiệp định Paris) đến 1975 mới đánh lớn không phải vì ta yếu mà là vì ta nghiêm chỉnh thực thi hiệp định, ta đã có kế hoạch tham gia vào Hội đồng bầu cử 2 thành phần, Hội đồng hòa giải dân tộc...nhưng Tổng Thiệu không chịu, kiên quyết chỉ đánh không đàm nên mới có NQ mới về kiên quyết dùng biện pháp vũ lực để thống nhất đất nước sau này.
    Theo em Trong cuộc chiến này ta hay nguỵ đều không tôn trọng hiệp định này, sau năm 73 các bác đều không thấy nghị quyết của chúng ta là con đường đấu tranh giải phóng miền nam vẫn là con đường đấu tranh bằng vũ lực à, chỉ có mấy bác cán bộ loại xã phường ở trong Nam mới có ảo tưởng về thực hiện hiệp định năm 73 thôi. Sau năm 73 chúng ta chưa đánh lớn ngay vì chúng ta phải chuận bị rất kỹ cho trận quyết chiến cuối này, các bac đọc thì thấy sau năm 73 do không còn không lực mẽo đường trường sơn chưa bao giờ được mở to, nhiều đường nhánh vươn vào tất cả các chiến trường như bây giờ, xe vận tải của ta chạy suốt cả ngày lẫn đêm . ngoài ra hệ thống ống xăng dầu đã nối từ miền bắc vào đến tận Lộc Ninh, hệ thống thông tin liên lạc từ tổng hành dinh đến tận các chiến trường Nam Bộ, hệ thống kho tàng được xây dựng và củng cố lượng hàng hoá chuyển vào trong Nam tăng mạnh, các Quân đoàn chủ lực được thành lập với các cuộc diễn tập binh chủng hợp thành cỡ lớn. Các cấp chỉ huy ở các chiến trường lần lượt được ra miền bắc báo cáo tình hình, chuẩn bị cho trận đánh cuối này, Những việc trên chứng tỏ chúng ta đã chuẩn bí cho công cuộc giải phong hoàn toàn Miền Nam ngay sau khi mẽo rút quân chứ chẳng ai ngồi chờ thực hiện hiệp định 73 cả.
  3. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Có cả cán bộ các cấp + bộ đội nữa đấy
  4. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Ổng già mình lúc đang ở HN thấy HĐịnh kí kết liền đi xin 1 cái bản đồ quân sự rõ to của Quảng Trị. Hàng ngày dọc báo nghe đài để đánh dấu vị trí ta - địch cắm cờ. Khoảng 1 tháng sau ông thở dài thất vọng vì nhà Ổng (tức là nhà ông bà nội tôi) cách chiến tuyến chỉ có 1 cánh đồng mà là ở bên VNCH.
    Quê nội tôi là là là cái làng Bích La. Làng khá lớn gồm BL trung-nam-đông-thượng. Đặc biệt là làng nằm sát Thành cổ và là quê của Lê văn Ba. Cuộc chiến khốc liệt cũng một phần vì 2 bên đều có ý đồ tự ái vì cái cái điểm này.
    Bạn nào ở trên nói đúng quá, sau Trận thành cổ thì cuộc chiến không hề kém đi phần khốc liệt. Quân VNCH chiếm Thị xã Quảng trị lấn ra bên ngoài thành cổ một chút, bị chặn đánh quyết liệt chứ không phải thừa thắng xông lên đâu nhé. Ngay cái làng Bích la sát Thành cổ mà còn không chiếm hết được nói chi đến chuyện vượt sông Thạch hãn tiến theo QL1 tái chiếm sân bay Ái tử rồi Đông hà ...
    Năm 1976 về nhà Ông bà nội còn thấy đầy vỏ đạn pháo bắn trên xe M41 qua bên kia làng. Và đặc biệt trên tường nhà thì các chú Trâu điên TQLC vẽ bậy chi chít
  5. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Một tấm ảnh không biết là ai chụp nữa, Ta thì không thấy ai nói đến, VNCH cũng không, nó có trên 1 trang của cựu binh Mỹ. Nhưng mà lúc đó thì làm sao nó chụp được?
    [​IMG]
  6. phanboboaiai

    phanboboaiai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Bài viết:
    5.867
    Đã được thích:
    0
    Nó dùng ống zoom lớn để chụp ấy mà
  7. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Đúng không đấy. Mấy thằng bắn tỉa mà thấy cảnh này thì sướng rên. Hơ hênh quá.
  8. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Mình vẩn chưa thông lắm với tóm tắt của bác dongadoan:
    Về mặt ngoại giao mình tổng hợp được cái time line sau:
    30 Tháng 3, ta bắt đầu chiến dịch Nguyễn Huệ.
    6 tháng 4, Mỹ bắt đầu dùng B52 can thiệp
    20 tháng 4 Kissinger gặp Brezhnev, đề nghị với phía ta là sẽ không đòi hỏi ta phải rút quân để đạt được thoả thuận ngừng bắn
    1 tháng 5 LX thông báo cho ta đề nghị của Kissinger, Lê Đức Thọ-Kissinger ngồi vào bàn đàm phán
    Cũng vào thời điểm này ta đã chiếm toàn bộ Quảng Trị
    Trung tuần tháng 5, Linebacker bắt đầu
    Cho đến hết tháng 6 trên bàn đàm phán điểm nóng nhất là
    _Phía ta: chính phủ liên hiệp, và sự ra đi của thiệu, hạn chót rút quân, không viện trợ kinh tế, quân sự cho VNCH, ngoài ra còn 1 số vấn đề linh tinh khác.
    _Phía Mỹ, bám sát những đòi hỏi công bố ngày 8/5 như sau: ngừng bắn trên toàn Đông Dương (ta chỉ muốn ngừng bắn ở VN không thôi), QĐND phải rút khỏi lào, cam và không được tiếp tục xâm nhập miền Nam; tiếp tục viện trợ có giám sát cho VNCH, và không có chính phủ liên hiệp gì ráo.
    Cuối tháng 6 cuộc chiến phòng thủ QT bắt đầu
    19 tháng 7 Lê Đức Thọ và Kissinger gặp lại
    Đề nghị của ta ngày 26 tháng 9, sau khi Quảng Trị bị tái chiếm:

    1 ủy ban giám sát bầu cử thay vì chính phủ liên hiệp (giảm 1 chút so với tháng 6). Thiệu vẫn phải ra đi.
    QĐND sẽ rút khỏi Lào và Cam, tù binh Mỹ ở Lào sẽ được thả tự do, đây là 1 nhân nhượng rất lớn.
    Phía Mỹ không có thêm bất cứ 1 nhân nhượng nào.
    Do đó mình kết luận rằng phòng thủ Quảng Trị có giá trị quan trọng trong đàm phán Paris là đúng, nhưng do ta thua nên vị thế đàm phán của ta ở Paris bị giảm đáng kể. Như vậy chiến dịch phòng thủ quảng trị thất bại trong việc tạo thế trên bàn đàm phán.
  9. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Xin trả lời bác Hoàng: Em thấy ý bác đưa ra sau 16/9 Mỹ không có bất kỳ sự nhân nhượng nào là không chính xác. Tựa chung lại, có lẽ anh em đều thống nhất Hiệp định Paris có ba vấn đề chính mang tính sống còn, đó là vấn đề chính quyền Sài Gòn, vấn đề rút quân Mỹ và vấn đề "quân miền bắc". Để em thử phân tích xem các bên đã nhượng bộ nhau như thế nào và các hoạt động năm 1972 có ảnh hưởng thế nào đến những nhượng bộ đó.
    1. Vấn đề rút quân Mỹ: Mỹ sẽ xuống thang can thiệp cục bộ là điều tất yếu và đã xảy ra từ năm 1969. Tuy vậy, họ không định rõ cái ngày rút hết quân Mỹ và đến giữ năm 1972, lúc đàm phán đi vào giải pháp, vẫn còn 75.000 quân Mỹ ở Việt Nam. Đây là một lá bài đàm phán của họ, lá bài đó có sức nặng như thế nào, anh em chắc đều dễ nhìn nhận. Trước tháng 10, ta đòi họ đưa ra lộ trình, họ không chịu. Khi đến tháng 10, sau khi VNCH đã tái chiếm được thị xã Quảng Trị và chắc chắn đã giữ được Bình Long và Kontum và hai bên ngồi lại thì Mỹ mới chịu xuống thang và đề ra thời hạn rút quân 60 ngày sau khi ký. Mỹ và VNCH tuyên bố thắng lợi trên chiến trường mà phải xuống thang? Nếu chỉ ***g sự xuống thang này vào sự kiện 16/9 là ngày ta buộc phải rút khỏi thị xã Quảng Trị và coi chiến thắng Quảng Trị là chiến thắng chiến thắng mang tính quyết định chiến trường của Mỹ và VNCH thì thấy không hợp lý cho lắm.
    2. Vấn đề chính quyền chính quyền Sài Gòn: Ta luôn đề xuất xoá bỏ chính quyền này để thành lập chính phủ hoà hợp dân tộc. Mỹ thì luôn muốn duy trì và đồng nghĩa với việc không công nhận CPCMLTCHMNVN. Đến đầu 1972 Mỹ đề ra giải pháp mới đó là lập một uỷ ban hỗn hợp để tổ chức bầu cử theo thể chế Sài Gòn, tức là dưới hiến pháp VNCH. Ta bác bỏ. Trước tháng 10, vấn đề bế tắc. Đến tận tháng 10 năm 1972, ta xuống thang không đòi loại bỏ chính quyền Sài Gòn nữa mà giữ nguyên hai chính quyền (có giá trị ngang nhau) và từ đó đi đến hiệp thương. Ta và Mỹ sửa đổi một số vấn đề kỹ thuật và đi đến nhất trí. Như vậy, ta đã xuống thang không đòi loại bỏ chính quyền Sài Gòn nữa, nhưng đạt được một vấn đề quan trọng là ở miền nam Việt Nam tồn tại hai chính quyền có giá trị ngang nhau, không bên nào hơn bên nào. Và thực tế là, trong tất cả các văn bản của Hội nghị Paris mà hai bên ký và bốn bên ký đều đã thể hiện như vậy.
    Trong vấn đề này, các bên cùng có sự nhượng bộ (chứ không phải chỉ có ta nhượng bộ) để đi đến một giải pháp nửa vời. Em mạn phép coi như hai bên Việt - Mỹ hoà.
    3. Vấn đề "quân miền bắc": Đây là vấn đề mang tính cốt lõi nhất. Có lẽ vấn đề này anh em ta không phải bàn nữa. Mỹ và VNCH chiến thắng quyết định trên chiến trường mà phải xuống thang, thuận theo đề xuất của ta vốn đã có từ "Giải pháp mười điểm" năm 1969 thì theo em, cũng như vấn đề 1, là rất khó lý giải.
    Tóm lại, trước các hoạt động 1972, các bên gần như không đạt được bất cứ tiến triển quyết định nào trên bàn đàm phán. Sau các hoạt động 1972, đàm phán đi vào giải pháp và có những phát triển quyết định. Những phát triển trên bàn đàm phán này có lợi cho ta nhiều hơn là cho Mỹ và VNCH. Trong đó, tại các vấn đề mang tính thực chất có tính quyết định, ta gần như đều đạt thắng lợi. Mỹ chỉ đạt được một mục tiêu duy nhất, đó là rút lui trong danh dự. Mục tiêu rút lui trên thế mạnh của họ đã không đạt được. Điều này chỉ có thể lý giải một cách logic nếu nhìn nhận theo hướng, các hoạt động 1972 đã đánh bại cố gắng cao nhất trong "Việt Nam hoá chiến tranh" của Hoa Kỳ, họ thấy rằng "Việt Nam hoá chiến tranh" không thể chiến thắng, VNCH dù cố gắng và yểm trợ tối đa cũng chỉ có thể đạt được những kết quả rất nhất định, việc tiếp tục dính líu vào Việt Nam chỉ đem lại đau thương, phiền muộn cho họ. Và từ đó, họ phải chịu xuống thang và rút lui chỉ với danh dự giấy tờ. Các hoạt động năm 1972 có ý nghĩa giống như các hoạt động năm 1968, Mỹ không thua trong bất kỳ trận đánh cục bộ nào, nhưng thât bại trong các nỗ lực cố gắng và thất bại hoàn toàn trong ý chí tiến hành chiến tranh.
    Em xin lật lại vấn đề một chút, theo các bác, nếu không có các hoạt động năm 1972, liệu các điều khoản mà ta coi là thắng lợi trong Hiệp định Paris có đạt được không và liệu có cách nào khác để đạt được không? Hẳn nhiên là không, đúng không ạ. Và tất nhiên, nếu thế thì sẽ không có ngày 30 tháng 4 năm 1975 nam bắc một nhà.
  10. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Với ta, thắng lợi của Hiệp định Paris thể hiện rõ ở cả hai mặt chính trị và quân sự:
    - Về mặt chính trị, đó là tại miền nam Việt Nam có sự cùng tồn tại cân bằng giữa hai chính quyền hai vùng kiểm soát, hai quân đội và ba lực lượng chính trị.
    - Về quân sự, đó là quân Mỹ phải đi ra còn quân ta thì ở lại.
    - Mọi việc tiếp diễn như thế nào, hồi sau sẽ rõ.

Chia sẻ trang này